intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế một số bài tập nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vẽ ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiết kế một số bài tập nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4- 5 tuổi thông qua hoạt động vẽ là một trong những nội dung rất quan trọng trong quá trình tổ chức các hoạt động giảng dạy ở trường mầm non. Bài báo này đề cập đến thực trạng tổ chức hoạt động vẽ ở trường mầm non Hoa Mai, từ đó chúng tôi thiết kế thêm một số bài tập nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế một số bài tập nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vẽ ở trường mầm non

  1. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ 4- 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VẼ Ở TRƯỜNG MẦM NON Dương Thị Thơm1, Võ Trinh Nữ1, Nguyễn Thị Hồng Nhung1 1. Email: 2021402010032@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Thiết kế một số bài tập nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4- 5 tuổi thông qua hoạt động vẽ là một trong những nội dung rất quan trọng trong quá trình tổ chức các hoạt động giảng dạy ở trường mầm non. Bài báo này đề cập đến thực trạng tổ chức hoạt động vẽ ở trường mầm non Hoa Mai, từ đó chúng tôi thiết kế thêm một số bài tập nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Từ khóa: Giáo dục thẩm mỹ, trẻ 4-5 tuổi, hoạt động vẽ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta đã biết ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặc biệt của trẻ, ở lứa tuổi mầm non mỗi đứa trẻ đều có một tâm hồn vô cùng nhạy cảm với thế giới xung quanh. Trẻ sẽ hình thành được những xúc cảm tích cực và có một tinh thần sảng khoái, dễ chịu khi trẻ được tiếp xúc trực tiếp với “cái đẹp”. Cái đẹp làm cho trẻ thiết tha với con người và cảnh vật xung quanh dẫn đến việc nảy nở trong lòng trẻ các mong muốn tốt đẹp. Đặc biệt, để trẻ hình thành khả năng thẩm mỹ của chính bản thân, đây là một việc không dễ dàng, phải trải qua cả một quá trình rèn luyện, bồi dưỡng trong cuộc sống, gia đình và ở trường mầm non trẻ đang theo học. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ ở trường mầm non được tiến hành chủ yếu trong hai lĩnh vực là “sáng tạo nghệ thuật” và “âm nhạc”. Về lĩnh vực giáo dục sáng tạo nghệ thuật: giúp phát triển hoạt động tạo ra sản phẩm của trẻ như vẽ, nặn, cắt xé dán. Giáo dục thẩm mỹ còn đem lại hiệu quả kì diệu về mặt nhân cách cho trẻ, nhất là giáo dục về đạo đức và giáo dục về lòng nhân ái, phát triển về mặt thể chất, trí tuệ cho trẻ. Để phát triển hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường mầm non thì việc thiết kế một số bài tập hay một số trò chơi để lồng ghép vào hoạt động trên là việc vô cùng cần thiết. Nhưng để làm một bài nghiên cứu về đề tài thiết kế bài tập, trò chơi để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình là một đề tài quá rộng đối với chúng tôi, do đó chúng tôi đã lựa chọn thiết kế bài tập, trong một hoạt động cụ thể là vẽ để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Thêm vào đó hoạt động vẽ ở trường mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Hoạt động vẽ ở mỗi trường mầm non đều sẽ có các bài tập khác nhau phù hợp để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Tuy nhiên, chúng tôi muốn thiết kế thêm một số bài tập để ứng dụng vào thực tiễn ở các trường mầm non. Vì tình hình thực tế khi đi khảo sát ở trường mầm non, các bài tập dành cho trẻ còn chưa nhiều, chủ yếu sử dụng quyển “hoạt động tạo hình” cho trẻ 4-5 tuổi. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ 4- 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VẼ” để nghiên cứu và thiết kế thêm một số bài tập, chúng tôi sẽ áp dụng trực tiếp vào tiết dạy của bản thân sau khi ra trường. Mặc khác đề tài này dùng để làm tài liệu cho các bạn sinh viên ngành mầm non tại trường. 493
  2. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết; Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; Phương pháp thống kê toán học; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Cơ sở lý luận a) Khái niệm thiết kế bài tập nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4- 5 tuổi thông qua hoạt động vẽ ở trường mầm non. Khái niệm thiết kế bài tập cho trẻ nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4- 5 tuổi thông qua hoạt động vẽ ở trường mầm non là người giáo viên sẽ dựa vào những bài tập vẽ có sẵn trong sách và kết hợp với khả năng sáng tạo của bản thân để tạo ra những bài tập mới để nâng cao khả năng thẩm mỹ của trẻ, giúp trẻ định hướng, nhìn nhận đúng đắn về cái đẹp. Để thiết kế một bài tập vẽ nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4- 5 tuổi thì giáo viên cần dựa vào ba tiêu chí: màu sắc, bố cục, hình dáng để thiết kế; từ đó đặt ra các yêu cầu phù hợp với khả năng của trẻ. Việc giáo viên tự thiết kế các bài tập vẽ, trẻ sẽ vận dụng được những kiến thức mình đã học vào bài vẽ và giúp cô đánh giá đúng khả năng thẩm mỹ của từng bé. b) Hướng dẫn trẻ vẽ theo thể loại. * Chuẩn bị: Đồ dùng cho cô và cho trẻ. Cung cấp những biểu tượng và làm giàu xúc cảm cho trẻ quan sát thiên nhiên, tranh vẽ… * Hướng dẫn dạy vẽ theo mẫu. - Hướng dẫn quan sát: Quan sát đồ vật ngoài thiên nhiên và qua tranh vẽ. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật hay các thủ thuật, cô tạo hứng thú cho trẻ quan sát các đồ vật sống động xung quanh. Đặc biệt chú ý đến những đặc điểm riêng biệt của các bộ phận trên một đồ vật và giữa các đồ vật như ô tô, tàu hỏa, máy bay hoặc các loại ô tô có hình dáng cấu tạo khác nhau. Hay sự khác nhau về độ lớn nhỏ, cao thấp như mẹ, con, gà mái, gà con… cho trẻ xem tranh ảnh về các đồ vật, hiện tượng, về biển, về miền núi… Quan sát trong giờ học: Tạo hứng thú cho trẻ, hướng dẫn trẻ chú ý đến đặc điểm cấu trúc của đồ vật, so sánh tỉ lệ giữa các bộ phận, nhận ra hình khái quát của các bộ phận trong các hình cơ bản. - Hướng dẫn vẽ: Cô vừa vẽ mẫu vừa phân tích và đặt câu hỏi để trẻ tập trung chú ý nắm được các thao tác. 494
  3. - Trẻ vẽ: khi trẻ thực hiện, cô hướng dẫn từng cháu cách vẽ và cách sắp xếp hình vẽ trên giấy, cách tô màu. Kết thúc: Nhận xét đánh giá, tập cho trẻ tự giới thiệu tranh vẽ của mình và nhận xét tranh của bạn. * Hướng dẫn dạy vẽ theo đề tài - Hướng dẫn trẻ quan sát: Quan sát đồ vật sống động xung quanh và tranh vẽ. Khi hướng dẫn quan sát cần cho trẻ thấy được mối quan hệ giữa các đồ vật trong không gian. Ví dụ: Bên cạnh ngôi nhà có cây, có hoa, cỏ, hoặc ao cá, khóm tre, hàng rào, vườn ruộng. Khi hướng dẫn trẻ quan sát tranh, cần hướng dẫn trẻ chú ý đến cách sắp xếp các hình tượng trong tranh và cách sử dụng màu sắc. Quan sát trong tiết học: Cần tạo hứng thú cho trẻ, cho trẻ xem 2 – 3 tranh mẫu, cùng trẻ nhận xét về các hình tượng trong tranh và cách sắp xếp các hình tượng, cách sử dụng màu sắc. Ví dụ: Trong tranh vẽ cây xanh, cô có 3 tranh mẫu: 1 tranh vẽ cây bên đường, 1 tranh vẽ vườn cây bên cạnh nhà, còn 1 tranh vẽ vườn cây cạnh ao cá. Trước khi cho trẻ xem tranh, cô có thể cho trẻ hát bài hát về cây hoặc cô kể một câu chuyện về một bạn nhỏ nào đó hoặc búp bê về thăm ngoại. Nội dung câu chuyện có thể là trên đường về quê có rất nhiều cây xanh bên đường che bóng mát, nhà bà ngoại có cả một vườn cây có nhiều quả chín, có cây mít, cây dừa, cây ổi…bên cạnh nhà hoặc bên ao cá… Sau đó cô cho trẻ xem tranh cùng trẻ nhận xét về nội dung từng bức tranh, các hình vẽ, màu sắc trong tranh như thế nào? ... Hướng dẫn trẻ chú ý quan sát nhận xét hình dáng của cây… - Hướng dẫn trẻ vẽ: Cô gợi ý cho trẻ lựa chọn hình tượng theo nội dung đề tài. Ví dụ cô nói: “Bây giờ các con hãy vẽ một bức tranh có nhiều cây, các con có thể vẽ hàng cây bên đường có người và ô tô qua lại hoặc vẽ vườn cây bên cạnh nhà hay vườn cây bên ao cá… vườn cây có các loại cây khác nhau có thể là mít, cây dừa, cây hồng xiêm hay cây nhãn…” Cô hỏi một vài trẻ xem cháu định vẽ gì? - Trẻ vẽ: Cô đến với từng trẻ hỏi xem cháu vẽ gì và góp ý hoặc gợi ý về cách sắp xếp các hình tượng, cách sử dụng màu và tô màu, cách chọn nguyên vật liệu… Kết thúc: Tập cho trẻ tự giới thiệu tranh vẽ của mình và nhận xét tranh của bạn thông qua hình thức trò chơi, sau đó cô lên nhận xét, tuyên dương những trẻ có nhiều sáng tạo. * Hướng dẫn dạy vẽ theo ý thích: - Hướng dẫn trẻ quan sát: Quan sát đồ vật xung quanh, trong tranh vẽ: Cho trẻ quan sát đồ vật ngoài thiên nhiên qua tranh vẽ, sau đó cho trẻ vẽ lên sân chơi những gì để thích. - Hướng dẫn vẽ: Cần tạo hứng thú và gợi ý các hình tượng khác nhau các đề tài khác nhau để trẻ lựa chọn, sau đó hỏi trẻ xem cháu định vẽ gì? - Trẻ vẽ: Cô đến với từng trẻ, hỏi xem cháu định vẽ gì và góp ý kiến về cách sắp xếp hình tượng, cách sử dụng màu và tô màu, cách chọn nguyên vật liệu… Kết thúc: Cô nhận xét đánh giá, cho trẻ tự giới thiệu tranh vẽ của mình và nhận xét tranh của bạn. 495
  4. * Hướng dẫn trẻ vẽ trang trí: Hướng dẫn trẻ quan sát: Bằng thủ thuật trò chơi hoặc câu đố hay bài hát, bài thơ, để tạo hứng thú cho trẻ. Ví dụ như vẽ trang trí đĩa ăn cho búp bê hoặc vẽ trang trí khăn tay hoặc tặng gấu thỏ… Cô nói: “Sắp đến ngày sinh nhật của búp bê, búp bê có rất nhiều bánh kẹo nhưng không có đĩa để bày. Lớp mình sẽ vẽ tặng búp bê những chiếc đĩa thật đẹp các con có đồng ý không? Bây giờ các con hãy nhìn lên bảng xem cô có cái gì nhé!” Cô treo hình vẽ mẫu lên bảng và giới thiệu đây là 3 chiếc đĩa tròn đã được trang trí bằng các hình vẽ và màu sắc khác nhau, cô cùng trẻ nhận xét về hình và màu của từng chiếc đĩa. Sau đó cô nói: “Bây giờ các con có thích vẽ chiếc đĩa đẹp như thế này không? Các con hãy xem cô vẽ mẫu nhé…”. - Hướng dẫn vẽ: Cô hướng dẫn cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc để trang trí, rồi cô vẽ cho trẻ xem vừa vẽ vừa giải thích để trẻ nắm được cách vẽ. Ví dụ: Cô dính hình chiếc đĩa bằng tờ giấy tròn lên bảng và nói: “Đây là một chiếc đĩa chưa được trang trí, bây giờ cô sẽ vẽ trang trí bằng những chấm tròn xen kẽ với những nét gạch ngang, bằng màu vàng và màu đỏ. Cô dùng bút màu đỏ để vẽ chấm tròn, dùng bút màu vàng để vẽ những nét gạch ngang”. Cô vẽ cho trẻ xem lần lượt các chấm tròn đỏ xen kẽ gạch ngang màu vàng xung quanh hình tròn. Vừa vẽ cô vừa giải thích: Cần phải vẽ sao cho các hình tròn bằng nhau, các nét gạch ngang bằng nhau và xen kẽ nhau tạo thành vòng tròn… vẽ xong cô nói: “Các con có thể vẽ giống như cô vừa vẽ hoặc các con có thể thay chấm tròn bằng những bông hoa xen kẽ những nét ngang. Bằng màu xanh với màu đỏ hoặc màu vàng với màu xanh… - Trẻ vẽ: Cô đến với từng trẻ hỏi xem trẻ định vẽ như thế nào? Và hướng dẫn trẻ cách vẽ các họa tiết và cách chọn nguyên vật liệu… Kết thúc: Bằng trò chơi cho trẻ mang sản phẩm lên tặng búp bê hoặc tặng thỏ, gấu… cô treo sản phẩm lên giá hoặc cho một số trẻ cầm giơ lên. Cho trẻ nhận xét sản phẩm. Ví dụ cô hỏi: “Các con hãy nhìn xem chiếc đĩa nào đẹp nhất?” cho vài trẻ nhận xét. Sau đó cô nhận xét, khuyến khích động viên những trẻ có sáng tạo. 3.2. Thực trạng tổ chức cho trẻ thực hiện các bài tập vẽ nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non Hoa Mai Chúng tôi khảo sát 20 giáo viên trường mầm non Hoa Mai, có 15 giáo viên có thâm niên dưới 5 năm, 5 giáo viên có thâm niên dưới 10 năm. Trong 20 giáo viên: có 15 giáo viên có thâm niên công tác dưới 5 năm, 5 giáo viên là có thâm niên công tác dưới 10 năm. Chủ yếu đều là các giáo viên trẻ có năng lực và nhiệt huyết nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm. Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng: Các giáo viên trường mầm non Hoa Mai đã nhận thấy được sự cần thiết và vai trò vô cùng quan trọng của việc thiết kế bài tập nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động vẽ ở trường mầm non. Giáo viên đã nhận thức được các thời điểm thích hợp để tổ chức một số bài tập do cô tự thiết kế vào các ngày trong tuần để mang lại hiệu quả cao trong giờ học của trẻ. Các cô chủ yếu tổ chức vào ngày thứ hai và thứ ba vì đây là các ngày đầu tiên của tuần mới nên rất dễ tạo cho trẻ hứng thú, vui vẻ khi học. Từ đó làm nền tảng cho sự ham học của trẻ ở các ngày giữa và 496
  5. cuối tuần, giúp các cô nắm bắt được sở thích nguyện vọng của trẻ, giúp cô hiểu được tâm lý của trẻ để lên các tiết dạy một cách hiệu quả nhất. Thêm vào đó nguồn tài liệu giáo viên lựa chọn để thiết kế bài tập cho trẻ rất đa dạng và phong phú, ngoài các tài liệu tự thiết kế, tài liệu tham khảo, Internet, giáo viên cần tìm thêm những nguồn tài liệu phù hợp, phong phú hơn đối với trẻ để giúp trẻ vừa được học, vừa được chơi trong tiết học không cảm thấy nhàm chán, buồn mà thay vào đó là hứng thú, vui vẻ, giúp đỡ bạn bè trong tiết học. Đa số giáo viên đều nhận định việc thiết kế các bài tập nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4-5 tuổi theo thể loại và theo chủ đề đạt ở mức rất cao. Từ đây ta thấy được tầm quan trọng của việc thiết kế bài tập theo chủ đề và thể loại để tránh những sai sót và thiết kế ra những bài tập tốt nhất đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ. Trẻ rất hứng thú và yêu thích việc thực hiện các bài tập do cô tự thiết kế hơn so với bài tập có sẵn trong sách. Trẻ cũng thực hiện các bài tập trong hoạt động vẽ đạt hiệu quả chiếm tỷ lệ rất cao. Các giáo viên đều cho rằng bài tập do giáo viên tự thiết kế đều nhận được sự phản hồi tích cực từ trẻ, gây cho trẻ sự hứng thú nhiều hơn. Mặc dù các cô đều nhận thức được như vậy nhưng vì công việc quá bận rộn, vừa phải đi dạy vừa phải lo cho gia đình nên không có thời gian để thiết kế nhiều bài tập cho trẻ. Tuy nhiên số lượng bài tập vẽ mà trẻ được thực hành chủ yếu là bài tập có sẵn trong sách hoạt động tạo hình. Do các giáo viên không bao giờ thiết kế bài tập và không bao giờ xem các tài liệu tham khảo trong sách và internet. Bên cạnh đó, giáo viên cũng xác định được khả năng, mức độ thể hiện các bài tập trong hoạt động vẽ của trẻ theo các tiêu chí nhất định. Việc tổ chức hoạt động vẽ và cho trẻ thực hiện các bài tập trong sách còn rập khuôn, chưa phát huy được các tiêu chí để giáo dục về mặt thẩm mỹ cho trẻ. Vì thế, mức độ thể hiện các tiêu chí về màu sắc, bố cục, hình dáng đều nằm trong mức độ thấp và rất thấp. Tiêu chí tạo ra sản phẩm có màu sắc đẹp: Chiếm tỷ lệ cao nhất là nằm ở mức độ trung bình => Cho thấy, khả năng lựa chọn màu và phối hợp màu còn nhiều hạn chế. Tiêu chí tạo ra sản phẩm có hình ảnh giống vật thật: Chiếm tỷ lệ cao nhất là đạt ở mức độ trung bình, khả năng thể hiện hình tượng của trẻ cũng chỉ đạt ở mức trung bình nên kéo theo việc tạo ra sản phẩm giống hình thật vẫn còn nhiều hạn chế. Tiêu chí tạo ra sản phẩm có bố cục phù hợp: Trẻ thể hiện thường xuyên nhất. Bài tập trong hoạt động vẽ do giáo viên tự thiết kế không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng thẩm mỹ mà còn giúp giờ hoạt động tạo hình đạt hiệu quả đến 75% -> Bài tập do giáo viên tự thiết kế có ý nghĩa vô cùng quan trọng và góp phần kích thích sự sáng tạo, phát triển về mặt thẩm mỹ cho trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các giáo viên đều chưa từng nghĩ tới việc thiết kế hệ thống bài tập giáo dục thẩm mỹ thông qua các hoạt động cho trẻ. Vì vậy các cô cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề thiết kế hệ thống bài tập giáo dục thẩm mỹ cho trẻ để hướng đến việc giáo dục một thế hệ trẻ phát triển đầy tiềm năng, sáng tạo cho tương lai sau này, khuyến khích các cô sáng tạo tích cực để tự thiết kế các bài tập của mình nhiều hơn là các bài tập trong sách tạo hình, giáo trình, sách có sẵn mà thay vào đó là dựa vào và sáng tạo hơn để thiết kế ra các bài tập, từ đó giúp các cô nâng cao chuyên môn hơn. Tóm lại, từ những thực trạng mà chúng tôi đã nêu ra, một lần nữa chúng tôi khẳng định rằng việc thiết kế một số bài tập nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4-5 tuổi là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Vì thế các giáo viên phải không ngừng cố gắng, dành nhiều thời gian hơn để tự 497
  6. thiết kế một số bài tập để tổ chức hoạt động vẽ đạt hiệu quả cao hơn. Giúp giáo dục cho trẻ biết được giá trị của thẩm mỹ ngay từ lúc còn nhỏ, giúp trẻ bước đầu được tiếp cận với giáo dục thẩm mỹ và phát triển một cách toàn diện. 3.3 Một số bài tập giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4- 5 tuổi a) Vẽ theo mẫu: Vẽ, tô màu củ cà rốt. * Yêu cầu của trẻ. - Vẽ theo mẫu củ cà rốt. - Vẽ củ cà rốt ở trung tâm tờ giấy. - Kích thước giữa củ cà rốt và cuốn phải cân đối - Tô màu củ cà rốt giống vật mẫu, sử dụng màu cẩn thận, tô màu cho đẹp. - Nói xem bức tranh bé vẽ quả gì. * Gợi ý hướng dẫn của trẻ. - Vẽ nét tròn, nét cong, nét thẳng, nét xiên, để vẽ củ cà rốt. b) Vẽ đề tài: Vẽ, tô màu ngôi nhà của bé. * Yêu cầu của trẻ. - Vẽ ngôi nhà của bé. - Vẽ ngôi nhà, cỏ cây…đúng với vị trí của chúng. Ngôi nhà vẽ ở trung tâm tờ giấy. - Sử dụng màu cẩn thận, màu sắc hài hòa, sinh động. - Hình dáng các vật phải cân đối. - Kích thước các vật phù hợp, làm nổi bật được nội dung đề tài. - Nói xem bức tranh vẽ gì. 498
  7. c) Vẽ trang trí: Vẽ, tô màu trang trí rèm cửa. * Yêu cầu của trẻ. - Trẻ vẽ trang trí rèm cửa lớp học. - Kích thước các vật trang trí phải phù hợp, làm nổi bật rèm cửa - Sử dụng màu cẩn thận, màu sắc hài hòa, sinh động - Nói xem bức tranh trang trí những gì, công dụng của rèm cửa. * Gợi ý hướng dẫn của trẻ. - Vẽ thêm các cây, hoa, con vật, mây, mặt trời vào rèm cửa. - Vẽ dáng cây bằng nét thẳng, nét xiên, những tán cây vẽ bằng nét cong, nhụy hoa vẽ bằng hình tròn nhỏ, cánh hoa vẽ bằng các hình cung. d) Vẽ theo ý thích: Vẽ, tô màu phương tiện giao thông. * Yêu cầu của trẻ. - Vẽ phương tiện giao thông mà bé thích. - Trẻ vẽ phương tiện giao thông ở trung tâm tờ giấy. - Kích thước phương tiện giao thông phải phù hợp. - Sử dụng màu cẩn thận, màu sắc hài hòa, sinh động. - Nói xem đó là phương tiện gì thuộc nhóm phương tiện nào. * Gợi ý hướng dẫn của trẻ.: Vẽ các nét tròn, nét cong, nét thẳng, nét xiên, để vẽ xe ô tô. 499
  8. 4. KẾT LUẬN Trong bài nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu thiết kế bài tập vẽ dựa theo chín chủ đề và bốn thể loại cụ thể: vẽ theo mẫu, vẽ theo đề tài, vẽ theo ý thích và vẽ trang trí. Bên cạnh đó, một yếu tố cũng không thể thể thiếu trong bài tập chính là các yêu cầu mà giáo viên đặt ra để trẻ thực hiện. Nó góp phần làm cho bài tập hoàn thiện hơn và là yếu tố xác định và đánh giá đúng khả năng vẽ cũng như khả năng thẩm mỹ của từng trẻ hay không. Các yêu cầu đều dựa vào ba tiêu chí: đặc điểm nhận biết màu sắc, xây dựng bố cục và hình dáng của các sự vật để xây dựng phù hợp. Vì thế, chúng tôi đã thiết kế được nhiều dạng bài tập khác nhau và có thể ứng dụng vào thực tiễn trong hoạt động vẽ cho trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non. Có thể thấy, việc thiết kế các bài tập theo dạng trên mang lại nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với các bài tập có sẵn trong quyển sách hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi. Đề tài “Thiết kế một số bài tập nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vẽ ở trường mầm non” không chỉ mang lại ý nghĩa to lớn với giáo viên trong tác giảng dạy mà còn góp phần giúp trẻ phát triển về mọi mặt, đặc biệt là phát triển về mặt thẩm mỹ. Thông qua một số bài tập do cô tự thiết kế sẽ kích thích sự hứng thú, ham học hỏi của trẻ, khai thác triệt để điểm mạnh và tài năng vốn có của trẻ. Bài tập do chúng tôi thiết kế đem lại sự đa dạng và phong phú trong từng chủ đề, không bị rập khuôn, giúp trẻ luôn vận động trí óc, khả năng sáng tạo của bản thân và hình thành trong suy nghĩ của trẻ những mong muốn để tạo ra bài vẽ, một sản phẩm đẹp, mang tính thẩm mỹ cao. Từ đó đem lại hiệu quả cao trong suốt quá trình học tập của trẻ. Đề tài đã làm rõ được vai trò vô cùng quan trọng của việc thiết kế một số bài tập nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4- 5 tuổi thông qua hoạt động vẽ ở trường mầm non. Đây cũng được xem là một tài liệu để các sinh viên, giáo viên tham khảo để thiết kế một số bài tập có nội dung khác để ứng dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, việc thiết kế sẽ có mặt mạnh và mặt yếu, vì vậy giáo viên cần linh động, chủ động, sáng tạo để bài giảng cũng như hoạt động tạo hình đạt được hiệu quả cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thanh Thủy (2006). Phương pháp tổ chức tạo hình cho trẻ mầm non. NXB Đại học Sư phạm. 2. Nguyễn Lăng Bình (1997). Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình. NXB Giáo dục. 3. Lê Thanh Bình. Lý luận và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ nhà trẻ - Mẫu giáo. Trường Cao Đẳng Sư phạm Mẫu giáo TW3. 500
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0