intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Lập dự toán tổng thể tại Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh, Đà Nẵng

Chia sẻ: Trần Quỳnh Tram | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

164
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Lập dự toán tổng thể tại Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh, Đà Nẵng gồm có 3 phần. Trong đó, phần 1 trình bày về cơ sở lí luận; phần 2 là về thực trạng về công tác lập dự toán tại Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh, Đà Nẵng; phần 3 - một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán tại doanh nghiệp

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Lập dự toán tổng thể tại Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh, Đà Nẵng

  1. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] MỞ ĐẦU Ngày nay, nền kinh tế thị  trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp   phải năng động sáng tạo, nắm bắt kịp thời các cơ  hội kinh tế  và đẩy nhanh hiệu quả  hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cùng với việc xã hội càng phát triển đòi hỏi  sự đa dạng và phong phú cả về số lượng, chất lượng của các loại sản phẩm. Điều đó  đặt ra câu hỏi lớn cho các doanh nghiệp sản xuất là sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai?   Sản xuất như thế nào? Vì thế các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến khách   hàng, nhu cầu và thị  hiếu của khách hàng để  sản xuất và cung  ứng những sản phẩm   phù hợp. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải bằng mọi cách đưa sản   phẩm tới tay người tiêu dùng, được người tiêu dùng chấp nhận và thu được lợi nhuận   nhiều nhất có nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Một trong những yếu tố quyết định điều đó là phải thực hiện tốt là công tác dự  toán và lập kế hoạch kinh doanh cho từng năm tài chính. Trong sản xuất kinh doanh khi  đã lập được kế  hoạch kinh doanh hàng sẽ  cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về  kết quả  hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách cụ  thể  thông qua dự  báo  sản lượng tiêu thụ của năm kế hoạch, định mức chi phí, kế hoạch tiêu thụ  sản phẩm,   kế hoạch sản xuất, sử dụng chi phí và kế hoạch tài chính của cả năm. Đồng thời còn  cung cấp những thông tin quan trọng giúp cho các nhà quản lý phân tích, đánh giá, lựa  chọn các phương án sản xuất, kinh doanh để  đầu tư  vào doanh nghiệp có hiệu quả  nhất. Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu về lý thuyết và bài tập của môn Kế  toán Quản trị do giảng viên Ths.Lê Thị Huyền Trâm giảng dạy, nhóm của chúng em đã  nhận thức được tầm quan trọng của công tác dự  toán và lập kế  hoạch kinh doanh.   Chính vì vậy mà nhóm của chúng em đã chọn một công ty chuyên về dệt  may, trong đó  có khâu sản xuất, kinh doanh hàng may mặc để làm chuyên đề  tiểu luận cho môn kế  toán quản trị.  Đó là Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng. GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 1
  2. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái quát về dự toán tổng thể doanh nghiệp Trong các chức năng của quản trị, lập kế hoạch là chức năng quan trọng không  thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Kế hoạch là xây dựng mục tiêu của doanh nghiệp   và vạch ra các bước thực hiện để  đạt được mục tiêu đã đặt ra. Dự  toán cũng là một  loại kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu cụ  thể, chỉ  rõ các tài nguyên phải sử  dụng,   đồng thời dự tính kết quả thực hiện trên cơ sở các kỹ thuật dự báo. Dự toán doanh nghiệp là chức năng không thể thiếu được đối với các nhà quản   lý hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Trong kế toán quản trị, dự toán là   một nội dung trung tâm quan trọng nhất Nó thể  hiện mục tiêu, nhiệm vụ  của toàn  doanh nghiệp; đồng thời dự  toán cũng là cơ  sở  để  kiểm tra kiểm soát cũng như  ra   quyết định trong doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm dự toán Dự  toán tổng thể doanh nghiệp là dự  toán thể  hiện mục tiêu của tất cả  các bộ  phận trong doanh nghiêp. Đó là tính toán dự  kiến, phối hợp một cách chi tiết và toàn  diện nguồn lực, cách huy động và sử  dụng nguồn lực để  thể  hiện một khối lượng   công việc nhất định bằng hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị. Ví dụ: dự toán bộ phận bán hàng, dự toán bộ phận sản xuất… Do vậy, dự  toán phải được xây dựng cho toàn doanh nghiệp và cho từng bộ  phận trong doanh nghiệp. Dự toán tổng thể là dự toán thể hiện mục tiêu của tất cả các   bộ  phận trong doanh nghiệp, như  bán hàng, sản xuất, nghiên cứu, marketing, dịch vụ  khách hàng, tài chính ... Dự toán tổng thể định lượng kỳ vọng của nhà quản lý về  thu   nhập, các luồng tiền và vị  trí tài chính trong tương lai. Với những vai trò như  vậy, dự  toán tổng thể có ý nghĩa như sau : GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 2
  3. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] ­ Dự toán là sự tiên liệu tương lai có hệ thống nhằm cung cấp cho nhà quản lý các  mục tiêu hoạt động thực tiễn, trên cơ  sở đó kết quả  thực tế sẽ được so sánh và đánh  giá.   Biện   pháp   này   nâng   cao   vai   trò   kế   toán   trách   nhiệm   trong   kế   toán   quản   trị         ­ Dự toán là cơ sở để nhà quản lý tổ chức thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp,   là phương tiện để  phối hợp các bộ  phận trong doanh nghiệp và gíup các nhà quản lý  biết rõ cách thức các hoạt động trong doanh nghiệp đan kết với nhau. ­ Dự toán là phương thức truyền thông để các nhà quản lý trao đổi các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quan điểm và kết quả  đạt được. Lập dự  toán cho phép các nhà  quản lý xây dựng và phát triển nhận thức về sự đóng góp của mỗi hoạt động đến hoạt  động chung của toàn doanh nghiệp. 1.1.2. Nội dung của dự toán tổng thể doanh nghiệp Dự  toán tổng thể  là tổ  hợp của nhiều dự  toán của mọi hoạt động của doanh   nghiệp, có liên hệ với nhau trong một thời kỳ nào đó. Dự toán tổng thể có thể lập cho   nhiều thời kỳ như  tháng, quý, năm. Hình thức và số  lượng các dự  toán thuộc dự  toán   tổng thể tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Dự toán tổng thể bao gồm hai phần chính: dự toán hoạt động và dự toán tài chính.  Dự toán hoạt động là dự toán phản ánh mức thu nhập và chi phí đòi hỏi để đạt   mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Kỳ  lập dự  toán là hàng năm và được chia ra   thành từng thời kì ngắn hơn như là từng quý, tháng.. ­ Dự toán hoạt động, bao gồm: + Dự toán bán hàng hoặc dự toán tiêu thụ + Dự toán sản xuất + Dự toán chi phí vật tư và cung ứng vật tư cho sản xuất + Dự toán lao động trực tiếp + Dự toán chi phí sản xuất chung + Dự toán giá vốn hàng bán + Dự toán chi phí bán hàng GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 3
  4. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] + Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp + Dự toán chi phí và doanh thu hoạt động tài chính Dự  toán tài chính là dự  toán phản ánh tình hình tài chính theo dự  kiến và cách  thức tài trợ  cần thiết cho các hoạt động đã lập dự  toán. Dự  toán này là việc sắp xếp   các   nguồn lực về tiền để thu và số lượng lợi nhuận dự kiến trong tương lai nhiều hơn. Dự toán   tài chính được lập sau dự toán hoạt động. ­ Dự toán tài chính: bao gồm + Dự toán vốn (dự toán đầu tư) + Dự toán vốn bằng tiền + Báo cáo kết quả kinh doanh dự toán + Bản cân đối kế toán dự toán + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự toán Dự  toán doanh nghiệp phải được xây dựng dựa trên cơ  sở  của dự  báo. Kết quả  của quá trình xây dựng dự toán là các báo cáo nội bộ và các báo cáo đó không thể cung  cấp cho người ngoài doanh nghiệp. Dự  toán tổng thể  chính là kỳ  vọng hoặc mong   muốn của nhà quản lý về  những công việc mà doanh nghiệp dự  tính hành động cũng   như kết quả tài chính của các hoạt động đó. 1.2. Quy trình lập dự toán tĩnh trong doanh nghiệp 1.2.1. Quy trình lập dự toán chung Qúa trình lập dự toán ở các tổ chức không giống nhau, tuy nhiên quá trình dưới  đây trình bày các bước tiến hành được nhều tổ chức áp dụng: Qúa trình lập dự toán gồm các bước sau: ­ Truyền đạt các chi tiết của chính sách dự toán và các hướng dẫn. ­ Xác điịnh các nhân tố giới hạn kết quả ­ Soạn thảo dự toán doanh thu ­ Phác thảo các bảng dự toán GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 4
  5. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] ­ Thảo luận các bảng dự toán với cấp trên ­ Phối hợp kiểm tra các bảng dự toán ­ Phê chuẩn cuối cùng các bảng dự toán ­ Kiểm tra dự toán Trình tự chung được thể hiện qua sơ đồ sau: Trình tự xây dựng dự toán tổng thể trong DNSX GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 5
  6. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] Sơ  đồ trên chưa thể hiện mối liên hệ  giữa các loại dự  toán và tất cả  các chức   năng trong doanh nghiệp sản xuất. Ví dụ: dự  toán của bộ  phận nghiên cứu và triển  khai, hoặc chi phí trả lãi vay ngân hàng trong báo cáo lãi lỗ dự toán được lập từ dự toán   tiền mặt chưa được thể  hiện. Tuy nhiên, nhìn vào sơ  đồ, một khi dự  toán bán hàng  được thực hiện, GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 6
  7. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] các phòng sản xuất, marketing, phòng cung  ứng, hành chính sẽ  xây dựng dự  toán cho   đơn vị mình.  1.2.2. Quy trình lập dự toán hoạt động 1.2.2.1. Dự toán tiêu thụ * Vai trò của dự toán tiêu thụ  Từ sơ đồ dự toán tổng thể doanh nghiệp ta thấy dự toán tiêu thụ là dự toán chủ  yếu và đầy tiên của toàn hệ thống. Dự toán tiêu thụ  là nền tảng của dự toán tổng thể  doanh nghiệp, vì dự toán này sẽ xác lập mục tiêu của doanh nghiệp so với thị trường,   với môi trường. Tiêu thụ  được đánh giá là khâu thể  hiện chất lượng hoạt động của  doanh nghiệp. Hơn nữa, về  mặt lý thuyết tất cả  các dự  toán khác của doanh nghiệp   suy cho cùng đều dựa vào loại dự  toán tiêu thụ. Dự toán tiêu thụ  chi phối đến các dự  toán, do vậy nếu xây dựng một cách tùy tiện thì cả quá trình lập dự toán sẽ không có ý   nghĩa. ­ Dự  toán tiêu thụ  còn dự  báo cả  mức bán hàng thu bằng tiền và bán hàng tín  dụng, cũng như  các phương thức tiêu thụ. Khi lập dự  toán tiêu thụ, các nhà quản lý  cần xem xét  ảnh hưởng chi phí marketing đến hoạt động tiêu thụ  tại doanh nghiệp.   Trong doanh nghiệp, bộ phận kinh doanh hoặc marketing có trách nhiệm trực tiếp cho  việc lập dự toán tiêu thụ. ­ Dự toán tiêu thụ là căn cứ để ra quyết định về sản lượng sản xuất trong kì. *  Nội dung của dự toán tiêu thụ Dự  toán tiêu thụ là dự toán được lập đầu tiên và là căn cứ  để  xây dựng các dự  toán còn lại trong dự toán tổng thể, là bảng dự toán phản ánh sản lượng sản phẩm mà  doanh nghiệp dự kiến tiêu thụ cũng như doanh thu mà doanh nghiệp dự kiến đạt được   trong từng kì. ­ Cơ sở lập dự toán: + Số lượng về sản phẩm tiêu thụ ở các kì đã qua. + Chính sách về giá cả, phương thức bán hàng và chính sách tín dụng. GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 7
  8. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] + Xem xét tình hình của đối thủ cạnh tranh. + Xem xét các yếu tố về chính trị pháp lí, các điều kiện tự nhiên, xã hội. ­ Dự toán tiêu thụ bao gồm những thông tin: + Số lượng hàng bán + Gía bán + Cơ cấu hàng bán + Lịch thu tiền Khi lập dự toán tiêu thụ cũng cần quan tâm đến chính sách bán hàng của doanh   nghiệp để ước tính các dòng tiền thu vào liên quan đến bán hàng trong các thời kỳ khác  nhau.Doanh nghiệp cũng dự kiến dòng tiền từ hoạt động bán hàng thu tiền ngay và bán  hàng trả chậm. Bảng dự kiến dòng tiền thu này sẽ là cơ sở để xây dựng dự  toán tiền  mặt.     Chỉ tiêu số tiền mà doanh nghiệp thu được từ bán hàng được tính như sau: Số   tiền   bán   hàng   Số  tiền thu được từ   Số  tiền bán hàng kỳ  trước   = thu tiền ngay trong   + bán hàng thu được ngay trong kỳ này kỳ 1.2.2.2. Dự toán sản xuất Việc xây dựng dự toán sản xuất nhằm xác định số lượng, chủng loại sản phẩm  sản xuất trong kỳ đến. Để xây dựng dự toán sản xuất cần dựa vào: • Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ được ước tính theo thực tế của kỳ trước • Số lượng sản phẩm tiêu thụ dự toán được xác định theo dự toán tiêu thụ • Nhu cầu sản phẩm tồn kho cuối kỳ  theo mong muốn của nhà quản trị. Đây  chính là mức dự trữ tối thiểu cần thiết để phục vụ tiêu thụ cho thời kỳ sau thời kỳ dự  toán. Mức tồn kho cuối kỳ dự tính nhiều hay it thường phụ thuộc vào độ  dài của chu   kỳ sản xuất. Nhu cầu này có thể được xác định theo một tỷ lệ phần trăm nhu cầu tiêu  thụ của kỳ sau. • Khả năng sản xuất của đơn vị.          Như vậy, số lượng sản phẩm sản xuất yêu cầu trong kỳ là: GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 8
  9. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] Số   lượng   sản   Nhu   cầu   sản   Số  sản phẩm   Số   sản   phẩm   phẩm   cần   sản   = phẩm   tồn   kho   + tiêu thụ  trong   ­ tồn đầu kỳ  theo   xuất trong kỳ cuối kỳ kỳ dự toán Khi lập dự toán sản xuất cần chú ý đến việc phân chia công việc cho các đơn vị  cũng như theo thời gian thực hiện từng công đoạn. Việc phân bố cụ thể công việc cho   phép doanh nghiệp tổ chức thực hiện công việc tốt hơn, đồng thời kiểm tra kiểm soát  được công việc một cách dể dàng. Đối với doanh nghiệp thương mại không có dự  toán sản xuất mà có dự  toán  mua vào. Số lượng mua cũng dựa vào: ­ Số lượng hàng hóa tiêu thụ kế hoạch ­ Số lượng hàng hóa dự trữ cuối kì ­ Số lượng hàng hóa tồn đầu kì. 1.2.2.3. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Dự  toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh tất cả  chi phí nguyên vật   liệu trực tiếp cần thiết để  đáp  ứng yêu cầu sản xuất đã được thể  hiện trên dự  toán   khối lượng sản phẩm sản xuất. Để lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp cần xác định: • Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm • Đơn giá xuất nguyên vật liệu. Thông thường đơn giá xuất ít thay đổi. Tuy nhiên   để  có thể phù hợp với thực tế và làm cơ  sở  cho việc kiểm tra, kiểm soát khi dự  toán   đơn giá này cần phải biết doanh nghiệp sử  dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho  nào: phương pháp LIFO, FIFO, giá đích danh hay giá bình quân. • Mức độ dự trữ nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ dự toán được tính toán trên  cơ sở lý thuyết quản trị tồn kho. Dự   toán   lượng   Định   mức   tiêu   Số   lượng   sản   phẩm   nguyên   vật   liệu   sử   = hao   nguyên   vật   x sản xuất theo dự toán dụng liệu Tổng nhu cầu NVL = Nhu   cầu   NVL   + Nhu cầu NVL tồn kho   dùng   cho   sản   cuối kỳ GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 9
  10. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] xuất Nhu   cầu   NVL   mua   Tổng   nhu   cầu   Số   lượng   NVL   tồn   = ­ vào NVL kho đầu kỳ Nhu   cầu   NVL   Chi phí mua NVL = x Đơn giá mua mua vào 1.2.2.4. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được xây dựng từ dự toán sản xuất. Dự toán  này cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến quy mô của lực lượng lao động  cần thiết cho kỳ  dự  toán. Mục tiêu cơ  bản của dự  toán này là duy trì lực lượng lao   động vừa đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng lãng phí sử dụng lao động.  Dự  toán lao động còn là cơ  sở  để  doanh nghiệp lập dự  toán về  đào tạo, tuyển dụng  trong qúa trình hoạt động sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp thường là biến phí trong mối quan hệ  với khối   lượng sản phẩm sản xuất, nhưng trong một số ít các trường hợp chi phí nhân công trực  tiếp không thay đổi theo mức độ  hoạt động. Đó là trường hợp ở  các doanh nghiệp sử  dụng công nhân có trình độ tay nghề cao, không thể trả công theo sản phẩm hoặc theo  thời gian. Để lập dự toán chi phí này, doanh nghiệp phải dựa vào số lượng nhân công,  quỹ lương, cách phân phối lương và nhiệm vụ của doanh nghiệp. Đối với biến phí nhân công trực tiếp, để  lập dự  toán doanh nghiệp cần xây  dựng ­ Định mức lao động để sản xuất sản phẩm ­ Tiền công cho từng giờ  lao động hoặc từng sản phẩm nếu doanh nghiệp trả  lương theo sản phẩm. Nhu   cầu   về   giờ   Định   mức   lao   Số   lượng   sản   phẩm   công   lao   động   trực   = động   nguyên   vật   x sản xuất theo dự toán tiếp liệu Chi   phí   lao   động   = Nhu   cầu   về   giờ   x Đơn giá tiền lương GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 10
  11. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] công lao động trực   trực tiếp tiếp                           1.2.2.5. Dự toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ  và quản lý hoạt  động sản xuất, phát sinh trong phân xưởng. Chi phí sản xuất chung bao gồm cả yếu tố  chi phí biến đổi và chi phí cố định. Dự  toán chi phí sản xuất chung phải tính đến cách   ứng xử chi phí để xây dựng mức phí dự  toán hợp lý trong kỳ. Cũng có thể dự  toán chi   phí sản xuất chung theo từng nội dung kinh tế cụ thể của chi phí. Tuy nhiên cách làm   này khá phức tạp, tốn nhiều thời gian không phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và   nhỏ  như   ở  nước ta hiện nay. Do vậy trong giáo trình này chỉ  quan tâm đến việc phân  biệt biến phí và định phí sản xuất chung trong dự toán. Dự  toán này  ở  các doanh nghiệp thường được xem là một nhiệm vụ  cơ  bản   nhằm giảm thấp chi phí và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên với xu hướng giá thành ngày  càng giảm, việc đấu tranh chống sự  tăng chi phí dẫn đến nhiệm vụ  khá quan trọng.  Các chi phí này thường không liên quan trực tiếp đến sản phẩm cụ thể. Nếu sử dụng   cách tính toán giá thành toàn bộ, việc tăng giảm của các chi phí này thuộc về  trách  nhiệm của nhà quản trị từng khu vực, từng trung tâm. Các chi phí này thường độc lập  tương đối với mức độ hoạt động, nó liên quan chủ yếu với cấu trúc của phân xưởng,  phải sử dụng chi phí hỗn hợp và các kỹ thuật tách biệt phần biến phí và định phí. Như  vậy chi phí sản xuất chung hoàn toàn có thể kiểm tra được. Dự   toán   chi   Dự   toán   định   phí   Dự   toán   biến   phí   sản   phí   sản   xuất   = x sản xuất chung xuất chung  chung    Biến phí sản xuất chung có thể được xây dựng theo từng yếu tố chi phí cho một   đơn vị hoạt động (chi phí vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, ...). Tuy nhiên   GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 11
  12. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] thường cách làm này khá phức tạp, tốn nhiều thời gian. Do vậy khi dự toán chi phí này,   người ta thường xác lập biến phí sản xuất chung cho từng đơn vị hoạt động. Dự  toán biến phí   Dự   toán   biến   phí   Sản lương sản xuất theo   = x sản xuất chung đơn vị SXC dự toán    Dự toán biến phí cũng có thể được lập theo tỷ lệ trên biến phí trực tiếp, khi đó  biến phí SXC dự toán sẽ xác định: Dự   toán   biến   Dự   toán   biến   phí   Tỷ   lệ   biến   phí   theo   dự   phí   sản   xuất   = x trực tiếp  kiến  chung   Đối với định phí sản xuất chung do có xu hướng ổn định giữa các kì nên căn cứ  vào số liệu của các năm đã qua, kế toán sẽ lập dự toán cho năm kế hoạch. Khi lập dự toán chi phí sản xuất chung cũng tính chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt.   Khoản chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt sẽ  là căn cứ  để  lập dự  toán tiền mặt.   Điều cần lưu ý là chi phí khấu hao tài sản cố định, là một khoản chi phí không thanh  toán bằng tiền, do vậy chi phí này phải được loại trừ  ra khỏi tổng chi phí bằng tiền  mặt trong chi phí sản xuất chung. 1.2.2.6. Dự toán tồn kho cuối kì Sau khi hoàn tất cá dự toán trên, kế toán tập hợp số liệu về các chi phí sản xuất   để tính giá thành đơn vị dự kiến. Việc tính toán này rất cần thiết vì hai lí do: một là để  tính toán giá vốn hàng bán trong dự toán báo cáo thu nhập và hai là để xác định trị  giá   thành phẩm tồn kho cuối kì. Trị  giá của thành phẩm tồn kho dự  kiến được gọi là dự  toán thành phẩm tồn kho cuối kì. 1.2.2.7. Dự toán giá vốn hàng bán GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 12
  13. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] Dự  toán giá vốn hàng bán là căn cứ  số  lượng nguyên vật liệu đầu vào cuối kì  với đơn giá để xác định giá trị, cũng như lượng và giá sản phẩm tồn kho đầu và cuối kì  cùng các bảng dự  toán trên để  tính giá vốn hàng bán. Dự  toán này tùy thuộc vào cách  tính hàng xuất kho của mỗi doanh nghiệp. (Tính theo phương pháp FIFO, LIFO, bình  quân hay thực tế đích danh) 1.2.2.8. Dự toán chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp Dự toán chi phí lưu thông và quản lí bao gồm các khoản chi phí ước tính sẽ phát   sinh trong kì kế hoạch ở lĩnh vực ngoài sản xuất. Dự toán này là bảng tổng hợp các dự  toán chi phí ở khâu lưu thông và quản lí. Dự toán chi phí bán hàng và quản lí cũng được   lập theo tính chất tác động của chi phí theo dõi kết quả hoạt động. Trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh   nghiệp phát sinh lớn thì có thể lập riêng bảng dự toán chi phí bán hàng và bảng dự toán   chi phí quản lí doanh nghiệp. Việc lập dự  toán chi phí bán hàng và quản lí doanh   nghiệp được thực hiện hoàn toàn tương tự như dự toán chi phí sản xuất chung. Dự  toán chi phí BH   Dự   toán   biến   phí   Dự   toán   định   phí   BH   = + (QLDN) BH (QLDN) (QLDN)      1.2.2.9. Dự toán vốn bằng tiền Dự  toán tiền mặt là bảng dự  toán chi tiết các dòng thu và dòng chi tiền mặt   trong mối quan hệ với doanh thu và các khoản mục vốn. Như vậy dự toán tiền mặt là   một báo cáo các khoản thu tiền và chi tiền dự kiến trong tương lai, được trình bày sao   cho có thể thực hiện số dư tiền mặt dự kiến của doanh nghiệp  ở những thời gian cụ  thể, càng ngắn càng tốt, thường là hàng tháng. + Sự cần thiết của dự toán tiền mặt: Dự toán tiền mặt là một trong những công cụ lập kế hoạch quan trọng nhất mà   tổ chức có thể sử dụng. Bảng dự toán tiền mặt cho thấy hiệu ứng tiền mặt của tất cả  các kế  hoạch được lập trong quá trình dự  toán, do đó việc soạn thảo bảng dự  kiến  GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 13
  14. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] tiền mặt có thể  dẫn đến việc điều chỉnh các bảng dự  toán nếu thấy rằng không đủ  nguồn tiền mặt để tài trợ cho các hoạt động kế hoạch. Bảng dự toán tiền mặt cũng có thể giúp cho quản lí thấy rõ những vấn đề tiềm  ẩn có thể  phát sinh, từ  đó họ  có thể  có những hành động ngăn chặn hay tránh những  vấn đề  đó. Một bảng dự toán tiền mặt có thể  cho thấy 4 tình huống. Tùy tình huống   nào có khả năng phát sinh mà nhà quản lí sẽ có hành động thích hợp. Dự toán tiền mặt gồm 4 phần: ­ Phần thu ­ Phần chi ­ Phần cân đối thu chi ­ Phần tài chính   PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN TẠI  CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH­ ĐÀ NẴNG 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Tháng 05 năm 1982, Xí nghiệp công tư  hợp doanh dệt hồ  Quảng Đà đổi tên  thành: Xí nghiệp Dệt Hoà Khánh trực thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Quảng Nam ­ Đà  Nẵng. Theo quyết định số: 2230/QĐ­UB ngày 12 tháng 8 năm 1986 Xí nghiệp Dệt Hoà  Khánh tách khỏi Xí nghiệp Liên hiệp Dệt Quảng Nam ­ Đà Nẵng, tổ  chức sản xuất  với quy mô riêng và hoạch toán độc lập, đồng thời đổi tên thành: Nhà máy Dệt Hoà  Khánh. GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 14
  15. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] Theo quyết định số: 277/QĐ­UB ngày 24 tháng 01 năm 1994 của UBND Tỉnh   Quảng Nam ­ Đà Nẵng, Nhà máy dệt Hoà Khánh đổi thành: Công ty Dệt Đà Nẵng trực   thuộc Sở  Công nghiệp Thành phố  Đà Nẵng. Năm 2005, Công ty di dời vào khu công  nghiệp Hoà Khánh. Với chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước chuyển hình thức sở hữu doanh  nghiệp, theo quyết định số: 9117/QĐ­UBND ngày 28 tháng 11 năm 2005 của Chủ  tịch   UBND thành phố Đà Nẵng, Công ty Dệt Đà Nẵng đổi thành Công ty cổ  phần với tên   gọi là Công ty cổ phần Dệt Hoà Khánh Đà Nẵng. Tên tiếng Việt : Công ty Cổ phần Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng (DANATEX) Tên giao dịch: Da Nang Hoa Khanh Textile Joint Stock Company. Số điện thoại : (84) 0511 . 3738768/ 3842274/ 3738766 Fax : (84) 0511 . 3842127 Website : http//www.danatex.com.vn Địa chỉ  : Lô B – Đường số  9 –Khu công nghiệp Hòa Khánh­ Quận Liên Chiểu –  Thành phố Đà Nẵng. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty: ­ Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dệt may;         ­ Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, phụ liệu, phụ tùng, hoá  chất, thuốc nhuộm, thiết bị dùng trong ngành dệt may, các mặt hàng tiêu dùng khác; ­ Đại lý về kinh doanh thiết bị, hàng tiêu dùng; ­ Thi công lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp; thiết bị dây chuyền sản  xuất; gia công cơ khí và kinh doanh thương mại tổng hợp; ­ Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 2.1.2.  Kết quả  hoạt  động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ  phần Dệt Hòa   Khánh – Đà Nẵng trong những năm gần đây GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 15
  16. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] Lợi nhuận của CTCP Dệt Hoà Khánh trong giai đoạn này đã có những biến   động tương đối lớn, bởi đây là giai đoạn công ty chuyển từ  loại hình hoạt động của   doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty   2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ­ Hội đồng quản trị: Là đại diện được bầu ra từ Đại hội đồng cổ đông. GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 16
  17. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] ­ Ban kiểm soát: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ Hội đồng quản trị, giúp Hội đồng quản  trị  kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành   hoạt động kinh doanh ­ Tổng Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của Công ty, điều hành hoạt động hàng ngày   của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch. ­ Phó Tổng Giám đốc: Là người trợ  giúp Giám đốc trong các lĩnh vực hoạt ñộng sản  xuất kinh doanh, thường xuyên theo dõi tiến độ  sản xuất của các phân xưởng và các   công tác có liên quan đến sản xuất. ­ Phòng Tổng hợp: Là bộ phận nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Giám Đốc về lĩnh vực nhân sự, bố trí sắp xếp cho phù hợp với năng lực của từng người. ­ Phòng sản xuất Kinh doanh: Có chức năng thiết kế  mặt hàng, xây dựng kế  hoạch  tổng hợp tiếp thị và ký kết hợp ñồng kinh tế, đề xuất hướng kinh doanh, chủ động tìm  kiếm khách hàng, giám sát chỉ đạo quá trình thực hiện hợp đồng. ­ Phòng Kế  toán Thống kê : Là bộ  phận tham mưu của Lãnh đạo Công ty thực hiện   quản lý các lĩnh vực nghiệp vụ: Tài chính kế  toán, tín dụng, kiểm toán, kiểm soát và  phân tích hoạt động kinh tế của Công ty phù hợp với chế độ  chính sách Nhà nước và  quy chế của Công ty, tham mưu cho Công ty về phương án huy động và sử dụng vốn   có hiệu quả. ­ Các phân xưởng trực thuộc : Với chức năng là tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất  kinh doanh theo đặc thù công nghệ, ngành nghề  được cấp trên giao từng tháng, từng  quý và năm. 2.1.3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp Bộ  máy quản lý của Công ty hiện nay được tổ  chức theo mô hình vừa trực   tuyến vừa có chức năng tham mưu, tuân thủ  đúng nguyên tắc một thủ  trưởng. Giám  Đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ  về  mọi hoạt động SXKD của  Công ty, các phòng ban chức năng quản lý theo chuyên môn nghiệp vụ được phân công. GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 17
  18. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] 2.1.4.  Đặc điểm cơ chế quản lý tài chính của Công ty Cơ  chế  quản lý tài chính được quy ñịnh trong điều lệ  công ty mà Công ty cổ  phần Dệt Hoà Khánh ban hành vừa tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà  nước, vừa phù hợp với đặc thù của Công ty .   Ban điều hành công ty giám sát chặt chẽ  các khoản chi phí để  giảm chi phí  nhằm tăng lợi nhuận, các khoản chi phí phát sinh đều phải có chứng từ hợp pháp, hợp   lệ  và được hạch toán vào chí phí theo quy định của chế  ñộ  kế  toán Việt Nam hiện  hành. 2.1.5. Đặc điểm môi trường kinh doanh của công ty Thị  trường tiêu thụ: Thị  trường tiêu thụ  chính của sản phẩm dệt của Công ty  bao gồm cả nội địa và xuất khẩu. Sản phẩm chính của Công ty là vải các loại và màn tuyn các loại, được tiêu thụ  rộng rãi trên thị trường cả nước (miền Nam, miền Bắc, miền Trung) thông qua các đại  lý bán buôn, bán lẻ. Thị phần bình quân : Miền Nam: 61,40%, Miền Bắc 31,09%, Miền   Trung 7,51% . Đối thủ cạnh tranh:  Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Công ty hiện nay là các  đơn vị  trong nước như  như  Công ty Cổ  phần 10/10, Công ty Tấn Quang, Công ty cổ  phần sản xuất dịch vụ  Dệt Phước Long, Doanh nghiệp tư  nhân Dệt Phước Thịnh,  Công ty Dệt Hoà Thọ ... và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong nước. Chính sách vĩ mô: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu sự   ảnh  hưởng bởi các chính sách của Nhà Nước như  gia nhập vào WTO và các chính sách về  đầu tư  làm cho sản phẩm của ngành dệt nói chung và của Công ty nói riêng chịu sự  cạnh tranh của các sản phẩm của nước khác và thị  trường nội địa không còn là thị  trường của ngành nữa. 2.2. Thực trạng về công tác lập dự toán tại Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh­ Đà  Nẵng GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 18
  19. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] 2.2.1. Dự toán tiêu thụ Tại doanh nghiệp, số liệu liên quan đến năm 2015 như sau:  ­ Số lượng tiêu thụ: 85.000 sp + Qúy 1: 18.000 sp                                 + Qúy 2: 22.000 sp + Qúy 3: 25.000 sp                                 + Qúy 4: 20.000 sp ­ Đơn giá bán chưa  VAT 10% là 120.000đ (DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ). ­ Chính sách bán hàng của doanh nghiệp: bán hàng thu tiền ngay là 80%, 20% còn lại  thu ở kỳ kế tiếp. ­ Số tiền bán chịu ở quý IV/2014 sẽ thu ở quý I/2015 là 440.000.000đ BẢNG DỰ TOÁN TIÊU THỤ (ĐVT: 1000đ) Chỉ tiêu Qúy Cả năm I II III IV 1. Số lượng SP tiêu thụ 18.000 22.000 25.000 20.000 85.000 2. Đơn giá 120 120 120 150 150 3. Doanh thu 2.160.000 2.640.00 3.000.000 2.400.000 10.200.000 0 4. Tiền thuế VAT 216.000 264.000 300.000 240.000 1.020.000 5. Tổng thanh toán 2.376.000 2.904.00 3.300.000 2.640.000 11.220.000 0 6. Thanh toán tiền ngay 1.900.800 2.323.200 2.640.000 2.112.000 8.976.000 7. Thu nợ kỳ trước 440.000 475.200 580.000 660.000 2.155.200 8. Số tiền thu được 2.340.800 2.798.400 3.220.000 2.772.000 11.131.200 2.2.2. Dự toán sản xuất ­ Doanh nghiệp có chính sách tồn kho cuối kỳ bằng 25% số lượng sản phẩm dự kiến  tiêu thụ ở kỳ tiếp theo. ­ Số lượng tiêu thụ dự kiến ở quý I/2016 là 24.000sp GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 19
  20. TIỂU LUẬN [LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH-ĐN] BẢNG DỰ TOÁN SẢN XUẤT (ĐVT: 1000đ) Chỉ tiêu Qúy Cả năm I II III IV 1. Số lượng SP tiêu thụ 18.000 22.000 25.000 20.000 85.000 2. SLSP tồn kho cuối kì 5.500 6.250 5.000 6.000 6.000 3.Tổng nhu cầu SP 23.500 28.250 30.000 26.000 91.000 4. SLSP tồn kho đầu kì 4.500 5.500 6.250 5.000 4.500 5. SLSP cần sản xuất 19.000 22.750 23.750 21.000 86.500 2.2.3. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ­ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu:  + Định mức vải (m): 1,2         + Định mức cúc (chiếc): 5      + Định mức chỉ (g): 0,2        ­ Tồn kho cuối kì bằng 10% nhu cầu nguyên vật liệu dùng cho sản xuất ở kì kế tiếp. ­ Đơn giá mua (chưa VAT 10%):  + vải: 50.000đ/m + cúc: 800đ/chiếc + chỉ: 4.000đ/g ­ Chính sách bán hàng của nhà cung cấp: thu tiền 50%, 50% thu ở kì tiếp theo. ­ Số tiền mua chịu ở quý IV/2014 được trả ở quý I/2015 là 650.550 ­ Số lượng tiêu thụ sản phẩm dự kiến ở quý II/2016 là 20.000 GVHD: ThS. LÊ THỊ HUYỀN TRÂM 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2