THẬN - TUYẾN THƯỢNG THẬN
lượt xem 39
download
Thận nằm sau phúc mạc, trong góc xương sườn XI và cột sống thắt lưng, ngay trước cơ thắt lưng, trên mặt phẳng phân giác của của góc tạo bởi mặt phẳng đứng dọc giữa và mặt phẳng đứng ngang. Thận phải thấp hơn thận trái khoảng 2 cm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THẬN - TUYẾN THƯỢNG THẬN
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 2 THẬN - TUYẾN THƯỢNG THẬN Mục tiêu bài giảng 1. Mô tả được vị trí, kích thước, hình thể ngoài, hình thể trong và liên quan của thận. 2. Mô tả được động mạch của thận. Kể tên các phân thuỳ của thận. 3. Nắm được cấu tạo của tuyến thượng thận. I. Thận Thận là một cơ quan chẵn, có một số chức năng: Ngoại tiết: - Thải chất độc trong cơ thể qua nước tiểu. - Duy trì thăng bằng nước điện giải. Nội tiết: - Tiết Renin điều chỉnh huyết áp. - Tiết Erythropoietin kích thích tủy xương tạo hồng cầu. 1. Hình thể ngoài Thận nằm sau phúc mạc, trong góc xương sườn XI và cột sống th ắt l ưng, ngay tr ước c ơ thắt lưng, trên mặt phẳng phân giác của của góc tạo bởi m ặt phẳng đ ứng d ọc gi ữa và m ặt phẳng đứng ngang. Thận phải thấp hơn thận trái khoảng 2 cm. Hình 6. 1. Thận và tuyến thượng thận 1. Cực dưới 2. Bờ ngoài 3. Cực trên 4. Tuyến thượng thận 5. Động mạch thận 6. Tĩnh mạch thận 7. Niệu quản Thận có hình hạt đậu, màu nâu đỏ, bề mặt trơn láng, được bọc trong một bao xơ.
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 3 Thận có hai mặt: Mặt trước: lồi, nhìn ra trước và ra ngoài; mặt sau: ph ẳng nhìn ra sau và vào trong. Thận có hai bờ: bờ ngoài: lồi, bờ trong: lồi ở phần trên và dưới, lõm ở gi ữa gọi là r ốn th ận là nơi động mạch tĩnh mạch, niệu quản đi qua. Thận có hai đầu: đầu trên và đầu dưới. Trục lớn là đường nối hai đầu, chếch từ trên xuống dưới, ra ngoài và ra sau. Mỗi thận nặng 150 gram, cao 12 cm, rộng 6 cm, dày 3 cm. Trên phim X quang, m ỗi th ận cao bằng 3 thân đốt sống. 2. Hình chiếu - Phía trước: + Thận trái: rốn thận ngang mức môn vị, cách đường giữa 4 cm. Cực dưới nằm trên đường ngang qua 2 bờ sườn. + Thận phải: rốn và cực dưới hơi thấp hơn phần này. - Phía sau: + Thận trái: rốn thận ngang mức mõm ngang đốt sống L 1. Cực trên: ngang bờ trên xương sườn XI. Cực dưới: cách điểm cao nhất của mào chậu 5cm. + Thận phải: Cực trên ngang bờ dưới xương sườn XI. Cực dưới cách mào chậu 3cm. 3. Mạc thận Thận và tuyến thượng thận cùng bên được bao bọc trong m ột m ạc gọi là m ạc th ận, có một trẻ ngang ngăn cách hai cơ quan này. Mạc thận có hai lá trước và sau: -Phía trên hai lá nhập lại và hoà vào mạc của cơ hoành. -Phía dưới, hai lá thường không hợp lại mà hoà lẫn vào lớp mô ngoài phúc mạc. -Phía ngoài, hai lá chập vào nhau. -Phía trong, lá sau hoà vào mạc cơ thắt lưng rồi đến bám vào thân các đ ốt s ống th ắt l ưng, lá trước mạc thận đi trước và dính vào các mạch máu lớn rồi hoà và lá tr ước bên đ ối di ện, nhờ thế mà hai ổ thận không thông với nhau. Mạc thận ngăn cách với bao xơ thận bởi bao mỡ gọi là mỡ quanh thận. Phía ngoài mạc thận có một lớp mỡ khác gọi là mỡ cạnh thận. 4. Liên quan 4.1. Phía trước 4.1.1. Thận phải Ở sau phúc mạc, gần như nằm trên rễ mạc treo kết tràng ngang. - Đầu trên và phần trên båì trong: liên quan với tuyến thượng thận phải. - Bờ trong và cuống thận: liên quan phần xuống của tá tràng. - Mặt trước: liên quan phần lớn với vùng gan ngoài phúc m ạc. Ph ần còn l ại liên quan v ới góc kết tràng phải và ruột non. 4.1.2. Thận trái
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 4 Ở phía sau phúc mạc có rễ mạc treo kết tràng ngang bắt chéo phía trước. - Đầu trên và phần trên bờ trong: liên quan với tuyến thượng thận trái. - Phần dưới: liên quan với dạ dày qua túi mạc n ối, tụy tạng và lách, góc k ết tràng trái, phần trên kết tràng trái và ruột non. Hình 6. 2. Liên quan trước của thận 1. Tuyến thượng thận phải 3. Thận phải 2. Tá tràng 4. TM chủ dưới 5. Tuyến thượng thận trái 6. Đuôi tụy 7. TM cửa 4.2. Phía sau Xương sườn XII nằm chắn ngang ở phía sau chia liên quan sau của th ận thành hai t ầng: ngực và thắt lưng. - Tầng ngực: liên quan với xương sườn XI, XII, cơ hoành, ngách s ườn hoành c ủa màng phổi. - Tầng thắt lưng: từ trong ra ngoài liên quan với c ơ thắt lưng, c ơ vuông th ắt l ưng và c ơ ngang bụng. Hình 6. 3. Liên quan của mặt sau thận 1. Tĩnh mạch chủ dưới 2. Động mạch chủ bụng 3. Tầng ngực 4. Cơ ngang bụng
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 5 5. Cơ vuông thắt lưng 6. Cơ thắt lưng 7. Niệu quản 5. Hình thể trong 5.1. Đại thể Trên thiết đồ cắt ngang thận: Thận được bọc trong một bao sợi, ở giữa là xoang thận, có m ạch máu th ần kinh, b ể th ận đi qua và được làm đầy bởi tổ chức mỡ, bao quanh là nhu mô thận có hình bán nguyệt. 5.1.1. Xoang thận Xoang thận thông ra ngoài rốn thận. Thành xoang có nhiều chỗ lồi lõm. - Chỗ lồi có hình nón gọi là nhú thận. Đầu nhú có nhiều lỗ của các ống sinh niệu đổ nước tiểu vào đài thận nhoí úp vào nhú thận. Có 7 - 14 đài th ận nh ỏ. Các đài th ận nh ỏ h ọp thành 2 - 3 đài thận lớn. Các đài thận lớn tạo thành bể thận. 5.1.2. Nhu mô thận Gồm có hai phần: - Tuỷ thận Tuỷ thận được cấu tạo bởi nhiều khối hình nón gọi là tháp thận, đáy tháp quay về phía bao thận, đỉnh hướng về xoang thận tạo nên nhú thận. Ở phần gi ữa c ủa th ận, 2 - 3 tháp chung một nhú thận, ở phần hai đầu thận, có khi 6 - 7 tháp chung nhau 1 nhú. Hình 6. 4. Hình thể trong của thận 1. Bao sợi 2. Vỏ thận 3. Tháp thận 4. Đài thận lớn 5. Bể thận 6. C ột th ận 7. Ni ệu qu ản -Vỏ thận Vỏ thận là phần nhu mô bao quanh các tháp thận, gồm: + Cột thận: nằm giữa các tháp thận. + Tiểu thuỳ vỏ: từ đáy tháp đến bao sợi. Tiểu thuỳ vỏ có 2 phần:
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 6 Phần tia: các khối hình tháp nhỏ, đáy nằm trên tháp thận, đỉnh hướng ra bao sợi. Phần lượn: là phần nhu mô xen lẫn giữa các phần tia. 5.2. Vi thể Dưới kính hiển vi, thận được cấu tạo gồm các đơn vị thận, mỗi đơn vị thận gồm: 5.2.1. Tiểu thể thận Tiểu thể thận có hai phần: một bao ở ngoài bọc xung quanh một cuộn mao mạch. 5.2.2. Hệ thống ống sinh niệu Gồm ống lượn gần, quai Henlé, ống lượn xa, ống thu thập. Tiểu thể thận, ống lượn gần, ống lượn xa nằm trong phần lượn. Quai Henlé, ống thu thập nằm trong phần tia của vỏ thận và tuỷ thận. 6. Mạch máu - thần kinh 6.1. Động mạch Động mạch thận xuất phát từ động mạch chủ bụng ngang mức L 1, dưới động mạch mạc treo tràng trên, nằm sau tĩnh mạch thận, động m ạch thận ph ải dài h ơn đ ộng m ạch trái. T ới gần rốn thận mỗi động mạch chia 2 ngành: ngành trước và ngành sau, r ồi chia thành 5 nhánh nhỏ vào xoang thận: 1 nhánh đi sau, 4 nhánh đi tr ước b ể th ận. M ột nhánh cung c ấp máu cho một vùng thận gọi là phân thuỳ thận. Thận được chia làm 5 phân thuỳ: phân thùy trên, phân thùy dưới, phân thùy tr ước trên, phân thùy trước dưới và phân thùy sau. Các nhánh trước cung cấp cho một khu rộng hơn nhánh sau. Ở gi ữa hai khu, có m ột vùng vô mạch gọi là đường Hyrtl, đường này nằm ở mặt sau, song song và cách b ờ ngoài c ủa thận 1 cm. Hình 6. 5. Động mạch thận 1. Động mạch thận 2. Các động mạch phân thuỳ thận 3. Động mạch niệu quản 4. Động mạch gian thuỳ 5. Động mạch cung Trong xoang thận, động mạch thận chia ra các đ ộng m ạch gian thuỳ đi vào c ột th ận, đ ến đáy tháp thận chia ra các động mạch cung nằm trên đáy tháp rồi lại chia ra động m ạch gian tiểu thùy chạy ra vùng vỏ và các tiểu động mạch thẳng chạy vào vùng tủy.
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 7 Động mạch gian tiểu thùy đi về phía vỏ thận để cho ra các đ ộng m ạch nh ập đi vào ti ểu thể thận tạo nên một cuộn mao mạch nằm gọn trong bao của ti ểu thể th ận r ồi đi ra kh ỏi bao bởi nhánh động mạch xuất, sau đó lại chia thành m ột m ạng l ưới mao m ạch bao xung quanh hệ thống sinh niệu. Ngành bên của động mạch thận gồm: - Động mạch thượng thận dưới. - Động mạch niệu quản. Ngành nối: các động mạch thận không thông với nhau ở trong thận, nhưng ở ngoài thận thì nối với các động mạch lân cận nằm trong lớp m ỡ quanh thận như đ ộng m ạch hoành d ưới, động mạch sinh dục và động mạch kết tràng. 6.2. Tĩnh mạch Bắt nguồn từ mạch máu ở vỏ thận và tuỷ thận. - Ở vỏ thận bắt nguồn từ các tiểu tĩnh mạch hình sao rồi đổ về ti ểu tĩnh m ạch gian ti ểu thuỳ. - Ở tuỷ thận bắt nguồn từ các tiểu tĩnh mạch thẳng. Cả 2 vùng đều đổ về các tĩnh mạch cung rồi về tĩnh mạch gian thuỳ, sau đó hợp lại thành tĩnh mạch thận để đổ về tĩnh mạch chủ dưới. 6.3. Bạch mạch Bạch huyết đổ về các hạch bạch huyết quanh cuống thận. 6.4. Thần kinh - Thần kinh vận mạch: Từ đám rối thận thuộc hệ tự chủ đi theo động mạch thận. - Thần kinh cảm giác đau chủ yếu ở bể thận đi vào tủy gai qua các dây thần kinh tạng. II. Tuyến thượng thận Có 2 tuyến thượng thận phải và trái nằm ở cực trên và dọc phần trên b ờ trong c ủa 2 th ận, ở trong một ngăn riêng của mạc thận. Có màu xám vàng, lúc trưởng thành cân n ặng khoảng 3-6g. Ngoài hai tuyến bình thường, đôi khi còn có tuyến th ượng th ận ph ụ n ằm ở trong bụng hay trong vùng chậu. 1. Hình thể ngoài và liên quan 1.1. Tuyến thượng thận phải Tuyến thượng thận phải có hình tháp gồm 3 mặt - Mặt trước: liên quan với tĩnh mạch chủ dưới và vùng trần c ủa gan. Có r ốn th ượng th ận để tĩnh mạch thượng thận đi ra. - Mặt sau: cong, lồi liên quan với cơ hoành. - Mặt thận: liên quan với cực trên thận phải. 1.2. Tuyến thượng thận trái Tuyến thượng thận trái có hình bán nguyệt gồm 3 mặt: - Mặt trước: phần trên liên quan với dạ dày, phần dưới liên quan v ới tu ỵ và lách. Ở g ần cực dưới có rốn thượng thận để tĩnh mạch thượng thận dưới đi qua. - Mặt sau: liên quan với cơ hoành.
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 8 - Mặt thận: liên quan với cực trên thận trái. 2. Hình thể trong Bổ dọc tuyến thượng thận ta thấy có ba vùng: - Vùng vỏ ở bên ngoài, màu vàng, có cấu tạo tuyến đ ược c ấu t ạo b ởi 3 l ớp: l ớp c ầu ti ết ra aldosterone, lớp bó tiết ra các steroit, lớp lưới trong cùng tiết ra androgen . - Vùng tuỷ ở bên trong có màu nâu đỏ, mang bản chất th ần kinh, đ ược c ấu t ạo b ởi các t ế bào xếp thành lưới, tiết ra épinéphrine và norépinéphrine, có tác d ụng nh ư nh ững ch ất hóa học tiết từ đầu tận cùng của các thần kinh giao cảm. 3. Mạch máu và thần kinh Tuyến thượng thận được nuôi dưỡng bởi các động mạch: - Động mạch thượng thận trên: phát xuất từ động mạch hoành dưới. - Động mạch thượng thận giữa: phát xuất từ động mạch chủ. - Động mạch thượng thận dưới: phát xuất từ động mạch thận Máu tĩnh mạch tuyến thượng thận phần lớn đổ về tĩnh mạch trung tâm tuyến th ượng th ận sau đó đổ về tĩnh mạch chủ dưới, ở bên trái đổ về tĩnh mạch thận trái tr ước khi v ề tĩnh mạch chủ dưới. Bạch mạch của tuyến thượng thận đổ về các bạch huyết lân cận. Thần kinh của tuyến thượng thận đến từ đám rối tạng và đám rối thận.
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 9 NIỆU QUẢN Mục tiêu bài giảng 1. Mô tả vị trí, kích thước, cấu tạo, liên quan của các đoạn niệu quản. 2. Trình bày được các động mạch nuôi niệu quản. I. Đại cương Niệu quản là một ống xơ cơ nằm trong tổ chức liên kết sau phúc m ạc đi t ừ b ể th ận đ ến bàng quang, dài 25 - 28 cm, đường kính trung bình 5mm. Có 3 chỗ hẹp là ở khúc n ối b ể thận - niệu quản, chỗ bắt chéo với động m ạch chậu và đo ạn n ội thành bàng quang. Ni ệu quản được chia ra làm 2 đoạn: đoạn bụng và đoạn chậu. Hình 6. 6. Các đoạn niệu quản 1. Niệu quản đoạn bụng 2. Niệu quản đoạn chậu II. Niệu quản đoạn bụng Đi từ bể thận đường cung xương chậu, dài 12,5 - 14 cm. - Ở sau liên quan với cơ thắt lưng và 3 mõm ngang của đốt sống thắt lưng L 3, L4, L5. Bắt chéo với thần kinh sinh dục đùi. Ngoài ra niệu quản trái còn bắt chéo với động mạch chậu chung và niệu quản phải với động mạch chậu ngoài. - Ở trước có động mạch sinh dục chạy chéo qua trước niệu quản. Bên phải còn liên quan với phần xuống tá tràng, rễ mạc treo kết tràng ngang, động mạch kết tràng trái. - Ở trong: bên phải liên quan với tĩnh mạch chủ dưới, bên trái với động mạch chủ bụng.
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 10 III. Niệu quản đoạn chậu Dài 12,5 - 14 cm, chạy từ đường cung xương chậu đến lỗ ni ệu qu ản trong lòng bàng quang. Niệu quản chạy theo thành bên chậu hông, cạnh động m ạch chậu trong r ồi quay vào trong ra trước hướng tới mặt sau bàng quang. Tại đây ở n ữ và nam có liên quan khác nhau. - Nam: tới bàng quang, niệu quản bắt chéo ở sau ống d ẫn tinh, r ồi ch ạy gi ữa bàng quang và túi tinh để cắm vào bàng quang. - Nữ: rời thành chậu, niệu quản chui vào đáy dây chằng rộng, tới gi ữa dây ch ằng r ộng niệu quản bắt chéo ở sau động mạch tử cung, chỗ bắt chéo cách cổ tử cung 0,8 - 1,5 mm. Hai niệu quản cắm trong thành bàng quang theo một đường chếch xuống dưới vào trong và ra trước rồi mở vào lòng thành bàng quang bằng một khe nhỏ gọi là lỗ bàng quang. Hình 6. 7. Niệu quản nam đoạn sau bàng quang 1. Ống dẫn tinh 2. Niệu quản 4. Tuyến tiền liệt 3. Túi tinh IV. Cấu trúc Thành niệu quản được cấu tạo 3 lớp: trong cùng là lớp niêm m ạc liên t ục v ới l ớp niêm mạc của bể thận và niêm mạc bàng quang. Ở giữa là lớp cơ, ngoài cùng là lớp bao ngoài. V. Mạch máu và thần kinh 1. Động mạch Động mạch cung cấp máu cho niệu quản phát xuất từ: + Động mạch thận: cung cấp máu cho bể thận và phần trên niệu quản. + Động mạch sinh dục: phần trên đoạn niệu quản bụng. + Động mạch chậu chung: phần dưới đoạn niệu quản bụng. + Động mạch bàng quang dưới: niệu quản chậu.
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 11 2. Tĩnh mạch Máu trở về bằng các tĩnh mạch tương ứng. 3. Bạch mạch Bạch mạch đổ về hạch bạch huyết thắt lưng và các hạch dọc động mạch chậu trong. 4. Thần kinh Thần kinh đến bàng quang từ đám rối thận và đám rối hạ vị, gồm các sợi vận động cơ trơn thành niệu quản và các sợi cảm giác đau khi căng đột ngột thành niệu quản.
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 12 BÀNG QUANG Mục tiêu bài giảng 1. Mô tả được vị trí, kích thước, cấu tạo, liên quan của bàng quang. 2. Mô tả được các phương tiện cố định bàng quang. 3. Mô tả được các mạch máu nuôi dưỡng bàng quang. 4. Vẽ thiết đồ đứng dọc qua chậu hông nam giới. Là một cơ quan rỗng nằm dưới phúc mạc chứa đựng và bài xuất n ước ti ểu, có kích th ước, hình dạng và vị trí thay đổi theo tuổi, giới...Dung tích khoảng 250 - 350 ml. I. Hình dạng – vị trí Khi rỗng bàng quang nằm trong phần trước vùng chậu, sau xương mu, tr ước các t ạng sinh dục, trực tràng, trên hoành chậu. Khi căng bàng quang có hình c ầu n ằm trong ổ b ụng. Ở trẻ em bàng quang nằm trong ổ bụng. Bàng quang có hình tứ diện có 4 mặt một đáy và một đỉnh: Hình 6. 8. Bàng quang ở nữ 1. Tử cung 2. Mặt trên 3. Đỉnh bàng quang 4. Mặt dưới bên 5. Niệu đạo 6. Trực tràng 7. Âm đạo - Mặt trên: phủ bởi phúc mạc, lồi khi bàng quang đầy, lõm khi bàng quang rỗng. - 2 mặt dưới bên: nằm tựa trên hoành chậu. 2 mặt này gặp nhau ở trước bởi 1 bờ tròn đôi khi được gọi là mặt trước. - Mặt sau: còn gọi là mặt đáy, ở phần trên mặt sau có phúc mạc phủ. - Đỉnh bàng quang: chỗ gặp nhau của 2 mặt dưới bên và m ặt trên có dây ch ằng r ốn gi ữa treo bàng quang vào rốn.
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 13 - Thân bàng quang: phần bàng quang nằm ở giữa đỉnh và đáy. - Lỗ niệu đạo trong: chỗ gặp nhau bởi đáy và mặt dưới bên. - Cổ bàng quang: phần bàng quang xung quanh lỗ niệu đạo trong. II. Liên quan 1. Với phúc mạc Phúc mạc phủ ở đáy bàng quang rồi phủ lên thành bụng trước, thành bên chậu, phía sau phủ lên tử cung ở nữ hoặc túi tinh ở nam tạo nên túi bịt bàng quang sinh dục. 2. Với các cơ quan xung quanh Hình 6. 9. Liên quan giữa bàng quang với các cơ quan xung quanh ở nam 1. Ruột non 2. Lỗ niệu quản 3. Xương mu 4. Khoang sau xương mu 5. Túi cùng bàng quang trực tràng 6. Trực tràng 7. Tuyến tiền liệt 2.1. Hai mặt dưới bên Hai mặt dưới bên liên quan với khoang sau xương mu là m ột khoang ngoài phúc m ạc có hình chữ U mở ra sau, trải từ nền chậu tới rốn, m ột phần ở vùng chậu, m ột ph ần ở vùng bụng. Khoang được giới hạn: - Phía sau: mạc tiền liệt (thuộc lá tạng mạc chậu). - Phía ngoài: mạc cơ bịt trong và cơ nâng hậu môn thuộc lá thành mạc chậu. - Phía trong: mạc phủ lên 2 mặt dưới bên của bàng quang. - Phía dưới: dây chằng mu tiền liệt tuyến. - Phía trên: phúc mạc đi từ bàng quang tới thành bụng trước.
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 14 Trong khoang có các mô liên kết thưa, mô mỡ và các mạch máu, thần kinh đến bàng quang. Qua khoang sau xương mu, bàng quang liên quan với xương mu và khớp mu. 2.2. Mặt trên Nam: liên quan với ruột non, kết tràng xích ma. Nữ: liên quan với thân tử cung khi bàng quang rỗng. 2.3. Mặt sau Nam: ống dẫn tinh, túi tinh, trực tràng. Nữ: thành trước âm đạo, cổ tử cung. III. Phương tiện cố định bàng quang Bàng quang được cố định vững chắc nhất ở đáy và cổ bàng quang. Cổ bàng quang được gắn chặt vào hoành chậu, ti ếp nối v ới bàng quang là tuy ến ti ền li ệt (åí nam) và niệu đạo gắn chặt vào hoành niệu đục. Cổ bàng quang còn được cố định bởi: - Nam: dây chằng mu tiền liệt. - Nữ: dây chằng mu bàng quang. Đỉnh bàng quang: dây chằng rốn giữa do ống niệu rốn xơ hóa và bít tắc lại treo đ ỉnh bàng quang vào mặt sau rốn. Hai mặt dưới bên: dây chằng rốn trong do động mạch rốn xơ hóa tạo thành, có nhi ệm v ụ cố định 2 mặt dưới bên của bàng quang. Phía sau bàng quang còn được cố định bởi mạc tiền liệt. Phúc mạc ở trên cũng góp phần cố định bàng quang. IV. Hình thể trong Niêm mạc bàng quang màu hồng nhạt. Khi rỗng tạo các n ếp niêm m ạc. Khi căng các n ếp niêm mạc này mất đi. Vùng tam giác bàng quang được giới hạn bởi 2 lỗ ni ệu quản và lỗ ni ệu đạo trong niêm mạc không bị xếp nếp. Có một gờ nối 2 lỗ niệu quản gọi là n ếp gian ni ệu qu ản. Ở m ặt sau, có một gờ khác từ chính giữa tam giác chạy xuống lỗ niệu đạo trong gọi là l ưỡi bàng quang.
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 15 Hình 6. 10. Hình thể trong bàng quang ở nam giới 1. Dây chằng rốn giữa 2. Nếp gian niệu quản 3. Lỗ niệu quản 5. Tuyến tiền liệt 6. Lỗ ống phóng tinh 7. Lồi tinh 4. Tam giác bàng quang V. Cấu tạo Thành bàng quang được cấu tạo 4 lớp từ trong ra ngoài có: - Lớp niêm mạc. - Lớp dưới niêm mạc: không có ở vùng tam giác bàng quang. - Lớp cơ: các lớp cơ tròn xếp thành 3 lớp: cơ vòng ở giữa, cơ dọc ở ngoài và ở trong. - Lớp thanh mạc: là lớp phúc mạc hoặc nơi không có phúc m ạc ph ủ, bàng quang đ ược ph ủ bởi lớp mô liên kết. VI. Mạch máu và thần kinh 1. Động mạch Bàng quang được nuôi dưỡng bởi các động mạch phát xuất từ động m ạch ch ậu trong hay trực tiếp từ động mạch chậu trong.: - Động mạch bàng quang trên: phần động mạch rốn không bị hóa xơ, cung c ấp máu cho mặt trên và một phần dưới bên. - Động mạch bàng quang dưới: cung cấp máu cho phần sau m ặt d ưới bên và ti ền li ệt tuyến. - Các nhánh của động mạch trực tràng giữa, động mạch thẹn trong, động mạch bịt. 2. Tĩnh mạch Các tĩnh mạch bàng quang tạo nên đám rối tĩnh mạch bàng quang rồi từ đó đ ổ v ề tĩnh mạch chậu trong.
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 16 3. Bạch mạch Bạch huyết đổ về hạch bạch huyết dọc động mạch chậu trong. 4. Thần kinh Các thần kinh tách ra từ đám rối hạ vị và S1, S2 chi ph ối vận đ ộng và c ảm giác c ủa bàng quang.
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 17 NIỆU ĐẠO Mục tiêu bài giảng 1. Mô tả được vị trí, kích thước, cấu tạo, liên quan của niệu đạo. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Niệu đ ạo nam và n ữ có khác nhau. Niệu đạo nam vừa dẫn nước tiểu vừa là đường xuất tinh. I. NIỆU ĐẠO NAM 1. Đại cương 1.1. Đường đi Từ cổ bàng quang đi thẳng xuống xuyên qua tiền liệt tuyến, qua hoành chậu và hoành ni ệu dục, cong ra trước và lên trên ôm lấy bờ dưới khớp mu rồi vào trong v ật xốp d ương v ật tới quy đầu và mở ra ngoài qua lỗ niệu đạo ngoài ở đỉnh quy đầu. 1.2. Phân đoạn Hình 6. 11. Niệu đạo nam và nữ 1. Đoạn tiền liệt 2. Đoạn màng 3. Đoạn xốp 4. Hố thuyền 5. Tử cung 7. Âm đạo 8. Niệu đạo 6. Bàng quang Về phương diện giải phẫu, niệu đạo nam chia ra làm 3 đo ạn: đo ạn ti ền li ệt, đo ạn màng và đoạn xốp. Về phương diện sinh lý, niệu đạo nam chia ra làm 2 đoạn: ni ệu đạo sau gồm đo ạn ti ền liệt và đoạn màng. Niệu đạo trước là đoạn xốp. Về phương diện phẫu thuật, niệu đạo nam chia ra làm 2 đoạn: đo ạn c ố đ ịnh gồm đo ạn tiền liệt, đoạn màng và đoạn xốp ngay sau dây treo dương vật. Phần ni ệu đ ạo còn l ại là niệu đạo di động. 1.3. Kích thước Niệu đạo dài khoảng16cm: đoạn tiền liệt: 2,5 - 3cm; đoạn màng: 1,2cm; đoạn xốp: 12cm. Lúc không đi tiểu niệu đạo là một ống không đều: có 4 chỗ hẹp và 3 chỗ phình.
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 18 - Đoạn phình. + Hố thuyền. + Đoạn niệu đạo hành dương vật + Xoang tiền liệt ở đoạn tiền liệt. - Đoạn hẹp: + Lỗ niệu đạo ngoài. + Đoạn niệu đạo trong vật xốp. + Đoạn niệu đạo màng. + Đoạn niệu đạo cổ bàng quang. 2. Hình thể trong 2.1. Đoạn tiền liệt - Ở giữa có một gờ gọi là mào niệu đạo liên tiếp với lưỡi bàng quang ở trên và xu ống t ận niệu đạo màng ở dưới. Ở 1/3 giữa và 1/3 dưới của đoạn tiền liệt tuyến mào ni ệu đạo n ở rộng thành một lồi hình bầu dục gọi là lồi tinh. Giữa lồi tinh có lỗ c ủa túi bầu d ục ti ền liệt tuyến. Ở 2 bên lỗ túi là 2 lỗ của ống phóng tinh. - 2 bên lồi tinh có 2 rãnh, ở đáy rãnh có nhiều lỗ nhỏ của các tuyến tiền liệt đổ vào. 2.2. Đoạn màng Có nhiều nếp dọc. 2.3. Đoạn xốp Ngoài các nếp dọc còn có 2 lỗ đổ của 2 tuyến hành niệu đạo, lỗ c ủa các h ốc ni ệu đ ạo và van hố thuyền là 1 nếp ngang ở mặt trên niệu đạo cách lỗ niệu đạo ngoài khoảng 1 - 2 cm.
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 19 Hình 6. 12.Niệu đạo nam (cắt đứng ngang) 1. Lỗ niệu đạo trong 2. Lồi tinh 3. Mào niệu đạo dương 4. Hành vật 5. Vành quy đầu 6. Hố thuyền 7. Lỗ niệu đạo ngoài 8. Tuyến hành niệu đạo 9. Vật hang 10. Động mạch sâu dương vật 3. Liên quan 3.1. Đoạn tiền liệt tuyến Nằm trong tiền liệt tuyến. 3.2. Đoạn màng Từ đỉnh tiền liệt tuyến đến hành dương vật qua hoành chậu và hoành ni ệu d ục đ ược c ơ thắt vân niệu đạo bao quanh. Ra khỏi hoành niệu dục, thành sau ni ệu đạo đi vào v ật x ốp trong khi đó thành trước còn một phần ngoài vật xốp. 3.3. Đoạn xốp Liên quan với vật xốp. 4. Cấu tạo Thành niệu đạo được cấu tạo 2 lớp. Trong cùng là lớp niêm m ạc, bên ngoài là l ớp c ơ: c ơ dọc ở trong, cơ vòng ở ngoài 5. Mạch máu - thần kinh 5.1. Động mạch
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 20 - Đoạn tiền liệt tuyến được cấp máu bởi động mạch bàng quang dưới và động m ạch tr ực tràng giữa. - Đoạn màng do động mạch hành dương vật. - Đoạn xốp do động mạch niệu đạo và một số nhánh đ ộng m ạch mu d ương v ật và đ ộng mạch sâu dương vật. 5.2. Tĩnh mạch Máu đổ về đám rối tĩnh mạch tiền liệt tuyến và tĩnh mạch thẹn trong. 5.3. Bạch mạch - Đoạn tiền liệt tuyến và đoạn màng: bạch mạch đổ về các hạch dọc đ ộng m ạch th ẹn trong rồi đổ vào các hạch dọc động mạch chậu trong. - Đoạn xốp: bạch mạch đổ về hạch bẹn sâu và một số đổ vào hạch động mạch chậu ngoài. 5.4. Thần kinh Thần kinh xuất phát từ đám rối tiền liệt tuyến và các nhánh thần kinh thẹn. II. NIỆU ĐẠO NỮ Niệu đạo nữ dài 4 cm, rất đàn hồi, có thể dãn đến 1 cm. Đi từ lỗ niệu đạo trong xuống dưới, hơi ra trước đến lỗ niệu đạo ngoài, nằm giữa hai môi bé, trước lỗ âm đạo, dưới và sau quy đầu âm vật. Các bờ của lỗ niệu đạo ngoài hơi lộn ra ngoài. Niệu đạo dính với thành trước âm đạo và dính với xương mu nh ờ các s ợi c ủa dây ch ằng mu bàng quang.
- Chương 6. Hệ Tiết niệu 21 Câu hỏi ôn tập 1. Mô tả được vị trí, kích thước và hình thể ngoài và liên quan của thận. 2. Mô tả được hình thể trong của thận. 3. Mô tả được động mạch của thận. 4. Kể tên các phân thuỳ của thận. 5. Mô tả tiểu thể thận 6. Mô tả cấu tạo của tuyến thượng thận. 7. Mô tả vị trí, kích thước, cấu tạo, liên quan của niệu quản đoạn bụng. 8. Mô tả vị trí, kích thước, cấu tạo, liên quan của niệu quản đoạn chậu. 9. Trình bày được các động mạch nuôi niệu quản. 10. Mô tả được vị trí, kích thước, cấu tạo, liên quan của bàng quang. 11. Mô tả được các phương tiện cố định bàng quang. 12. Mô tả được các mạch máu nuôi dưỡng bàng quang. 13. Mô tả được vị trí, kích thước, cấu tạo, liên quan của niệu đạo nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM CẦU THẬN TRONG Schoenlein-Henoch
6 p | 204 | 24
-
Thận đa nang (Kỳ 3)
6 p | 107 | 12
-
Một số thuốc kháng virut gây độc cho thận
3 p | 119 | 8
-
Kết quả sớm của 33 trường hợp điều trị bảo tồn ở bệnh nhân chấn thương thận kín tại thành phố Cần Thơ
7 p | 4 | 2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u nguyên bào thần kinh thượng thận ở trẻ em
5 p | 4 | 2
-
X-linked adrenoleukodystrophy - chẩn đoán cần thiết ở trẻ suy thượng thận
7 p | 4 | 2
-
Bài giảng Tiếp cận tổn thương thận cấp - ThS. BS Nguyễn Thanh Vy
44 p | 5 | 2
-
Đánh giá kết quả nội soi ống mềm tán sỏi thận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới
7 p | 5 | 2
-
Ghép thận tự thân - giải pháp bảo tồn thận do tổn thương mạch máu cuống thận sau chấn thương bụng kín
5 p | 3 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng sau ghép thận
9 p | 57 | 2
-
Mối liên quan giữa tỉ số của một số tế bào máu với mức lọc cầu thận ở bệnh nhân đa u tủy xương có suy thận được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
7 p | 6 | 2
-
Nội soi ổ bụng cắt một phần thận trong điều trị bướu thận giai đoạn cT1bN0M0: Đánh giá kết quả tại Bệnh viện Bình Dân
11 p | 1 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến loãng xương ở bệnh nhân suy thượng thận mạn
5 p | 1 | 1
-
Tổng quan nghiên cứu sử dụng dấu ấn Liver fatty acid binding protein đánh giá sớm tổn thương thận cấp giai đoạn 2013 – 2023
5 p | 3 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm và cắt lớp vi tính chấn thương thận
6 p | 6 | 1
-
Tỷ lệ hiện mắc, các yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị tổn thương thận cấp tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
8 p | 1 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng điều trị của đợt cấp ở bệnh nhân suy thượng thận do thuốc
6 p | 4 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân u nguyên bào thần kinh thượng thận
5 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn