intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kinh tế - xã hội của một số dự án cấp đặc biệt

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận gồm các nội dung chính: I. Đặt vấn đề; II. Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kinh tế xã hội của một số dự án cấp đặc biệt; III. Kết luận và kiến nghị. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tiểu luận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kinh tế - xã hội của một số dự án cấp đặc biệt

MụC LụC<br /> 1.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………<br /> <br /> 2.<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ<br /> <br /> DỰ ÁN CẤP ĐẶC BIỆT…<br /> 2.1<br /> <br /> Một số khái niệm liên quan đến rủi ro công trình ............................................. 1<br /> <br /> 2.1.1<br /> 2.1.2<br /> <br /> 1<br /> <br /> Định nghĩa và phân loại sự cố công trình xây dựng…………………...<br /> Khái niệm rủi ro (risk) và phân loại rủi ro công trình (risk in construction<br /> <br /> 2<br /> Nguyên nhân gây ra các rủi ro kỹ thuật........................................................ 4<br /> Các tác động của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án ................... 5<br /> Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật trong một số dự án điển hình cấp đặc biệt.................. 8<br /> <br /> projects)………………………………………………………….<br /> 2.2<br /> 2.3<br /> 2.4<br /> 2.4.1<br /> <br /> Phân tích đánh giá sự cố kỹ thuật cầu Cần Thơ ảnh hưởng đến lợi<br /> <br /> 8<br /> 8<br /> 8<br /> 9<br /> 9<br /> 10<br /> <br /> hội của dự án…………………………………………………<br /> 2.4.1.1<br /> <br /> Tổng quan về dự án………………………………………………...<br /> <br /> 2.4.1.2<br /> <br /> Tóm tắt sự cố………………………………………………………<br /> <br /> 2.4.1.3<br /> <br /> ích kinh tế và xã<br /> <br /> Phân tích đánh giá sự cố…………………………………………...<br /> <br /> *Nguyên nhân của sự cố……………………………………………………...<br /> <br /> *Ảnh hưởng của sự cố………………………………………………………..<br /> 2.4.2<br /> Phân tích đánh giá sự cố kỹ thuật đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) ảnh<br /> <br /> 11<br /> 2.4.2.1 ......................................................................Tổng quan về dự án11<br /> 2.4.2.2 ............................................................................ Tóm tắt sự cố12<br /> 2.4.2.3 ................................................................. Phân tích đánh giá sự cố14<br /> 14<br /> *Nguyên nhân của sự cố……………………………………………………...<br /> 14<br /> *Ảnh hưởng của sự cố………………………………………………………..<br /> hưởng đến lợi ích kinh tế và xã hội của dự án<br /> <br /> 3.<br /> <br /> KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………….<br /> <br /> 15<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… 16<br /> <br /> 1.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Việt nam đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế và đang trở thành điểm<br /> <br /> đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính điều này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh<br /> mẽ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông vận tải, điện tử, viễn thông... Ngày càng nhiều các<br /> dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, sân bay, bến cảng, nhà ga, các công trình cầu đường, công<br /> trình ngầm được đầu tư xây dựng với quy mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước trong thời gian qua, đặc<br /> <br /> Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kính tế-xã hội của một số dự án cấp đặc biệt<br /> <br /> Trang 1<br /> <br /> biệt là ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, nơi có nhiều dự án công trình trọng điểm quốc gia<br /> mang ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế - chính trị - xã hội.<br /> Tuy nhiên, trong sự phát triển nhanh chóng này, dù rằng đã có rất nhiều dự án đầu tư xây dựng<br /> đã mang lại thành công xét cả khía cạnh hiệu quả kỹ thuật lẫn kinh tế thì thực tế cũng cho thấy đã và<br /> đang tồn tại rất nhiều dự án công trình bao gồm cả các công trình quan trọng gặp phải những sự cố<br /> kỹ thuật như lún đường, sập cầu, nứt hầm, trượt lở mái dốc,…để lại những hậu quả rất nghiêm trọng,<br /> gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế - xã hội như sự cố sập cầu Rào (Hải Phòng), Cầu Đuống, Cầu<br /> Đắc Krông, sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, vụ sụp toàn bộ trụ sở Viện Khoa học xã hội miền Nam do tác<br /> động của việc thi công tầng hầm cao ốc Pacific (TP Hồ Chí Minh), gần đây nhất là sự xuất hiện của<br /> các vết nứt ở đường Hầm Sông Sài Gòn (Hầm Thủ Thiêm) (TP Hồ Chí Minh) tuy vẫn đang được khẳng<br /> định là nằm trong giới hạn cho phép… Những sự cố như vậy đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả dự<br /> án. Theo số liệu thống kê của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng hàng năm<br /> có khoảng 0,28 – 0,56% công trình bị sự cố thì với hàng vạn công trình được triển khai cũng đã có<br /> hàng trăm công trình bị sự cố [1]. Vì vậy việc xác định nguyên nhân sự cố, đúc rút kinh nghiệm để có<br /> biện pháp khắc phục xử lý và đề phòng các rủi ro kỹ thuật để tránh ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của<br /> các dự án rất được sự quan tâm của giới xây dựng công trình nói riêng và toàn thể xã hội nói chung,<br /> đặc biệt là trong tình hình Việt Nam đang chịu tác động mạnh từ nền kinh tế thế giới đang biến động,<br /> lạm phát tăng cao, tín dụng bị thắt chặt, vật giá (giá xăng dầu, giá vật tư, giá nhân công) leo thang<br /> làm thay đổi kinh phí xây dựng các công trình. Điều này cũng góp phần tạo tiền đề để các yếu tố rủi<br /> ro kỹ thuật công trình xảy ra với xác suất cao hơn.<br /> Hiện nay ở các nước trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn để rủi ro (risk)<br /> và quản trị rủi ro (risk management). Ở Việt Nam, đề tài này cũng đã và đang được giới nghiên cứu<br /> rất quan tâm. Tuy nhiên, sự thật là một tỷ lệ lớn các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam đề cập đến những<br /> rủi ro nói chung hoặc liên quan đến các ngành/lĩnh vực mang tính chất đặc biệt như kinh doanh tiền<br /> tệ, tín dụng (các ngân hàng, quỹ đầu tư), kinh doanh kim loại quý, kinh doanh bảo hiểm [2]. Riêng<br /> lĩnh vực xây dựng công trình giao thông thì lại có rất ít các báo cáo/nghiên cứu về rủi ro kỹ thuật một<br /> cách toàn diện và có hệ thống được ghi nhận và công bố ở Việt Nam. Vì vậy công tác quan lý rủi ro kỹ<br /> thuật vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức. Việc nhìn nhận, đánh giá và quản lý các rủi ro ở các dự<br /> án vẫn chưa được tiến hành một cách chủ động, nhiều sự cố tương tự vẫn thường xuyên tái diễn vì<br /> những suy nghĩ chủ quan rằng ít có khả năng xảy ra các sự cố nghiêm trọng. Do đó, việc nhận dạng,<br /> phân tích và đánh giá đúng mức những ảnh hưởng từ rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kinh tế - xã hội của<br /> dự án, đặc biệt là những dự án cấp đặc biệt sẽ tạo ra cái nhìn tổng quát hơn về tác động của rủi ro và<br /> có ý nghĩa rất quan trọng, là rất cần thiết và cấp bách trong sự phát triển và xây dựng các phương<br /> pháp, biện pháp quản trị rủi ro kỹ thuật phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình và đem lại sự thành<br /> công cho các dự án. Đây cũng chính là mục đích mà bài tiểu luận muốn hướng đến.<br /> 2.<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ DỰ<br /> ÁN CẤP ĐẶC BIỆT<br /> 2.1 Một số khái niệm liên quan đến rủi ro công trình<br /> 2.1.1<br /> <br /> Định nghĩa và phân loại sự cố công trình xây dựng<br /> <br /> Sự cố công trình được ghi nhận và đề cập đến rất nhiều trong các văn bản pháp lý được ban hành<br /> của Chính Phủ và Bộ Xây dựng như Nghi định số 209/2004/NĐ-CP, 180/2007/NĐ-CP, NĐ<br /> 23/2009/NĐ-CP, thông tư số 24/2009/TT-BXD, số 27/2009/TT-BXD [3]. Theo khoản 29 điều 3 Luật<br /> Xây dựng định nghĩa “Sự cố công trình là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép làm cho<br /> công trình có nguy cơ sụp đổ; đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình; hoặc công trình không sử<br /> dụng theo thiết kế” [4]. Theo đó, có 4 loại sự cố là sự cố sập đổ, sự cố biến dạng, sự cố sai lệch vị trí<br /> và sự cố về công năng; phân chia theo cấp độ có cấp độ nhẹ, vừa, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm<br /> trọng. Tuy nhiên định nghĩa này vẫn chưa thực sự rõ ràng khi không đề cập đến định lượng ở mức độ<br /> nào thì được gọi là sự cố. Từ đó đã dẫn đến nhiều cách suy diễn khác nhau về mức độ sự cố, chẳng<br /> hạn nhầm lẫn giữa vi phạm vấn đề chất lượng thông thường và sự cố công trình. Riêng cụm từ<br /> <br /> Trường Đại học giao thông Vận tải<br /> <br /> Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kính tế-xã hội của một số dự án cấp đặc biệt<br /> <br /> Trang 2<br /> <br /> “không thể sử dụng được theo thiết kế” cũng chưa được giải thích chi tiết nên kết quả là trên thực tế<br /> cũng được diễn giải theo nhiều nghĩa. Việc phân loại sự cố cũng còn chung chung, gây khó khăn cho<br /> việc tổng hợp, phân tích sự cố. Ví dụ sự cố vết nứt, lún sụt mái dốc, nền, sự cố do vượt tải… Điều này<br /> làm cho công tác quản lý nhà nước của các địa phương vẫn còn lúng túng khi giải quyết sự cố công<br /> trình ở các quy mô khác nhau [2] [5].<br /> 2.1.2<br /> <br /> Khái niệm rủi ro (risk) và phân loại rủi ro công trình (risk in construction<br /> projects)<br /> <br /> Nhắc đến rủi ro chúng ta thường nghĩ ngay đến những bất trắc xảy ra ngoài mong muốn và thường<br /> gây ra những thiệt hại về thời gian, vật chất, sức khỏe, tính mạng của con người. Khái niệm này được<br /> thay đổi theo ý nghĩa của từng đối tượng quan tâm ví dụ các trong các ngành, lĩnh vực khác nhau thì<br /> rủi ro có những định nghĩa khác nhau phù hợp với tính chất riêng biệt của chúng.<br /> Thực tế nghiên cứu các tài liệu cho thấy, có rất nhiều định nghĩa về rủi ro và đến nay vẫn chưa có<br /> một khái niệm thống nhất nào về rủi ro. Tùy theo từng quan điểm, các trường phái khác nhau, các tác<br /> giả khác nhau lại đưa ra những định nghĩa khác nhau. Nhìn chung có thể chia các khái niệm rủi ro làm<br /> hai trường phái là trường phái truyền thống và trường phái hiện đại. Trường phái đầu tiên cho rằng<br /> rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn<br /> hoặc điều không chắc chắn (uncertainty) có thể xảy ra cho con người. Trường phái thứ hai quan niệm<br /> rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực lẫn tiêu cực. Rủi ro có thể mang<br /> đến sự tổn thất nhưng có thể mang lại nhưng lợi ích, cơ hội. Ví dụ việc xảy ra rủi ro giúp con người<br /> nhận thức được những rủi ro có thể xảy ra, nghiên cứu rủi ro và tìm ra được những biện pháp để đề<br /> phòng chúng xuất hiện. Rủi ro xuất hiện khi tồn tại đồng thời hai yếu tố cơ bản : yếu tố gây rủi ro và<br /> đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng. Phạm vi nghiên cứu về rủi ro cũng khá phong phú và đa dạng, vì<br /> vậy ở đây ta chỉ xét đến rủi ro thường xuất hiện ở khía cạnh kỹ thuật trong các dự án công trình.<br /> Rủi ro kỹ thuật (technical risk) trong dự án công trình chính là khả năng xảy ra những sự cố công<br /> trình do các yếu tố kỹ thuật (vật liệu, thiết bị, máy móc, sai sót từ khâu thiết kế, thi công, tiến độ,...)<br /> như đã được định nghĩa trước đó. Trong lĩnh vực an toàn công trình thì rủi ro thường được nhận ra<br /> kết quả là tiêu cực [6]. Một công trình xây dựng được xem là an toàn nếu mức độ rủi ro thực tế của<br /> nó nằm trong vùng các giá trị chấp nhận. Giá trị biên của vùng này là hai giá trị tiêu chuẩn rủi ro : rủi<br /> ro hư hỏng tiêu chuẩn - giá trị cho phép rủi ro với những công trình mới xây dựng; và rủi ro hư hỏng<br /> giới hạn cho phép - giá trị rủi ro khi công trình đang khái thác đạt tới thì phải tiến hành sửa chữa,<br /> tăng cường [7].<br /> Cũng giống như sự cố công trình, việc phân loại rủi ro trong công trình cũng có nhiều cách khác<br /> nhau và đóng một vai trò quan trọng trong công tác đánh giá mức độ ảnh hưởng có thể xảy ra của<br /> các rủi ro đến dự án công trình và từ đó có cơ sở để đưa ra những biện pháp quản lý và phòng ngừa<br /> rủi ro phù hợp. Một số rủi ro chính của dự án thường phân thành hai nguồn là bên trong (internal)<br /> như các nguồn lực con người, vật liệu (resources); công tác quản lý dự án (project team relationship<br /> and communication), và bên ngoài (external) có thể kể đến nguồn tài chính (financial); chính phủ<br /> (government) như chính sách, chủ trương; yếu tố kinh tế (economic) như lạm phát, biến động giá cả;<br /> rủi ro hoạt động (operational risk) như năng lực của nhà thầu, tư vấn, việc kiểm soát chất lượng; yếu<br /> tố kỹ thuật (technical) trong thiết kế, thi công ; cơ sở pháp lý (legal); điều kiện môi trường xung<br /> quanh (natural environment), và yếu tố rủi ro trong an ninh, an toàn (tai nạn lao động, trộm cắp công<br /> trường, phá hoại..) (security) (Hình 1) [8].<br /> Ở góc độ rủi ro kỹ thuật của dự án thì rủi ro thường xảy ra ở khâu thiết kế (design) hoặc thi công<br /> (construction). Loại rủi ro này nếu xét trên góc độ các bên liên quan của dự án có thể chia thành [9] :<br /> -<br /> <br /> Rủi ro trên góc độ nhà thầu như do điều kiện thời tiết không thuận lợi; thất thoát vật tư; chất<br /> lượng vật liệu kém; …<br /> <br /> -<br /> <br /> Rủi ro trên góc độ tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát : thiết kế có sai sót, trình độ học vấn hạn<br /> chế, ý thức kèm, nhiều quy trình quy phạm về thiết kế; không nhất quán về tiêu chuẩn xây dựng;<br /> công nghệ thi công; quản lý chất lượng thiết kế; quản lý tư vấn yếu kém; năng lực giám sát;…<br /> <br /> Trường Đại học giao thông Vận tải<br /> <br /> Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kính tế-xã hội của một số dự án cấp đặc biệt<br /> <br /> Trang 3<br /> <br /> Hinh 1: Các nguồn rủi ro chính của một dự án (Nguồn [8])<br /> Xét theo các giai đoạn dự án thì có thể phân loại rủi ro như sau:<br /> -<br /> <br /> Rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị dự án: như việc thu thập không đầy đủ/chính xác tình<br /> hình địa chất, địa hình, điều kiện tự nhiên, khí hậu; thiết kế sơ bộ;...<br /> <br /> -<br /> <br /> Rủi ro trong giai đoạn thực hiện dự án: đây là giai đoạn mà xác suất để xảy ra các rủi ro<br /> kỹ thuật rất cao, ví dụ như: điều kiện tự nhiên xấu; sai sót trong khảo sát, thiết kế kỹ thuật;<br /> thiếu trách nhiệm, bớt xén trong quá trình thi công, giám sát; Trình độ quản lý dự án<br /> kém/có biểu hiện tiêu cực…<br /> <br /> -<br /> <br /> Rủi ro trong giai đoạn khai thác dự án: như công tác quản lý khai thác; bảo dưỡng, sửa<br /> chữa yếu kém cũng gây ra những rủi ro kỹ thuật…<br /> <br /> Xét theo mức độ rủi ro có thể phân loại theo ma trận rủi ro như hình sau [10]:<br /> <br /> Trường Đại học giao thông Vận tải<br /> <br /> Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kính tế-xã hội của một số dự án cấp đặc biệt<br /> <br /> Trang 4<br /> <br /> Hình 2 : Ma trận phân loại rủi ro. Nguồn [10]<br /> Trong đó rủi ro được phân làm 3 cấp độ: nhỏ (minor), vừa (moderate) và lớn (major) ứng với mức độ<br /> ảnh hưởng (impact) và khả năng xảy ra (likelihood).<br /> 2.2 Nguyên nhân gây ra các rủi ro kỹ thuật<br /> Việc có thể phân tích và đưa ra chính xác các nguyên nhân gây ra rủi ro kỹ thuật có ý nghĩa thực tiễn<br /> rất cao vì chúng sẽ là căn cứ quan trọng để đề ra các biện pháp giảm thiểu tác hại hoặc phòng tránh<br /> rủi ro có thể xảy ra. Tìm hiểu rõ được nguyên nhân của rủi ro cũng giúp ta xác định được tầm mức<br /> ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả của dự án và từ đó dành được sự đầu tư và quan tâm phù hợp<br /> trong công tác quản trị rủi ro.<br /> Nguyên nhân có thể là do khách quan hoặc chủ quan. Xét về nguyên nhân cơ bản, rủi ro được chia<br /> làm 10 loại như theo sơ đồ Taxanomy đó là (Hình 3) [11] :<br /> -<br /> <br /> Thiếu hiểu biết<br /> <br /> -<br /> <br /> Sự thay đổi thủ tục<br /> <br /> - Sự cẩu thả<br /> <br /> -<br /> <br /> Thiếu sót về điều tra/phân tích<br /> <br /> - Điều kiện thay đổi<br /> <br /> -<br /> <br /> Sai sót khi lập kế hoạch<br /> <br /> - Sai sót khi đánh giá giá trị<br /> <br /> -<br /> <br /> Sai sót khi thực hiện<br /> <br /> - Sự không hiểu biết<br /> <br /> - Sai sót trong đánh giá<br /> <br /> Trường Đại học giao thông Vận tải<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1