Tiểu luận chuyên đề tiền lương tiền công: Cải tiến chính sách tiền lương tại Công ty cổ phần cơ khí An Giang
lượt xem 28
download
Cho tổ chức đạt được hiệu suất cao cũng như tác động một cách tích cực tới động lực lao động của mọi người lao động. Tuy nhiên, tác dụng của trả lương còn tuỳ thuộc vào khả năng chi trả và ý muốn tra lương của công ty cho người lao động trong tương quan với sụ đóng góp của họ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận chuyên đề tiền lương tiền công: Cải tiến chính sách tiền lương tại Công ty cổ phần cơ khí An Giang
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Để đảm bảo sản xuất, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải đảm bảo các nguồn lực về tài chính, máy móc thiết bị và đặc biệt không thể thiếu được nguồn lực con người. Con người được coi là vốn quý nhất, là động lực phát triển của mọi tổ chức, nó có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Vì vậy, quản lý nguồn nhân lực giúp cho tổ chức có thể tồn tại và phát triển được. Trả lương lao động là một hoạt động quản lý nhân sự có ý nghĩa rất lớn trọng việc giúp cho tổ chức đạt được hiệu suất cao cũng như tác động một cách tích cực tới động lực lao động của mọi người lao động. Tuy nhiên, tác dụng của trả lương còn tuỳ thuộc vào khả năng chi trả và ý muốn tra lương của công ty cho người lao động trong tương quan với sụ đóng góp của họ. Một cơ cấu tiền lương hợp lý sẽ là cơ sở để xác định tiền lương công bằng nhất cho từng người lao động cũng như thuyết phục họ về lượng tiền lương đó. Khi tiến hành cổ phần hoá, Công ty cổ phần cơ khí An Giang đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả trên nhiều mặt của sản xuất kinh doanh như: đổi mới công nghệ, đổi mới mặt hàng, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên, những nhân tố tác động đến kết quả trên có vấn đề tiền lương và chính sách tiền lương. Nó đã tạo ra động lực bên trong của công ty. Vì vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty tôi đã chọn đề tài: “Cải tiến chính sách tiền lương tại Công ty cổ phần cơ khí An Giang”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lý luận cơ bản về tiền lương và phân tích thực trạng chính sách tiền lương của Công ty cổ phần cơ khí An Giang. Qua đó, bản thân đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục cải tiến chính sách tiền lương và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 3. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hệ thống văn bản chính sách tiền lương của Công ty cổ phần cơ khí An Giang. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng theo phương pháp nghiên cứu truyền thống như quy nạp, diễn giải… cùng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê làm rõ bản chất của vấn đề. SVTH: Nguyễn Văn Trung 1
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ Số liệu sử dụng trong chuyên đề được lấy từ các báo cáo và tài liệu chính thức cũng như hệ thống các văn bản của Công ty cổ phần cơ khí An Giang. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tiền lương Khái niệm tiền lương Tuỳ thuộc vào cách tiếp cận, phương thức vận hành nền kinh tế và trình độ phát triển của nền kinh tế mà người ta có những quan niệm khác nhau về tiền lương (tiền công). Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng tiền lương (salary) là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo một số lượng nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng. Còn tiền công (wage) là khoản tiền trả công lao động theo hợp đồng lao động (chưa trừ thuế thu nhập và các khoản khấu trừ theo quy định), được tính dựa trên số lượng sản phẩm làm ra hoặc số giờ làm việc thực tế. Ngày nay, người ta đã đi đến thống nhất về khái niệm tiền lương: Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động, phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động. Tiền lương được người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách thường xuyên, ổn định trong khoảng thời gian hợp đồng lao động (tuần, tháng, năm…) Tại Điều 55, Chương VI “Tiền lương” Bộ Luật lao động của nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam được sửa đổi bổ sung năm 2007 ghi rõ: “Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định” Phân biệt tiền lương và tiền công SVTH: Nguyễn Văn Trung 2
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ + Tiền lương là lượng tiền mà người sử dụng lao động trả công cho người lao động mang tính chất thường xuyên và thường gắn với hình thức biên chế, định biên trong một doanh nghiệp, tổ chức… + Tiền công là lượng tiền mà người sử dụng lao động trả công cho người lao động để thực hiện một hoặc một số công việc cụ thể, hoặc làm việc với số thời gian nào đó, được xác lập thông qua thuê khoán lao động, hoặc qua hợp đồng dân sự. Vai trò của tiền lương + Đối với người lao động Tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động, giúp cho họ và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt và dịch vụ cần thiết. Mặt khác, tiền lương kiếm được ảnh hưởng đến địa vị của người lao động trong gia đình, địa vị của họ trong tương quan với các bạn đồng nghiệp cũng như giá trị tương đối của họ với tổ chức và đối với xã hội. + Đối với tổ chức Tiền lương là một phần quan trọng của chi phí sản xuất. Tiền lương là một đòn bẩy nhằm đảm bảo sản xuất phát triển, duy trì, giữ gìn và thu hút một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao với ý thức kỷ luật vững. + Đối với xã hội Tiền lương có thể ảnh hưởng quan trọng tới các nhóm xã hội và các tổ chức khác nhau trong xã hội. Tiền lương đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân thông qua con đường thuế thu nhập và góp phần làm tăng nguồn thu của chính phủ cũng như giúp cho chính phủ điều tiết được thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Những yếu tố tác động lên tiền lương của người lao động Yếu tố thuộc về công việc Yếu tố thuộc về Mức lương trả Yếu tổ thuộc về môi trường bên cho lao động cá nhân người lao ngoài động Yếu tố thuộc về tổ chức SVTH: Nguyễn Văn Trung 3
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ + Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, bao gồm: Thị trường lao động; sự khác biệt về tiền lương theo vùng địa lý; các mong đợi của xã hội, văn hoá, phong tục tập quán; các tổ chức công đoàn; luật pháp và các quy định của chính phủ; tình trạng của nền kinh tế. + Yếu tố thuộc về tổ chức, bao gồm: Thuộc ngành sản xuất hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh; lợi nhuận và khả năng chi trả tiền lương của tổ chức; quy mô của doanh nghiệp; trình độ trang bị kĩ thuật của doanh nghiệp; quan điểm, triết lý của tổ chức trong trả lương. + Yếu tố thuộc về công việc, bao gồm: Kỹ năng; trách nhiệm; sự cố gắng của người lao động; điều kiện làm việc như. + Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động, bao gồm: Sự hoàn thành công việc; thâm niên công tác; kinh nghiệm làm việc; thành viên trung thành của doanh nghiệp; tiềm năng. 1.1.2. Chính sách tiền lương Khái niệm chính sách tiền lương Chính sách tiền lương tại doanh nghiệp là tổng thể các giải pháp và công cụ mà doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện việc trả lương cho người lao động, vừa tuân thủ những định hướng của nhà nước, vừa thoả mãn yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan. Vị trí của chính sách tiền lương trong hệ thống chính sách quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp Việc thiết lập hệ thống thang, bảng lương và quy chế trả lương công bằng, minh bạch có tính cạnh tranh và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật là điều hết sức quan trọng trong việc thu hút và lưu giữ nhân tài, đảm bảo kích thích và động viên năng lực làm việc của người lao động góp phần thúc đẩy sự phát triển của sản xuất vật chất. Chính sách tiền lương gắn với cơ chế quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Nội dung cơ bản của chính sách tiền lương tại doanh nghiệp + Mục tiêu của chính sách tiền lương tại doanh nghiệp: Tạo ra động lực và động viên được mọi người lao động nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Phải đảm bảo cân bằng về tài chính của doanh nghiệp. Bảo đảm sự công bằng cho mọi người lao động trong doanh nghiệp SVTH: Nguyễn Văn Trung 4
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ + Các nguyên tắc trả lương cho người lao động Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau Nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm phân phối theo lao động, nó dùng thước đo lao động để đánh giá, so sánh và thực hiện trả lương. Những người lao động khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ…nhưng có mức hao phí sức lao động như nhau thì được trả lương như nhau. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân Nguyên tắc này có tính quy luật, tăng tiền lương và tăng năng suất lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nó đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Yêu cầu của nguyên tắc là không thể tiêu dùng vượt quá khả năng sản xuất mà cần đảm bảo phần tích luỹ. Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự công bằng bình đẳng trong việc trả lương cho người lao động. Nó dựa trên cơ sở sau: Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở một ngành Điều kiện lao động Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành Sự phân bố theo khu vực sản xuất. Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước điều tiết về tiền lương thông qua nhiều công cụ song chủ yếu là: Quy định về mức tiền lương tối thiểu cho các khu vực trong từng thời kỳ 1.2. Giải pháp, công cụ của chính sách tiền lương 1.2.1. Xác định mức lương tối thiểu Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. 1.2.2. Xác định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương Xác định đơn giá tiền lương Xác định đơn giá tiền lương chính là xác định mức chi phí tiền lương, mức chi phí tiền lương xác định không đúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiền lương trả cho người lao động. Hiện nay có những phương pháp tính đơn giá tiền lương dưới đây: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi) SVTH: Nguyễn Văn Trung 5
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm được xác định bằng tổng các thông số dưới đây: + Tiền lương theo đơn vị sản phẩm ở các nguyên công, công đoạn trong dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm (cá nhân hay tổ, đội) + Tiền lương trả theo thời gian cho những công nhân chính và phụ ở những khâu còn lại trong dây chuyền công nghệ sản phẩm, nhưng không có điều kiện lương theo sản phẩm được phân bổ cho đơn vị sản phẩm. + Tiền lương của viên chức, chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành, phục vụ, tiền lương chức vụ và phụ cấp chức vụ của lao động quản lý được phân bố cho đơn vị sản phẩm. Đơn giá tiền lương được tính trên tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí, được xác định theo công thức sau: VKH KTL Tongdoanhthu KH TongchiphiKH Trong đó: KTL: đơn giá tiền lương VKH: là quỹ tiền lương theo kế hoạch tính theo chế độ của doanh nghiệp (không gồm tiền lương của giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng) được tính bằng tổng số lao động định biên hợp lý nhân với tiền lương bình quân theo chế độ, kể cả hệ số và mức phụ cấp lương các loại (nếu có) TongdoanhthuKH: Tổng doanh thu kế hoạch (Bao gồm toàn bộ số tiền thu được về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, kinh doanh, dịch vụ chính và phụ theo quy định của nhà nước). TongchiphiKH: Tổng chi phí kế hoạch (Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí hợp lệ, hợp lý trong giá thành sản phẩm và chi phí lưu thông (chưa có tiền lương) và các khoản phải nộp ngân sách theo quy định (trừ thuế lợi tức). Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận, được xác định theo công thức sau: VKH K TL PKH Trong đó: P kế hoạch: là lợi nhuận kế hoạch xác định theo quy định. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu được xác định theo công thức sau: VKH K TL Tongdoanhthu KH Xác định quỹ tiền lương thực hiện + Quỹ tiền lương của giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng. SVTH: Nguyễn Văn Trung 6
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ + Quỹ tiền lương thực hiện xác định theo đơn giá tiền lương và kết quả sản xuất kinh doanh. Quỹ tiền lương thực hiện phụ thuộc vào phương pháp xác định đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương xác định theo phương pháp nào thì quỹ tiền lương phải được xác định theo phương pháp đó. 1.2.3. Xác định các hình thức trả lương, mức lương trả cho người lao động Xác định các hình thức trả lương: Có 2 hình thức trả lương. + Hình thức trả lương theo thời gian: Tiền lương theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý. Hình thức trả lương theo thời gian gồm: Trả lương thời gian giản đơn và trả lương thời gian có thưởng. + Hình thức trả lương theo sản phẩm : Căn cứ vào đơn giá sản phẩm và đối tượng trả lương, hình thức trả lương theo sản phẩm có thể theo những hình thức sau đây: Trả lương sản phẩm trực tiếp; trả lương sản phẩm tập thể; trả lương sản phẩm gián tiếp; trả lương sản phẩm khoán; trả lương sản phẩm có thưởng ; trả lương sản phẩm luỹ tiến. 1.2.4. Đánh giá chính sách tiền lương Tính hiệu lực của chính sách tiền lương (effectiveness) Hiệu lực của chính sách tiền lương theo nghĩa rộng là năng lực của một doanh nghiệp có thể đạt được đúng mục đích hay mục tiêu của chính sách tiền lương và đạt được các mục đích và mục tiêu đó. Theo nghĩa hẹp, hiệu lực của chính sách tiền lương là mối quan hệ giữa kết quả đạt được với mục tiêu của chính sách tiền lương. Tính hiệu quả của chính sách tiền lương (efficiency) Hiệu quả của chính sách tiền lương thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt được với chi phí để tổ chức thực thi chính sách đó. Tính tương thích của chính sách tiền lương (consitant) Tính tương thích của chính sách tiền lương trả lời cho câu hỏi với mục tiêu, giải pháp và công cụ của chính sách tiền lương có giúp ta giải quyết được tận gốc vấn đề hay không? SVTH: Nguyễn Văn Trung 7
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ AN GIANG 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần cơ khí An Giang 2.1.1. Địa chỉ trụ sở chính SVTH: Nguyễn Văn Trung 8
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ Số 165 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Khánh, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Điện Thoại: 076.3852969 Fax: 076.3853052 website: www.cokhiangiang.com.vn Email: agmechanical@hcm.vnn.vn hoặc: cokhiangiang@gmail.com 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Công ty cổ phần Cơ Khí An Giang là nhà cung cấp và sản xuất chuyên nghiệp máy móc, công cụ cơ khí phục vụ sản xuất công, nông nghiệp, trãi rộng trong các khâu canh tác, thu hoạch, xử lý & chế biến, đóng gói, tồn trữ, vận chuyển. Ngoài ra còn tham gia vào lĩnh vực xây lắp, cầu đường, mua bán và sửa chữa ôtô. Đặc biệt có nhiều kinh nghiệm và tham gia tích cực vào xây dựng công trình và đời sống nông thôn. Nằm trong trung tâm nông nghiệp của Đồng Bằng Sông Cửu Long và của cả nước, Cơ Khí An Giang được trao sứ mệnh tiên phong trong công cuộc cơ giới hóa, tự động hóa, hiện đại hóa nông thôn và sản xuất nông nghiệp. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Công ty theo dạng mô hình trực tuyến chức năng. Mối liên hệ giữa người lãnh đạo và cấp dưới là trực tuyến, còn những bộ phận phòng ban chỉ là những bộ phận chức năng. Các bộ phận này được Giám đốc và Phó Giám đốc Công ty giao phó quyền hạn chức năng. Công ty có sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau: SVTH: Nguyễn Văn Trung 9
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng Tổ Phòng Kỹ Phòng Phòng Phòng Phòng chức thuật Kinh doanh Tài vụ sản xuất Bảo vệ Hành chính & KTCK 2.1.4. Đặc điểm của sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Các sản phẩm của công ty bao gồm máy móc, công cụ cơ khí phục vụ sản xuất công, nông nghiệp, trãi rộng trong các khâu canh tác, thu hoạch, xử lý & chế biến, đóng gói, tồn trữ, vận chuyển. Vì sản phẩm của Công ty có nhiều loại nên tôi xin phép chỉ giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm có doanh thu nhiều nhất và cũng là công nghệ sản xuất sản phẩm điển hình cho các sản phẩm khác đó là công nghệ sản xuất máy gặt lúa xếp dãy. 2.1.5. Cơ cấu lao động Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp 2011 2012 2013 Năm Tỷ Số Tỷ trọng Tỷ trọng Số người trọng Số người người (%) (%) (%) Quản lý 12 11,11 14 10,07 18 15,79 Kỹ sư 14 12,96 15 10,79 21 18,42 Công nhân 82 75,93 110 79,14 75 65,79 Tổng số 108 100 139 100 114 100 SVTH: Nguyễn Văn Trung 10
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ Cơ cấu lao động theo độ tuổi 2011 2012 2013 Năm Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng người (%) người (%) người (%) 50 tuổi 22 20,37 25 17,98 16 14,04 Tổng 108 100 139 100 114 100 Cơ cấu lao động theo trình độ 2011 2012 2013 Năm Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng người (%) người (%) người (%) Đại học 14 12,96 16 11,51 21 18,42 Trung cấp 8 7,41 9 6,47 10 8,77 Phổ thông 82 75,93 108 77,7 76 66,67 Sơ cấp 4 3,7 6 4,32 7 6,14 Tổng 108 100 139 100 114 100 Cơ cấu lao động theo giới tính 2011 2012 2013 Năm Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Tỷ trọng Số người người (%) người (%) (%) Nam 76 70,37 109 78,42 87 76,32 Nữ 32 29,63 30 21,58 27 23,68 Tổng 108 100 139 100 114 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh các năm) SVTH: Nguyễn Văn Trung 11
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ 2.2. Thực trạng việc thực hiện các giải pháp, công cụ của chính sách tiền lương tại Công ty cổ phần cơ khí An Giang 2.2.1. Thực trạng việc thực hiện tiền lương tối thiểu Công ty đã thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước. Công ty trả lương cho người lao động theo Nghị định 182/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau: Mức 2.700.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. Mức 2.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. Mức 1.900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV. Dựa vào qui định trên mức lương tối thiểu vùng của Công ty cổ phần cơ khí An Giang hiện nay là 2.400.000 đồng/tháng. Những tồn tại của công ty chưa được khắc phục: Tiền lương tối thiểu được áp dụng cứng nhắc và không được điều chỉnh kịp thời làm giảm động lực đối với người lao động. Phương pháp tính toán lương tối thiểu chưa tính hết các yếu tố cần chi tối thiểu của một người và tỷ trọng của các yếu tố trong lương tối thiểu còn bất hợp lý, chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường, mức tiền lương còn thấp so với nhu cầu chi tối thiểu. 2.2.2. Thực trạng việc xác định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương Kết quả sản xuất kinh doanh và phương hướng những năm tới: KH Đơn vị Năm Năm Năm Chỉ tiêu năm tính 2011 2012 2013 2014 Doanh thu Tr.đồng 141.919 156.983 172.869 180.051 Lợi nhuận Tr.đồng 9.471 10.476 11.536 12.015 SVTH: Nguyễn Văn Trung 12
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ Tr/người/thán Thu nhập bình quân 1,2 1,78 2,1 2,4 g Cụ thể Công ty cổ phần cơ khí An Giang xây dựng đơn giá tiền lương năm 2014, như sau: Ta có: Lao động định biên của công ty là: 115 người Mức tiền lương tối thiểu của công ty là: 2.400.000 đồng Hệ số cấp bậc công việc bình quân (nhiều năm chưa thay đổi) là: 1,75 Hệ số các khoản phụ cấp bình quân tính như sau: + Tính quỹ lương phụ cấp bình quân để tính các khoản phụ cấp: ΣTLpc = 115 x 1,75 x 2.400.000 x 12 = 5.796.000.000 (đồng) + Phụ cấp chức vụ: Giám đốc, trưởng phòng các đơn vị: PCCV = 4 x 0,4 x 2.400.000 x 12 = 46.080.000 (đồng) Phó phòng, phó giám đốc cá đơn vị: PCCV = 5 x 0,3 x 2.400.000 x 12 = 43.200.000 (đồng) Vậy hệ số cấp bậc chức vụ: 46.080.000 43.200.000 H PCCV 0,0154 5.796.000.000 + Phụ cấp trách nhiệm: Tổ trưởng sản xuất: PCTN = 9 x 0,1 x 2.400.000 x 12 = 25.920.000 (đồng) Hệ số phụ cấp trách nhiệm: 25.920.000 H PCTN 0,0044 5.796.000.000 + Phụ cấp ca đêm: 43 276(dem) 2.400.000 1,75 0,4 PC dem 0,1323 26 5.796.000.000 Tổng hệ số phụ cấp: ΣHpc = 0,0154 + 0,0044 + 0,1323 = 0,1521 Xác định quỹ tiền lương để tính đơn giá: ΣVkh = Lđb x TminDN x (Hcb + Hpc) x 12(tháng) = 115 x 2.400.000 x (1,75 + 0,1521) x 12 = 6.299.755.000 (đồng) SVTH: Nguyễn Văn Trung 13
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ Tổng doanh thu kế hoạch năm 2014 là 180.051.000.000 đồng. Vậy đơn giá tiền lương của Công ty là: VKH 6.299.755.000 K tl 3,49(%) Tongdoanhthu KH 180.051.000.000 Những tồn tại của công ty chưa được khắc phục: Hệ số cấp bậc công việc trong tình trạng nhiều năm không thay đổi. Tổng doanh thu kế hoạch được xác định chưa sát kéo theo đơn giá tiền lương cũng không chính xác. Xây dựng kế hoạch đơn giá tiền lương chưa được chủ động làm sớm (Công ty làm tháng 5 của năm thực hiện). Vì vậy, tác dụng của kế hoạch sẽ hạn chế và nhiều khi mang hình thức, đối phó. SVTH: Nguyễn Văn Trung 14
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CẢI TIẾN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ AN GIANG 3.1. Giải pháp 1: Cải tiến việc xây dựng và thực hiện tiền lương tối thiểu 3.1.1. Mục tiêu Lương tối thiểu là cơ sở quan trọng để công ty xây dựng đơn giá tiền lương, xây dựng quỹ lương cũng như xác định mức tiền lương trả cho người lao động. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tiền lương tối thiểu trong chính sách tiền lương. Phía người quản lý, sử dụng lao động phải tìm nhiều giải pháp để thực hiện những quy định của Nhà nước về lương tối thiểu. Mặt khác, tạo cơ sở cho người lao động hiểu được và có kiến nghị khi người sử dụng lao động trả lương thấp hơn lương tối thiểu. Cải thiện mức thu nhập của người lao động, tạo động lực cho quá trình sản xuất và tạo môi trường lao động hài hòa. 3.1.2. Nội dung Cải tiến việc xây dựng khung tiền lương tối thiểu như sau: Giới hạn dưới: là mức tiền lương tối thiểu chung mà Nhà nước quy định trong từng gian đoạn. Cụ thể, theo Nghị định 182/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ thì mức lương tối thiểu qui định cho Công ty cổ phần cơ khí An Giang là 2.400.000 đồng/tháng. Giới hạn trên được tính theo công thức: Ttđ = Tmin x (1 + Kđc) Trong đó: Ttđ: là tiền lương tối thiểu được tính theo mức độ tối đa mà doanh nghiệp được quyền lựa chọn. Tmin: là mức lương tối thiểu chung cho từng giai đoạn. Kđc: là hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Văn Trung 15
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ Với: Kđc = K1 + K2 Trong đó: K1: là hệ số điều chỉnh theo vùng (từ 0.1 đến 0.3 tuỳ theo doanh nghiệp đóng ở vùng nào). K2: là hệ số điều chỉnh ngành. Cụ thể áp dụng cho Công ty cổ phần cơ khí An Giang: Do công ty là doanh nghiệp thuộc khu vực Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang (khu vực II), nên xây dựng và lựa chon mức tiền lương tối thiểu như sau: Ví dụ: Lao động tính đến 12/2013 là 114 người. + Tính hệ số điều chỉnh vùng: (Do lao động chỉ tập trung ở vùng Thành phố Long Xuyên mà không có ở vùng khác) 114 0,3 K1 0,3 114 + Hệ số điều chỉnh ngành: K2 = 1 + Tính hệ số điều chỉnh: Kđc = K1 + K2 = 0,3 + 1 = 1,3 + Giới hạn trên: Ttđ = Tmin x (1 + Kđc) = 1.150.000 x (1 + 1.3) = 2.645.000 (đồng) Căn cứ vào quy định mức tiền lương tối thiểu của nhà nước cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, Công ty cổ phần cơ khí An Giang nên lựa chọn mức tiền lương tối thiểu để xác định đơn giá tiền lương là 2.600.000 đồng. Công ty nên chọn mức lương gần sát mức mức lương tối đa trong khung lương tối thiểu làm mức lương tối thiểu cho công ty để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương. Vì nhà nước quy định mức lương tối thiểu thấp cho nên công ty phải chọn mức lương tối thiểu tối đa, đồng thời nhằm đảm bảo đời sống do yếu tố lạm phát làm cho chi phí sinh hoạt của người lao động bị đẩy lên cao trong thời gian gần đây. 3.1.3. Lợi ích giải pháp Cải tiến việc xây dựng và lựa chọn mức lương tối thiểu hợp lý cho công ty. Việc xây dựng khung lương tối thỉểu cần tiếp tục thực hiện theo phương pháp nêu trên. Tuy nhiên, công ty cần phải tính toán, cân nhắc khi lựa SVTH: Nguyễn Văn Trung 16
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ chọn mức lương tối thiểu, cần phải phân tích mối liên hệ của mức lương tối thiểu định chọn với các nhân tố có liên quan: Mức tăng trưởng của công ty; Quan hệ giữa đầu tư phát triển và tiêu dùng của công ty; Nguyện vọng, ý kiến của người lao động, của các tổ chức đoàn thể xã hội trong công ty; Dự báo xu thế kết quả kinh doanh của đơn vị trong những năm tiếp theo; Xây dựng nhiều phương án và lựa chọn tối ưu. Công ty cần có nhiều biện pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sẩn xuất, làm cơ sở cho việc lựa chọn mức lương tối thiểu hợp lý. Tuy nhiên, về lâu dài, mức lương tối thiểu chỉ là cơ sở để công ty không được trả thấp hơn mức quy định của Nhà nước. Còn việc xây dựng đơn giá tiền lương, xác định mức chi phí tiền lương, mức tiền lương trả cho người lao động cần phải nghiên cứu tìm cách tính toán để tiền lương gắn thực sự với kết quả kinh doanh của công ty, gắn với thị trường. 3.2. Giải pháp 2: Cải tiến việc xác định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương 3.2.1. Mục tiêu Nhằm khắc phục những nhược điểm trong xác định đơn giá tiền lương của công ty. Trả lương công bằng, chính xác, khách quan; đảm bảo thu nhập ổn định của người lao động, quản lý tốt nguồn vốn của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. 3.2.2. Nội dung Xác định đơn giá tiền lương tại doanh nghiệp: Xác định quỹ tiền lương để tính đơn giá tiền lương theo công thức sau: ΣVkh = Lđb x TminDN x (Hcb + Hpc) x 12(tháng) Trong đó: ΣVkh: là quỹ tiền lương năm kế hoạch tính đơn giá; Lđb: là lao động định biên của doanh nghiệp; TminDN: là mức tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp; Hcb: là hệ số cấp bậc công việc bình quân; Hpc: là hệ số các khoản phụ cấp bình quân. Tính đơn giá tiền lương theo doanh thu: SVTH: Nguyễn Văn Trung 17
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ VKH K tl Tongdoanhthu KH Trong đó: Ktl: là đơn giá tiền lương; ΣVKH: là tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch; TongdoanhthuKH: là tổng doanh thu năm kế hoạch. Ta nhận thấy, khi xây dựng đơn giá tiền lương cần phải phân tích kỹ các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch, cụ thể: Phải xác định đúng số lao động định biên, khắc phục tình trạng dựa trên số lao động hiện có để phân bổ hết vào các định mức lao động mà chưa thực sự xem xét, phân tích để tìm cách giảm hao phí lao động ở những khâu, những công đoạn còn lãng phí; lựa chọn mức lương tối thiểu hợp lý để làm cơ sở tính quỹ lương kế hoạch. Hệ số cấp bậc công việc là nhân tố ảnh hưởng đến quỹ lương, do vậy cần tính toán chính xác, khắc phục tình trạng nhiều năm hệ số công việc không thay đổi. Về lâu dài nên tính đơn giá tiền lương trên lợi nhuận, vì chỉ tiêu này phản ánh chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển vững chắc. Việc xây dựng kế hoạch đơn giá tiền lương cần phải chủ động làm sớm, thường vào cuối quý 4 của năm kế hoạch. 3.2.3. Lợi ích giải pháp Đơn giá tiền lương được xác định tương đối hoàn thiện, làm cơ sở cho trả lương công bằng, đảm bảo mức thu nhập ổn định cho người lao động. Giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn và trách nhiệm hơn trong việc xác định số lao động định biên, giảm những khâu có lao động hao phí. Có cơ sở chính xác để tính quỹ lương của năm kế hoạch. Tổng doanh thu kế hoạch có ảnh hưởng rất lớn đối với đơn giá tiền lương. Nếu xác định không sát sẽ kéo theo đơn giá tiền lương cũng không chính xác. Vì vậy, phải hết sức coi trọng việc tính tổng doanh thu kế hoạch cho đúng. SVTH: Nguyễn Văn Trung 18
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ PHẦN KẾT LUẬN Trên đây tôi đã trình bày đề tài nghiên cứu của mình trong quá trình thực tập: “Cải tiến chính sách tiền lương tại Công ty cổ phần cơ khí An Giang”. Tiền lương là một yếu tố quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh, trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp: Nó là nhân tố kích thích người lao động tích cực, năng động, sáng tạo, làm việc có hiệu quả và là phương tiện để người sử dụng lao động khai thác triệt để khả năng tiềm tàng của người lao động; là động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế trong từng đơn vị. Do đó, chính sách đúng đắn tạo điều kiện chủ động cho doanh nghiệp trong vịec sắp xếp bố trí lao động phù hợp để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. SVTH: Nguyễn Văn Trung 19
- Chuyên đề: Tiền lương tiền côngGVHD: Bùi Tân Kỳ Vì vậy, chính sách tiền lương là vấn đề quan trọng mà người quản lý cần phải biết đến để có thể tiếp tục thực hiện được các hoạt động Quản trị nhân lực khác có hiệu quả hơn. Tôi hy vọng những vấn đề mà tôi đã đề cập đến trong bài viết này sẽ giúp ích được cho Công ty trong các hoạt động nhân sự đặc biệt là khi công tác tổ chức tiền lương của Công ty còn nhiều vấn đề bất cập. SVTH: Nguyễn Văn Trung 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số vấn đề về cải cách hệ thống quản lý nhân sự và hệ thống tiền lương trong các nhà hàng và khách sạn“
77 p | 1683 | 868
-
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần tự động hoá ADI
64 p | 434 | 229
-
Tiểu luận:Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Việt Nam
14 p | 876 | 212
-
Chuyên đề tiền lương - xây dựng thang bảng lương
15 p | 756 | 201
-
LUẬN VĂN: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trung tâm y tế
51 p | 435 | 86
-
Tiểu luận - Vấn đề tiền lương
13 p | 420 | 79
-
Luận văn Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương tại Công ty may Thăng Long
60 p | 197 | 74
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đông Đô
82 p | 285 | 68
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Xi Măng Hoàng Mai
61 p | 240 | 52
-
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức quản lý sử dụng lao động và tiền lương trong Công ty Dệt - may Hà Nội
60 p | 131 | 45
-
Tiểu luận:Nâng cao chất lượng sản phẩm Việt
39 p | 193 | 26
-
Luận văn đề tài: Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương tại Công ty may Thăng Long
59 p | 113 | 24
-
Tiểu luận:Hệ thống tiền lương theo hiệu quả công việc tại công ty xây dựng số 1
12 p | 108 | 19
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện phương án trả lương của Công ty TNHH Nguyên Trân
42 p | 141 | 12
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Xây dựng biểu đồ nomogram để cá nhân hóa tiên lượng tử vong bệnh lý nội khoa tại khoa cấp cứu ở đối tượng người Việt Nam
27 p | 79 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trong dạy học chuyên đề tích phân lớp 12
126 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến vốn luân chuyển của các doanh nghiệp tại Việt Nam
48 p | 35 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn