Thuật ngữ kỹ thuật trong nghề báo
lượt xem 109
download
Họ nói cho chúng ta về những gì chúng ta cần viết và cung cấp cho chúng ta các thuật ngữ chúng ta cần. Khi nghe một quan chức nói về Bộ môn Vi Khí hậu, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, dưới sự chủ trì của GS.TS Trần Ngọc Chấn, nghiên cứu và xây dựng thành công "phần mềm tính toán khuyếch tán ô nhiễm theo mô hình Gauss", cách an toàn nhất là sử dụng chính những sáo ngữ này thay vì phải đau đầu để cố tìm ra những từ ngữ mà độc giả có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuật ngữ kỹ thuật trong nghề báo
- Thuật ngữ kỹ thuật trong nghề báo
- Họ nói cho chúng ta về những gì chúng ta cần viết và cung cấp cho chúng ta các thuật ngữ chúng ta cần. Khi nghe một quan chức nói về Bộ môn Vi Khí hậu, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, dưới sự chủ trì của GS.TS Trần Ngọc Chấn, nghiên cứu và xây dựng thành công "phần mềm tính toán khuyếch tán ô nhiễm theo mô hình Gauss", cách an toàn nhất là sử dụng chính những sáo ngữ này thay vì phải đau đầu để cố tìm ra những từ ngữ mà độc giả có thể hiểu được. Đối khi sếp hay các biên tập viên ngồi bàn giấy thường không hét lên với bạn rằng “Này cô này cậu, “tính toán khuyếch tán ô nhiễm theo mô hình Gauss” có nghĩa là gì?” (đây là mô hình được sử dụng rộng rãi để tính khuyếch tán ô nhiễm trong khí quyển từ nguồn điểm cao. Mô hình được ứng dụng rất hiệu quả trong đánh giá tác động môi trường của nhiều công trình, nhiều dự án ở nước ta). Không ít sếp không thích bị lộ ra là không biết gì. Vì vậy họ cũng sẽ cùng tham gia vào âm mưu để cho độc giả tự mò mẫm tìm hiểu những thuật ngữ họ không biết. Một nguyên nhân khác dẫn đến việc chúng ta dùng rất nhiều các con số và thuật ngữ trong bài viết là do chúng ta nghĩ rằng độc giả môi trường không giống như đại đa số các độc giả khác, rằng họ có thể tiếp nhận nhiều thông tin phức tạp và họ đã biết các thuật ngữ. Đôi khi chúng ta dùng những từ ngữ đao to búa lớn vì muốn khoe khoang với các đồng nghiệp là chúng ta cũng biết sử dụng những từ này. Nếu tiếp cận đúng cách, chúng ta có thể làm cho chủ đề của chúng ta trở nên hấp dẫn hơn và xứng đáng hơn với công sức chúng ta bỏ ra đồng thời làm cho bài viết dễ hiểu và có ích hơn cho độc giả, những người thường không khác mấy so với độc giả của các trang báo khác. Rất nhiều phóng viên môi trường còn tin rằng độc giả của họ biết những thuật ngữ ta đang sử dụng. Họ không biết đâu. Nhiều độc giả mua báo môi trường và đọc lướt qua các trang. Họ thường chỉ đọc lướt để chọn ra những tin tức liên quan trực tiếp đến họ. Họ không đọc những phần còn lại, kể cả khi họ có thời gian. Điều này
- là vì tuy họ có thể được một ngành công nghiệp hay một cơ quan chính phủ trả lương rất cao cho chuyên môn của họ, họ vẫn chỉ là chuyên gia trong một lĩnh vực. Một chuyên gia môi trường trong ngành công nghiệp hóa chất khong nhất thiết biết được những gì đang xảy ra hoặc những thuật ngữ chuyên môn về chính sách thương mại. Một nhà nông nghiệp giỏi không nhất thiết phải biết về việc quỹ lương hưu đã đầu tư tiền tiết kiệm hưu trí của anh ta như thế nào. Một nhà quản lý giỏi trong lĩnh vực môi trường đô thị không nhất thiết phải biết tầng ozone hoạt động ra sao. Nếu chúng ta giúp độc giả hiểu được những lĩnh vực họ ít biết đến, họ sẽ tiếp tục muốn đọc những gì chúng ta viết và như vậy sẽ giúp cho tờ báo của chúng ta bán chạy hơn và đứng vững hơn trên thị trường. Cả độc giả và phóng viên đều là người thắng cuộc. Làm gì để được như vậy? * Hãy biến bài viết thành của riêng ta. Điểm yếu nhất của một phóng viên là thói quen chỉ dựa vào một nguồn tin duy nhất để viết bài. Các chính phủ, các công ty và các tổ chức phi chính phủ đưa ra một số lượng lớn các thông cáo báo chí và các tài liệu tự tiếp thị cho bản thân. Thường những nội dung này được đưa nguyên xi lên báo mà không hề được bàn tay phóng viên đụng vào. Phóng viên không hề cảm thấy xấu hổ với mình khi làm như vậy trong khi lẽ ra những thông tin này chi ược xem là điểm xuất phát cho bài viết. Hãy tìm thêm những thông tin khác, tìm các nguồn tin mới, tìm các góc độ khác nhau của vấn đề, ta sẽ cảm thấy mình đạt được một điều gì đó. Và nếu như sau bao thời gian nghiên cứu, tìm tòi, kết quả lại là những thông tin cũ rích, nhàm chán hoặc không quan trọng, hãy lấy đủ dũng cảm để tự nói rằng “đây không phải là tin hay để viếti. Mình sẽ không tốn thêm thời gian vào vấn đề này”.
- * Hãy tìm tới tận đáy của vấn đề. Hãy đào hết chiều sâu của vấn đề. Trong thời đại những thông tin cơ bản hoặc đơn giản có thể thấy nhan nhản trên các kênh truyền hình 24 giờ một ngày, trên mạng Internet hay trên điện thoại di động, cái độc giả cần là hiểu được ý nghĩa của vấn đề. Vì vậy trong các bài viết của chúng ta ý nghĩa của sự việc phải được làm sáng tỏ và đưa lên đầu bài. * Hãy tự tạo niềm vui cho mình. Hãy ra khỏi bàn giấy văn phòng. Hãy đi tới những nơi sự việc đang xảy ra, những nơi chỉ được nhắc đến một cách trừu tượng trên các thông cáo báo chí và mang lại sự sống cho các bài viết về môi trường. Bạn sẽ thấy niềm vui và sự hài lòng trong công việc đang tăng lên. Và độc giả của bạn cũng sẽ thích các bài viết của bạn hơn và sẽ hiểu được vấn đề dễ dàng hơn. Hãy hiểu vấn đề kỹ hơn. Điều này sẽ mang lại sự sống cho chủ đề bạn đang viết bài. Nếu bạn thấy vấn đề này nhàm chán và khó hiểu, độc giả của bạn cũng sẽ cảm nhận y như vậy khi đọc bài. Nhưng nếu bạn bắt đầu hiểu được sự năng động của thị trường hay bị hấp dẫn bởi các hậu quả môi trường do một chính sách kinh tế gây ra, bạn sẽ hiểu được cuộc sống đang vận động như thế nào. Điều này cho phép bạn kết nối với những sự việc mà bạn không nghĩ rằng chính bản thân mình cũng có liên quan tới – như chính trị, giáo dục, tội phạm và pháp luật. Và còn nhiều sự việc khác có thể làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn hoặc khó khăn hơn * Hãy giải thích vấn đề kỹ càng hơn. Một trong những niềm vui của người làm về truyền thông trong lĩnh vực môi trường là thấy mọi người hiểu ra được một vấn đề trước đây họ không hiểu. (A, bây giờ thì tôi hiểu rồi). Nếu bạn có thể truyền hiểu biết của mình cho người khác, bạn sẽ tự cảm thấy rất hài lòng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phát triển được một trực giác để biết được khi nào độc giả cần giúp đỡ để hiểu một khái niệm hoặc một quá trình kỹ thuật nào đó – và làm cách nào để trau chuốt câu văn của mình để giúp các độc giả.
- Đôi lúc bạn sẽ gặp khó khăn trong việc này. Những ông sếp thiếu tự tin hoặc bảo thủ sẽ không thích thú gì khi nghe bạn nói rằng: “Đây không phải là tin hay để viết bài”. Nhiều người trong số họ lên được chức sếp bằng cách cho rằng những điều nói trong một thông cáo báo chí hoặc từ miệng một quan chức chính phủ là những tin đáng được đưa. Những người khác chỉ muốn có đủ tin chất đầy vào trang báo để họ được về nhà sớm. Chiến thắng cuộc đấu tranh này không phải dễ. Tuy nhiên nếu có được tay nghề làm báo cáo, chiến thắng là thứ có thể đạt được. Do vậy, hãy thử xem những gì chúng ta có thể làm để đạt được điều này. Để bắt đầu chúng ta phải đào sâu vào các câu hỏi tại sao, như thế nào, ở đâu, bằng cách nào và ai. Phần lớn chúng ta quen với ý tưởng rằng các bài viết phải trả lời được những câu hỏi trên cho các độc giả. Chúng ta phải tiếp tục làm như vậy. Tuy nhiên chúng ta còn phải đi xa hơn thế. Trước hết chúng ta phải tự hỏi độc giả cần biết những gì để có thể tự phán xét ý nghĩa của sự việc vừa xảy ra. Chúng ta phải đo mức độ của vấn đề. Đây là sự việc lớn nhất hay là sự vật dài nhất hoặc cao nhất? Con số này tương đương 10%, 50% hay gấp đôi? Đây là lần đầu, lần duy nhất, hay lần cuối ? Hãng máy bay lớn nhất thế giới sa thải giám đốc điều hành là tin quan trọng hơn hay là tin về hãng hàng không lớn thứ năm đuổi việc một kỹ sư chỉ vì anh này tiết lộ xưởng sản xuất của hãng đổ ra môi trường một loại chất thải dộ hại chưa được xử lý. Hãy cân nhắc mọi chi tiết trong một bản tin – các công ty, người có liên quan, những sự việc đã xảy ra – và giúp độc giả hiểu rõ mức độ của sự việc. Điều này giúp cho bạn có thể giải thích được tầm quan trọng của tin đang viết. Bí quyết để nắm được điểm mấu chốt cho bài viết là tạm thời phải lờ đi những chi tiết mà tài liệu của doanh nghiệp nào đó cung cấp như tên doanh nghiệp, tên những người giữ chức vụ chủ chốt trong doanh nghiệp, các cố vấn môi trường, các
- phương pháp xử lý ô nhiễm, tên sản phẩm, tỷ lệ doanh thu dành cho bảo vệ môi trường, và những chi tiết tương tự như vậy. Từ những phần còn lại hãy tổng hợp thành một lời tuyên bố. Bước tiếp theo là suy nghĩ để mở rộng bài viết. Đây là lúc bạn biến bài viết thành của mình. Bạn bắt đầu đưa ra những câu hỏi phát sinh từ bài viết nhưng lại chưa đủ thông tin để giải đáp. Việc đầu tiên là phải mở rộng bài viết ra ngoài phạm vi một cá nhân hay một doanh nghiệp cụ thể (hoặc một nước cụ thể nếu bạn đang viết về môi trường). Ngoài ra còn các doanh nghiệp cùng ngành khác, những người phân tích môi trường, các nhà hàn lâm, các nhà quản lý môi trường, và đừng quên các đồng nghiệp (ví dụ như những người đã từng viết bài về lĩnh vực bạn hiện đang đưa tin) và những biên tập viên. Cũng đừng quên các trữ liệu (trước kia là thư viện nhưng hiện nay là những kho cơ sở dữ liệu trực tuyến và ngay cả những trang công cụ tìm kiếm trên mạng Internet). Hãy vận dụng tất cả những nơi này và bài viết của bạn sẽ không chỉ dựa trên một nguồn tin duy nhất. Bước tiếp theo là phải quyết định mình cần những con số nào. Thường bạn được các nguồn tin ban đầu cung cấp rất nhiều con số – quá nhiều là đằng khác nhưng lại không phải là những con số bạn cần để “đo lường”. Bạn chỉ cần một vài con số nhưng là những con số quan trọng. Và khi bạn chọn được những con số cần thiết, hãy giúp độc giả hiểu chúng. Đừng nói “32,79 phần trăm lượng chất thải rắn được đổ trực tiếp ra bờ sông” khi bạn có thể nói là “một phần ba”. Đừng nói “69,36 phần trăm dân số trên địa bàn có các bệnh về đường hô hấp” khi có thể nói “bảy trong số 10 người”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích và chứng minh “Sự thật trong Phóng sự”
7 p | 382 | 157
-
CÁC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG TRUYỀN HÌNH
10 p | 1025 | 137
-
Tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử
6 p | 815 | 90
-
CẦU TRUYỀN HÌNH
19 p | 181 | 55
-
Sổ tay phóng viên - Tiến hành phỏng vấn khảo sát
6 p | 153 | 30
-
Tìm hiểu Cầu truyền hình
17 p | 131 | 23
-
Bài 1: Để tin kinh tế không khó hiểu
5 p | 104 | 19
-
Đại Việt - thời kỳ phân liệt Trịnh Nguyễn (1600 - 1777) - 6
5 p | 125 | 18
-
Bài giảng Văn học Trung Quốc: Bài 3 - Sử ký
9 p | 127 | 18
-
Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các Trường Cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật ở Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - TS. Bùi Đức Tú
7 p | 97 | 12
-
PHỎNG VẤN CÓ ĐẠO ĐỨC
3 p | 96 | 11
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NGỮ VĂN
3 p | 162 | 11
-
Những biến đổi trong văn hóa việt nam
19 p | 151 | 11
-
Bài giảng Sử ký
25 p | 79 | 8
-
Thời của “babarazzi”
3 p | 68 | 7
-
Mô hình ương cua bột lên cua giống biển trong ao vùng triều
5 p | 83 | 3
-
Bài giảng Hài hòa và chuyển hóa tiêu chuẩn nghề sang tiêu chuẩn đào tạo
9 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn