Thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ trung đại
lượt xem 63
download
Chữ viết : * Ban đầu, người Trung Quốc dùng phương pháp truyền miệng. Sau đó đến thời Hoàng Đế đã biết dùng cách thắt nút dây thừng để ghi nhớ sự việc. * Chữ giáp cốt - Là loại chữ đầu tiên của Trung Quốc, xuất hiện vào thời nhà Thương. Chữ này được khắc trên mai rùa hoặc xương thú. - Đặc điểm của chữ này là : + Đường nét nhỏ và dài, nét gập ngay ngắn. + Kết cấu không thống nhất, to nhỏ khác nhau. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ trung đại
- TỔNG QUÁT 1. Chữ viết. 2. Văn học : a. Kinh thi b. Thơ Đường c. Tiểu thuyết chương hồi Minh – Thanh 3. Sử học. 4. Nghệ thuật : a. Kiến trúc b. Điêu khắc c. Hội họa 5. Khoa học tự nhiên : a. Toán học b. Thiên văn học và phép làm lịch c. Y dược học 6. Địa lý học. 7. Nông học. 8. 4 phát minh lớn.
- Những thành tựu chính của Trung Quốc 1. Chữ viết : * Ban đầu, người Trung Quốc dùng phương pháp truyền miệng. Sau đó đến thời Hoàng Đế đã biết dùng cách thắt nút dây thừng để ghi nhớ sự việc. * Chữ giáp cốt - Là loại chữ đầu tiên của Trung Quốc, xuất hiện vào thời nhà Thương. Chữ này được khắc trên mai rùa hoặc xương thú. - Đặc điểm của chữ này là : + Đường nét nhỏ và dài, nét gập ngay ngắn. + Kết cấu không thống nhất, to nhỏ khác nhau. + Cách viết linh hoạt, chữ dị thể nhiều. - Sau này, do yêu cầu ghi chép các động tác và khái niệm, trên cơ sở chữ tượng hình đã phát triển thành chữ biểu ý và hài thanh
- Chữ giáp cốt xuất hiện được phát minh cách đây khoảng 3000 năm
- Bảng mã chữ giáp cốt với chữ Trung Quốc hiện đại
- * Kim văn - Đến thời Tây Chu, số lượng chữ ngày càng nhiều. Điều đó đòi hỏi người Trung Quốc phải sáng tạo ra loại chữ mới đơn giản hơn. - Chữ viết tiêu biểu thời kỳ này là kim văn hay còn gọi là chung đỉnh văn -Kim văn từ đời Thương đã có nhưng còn ít. Đến thời Tây Chu, nhà vua thường đem ruộng đất và người lao động ra ban thưởng cho các quý tộc. Mỗi lần như vậy, vua Chu thường ra lệnh đúc đỉnh đồng và ghi sự việc ấy lên đỉnh để làm kỉ niệm, do đó kim văn thời kỳ này rất phát triển. Ngoài ra chữ viết thời kỳ này còn được viết trên trống đá và thẻ tre.
- * Kim văn (tt) -Đặc điểm của chữ viết thời kỳ này : + Đường nét to rộng, nét gập hơi tròn. + Kết cấu khá thống nhất, kích cỡ đồng đều. + Đường nét hoá, ký hiệu hoá nhiều hơn tính tượng hình. + Chữ hình thanh xuất hiện nhiều, nhưng chữ dị thể vẫn còn khá lớn. Bảng so sánh chữ Kim văn và chữ Trung Quốc ngày nay
- * Chữ Đại Triện - Được xem là tên gọi chung của các chữ viết cổ của Trung Quốc. - Đồng thời cũng có thể được xem là loại văn tự thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến nước Tần. Còn được gọi là Trứu văn. Kiểu chữ Đại triện tiêu biểu là kiểu chữ được khắc trên "thạch cổ" (đá hình chiếc trống) vào năm 770 TCN (năm thứ 8 đời Tần Tương Công) , được gọi là "Thạch cổ văn". - Đặc điểm của thể chữ Đại triện là: + Đường nét hoá cách viết, nét gập tròn trịa. + Thể chữ đều đặn, vuông vức hơn. Chữ Xa (xe)
- •Chữ Tiểu triện : - Đến thời Tần, Lý Tư đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ chữ khác , cải tiến cách viết tạo thành loại chữ thống nhất là chữ tiểu triện. - Thịnh hành sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước (Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy), tiêu biểu là thể chữ được khắc trên núi Thái S ơn, gọi là "Thái Sơn khắc thạch". - Đặc điểm của thể chữ này là: +Giảm bớt tính đồ hoạ, hướng đến ký hiệu hoá văn tự. + Xoá bỏ một loạt chữ dị thể. - Chữ Tiểu triện là kết quả của phong trào chuẩn hoá chữ Hán lần thứ nhất trong lịch sử Trung Quốc, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của chữ Hán, khiến chữ Hán từ giai đoạn văn tự biểu hình chuyển sang giai đoạn văn tự biểu ý. Thái Sơn khắc thạch
- •Chữ Lệ : - Xuất hiện từ cuối thời Tần Thủy Hoàng (221 – 206 TCN) đến th ời Hán Tuyên Đế (73 – 49 TCN). - Đặc điểm : + Chữ viết theo nét rõ ràng. + Thoát ra khỏi tính tượng hình, nghiêng về ký hiệu hoá. + Tăng cường giản hoá nét bút. Trong quá trình phát triển chữ Hán, chữ Lệ có ý nghĩa vạch th ời đại, là ranh giới của cổ kim văn tự.
- •Chữ Khải : - Còn được gọi là “chính thư”, “chân thư” với ý nghĩa quy củ ch ỉnh tề, x ứng đáng làm khuôn mẫu. - Chữ Khải phát triển trên cơ sở chữ Lệ, được dùng nhiều vào cuối thời Hán, thịnh hành vào thời Ngụy Tấn, và được dùng cho đến tận ngày nay. - Đặc điểm của thể chữ này là: nét bút ngay thẳng, kiểu chữ ổn định, kết cấu chặt chẽ. Chữ Khải đã được định hình hoá, có quá trình sử dụng dài nh ất.
- •Ảnh hưởng của chữ viết Trung Quốc đến các nước khác trên thế giới Chữ viết Trung Quốc không chỉ tác động lớn đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Quốc mà còn có những ảnh hưởng không nh ỏ đến sự hình thành chữ viết của các nước lân cận như : Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản… * Ở bán đảo Triều Tiên : Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khoảng thời kỳ đồ sắt. Đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên xuất hiện các văn bản viết tay của người Triều Tiên, đồng thời các học giả người Triều Tiên đã tìm cách cải biến chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Triều Tiên Vào khoảng thế kỷ XV, ở Triều Tiên xuất hiện chữ ký âm, được gọi là Hangul ( 한한 ) hay Chosŏn'gŭl ( 한한한 ), chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay.
- * Ở Nhật Bản Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Ch ữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji vào khoảng thế kỷ IV, V TCN. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man-yogana. Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Man-yogana được đơn giản hóa thành Hiragana và Katanaka Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nh ật .
- * Ở Việt Nam Trong suốt thời gian Bắc thuộc, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt Nam đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán Việt. Từ đó đã có rất nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Sau này, khi giành được độc lập, tuy không bị lệ thuộc nhưng vẫn bị ảnh hưởng nặng nề về chữ viết. Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ Hán lại theo cách phát âm của người Việt, hay âm Hán Việt.
- 2. Văn học : Văn học Trung Quốc thời kỳ này hết sức phát triển với nhiều th ể loại nh ư th ơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết,… Thành tựu của văn học Trung Quốc Tiểu thuyết Kinh Thi Thơ Đường Minh - Thanh
- a. Kinh thi Kinh thi là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của Trung Quốc. Được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu. Trên cơ sở những bài thơ sưu tầm tập hợp lại thành tác phẩm gọi là Thi, Khổng tử đã biên soạn chỉnh lý một lần nữa. Đến thời Hán, Nho giáo được đề cao, Thi được gọi là Kinh thi.
- a. Kinh thi (tt) Kinh Thi gồm 305 bài, chia làm 3 phần là Phong, Nhã, Tụng. Phong là dân ca của các nước tên gọi là Quốc Phong. Nhã gồm có 2 phần gọi là Tiểu Nhã và Đại Nhã. Tụng bao gồm Chu Tụng, Lỗ Tụng và Thương Tụng là những bài thơ do các quan phụ trách tế lễ và bói toán sáng tác dùng để hát khi cúng tế. Trong các phần đó, Quốc Phong có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao nhất. Bằng lời thơ gọn gàng, thanh thoát, mộc mạc nhưng đầy hình tượng các tác phầm này đã nói lên sự áp bức bóc lột và cảnh giầu sang của giai cấp thống trị và nỗi khổ cực của nhân dân. Ví dụ như trong bài Chặt gỗ đàn:
- b. Thơ Đường Thời Đường là thời kỳ huy hoàng nhất của thơ ca Trung Quốc (618- 907). Trong gần 300 năm tồn tại, thời Đường đã để lại tên tuổi của trên 2000 nhà thơ với gần 50000 tác phẩm Thơ Đường không những có số lượng rất lớn mà còn có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp "Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật"
108 p | 1952 | 549
-
Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 sang thị trường EU"
101 p | 853 | 393
-
Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn…
93 p | 260 | 80
-
Đề tài "Văn hóa văn minh Trung Quốc"
27 p | 279 | 66
-
Bài thuyết trình: Lịch sử văn minh Ai Cập
28 p | 808 | 53
-
Tiểu luận đề tài: Thành tựu của văn hóa Trung Hoa thời kỳ trung đại
23 p | 287 | 53
-
Nghiên cứu triết học " LÔGÍC MỜ VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ TRONG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO "
10 p | 286 | 51
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN
127 p | 200 | 51
-
Luận văn: Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng VPBank – Chi nhánh Đông Đô
102 p | 100 | 21
-
Đề tài:" PH.ĂNGGHEN VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY "
16 p | 125 | 17
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " VĂN HÓA NHO GIÁO VỀ XÃ HỘI HÀI HÒA VỚI THỜI ĐẠI MỞ CỬA PHÁT TRIỂN VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC "
11 p | 83 | 11
-
Luận văn về - ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
78 p | 85 | 10
-
Hiện thực chiến tranh trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh và Mùa chinh chiến ấy của Đoàn Tuấn
146 p | 62 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn hiện hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh
108 p | 37 | 5
-
Ngân sách nhà nước và quản lý chi cho các hoạt động xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh - 1
38 p | 48 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá
119 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
106 p | 25 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn