Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo độc đoán của Lý Quang Diệu và bài học cho các lãnh đạo của tương lai
lượt xem 29
download
Bài tiểu luận của nhóm có cấu trúc 4 phần, cụ thể như sau: Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo; Giới thiệu về Lý Quang Diệu; Phân tích phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu; Giải pháp cho những khuyết điểm trong phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu và bài học rút ra. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo độc đoán của Lý Quang Diệu và bài học cho các lãnh đạo của tương lai
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ═════000═════ TIỂU LUẬN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN CỦA LÝ QUANG DIỆU VÀ BÀI HỌC CHO CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO TƯƠNG LAI Thành viên nhóm 6: Hoàng Như Huyền – 121 221 0064 Trương Đức Anh – 121 221 0019 Trần Lê Ngọc Hải – 121 221 0044 Nguyễn Hải Long– 121 221 0091 Nguyễn Hữu Tâm – 121 221 0128 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Anh Duy
- Hà Nội – 05/2015
- MỤC LỤC
- BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM STT Tên Vị trí Đánh giá Điể m Phân công rõ ràng, luôn có trách Trưởng nhiệm, hoàn thành việc đúng hạn, 1 Hoàng Như Huyền 9 nhóm nhiệt tình, giữ được tinh thần làm việc nhóm. Hoàn thành việc đúng thời hạn, có trách nhiệm, hỗ trợ trưởng nhóm và 2 Trương Đức Anh Thành viên có góp ý chỉnh sửa bài, chủ động 9 trong công việc nhóm, phụ trách chính phần video. Hoàn thành việc đúng thời hạn, có 3 Nguyễn Hải Long Thành viên trách nhiệm, phụ trách chính phần 9 slides. Hoàn thành việc đúng thời hạn, có 4 Nguyễn Hữu Tâm Thành viên 8.5 trách nhiệm. Có tinh thần làm việc nhóm, hoàn 5 Trần Lê Ngọc Hải Thành viên 8.5 thành bài đúng thời hạn.
- LỜI MỞ ĐẦU Từ trước đến nay lãnh đạo luôn đóng vai trò rất quan trọng trong khoa học về tổ chức nhân sự, nhà lãnh đạo là người gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Trên thế giới hiện nay có 3 phong cách chủ yếu được các nhà lãnh đạo áp dụng trong việc gây ảnh hưởng lên người khác là độc đoán, dân chủ và tự do. Trong vô số bài nghiên cứu về phong cách lãnh đạo thì Lý Quang Diệu nổi lên như một hình mẫu tiêu biểu về phong cách lãnh đạo độc đoán trong thời đại mới, nhờ ông mà Singapore chuyển mình từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, không có tài nguyên trở thành một quốc gia phát triển với thu nhập bình quân đầu người vào hàng cao nhất thế giới. Vậy phong cách lãnh đạo độc đoán của Lý Quang Diệu có biểu hiện cụ thể ra sao và đã tác động như thế nào để Singapore trở thành “con rồng Châu Á”? Điều đáng học hỏi từ phong cách của ông là gì? Xuất phát từ mong muốn giải đáp những vấn đề trên, nhóm đã xây dựng tiểu luận với đề tài: “Phong cách lãnh đạo độc đoán của Lý Quang Diệu và bài học cho các lãnh đạo của tương lai”. Bài tiểu luận của nhóm có cấu trúc 4 phần: Phần I. Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo Phần II. Giới thiệu về Lý Quang Diệu Phần III. Phân tích phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu Phần IV. Giải pháp cho những khuyết điểm trong phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu và bài học rút ra Do hiểu biết còn hạn hẹp và giới hạn về thời gian nên bài tiểu luận của nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong ThS. Hoàng Anh Duy – người đã
- giúp đỡ nhóm hoàn thành tiểu luận này – có thể tiếp tục góp ý để chúng em có thể hoàn thiện hơn nữa bài tiểu luận của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.
- NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo 1. Một số khái niệm liên quan 1.1. Lãnh đạo và phong cách lãnh đạo 1.1.1. Lãnh đạo Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc một nhóm, nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất định. Lãnh đạo là khả năng lôi cuốn người khác đi theo mình, là biết tạo ra mối ràng buộc giữa người và công việc bằng cách quan tâm cả hai. Ngoài ra lãnh đạo còn là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng lên người khác để hoàn thành những mục tiêu mong muốn. Nói cách khác, lãnh đạo thiên về khía cạnh nhân bản và nhắm đến “người” để nối kết họ thành một đội ngũ và động viên họ tiến tới mục tiêu mong muốn. Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không chính thức. Lãnh đạo chính thức là người lãnh đạo có thực quyền. Người lãnh đạo có thực quyền là người lãnh đạo đồng thời đóng vai trò quản trị viên trong một tổ chức, được trao ban quyền hạn và chức năng hành xử trên người khác để thi hành một công tác theo hoạch định. Người lãnh đạo không chính thức hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo do thiên phú với phong cách lôi cuốn người khác. Tuy họ không có quyền hạn chính thức để sai khiến, nhưng lời nói của họ có giá trị, được người khác lắng nghe và thực hiện. Những người lãnh đạo tự nhiên này thường được người khác ngưỡng mộ như một chứng nhân gương mẫu về cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống cá nhân cũng như xã hội. 1.1.2. Các học thuyết về lãnh đạo
- Việc đi sâu tìm hiểu các học thuyết về lãnh đạo sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn và sâu hơn về bản chất của lãnh đạo. Hiện thời, trên thế giới đang tồn tại 5 học thuyết lãnh đạo. Đó là, học thuyết về lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất (the traitbased leadership theory), học thuyết về lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi (the behaviorbased leadership theory), học thuyết về lãnh đạo dựa trên cơ sở quyền lực và sự ảnh hưởng (the powerinfluence leadership theory), học thuyết về lãnh đạo theo tình huống (the situational leadership theory), và học thuyết về lãnh đạo dựa trên cơ sở tích hợp (the integrative leadership theory). Sau đây là các nội dung cụ thể của một số học thuyết chủ đạo về lãnh đạo. (i) Học thuyết về lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất (the traitbased leadership theory). Học thuyết về lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất là học thuyết về lãnh đạo ra đời sớm nhất. Học thuyết về lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất cho rằng lãnh đạo 12 phải là những người có những tố chất siêu phàm, phải có những giá trị vượt trội so với đông đảo những người còn lại; và chính những tố chất siêu phàm và giá trị vượt trội vốn có do tạo hóa ban tặng đó đã giúp họ trở nên xuất chúng và trở thành những người đứng đầu một quốc gia, một bộ tộc, một tôn giáo hay một tổ chức nào đó (Yukl & Van Fleet, 1992). Các học giả và các nhà nghiên cứu về lãnh đạo của giai đoạn này (1930s1940s) đã tiến hành nghiên cứu và đã nhận ra rằng tố chất vượt trội, giá trị vượt trội như vô cùng mạnh mẽ, vô cùng quyết đoán, vô cùng mưu lược, có tầm nhìn chiến lược hơn người là những nhân tố cơ bản, chính yếu để giúp một ai đó trở thành lãnh đạo. Chính vì lẽ đó, các nhà lãnh đạo trong thời kỳ này là những người có quyền lực vô biên và họ thường điều hành cấp dưới của họ thông qua quyền lực vô biên đó. Hiện thân của các nhà lãnh đạo trong thời kỳ này là những người đứng đầu các quốc gia, các tướng lĩnh, các chủ doanh nghiệp, chủ trang trại. Họ là những người đứng mũi chịu sào, những người cầm cân nảy mực trong mọi hoạt động của xã hội, cộng đồng, và tổ chức. Họ nghĩ ra việc và cầm tay chỉ việc cho các cấp dưới của mình, còn những người cấp dưới chỉ biết thực thi
- công việc được giao một cách thụ động. Phong cách lãnh đạo, điều hành này về thực chất là điều hành thông qua mệnh lệnh và thuần tuý định hướng công việc the taskbased approach (sẽ được trình bày rõ ở phần lãnh đạo hiệu quả). Bên cạnh những yếu tố thuộc về tố chất, các học giả như Bass (1990), Hosking & Morley (1988), và Yukl & Van Fleet (1992) cũng cho rằng kỹ năng, kinh nghiệm sống cũng như trận mạc là những nhân tố vô cùng quan trọng cùng bổ trợ cho các tố chất vượt trội vốn có để giúp cho các nhà lãnh đạo chèo lái con thuyền của mình. (ii) Học thuyết về lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi (the behaviorbased leadership theory). Học thuyết về lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi ra đời từ những năm 1950s sau khi các học giả, các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạt động thực tiễn bắt đầu cảm nhận được những nhược điểm, hạn chế của học thuyết về lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất. Học thuyết về lãnh đạo dựa trên cơ sở 13 hành vi cho rằng bất cứ một ai mà bằng hành động, ứng xử (behavior) của mình làm cho người khác làm theo được ý định của mình thì người đó mới thực sự là lãnh đạo. Thật vậy, cùng với sự phát triển của kinh tếxã hội, đời sống kinh tế của người dân không ngừng được cải thiện, dân trí không ngừng được nâng cao. Sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội, dân trí đã không ngừng tạo đà và phát triển nền dân chủ mà ở đó mọi người đều được tự do, mọi người đều được bình quyền, bình đẳng. Tự do, bình quyền, bình đẳng là những yếu tố có tính “trái chiều” với cơ chế tập quyền, mệnh lệnh. Vì vậy, cần thiết phải có một học thuyết mới về lãnh đạo để đáp ứng yêu cầu đó của thực tiễn học thuyết đó là học thuyết về lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất. Các học giả Yukl & Van Fleet (1992), Wall & Lepsinger (1990) đã tiến hành các nghiên cứu của mình và chỉ ra rằng thành công của công tác lãnh đạo không chỉ phụ thuộc vào các tố chất vượt trội do tạo hóa ban tặng của các nhà lãnh đạo mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thuộc về con người như động viên khuyến khích, gây ảnh hưởng, khai thác yếu tố tâm lý, yếu tố tinh thần.
- (iii) Học thuyết về lãnh đạo dựa trên cơ sở quyền lực và sự ảnh hưởng (the powerinfluence leadership theory).Gây ảnh hưởng và quyền lực là hai trong số các nhân tố quyết định năng lực lãnh đạo. Như đã đề cập ở trên, gây ảnh hưởng là một năng lực tối quan trọng và không thể thiếu đối với bất cứ một nhà lãnh đạo nào. Gây ảnh hưởng là quá trình tác động nhằm thu phục cấp dưới trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý, đồng bộ các biện pháp kích thích. Vì vậy, gây ảnh hưởng không chỉ giúp các nhà lãnh đạo tạo sự gắn kết, tập hợp lực lượng xung quanh mình, mà còn giúp các nhà lãnh đạo tự hoàn thiện hình ảnh của chính bản thân mình (Bradford & Cohen, 1984). Để gây được ảnh hưởng đối với cấp dưới, các nhà lãnh đạo vẫn phải có quyền lực (power). Vậy, về bản chất quyền lực là gì? Biểu hiện cụ thể của quyền lực là gì? Quyền lực thể hiện quyền uy của một nhà lãnh đạo đối với cấp dưới của mình. Quyền lực chính là khả năng gây ảnh hưởng đối với cấp dưới (Mintzberg, 1983; Pfeffer, 1992). Nói một cách chung nhất, quyền lực chính là khả năng tác động của một cá nhân nào đó vào những người còn lại. Bởi vậy, quyền lực và khả năng gây ảnh hưởng có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, khăng khít với nhau. Các nghiên cứu về quyền lực và gây ảnh hưởng đã chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo đã sử dụng quyền lực để gây ảnh hưởng và ngược lại các nhà lãnh đạo đã kết hợp các biện pháp, kỹ thuật gây ảnh hưởng để nâng tầm quyền uy của mình. Thực tế đã chứng minh, cấp dưới nể trọng cấp trên của mình có thể vì các tố chất vượt trội của họ, cũng có thể vì những đức tính đáng kính của họ Bởi vậy, học giả Northouse (1997) cho rằng quyền uy của lãnh được hun đúc bởi chính các mối quan hệ qua lại của họ với cấp dưới. Giống vậy, French & Raven (1959) cho rằng quy ền uy không thể được tạo lập thông qua một mối quan hệ cụ thể nào đó, mà phải được vun đắp với mọi người trong một thời gian dài. Các thủ thuật gây ảnh hưởng cũng hết sức đa dạng và phong phú. Các nhà lãnh đạo có thể gây ảnh hưởng thông qua sử dụng vật chất, các nhà lãnh đạo cũng có thể khai thác yếu tố tinh thần. Các nhà lãnh đạo cũng có thể sử dụng biện pháp trực tiếp
- hay gián tiếp; chính thống hay phi chính thống. Tuy nhiên, sử dụng biện pháp nào, cho đối tượng nào, và trong tình huống nào là cả một sự cân nhắc và là cả một nghệ thuật. Có một số loại quyền lực phổ biến có thể thống kê ra đây: Quyền lực do chức vụ, quyền lực do đãi ngộ, quyền lực do sự trừng phạt, quyền lực do sự kính trọng, quyền lực do năng lực chuyên môn, quyền lực do việc nắm giữ thông tin mang lại. 1.1.3. Phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo thường dùng để gây ảnh huởng đến đối tượng bị lãnh đạo. Xét trên phương diện cá nhân, phong cách lãnh đạo chính là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh huởng tới họat động của những người khác. Xét trên phương diện tổng thể, phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của họat động và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi đặc điểm nhân cách của họ. 1.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán 1.2.1. Đặc trưng Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền, phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh đạo theo chỉ thị, phong cách lãnh đạo cương quyết. Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt nhân viên; các nhân viên nhận lệnh và thi hành mệnh lệnh, nhà lãnh đạo sẽ tập trung hết quyền lực vào tay của mình. Biểu hiện của những nhà lãnh đạo độc đoán là họ thường áp đặt công việc với sự kiểm soát và giám sát chặt chẽ. Nhà lãnh đạo độc đoán thường lấy mình làm
- thước đo giá trị, họ không quan tâm đến ý kiến của người khác dù là đồng đội hay nhân viên mà chỉ hoàn toàn dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chính mình. Các nhà lãnh đạo độc đoán thường nói chính xác những gì họ muốn các nhân viên của mình phải làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay chỉ dẫn nào. 1.2.2. Ưu điểm và hạn chế Phong cách lãnh đạo độc đoán có 3 ưu điểm chính như sau: Thứ nhất, được nhà lãnh đạo sử dụng thành công trong một tập thể mới thành lập, chưa thiết lập được nguyên tắc hoạt động… hoặc trong các tập thể đang mất phương hướng hoạt động, không khí trong tổ chức là gây hấn… Thứ hai, sự thành công của tổ chức phụ thuộc vào vai trò cá nhân của nhà quản trị. Nếu nhà quản trị giỏi sẽ mang lại nhiều thành công cho tổ chức. Thứ ba, trong các trường hợp khẩn cấp thì sự độc đoán chuyên quyền của lãnh đạo đôi khi mang lại những hiệu quả bất ngờ. Ngược lại, phong cách lãnh đạo độc đoán cũng bộc lộ nhiều nhược điểm cần được khắc phục, trong đó những hạn chế lớn nhất của phong cách này gồm có: Thứ nhất, người lãnh đạo không quan tâm đến suy nghĩ cũng như ý kiến của nhân viên nên không tận dụng được sự sáng tạo của nhân viên dưới quyền. Thứ hai, quyết định của người lãnh đạo chuyên quyền thường ít được cấp dưới chấp nhận, đồng tình và làm theo, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối của cấp dưới. Thứ ba, với phong cách này, nhân viên ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc cao hơn khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo. Thứ tư, không khí trong tổ chức phụ thuộc vào định hướng cá nhân. 1.2.3. Trường hợp áp dụng
- Phong cách lãnh đạo độc đoán rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tả những gì cần phải làm và phải làm như thế nào. Phong cách quản lí này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kĩ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Cần độc đoán với những người ưa chống đối, những người không có tính tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính sáng tạo. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách lãnh đạo Mỗi phong cách lãnh đạo có những ưu, nhược điểm riêng và việc lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp là rất quan trọng đối với nhà lãnh đạo trong quản lí, điều hành công việc. Xét về bản thân nhà lãnh đạo, việc hình thành phong cách có thể phụ thuộc vào: tuổi tác, tính cách, kinh nghiệm, trình độ, năng lực, trạng thái tâm lí, nghề nghiệp, vị trí công tác, đặc điểm ngành nghề và mục tiêu của bản thân họ. Xét tới các yếu tố tác động từ bên ngoài, phong cách của nhà lãnh đạo dần được định hình theo thời gian do: hoàn cảnh lãnh đạo, các tình huống quản trị, văn hóa quản lí của đối tượng, mối quan hệ với nhân viên và giữa các nhân viên, mức độ sức ép công việc và năng lực làm việc của nhân viên. Từ đó có thể thấy phong cách lãnh đạo được hình thành từ kết quả của mối quan hệ giữa tính cách cá nhân với môi trường và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi truờng. 3. Những nhà lãnh đạo tiêu biểu có phong cách lãnh đạo độc đoán Chủ tịch Mao Trạch Đông: Mao Trạch Đông đã lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho đến năm 1976. Ông đã dẫn đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chiến thắng trong
- cuộc nội chiến . Mao Trạch Đông đã được ghi nhận như là người anh hùng của nhân dân Trung Quốc cho tới tận ngày hôm nay. Chủ tịch Mao đã sử dụng một số phương pháp lãnh đạo theo chủ nghĩa Mác và ý tưởng từ Đảng cộng sản Nga. Tuy nhiên, rất nhiều chính sách của ông đã gây ra cái chết của hàng triệu người Trung Quốc. Porfirio Diaz: Jose de la Cruz Porfirio Diaz Mori là một vị tướng Mexico, chính trị gia, nhà độc tài, và Tổng thống cai trị Mexico với một bàn tay sắt bạo lực trong giai đoạn 18761911. Trong thời gian cầm quyền ông được coi là Porfiriato. Porfirio Diar đã có những đóng góp tích cực vào sự tiến bộ của nền kinh tế Mexico trong thời gian ông tại nhiệm. Nhưng những lợi ích từ việc ông làm không được nhiều người biết đến. Tuy nhiên có hàng triệu người đã phải lao động như nô lệ trong suốt thời gian đó. Nền kinh tế Mexico đã đi vào suy thoái trong những năm đầu của thế kỷ 20, một số lượng lớn thợ mỏ đã đình công. Đây là khởi đầu cho sự kết thúc của triều đại Porfirio Diaz với tư cách một nhà lãnh đạo. Fidel Castro: Fidel Castro là một chính trị gia, nhà lãnh đạo cách mạng, và một luật sư Cuba. Ông đã có đóng góp lớn trong cuộc Cách mạng Cuba. Ông đã thách thức Mỹ trong nhiều thập kỷ. Hầu hết người dân Cuba xem Fidel như con quái vật đã phá hủy Cuba. Một số người khác xem ông như một người nhìn xa trông rộng bảo vệ đất nước tránh khỏi chủ nghĩa tư bản. Adolf Hitler: Adolf Hitler là người gây ra cuộc tàn sát bi thảm nhất trong Thế chiến II. Nhân loại sẽ không bao giờ quên cuộc thảm sát đẫm máu lấy đi hàng triệu mạng người Do Thái của Hitler. Việc làm của ông cũng trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh bạo lực nhất trong lịch sử thế giới. Pol Pot:
- Pol Pot thường được biết đến với cái tên Saloth Sar. Pot đã tạo ra trại lao động và các trang trại để nhốt người dân nếu họ không thực hiện theo chỉ thị của mình. Trong suốt thời gian đương nhiệm, ông đã ép buộc rất nhiều người dân phải đào mộ chôn cất lượng lớn người. Đó là những người bị chôn sống hoặc bị đánh đến chết để tiết kiệm đạn. Pol Pot bị người Việt Nam lật đổ vào năm 1977, khi dám ngang nhiên đánh phá biên giới Việt Nam. Người ta ước tính rằng một phần tư dân số Campuchia đã bị giết trong thời gian Pol Pot trị vì. Joseph Stalin: Một sự thật ít được biết đến về Joseph Stalin đó là ông đã từng là một tên cướp ngân hàng. Chính quyền cộng sản ban hành luật mới chống cướp ngân hàng, đó là lý do Stalin từ chức và đi cướp ngân hàng để chứng minh bộ luật đó không có tác dụng. Trong vụ cướp ngân hàng này, bốn mươi người đã bị sát hại. Stalin đã lãnh đạo Liên Xô trong những năm 1922 đến 1956. Trong thời gian này, ông đã một phần gây ra nạn chết đói của người dân nước mình tại các trại lao động. Benito Mussolini: Benito Mussolini đã bắt đầu sự nghiệp chính trị từ khi ông trở thành Thủ tướng của Italy vào năm 1922. Ông đã lãnh đạo Italy lên đến đỉnh quyền lực và giành được nhiều đất đai hơn kể từ thời đế chế La Mã. Ông giữ danh hiệu “Ngài Benito Mussolini, đứng đầu Chính phủ và người sáng lập đế quốc”. Khi Mussolini muốn nghỉ hưu, Hitler đe dọa và nói rằng nếu ông không trở về Ý và cố gắng khôi phục chủ nghĩa phát xít, Đức quốc xã sẽ tiêu diệt một số thành phố Ý. Mussolini buộc phải đồng ý. Năm 1945, ông đã bị quân cộng sản nổi dậy giết chết. Xương của ông bị treo lộn ngược ở Milan. Vladimir Lenin: Vladimir Lenin luôn tin tưởng vào những ý tưởng bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản. Ông xem đó là lực lượng giải phóng. Ông cũng tin tưởng vào phong trào nữ quyền. Lenin đã ra lệnh “khủng bố đỏ” đối với những người
- phản đối lãnh đạo và nhanh chóng xây dựng các trại lao động. Tỷ lệ tử vong tại các trại lao động rất cao, nơi đây cũng xảy ra hàng loạt vụ hành quyết tại đây. General Franco: Franco đã từng là một quân nhân. Tây Ban Nha đã trải qua một cuộc cách mạng và một chế độ độc tài mới dưới thời Francisco Franco trong cuộc chiến tranh Th ế giới thứ II khi Hitler tiêu diệt người Do Thái. Ông đã làm bạn với một số người tồi tệ nhất trong nền chính trị châu Âu, nhưng Franco chưa bao giờ tham gia vào Thế chiến II. Ông không hiếu chiến tham gia chống lại các quốc gia đồng minh. Idi Amin: Idi Amin là một nhà độc tài Uganda, đứng trong hàng ngũ của trung đoàn thuộc địa của Anh và cuối cùng trở thành chỉ huy của toàn bộ quân đội Uganda. Ông nắm quyền kiểm soát một phần nhỏ trung tâm các quốc gia châu Phi và sau đó tự tuyên bố mình là tổng thống. Ông đã gây ra các vụ vi phạm nhân quyền, giết người và cũng là người gửi thư tình cho Nữ hoàng Elizabeth. Nhận xét chung: Tuy cùng là phong cách lãnh đạo độc đoán nhưng biểu hiện phong cách này ở mỗi nhà lãnh đạo lại rất đa dạng bởi tình hình từng quốc gia là khác nhau. Trong thời điểm hiện tại, chúng ta có thể nhìn nhận rằng ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo độc đoán của 10 vị kể trên tới đất nước của họ trong tương lai có vẻ như tích cực ở một số vị như Mao Trạch Đông, và tiêu cực ở một số trường hợp khác như Polpot hay Idi Amin… nhưng nhóm làm đề tài tin rằng trong thời điểm đó, những nhà lãnh đạo này đều sử dụng những gì mà họ cho là tốt nhất đối với quốc gia của mình dựa trên lý tưởng của họ. Do đó ta có thể thấy việc áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh là rất quan trọng, và đến thời điểm hiện tại thì Lý Quang Diệu đã làm rất tốt điều đó. II. Giới thiệu về Lý Quang Diệu
- 1. Khái quát về tiểu sử, vai trò của Lý Quang Diệu đối với thành tựu của Singapore Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16 tháng 9 năm 1923 trong một gia đình gốc Hoa giàu có đã định cư tại Singapore từ thế kỷ 19. Sau thế chiến II, ông Lý Quang Diệu theo học ngành luật ở ĐH Fitzwilliam tại Cambridge, Anh. Năm 1949, ông trở thành luật sư nhưng về Singapore để xây dựng sự nghiệp. Tại đây ông trở thành người tư vấn luật cho các hoạt động thương mại và các tổ chức liên đoàn sinh viên. Năm 1954, Singapore là thuộc địa của Anh, nằm dưới quyền quản lý của một thống đốc và hội đồng lập pháp được chỉ định. Ông Lý Quang Diệu khi ấy muốn thay đổi cấu trúc quản trị của đất nước. Tháng 11 năm 1954, ông thành lập Đảng Nhân dân hành động (PAP) và trở thành tổng thư ký PAP. Năm 1955, một hiến pháp mới được đưa ra ở Singapore và trong cuộc bầu cử sau đó, PAP giành 3 ghế ở hội đồng lập pháp. Năm 1956 ông Lý Quang Diệu đến London cùng phái đoàn đòi quyền tự trị cho Singapore. Năm 1958, ông giúp thương thuyết đưa Singapore trở thành một chính phủ độc lập (ngoại trừ các vấn đề về quốc phòng và ngoại giao). Tháng 6 năm 1959, tổng tuyển cử diễn ra. Đảng PAP của ông Lý Quang Diệu giành được 43 trong tổng số 51 ghế trong hội đồng lập pháp, Singapore giành quyền tự trị trong mọi lĩnh vực của đất nước ngoại trừ quốc phòng và ngoại giao, chấm dứt quãng thời gian là thuộc địa của Anh từ năm 1819. Sau khi lên nắm quyền, ông Lý Quang Diệu thực hiện các chính sách phát triển đô thị, xây nhà, cải tổ kinh tế, công nghiệp hóa… Ông kêu gọi sáp nhập Singapore vào Malaysia và chấm dứt chế độ thuộc địa của Anh. Trưng cầu dân ý năm 1962 cho
- kết quả 70% dân Singapore ủng hộ sáp nhập vào Malaysia. Năm 1963, Singapore gia nhập Liên bang Malaysia. Ngày 7 tháng 8 năm 1965, do căng thẳng giữa người gốc Hoa và người Malay dẫn tới bạo động tại Singapore. Maylaysia quyết định trục xuất Singapore ra khỏi liên bang. Ông Lý Quang Diệu ký thỏa thuận rời Malaysia. Ông Lý Quang Diệu phải đối mặt với thách thức lớn bởi một Singapore rời Malaysia trở nên đơn độc trong khi không có tài nguyên và năng lực quốc phòng hạn chế. Singapore cần một nền kinh tế mạnh để tồn tại với tư cách quốc gia độc lập. Ông Lý Quang Diệu thực hiện chương trình đưa Singapore trở thành một nhà xuất khẩu lớn và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Singapore cũng tìm kiếm sự công nhận quốc tế khi gia nhập Liên Hiệp Quốc và Khối Thịnh vượng chung. Thập niên 1980, Singapore đạt mức tăng trưởng cao, nâng cấp các ngành công nghệ cao, khánh thành sân bay quốc tế Changi. Các chính sách của ông Lý Quang Diệu đã đưa cảng Singapore trở thành một trong những hải cảng nhộn nhịp nhất thế giới. Singapore trở thành trung tâm giao thông quan trọng của khu vực và là trong tâm du lịch lớn. Tháng 11 năm 1990, ông Lý Quang Diệu trao lại ghế thủ tướng cho ông Ngô Tác Đống nhưng vẫn tiếp tục ở lại nội các với vị trí Bộ trưởng Cao cấp. Tháng 8 năm 2004 Ngô Tác Đống rút lui và bàn giao chức vụ thủ tướng cho Lý Hiển Long, con trai đầu của Lý Quang Diệu. Ông Lý đảm vụ chức vụ mới là Bộ trưởng Cố vấn trong giai đoạn từ năm 2004 đến khi qua đời. Ngày 23 tháng 3 năm 2015, ông Lý Quang Diệu qua đời ở tuổi 91 tại Bệnh viện đa khoa Singapore để lại niềm tiếc thương vô bờ cho nhân dân Singapore cũng như cộng đồng quốc tế. 2. Các yếu tố giúp hình thành nên phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu
- Có học vấn cao Có rất nhiều yếu tố giúp ông Lý Quang Diệu trở thành một chính khách lỗi lạc và học vấn là một trong những yếu tố ấy. Dù sinh ra trong một gia đình gốc Hoa, ông nói tiếng Anh và được học tại các trường Anh nổi tiếng ở Singapore. Là người thông minh, ông luôn là một học sinh, sinh viên xuất sắc, thường xuyên đứng đầu tại các kỳ thi và được trao nhiều học bổng danh giá. Ông đã được nhận một học bổng vào học kinh tế, văn chương Anh và toán tại Raffles College – nay là Đại học quốc gia Singapore. Đây cũng là nơi ông gặp bà Kha Ngọc Chi, người vợ tương lai của ông và nhiều đồng nghiệp, cộng sự của ông sau đó. Việc học của ông bị gián đoạn trong thời kỳ Nhật chiếm đóng Singapore nhưng năm 1946, ông đã sang Anh vào học tại trường kinh tế London và sau đó chuyển tới trường Fitzwilliam, thuộc đại học Cambridge. Tại đây ông đạt những thành tích cao và được trao tấm bằng hạng ưu ngành luật vào năm 1949. Trong số những người lập quốc hay thế hệ lãnh đạo đầu tiên của các quốc gia hậu thuộc địa, trong đó có Việt Nam, hiếm có ai được đào tạo bài bản, học vấn cao, và có điều kiện tiếp xúc nhiều với giới trí thức, học hỏi được những tiến bộ – đặc biệt liên quan đến chính trị, luật pháp – của các nước phương Tây như ông. Được học cao, được đào tạo bài bản tại những trường có uy tín của Anh là một lý do quan trọng tại sao ông Lý Quang Diệu vượt trội các nhà lãnh đạo ở các quốc gia hậu thuộc địa cùng thời với ông hay thậm chí sau ông, về nhiều mặt – đặc biệt về nhận thức, tầm nhìn. Nhìn xa trông rộng
- Khi nói về ông Lý Quang Diệu, giới quan sát, nghiên cứu đều cho rằng ông là một người vừa khôn ngoan, nhạy bén, thức thời, vừa rất thực dụng. Chẳng hạn, dù Singapore cũng từng bị thuộc địa và ông luôn muốn hòn đảo này thoát khỏi sự phụ thuộc, cai trị của Anh, ông không chỉ không phủ nhận mà còn biết tiếp thu, áp dụng những tiến bộ – đặc biệt về kinh tế, công nghệ – của Anh và các nước phương Tây khác. Mặc dù phần lớn người Singapore – và chính bản thân ông cũng là một – người gốc Hoa, ông không chọn tiếng Hoa mà là tiếng Anh để làm ngôn ngữ chính cho đảo quốc này. Quyết định đó không chỉ giúp người dân Singapore dễ dàng tiếp xúc với các nước phát triển như Anh, Mỹ và học hỏi, tiếp nhận tri thức, công nghệ cao của phương Tây mà còn bắc cầu để những tập đoàn lớn trên thế giới đến với hòn đảo nhỏ này. Là một trí thức, ông Lý Quang Diệu, rất coi trọng giáo dục, tri thức, trọng dụng người hiền tài. Ông chú tâm phát triển, trọng dụng nhân tài ở trong nước và luôn tìm cách thu hút chất xám, người tài từ các nước. Hơn nữa, là một người hiểu biết rộng, thông minh ông Diệu không giáo điều, máy móc. Trái lại, ông rất thực dụng. Thay vì dựa vào một chủ thuyết nào đó để giúp Singapore tồn tại, phát triển, ông nhìn thẳng vào chính những điểm yếu, thế mạnh của Singapore và bối cảnh chính trị khu vực và cố phát huy, tận dụng tất cả những điểm đó, biến chúng thành cơ hội, thế mạnh cho đất nước mình. Một điểm nổi bật khác, đáng trân trọng nữa nơi ông mà không phải nhà lãnh đạo nào cũng có đó là trung thực, mẫu mực, coi trọng luật pháp. Chính điều này đã giúp Singapore trở thành một quốc gia châu Á minh bạch nhất và luôn nằm trong 10 nước ít tham nhũng nhất thế giới. Có thể việc ông theo học ngành luật và tốt nghiệp xuất sắc về ngành này từ một trường đại học danh tiếng cũng tác động rất lớn đến tính cách này của ông.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO VÀ NÓI LÊN QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH
34 p | 1338 | 441
-
Tiểu luận: Nghệ thuật và kỹ năng lãnh đạo
19 p | 1107 | 329
-
Tiểu luận kỹ năng lãnh đạo: Những phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo
21 p | 1252 | 234
-
Tiểu luận: Kỹ năng lãnh đạo
15 p | 1633 | 197
-
Tiểu luận Quản trị kinh doanh: Những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi
20 p | 667 | 189
-
Tiểu luận: Phân biệt quản lý và lãnh đạo. Thực tế tại Việt Nam
14 p | 1367 | 180
-
Tiểu luận: Kỹ năng ra quyết định trong nghệ thuật lãnh đạo
19 p | 1261 | 166
-
Tiểu luận: Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
17 p | 748 | 135
-
Tiểu luận: Kỹ năng lãnh đạo và động viên
20 p | 546 | 91
-
Tiểu luận: Những phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo
15 p | 336 | 81
-
Tiểu luận quản trị học: Chức năng lãnh đạo
41 p | 1106 | 77
-
Tiểu luận: Chức năng lãnh đạo
38 p | 943 | 65
-
Tiểu luận: Kỹ năng lập kế hoạch
19 p | 1102 | 59
-
Tiểu luận: Phân tích chân dung nhà tích quản trị Donald Trump
21 p | 269 | 58
-
Thuyết trình: Phong cách và kỹ năng lãnh đạo
24 p | 357 | 41
-
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý. Các nhà lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam cần có kỹ năng giao tiếp nào để điều hành doanh nghiệp hiệu quả
24 p | 222 | 39
-
Tiểu luận: Làm thế nào để giữ chân nhân viên giỏi
24 p | 299 | 37
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn