intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận - Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ thế kỷ 19

Chia sẻ: Vũ Phương Dung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

358
lượt xem
123
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, nhắc tới Mỹ là nhắc tới một cường quốc số 1 thế giới ở hầu hết các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục…Nhưng khoảng hơn 200 năm trước đây, khi mới giành được độc lập, Mỹ chỉ là một quốc gia nhược tiểu với nền kinh tế và quốc phòng non trẻ, dễ bị xâm chiếm lại bởi các quốc gia Châu Âu hùng mạnh. Vậy tại sao hơn 200 năm sau, đất nước này vươn lên một cách thần kỳ, trở thành một quốc gia hùng mạnh như vậy?...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận - Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ thế kỷ 19

  1. Tiểu luận Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ thế kỷ 19 1
  2. Mục Lục A – LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................... 3 B – NỘI DUNG .............................................................................................................. 4 I. Khái quát về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ ................................................................... 4 II. Các chính sách đối ngoại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX .......................................... 6 1. Học thuyết Monroe (1823)........................................................................................... 6 1.1 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................................... 6 1.2 Nội dung học thuyết Monroe ..................................................................................... 7 1.3 Ý nghĩa ...................................................................................................................... 8 2. Chính sách mở cửa ...................................................................................................... 9 2.1 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................................... 9 2.2 Nội dung.................................................................................................................. 10 2.3 Ý nghĩa .................................................................................................................... 11 3. Chính sách cây gậy lớn .............................................................................................. 13 3.1 Hoàn cảnh ra đời ..................................................................................................... 13 3.2 Nội dung.................................................................................................................. 14 3.3 Ý nghĩa .................................................................................................................... 14 4. Chính sách ngoại giao đô la ....................................................................................... 15 4.1 Hoàn cảnh ra đời ..................................................................................................... 15 4.2 Nội dung.................................................................................................................. 15 4.3 Ý nghĩa .................................................................................................................... 16 2
  3. A – LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, nhắc tới Mỹ là nhắc tới một cường quốc số 1 thế giới ở hầu hết các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục…Nhưng khoảng hơn 200 năm trước đây, khi mới giành được độc lập, Mỹ chỉ là một quốc gia nhược tiểu với nền kinh tế và quốc phòng non trẻ, dễ bị xâm chiếm lại bởi các quốc gia Châu Âu hùng mạnh. Vậy tại sao hơn 200 năm sau, đất nước này vươn lên một cách thần kỳ, trở thành một quốc gia hùng mạnh như vậy? Tìm hiểu về các chính sách đối ngoại của Mỹ chính là một cách tiếp cận hay để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự lớn mạnh về mặt kinh tế, sự ảnh hưởng về mặt chính trị của Mỹ ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Trong phạm vi đề tài của mình, người viết chỉ giới hạn tìm hiểu các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thế kỷ XIX và sang đầu thế kỷ XX. 3
  4. B – NỘI DUNG I. Khái quát về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ Chính sách đối ngoại của một quốc gia nói chung là những hoạt động được đưa ra bởi chính phủ quốc gia đó nhằm thực hiện các mục tiêu trong quan hệ với các quốc gia và chủ thể khác trong cộng đồng quốc tế. Nói cách khác, chính sách đối ngoại của một quốc gia là tất yếu khách quan trong quan hệ giữa một quốc gia và các nước khác trên thế giới, là công cụ để đảm bảo lợi ích của các quốc gia, góp phần lớn vào sự phát triển của nước đó. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau và trong mỗi khu vực khác nhau, chính sách đối ngoại của các quốc gia đều có sự khác biệt. Với Hoa Kỳ (còn được gọi là Mỹ), chính sách đối ngoại đóng một vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước này, góp phần lớn đưa Hoa Kỳ từ một quốc gia nhược tiểu những năm đầu lập quốc thành một cường quốc số một trên thế giới như hiện nay. Xuyên suốt quá trình phát triển của nước Mỹ, các chính sách đối ngoại của nước này chủ yếu được quyết định và có nguồn gốc từ các tổng thống. Tuy nhiên, các yếu tố bối cảnh trong n ước, quốc tế và hệ tư tưởng và một số yếu tố khác cũng đóng vai trò không kém quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Nói về cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa kỳ, trước hết phải đề cập tới cơ sở về kinh tế. Có thể nói nền ngoại giao Mỹ có được sức mạnh đáng kể từ sức mạnh kinh tế. Với lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhi ên phong phú: đất đai rộng, giàu tài nguyên thiên nhiên cùng với sự ảnh hưởng, áp dụng tích cực những thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp Anh và tinh thần sáng tạo của người Mỹ, nước Mỹ đã nhanh chóng phát triển kinh tế cả về công nghiệp và nông nghiệp. Kinh tế phát triển đã thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm thị trường bên ngoài của Mỹ, do đó hình thành nên chính sách bành trướng của Mỹ. Ban đầu là sự xâm chiếm lãnh thổ bằng nhiều cách như chiếm, sát nhập, mua lại…đất của người da đỏ, vùng lãnh thổ của các đế quốc Châu Âu gần Mỹ, sau này là sự can thiệp, thâm 4
  5. nhập, tạo ảnh hưởng tới thị trưởng các quốc gia khác (từ khi mà sự phân chia thị trường theo kiểu thực dân cơ bản đã chia xong). Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến yếu tố hệ tư tưởng trong quá trình hoạch định chính sách ngoại giao của Mỹ. Có thể nói, người Mỹ luôn có đức tin vào Chúa. Họ tin rằng Chúa luôn che chở, bảo vệ và đồng thời cũng ưu ái đối với người Mỹ, cho người Mỹ những quyền “hiển nhiên” mà các quốc gia khác không có được. Do đó, những lập luận , chủ thuyết theo kiểu “bành trướng do định mệnh” hay “định mệnh hiển nhiên” (manifest destiny) luôn được Mỹ sử dụng từ những ngày đầu lập quốc, đặc biệt vào đầu thế kỷ XIX để biện minh cho việc bành trướng lãnh thổ trước đây cũng như quyền mở rộng ảnh hưởng, “khai hóa” và “bảo vệ” cho các nước ở Tây bán cầu cũng như các nước trên toàn thế giới. Lý thuyết Darwin xã hội mà đưa ra giả thuyết về thế giới sinh học: nói về sự cạnh tranh tàn bạo mà trong đó sinh vật nào mạnh nhất, có khả năng thích nghi tốt nhất sẽ tồn tại cũng ăn sâu vào tư tưởng người Mỹ và được áp dung để làm tiền đề cho việc hoạch định chính sách đối ngoại quốc gia. Những người theo chủ nghĩa Darwin xã hội lập luận rằng: “trong thế giới tàn bạo của các quan hệ quốc tế, chỉ có những quốc gia thích nghi được mình với điều kiện mới và được chuẩn bị để tranh đấu thì mới tồn tại được”1 Bằng việc đưa ra những luận thuyết, lập luân, người Mỹ đã khẳng định quyền bành trướng hiển nhiên của họ, khẳng định chính sách đối ngoại của nước này. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác tác động lên việc hình thành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, nhưng yếu tố kinh tế và tư tưởng có thể được coi là hai yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX. Giai đoạn này là một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển vượt bậc của nước Mỹ, đánh dấu sự phát triển từ một n ước nhược tiểu, trở thành một nước có vị thế to lớn như ngày hôm nay. Qua việc tìm hiểu những chính sách đối ngoại 1 Dương Quang Hiệp – Nền tảng của việc bành trướng ra thế giới của Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX – số 7/2010 – trang 61 5
  6. cụ thể được chính phủ Mỹ đưa ra trong giai đoạn này, ta sẽ hiểu rõ hơn về sự phát triển, sức mạnh Mỹ cũng như là về nước Mỹ. II. Các chính sách đối ngoại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 1. Học thuyết Monroe (1823) 1.1 Hoàn cảnh ra đời Sau các phát kiến địa lý, trong khi phần lớn Bắc Mỹ nằm dưới sự cai quản của Anh thì hầu hết các nước Mỹ Latinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Sự kiện 13 thuộc địa của Anh hợp lại giành độc lập và lập nên nhà nước Hoa Kỳ đã tác động mạnh đến các quốc gia Mỹ Latinh, thôi thúc các nước này đứng lên giành độc lập, tự do cho riêng mình. Vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX, miền Trung và Nam Mỹ đều hướng về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Thêm vào đó, cuộc chiến tranh Napoleon mà cụ thể là cuộc chinh phục Tây Ban Nha của Napoleon năm 1808 đã tạo cơ hội thuận lợi cho người Mỹ latinh vùng lên khởi nghĩa. Cho tới năm 1822, dưới sự lãnh đạo của Simon Boliviar, Francisco Miranda, José de San Martin và Miguel Hidalgo, t ất cả các khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Châu Mỹ từ Argentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở miền Bắc đều giành được độc lập. Tuy nhiên, chính lúc đó, Nga, Áo, Phổ đã thiết lập Liên minh Thần thánh để bảo vệ họ trước các cuộc cách mạng. Bằng việc can thiệp vào những nơi phong trào quần chúng đang đe dọa chế độ quân chủ, liên minh này – có sự tham gia của Pháp thời hậu Napoleon – đã huy vọng có thể ngăn chặn cách mạng lan rộng. Chính sách này đã đi ngược với quyền tự quyết của Mỹ và khiến người Mỹ lo âu. Mỹ lo lắng về ý định muốn phục hồi những thuộc địa cũ của Tây Ban Nha sẽ ảnh hưởng tới lợi ích thương mại của Mỹ cũng như là an ninh lãnh thổ nước Mỹ. Và bởi vì Mỹ latinh cũng có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích thương mại của Anh nên Anh cũng muốn ngăn chặn hành động này. Do đó, Anh hối thúc mở rộng các đảm bảo của Anh – Mỹ đối với Châu Mỹ latinh. 6
  7. Về tình hình nước Mỹ, sau cuộc chiến tranh với Anh năm 1812, Mỹ chính thức chấm dứt sự phụ thuộc kinh tế vào các quốc gia Châu Âu. Kinh tế công nông nghiệp dần phát triển, đặc biệt là công nghiệp do động lực lấp khoảng trống trong thương mại với Châu Âu do chiến tranh. Cùng với đó là tư tưởng bành trướng cố hữu lại xuất hiện nhằm tìm kiếm thị trường, phát triển và củng cố thêm nền kinh tế. Ngoài tập trung phát triển kinh tế đất nước, người dân Mỹ còn dõi theo cuôc cách mạng ở Mỹ latinh. Các cuộc cách mạng này đã củng cố niềm tin của người Mỹ về quyền tự trị của họ. Do đó, năm 1822, trước sức áp lực ngày càng lớn của dư luận, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là James Monroe đã công nhận nền độc lập thực sự, toàn toàn tách khỏi những mỗi ràng buộc với các đế quốc Châu Âu của các quốc gia Trung và Nam Mỹ, đồng thời trao đổi công sứ với các quốc gia này. Hơn thế nữa, tổng thống Monroe còn đưa ra Học thuyết Monroe với ý nghĩa bề nổi là tôn trọng và bảo về quyền tự do của người Châu Mỹ, khẳng định “Châu Mỹ là của người Châu Mỹ’. 1.2 Nội dung học thuyết Monroe Vào tháng 12 năm 1823, nhân dịp gửi thông điệp hàng năm tới Quốc hội, tổng thống James Monroe đã đưa ra Học thuyết Monroe với 3 nội dung chính sau đây: Các lục địa Châu Mỹ…từ nay trở đi không thể được coi là đối tượng của thực dân hóa trong tương lai do bất cứ một cường quốc Châu Âu nào tiến hành. Chúng ta phải coi bất kỳ toan tính nào về phần họ nhằm mở rộng hệ thống (chính trị) của họ tới bất cứ một bộ phận nào của bán cầu này đều là nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh của chúng ta. Chúng ta đã không can thiệp và sẽ không can thiệp vào những thuộc địa hay các xứ phụ thuộc nào của bất kỳ cường quốc Châu Âu nào. Nhưng với những chính phủ đã tuyên bố nền độc lập của mình và bảo vệ nền độc lập ấy và được chúng ta thừa nhận thì chúng ta phải coi bất kỳ một sự can thiệp nào nhằm mục 7
  8. đích áp chế họ hay kiểm soát số phận của họ bằng bất kỳ phương pháp nào do bất cứ cường quốc Châu Âu nào thực hiện đều thể hiện khuynh hướng thù địch với nước Mỹ2. Trước hết phải khẳng định rằng, vào thời điểm học thuyết Monroe ra đời, nước Mỹ tuy đã thoát khỏi sự phục thuộc vào kinh tế các nước Châu Âu và dần phát triển kinh tế nhưng Mỹ vẫn chưa thực sự đủ mạnh để thực hiện những gì học thuyết Monroe đề ra nếu như không có sự ủng hộ của Anh. Tuy nhiên, ta phải công nhận rằng, sự ra đời của học thuyết này mang một ý nghĩa to lớn, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, tác động tới quan hệ quốc tế. 1.3 Ý nghĩa Nhìn chung, vào thời điểm học thuyết Monroe mới được công bố, học thuyết này đã nhận được nhiều sự ủng hộ phần lớn từ các quốc gia Mỹ Latinh - các quốc gia mà đều hướng tới mục tiêu chung là giành được độc lập, tự do cho dân tộc, thoát khỏi sự ảnh hưởng của các cường quốc Châu Âu. Học thuyết này được xem như đã thể hiện được tinh thần đoàn kết của các quốc gia Châu Mỹ qua sự khẳng định “Châu Mỹ là của người Châu Mỹ”. Không chỉ vậy, học thuyết Monroe còn là một lời cảnh báo tới các quốc gia Châu Âu hãy tránh xa lục địa Châu Mỹ nói chung và Mỹ latinh nói riêng. Thực chất, đây là một học thuyết nhằm phân chia khu vực ảnh hưởng, với nỗ lực kiềm chế sự khôi phục và việc giành thêm thuộc địa mới, ngăn chặn những ảnh hưởng sâu rộng của hệ thống chính trị của các quốc gia Châu Âu ở lục địa này và cuối cùng là loại trừ ảnh hưởng của Châu Âu ra khỏi Châu Mỹ. Sự ra đời của học thuyết này được coi là một mốc đánh dấu sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, chuyển từ chủ nghĩa trung lập sang chủ nghĩa bành trướng mà mục tiêu bành trướng ở đây trước hết là Mỹ Latinh. Mỹ muốn biến Mỹ Latinh thành 2 Khái quát về lịch sử nước Mỹ - Ấn phẩm của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ - 2005 8
  9. “sân sau” của mình, tăng cường sự ảnh hưởng cả về kinh tế, chính trị…của Mỹ ở vùng này. và có thể nói ẩn sau việc tuyên bố học thuyết Monroe là một nỗ lực bành trướng trên toàn bộ lục địa này nhưng bằng phương pháp hòa bình, mang tính chất nhân đạo, bảo vệ công lý và quyền tự do của con người. Theo dõi xuyên suốt chiều dài lịch sử đối ngoại của Mỹ, ta còn thấy được Học thuyết Monroe là nền tảng cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ sau này, chỉ đạo một xu hướng trong chính sách đối ngoại Mỹ trong suốt thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là sự ra đời của hệ luận Rossevelt, chính sách ngoại giao đô la, chính sách mở cửa… Ngoài ra, theo một số quan điểm, học thuyết Monroe chính là một động lực thực sự để thiết lập một chính sách an ninh quốc gia nhằm bảo vệ Mỹ. Theo như lời cựu Cựu thẩm phán tòa án tối cao và ứng cử viên tổng thống Woodrow Wilson vào năm 1916, Charles Evans Hughes thì “Học thuyết Monroe là một chính sách phòng thủ quốc gia… một sự xác nhận nguy ên lý của an ninh quốc gia” 3. Việc Mỹ công nhận nền độc lập của những “hàng xóm” lận cận của mình, đưa ra học thuyết tránh cho những nước này chịu ảnh hưởng của quốc gia Châu Âu cũng chính là bảo vệ an ninh và lãnh thổ Mỹ. 2. Chính sách mở cửa 2.1 Hoàn cảnh ra đời Như đã phân tích ở trên, sự ra đời của học thuyết Monroe với xu h ướng trong chính sách đối ngoại của Mỹ là bành trướng, cho tới cuối thế kỷ XIX, nước Mỹ đã thành công trong việc bành trướng về phía Tây cũng như là xâm chiếm các quốc gia Mỹ Latinh như Cuba, Puerto Rico… vốn là thuộc địa của Tây Ban Nha. Sự thành công này đã làm thăng thêm tham vọng và kích thích những ý nghĩ của người Mỹ rằng vận mệnh của họ là “khai hóa” cho toàn lục địa. Từ đó, Mỹ lại càng muốn tiếp tục bành trướng, mở rộng lợi ích của mình hơn. Khu vực Châu Á 3 http://www.sg.inter.edu/raep/2004M02/Index_files/042ToH%C3%A91i.HTM 9
  10. được coi là một đích đến của nước Mỹ và việc mở rộng lợi ích của Mỹ ở khu vực này được coi như là một “sứ mệnh hiển nhiên”. Thêm vào đó, Tới cuối thế kỷ XIX, Anh đã suy yếu dần, còn Mỹ ngày càng mạnh thêm với lực lượng hải quân hùng hậu. Nắm được quyền lực biển là tiền đề quan trọng để Mỹ thực hiện chủ nghĩa bành trướng của mình, giành giật quyền lực thương mại với các cường quốc khác. Mục tiêu cụ thể của Mỹ ở Châu Á là Trung Quốc, bởi đây là một thị trường đầy tiềm năng, Mục tiêu tiếp theo của Mỹ ở Đông Á là Trung Quốc. Đây được coi là một thị trường khổng lồ, một bàn tiệc mà bất cứ một cường quốc nào cũng thèm muốn. Tuy nhiên, vào thời điểm Mỹ hướng tới Trung Quốc thì quốc gia này thì Trung Quốc đã bị nhiều cường quốc như Anh, Pháp, Nga, Nhật xâu xé, phân chia phạm vi ảnh hưởng. Mỹ lo sợ rằng những phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc này ở Trung Quốc sẽ dần trở thành thuộc địa của những nước này. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc đầu tư, trong quan hệ buôn bán cũng như trong việc áp đặt sự ảnh hưởng của Mỹ ở quốc gia tiềm năng này. (Thời gian này chỉ 1% giá trị hàng hóa của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc, (khoảng 10 nghìn đô la trên tổng số 1 triệu 231 nghìn đô la năm 1898), trong khi đó Anh kiểm soát khoảng 70% thương mại Trung Quốc)4. Do đó, để ngăn chặn nguy cơ nói trên, năm 1899 Mỹ đã đưa ra chính sách “Mở cửa” với Trung Quốc và kêu gọi các quốc gia khác cùng thực hiện. 2.2 Nội dung Tháng 9 năm 1899, ngoại trưởng Mỹ John Hay dưới chính quyền tổng thống McKinley đã gửi công hàm ngoại giao tới các nước có phạm vi ảnh hưởng ở 4 Lester H Brune và Richard Dean Burn - Chronological history of US foreign relations – Volume 1: 1607 - 1932 10
  11. Trung Quốc, kêu gọi các nước này cùng thực hiện chính sách “Mở cửa” do Mỹ đề ra với nội dung chính như sau5: Thứ nhất, các nước thừa nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Thứ hai, hàng hóa của các nước phải theo chế độ thuế quan của Trung Quốc và do chính phủ Trung Quốc thu thuế. Thứ ba, không can thiệp vào lợi ích của các nước theo những điều khoản đã ký. Thứ tư, tàu thuyền các nước đi lại trong thương cảng thuộc phạm vi các nước khác không được đánh thuế nhập khẩu cao hơn thuế suất quy định cho tàu thuyền của nước mình. Luận điểm này cũng được áp dụng trên lĩnh vực vận tải bằng xe lửa. 2.3 Ý nghĩa Như vậy, ta có thể thấy đ ược, chính sách “Mở cửa” đối với Trung Quốc mà Mỹ ban bố đã nhấn mạnh vào sự bình đẳng trong thương mại của tất cả các quốc gia trên lãnh thổ Trung Quốc, đó là Nga, Anh, Pháp, Ý. Tuy nhiên, trên thực tế, với việc ban bố chính sách “Mở cửa” đối với Trung Quốc, Mỹ muốn đoạt đ ược những lợi thế từ tay người Trung Quốc, muốn xác lập vị thế hợp pháp và bình đẳng của mình ở thị trường Trung Quốc so với các cường quốc khác, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Mỹ tiếp cận và cạnh tranh với các công ty nước ngoài ở thị trường to lớn này. Thực ra, vào thời điểm cuối thế kỷ XIX, Mỹ dù đã mạnh lên rất nhiều so với hồi đầu lập quốc nhưng vẫn chưa đủ sức để can thiệp một cách trực tiếp vào Trung Quốc vì đây là một thị trường rộng lớn, một quốc gia đông dân có bề dày lịch sử. Hơn nữa, trên lãnh thổ Trung Quốc nước này đã có sự hiện diện của các cường quốc Châu Âu với những phạm vi ảnh hưởng 5 Dương Quang Hiệp – Từ chính sách “Mở cửa” Trung Quốc hiểu thêm về tính thực dụng trong chính sách đối ngoại của Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX – Tạp chí khoa học, ĐH Huế - 2008 11
  12. riêng. Do đó, không có chính sách nào phù hợp hơn để xâu xé quyền lợi ở thị trường này cũng như tăng cường sự ảnh hưởng của Mỹ mà không bị Trung Quốc hay các cường quốc kia phản đối. Đồng thời, với chính sách này, Mỹ muốn ngăn chặn các nước đế quốc tiếp tục xâm chiếm Trung Quốc, biến những khu vực ảnh hưởng của những nước này thành thuộc địa của riêng họ, làm ảnh hưởng đến thương mại cũng như những lợi ích của Mỹ ở nước này. Ngoài ra, với chính sách “Mở cửa” Mỹ không những bảo vệ được những lợi ích của mình mà còn không làm mất chỗ đứng chính trị hay xâm hại đến quyền tự do của người dân, dân tộc mà Mỹ vẫn nêu cao cũng như không tạo gánh nặng cho quân đội Mỹ. Việc thực hiện chính sách “Mở cửa đối với Trung Quốc được dư luận Mỹ đánh giá rất cao. Đối với người Mỹ, đây là một trong những chính sách đáng đ ược ghi nhớ nhất trong lịch sử nước này. Mark Sullivan trong cuốn sách “Thời đại của chúng ta: sự chuyển đổi thế kỷ” (tên tiếng anh là Our Time: The turn of the century) đã viết: “Chính sách “mở cửa” của Trung Quốc là một ý tưởng của người Mỹ. Nó được hình thành nhằm tương phản với chính sách “phạm vi ảnh hưởng” được thực thi bởi các cường quốc khác. Chính sách “mở cửa” là một trong những chương/đoạn đáng được khen ngợi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, là một minh chứng của năng lực, kỹ năng khôn ngoan, sắc sảo đi kèm là sự thúc đẩy thiện chí trong quá trình đàm phán. Không một chính khách và quốc gia nào không thể không đồng ý với mong muốn mà chính sách của John Hay đưa ra, John Hay đã nhìn nhận thông suốt vấn đề một cách hoàn hảo”6. Tóm lại, mục tiêu rõ ràng nhất của chính sách “Mở cửa” đối với nước Mỹ đó là một công cụ ngoại giao khôn ngoan để bành trướng, xâm lược Trung Quốc và dần là bành trướng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với phương thức “thương mại đi trước, cờ Mỹ theo sau”. Những năm sau đó, sự việc Mỹ đưa quân viễn chinh cùng với liên quân Anh, Đức, Pháp, Nhật, Ý và Nga tiến vào thành phố 6 Dương Quang Hiệp – Từ chính sách “Mở cửa” Trung Quốc hiểu th êm về tính thực dụng trong chính sách đối ngoại của Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX – Tạp chí khoa học, ĐH Huế - 2008 12
  13. Bắc Kinh, đàn áp phong trào Nghĩa Hoà Đoàn của nhân dân Trung Quốc là một minh chứng tiếp theo cho ý đồ xâm lược này của Mỹ. Như vậy, qua việc thực hiện chính sách “Mở cửa”, ta còn thấy được Mỹ được các nước khác coi như một nhân tố quan trọng trong những vấn đề thế giới. Đồng thời, việc thực hiện chính sách này cũng tạo cầu nối giữa việc thực thi chính sách đối ngoại Mỹ thế kỷ XIX với việc đáp ứng nhu cầu bành trướng của nền công nghiệp Mỹ đầu thế kỷ XX. 7 Còn đối với các nước cường quốc như Anh, Pháp, Nga, Italia, khi nhận được một văn bản ngoại giao từ Mỹ yêu cầu các nước này đồng ý với chính sách “Mở cửa” các quốc gia đều không đồng tình với chính sách mà có lợi cho Mỹ này nhưng không từ chối ngay lập tức. Những nước này lợi dụng chính sách “Mở cửa” để tạm thời hòa hoãn những mâu thuẫn, thừa nhận phạm vi ảnh hưởng của nhau, biến chính sách này thành một hiệp định chia cắt Trung Quốc. 3. Chính sách cây gậy lớn 3.1 Hoàn cảnh ra đời Thời điểm cuối thế kỷ XIX, Mỹ đã thành công trong việc bành trướng về phía Tây, tăng cường ảnh hưởng của mình ở nhiều nước Mỹ Latinh. Do đó, khi tổng thống Theodore Roosevelt (1901 – 1909) lên nắm quyền, dựa trên những thành công của chính quyền trước, T.Roosevelt tiếp tục mục tiêu bành trướng ra bên ngoài – mục tiêu mà xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tại Mỹ Latinh, Mỹ tiếp tục cố gắng làm cho khẩu hiệu lý thuyết “châu Mỹ là của người châu Mỹ” mà thực chất là “Châu Mỹ là của người Mỹ” thành hiện thực. Do đó, năm 1904, Mỹ tuyên bố về chính sách ngoại giao “Cây gậy lớn” với ý nghĩa bảo đảm lợi ích của Mỹ ở Tây Bán Cầu thông qua chủ trương can thiệp quân sự. 7 Trần Thiện Thanh – Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn 1865 – 1904 – Tạp chí Châu Mỹ ngày nay - Số 4/2007 – trang 46 13
  14. 3.2 Nội dung Chính sách ngoại giao “Cây gậy lớn” dưới thời tổng thống T.Rossevelt có nội dung là khẳng định Mỹ sẵn sàng can thiệp trực tiếp vào bất cứ quốc gia nào của Mỹ Latinh nhằm mục đích duy trì sự ổn định của khu vực. Tuy nhiên, Mỹ cũng nói rằng Mỹ chỉ “can thiệp trong trường hợp đó là phương sách cuối cùng nếu lợi ích của Mỹ bị xâm phạm và các nước này không có khả năng hoặc cố tình không hành động theo công lý, bất kể trong công việc đối nội hay đối ngoại và việc đó thực sự vi phạm các quyền lợi của Hoa Kỳ hoặc gây ra sự thù địch từ bên ngoài”. Đồng thời, các nước Châu Âu cũng được cảnh báo rằng rằng Mỹ sẽ sử dụng sức mạnh dám sát quốc tế ở bán cầu Tây, sẽ không ngồi y ên khi Châu Âu can thiệp vào khu vực này. 3.3 Ý nghĩa Về cơ bản, chính sách ngoại giao “Cây gậy lớn” của Mỹ vẫn là một chính sách nhằm thực hiện chủ nghĩa bành trướng của quốc gia này ở khu vực Mỹ Latinh, ngăn chặn các quốc gia phương Tây thực hiện sự ảnh hưởng ở khu vực mà Mỹ cho là “sân sau” hay “cái ao nhà của mình”. Minh chứng cho việc thực hiện chính sách “cây gậy lớn” là việc Mỹ xây dựng kênh đào Panama – ở eo biển Trung Mỹ, trên tuyến đường nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương thuộc địa phận của Colombia. Lúc đầu chính phủ Colombia gây nhiều khó dễ trong việc cho phép Mỹ xây dựng kênh đào này. Do đó, Mỹ đã ủng hộ những người nổi loạn lật đổ chính quyền với điều kiện Mỹ có quyền xây dựng và kiểm soát kênh đào này. Việc xây dựng kênh đào Panama cùng với sử dụng sức mạnh quân sự can thiệp vào nội bộ Colombia chỉ là bước đầu tiên trong chính sách ngoại giao “Cây gậy lớn” của Mỹ. Những hành động tiếp theo của chính quyền tổng thống T.Rossevelt được thúc đẩy khi khi Venezuala và Cộng hòa Dominica không trả được nợ cho một số quốc gia Châu Âu và các nước này đã đưa cả tàu chiến sang để thu nợ. Mỹ e ngại rằng các quốc gia Châu Âu n ày sẽ sử dụng việc đòi món nợ chưa trả như một phương tiện, cơ hội để tái thiết lập ảnh 14
  15. hưởng của mình ở những nước Mỹ Latinh này. Do đó, năm 1904, tổng thống T.Rossevelt đã tuyên bố chính sách của mình, còn được gọi là hệ luận Rossevelt rằng Mỹ sẽ tập hợp và góp phần vào việc trả nợ của các quốc gia này và rằng chỉ có Mỹ mới có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Mỹ Latinh. Theo đó, tổng thống Rossevelt đã đưa quân đội sang cộng hòa Dominica để đôn thúc việc trả nợ và đưa quân tới Cuba để đàn áp phong trào cách mạng năm 1906 ở nước này. Như vậy, với việc thực hiện chính sách “Cây gậy lớn” Mỹ đã tiến thêm một bước mới trong việc củng cố và tăng cường ảnh hưởng của Mỹ ở Mỹ Latinh. Đồng thời, bằng việc thể hiện sức mạnh, sự lãnh đạo của Mỹ ở Tây Bán Cầu, các quốc gia khác cũng e ngại trước những thách thức từ Mỹ. 4. Chính sách ngoại giao đô la 4.1 Hoàn cảnh ra đời Năm 1909, sau khi tổng thống Taft lên nắm chính quyền, nước Mỹ đã sự phát triển vượt bậc cả về nông nghiệp và công nghiệp, trở thành một quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới. Việc sản xuất hàng hóa trong nước vượt lên nhu cầu tiêu dùng của người dân dẫn đến khủng hoảng thừ a trong nước. Nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng hóa đã khiến tổng thống Taft rất quan tâm tới thương mại quốc tế. Chính quyền tổng Taft nhắm tới khu vực phát triển của Mỹ latinh và Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Phát triển thương mại sang những vùng này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ, tiến bộ kinh tế, ổn định chính trị và đảm bảo quyền lợi chiến lược của Mỹ ở khu vực kém phát triển. Trong thông điệp liên bang đầu tiên của mình, Taft đã viết: “ngày nay, hơn bao giờ hết, tư bản Mỹ đang theo đuổi việc đầu tư ở nước ngoài và nhìn chung các sản phẩm của Mỹ đang tìm kiếm thị trường nước ngoài”. Vì lẽ đó, tổng thống Taft ủng hộ ngoại trưởng Knox theo đuổi chính sách “Ngoại giao đô la”, dùng sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị để mở rộng các lợi ích thương mại của Mỹ ra bên ngoài. 4.2 Nội dung 15
  16. Chính sách “Ngoại giao đô la” dưới thời tổng thống Taft có nội dung chính là bảo vệ các quốc gia Trung Mỹ tránh nạn nợ nước ngoài, nạn khủng hoảng tài chính quốc gia và nguy cơ rối loạn các mối quan hệ quốc tế do ảnh hưởng của tình hình bất ổn định trong nước. Theo đó, tổng thống Taft ủng hộ việc các ông chủ ngân hàng giúp đỡ các nước có tình hình tài chính khó khăn trả nợ nước ngoài. 4.3 Ý nghĩa Nhìn chung, chính sách “Ngoại giao đô la” của Mỹ nhằm mục đích dùng sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị của Mỹ để mở rộng các lợi ích thương mại của Mỹ ra bên ngoài. Minh chứng cụ thể cho việc thực hiện chính sách này là tổng thống Taft vận động các chủ ngân hàng đầu tư đầu tư cứu trợ Honđurat về mặt tài chính (bằng cách mua lại nợ từ các ngân hàng Anh) và đồng thời thiết lập chỗ đứng tài chính vững chắc của Mỹ ở Haiti. Năm 1912, phái đến Nicaragua một lực lượng hải quân làm nhiệm vụ đàn áp cuộc nổi dậy của dân bản xứ chống lại chính phủ Nicaragua – một chính phủ có nhiều cộng tác với Mỹ về các lợi ích thương mại…Như vậy, chính sách “Ngoại giao đô la” có ý nghĩa quan trọng đối với nước Mỹ, có tác dụng làm cho Mỹ nhanh chóng trở thành một cường quốc về tài chính và thương mại. Đồng thời, giúp Mỹ gạt bỏ đ ược sự gặt hái về lợi ích của các cường quốc khác. Trong bức thông điệp thường niên cuối cùng gửi Quốc hội, tháng 12 năm 1912, tổng thống Taft khẳng định rằng chính sách “N goại giao đô la” chính là sự mở rộng của học thuyết Monroe. Điều này có nghĩa là chính sách này tiếp tục phục vụ cho công cuộc bành trướng của Mỹ. “Ngoại giao đô la không chỉ khiến Mỹ đạt được lợi ích về thương mại mà còn tăng cường được sự ảnh hưởng chính trị ở Mỹ ở Mỹ Latinh, khi mà các quốc gia phụ thuộc vào thương mại Mỹ, ắt hẳn dễ bị phụ thuộc vào chính trị. Có thể nói rằng, chính sách “Ngoại giao đô la” l à một bước tiến mới nhằm tăng cường và củng cố ảnh hưởng của Mỹ ở Mỹ Latinh và gạt bỏ sự ảnh hưởng của các cường quốc Châu Âu ra khỏi lục địa này. 16
  17. C - TỔNG KẾT Như vậy, qua việc tìm hiểu những học thuyết, chính sách đối ngoại của Mỹ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ta có thể thấy được các chính quyền Mỹ kế tiếp nhau đã triển khai được một bước quan trọng trong chiến lược toàn cầu của mình, đó là khẳng định châu Mỹ là khu vực ảnh hưởng riêng, là "chợ sau" của Mỹ mà các cường quốc khác trên thế giới không có quyền nhòm ngó. Phạm vi ảnh hưởng của Mỹ ở những nước này không chỉ trong lĩnh vực chính trị, quân sự mà còn cả về kinh tế. Mỹ thực sự đã trở thành một đế quốc ở khu vực Châu Mỹ. Đồng thời, trên cơ sở củng cố và tăng cường sức mạnh của mình, Mỹ đã bắt đầu vươn vòi "bạch tuộc" tới Châu Á - Thái Bình Dương, xác lập quyền tự do thương mại ở khu vực quan trọng này. Trong các giai đoạn về sau, để phù hợp với xư hướng của thời đại, tình hình trong và ngoài nước, mặc dù chính sách của Mỹ có thay đổi nhưng tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn là tư tưởng bành trướng, tăng cường ảnh hưởng của Mỹ, khẳng định vị thế bá chủ không chỉ trong lục địa châu Mỹ mà trên toàn thế giới. Ngoài ý nghĩa thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, học thuyết Monroe, chính sách mở cửa, chính sách cây gậy lớn và ngoại giao đô la chính là nền tảng cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ trong các giai đoạn về sau và cho tới tận ngày nay. Theo nhận định của nhiều nhà phân tích chính sách đối ngoại thì chiến lược toàn diện để đối phó với tình trạng khẩn cấp và nghiêm trọng ở Sudan được tổng thống Mỹ Obama (tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ) thông qua chính là một sự học tập, có nguồn gốc từ những chính sách cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX của lịch sử ngoại giao nước Mỹ, đó là chính sách “ngoại giao đô la” và chính sách “ cây gậy lớn”. Theo đó, tổng thống Mỹ thông qua kế hoạch dùng cây “gậy tài chính” – kéo dài thời gian áp đặt biện pháp trừng phạt về kinh tế đối với Sudan do “những chính sách và hành động của Sudan vẫn đi ngược lại 17
  18. những lợi ích của nước Mỹ và tiếp tục đe dọa an ninh quốc gia cũng như chính sách đối ngoại của Mỹ” (trích thư của tổng thống Obama gửi lên Quốc hội Mỹ). Nhìn chung, những chính sách đối ngoại của Mỹ thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Mỹ mà còn đối với cả thế giới. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã khéo léo kết hợp lợi ích về chính trị và kinh tế để cho ra đời những chính sách có tính thực tiễn cao, góp phần không nhỏ vào việc phát triển đất nước ở thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và phát triển thành một cường quốc số 1 trên thế giới ở hầu hết các lĩnh vực như ngày nay. 18
  19. TƯ LIỆU THAM KHẢO Tạp chí 1. Dương Quang Hiệp – Nền tảng của việc bành trướng ra thế giới của Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX – Tạp chí Châu Mỹ ngày nay - số 7/2010 2. Trần Thiện Thanh – Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn 1865 – 1904 – Tạp chí Châu Mỹ ngày nay - Số 4/2007 3. Nguyễn Lan Hương – Nguồn gốc lịch sử của học thuyết “Sứ mệnh bành trướng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ” – Tạp chí Châu Mỹ ngày nay – Số 10/2006 4. Anthony Lake – Sức mạnh Mỹ và chính sách ngoại giao Mỹ - Tạp chí Châu mỹ ngày nay – Số 1/1996 5. Lê Thu Hằng – Xu hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch sử - Tạp chí Châu Mỹ ngày nay – số 5/1999 6. Nguyễn Thái Yên Hương – Văn hóa Mỹ và việc hình thành chính sách đối ngoại Mỹ - Tạp chí Châu mỹ ngày nay – số 11/2001 7. Dương Quang Hiệp – Từ chính sách “Mở cửa” Trung Quốc hiểu thêm về tính thực dụng trong chính sách đối ngoại của Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX – Tạp chí khoa học, ĐH Huế - 2008 Sách 7. William A Degregorio (2001) – 42 đời tổng thống Mỹ - NXB Chính trị quốc gia 8. (2005) - Khái quát về lịch sử nước Mỹ - Ấn phẩm của bộ ngoại giao Hoa Kỳ 9. Nguyễn Đình Luân (2007) – Tìm hiểu logic kinh tế trong chính sách đối ngoại của Mỹ 19
  20. Website 10. Gilderhus, Mark T (1/3/2006) - The Monroe doctrine: meanings and implications - http://www.highbeam.com/doc/1G1-147615268.html - 5/11/2010 11. Torres Clavell, Héctor Luis. (2/2004) - The Real Significance of the Monroe Doctrine - http://www.sg.inter.edu/raep/2004M02/Index_files/042ToH%C3%A91i.HTM – 10/11/2010 12. Eugene P. Trani – Dollar Diplomacy - http://www.americanforeignrelations.com/A-D/Dollar-Diplomacy.html - 28/11/2010 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2