Thuyết trình Báo cáo Quản lý tài nguyên rừng chuyên đề: Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004
lượt xem 32
download
"Thuyết trình Báo cáo Quản lý tài nguyên rừng chuyên đề: Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004" nhằm giúp bạn nắm bắt những kiến thức cần thiết về luật bảo vệ và phát triển rừng. Cùng tham khảo nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuyết trình Báo cáo Quản lý tài nguyên rừng chuyên đề: Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI BÁO CÁO QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN RỪNG Chuyên đề: Luật Bảo Vệ và Phát Triển Rừng 2004 GVHD: TS. NGÔ AN
- DANH SÁCH NHÓM 1 • 1.TRẦN THỊ BÍCH DÂN_11157386 • 2. HỒ THỊ DUNG_11157389 • 3.TRỊNH THỊ LỆ QUYÊN_11157260 • 4.BÙI THỊ THƯỜNG_11157303 • 5.NGUYỄN THÀNH CÔNG_11157083
- Bố Cục Gồm 5 chương và 88 điều: Chương I. Những quy định chung: Gồm có 12 điều, từ Điều 1 đến Điều 12. Nội dung cụ thể của Chương I quy định về: phạm vi điều chỉnh của luật là những vấn đề về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, quy định những đối tượng được thực hiện áp dụng luật, quy định về những căn cứ để phân loại rừng, quy định về nh ững tổ ch ức, đ ơn vị, cá nhân nào được coi là chủ rừng, quy định những quyền của Nhà n ước đối với rừng, quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, những nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng, chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; quy định về nguồn tài chính để bảo vệ và phát triển rừng, quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Chương II. Quyền của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Bao gồm 23 điều (từ Điều 13 đến Điều 35) Chương này được chia thành 5 mục bao gồm: Mục 1 - Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, có 9 điều (từ Điều 13 đến Điều 21) Quy định về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; quy định những căn cứ, nội dung, kỳ và trách nhiệm lập quy hoạch, kế koạch bảo vệ và phát triển rừng, quy định thẩm quyền phê duyệt, quyết định xác lập các khu rừng và điều chỉnh quy hoạch, xác lập các khu rừng; công bố quy hoạch, kế hoạch và bảo vệ phát triển rừng.
- Mục 2 - Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng. Trong mục này có 7 điều (từ Điều 22 đến Điều 28) Quy định về nguyên tắc, căn cứ và thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng. Quy định cụ thể về giao rừng, cho thuê r ừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất cho các đối tượng; quy định thu hồi rừng trong những tr ường h ợp nào và chế độ chính sách cho các chủ rừng khi bị thu hồi rừng.
- Mục 3- Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng. Mục này có 2 điều (Điều 29 và Điều 30), đây là điều mới và rất có ý nghĩa về mặt pháp lý. Quy định điều kiện để cộng đồng thôn được giao rừng, được giao những loại rừng nào; chỉ có Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc t ỉnh có đủ th ẩm quyền giao, thu hồi rừng đối với cộng đồng thôn. Quy định quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng.
- Mục 4- Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Mục này có 2 điều (Điều 31 và Điều 32) Quy định việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng tài nguyên rừng. Nêu lên trách nhiệm của ch ủ rừng, cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng .
- Mục 5- Giá rừng. Mục này có 3 điều (từ Điều 33 đến Điều 35). Đây là một mục mới được quy định khá chi tiết về việc xác định và hình thành giá rừng; việc đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; quy định giá trị quyền sử dụng rừng...để phục vụ cho việc đấu giá, tính vào giá trị tài sản, ghi vào giá trị vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp, xác định lại giá trị quyền sử dụng rừng khi cổ phần hoá doanh nghiệp ....
- Chương III. Bảo vệ rừng. Bao gồm 8 điều (từ Điều 36 đến Điều 44). Chương này được chia thành 2 mục. Mục 1- Trách nhiệm bảo vệ rừng. Mục này có 4 điều (từ Điều 36 đến Điều 39). Trong đó quy định rõ trách nhiệm bảo vệ rừng được xác định trong luật là trách nhiệm của toàn dân.
- Mục 2- Nội dung bảo vệ rừng. Mục này có 5 điều (từ Điều 40 đến Điều 44) Quy định về bảo vệ hệ sinh thái rừng khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình ảnh có hưởng đến hệ sinh thái phải tuân theo các quy định của Nhà n ước.
- Chương IV. Phát triển rừng, sử dụng rừng. Chương này gồm 14 điều, từ Điều 45 đến Điều 58 và được chia làm 3 mục, đó là: Mục 1- Rừng phòng hộ. Mục này có 4 điều (từ Điều 45 đến Điều 48). Nội dung mục này quy định những nguyên tắc phát tri ển, sử d ụng rừng phòng hộ, đối với rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng, xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng để có hi ệu qu ả đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, l ấn biển, bảo vệ môi trường và các quy định trong việc khai thác các lợi ích khác của rừng phòng hộ như: kết hợp sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái- môi trường, khai thác lâm sản và các lợi ích khác của rừng phòng h ộ ph ải tuân theo quy chế quản lý rừng. Quy định tổ ch ức quản lý r ừng phòng hộ; việc quản lý, sử dụng rừng sản xuất và đất đai xen k ẽ trong rừng phòng hộ và việc khai thác lâm sản trong rừng phòng h ộ.
- Mục 2- Rừng đặc dụng. Mục này gồm 6 điều (từ Điều 49 đến Điều 54) Nội dung mục này quy định nguyên tắc phát triển và sử d ụng rừng đặc dụng là: bảo đảm việc phát triển tự nhiên của rừng, b ảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan khu rừng; xác đ ịnh rõ trong khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia các phân khu b ảo v ệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, vùng đệm và phân khu dịch vụ- hành chính, mọi hoạt động ở khu rừng đặc dụng ph ải tuân theo quy chế quản lý rừng và phải được phép của ch ủ rừng. Các quy định về tổ chức quản lý rừng, khai thác lâm sản, ho ạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy thực tập, hoạt động k ết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch, sinh thái – môi trường và ổn định đời sống dân cư sống trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm cũng đã được quy định khá đầy đủ, rõ ràng và chi tiết ở mục này.
- Mục 3- Rừng sản xuất. Trong mục này có 4 điều (từ Điều 55 đến Điều 58) Quy định về nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng sản xuất; quy định việc quản lý khi rừng sản xuất là r ừng tự nhiên; việc quản lý khi rừng sản xuất là rừng trồng và quy định việc quy hoạch và chỉ đạo xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia; việc bình tuyển rừng giống, công nhận rừng giống, việc sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp... Nhiều nội dung rất quan trọng quy định về rừng sản xuất đã được quy định ở mục này để phục vụ cho việc quản lý, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác, sử dụng, bảo đảm diện tích, phát triển kinh tế lâm- nông- ngư nghiệp kết hợp....
- Chương V. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Chương này gồm có 20 điều(từ Điều 59 đến Điều 78) và được chia làm 5 mục quy định các vấn đề sau: v Mục 1- Quy định chung về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Mục này có 2 điều (Điều 59 và Điều 60). v Mục 2- Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ. Mục này gồm 2 điều (Điều 61 và Điều 62). v Mục 3- Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức kinh tế. Mục này có 6 điều (từ Điều 63 đến Điều 68). v Mục 4- Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân. Mục này có 4 điều (từ Điều 69 đến Điều 72). v Mục 5- Quyền và nghĩa vụ của các chủ rừng khác. Mục này có 6 điều (từ Điều 73 đến Điều 78)
- Chương VI. Kiểm lâm. Chương này gồm 5 điều, từ điều 79 đến Điều 83. (So với Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 tăng thêm 2 điều). Chương VII. Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Chương này gồm 3 điều, từ Điều 84 đến Điều 86. Nội dung chương này quy định: những tranh chấp về quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng do Toà án nhân dân giải quyết. Các tranh chấp về đất đai có liên quan đến rừng còng do Tòa Án nhân dân giải quyết. Chương VIII. Điều khoản thi hành Chương này có 2 điều, Điều 87 và Điều 88. Quy định Luật này có hi ệu l ực t ừ ngày 01/4/2005. Luật này thay thế Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991. Chính phủ được giao quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
- Một số nội dung cơ bản Các nguyên tắc Các hành vi bị cấm Bảo vệ rừng Chính sách của nhà nước Các loại rừng Kiểm lâm
- Nguyên tắc 1: Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp, đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương, tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định. Nguyên tắc 2: Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững, kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng, kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp, đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng.
- Nguyên tắc 3: Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng. Nguyên tắc 4: Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng. Nguyên tắc 5: Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác.
- Các hành vi bị cấm: Ø Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép. Ø Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép. Ø Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng. Ø Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng. Ø Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng. Ø Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng. Ø Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép. Ø Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp. Ø Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất- nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật. Ø Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuyết trình báo cáo đồ án tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống quản lý khách sạn và đặt phòng trực tuyến
62 p | 1583 | 456
-
Bài thuyết trình Kinh doanh nhà hàng No.4
35 p | 1153 | 137
-
BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
33 p | 775 | 123
-
Thuyết trình: Phương pháp quản lý 6 sigma
35 p | 393 | 103
-
Bài thuyết trình Báo cáo môn Quản lý hệ thống sinh thái tổng hợp: Xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh
22 p | 400 | 84
-
Bài thuyết trình Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015
34 p | 478 | 80
-
Đề tài: Quản lý bán hàng tại nhà hàng The Little
51 p | 857 | 66
-
Thuyết trình Báo cáo Quản lý tài nguyên rừng: Luật bảo vệ và phát triển rừng
64 p | 406 | 63
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bảo tàng – thư viện tỉnh Quảng Ninh
116 p | 198 | 60
-
Báo cáo Quản lý tài nguyên rừng: Chứng chỉ trong quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC
37 p | 236 | 54
-
Thuyết trình Báo cáo chuyên đề: Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004
26 p | 162 | 27
-
Báo cáo Quản lý tài nguyên rừng: Quy chế quản lý rừng
25 p | 191 | 22
-
Thuyết trình: Những lý thuyết của các quá trình thay đổi và đổi mới tổ chức
34 p | 111 | 17
-
Báo cáo đồ án tốt nghiệp: " Xây dựng hệ thống thông tin quản lý xuất nhập hàng tại coong ty Công Nghiệp Chế Biến"
26 p | 139 | 17
-
Báo cáo: Quản lý chất lượng nước
22 p | 108 | 14
-
Bài thuyết trình: Báo cáo về tổ chức bộ máy, quản lý DS-KHHGD tỉnh Thừa thiên huế
27 p | 185 | 11
-
Báo cáo chuyên đề: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý khu dự trữ sinh quyển (DTSQ)
16 p | 119 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn