intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ 1977, cơ hội ngàn vàng có bị bỏ lỡ

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

85
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau ngày hòa bình thống nhất đất nước, 30.4.1975 nhân dân cả nước hăng hái tham gia lao động sản xuất với hi vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng hi vọng sớm bị dập tắt bởi chiến tranh Biên giới phía Tây Nam 1978, chiến tranh Biên giới với Trung Quốc 1979 và gần hai chục năm bị bao vây cấm vận

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ 1977, cơ hội ngàn vàng có bị bỏ lỡ

  1. Tiểu luận BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT - MỸ 1977, CƠ HỘI NGÀN VÀNG CÓ BỊ BỎ LỠ
  2. LỜI MỞ ĐẦU Sau ngày hòa bình thống nhất đất nước, 30.4.1975 nhân dân cả nước hăng hái tham gia lao động sản xuất với hi vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng hi vọng sớm bị dập tắt bởi chiến tranh Biên giới phía Tây Nam 1978, chiến tranh Biên giới với Trung Quốc 1979 và gần hai chục năm bị bao vây cấm vận, khiến đời sống người dân chẳng cải thiện được là bao thậm chí nhiều người không chịu đựng được dẫn đến vấn nạn “thuyền nhân” mang tiếng xấu cho hình ảnh đất nước vốn đã chẳng đẹp đẽ gì sau “phi vụ” làm đại nghĩa ở Campuchia. Vậy, vì đâu mà Việt Nam lại lâm vào cảnh “cùng cực” đến như vậy? Tại sao Trung Quốc ngang nhiên đánh Việt Nam mà không lo sợ phản hồi của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ? Sau thất bại trong chiến tranh Việt Nam, chính quyền Ford chủ trương thù địch với nước ta, nhưng không lâu sau đó năm 1977 khi Jimmy Carter lên nắm quyền vì lợi ích của Hoa Kỳ muốn phô trương thanh thế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, khát vọng xóa bỏ trong lòng người Mỹ “hội chứng Việt Nam”, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc, ông này đặt ra chủ trương bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vô điều kiện. Cơ hội ngàn vàng ấy đem đến cho Việt Nam triển vọng phát triển kinh tế, đồng thời có thế hơn trong quan hệ với anh hai Trung Quốc, giả dụ nếu Việt Nam nắm bắt được cơ hội ấy thì liệu Trung Quốc có xúi giục Polpot quấy rối ở biên giới Tây Nam, có dám đánh Việt Nam vào năm 1979 mang đau thương đến biết bao gia đình, và liệu rằng đời sống của nhân dân ta có khổ cực đến độ phải rời tổ quốc ra đi. Rõ ràng là, việc bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ có tác động đến những vấn đề kể trên. Vậy thì, do đâu mà cơ
  3. hội nối lại quan hệ với Mỹ bị bỏ lỡ trong khi siêu cường này đã chủ động bình thường hóa vô điều kiện? Trong phạm vi bài tiểu luận tôi sẽ lý giải tại sao một cơ hội “trời cho” đáng quý đến như thế tưởng như đã trong tầm với lại tuột mất khỏi tay Việt Nam? Và cái giá mà Việt Nam phải trả cho sai lầm ấy lớn đến nhường nào? Nội dung bài tiểu luận gồm 4 phần chính: Phần I: Bối cảnh quốc tế và trong nước sau năm 1975 Phần II: Chính sách đối ngoại của Mỹ và Việt Nam Phần III: Bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, cơ hội ngàn vàng, tại sao bỏ lỡ? Phần IV: Hậu quả từ việc bỏ lỡ cơ hội Qua việc phân tích đánh giá kỹ lưỡng những nội dung trên, bài tiểu luận sẽ chỉ ra cho người đọc cách nhìn nhận khách quan về những sai lầm của Việt Nam trong bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1977. Bài làm có sử dụng một số trích dẫn từ những nguồn tư liệu tin cậy đã được trích dẫn trong nội dung chính của tiểu luận.
  4. I. Bối cảnh quốc tế sau năm 1975 1. Tình hình thế giới Trên bình diện thế giới nói chung, chủ trương gây căng thẳng quốc tế chống các nước xã hội chủ nghĩa lan rộng, xu thế đối đầu dần thay thế thời kỳ hòa dịu, chiến tranh lạnh lại tiếp tục tung hoành. Trên thế giới xuất hiện xu thế ưu tiên phát triển kinh tế, các nước lớn như Mỹ trở nên chán ngấy chiến tranh kể từ sau “hội chứng Việt Nam”. Tuy nhiên Mỹ và các nước tư bản sẵn sàng mở rộng quan hệ với Việt Nam. Các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô bắt đầu suy yếu, mâu thuẫn Xô – Trung trở nên gay gắt. Trung Quốc hằm hè với Việt Nam do Việt Nam tỏ ra ngả về phía Liên Xô, chủ trương nuôi dưỡng và xúi giục chính quyền Khơ me đỏ ở Campuchia khiêu khích chống lại Việt Nam. Trong khu vực Đông Nam Á, mặc dù e ngại Việt Nam sợ bị trả thù do đã ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến với nước ta, song các nước cũng sẵn lòng hợp tác, mở rộng quan hệ với Việt Nam ta. Biên giới phía Tây Nam xảy ra xung đột với Campuchia, có tác nhân từ phía Trung Quốc. 2. Tình hình trong nước Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vừa hoàn thành, đất nước thống nhất sẵn sàng đi vào thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, vết thương chiến tranh thì vẫn còn đó, đời sống nhân dân vẫn rất khó khăn. Yêu cầu của đất nước đặt ra lúc này là hòa bình ổn định để phát triển. Nhà nước chủ trương quốc hữu hóa nhiều công ty, xí nghiệp tư nhân, tịch thu tài sản của tầng lớp tư sản, và tiểu tư sản gây bất bình trong một bộ phận nhân dân.
  5. II. Chính sách của Mỹ và Việt Nam 1. Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam Sau chiến tranh Việt Nam, năm 1973 Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á, vẫn giữ quan điểm muốn Việt Nam độc lập với Liên Xô, Trung Quốc và hòa nhập vào ASEAN. Chính quyền Ford về cơ bản vẫn tiếp tục chính sách thù địch với Việt Nam, phủ quyết Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc, đưa ra điều kiện cho bình thường hóa quan hệ. Tuy nhiên, sau khi Jimmy Carter đắc cử Tổng thống năm 1977, với nỗ lực tạo bộ mặt mới cho Mỹ, đưa nỗi ám ảnh về cuộc chiến Việt Nam ra khỏi đất nước, đồng thời ngăn ảnh hưởng của Liên Xô đối với thế giới III, Jimmy Carter đã chủ trương bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Cu Ba. Đưa ra kế hoạch 3 bước về bình thường hóa với nước ta, bao gồm: Vấn đề tìm kiếm lính Mỹ mất tích trong chiến tranh, đồng ý cho Việt Nam vào Liên Hợp Quốc, lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 2. Chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Mỹ Việt Nam vẫn coi Mỹ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm đang lăm le thi hành “kế hoạch hậu chiến” chống ta 1 (Trịnh Xuân Lãng, Một vài suy nghĩ về chính sách của ta đối với các nước ASEAN và đối với Mỹ từ năm 1975 đến năm 1979). Chúng Comment [U1]: Chuyển footnote ta chủ trương chống chính sách xâm lược và gây chiến của Đế quốc, đứng đầu là Mỹ. Trong bình thường hóa quan hệ, Việt Nam cương quyết buộc Mỹ phải thực hiện cả gói 3 điều kiện, bao gồm Điều 21 của Hiệp định Paris, theo đó, Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ cộng hòa và toàn Đông Dương. III. Bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, cơ hội ngàn vàng có bị bỏ lỡ? 1. Cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ 1977 Năm 1977, Jimmy Carter lên làm Tổng thống Hoa Kỳ, với mục tiêu ngăn cản ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc mạnh mẽ trong khu vực, không muốn
  6. thêm bất cứ một nước nào ở khu vực Đông Nam Á rơi vào quỹ đạo của chủ nghĩa cộng sản. Hay nói cách khác, chính quyền mới đặt lợi ích của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, tháng 1. 1977, Andrew Young nói rõ: “Chúng tôi coi Việt Nam như một Nam Tư ở châu Á. Không phải là bộ phận của Trung Quốc hay Liên Xô, mà là một nước độc lập. Một nước Việt Nam mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ”. Tiếp đó ngày 06.1.1977, thông qua Liên Xô, Mỹ lại đưa ra một kế hoạch 3 bước về bình thường hóa quan hệ với Việt Nam: 1. Việt Nam cho biết tin về vấn đề MIA “người Mỹ mất tích trong chiến tranh” 2. Mỹ chấp nhận Việt Nam vào Liên Hợp Quốc và sẵn sàng lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, cũng như bắt đầu buôn bán với Việt Nam. 3. Mỹ có thể đóng ghóp khôi phục tại Việt Nam bằng cách phát triển buôn bán, cung cấp thiết bị và các hình thức hợp tác kinh tế khác. 2 (Hồi ký Trần Quang Cơ, Việt Nam trong thập niên 70 của thế kỷ 20) Comment [U2]: Chuyển sang footnote Chính quyền Carter bật đèn xanh cho Việt Nam bằng các động thái như nới lỏng một phần cấm vận với ta ngày 03.3.1977, tiếp đó ngày 09.3.1977 Mỹ cho phép công dân Mỹ được đi thăm Việt Nam. Đến giữa tháng 3, Carter cử đặc phái viên Leonard Wood cock sang thăm nước ta và đi đến thỏa thuận mở cuộc đàm phán về bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ tại Paris. Cuộc đàm phán diễn ra trong thời gian khá dài, phải qua 3 vòng đàm phán: - Vòng đàm phán thứ nhất ngày 3 – 4.5.1977, lập trường của Mỹ là hai bên sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ ngay và vô điều kiện, những vấn đề còn tồn tại sẽ giải quyết sau, Mỹ cũng lý giải về việc thi hành điều 21, Hiệp định Paris rằng nước này có khó khăn về pháp luật nên không thực hiện được, hứa sẽ thực hiện khi đã có quan hệ, bỏ cấm vận và xét viện trợ nhân đạo. Tuy nhiên, phía Việt Nam lại nhất nhất phải giải quyết xong vấn
  7. đề MIA, và buộc phía Mỹ viện trợ 3,2 tỷ USD như đã hứa hẹn trước đây. Bất đồng quan điểm nên vòng đàm phán thứ nhất thất bại. - Vòng đàm phán thứ hai, ngày 2 – 3.6.1977, Mỹ lại đưa ra đề nghị tương tự, Việt Nam vẫn “cứng đầu” không kém. Vòng đàm phán lại thất bại. - Vòng đàm phán thứ ba, ngày 19 – 20.12.1978, lúc này Mỹ thi hành bước thứ hai trong kế hoạch bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, theo đó Mỹ quyết định rút bỏ quyền phủ quyết Việt Nam tham gia vào Liên Hợp Quốc, Mỹ cũng đề nghị nếu chưa thỏa thuận được về việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ thì có thể lập Phòng Quyền Lợi ở thủ đô hai nước, nhưng như vậy thì chưa bỏ cấm vận. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cứng nhắc lập luận như lúc đầu. 2. Tại sao Việt Nam bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa với Mỹ năm 1977? Xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc chính quyền Mỹ dưới thời Jimmy Carter tỏ rõ quan điểm bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Và rõ ràng là việc quan hệ Việt – Mỹ được cải thiện chẳng có hại gì mà thậm chí còn là cái lợi to lớn cho Việt Nam, vậy vì đâu cơ hội ngàn vàng ấy bị bỏ lỡ? Câu trả lời đến từ ý thức hệ của giới lãnh đạo Việt Nam. Thứ nhất, nhìn nhận không đúng tình hình thế giới, thứ hai tư tưởng huênh hoang sau chiến thắng trước một nước tầm cỡ như Mỹ, thứ ba cố chấp duy ý chí, không đề cao lợi ích to lớn của quốc gia, dân tộc. Sai lầm đầu tiên dễ thấy là việc Đảng và nhà nước ta nhận định sai lầm về tình hình thế giới. Đảng ta quá sai lầm khi nhận định “Cuộc sống ngày càng chứng tỏ sức mạnh của chủ nghĩa xã hội là vô địch và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ngày càng phát huy tác dụng là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Đó là thành trì kiên cố của cách mạng vô sản thế giới, là chỗ dựa vững chắc 3 cho phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội” (Văn kiện Đại hội IV). Cho rằng chủ nghĩa xã hội ngày càng lớn mạnh, còn chủ nghĩa tư Comment [U3]: footnote
  8. bản đứng đầu là Mỹ đang suy yếu và rơi vào khủng hoảng, trong khi không thấy được rằng chính anh cả Liên Xô đang phải trả giá vì chạy đua vũ trang, nền kinh tế bị đình trệ. Đại hội IV , tháng 12/1976 cũng cho rằng: “nước ta tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh quốc tế thuận lợi”. Thế nào là thuận lợi, khi trước mắt còn bao khó khăn thử thách, bị Mỹ cấm vận, không cân bằng được quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô. Không thấy được rằng anh hai Trung Quốc đang cay cú với việc Việt Nam thân với Liên Xô hơn, đồng thời cũng không nhận ra được những hành động khiêu khích của Polpot ở khu vực biên giới Tây Nam có bàn tay của Trung Quốc. Vì nhận định tình hình các nước lớn sai, mà Việt Nam xem nhẹ việc bình thường hóa với Mỹ, cho rằng không bình thường hóa cũng không ảnh hưởng gì nhiều bởi đã có hai người anh to lớn đỡ đầu. Lý do thứ hai góp phần làm đổ bể cơ hội “trời cho” này là thái độ huênh hoang, tự cao tự đại: “Thắng lợi đó đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc…”, “đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc mở rộng trận địa của chủ nghĩa xã hội, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á”, “làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng”, “tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng của thời đại.” 6 (Đại hội IV), đúng là đánh Comment [U4]: footnote đuổi Mỹ là một chiến công của Việt Nam, song quá tự hào vì thành công ấy, cho rằng một nước nhỏ như Việt Nam có thể đánh bại được một tên đế quốc sừng sỏ như Mỹ khiến toàn nhân loại thán phục, mà quên mất rằng Việt Nam vẫn đang là một nước nghèo nàn, lạc hậu và nhiệm vụ trọng tâm chiến lược thời kỳ hòa bình thống nhất đất nước phải là phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân. Bởi thế nên, khi Mỹ muốn đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, dù Mỹ đã nhân nhượng trong phạm vi có thể, song Việt Nam vẫn với tâm lý hiếu thắng nhất nhất đòi Mỹ viện trợ 3,2 tỷ USD để hàn gắn vết thương chiến tranh. Trong khi
  9. không nhận ra được rằng, điều đó là không thể, bởi Nghị viện Mỹ đã thông qua đạo luật cấm bồi thường cho Việt Nam. Dù muốn hay không thì điều đó cũng không thể thay đổi. Không ai có thể phủ nhận được rằng bình thường hóa quan hệ với Mỹ mang đến cho Việt Nam cơ hội “mở mày mở mặt” với thế giới, bằng chứng là nếu quan hệ Việt – Mỹ bình thường thì cấm vận của Mỹ đối với nước ta sẽ bị dỡ bỏ, như vậy thì việc làm ăn buôn bán của các công ty, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá thể sẽ suôn sẻ và lời lãi hơn. Nhưng, dường như với bản tính chai lỳ, cố chấp, hiếu thắng, ưa chỉ đạo tích tụ từ bao nhiêu năm kháng chiến giai đã khiến cho những nhà lãnh đạo thờ ơ, không cân nhắc đến vấn đề này. IV. Cái giá Việt Nam phải trả Rõ ràng rằng sai lầm là do giới lãnh đạo, song hậu quả đáng buồn thì cả một dân tộc Việt Nam phải gánh chịu. 1. Hậu quả trước mắt Tháng 10/1978 khi nhận ra sai lầm vì đã bỏ lỡ cơ hội năm 1977, Việt Nam quyết định rút bỏ thi hành điều 21, những tưởng quan hệ Việt – Mỹ sẽ trở nên tốt đẹp,nhưng không! Cùng lúc tiến hành đàm phán với Việt Nam, Mỹ cũng đặt vấn đề bình thường hóa với Trung Quốc, trong chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ C. Vance, Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Trung Quốc là NATO phương Đông” còn “Việt Nam là Cu Ba phương Đông”. Hiểu được ý đồ của Trung Quốc, chính quyền Carter đã chọn con đường bình thường hóa với Trung Quốc và gác lại câu chuyện về Việt Nam. Ngày 01.01.1979 Trung Quốc và Mỹ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, bắt tay nhau cấu kết chống lại Liên Xô. Điều này là một tổn thất, một hiểm họa đối với Việt Nam, và cũng là một điều kiện để Trung Quốc tiếp tục âm mưu dùng Polpot để quấy phá Việt Nam, tiến hành cuộc chiến Biên giới 1979 vừa để thăm dò tình hình Liên Xô, vừa để răn đe Việt Nam mà lại không sợ phản ứng từ phía Mỹ. Rõ ràng sai lầm của Việt Nam đã trở thành một “phần quà” đối với Trung Quốc.
  10. Bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ bị gác lại, dù Mỹ đã chấp nhận cho Việt Nam vào Liên Hợp Quốc, song những rào cản, cấm vận kinh tế thì vẫn còn đó. Trong khi Trung Quốc ra mặt chống lại Việt Nam, nền kinh tế Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác suy yếu, kinh tế Việt Nam đối mặt với bao khó khăn, không thể nào ngóc đầu lên được, dân chúng ở nhiều nơi cả miền bắc, miền nam vượt biên với hi vọng tạo dựng cuộc sống mới trở thành gánh nặng cho đất nước, không những thế hình ảnh Việt Nam đã bị hoen ố trong cuộc chiến “vì tình nghĩa” ở Campuchia, nay lại càng tệ hại hơn. 2. Hậu quả lâu dài Dù rằng những tội ác của Mỹ trên đất Việt, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của Mỹ trong việc xây dựng nền kinh tế ở miền Nam, đưa miền Nam trở thành một thành phố tầm cỡ trong khu vực Đông Nam Á. Trong tập hồi ký của mình, Lý Quang Diệu có viết: “Năm 1975 thành phố Hồ Chí Minh có thể sánh vai ngang với Bangkok. Nhưng nay (năm 1992) nó tụt lại đằng sau tới hơn 20 năm” 4 (Trần Quang Cơ, Hồi Ký và Suy Nghĩ) Như vậy, rõ ràng là Mỹ thất bại trong cuộc chiến Việt Nam, song Mỹ giỏi hơn chúng ta rất nhiều trong xây dựng phát triển kinh tế điều này không phải bàn cãi. Tuy nhiên, tại sao sau ngày cả nước thống nhất, dưới sự cai quản của Đảng và nhà nước thành phố Hồ Chí Minh tụt lại đằng sau Bangkok đến 20 năm? Tại quản lý kinh tế vi mô, vĩ mô của người Việt kém? Hay tại vì do Mỹ cấm vận nên muốn phát triển cũng khó? Câu trả lời ở cả hai ý trên. Những người lãnh đạo Việt Nam vốn chỉ quen với súng ống, pháo đạn, tư tưởng thời chiến dày dặn tích lũy suốt cả mấy chục năm trời nào đâu có biết quản lý kinh tế thế nào cho hiệu quả, cùng với cấm vận của Mỹ, chẳng mấy nước tư bản nào dám giao du với Việt Nam, mà có giao du đi nữa thì với bản tính “cộng sản” bảo thủ chủ trương tẩy chay tất cả mọi thứ liên quan đến tư bản thì Việt Nam cũng sẽ chẳng đáp lời. Sau chiến tranh, kế hoạch 5 năm (1976 – 1980) với trọng tâm phát triển công nghiệp nặng và nông nghiệp được Đảng, Nhà nước đặt ra, nhân dân ta tràn trề hi vọng vào một sự thay
  11. đổi nhưng cái họ nhận được là gì? Kế hoạch 5 năm kết thúc sản lượng công nghiệp 5 chỉ tăng 0,6%, nông nghiệp tăng có khá hơn chút đỉnh ở mức 1,9% (Vietnam – Economic development, nationencyclopedia.com). Con số nói lên rằng dường như Comment [U5]: footnote kinh tế Việt Nam dậm chân tại chỗ trong suốt 5 năm trời, đó là minh chứng cho lời nhận xét của Lý Quang Diệu. Sai lầm vì bỏ lỡ cơ hội năm 1977, Trung Quốc xuất hiện phá tan cơ hội bình thường hóa năm 1978 và kể từ đó cho đến năm 1994, gần 20 năm sau quan hệ Việt – Mỹ mới lành lại khi Tổng thống Bill Clinton dỡ bỏ hàng dào cấm vận. Hãy thử làm một phép thử, nếu cơ hội bình thường hóa 1977 không bị bỏ lỡ, thì kinh tế Việt Nam có chậm lại so với Thái Lan, Trung Quốc. Và GDP bình quân đầu người của nước ta cho tới năm 2008 có dừng lại ở 1.000 $? Dù tình hình chính trị có nhiều bất ổn nhưng con số này của Thái Lan là 7.500 $ gấp 7,5 lần so với Việt Nam. Con số chênh lệch trên là rất nhỏ so với các nước rồng hổ trong khu vực, những nước mà có mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ từ sớm như Sigapore, Hàn Quốc. Nếu như các nước như Hàn Quốc, Singapore sau khi chiến tranh kết thúc, đi theo con đường đúng đắn họ nhanh chóng trở nên giàu có như hôm nay, thì đã bao năm qua đi cho tới nay, Việt Nam vẫn nằm trong số những nước nghèo nhất thế giới, đứng ở vị trí thứ 141/179 quốc gia trên thế giới. Chính sai lầm do không biết nắm giữ cơ hội, cộng với tầm nhìn hạn hẹp, chính sách đối nội, đối ngoại lệch hướng khiến Việt Nam phải trả giá.
  12. LỜI KẾT Nếm mùi đắng cay trong cuộc chiến Campuchia, và chiến tranh Biên giới Việt – Trung 1979, suốt gần hai chục năm cấm vận, đó là cái giá quá đắt mà Việt Nam phải trả do bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Đó âu cũng là bài học xương máu, cảnh tỉnh những ai từng dương dương tự đắc về một Việt Nam tài giỏi cừ khôi, đánh thắng cả đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, thức dậy những ai đang lãng quên lợi ích cao nhất của quốc gia dân tộc, chạy theo cái gọi là lý tưởng cá nhân. Rõ ràng là Mỹ đã đặt lên tay Việt Nam cơ hội bình thường hóa, nhưng do tầm nhìn hạn chế, tư tưởng cố chấp, cổ hủ của ý thức hệ, chúng ta đã gạt phắt đi. Để rồi những nỗ lực sau đó trở nên vô ích bởi sự can thiệp của Trung Quốc, và sự sa lầy vào cuộc chiến Campuchia. Sai lầm nối tiếp sai lầm, chỉ đến ngày 3.2.1994 bằng việc dỡ bỏ hoàn toàn hàng rào cấm vận, quan hệ Việt – Mỹ mới bình thường trở lại, kể từ đó, kinh tế Việt Nam có những chuyển biến rõ rệt, cho đến nay đầu năm 2009 Việt Nam đã đạt được không ít thành tựu đáng chú ý. Song dù vậy, vẫn không ít người, trong đó có cá nhân tôi, có cùng chung suy nghĩ, tại sao những người đứng đầu Đảng và nhà nước ta khi ấy lại không sáng suốt hơn để bây giờ và những thế hệ mai sau người đời không phải nói hai từ giá như…
  13. Danh mục tài liệu tham khảo 1. TS. Nguyễn Vũ Tùng, Chính sách đối ngoại Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội, 2007. 2. Lê Linh Lan, Qúa trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ: kinh nghiệm và bài học, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 01. 2006. 3. Trần Quang Cơ, Hồi ức và suy nghĩ, 25.3.2003. 4. Vietnam war history, vietnamwar.com 5. Vietnam – Economic development, nationencyclopedia.com 6. Vietnam War, encarta.sms.com 7. List of countries by GDP, wikipedia.org.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2