Thuốc trị rối loạn lipid máu
lượt xem 7
download
Các loại apoprotein và lipoprotein đều có thể định lượng được trong máu. Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng, chỉ có 4 thành phần thường xuyên được định lượng và đánh giá trong chẩn đoán và điều trị: cholesterol toàn phần (CT), triglycerid, HDL và LDL. Khi có rối loạn 1 trong 4 thành phần nói trên, hoặc kết hợp nhiều loại thì được gọi là rối loạn lipid máu. Các chất lipid không hòa tan được trong nước, chỉ hòa tan trong các dung môi hữu cơ. Vì lipid không tan được trong nước nên khi vận...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuốc trị rối loạn lipid máu
- Thuốc trị rối loạn lipid máu Các loại apoprotein và lipoprotein đều có thể định lượng được trong máu. Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng, chỉ có 4 thành phần thường xuyên được định lượng và đánh giá trong chẩn đoán và điều trị: cholesterol toàn phần (CT), triglycerid, HDL và LDL. Khi có r ối loạn 1 trong 4 thành phần nói trên, hoặc kết hợp nhiều loại thì được gọi là rối loạn lipid máu. Các chất lipid không hòa tan được trong nước, chỉ hòa tan trong các dung môi hữu cơ. Vì lipid không tan được trong nước nên khi vận chuyển trong máu nó phải kết hợp với một loại protein (gọi là apoprotein) mang tên lipoprotein. Bằng điện di và siêu ly tâm, người ta đã tách lipoprotein ra nhiều thành phần:
- - VLDL (very low density lipoprotein) là lipoprotein có tỷ trọng rất thấp chủ yếu do gan, một phần nhỏ do ruột tổng hợp, mang nhiều triglycerid nội sinh. - IDL (intermediary density lipoprotein) là lipoprotein có tỷ trọng trung gian là các chất dư còn lại (remnant) sau chuyển hóa VLDL. - LDL (low density lipoprotein) là lipoprotein có tỷ trọng thấp, do chuyển hóa từ VLDL và IDL, có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol đến các tổ chức. LDL là thành phần có liên quan trực tiếp đến cơ chế hình thành mảng vữa xơ động mạch (mà người ta vẫn thường gọi là “chất mỡ có hại”). - HDL (high density lipoprotein) là lipoprotein có tỷ trọng cao, có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol dư thừa từ các tổ chức về gan. Người ta vẫn gọi đây là “chất dọn dẹp vữa xơ động mạch”, hay “chất mỡ có ích”. Điều trị Điều trị nguyên nhân: chứng rối loạn lipid máu có thể là nguyên phát hay thứ phát. Đối với thể thứ phát, phải điều trị bệnh chính gây nên chứng đó (ví dụ bệnh đái tháo đường, cường giáp...) hoặc phải ngừng một số thuốc gây rối loạn lipid máu như hypothiazid, cyclosporin ...
- Mục tiêu điều trị chứng tăng lipid máu là đưa các thông số lipid về giới hạn bình thường hoặc gần bình thường: Việc chọn mục tiêu điều trị thích hợp phải dựa vào việc phát hiện và đánh giá tính chất của các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân như tiền sử suy mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng fibrinogen máu, hút thuốc lá, tình trạng béo (chỉ số khối lượng cơ thể [BMI] >25), tuổi >50... Các biện pháp can thiệp vào chứng rối loạn lipid máu: - Biện pháp đầu tiên là điều chỉnh chế độ ăn trong thời gian từ 2-3 tháng. Không quá vội vã dùng ngay thuốc. Trong nhiều trường hợp, chỉ bằng chế độ ăn hợp lý nhất là với các rối loạn ở mức độ nhẹ và vừa, kết hợp với giảm cân (nếu béo) thì các trị số CT, TG, LDL-C đều giảm rõ rệt. - Chỉ khi chế độ ăn không đủ hiệu lực thì mới dùng thuốc. Trong khi dùng thuốc, vẫn phải duy trì chế độ ăn bệnh lý, định kỳ phải xét nghiệm lại các thông số. - Tăng cường hoạt động thể lực: thể dục vừa sức, đi bộ. Hoạt động thể lực làm tăng HDL-C, phải tập ít nhất 40 phút mỗi ngày, tập đều hằng ngày hoặc ít nhất 3 lần mỗi tuần, nếu ngừng tập thì những kết quả tốt sẽ mất ngay. Một số thuốc điều trị chủ yếu
- Nhiều thuốc đã được dùng trong điều trị chứng rối loạn lipid máu và đã được khẳng định tính hiệu lực qua các công trình nghiên cứu, ví dụ như: - Acid nicotinic (dilexpal, novacyl): có tác dụng làm giảm VLDL, giảm TG do ức chế quá trình tiêu lipid ở tổ chức mỡ, làm giảm lượng acid béo cần thiết cho gan tổng hợp VLDL, làm tăng chuyển hóa VLDL qua đó giảm LDL. Thuốc còn làm giảm lipoprotein (a), làm tăng nhẹ HDL. + Tác dụng phụ: dễ gây rối loạn tiêu hóa, nóng rát dạ dày, buồn nôn, chán ăn, bừng nóng mặt, đỏ da, nhịp tim nhanh, có thể làm tăng men gan. + Không dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, suy gan, suy thận, tăng nhãn áp, loét dạ dày tá tràng đang tiến triển. + Liều thường dùng dilexpal 1,5 - 3g/ngày, bắt đầu từ liều thấp rồi tăng từ từ để tránh tác dụng phụ. - Các acid béo không no omega-3 (Maxepa). + Các acid béo không no họ omega-3 được chiết xuất từ cá biển, có tác dụng làm giảm TG và VLDL máu là chính, giảm nhẹ CT, LDL, tăng nhẹ HDL (tuy hiệu lực chưa bằng fibrat), còn làm giảm nguy cơ huyết khối do tác động đến chuyển hóa của prostaglandin.
- + Thuốc ít có tác dụng phụ. - Các thuốc họ fibrat: clofibrat (miscleron, lipavlon), bezafibrat (bezalip), fenofibrat (lipanthyl), gemfibrozil (lopid)... + Các thuốc nhóm này làm giảm dòng acid béo về gan, làm giảm tổng hợp VLDL, làm tăng độ thanh thải VLDL, giảm hình thành LDL nhỏ và đặc dễ gây vữa xơ động mạch, giảm ôxy hóa LDL: kết quả là giảm cả TG và CT (giảm TG nhiều hơn), giảm VLDL và LDL, tăng HDL. + Tác dụng phụ: đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa, có thể có tăng men gan, yếu cơ ... Đáng lưu ý là sỏi mật, gặp với clofibrat nhiều hơn các fibrat khác. + Chống chỉ định: suy gan, suy thận, bệnh lý túi mật. Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú. - Các statin: đây là nhóm thuốc hiện nay được dùng phổ biến nhất trong điều trị rối loạn lipid máu. Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của các loại statin trong dự phòng tiên phát và thứ phát các biến chứng của bệnh VXĐM (bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não). Các thuốc được sử dụng phổ biến là fluvastatin (lescol), atovastatin (lipitor),
- pravastatin (elisor), simvastatin (zocor) và rosuvastatin (biệt dược crestor). Nhiều nghiên cứu gần đây về các statin cho thấy, ngay cả ở những người không có rối loạn lipid máu, có các yếu tố nguy cơ tim mạch, dùng statin vẫn có tác dụng dự phòng các tai biến tim mạch. Trong số các statin, thuốc rosuvastatin còn được chứng minh là có tác dụng làm giảm kích thước của mảng vữa xơ động mạch. + Các statin ức chế men HMGCoA reductase làm cản trở quá trình nội sinh CT trong tế bào, làm tăng tổng hợp các cảm thụ cho LDL để tăng thoái giáng LDL theo con đường các cảm thụ. Các statin làm giảm CT là chính, làm giảm nhẹ TG và tăng nhẹ HDL. + Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, nổi mẩn, đôi khi tăng các men gan, yếu cơ, tăng CPK. + Chống chỉ định: suy gan, suy thận. Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú. Giảm liều khi dùng cùng với các chất kháng vitamin K (trừ với pravastatin). + Liều dùng: simvastatin và pravastatin 5-30 mg/ngày, atovastatin 10- 80 mg/ngày, crestor 10 mg/ngày – ít phải điều chỉnh liều...
- - Một số thuốc từ nguồn dược liệu trong nước đã được một số tác giả nghiên cứu và đã hoặc mới được dùng trên lâm sàng như: nghệ curcuma longa (cholestan); ngưu tất (didentin); các acid béo không no chiết xuất từ dầu đậu nành và dầu mầm hạt ngô. Chế phẩm từ dầu đậu nành mang tên hypochol có hiệu lực tương tự như maxepa - là các acid béo không no chiết xuất từ cá biển. Các nghiên cứu với các dược liệu trên cho thấy các thuốc đều có hiệu lực thấp hơn so với fibrat và statin, chỉ định khi có rối loạn lipid nhẹ và vừa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Rối loạn Lipid máu - TS.BS. Lê Thanh Toàn
19 p | 294 | 60
-
Thuốc điều trị rối loạn lipid máu
6 p | 382 | 44
-
Bài giảng Cập nhật điều trị rối loạn Lipid máu cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2 - GS.TS. Nguyễn Hải Thủy
111 p | 102 | 10
-
Bài giảng môn Dược lý - Bài: Rối loạn lipid máu
31 p | 35 | 8
-
Bài giảng Cập nhật các khuyến cáo điều trị rối loạn Lipid máu – vai trò của các thuốc non, statin – GS.TS. Nguyễn Lân Việt
46 p | 65 | 7
-
Cập nhật chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu
10 p | 39 | 6
-
Nghiên cứu tính phù hợp trong sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023
7 p | 8 | 5
-
Đánh giá kết quả kiểm soát LDL-C trong sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Cần Thơ
5 p | 7 | 5
-
Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2021-2022
9 p | 17 | 3
-
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
6 p | 6 | 3
-
Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11
11 p | 11 | 3
-
Phân tích chi phí hiệu quả của rosuvastatin so với atorvastatin trong điều trị rối loạn lipid máu tại Việt Nam
6 p | 12 | 3
-
Nghiên cứu tình hình sử dung thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020
12 p | 7 | 3
-
Ứng dụng hệ gen thuốc trong điều trị rối loạn lipid máu
11 p | 10 | 3
-
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh gan thường gặp
9 p | 22 | 2
-
Bước đầu nghiên cứu hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu bằng bài thuốc “Nhị trần thang gia giảm”
7 p | 3 | 2
-
Tác dụng của sơn tra nam trên mô hình rối loạn lipid máu ở thỏ
5 p | 5 | 2
-
Tác dụng của Sơn Tra Nam trên mô hình rối loạn lipid máu ngoại sinh ở chuột
5 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn