intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế: Học thuyết kinh tế của adam smith

Chia sẻ: Thái Dương | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

2.101
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế: Học thuyết kinh tế của adam smith trình bày về đôi nét về Adam Smith, đặc điểm phương pháp luận của Adam Smith và những lý luận kinh tế cơ bản của Adam Smith. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế: Học thuyết kinh tế của adam smith

  1.                       TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH         ­­­­­­ oOo ­­­­­­ TIỂU LUẬN MÔN:         LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ     ĐỀ TÀI:                                     HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA  ADAM SMITH NGƯỜI THỰC HIỆN: LÊ THÁI DƯƠNG
  2. 2 LỚP: D02 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ KIÊN CƯỜNG             LỜI NÓI ĐẦU   Trong hệ thống các môn học thuộc chuyên ngành kinh tế  và quản trị kinh doanh, môn lịch sử các học thuyết kinh tế  giữ vai trò quan trọng, nó là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu  các môn kinh tế khác. Các nhà kinh tế, quản trị và hoạch  định chính sách phải am hiểu một cách có hệ thống sự  phát triển của các lý thuyết kinh tế trong lịch sử để có  thể vận dụng chúng một cách tốt nhất, phù hợp với tình  hình kinh tế xã hội của đất nước. Do đó việc nghiên cứu  các học thuyết kinh tế là một nhiệm vụ và là lợi ích đối  với bất kì ai quan tâm đến các vấn đề kinh tế.          
  3. 3 MỤC LỤC I. Đôi nét về Adam Smith 1. Tiểu sử, tác phẩm,sự nghiệp và thời đại của Adam Smith 2. Tư tưởng tự do kinh tế của Adam Smith II. Đặc điểm phương pháp luận của Adam Smith III. Những lý luận kinh tế cơ bản của Adam Smith 1. Phê phán chế độ phong kiến và luận chứng cương lĩnh kinh tế  của giai cấp tư sản 2. Phê phán chủ nghĩa trọng thương 3. Phê phán chủ nghĩa trọng nông 4. Lý luận về thuế khoá 5. Lý luận về kinh tế hàng hoá IV. Đóng góp của học thuyết
  4. 4 HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA ADAM SMITH I. Đôi nét về Adam Smith  1. Tiểu sử, tác phẩm,sự nghiệp và thời đại của Adam Smith   Vào thế kỉ XVIII châu Âu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp, tích lũy tư  bản. Sự chuyển biến phương thức sản xuất đã làm cho học thuyết kinh tế chủ  nghĩa trọng thương không còn thích hợp và thay vào đó là Kinh tế chính trị học  tư sản ra đời. Nó là nền tảng khoa học của kinh tế thị trường ngày nay. Một  trong những đại biểu tiên phong xây dựng hệ thống ấy là Adam Smith. Adam Smith (1723­1790) sinh ở Kircaldy,  Scotland, là con của một viên kiểm soát  thuế vụ. Bố ông mất trước khi sinh ông  một vài tháng, còn mẹ ông thọ đến 90. Năm  1737, vào tuổi 14, Adam Smith đã vào  trường Đại học Glasgow, sau đó tiếp tục  theo học Đại học Oxford và trở thành nhà  lý  luận kinh tế chính trị học cổ điển nổi tiếng  của Anh. Từ thời thanh niên, Smith biểu lộ  dấu hiệu mà giới chuyên gia nghiên cứu  tâm thần gọi là “hội chứng giáo sư”. Người  viết tiểu sử của ông mô tả ông là một học  sinh có năng lực, mặc dù có “sự cao hứng  khó hiểu”, sau này trong cuộc đời học thuật  thường chuyển qua những lúc cao hứng mộng tưởng thường làm rối loạn bạn  đồng nghiệp (ví dụ họ nhìn thấy ông mỉm cười trong buổi lễ nhà thờ). Một  trong những lúc mộng tưởng vào sáng sớm, ông đi bộ đến 15 dặm trong bộ đồ  ngủ trước khi chuông nhà thờ ở làng bên “đánh thức” ông. Trong một dịp khác,  trong khi đi bộ với một người bạn, người ta kể rằng tự nhiên ông tranh luận sôi  nổi trong khi không có không có người khác ở gần, đến mức rơi xuống hố  thuộc da! Người ta còn kể ông đãng trí làm rơi bánh mì bơ vào nước sôi, sau đó  ông cho rằng xưa nay mình chưa hề pha chén chè nào tệ đến như thế.
  5. 5 Mặc dù không phải là người điển trai, sự có duyên của ông khiến bạn bè và  sinh viên yêu mến. Có thể người ta tàn nhẫn mô tả ông là “hỗn độn những gì  nhô ra”. Một chân dung ông bằng đá chạm cho thấy môi dưới của ông trề ra,  chiếc mũi to đùng và đôi mắt ốc nhồi. Vả lại trong suốt đời ông gặp rắc rối vì  nỗi khổ sở của bệnh thần kinh, đầu ông lắc lư, bị ảnh hưởng của chứng mất  ngôn ngữ. Tuy nhiên tất cả những điều này không làm giảm khả năng tri thức  của ông. ông tự mô tả mình là “một gã nịnh đầm không có gì ngoài sách vở”. Ở  Đại học Glasgrow và sau này ở Offord, Smith giảng về thần học tự nhiên, luân  lý học, luật học và kinh tế chính trị học. Sinh viên từ Nga và châu Âu sang Anh  để nghe ông giảng. Ông là học trò của Frances Hutcheson là bạn của David  Hume, và là người quen biết với Quesney. Một trong số các bạn ông có Joseph  Black một người tiền phong về ngành hóa học, James Watt là nhà phát minh ra  máy hơi nước, Robert Foulis là nhà sáng lập ra Viện hàn lâm Kiểu mẫu Anh  quốc (The British Academy of Design). Adam Smith còn quen thân với Andrew  Cochran, một nhà buôn, nguyên viện phó của Đại học Glasgow, người sáng lập  ra Câu lạc bộ Kinh tế chính trị (Political Economy Club). Trong tác phẩm rất  quan trọng của ông, “The theory of moral setiments”, xuất bản lần đầu tiên năm  1759. Tác phẩm này là nỗ lực nhận định nguồn gốc đánh giá luân lí hay thừa  nhận và phản đối luân lý. Trong sách ấy Smith nhận thức con người nhưng một  sinh vật tư lợi mặc dù có khả năng đánh giá luân lý trên cơ sở những cân nhắc  khác với tính ích kỷ. Ông cho rằng sự đánh giá luân lý thường được tiến hành  bằng cách duy trì tư lợi trong sự vâng lời và đặt chính mình trong quan điểm  người thứ ba, người quan sát vô tư. Trong cách này, người ta tiếp cận khái niệm  đồng cảm luân lý chứ không phải là khái niệm ích kỷ, và luân lý thực sự vượt  qua sự ích kỷ. tác phẩm “The theory of Moral sentiments” và các vấn đề trong  sách ấy thu hút sự quan tâm ngay lập tức và mang lại danh tiếng cho tác giả.  Nhưng nhiều sử gia tư tưởng kinh tế có khuynh hướng xem điều đó là không  nhất quán với tầm quan trọng mà sau này Smith đặt tính tư lợi như một động  lực trong “The wealth of nations” (xuất bản năm 1776). Quan điểm am hiểu có  khuynh hướng xem tác phẩm “The wealth of nations” như một sự triển khai lô  gic của tác phẩm “The theory of moral sentiments”, mặc dù vậy chưa phải là  cách đánh giá nhất trí. Xét về phương pháp luận của Adam Smith, K. Marx đã nhận xét: một mặt,  Adam Smith quan sát các mối liên hệ bên trong, các phạm trù kinh tế. Mặt khác,  Adam Smith lại đặt mối liên hệ đó như mối liên hệ bề ngoài của hiện tượng…  và do đó, Adam Smith xa lạ đối với khoa học. Phương pháp luận nghiên cứu  của Adam Smith đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các học thuyết kinh tế tư sản sau  này. Ông được coi là “Cha đẻ của lý luận kinh tế thị trường”  hay rộng hơn là  cha đẻ của kinh tế học hiện đại.
  6. 6 2. Tư tưởng tự do kinh tế của Adam Smith Điểm xuất phát  trong nghiên cứu lý luận kinh tế của Adam Smith là nhân tố  con người.  Theo Adam Smith xã hội là liên minh của những mối quan hệ trao đổi. Thiên  hướng trao đổi là đặc tính vốn có của con người. Chỉ có trao đổi và thông qua  thực hiện những việc trao đổi thì con người ta mới cảm thấy thỏa mãn. “Hãy  đưa cho tôi cái mà tôi cần, tôi sẽ đưa cho anh cái mà anh cần”. Ông cho rằng đó  là một thiên hướng phổ biến và tất yếu của xã hội. Adam Smith cho rằng tư tưởng tự do kinh tế (bàn tay vô hình) có nghĩa là: Trong  nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho  mình. Ai cũng muốn thế cho nên vô hình trung đã thúc đẩy sự phát triển và củng  cố lợi ích cho cả cộng đồng. Theo Adam Smith, chính quyền mỗi quốc gia  không cần can thiệp vào cá nhân và doanh nghiệp, cứ để nó tự do hoạt động  kinh doanh; ông kết luận: "Sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được không phải  do những quy định chặt chẽ của nhà nước, mà do bởi tự do kinh doanh" ­ Tư  tưởng này đã chế ngự trong suốt thể kỉ XIX. Theo lý luận này, thì hoạt động của mỗi thành viên trong xã hội chỉ mang mục  đích bảo vệ lợi ích của riêng mình; thông thường, không có chủ định củng cố  lợi ích công cộng và cũng không biết mình đang củng cố lợi ích này ở mức độ  nào. Tuy nhiên khi đó, hệ thống thị trường và cơ chế giá cả sẽ hoạt động một  cách tự phát vì lợi ích của tất cả mọi người như thể có một bàn tay vô hình đầy  thiện ý điều khiển toàn bộ quá trình xã hội và sự điều khiển tự phát này còn có  hiệu quả hơn cả khi có ý định làm việc này. Thuyết của Smith chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương (yêu cầu có  sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế), là mầm mống cho đòi hỏi được tự do  kinh doanh, có sự thích hợp với chủ nghĩa tư bản trong một thời kì dài. Tuy  nhiên sau này, thực tế đã cho thấy những điểm chưa hoàn toàn hợp lý của  thuyết này, và người ta vẫn phải dùng đến nhà nước là "bàn tay hữu hình" thông  qua luật pháp, thuế và các chính sách kinh tế để điều chỉnh nền kinh tế xã hội  kết hợp với cơ chế tự điều chỉnh theo thuyết bàn tay vô hình để thúc đẩy sự  phát triển về kinh tế xã hội của đất nước. Một ví dụ dễ nhận thấy của "bàn tay vô hình" trong quy luật cung cầu của thị  trường là vấn đề kiểm soát giá của các loại hàng hóa. Khi giá cả không được tự  do định đoạt bởi quy luật cung cầu hoặc bị ngăn cản thực hiện ở mức "arm's  length" (thuận mua vừa bán) thì mặc nhiên sẽ hình thành nên một thị trường  ngầm mà người ta quen gọi là thị trường "chợ đen", vượt hoàn toàn ra khỏi ý chí  của bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào. Khi được hỏi “Chính sách kinh tế nào 
  7. 7 phù hợp với trật tự tự nhiên?” Adam Smith đã trả lời: Tự do cạnh tranh. Xã hội  muốn giàu có phải phát triển kinh tế theo tinh thần tự do. II. Đặc điểm phương pháp luận của Adam Smith   Phương pháp luận của Adam Smith dựa trên trật tự tự do, thể hiện trong tư  tưởng trật tự tự nhiên, cho rằng một xã hội hợp với tự nhiên là xã hội tự do  cạnh tranh giao lưu trao đổi hàng hóa. Bằng phương pháp luận trừu tượng ông  cố gắng phân tích bản chất bên trong của xã hội tư sản. Nhưng ông lại cho  rằng nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế học cổ điển là mô tả bức tranh cụ  thể của đời sống kinh tế để vạch ra các chính sách kinh tế. Điều đó dẫn đến  tính hai mặt trong phương pháp luận của Adam Smith. Mâu thuẫn này dẫn đến  mâu thuẫn trong lý luận kinh tế của ông. Cũng từ đây đã đề ra hai trường phái kinh tế khác nhau: trường của D.Ricardo,  K.Marx và trường phái của Say, Malthus… Cạnh  Trao đổi Phân công Thu nhập của  Tranh lao động những người có  hiệu quả nhất Sôi động cung Việc làm Tăng cường Tiết kiếm Mô hình cổ điển của A.Smith
  8. 8 III. Những lý luận kinh tế cơ bản của Adam Smith 1. Phê phán chế độ phong kiến và luận chứng cương lĩnh kinh tế của giai cấp  tư sản + Ông phê phán tính chất ăn bám của bọn quý tộc phong kiến, theo ông "các đại  biểu được kính trọng nhất trong xã hội" như: nhà vua, quan lại, sĩ quan, thầy  tu... cũng giống như những người tôi tớ, không sản xuất ra một giá trị nào cả. + Ông phê phán chế độ thuế khoá độc đoán như thuế đánh theo đầu người, chế  độ thuế thân có tính chất lãnh địa, chế độ thuế hà khắc ngăn cản việc tích luỹ  của nông dân. + Ông lên án chế độ thừa kế tài sản nhằm bảo vệ đặc quyền của quý tộc, coi  đó là "thể chế dã man" ngăn cản việc phát triển của sản xuất nông nghiệp. + Ông bác bỏ việc hạn chế buôn bán lúa mỳ vì nó gây khó khăn cho sản xuất  nông nghiệp. + Ông vạch rõ tính chất vô lý về mặt kinh tế của chế độ lao dịch và chứng  minh tính chất ưu việt của chế độ lao động tự do làm thuê. + Ông kết luận: chế độ phong kiến là một chế độ "không bình thường": là sản  phẩm của sự độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người, đó là một chế độ  trái với trật tự ngẫu nhiên và mâu thuẫn với yêu cầu của khoa học kinh tế chính  trị. Theo ông nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do  cạnh tranh, tự do mậu dịch. 2. Phê phán chủ nghĩa trọng thương + Adam Smith là người đứng trên lập trường của tư bản công nghiệp để phê  phán chủ nghĩa trọng thương. Ông xác định đánh tan chủ nghĩa trọng thương là  niệm quan trọng bậc nhất để đánh tan ảo tưởng làm giàu bằng thương nghiệp. + Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương đã đề cao quá mức vai trò của tiền tệ.  Theo ông, sự giàu có không phải ở chỗ có tiền mà là ở chỗ người ta có thể mua  được cái gì với tiền. Ông cho rằng lưu thông hàng hoá chỉ thu hút được một số  tiền nhất định và không bao giờ dung nạp quá số đó. + Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương đề cao quá mức vai trò của ngoại  thương và cách làm giàu bằng cách trao đổi không ngang giá. Ông cho rằng việc  nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong thương nghiệp bằng độc quyền thương  nghiệp sẽ làm chậm việc cải tiến sản xuất. Muốn làm giàu phải phát triển sản  xuất. + Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương dựa vào nhà nước để cưỡng bức kinh  tế, ông cho rằng chức năng của nhà nước là đấu tranh chống bọn tội phạm, kẻ  thù...nhà nước có thể thực hiện chức năng kinh tế khi các chức năng đó vượt  quá sức của các chủ xí nghiệp riêng lẻ như xây dựng đường sá, sông ngòi và các  công trình lớn khác. Theo ông, sự phát triển kinh tế bình thường không cần có  sự can thiệp của nhà nước. 3. Phê phán chủ nghĩa trọng nông
  9. 9 + Mục tiêu phê phán của ông là đánh tan các ảo tưởng của phái trọng nông về  tính chất đặc biệt của nông nghiệp, và phá vỡ những luận điểm kỳ lạ của họ  về tính chất không sản xuất của công nghiệp. + Ông phê phán quan điểm của trọng nông coi giai cấp thợ thủ công, chủ công  trường là giai cấp không sản xuất. + Ông đưa ra nhiều luận điểm để chứng minh ngành công nghiệp là một ngành  sản xuất vật chất như luận điểm về năng suất lao động, tích luỹ tư bản... 4. Lý luận về thuế khoá + Adam Smith là người đầu tiên luận chứng cương lĩnh thuế khoá của giai cấp  tư sản, chuyển gánh nặng thuế khoá cho địa chủ và tầng lớp lao động, ông xác  định thu nhập của nhà nước có thể từ hai nguồn: một là từ quỹ đặc biệt của  nhà nước, tư bản đem lại lợi nhuận, ruộng đất đem lại địa tô, hai là lấy từ thu  nhập của tư nhân bắt nguồn từ địa tô. lợi nhuận, tiền công. + Ông đưa ra bốn nguyên tắc để thu thuế: ­ Các thần dân phải có nghĩa vụ nuôi chính phủ, "tuỳ theo khả năng và sức lực  của mình".  ­ Phần thuế mỗi người đóng phải được quy định một cách chính xác. ­ Chỉ thu vào thời gian thuận tiện, và với phương thức thích hợp. ­ Nhà nước chi phí ít nhất vào công việc thu thuế. + Ông đưa ra hai loại thuế phải thu: đó là thuế trực thu và thuế gián thu: ­ Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập: địa tô, lợi nhuận, tiền công,  và tài sản kế thừa. ­ Thuế gián thu, ông cho rằng không nên đánh thuế vào các vật phẩm tiêu dùng  thiết yếu, nên đánh thuế vào các hàng xa xỉ để điều tiết thu nhập của những  người "sống trung bình hoặc cao hơn trung bình". 5. Lý luận về kinh tế hàng hoá * Lý luận về phân công lao động + Adam Simith cho rằng phân công lao động là sự tiến bộ hết sức vĩ đại trong  sự phát triển sức sản xuất lao động. + Ông cho rằng phân công lao động sẽ làm tăng thêm hiệu suất lao động, tăng  năng suất lao động. + Ông khẳng định nguyên nhân dẫn đến phân công lao động là trao đổi, nên  mức độ phân công phụ thuộc vào quy mô thị trường, điều kiện để thực hiện  phân công là mật độ dân số cao và sự phát triển của giao thông liên lạc. Cũng theo Adam Smith phân công lao động có 3 ưu điểm: một là, tay nghề và  kỹ thuật sản xuất của người công nhân tang lên; hai là, tiết kiệm thời gian  chuyển từ dạng lao động này sang dạng lao động khác; ba là, có khả áp dụng  các phương pháp sản xuất mới và điều kiện cho máy móc ra đời. Rõ rang ông  đã lẫ lộn giữa phân công lao động trong xã hội với phân công lao động trong  công trường thủ công xem xã hội như một công trường thủ công mở rộng.  Đồng thời, Adam Smith cho rằng nguyên nhân xuất hiện và phát triển của phân 
  10. 10 công lao động là khuynh hướng ích lợi cá nhân và khuynh hướng trao đổi. * Lý luận về tiền tệ Adam Simith đã trình bày lịch sử ra đời của tiền tệ thông qua sự phát triển của  lịch sử trao đổi, từ súc vật làm ngang giá đến kim loại vàng, ông đã nhìn thấy sự  phát triển của các hình thái giá trị. Ông đã chỉ ra bản chất của tiền là hàng hoá  đặc biệt làm chức năng phương tiện lưu thông và đặc biệt coi trọng chức năng  này của tiền tệ. Nó là phương tiện để khắc phục khó khăn của trao đổi hàng  hóa trực tiếp, là “chiếc bánh xe vĩ đại của lưu thông”. Ông là người đầu tiên  khuyên nên dùng tiền giấy. A. Smith là người có nhiều đóng góp khi nghiên cứu nguồn gốc và cách sử dụng  tiền tệ của các dân tộc trên thế giới. Chẳng hạn vỏ sò được sử dụng như tiền  tệ ở Ấn Độ cá tuyết khô (Newfoundland), thuốc lá (Virginia) đồng (La Mã cổ  đại), vàng và bạc được sử dụng ở các quốc gia giàu có. Ông đã có quan điểm đúng về số lượng tiền cần thiết trong lĩnh vực lưu thông  là do giá cả quy định. Trong lý luận của A.Smith còn có hạn chế là: không hiểu đầy đủ bản chất của  tiền, còn nhầm lẫn giá trị tiền với số lượng tiền, không thấy hết các chức năng  của tiền tệ. * Lý luận về giá trị ­ lao động + Adam Simith đã đưa ra thuật ngữ khoa học là giá trị sử dụng và giá trị trao  đổi, khi phân tích về giá trị trao đổi ông đã tiến hành phân tích qua các bước: ­ Xét hàng hoá trao đổi với lao động: Ông cho rằng, thước đo thực tế của giá trị  hàng hoá là lao động nên giá trị hàng hoá là do lao động sống mua được. Như  vậy là ông đã đồng nhất giá trị là lao động kết tinh trong hàng hoá với lao động  mà hàng hoá đó đổi được. ­ Xét trao đổi hàng hoá với hàng hoá: Ông viết: "giá trị trao đổi của chúng bằng  một lượng hàng hoá nào đó". Như vậy giá trị trao đổi của hàng hoá là quan hệ  tỷ lệ về số lượng giữa các hàng hoá. ­ Xét trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ: Theo ông, khi chấm dứt nền thương  nghiệp vật đổi vật thì giá trị hàng hoá được đo bằng tiền và giá cả hàng hoá là  biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả hàng hoá có hai loại thước đo đó là lao  động và tiền tệ, trong đó thước đo là lao động là thước đo chính xác nhất của  giá trị, còn tiền tệ chỉ là thước đo trong một thời gian nhất định mà thôi. Về định nghĩa giá trị ông có hai quan điểm: Thứ nhất, giá trị lao động trong tất cả các ngành sản xuất vật chất tạo ra nó và  được đo bằng chi phí lao động. Ở đây ông đề cập đến giá trị lao động giản đơn  và phức tạp. Ông khẳng định rằng trong một đơn vị thời gian, lao động có  chuyên môn tạo ra một giá trị lao động lớn hơn giản đơn. Với định nghĩa này  ông được xem là cha đẻ của lý luận giá trị ­ lao động. Thứ hai, giá trị được quyết định bởi số lao động có thể mua được hàng hóa này  (giá trị bằng với tiền của công nhân). Theo A.Smith định nghĩa này không mâu 
  11. 11 thuẫn với định nghĩa trên. + Adam Simith là người đưa ra quan đúng đắn về giá trị hàng hoá đó là: giá trị  hàng hoá là do lao động hao phí tạo ra, ông còn chỉ rõ giá trị hàng hoá bằng số  lượng lao động đã chi phí bao gồm lao động quá khứ và lao động sống. Tóm lại trong lý luận giá trị ­ lao động A.Smith đã có những bước tiến đáng kể  so với chủ nghĩa trọng nông và W.Petty. Cụ thể là: ­ Ông đã chỉ ra cơ sở của giá trị, thực thể của giá trị chính là do lao động. Lao  động là thước đo giá trị (theo ông: lao động là nguồn gốc của sự giàu có của các  quốc gia, là thực thể giá trị của hàng hoá. Không phải vàng hay bạc mà sức lao  động mới là vốn liếng ban đầu và có khả năng tạo ra mọi của cải cần thiết). ­ Ông khẳng định mọi thứ lao động sản xuất đều bình đẳng trong việc tạo ra  giá trị hàng hoá (đã khắc phục hạn chế của chủ nghĩa trọng thương và chủ  nghĩa trọng nông). ­ Trong khi phân biệt hai phạm trù giá trị sử dụng và giá trị, ông bác bỏ quan  niệm cho rằng giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi. Khi phân tích về giá trị,  ông cho rằng giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi trong mối quan hệ về số  lượng với các hàng hoá khác, còn trong nền sản xuất hàng hoá phát triển nó  được biểu hiện ở tiền. ­ Lượng giá trị: là do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định, không  phải do lao động chi phí thực tế để sản xuất hàng hoá. Ở đây đã có sự trừu  tượng hoá các dạng lao động cụ thể, các chi phí lao động cá biệt để xem xét giá  trị do lao động tạo ra như một đại lượng xác định mang tính chất xã hội. Đã có  sự phân biệt lao động giản đơn, lao động phức tạp trong việc hình thành lượng  giá trị hàng hoá. ­ Về giá cả: theo A.Smith, giá trị là cơ sở của giá cả và có giá cả tự nhiên và giá  cả thị trường. Giá cả tự nhiên là giá trị thực của hàng hoá do lao động quyết  định. Giá cả thị trường (hay giá cả thực tế) thì khác với giá cả tự nhiên, phụ  thuộc vào quan hệ cung cầu và các loại độc quyền khác (ông đã sớm nhận ra  nhân tố độc quyền tư bản). Lý luận giá trị ­ lao động của A.Smith còn có hạn chế, đó là: ­ Quan niệm về lượng giá trị chưa nhất quán: trên cơ sở lý luận giá trị lao động  ông đã có định nghĩa đúng giá trị là lao động hao phí để sản xuất hàng hoá.  Nhưng có lúc ông lại định nghĩa giá trị là do lao động mà người ta có thể mua  được bằng hàng hoá này quyết định (gồm v+m), tức là không thấy vai trò của  lao động quá khứ. Vì vậy dẫn đến sự bế tắc khi phân tích tái sản xuất. ­ Một quan điểm sai lầm của Adam Simith khi ông cho rằng: "tiền công, lợi  nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của thu nhập cũng như của mọi giá trị  trao đổi, là ba bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá". Do đó giá trị do lao động tạo  ra chỉ đung trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn còn trong kinh tế tư bản chủ  nghĩa thì nó do các nguồn thu nhập tạo thành là tiền công, lợi nhuận và địa tô.  Điều này biểu hiện sự xa rời học thuyết giá trị ­ lao động.
  12. 12 ­ Ông cũng đã phân biệt được giá cả tự nhiên và giá trị thị trường, nhưng ông lại  chưa chỉ ra được giá cả sản xuất bao gồm chi phí sản xuất và lợi nhuận bình  quân. *Lý luận phân phối của Adam Smith A. Smith đã thực hiện một bước tiến so với phái Trọng Nông khi phân chia các  giai cấp trong xã hội tư sản nhằm phân tích các thu nhập của các giai cấp. Ông  phân chia thành 3 giai cấp cơ bản gắn với quyền sở hữu tư liệu sản xuất và thu  nhập:  1. Giai cấp công nhân : Thu nhập là tiền lương.   2. Giai cấp các nhà tư bản (bao gồm tư bản công nghiệp, nông nghiệp và  thương nghiệp) : Thu nhập là lợi nhuận.  3. Giai cấp chủ đất : Thu nhập là địa tô.  Ông cũng là người đầu tiên phân biệt sự khác nhau giữa các tầng lớp trong xã  hội và khẳng định những giai cấp cơ bản gắn với sản xuất vật chất nhận được  cái gọi là thu nhập ban đầu và các tầng lớp còn lại nhận thu nhập do phân phối  lại gọi là thu nhập thứ 2. Lý luận phân phối cùa A. Smith chủ yếu đề cập đến  thu nhập lần đầu của các giai cấp cơ bản.  1. Về tiền lương:  Tiền lương là thu nhập của công nhân, gắn với lao động của họ. Nó là sự bồi  hoàn nhờ công lao động. Như vậy, tiền lương là thu nhập có lao động, nó gắn  liền với lao động. Theo ông, trong sản xuất hàng hóa giản đơn cũng có tiền  lương, nó bằng toàn bộ sản phẩm của lao động. Còn trong chủ nghĩa tư bản,  tiền lương cần phải đủ để đảm bảo cho công nhân mua phương tiện sống, tồn  tại và phải coa hơn mức đó. Ông cho rằng: tiền lương không thể thấp hơn chi  phí tối thiểu cho cuộc sống của người công nhân. Nếu quá thấp họ sẽ không  làm việc và bỏ ra nước người. Tiền lương cao sẽ kích thích tiến bộ kr bởi vì nó  làm tăng năng suất lao động. Điều kiện kinh tế ­ xã hội, truyền thống văn hóa,  thói quen tiêu dùng; quan hệ cung­ cầu trên thị trường lao động; tương quan lực  lượng giữa nhà tư bản và công nhân trong cuộc đấu tranh của công nhân đòi  tăng lương là các nhân tố tác động đến tiền lương.  Tuy nhiên, A.dam Smith không hiểu được bản chất của tiền lương. Ông chỉ  thấy được sự khác nhau về số lượng giữa tiền lương trong sản xuất hàng hóa  giản đơn và trong chủ nghĩa tư bản. Ông quan niệm tiền lương là giá cả của lao  động, bởi vì ông không hiểu phạm trù sức lao động. Đây là một hạn chế lớn  của ông.  2. Về lợi nhuận:  Lý luận lợi nhuận của ông đầy mâu thuẫn: Theo ông, người công nhân tạo ra  giá trị vật chất chia làm 2 phần: tiền lương của anh ta và lợi nhuận của nhà tư 
  13. 13 bản. Có nghĩa, ông thấy được bản chất của sự bóc lột. Mặt khác, ông phủ nhận  bản chất bóc lột của lợi nhuận khi quan niệm lợi nhuận được sinh ra bởi toàn  bộ tư bản ứng trước. Ông còn cho lợi nhuận là khoản bồi hoàn cho việc mạo  hiểm của nhà tư bản. Ông khẳng định: mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa  là lợi nhuận và nó phù hợp với lợi ích xã hội.  Adam Smith có công khi tìm ra xu hướng bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận trong  các ngành khác nhau trên cơ sở của tự do cạnh tranh và mối quan hệ giữa tỷ  suất lợi nhuận và khối lượng tư bản đầu tư. Tư bản đấu tư càng nhiều thì tỷ  suất lợi nhuận càng giảm. Như vậy, chủ nghĩa tư bản càng phát triển, tư bản  càng được đầu tư thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm. Đây là xu hướng có tính quy  luật trong chủ nghĩa tư bản, nhưng cách lý giải nguyên nhân của A. Smith chưa  thỏa đáng. Theo K. Marx, do cấu tạo hữu cơ của tư bản có xu huống tăng lên  nên tỷ suất lợi nhuận mới có xu huống giảm xuống.  3. Về địa tô:  Lý luận địa tô của A. Smith cũng có nhiều mâu thuẫn như lý luận về lợi nhuận  và còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Trọng nông. Địa tô là 1 phần của sản  phẩm lao động, giống như lợi nhuận. Theo ông, địa tô là khoản khấu trừ đầu  tiên vào sản phẩm của lao động và lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ 2. Như  vậy, ông đã thấy được bản chất bóc lột của địa tô. Nhưng khi giả thích vì sao  có địa tô thì ông cho rằng trong nông nghiệp có địa tô vì lg nông nghiệp có năng  suất cao hơn trong các ngành khác. Thu nhập trong công nghiệp được chia thành  tiền lương và lợi nhuận còn trong nông nghiệp thì bao gồm tiền lương, lợi  nhuận và địa tô. A. Smith cho rằng sản phẩm nông nghiệp được bán ra không  theo giá cả thị trường mà theo giá cả lũng đoạn do cầu lớn hơn cung.  Đồng thời, ông lại cho rằng địa tô là kết quả tác động của tự nhiên, là khoản  trả cho sự phục vụ đất. Với quan niệm này, bản chất của địa tô là không bóc  lột. Điều này cho thấy ông muốn nói về địa tô chênh lệch I mặc dù chưa phân  tích một cách chi tiết về nó. Adam Smith đã sia lầm khi phủ định địa tô tuyệt  đối, tức địa tô mà người kinh doanh trên bất cứ loại ruộng đất nào cũng phải  trả cho chủ đất. Theo ông, kinh doanh trên ruộng đất mà phải nộp địa tô là trái  với quy luật giá trị. Do Smith chưa thấy được sự khác nhau giữa giá trị và giá cả  sản xuất nên dẫn đến sai lầm này.  =>  Lý luận phân phối của Adam Smith có nhiều tiến bộ, tuy còn những mâu  thuẫn nhất định do đặc điểm phương pháp luận của mình. * Lý luận về tư bản: Lý luận về tư bản là một trong những phần trọng yếu trong học thuyết kinh tế  của A.Smith. Có thể phân thành ba phần: tư bản nói chung, tư bản cố định, tư  bản lưu động và các yếu tố của chúng.
  14. 14 + Adam Simith quan niệm: tư bản là những tài sản đem lại thu nhập, ông đã  phân biệt được tư bản cố định và tư bản lưu động: ­ Tư bản lưu động: là tư bản không đem lại thu nhập nếu nó vẫn ở trong tay  người chủ sở hữu và giữa nguyên hình thái, như: tiền, lương thực dự trữ,  nguyên nhiên vật liệu, thành và bán thành phẩm. ­ Tư bản cố định: là tư bản đem lại lợi nhuận mà không chuyển quyền sở hữu,  như: máy móc, công cụ lao động, các công trình xây dựng đem lại thu nhập,  những năng lực có ích của dân cư. + Về tích luỹ tư bản: Ông khẳng định chỉ có lao động mới là nguồn gốc của  tích luỹ tư bản: "tích luỹ tư bản tăng là do kết quả của sự tiết ước và chúng  giảm đi là do hoang phí và không tính toán cẩn thận". * Lý luận về thu nhập: Đây là điểm trung tâm và là cơ sở xuất phát giải quyết các vấn đề lý luận trong  học thuyết kinh tế của Adam Smith: * Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội ­ Lý luận về tái sản xuất của Adam Smith được xây dựng trên quan điểm của  giá trị hàng hoá bao gồm: tiền lương, lợi nhuận, địa tô. Trong quá trình phân  tích, ông đã trình bày các khái niệm: tổng thu nhập, thu nhập thuần tuý, nhưng  ông không lấy tổng thu nhập làm điểm xuất phát mà lấy thu nhập thuần tuý làm  điểm xuất phát và toàn bộ lý luận tái sản xuất chỉ xoay quanh thu nhập thuần  tuý. ­ Mặt khác, ông phân chia tư bản xã hội làm hai bộ phận: tư liệu sản xuất và tư  liệu tiêu dùng, nhưng sự phân chia này chưa rành mạch, ông đã đồng nhất tư  bản với của cải xã hội, chứ không phải tư bản là bộ phận dự trữ. Tóm lại: ­ A.Smith đã hiểu một số vấn đề của lý luận tái sản xuất xã hội gần giống với  lý luận về tái sản xuất xã hội mà Mác xây dựng sau này. Ông đã có gợi ý thiên  tài là: phân chia nền sản xuất xã hội thành hai khu vực (sản xuất tư liệu sản  xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng), phân biệt tích luỹ và cất trữ trong tái sản  xuất mở rộng. ­ Hạn chế lớn nhất của a.Smith là ở chỗ: Cho rằng sản phẩm xã hội chỉ thể  hiện ở hai phần là tiền công (v) và giá trị thặng dư (m), loại bỏ phần giá trị tư  bản bất biến (c), đồng nhất thu nhập quốc dân và toàn bộ tổn sản phẩm xã hội.  Theo ông giá trị tổng sản phẩm gồm: tiền công, lợi nhuận và địa tô. Từ đó dẫn  đến sai lầm tiếp theo: cho rằng tích luỹ chỉ là biến giá trị thặng dư thành tư bản  khả biến phụ thêm mà không có tư bản bất biến phụ thêm. Tức là bỏ qua giá trị  tư bản bất biến trong phân tích tái sản xuất và không tính đến tư bản bất biến  phụ thêm trong phân tích tái sản xuất mở rộng. Mác đặt tên cho sai lầm này là "Tín điều của A.Smith" (từ sai lầm này và đi  chứng minh cho các sai lầm đã dẫn A.Smith đến chỗ bế tắc).
  15. 15 * Lý thuyết về "lợi thế so sánh" + Adam Smith là người đưa lý thuyết về "lợi thế tuyệt đối". Ông cho rằng, việc  buôn bán giữa các nước diễn ra trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của từng nước khi  quốc gia này có lợi thế hơn quốc gia khác về sản xuất một loại hàng hoá nào  đó, ngược lại quốc gia khác lại có lợi thế tuyệt đối về một mặt hàng nào đó, do  đó khi tiến hành trao đổi cả hai nước đều có lợi ích cao nhất. Bởi vậy mỗi quốc  gia phải biết chuyên môn hoá sản xuất loại hàng hoá mà họ có lợi thế hơn. + Nhưng trong thực tế hiện tượng này không nhiều, bởi vậy lý thuyết này của  Adam Smith có những điểm hạn chế, về sau chính Ricardo là người phát triển  lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, xây dựng lý thuyết về lợi thế so sánh. Những tư tưởng của A.Smith còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn, cả phương pháp  khoa học và phương pháp tầm thường song ông đã xác định được nhiệm vụ của  kinh tế chính trị học, đã đưa các tư tưởng kinh tế có từ trước đó trở thành hệ  thống, là một trong những đỉnh cao của tư tưởng xã hội thế kỷ XVIII. IV. Đóng góp của học thuyết A.Smith (1723 ­ 1790) là người mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển của kinh  tế chính trị tư sản, ông là bậc tiền bối lớn nhất của Marx. Tác phẩm nổi tiếng  nhất của ông là "Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc sự giàu có của các dân  tộc".
  16. 16 Về thế giới quan và phương pháp luận của A.Smith cơ bản là thế giới quan duy  vật nhưng còn mang tính tự phát và máy móc, trong phương pháp còn song song  tồn tại cả hai phương pháp khoa học và tầm thường. Điều này ảnh hưởng sâu  sắc đến các học thuyết kinh tế tư sản sau này. Học thuyết của A.Smith là một trong những học thuyết có tiếng vang lớn, nó  trình bày một cách có hệ thống các phạm trù kinh tế, xuất phát từ các quan hệ  kinh tế khách quan. Học thuyết kinh tế của ông có cương lĩnh rõ ràng về chính  sách kinh tế, có lợi cho giai cấp tư sản trong nhiều năm. Xứng đáng với danh  hiệu “cha đẻ của kinh tế học hiện đại”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0