intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Kinh tế trọng điểm miền Bắc vững bứơc tới tương lai.

Chia sẻ: Dương Thuỳ Dung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

315
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận kinh tế trọng điểm miền bắc vững bứơc tới tương lai.', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Kinh tế trọng điểm miền Bắc vững bứơc tới tương lai.

  1. Tiểu luận Kinh tế trọng điểm miền Bắc vững bứơc tới tương lai. 1
  2. MỤC LỤC A. Những thế mạnh của vùng ............................................................................................. 1 I. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................................... 1 1. Về vị trí địa lý ................................................................................................................ 1 2. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................................... 1 II. Tài nguyên nhân văn ..................................................................................................... 2 B. Những khó khăn của vùng ............................................................................................. 3 C. Thực trạng phát triển kinh tế của vùng ........................................................................... 5 I. Hệ thống giao thông vận tải ............................................................................................ 5 1. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng .............................................................................. 5 2. Phát triển nông nghiệp.................................................................................................. 10 3. Phát triển công nghiệp .................................................................................................. 10 D. Những định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ .................................... 12 I. Về phát triển công nghiệp ............................................................................................. 12 II. Về thương mại, dịch vụ, du lịch ................................................................................... 13 III. Về nông, lâm, ngư nghiệp .......................................................................................... 13 IV. Về kết cấu hạ tầng ...................................................................................................... 13 V. Về các đô thị hạt nhân ................................................................................................. 14 2
  3. A. NHỮNG THẾ MẠNH CỦA VÙNG. I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc nằm ở phía đông bắc đồng bằng sông Hồng và sườn đông nam vùng đông bắc bắc bộ, tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ có 3 cực là 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long.ở đây Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá,khoa học- kỹ thuật của nước ta, có sân bay quốc tế Nội Bài, Cát Bi cùng cụm cảng Hải Phòng, Cái Lân là cửa mở vào- ra của toàn vùng Bắc Bộ và có thể của cả khu vực Tây Nam Trung Quốc. Tuyến đường 18 và đường 5 là hai trục đường xương sống cho cả Bắc Bộ. Vùng này nằm gần một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế giới.Những năm gần đây, mối giao lưu hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá của vùng đã được mở rộng nhanh chóng. 2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. A. ĐẤT. Đất nước nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng, do phù sa của hệ thống Sông Hồng và Sông Thái Bình bồi đắp.Diện tích này dùng để trồng cây ngắn ngày như lúa, hoa màu lương thực, cây công nghiệp hàng năm.Diện tích này tiếp tục được mở rộng ra biển với các biện pháp quai đê, lấn biển, thực hiện phương thức “ lúa lấn cói, cói lấn sú, vẹt, sú, vẹt lấn biển”. B. KHÍ HẬU Đặc trưng khí hậu của vùng là có một mùa đông lạnh, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, và có tiết mưa phùn trong mùa khô. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm: vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu, vụ mùa. C. SÔNG NGÒI. Mạng lưới sông ngòi trong vùng tương đối phát triển. ở vị trí hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình với nhiều chi lưu nên vùng có một mạng lưới sông tương đối dày đặc. Dựa vào đó, ở đó xây dựng hệ thống đê sông, đê biển, để ngăn lũ, nước mặn, phát triển hệ thống tưới tiêu, thuỷ nông. Kết hợp với hệ thống đường bộ, hệ thống giao thông đường thuỷ tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và xã hội. D. DANH LAM THẮNG CẢNH. Vùng có nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo( vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, bán đoả Đồ Sơn), cùng các địa điểm du lịch lân cận như Đồng Mô- Ngải Sơn, Côn Sơn- Kiếp Bạc, Chùa Hương, rừng Cúc Phương, Tam Cốc- Bích Động… nổi tiếng của dân tộc ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải 3
  4. Dương, Quảng Ninh….có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đây là lợi thế rất lớn để phát triển du lịch. II. TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN Nguồn tài nguyên nhân văn của vùng cũng có những nét độc đáo. Vùng kinh tế trọng điểm nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng- cái nôi của nền văn minh lúa nứơc, có lịch sử hình thành sớm. Lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta gắn liền với vùng đất này. Trong vùng có rất nhiều tài nguyên văn hóa, lịch sử, những công trình kiến trúc cổ như: đền vua Đinh, Lê, văn miếu Quốc Tử Giám, các làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh… Nó đã nuôi dưỡng cho người dân nơi đây truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nứơc, truyền thống cần cù lao động. Chính vì vậy mà chúng ta không quá ngạc nhiên khi biết trong vùng có số người mù chữ trong độ tuổ lao động ít nhất cả nước:9.8%( so cả nước là 16.5%), số lao động có kỹ thuật cao nhất chiếm 14 % số người lao động ( cả nước chỉ có 10% ),số cán bộ có trình độ đại học và cao đẳngchiếm 27% trong tổng số của cả nứơc( vùng Đông Nam Bộ chỉ có 20.6%). Nơi đây có mật độ dân số cao, cư dân trong vùng chủ yếu là người Kinh với kinh nghiệm và truyền thống thâm canh lúa nước, xen gối vụ các loại hoa mầu, các làng thủ công mỹ nghệ hoạt động vào thời gian nông nhàn. Vùng cũng có tỉ lệ dân tộc ít người thấp nhất của cả nước: khỏang 2.5% so với số dân. Vào năm 1997 mật độ dân số trung bình là1.148 người/km2 ( đông nhất là Hà Nội 2.268 người/km2… Dân cư đông như vậy nên tiềm năng lao động rất lớn. Mật độ dày đặc phổ biến ở các khu vực gắn với sản xuất thủ công nghiệp( Bát Tràng, Gia Lâm ở Hà Nội và Hữu Bằng, Thạch Thất ở Hà Tây)… Đặc biệt là ở những khu vực có nghề truyền thống như Hà Đông…là cơ sở hình thành làng nghề chuyên môn hoá của vùng. Trong vùng có dân số đạt khoảng 12.600.123 người. Hiện nay tốc độ tăng dân số ở đây quá cao khoảng 2%. Nguyên nhân có lẽ ở chỗ việc thâm canh lúa nước truyền thống đòi hỏi phải sử dụng nhiều lao động đã trở thành động lực thúc đẩy dân số phát triển. Ngòai ra vùng có hai trung tâm kinh tế phát triển lớn nhất cả nước là Hà Nội và Hải Phòng. Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá- khoa học kĩ thuật và kinh tế cả nước. Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng nhất miền Bắc, là vị trí tiếp nhận và trao đổi hàng hoá, nguyên liệu của vùng, cũng như các vùng khác. Ngoài Hà Nội và Hải Phòng, trong vùng có 12 thành phố, thị xã và khoảng 88 thị trấn. Đây là cơ sở quan trọng để hình thành bộ khung cho việc phát triển kinh tế theo lãnh thổ. 4
  5. B. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA VÙNG. Đất đai trong vùng có quan hệ chặt chẽ với quá trình xói lở đất ở vùng núi và quá trình bồi tụ ở duyên hải. Trong đất có lượng cát bùn và các chất hoà tan trong nước sông cho nên nhiều cửa sông bị lắng đọng nghiêm trọng như cửa Cấm, cửa Nam Triệu… Hàng năm cần nạo vét một khối lượng lớn để đảm bảo cho tàu thuyền ra vào. Mùa bão lũ với những trận mưa lớn là nguyên nhân gây ra lũ trên sông. Về mùa lũ, triều có ảnh hưởng ở vùng cửa sông. Khi triều lên, đoạn gần biển có các dòng nước chảy ngược sông. ậ các đoạn sông trên, nứơc lũ và nước triều gặp nhau gây ra hiện tượng dồn nước trên sông. Vào mùa cạn từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, lượng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm. Dòng chảy ngược khi triều lên mang theo nước mặn vào khá sâu trong đất liền ( trên sông Hồng là 20 km, trên sông Thái Bình là 40 km). Ngoài ra đây còn là vùng đất chật, người đông, lao động thừa, việc làm thiếu, là điểm xuất phát kinh tế thấp. Thu nhập bình quân đâù người thấp hơn bình quân cả nước. Hệ thống thị trường còn lạc hậu, chưa đồng bộ. Hệ thống tài chính còn sơ lược, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp còn ảnh hưởng đến tâm lý, thói quen của cán bộ và nhân dân.Vấn đề thiếu vốn nghiêm trọng để triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa có cơ chế tốt để huy động sức vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Hoạt động thương mại không phong phú, sử dụng hợp lý cả đất đai và khí hậu, nước, tài nguyên sinh vật. Về tài nguyên khoáng sản có khoảng gần 300 mỏ và điểm khoáng sản, đây là con số không lớn. Hàng năm nguyên vật liệu nhập khẩu vào vùng chiếm 48.2% còn số nguyên vật liệu tại chỗ cho công nghiệp khoảng 20.3%, còn lại là phải nhập từ vùng khác 31.4%. Mức sống dân cư đô thị và nông thôn còn chênh lệch nhau lớn, thiếu sự liên kết giữa các tỉnh, không tạo được sức mạnh tổng hợp cho phát triển. C THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VÙNG I.HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI. 1.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG 5
  6. Hệ thống kết cáu hạ tầng, tuy phát triển hơn một số vùng khác nhưng chất lượng còn thấp. Mạng lưới giao thông còn bất cập so với yêu cầu phát triển( cảng Hải phòng chỉ tiếp nhận tàu dưới 7000 tấn, các trục huyết mạch lòng đường còn hẹpm mặt đường còn xấu, chịu tải yếu, đường sắt còn tồn tại nhiều khổ đường, trang bị ở những ga đầu mối thiếu và lạc hậu: giao thông nội thị ở các thành phố lớn còn hạn chế, gây ách tắc giao thông. Hệ thống mạng lưới cấp và đặc biêt là thoát nước tại nhiều đô thị vẫn còn rất lạc hậu( nhiều nơi thiếu nước, nhất là vào mùa hè, trong khi đó lượng nước thất thoát là rất lớn); nếu mưa lớn kéo dài là nhiều điểm bị ngập úng. Phần lớn là ở khu vực nông thôn chưa có hệ thống nước sạch; cơ sở vật chát của nghành giáo dục,y tế, văn hoá còn thiếu thốn. Trình độ trang bị kĩ thuật của các cơ sở công nghiệp hiện nay nhìn chung là lác hậu( tỷ lệ thiết bị có trình độ tương đối khá mới chiếm khoảng 1/3. Sản phẩm làm ra kém chất lượng, khó cạnh tranh trên thị trường, tình trạng ô nhiễm môi trường là phổ biến. VKTTĐPĐ hiện đang còn ở điểm xuất phát chưa cao. Sự phát triển của vùng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Vì thế tác dụng của nó với cả nước còn khiêm tốn. So với VKTTĐphía nam thì nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân năm giai đoạn 1991-1997 của vùng này chỉ bằng 83%, GDP/người chỉ là 5.4%. VKTTĐPB nằm gần vùng phát triển nhanh của Trung Quốc. Do đó, việc cạnh tranh gặp nhiều khó khăn và hơn nữa còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những tình huống phức tạp trên biển Đông và biên giới phía Bắc. Vùng Bắc bộ kể từ Thừa thiên- Huế trở ra có khoảng 36 triệu dân. Hiện nay và trong tương lai gần, cuộc sống của đại bộ phận dân cư trông ccậy chủ yếu vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Muốn phát triển nhanh phải có động lực thíc đẩy mà trọng trách này thuộc về VKTTĐPB. Trong vùng đã có hệ thống giao thông vận tải tương đối phát triển .Cấu trúc nhiêu nghành với đường sắt, đường ô tô đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống dẫn đã tạo nên mạng lưới dày kết hợp nhiều trong không gian lãnh thổ của vùng với trung tâm qaun trọng là hà nội . Trong mạng lưới này có nhiều trục và hướng đường có ý nghĩa chiến lược về kinh tế và quốc phòng. Hệ thống đường sắt được quy tụ tại hà nội, trung tâm của vùng với 1000 km , chiếm 1/3 chiều dàI đường sắt của toàn quốc từ hà nội, đường sắt toả ra nhiều hướng. Quan trọng nhất trong hệ thống này là tuyyén đường sắt xuyên Việt. Đoạn từ Hà nội đến đồng giao, Hà nội _ Đồng Đăng. Đoạn Hà Nội -Đồng Giao là 134km qua 17 ga xuyên qua vùng lúa lớn với những thị xã, thành phố quan trọng như phủ lí, Nam Định, Ninh Bình, một đoạn đường có lưu lượng tàu qua lại từ phía bắc vào nam và ngược lại, lớn nhất trong hệ thống đường sắt của cả nước. 6
  7. Tuyến đường Hải Phòng –Hà Nội và Hà Nội –Lào Cai hợp thành tuyến đường sắt Hải Phòng- Côn Minh, xuyên suốt dọc thung lũng sông hồng. Đoạn hà nội –hải phòng 102km, nối liền cảng hải phòng, cửa xuất nhập khẩu lớn nhất của vùng và thủ đô hà nội, trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của vùng và cả nước.Tuyến đường này đi qua thành phố công nghiệp hải dương đang phát triển giữa vùng chuyên canh lúa tuy ngắn nhưng lại vận chuyển lượng hàng hoá xuất nhập khẩu cao nhất trong vùng. Đay là tuyến đường huyết mạch trong hệ thống đường sắt của ĐBSH. Trong vùng đã hình thành mạng lưới đường ô tô qui tụ về trung tâm. Từ Hà nội, mạng lưới đó toả ra theo nhiều hướng với các trục quan trọng chạy song song với hệ thống đường sắt hoặc men theo thung lũng hay men theo các đường bờ biển Ơ đây có mạng lưới và số phương tiện chuyên chở hàng hoá, hành khách lớn nhất trong tất cả các loại mạng lưới và phương tiện vận tải của cả nước phù hợp với các cự li vận tải mà chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của ô tô cho phép, khoảng cách của mỗi đầu mút không quá 400km so với trung tâm trong vùng. Toả ra nhiều hướng các tuyến đường tạo thành một mạng lưới dày đặc trong hệ thống vận tải của vùng, từ đồng bằng duyên hải đến đồng bằng trung tâm, từ đồng bằng đến trung du miền núi. Mỗi tỉnh lại có các mạng lưới riêng của mình và cũng toả ra nhiều hướng với các mối liên hệ kinh tế, quốc phôngf với trung tâm/ Các bến xe thường ở trung tâm thành phố, nối các ga , cảng , sân bay chợ búa kho tàng từ vùng sản xuất công nông lâm nghiệp đến các cảng chính Quan trọng nhất và chuyên chở nhiều hàng hoá nhất trong hệ thống đường ô tô của vùng là tuyến đường số 5 (Hà nội- Hải phòng) dài trên 100km, song song với đường sắt nối liền với cảng Hải Phòng. Thứ nữa là tuyến đường sắt từ Hữu nghị quan đén Phía nam ga Ghềnh, thuộc tuyến đường sắt Bắc –Nam. Ngoài hai tuyến đường trên, còn một loạt tuyến đường khác toả ra như rẻ quạt về phía đông bắc của vùng. Các tuyến đường đi về hướng Tây bắc, quan trọng nhất là đường số 6, từ Hà nội qua Hoà bình rồi đi vào cao nguyên Mộc Châu, Sơn La giữa hai thung lũng sông Đà và Sông Mã, sau đó theo hướng Tây Bắc, đường lên Thuận Châu, Lai Châu. Trong vùng còn nhiều tuyến đường ô tô cắt chéo nhau : đường số 10 từ Yên Lập đến Hải Phòng, Thái Bình sang Nam Định: đường số 17 từ Hứa Dương đi Ninh Giang, đường 39 từ Thái Bình qua Hưng Yen đến Bần Yên Nhân, đường 39B nối chợ gạo( thị xã Hưng Yên) vớ Hải Dương, …Các tuyến này đã tạo ra một mạng lưới thuận lợi để thiết lập các mối quan hệ trong vùng. Bên cạnh hai hệ thống trên , trong vùng còn hệ thống đường sông, đường biển khá phát triển. Dựa trên mạng lưới sông ngòi tương đối dày, nhất là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, trong vùng đã hình thành một hệ thống đường sông có ý nghĩa kinh tế lớn. Các thành phố lớn, từ duyên hải đến tận trung du, miền núi (Hải Phòng, Nam Định ,Hà Nội, Việt Trì, Bắc Giang Thái 7
  8. Nguyên…) Cho đến các vùng chuyên canh nông nghiệp đều nằm trong mạng lưới đó. Mức nước ở nhiều cửa sông của nhiều mạng lưới sông Hồng và sông Thái Bình có thể cho phép tàu biển có trọng tải lớn vào sâu trong đất liền(Cửa Nam Triệu có nhiều chỗ sâu trên 9m, mức nước sâu 2.5m đến tận Việt Trì và 1.5m đến tận trung lưu còn ở thượng lưu chỉ có 0.6 m ) . Từ đây đã tạo ra các luồng vận tải hành khách và hàng hoá theo nhiều hưống đến nhiều địa điểm khác nhau. Các luồng chở khách chính bao gồm: Hà Nội- Thái Bình : 118 km , trong đó các bến chính: Hưng Yên( cách Hà Nội 75km) Nam Định (108 Km) Hải Dương- Chũ :93 km với các bến Phả Lại( 28 km), Lục Nam (61 km) và Chũ (93 km). Sơn Tây – Chợ Bờ( Hoà Bình) : 113 km, qua 10 bến với các bến quan trọng Việt Trì, Hoà Bình, Chợ Bờ. Hải Phòng- Bắc Giang: 107 km với nhiều bến trong đó có các bến Đông Ttriều, Chí Linh, Phả Lại có ý nghĩa quan trọng nhất Hải phòng – Cẩm Phả: 90 km (3/5 chiều dài đi ven bờ biển với các bến Quảng Yên , Cát Hải, Hồng Gai, Cẩm Phả. Hải Phòng-Móng Cái:196km qua các bế Hồng Gai, Cẩm Phả, Mũi Ngọc, Móng Cái( phần lớn đi theo đường ven biển. Hải Phong- Nam Định :153km, từ sông Cấm sang sông Đuống về sông Hồng đén bến Hới(Tiên Lữ- Hưng Yên)và phân thành hai luồng : một luồng qua Hưng Yên đến Dốc Lã(140km), một đường đi Nam Định (153km) Ngoài ra còn có các luồng chở hàng hoá Hà Nội – Hải Phòng:198 km chuyên chở chủ yếu các sản phẩm công nghiệp vật liệu xây dựng lương thực thực phẩm. Hải Phòng –Việt Trì gần 300km chuyên chở vật liệu xây dựng, than phân bón, lương thực thựcphẩm. Hải Phòng- Bắc Giang – Thái Nguyên 217 km chuyên chở xi măng sắt thép các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng. Hải Phòng – Hòn Gai – Gẩm Phả - Móng Cái:196 km, chuyên chở than, xi măng, lương thực thực phẩm. Văn Lý – Ninh Cơ - Nam Định vận chuyển muối, lương thực… Hà Nội- Vịêt Trì - Hoà Bình chuyên chở nông lâm sản, hàng công nghệ, hàng vật liệu, lương thực thực phẩm. Ngoài ra con có nhiều luồng khác có ý nghĩa địa phương. Trên các luồng đó có nhiêù cảng sông (giang cảng), cảng biển có thể cho phép các tàu có trọng tải khác nhau cập bến ( Hải Phòng 1 vạn tấn, Hồng Gai gần 1 vạn tấn, Hà Nội, Nam Đinh, Việt Trì tàu1000 tấn…) Một trong những khó khăn của việc chuyển đường sông trong vùng là mức nước quá chênh lệch giữa hai mùa, các luồng lạch thường bị thay đổi sau kì lũ lụt, hàng năm phù sa bồi đắp v. v…. Việc cải tạo luồng lạch cũng như xây dựng các bến cảng chưa được chú trọng, phương tiện tàu 8
  9. thuyền vận tải chưa nhiều và chưa hiện đại hoá. Vì vậy dẫn đến tình trạng lãng phí năng lực của ngành. Các cảng biển và các đường biển chính Nằm ở phần Bắc của bán đảo Đông Dương giáp với vịnh Bắc Bộ,vùng này có nhiều địa điểm khá thuận lợi để xây dựng các hải cảng nhằm tạo mối quan hệ về đường biển ,có hiệu quả kinh tế cao hơn so với cac phương tiện khác. Trong vùng có một số cảng biển quan trọng với chức năng riêng.đáng kể nhất là cảng Hải Phòng,cảng Cửa Ông,cảnh Hồng Gai và cảng Cửa Lục. Cảng Hải Phòng nằm ở khoảng giữa đoạn bờ biển thuộc Đồng bằng sông Hồng.Từ một địa điểm trên sông Cấm,cảng thông với sông Bạch Đằng để ra cửa Nam Triệu.Với mức nước sâu trên 7m, tàu một vạn tấn có thể ra vào dễ dàng. Đay là đầu mối của tuyến đường sắt Hà nội – Hải phòng và của nhiều tuyến đường bộ, đường sông, đường hàng không, đường ống để xuyên vào nội địa với nhiều hướng khác nhau. Hàng năm cảng có thể tiếp nhận 2 triệu tấn hàng( trong tương lai còn lớn hơn). Từ cảng này, Đồng bằng sông Hồng xuất ra các sản phâme quan trọng như: qụng kim loại, nông sản,lâm sản, hàng công nghệ… và nhập vào nhiên liệu lỏng, thiết bị máy móc, hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm, các phương tiện vận tải…Từ đây đã tạo ra được các mối quan hệ kinh tế với các vùng phía nam và với các nước khác. Trong tương lai cảng sẽ mở rộng để nâng cao năng lực tiếp nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với khối lượng lớn, đồng thời mở thêm tiền cảng Hòn Dấu. Trên sông Bạch Đàng lịch sử, đoạn tử Quảng Yên ra cửa Nam Triệu có khả năng thiết lập cảng mới có thể nhận tàu viễn dương và xây dựng them đường sắt từ Uông Bí xuống Quảng Yên rồi ra cảng.Điều đó sẽ tạo thêm điều kiện mới để mở rộng mối quan hệ kinh tế quốc tế của vùng. Với các cảng trên , ĐBSH đã có hệ thống đường biển để tạo ra mối liên kết kinh tế và quốc phòng giữa các vùng trong nước :Hải Phòng – Bến Thuỷ; Hải Phòng - Đà Nẵng. Hải Phòng – Qui nhơn, Hải phòng – Sài gòn… hoặc các tuyến đường biển quốc tế: Hải phòng –Hồng công; Hải phòng –Hà khẩu; Hải phòng –Bắc hải; Hải phòng – Tôkyô; Hải phòng –Vladivôxtôc. ĐBSH có mạng lưới đường tương đối phát triển, tạo điều kiện thuân lợi cho việc liên hệ với các vùng trong và ngoài nước. Từ Hà nội có các đường bay nội địa và quốc tế. Đáng lưu ý nhất là sân bay quốc tế nội bài. Nằm ở phía bắc thành phố, sân bay quốc tế nội bài có đường bay dài nhất và hệ thống viễn thông hiện đại nhất trong vùng, có thể tiếp nhận các loại máy bay dân dụng và quân sự hạng nặng. Đó là sân bay quốc tế duy nhất trong vùng và là một trong ba sân bay quốc tế của cả nước. Ngoài ra trong vùng còn có sân bay Gia Lâm và sân bay Cát bi ( Hải phòng). 9
  10. 2. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP trong nông nghiệp trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, chủ yều là trồng cây lương thực: lúa chiếm 70% diện tích cây lương thực của vùng. Mỗi năm đã sản xuất trên 3.5 triệu tấn lúa, hoa màu chủ yếu là ngô, khoai lang,. Cây công nghiệp chủ yếu là đay. Ngoài ra còn có đỗ tương, lạc , mía, thuốc lá… Chăn nuôi tuy có bước phảt triển nhưng vẫn còn mất cân đối so với trồng trọt. Phát triển nhất là đàn lợn.Đàn trâu chủ yếu làm sức kéo, lấy phân bón nên đàn trâu nhiều hơn đàn bò. Những năm gần đây, sức kéo cơ giới được tăng lên và chăn nuôi theo hướng cung cấp thực phẩm nên đàn bò lại nhiều hơn đàn trâu. Đàn gia cầm phát triển nhất là gà công nghiệp và vịt. Chăn nuôi thuỷ sản phát triển hơn trước. Sản phẩm nông nghiệp xuất sang các vùng khác là 5% và giành cho xuất khẩu là 10% 3. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP. Công nghiệp trung ương, công nghiệp địa phương và các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển nên giá trih sản xuất ngày càng tăng. Ngành công nghiệp có bước phát triển nhất là công nghiệp cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến lương thực , thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng Thành phần kinh tế 1990 1991 1992 1993 Công nghiệp quốc doanh 428715 381740 458390 624400 TW Công nghiệp quốc doanh 1087877 1001931 1107441 1685000 dịa phương Công nghiệp ngoài quốc 659462 620091 649051 724300 doanh Tỷ trọng lao động công nghiệp tuy chiếm32% nhưng mới chỉ sản xuất ra khoảng 22% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước. Nguyên nhân cơ bản là do sự phân công , quản lý lao động theo nghành và lãnh thổ của sản xuất công nghiệp chưa hợp lí. 4. DỊCH VỤ. Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là một trung tâm thương mại lớn của cả nước. Tổng mức bán lẻ chiếm 30%, xuất khẩu chiếm 18% so với cả nước, hàng nhập khẩu chỉ có 11% so với cả nước. Vùng là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Năm 2000 đã có 753000 lượt khách quốc tế và hơn 2 triệu lượt khách du lịch nội địa . Doanh thu du lịch quốc tế đạt 92.5 nghìn $, có một số khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao như : Dae-woo, Bảo sơn, Horison… 10
  11. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đây là một chiều hướng tích cực. D.NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ Phát triển Đồng Bằng Sông Hồng chính là phát triển nôi văn hoá cội nguồn của dân tộc, tạo dựng một vùng lãnh thổ phát triển đi đầu trong nhiều lĩnh vực, biểu hiện trình độ phát triển cao của Việt Nam trong bối cảnh phát triển không ngừng của thế giới. Mục tiêu chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là xây dựng vùng này trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn với các vùng khác trong cả nước. I.VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP:  Nhanh chóng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, một phần để thay thế hàng nhập khẩu và một phần để xuất khẩu. Phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực trên cơ sở tài nguyên và lợi thế của vùng  Song song với việc phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo, cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp có khả năng bố trí phân tán nhằm giải quyết việc làm, phát triển những nhà máy có quy mô vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến.  Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung tại khu vực ngoại vi thành phố lớn, dọc đường 18, đường 21 và đường 5.  Những ngành công nghiệp trọng điểm cần được ưu tiên phát triển là: kĩ thuật điện, điện tử, sản xuất thiết bị máy móc, đóng và chữa tàu thuỷ, lắp ráp chế tạo ô tô, xe gắn máy, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng, luyện cán thép, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, da, may. II.VỀ THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ, DU LỊCH:  Thương mại, dịch vụ ,du lịch cần trở thành động lực cho quá trình tăng trưởng của vùng theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Trước hết đặc biệt coi trọng phát triển có hiệu quả các trung tâm thương mại hiện đại và tiên tiến. Phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với các tuyến du lịch độc đáo để thu hút khách, mở thêm các tuyến du lịch quốc tế nối Hà Nội, HảI 11
  12. Phòng, Hạ Long với các nước trên thế giới và trong khu vực. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng gắn khai thác với tôn tạo, bảo vệ tài nguyên du lịch, truyền thống văn hoá dân tộc.  Đặc biệt, dịch vụ tài chính ngân hàng và viễn thông phải được hiện đại hoá và đạt trình độ tiên tiến so với thế giới. Từng bước trở thành trung tâm dịch vụ tàI chính lớn trong nước và khu vực. III.VỀ NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP:  Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đưa tỉ trọng chăn nuôI từ 36% hiện nay lên 45% vào năm 2010. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các thành phố lớn. Các khu công nghiệp tập trung, tạo nguồn nguyên liệu cho việc chế biến sản phẩm cao cấp phục vụ xuất khẩu.  Phát triển vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ, vùng rừng ngập mặn ven biển. Tăng cường việc trồng cây xanh trong các đô thị và các khu công nghiệp.  Đẩy mạnh việc nuôi trồng thuỷ, hải sản nước ngọt, nước lợ. Tăng cường đánh bắt hảI sản xa bờ. Sớm hình thanh một số trung tâm dịch vụ nghề cá ở vinh Bắc Bộ. IV.VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG  Kết hợp cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng biển, sân bay. đường sắt, đường bộ , đường thuỷ. Hoàn chỉnh hệ thống giao thông công cộng ở các thành phố lớn.  Nâng cao và xây sựng mạng luới điện tương ứng với nguồn điện, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.  Hiện đại hoá mạng lưới thông tin liên lạc, cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cấp nước ở các đô thị lớn. Các khu công nghiệp tập trung.  Cụ thể sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng các tuyến trục quốc lộ 5, quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 10, quốc lộ 183; xây dựng một cách hoàn thiện khu vực cảng Hải Phòng, từng bước xây dựng cảng nước sâu Cái Lân đạt công suất thông qua vài chục triệu tấn hàng hoá mỗi năm; hoàn thành việc xây dựng nhà ga hàng không quốc tế Nội Bài. Hoàn chỉnh hệ thống giao thông công cộng trước hết ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. V.VỀ CÁC ĐÔ THỊ HẠT NHÂN  Các đô thị hạt nhân trong vùng là ba đỉnh tam giác tăng trưởng kinh tế (Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long) và có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển của cả vùng Bắc Bộ. Tỉ lệ dân đô thị tăng từ 12
  13. 31.8% hiện nay lên 56% vào năm 2010. Với việc phát triển công nghiệp và dịch vụ, tỉ trọng GDP khu vực đô thị đô so với GDP toàn vùng từ 69% hiện nay sẽ tăng lên đến khoảng81%.  Thành phố Hà Nội được xác định là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học- kĩ thuật, văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế lớn của cả nước. Dự báo dân số nội thành năm 2010 khoảng 1.5 triệu người ( có dự báo tới 1.6 –1.7 và thậm chí 2 triệu người ). Diện tích của thành phố tăng từ 4.6 lên khoảng 10 nghìn ha. Hướng phát triển chủ yếu của nội thành ở hữu ngạn sông Hồng và một phần tả ngạn. Tương lai sẽ phát triển lớn (1.7000 –2.000 ha ) về phía Tây Bắc theo đường 21, 32 và đường cao tốc Láng- Hoà Lạc gắn với khu vực Hoà Lạc – Xuân Mai, một phần trục Nam Thăng Long (khoảng 1.500 ha ) về phía Tây Nam bám theo trục đường 6 ( khoảng mở rộng vào đất Thanh Trì ( khoảng 600 –700 ha ), phía Gia Lâm theo đường Nguyễn Văn Cừ, đường số 1 và số 5 ( khoảng 700 –1000 ha ). Thành phố sẽ phát triển theo các trục lộ chính dạng hình sao, xen kẽ các vùng cây xanh, mặt nước để tạo cảnh quan, cảI tạo môI trường đô thị.  Để giảm bớt sự tập trung quá mức vào nội thành dự kiến sẽ phát triển một số đô thị vệ tinh như Nội Bài (khoảng 3 000 ha và 14-15 vạn dân vào năm 2010), Hoà Lạc (khoảng 7 000 ha và 30 vạn dân vào năm 2010), v.v…  Thành phố Hải Phòng tíêp tục giữ vai trò là một trong những đầu mối lớn về giao lưu liên vùng và cửa ngõ mở ra thế giới của cả nước ở phía Bắc, trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế về cảng, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và dịch vụ. Không gian thành phố sẽ mở rộng ra vùng ven đô phía Nam và Đông Nam: hình thành khu phố mới ở phía Bắc sông Cấm gắn với việc xây dựng cầu Bính (thuộc khu vực Tân Dương, Vũ Yên của huyện Thuỷ Nguyên). Dân số của thành phố vào năm 2010 khoảng 75 vạn dân, sau đó có thể lên tới trên 1 triệu. Phát triển các điểm vệ tinh ở khu vực Minh Đức, Vật Cách, Kiến An, Đình Vũ… để cùng với nội thành hình thành một chùm đô thị.  Thành phố Hạ Long trong tương lai có dân số khoảng 30 – 50 vạn người. Đây là thành phố du lịch hàng đầu của cả nước, gắn với cảng biển lớn nhất ở Bắc Bộ trong tương lai. Việc phát triển công nghiệp, cảng biển theo các mục tiêu nêu trên.  Phát triển các cụm đô thị Chí Linh – Phả Lại, Đông Triều – Mạo Khê với quy mô mỗi cụm đô thị khoảng 30 – 35 vạn dân.  VỀ CÁC TUYẾN TRỤC (HÀNH LANG) KINH TẾ: Tuyến hành lang đường 5 có vai trò quan trọng trong các tuyến hành lang của vùng này nói riêng và Bắc Bộ nói chung, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Ưu tiên bố trí các ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến, đòi hỏi sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động lành nghề, hạn chế việc 13
  14. sử dụng đất nông nghiệp, nhất là đất lúa. Tập trung sức đầu tư khai thác tiềm năng để phát triển công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp nhẹ hướng về xuất khẩu cũng như các dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả khu vực nông thôn dọc tuyến hành lang. Tuyến hành lang đường 18 (từ sân bay Nội Bài qua thi xã Bắc Ninh, Phả Lại, Hạ Long và kéo dài tới Móng Cái ) ngày càng có vị trí quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của vùng. Cùng với tuyến hành lang đường số 5, nó tạo thành bộ khung cho cả Bắc Bộ. Đây là địa bàn có điều kiện phân bố công nghiệp nhất là công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng, năng lượng, làm xoay chuyển hẳn sự phân bố công nghiệp của toán vùng và kèo theo sự phát triển đô thị . Trong quá trình phát triển tuyến hành lang này cần xử lí các mối quan hệ giữa công nghiệp nặng với công nghiệp nhẹ, giữa công nghiệp với du lịch, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường… Tuyến hành lang đường 21 sẽ là khu vực bố trí công nghiệp, các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và du lịch, nghỉ dưỡng để giảm bớt sự tập trung quá mứ cho thủ đô Hà Nội.  TỔ CHỨC TỐT NỀN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở KHU VỰC NÔNG THÔN phù hợp với quá trình chuyển biến nhanh chóng của các đô thị hạt nhân. Trước hết, hình thành các thị trấn, thị tứ đa chức năng. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, từng bước quy hoạch và có kế hoạch tổ chức lại các điểm dân cư nông thôn trên cơ sơ hình thànhcác cụm kinh tế – kĩ thuật , làng nghề, tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng kết cấu hậ tầng và đô thị hoá tại chỗ. Nông thôn ở vùng này phải đi trươcứ và trở thanh điển hình của quá trình công nghiệp hoá nông thông cho vùng Bắc Bộ và cả nước trong chừng mực nhất định.  PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN theo hướng mở cửa đồng thời kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi quốc gia trên vùng biển của Tổ quốc. Phát triển kinh tế biển và ven biển tao thành một vành đai kinh tế mặt tiền cho cả vùng Bắc Bộ với các hướng ưu tiên: a/Hướng tới khai thác hải sản xa bờ, kết hợp với tăng cường quốc phòng an ninh trên biển b/Phát triển cảng biển và các đội vận tải biển để mở rộng giao lưu quốc tế, đảm nhận chức năng xuất nhập khẩu hàng hoá cho cả vùng lớn. c/Phát triển du lịch trên toàn tuyến duyên hải từ Đồ Sơn đến Móng Cái, đặc biệt chú ý phát triển du lịch biển trong mối quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường sinnh thái, phát triển kinh tế ở các hải đảo, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tăng cường cơ sở hạ tầng, tiến hành di dân, đẩy mạnh khai thác hải sản, phát triển du lịch, dịch vụ, kết hợp với quốc phòng an ninh.  PHỐI KẾT HỢP GIỮA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC VỚI CÁC VÙNG XUNG QUANH: trước hết với các lãnh thổ trong vòng bán kính 50 – 100 km thuộc các tỉnh phụ cận trong 14
  15. các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch , chuyển giao công nghệ, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực và thu hút nguyên liệu nông lâm thuỷ sản và thực phẩm từ các vùng xung quanh vào vùng trọng điểm. E.MỘT SỐ GIẢI PHÁP  Trong các tỉnh còn thiếu sự liên kết chặt chẽ, nên chưa tận dụng đựơc khả năng của sự đồng thuận cùng phát triển. Chúng ta nên thành lập hội đồng vùng. Chúng ta có thể mô tả bằng sơ đồ sau: Kế hoạch Kế hoạch ng ành quốc gi a Kế h oạch vùng Kế hoạch địa phương  Xoá bỏ dần chế độ phân cấp chủ quản đối với các doanh nghiệp nhà nước, đồng nhất hoá cấu trúc kinh tế trên địa bàn địa phương, tạo thuận lợi cho điều phối và triển khai thực hiện KH cho vùng. Để làm được việc này cần: -Tăng cường chức năng quản lý nhà nước về kinh tế cho các Bộ, ngành đặc biệt là quản lý các chiến lược quy hoạch, phát triển ngành, các tiêu chuẩn hoá, quy trình quy phạm kỹ thuật và các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của ngành. -Chấn chỉnh và tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm về quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương đối với các doanh nghiệp trên địa bàn. -Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong quản lý vốn, lao động, các yếu tố nguồn lực, thực hiện các phương án liên doanh và liên kết sản xuất cũng như nghĩa vụ chấp hành chính sách, luật pháp, nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.  Thực hiện thủ tục hành chính đơn giản, thông thoáng: “ Chế độ một cửa” để các nhà đâù tư nhanh chóng xin giấp phép, đặc biệt là các nhà đâù tư nước ngoài khi đem nguồn vồn FDI đến kinh doanh tại Việt Nam.  Thị trường tài chính: minh bạch, công khai tài chính của các doanh nghiệp để người dân có điều kiện tiếp xúc với công ty một cách dễ dàng, từ đó họ sẽ mạnh dạn hơn trong việc mua chứng khoán của công ty. Đây là một cách huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân chúng hiệu quả. - Phát triển nhanh chóng các quỹ tín dụng và tổ chức tài chính trung gian để người dân có thể tiếp xúc với nguồn vốn khi muống phát triển công việc kinh doanh của mình. Đặc biệt là phát triển 15
  16. mạnh hơn nữa hệ thống này ở nông thôn và dành cho nông dân. Ngoài ra để tạo niềm tin cho dân chúng khi đem tiền đi gưỉ, các ngân hàng nên thực hiện “bảo hiểm tiền gửi” cho số tiền trong quỹ của mình. - Song song đó là việc sắp xếp lại tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Với các doanh nghiệp làm ăn không có lãi thì nhà nước không bao cấp, hỗ trợ nữa mà nên xoá sổ để tạo sự công bằng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. - Cơ sở hạ tầng: Tăng cường mở rộng tuyến đường vành đai, hành lang đặc biệt là vành đai Côn Minh- Móng Cái, vành đai Đông Tây nối Việt Nam với các khu kinh tế mở của Trung Quốc. Hệ thống giao thông đường thuỷ cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước đảm bảo chất lượng an toàn của các phương tiện khi đi lại, tạo sự tin cậy cho người tham gia giao thông và mới có được tiền đề cần thiết cho giao thông đường thuỷ phát triển, giao lưu hàng hóa được mở rộng. -Trước tình trạng thừa thầy, thiếu thợ như hiện nay thì các doang nghiệp nên tự mở các lớp đào tạo tay nghề cho người lao động và có chính sách thu hút người lao động đã được đào tạo. Điều này tạo ra sự linh hoạt cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu lao động phù hợp cho lĩnh vực kinh doanh của mình, không phụ thuộc vào việc đào tạo của các trường dạy nghề… 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2