Luận văn Thạc sĩ Văn học: Lan Khai và thể loại tiểu thuyết lịch sử
lượt xem 3
download
Đề tài nghiên cứu nhằm kái hiện lại diện mạo của các sáng tác tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, qua đó thấy được ông là nhà văn lớn ở thể loại này; tìm hiểu một số đặc điểm về nội dung và hình thức tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Lan Khai, từ đó đánh giá những mặt thành công, hạn chế của Lan Khai trên hai phương diện nội dung và thi pháp nghệ thuật; xác lập và khẳng định vai trò của nhà văn Lan Khai trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1930 – 1945.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Lan Khai và thể loại tiểu thuyết lịch sử
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------ TRẦN THỊ HUYỀN TRANG LAN KHAI VÀ THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội – Năm 2013 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------ TRẦN THỊ HUYỀN TRANG LAN KHAI VÀ THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Thạch Hà Nội – Năm 2013 2
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 1. Lí do chọn đề tài 6 2. Lịch sử vấn đề 8 3. Nhiệm vụ của đề tài 13 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 13 5. Phương pháp nghiên cứu 13 6. Cấu trúc luận văn 14 NỘI DUNG 15 Chƣơng 1: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ LAN KHAI TRONG BỨC 15 TRANH CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TRƢỚC 1945 1.1. Giới thuyết về khái niệm tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử 15 1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết 15 1.1.2. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử 17 1.2. Diện mạo và sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu 19 thế kỉ XX đến 1945 1.3. Lan Khai trong đời sống văn học Việt Nam trước 1945 23 1.4. Tiểu thuyết Lan Khai – một chặng đường 30 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ LAN KHAI 37 NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN CẢM HỨNG SÁNG TẠO VÀ ĐỀ TÀI 2.1. Cảm hứng chủ đạo 37 2.1.1. Cảm hứng dân tộc 37 2.1.2. Cảm hứng lãng mạn 40 2.1.3. Cảm hứng luân lý 44 2.2. Đề tài 47 4
- 2.2.1. Đề tài vua chúa 48 2.2.2. Đề tài người phụ nữ 60 2.2.3. Đề tài người anh hùng 65 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ LAN KHAI 71 NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 3.1. Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật 71 3.1.1. Hư cấu từ những sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử 71 3.1.2. Hư cấu hoàn toàn 78 3.2. Nghệ thuật kết cấu 82 3.2.1. Kết cấu theo kiểu tiểu thuyết chương hồi 82 3.2.2. Kết cấu theo kiểu tiểu thuyết hiện đại 86 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 87 3.3.1. Khắc họa tâm lí nhân vật qua giới thiệu tiểu sử và miêu tả 87 ngoại hình 3.3.2. Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả hành động 90 3.3.3. Khắc họa tính cách nhân vật qua độc thoại nội tâm và miêu 92 tả tâm lý nhân vật 3.4. Ngôn ngữ 95 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 5
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong tiến trình vận động và phát triển của văn học dân tộc, giai đoạn từ 1930 – 1945 được xem như “thời đại vàng” với sự nở rộ của rất nhiều tài năng ở nhiều thể loại, nhiều dòng văn học…Những tên tuổi nổi tiếng đánh dấu cho thành tựu của văn học giai đoạn này có thể kể đến Tố Hữu, Hồ Chí Minh… với dòng văn học cách mạng; Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố…với dòng văn học hiện thực phê phán; nhóm Tự Lực văn đoàn với dòng văn học lãng mạn. Lan Khai là cây bút có tiếng của văn học giai đoạn 1930 – 1945. Năm 1938, ông cùng với Lê Văn Trương đã trở thành một trong hai cây bút trụ cột của nhà xuất bản Tân Dân. Năm 1939, ông làm Tổng thư kí tạp chí Tao Đàn của nhà xuất bản Tân Dân, một nhà xuất bản quyền lực nhất ở Việt Nam thời bấy giờ. Ông cũng sớm gây được tiếng vang và được đông đảo bạn đọc đương thời biết đến với những cuốn tiểu thuyết tâm lí xã hội như Cô Dung (1936), Lầm than (1938)…, những cuốn tiểu thuyết đường rừng như Tiếng gọi của rừng thẳm (1939), Truyện đường rừng (1940)…và đặc biệt là với hơn hai mươi cuốn tiểu thuyết lịch sử của mình. Con số này đã đưa Lan Khai trở thành một trong những cây bút viết tiểu thuyết lịch sử nhiều nhất Việt Nam. Tuy nhiên do “cái chết đầy bất ngờ của ông trong hoàn cảnh có nhiều tao loạn lịch sử đã không được công bố và giải thích rõ ràng, phủ lên dư luận một màn đêm kéo dài gần sáu mươi năm" [51, tr. 22] nên trong việc kể tên các nhà văn tiêu biểu của giai đoạn 1930 – 1945 hầu như ít người nhắc đến cái tên Lan Khai, việc nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của Lan Khai vì thế vẫn còn nhiều khoảng trống. “Lịch sử không bao giờ nhầm lẫn, nhà văn Lan Khai là người có công với nước”. Câu nói ấy của thiếu tướng Hoàng Mai đã khẳng định những cống 6
- hiến của Lan Khai với cách mạng và với văn học nước nhà. Gần sáu mươi năm sau cái chết của Lan Khai, lịch sử đã “thanh minh” cho ông, cũng phải sau ngần ấy năm giới nghiên cứu, phê bình mới quan tâm nhiều hơn đến những sáng tác của Lan Khai. Tuy nhiên phần lớn những nghiên cứu phê bình ấy mới chỉ mang tính gợi mở, số ít cũng đã đi sâu nghiên cứu nhưng mới chỉ đi sâu nghiên cứu về Lan Khai với tư cách là nhà văn hiện thực, nghiên cứu về mảng lí luận và phê bình văn học của ông, còn về mảng tiểu thuyết lịch sử của nhà văn này gần như vẫn bị bỏ ngỏ. Chỉ với hơn chục năm cầm bút làm nghề viết văn, Lan Khai đã để lại cho chúng ta 26 tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, trong đó có gần chục tác phẩm thực sự gây được tiếng vang lớn, được bạn đọc đương thời chú ý không chỉ về nội dung mà còn về những cách tân của ông trong hình thức nghệ thuật. Để giúp chúng ta, những người hậu thế có cái nhìn nghiêm túc, thấu đáo về tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, những đóng góp của Lan Khai trong việc cách tân tiểu thuyết lịch sử nói riêng và tiểu thuyết Việt Nam nói chung, để góp phần trả lại cho nhà văn chịu rất nhiều thiệt thòi này địa vị xứng đáng trên văn đàn dân tộc, chúng tôi lựa chọn đề tài Lan Khai và thể loại tiểu thuyết lịch sử để nghiên cứu. Đây là công trình nghiên cứu khoa học chuyên biệt đầu tiên về tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Lan Khai, luận văn tập trung nghiên cứu những đặc điểm nội dung và hình thức của gần chục tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, và những đóng góp của Lan Khai vào quá trình cách tân tiểu thuyết, cách tân văn học dân tộc. Thông qua những kết quả nghiên cứu của mình, luận văn cũng mong muốn góp phần trả lại vị trí xứng đáng của nhà văn Lan Khai trên văn đàn dân tộc. Do điều kiện tư liệu cũng như do khả năng của bản thân còn có hạn nên trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 7
- 2. Lịch sử vấn đề Cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên biệt về tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai. Những nghiên cứu về mảng tiểu thuyết này của Lan Khai chủ yếu là những bài viết nhỏ hay chỉ là một phần của bài viết được in và đăng trên các sách, báo và tạp chí. Chúng tôi xin phép được thống kê lại như sau: 1. Trương Tửu trong bài viết Lan Khai và tiểu thuyết lịch sử đăng trên Loa số 82, Thứ năm, tháng 12/1935 đã tiên đoán Lan Khai “có thể trở thành một nhà tiểu thuyết lịch sử có tài” nhưng đồng thời ông cũng không nhất trí với Lan Khai vì cho rằng Lan Khai “chỉ thích tả tình và cảnh nên dễ sa vào tính cách chung, không theo sự thực lịch sử. Vì thế tiểu thuyết của ông thiếu phong vị và màu sắc thời đại. Ông cho những người ở thế kỉ trước sống những tư tưởng và tình cảm chỉ riêng có ở thế kỉ XX” [51, tr. 238]. Như vậy bên cạnh việc đánh giá cao tài năng của Lan Khai, Trương Tửu cũng đã thẳng thắn phê bình lối viết “thiếu phong vị và màu sắc thời đại” của nhà văn này. 2. Đến cuốn Nhà văn hiện đại, mục Lan Khai (tập IV quyển thượng, 1942), Vũ Ngọc Phan kết lại: “Trong một cuốn lịch sử tiểu thuyết, việc không cần toàn đúng sự thật, nhưng ngôn ngữ cử chỉ các nhân vật cũng cần phải hợp với thời đại. Vào thời Mạc Đăng Dung mà một vị tiểu thư lại thốt ra lời này trước mặt một viên gia tướng: Thế mà ta đã yêu Vũ Mật! Chính tấm lòng ta đã lừa dối ta, còn để làm gì. Lời trên này thật là lời một gái tân thời Việt Nam ở thế kỷ XX đã chịu Âu hoá. Chữ “yêu” theo cái nghĩa về tình ái, cổ nhân chưa biết dùng…” [51, tr. 275]. Như vậy, cũng đồng tình với Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan cho rằng ngôn ngữ và cử chỉ của các nhân vật trong tiểu thuyết của Lan Khai chưa hợp với thời đại. Mặc dù vậy, Vũ Ngọc Phan vẫn đánh giá cao tài năng của Lan Khai khi cho rằng đương thời chỉ có Lan Khai mới thực sự là nhà lịch sử tiểu thuyết trong khi các nhà văn khác như Nguyễn Triệu 8
- Luật, Phan Trần Chúc, Trúc Khê Ngô Văn Triện…chỉ là những nhà lịch sử kí sự. 3. Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ (1967), tác giả này cho rằng "các tiểu thuyết loại này (tiểu thuyết lịch sử) của Lan Khai bao giờ cũng có một cốt cách chung, đó là một chuyện tình lãng mạn đặt trong một khung cảnh lịch sử" [51, tr. 283]. Và không hẳn đồng tình với nhận xét của Trương Tửu trên báo Loa năm 1937 cho rằng tác giả có một triết lí bi quan về lịch sử, về con người, Phạm Thế Ngũ đã đưa ra nhận định: "đọc kĩ tất cả những tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ta thấy chưa hẳn tác giả đã gửi vào đó một chủ nghĩa triết lí gì. Có lẽ ông chỉ đi tìm những cơ hội dễ dàng rung cảm người đọc với những cảnh tượng bi đát, những mối tình éo le". Như vậy, đối với Phạm Thế Ngũ, những tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai lại chỉ nặng về miêu tả những mối tình nam nữ éo le để dễ dàng chiếm được tình cảm của độc giả đương thời. 4. Hoài Anh, trong bài viết Lan Khai từ khuynh hướng lãng mạn thoát li đi đến hiện thực xã hội cũng đã bàn về tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai trong sự so sánh với thể loại tiểu thuyết lịch sử nói chung. Theo tác giả: "tiểu thuyết lịch sử thì yếu tố cốt truyện là quan trọng nhất, phải có kết cấu chặt chẽ, diễn biến hợp lí, mang tính chân thực lịch sử và màu sắc thời đại nhất định. Thế nhưng cốt truyện trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai lại rất tầm thường, nhiều khi sắp xếp giả tạo, thậm chí mượn cái tên lịch sử để lồng vào một chuyện tình lãng mạn và tiểu tư sản mang tính chất thời thượng đương thời" [51, tr. 296]. Không những thế Hoài Anh còn phát hiện ra tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai còn mang dấu ấn của văn chương Pháp: "Viết về những thời kì xa xưa của dân tộc nhưng Lan Khai đã chịu ảnh hưởng của văn chương Pháp, cốt truyện của ông mang tính chất éo le như những vở kịch của Corneille, Racine…”[51, tr. 296]. 9
- 5. Thạc sĩ Đỗ Ngọc Thúy với bài viết Hình tượng vua chúa trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai (10/2004) in trong cuốn Lan Khai - nhà văn hiện thực xuất sắc đã nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ở khía cạnh nhân vật, đặc biệt là nhóm nhân vật thuộc tầng lớp vua chúa. Theo Ths. Đỗ Ngọc Thúy: "vua chúa trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai là hệ thống nhân vật trong tầng lớp thống trị hoàng tộc, nơi chứa đựng nhiều mâu thuẫn, gắn liền với nhiều sự biến động của lịch sử..." [51, tr. 112]. Khi đi sâu vào nghiên cứu nhóm nhân vật này trong tác phẩm của Lan Khai, Đỗ Ngọc Thúy còn phát hiện ra Lan Khai đã rất khéo léo kết hợp giữa lịch sử và hư cấu tưởng tượng khi xây dựng các nhân vật: "Nếu soi bóng các nhân vật đó vào lịch sử ta thấy, mỗi người mang tên một nhân vật trong lịch sử nhưng được nhà văn bồi đắp thêm nhiều bằng hư cấu, tưởng tượng" [51, tr. 123]. Như vậy, với việc đi sâu vào một nhóm nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử, Đỗ Ngọc Thúy đã chỉ ra được một nét nghệ thuật trong xây dựng nhân vật của Lan Khai, đó là sự kết hợp giữa sự thật lịch sử với hư cấu tưởng tượng. 6. Trần Mạnh Tiến, một nhà nghiên cứu đã có công rất nhiều trong việc đưa tên tuổi của Lan Khai trở lại với độc giả, trong bài viết Lan Khai nhà văn đi tiên phong (2006) in trong cuốn Lan Khai - nhà văn hiện thực xuất sắc đã nhận xét: “Đương thời các tiểu thuyết lịch sử đã tạo nên chỗ đứng riêng cho Lan Khai trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại […] không tái hiện quá khứ như các nhà làm sử mà thông qua nhân vật và sự kiện nhà văn nhằm gửi gắm những vấn đề mới về quan niệm nghệ thuật với nhân sinh”. Còn trong bài viết Tiểu thuyết lịch sử và người đầu tiên mở hướng cách tân đăng trên tạp chí Nhà văn tháng 1/2011, Trần Mạnh Tiến cũng đã dành cho tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai những lời nhận xét: Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ra đời trong trào lưu cách tân tiểu thuyết đáp ứng nhu cầu tiếp nhận đa chiều của bạn đọc. Con người trong tiểu thuyết của ông không„„trùng khít‟‟ với nhân vật 10
- lịch sử. Nhà văn đã tước đi những yếu tố ước lệ, các điển tích, điển cố, những „„khuôn mẫu‟‟ trong văn chương trung đại và những trang viết của các nhà Nho đầu đầu thế kỉ XX, thay vào đó là con người mang trong mình „„cái hay cái dở‟‟ của cuộc đời. Việc thoát ra kiểu kết cấu chương hồi, tạo tiếng nói đa thanh phức điệu, kết hợp hoà trộn linh hoạt các yếu tố sử thi, thế sự, đời tư, kỳ ảo, tâm lí, lạ hóa, khéo sử dụng cái hài cùng các chất liệu dân gian là những cách làm mới tiểu thuyết của Lan Khai. Mặc dù có những điểm hạn chế về sự cách tân “táo bạo”, có chỗ nhà văn đã “cho nhân vật nói tiếng nói của chàng và nàng ở thế kỉ XX”, song nhìn chung sáng tác của Lan Khai đã thể hiện cái nhìn mới về bản chất con người xã hội, gắn với các sự kiện tiêu biểu trong từng triều đại hoặc ở mỗi địa phương để tạo nên cốt truyện. Số lượng nhân vật trong mỗi tác phẩm không nhiều, nhưng chi tiết gây ấn tượng ở việc dựng cảnh dựng người, tạo tình huống bất ngờ cùng với lời thuật linh hoạt, kể chuyện xen miêu tả, dùng từ ngữ mang dấu ấn lịch sử, phép lạ hoá, dùng biệt ngữ và địa danh, kết hợp tư liệu lịch triều và dã sử tạo nên các bức tranh nghệ thuật nhiều màu sắc. Tất cả làm nổi lên bức chân dung rõ nét của một nhà tiểu thuyết lịch sử sáu thập niên về trước, một trong những cây bút đi tiên phong trên hành trình cách tân tiểu thuyết”. Trong Lan Khai, tác phẩm nghiên cứu lí luận và phê bình văn học, Trần Mạnh Tiến lại viết: "Các tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai là bức tranh dài rộng nối tiếp nhau về những biến cố trong tiến trình lịch sử dân tộc. Song tác giả không chỉ nhằm tái hiện các sự kiện xảy ra trong quá khứ như các nhà làm sử, mà tác giả còn gửi gắm trong đó những vấn đề thế sự, về cái thiện cái ác, về tình yêu và hạnh phúc(...). Lan Khai viết tiểu thuyết lịch sử như bản thân nó có. Ông lấy những mẫu người là nhân vật thực trong cuộc đời thực, tên tuổi hình dáng, cá tính rồi soi chiếu nhân vật ấy ở những góc nhìn khác nhau, gây phản ứng "sốc". Có lẽ vì thế mà tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai thời ấy bị nhiều ý kiến chỉ trích, phản đối" [50, tr. 45]. 11
- Như vậy, Trần Mạnh Tiến đã chỉ ra những cách tân đáng kể của Lan Khai đối với thể loại tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng, và theo ông Lan Khai xứng đáng là “cây bút tiên phong trên hành trình cách tân tiểu thuyết”. 7. Vũ Đức Hoan với đề tài Nhóm Tân Dân trong đời sống văn học Việt Nam trước 1945 (2011) đã cho rằng “khi viết tiểu thuyết lịch sử Lan Khai chủ yếu quan tâm đến khía cạnh nghệ thuật, tức ở sự hư cấu, sáng tạo thêm chi tiết. Lan Khai cho rằng nếu nhà lịch sử đi tìm cái “nguyên sự thực” gác bỏ lại những điều huyền hoặc, mơ hồ thì nhà tiểu thuyết lịch sử lại được quyền “biên chép tất cả để thêm hứng thú cho câu chuyện mình kể” [20, tr. 60]. Cũng đồng tình với Trần Mạnh Tiến, Vũ Đức Hoan đánh giá cao những cách tân của Lan Khai khi viết tiểu thuyết lịch sử. Như vậy ta có thể thấy rằng văn học giai đoạn 1930 – 1945, một giai đoạn được coi là “thời đại vàng” của văn học dân tộc nhưng cho đến nay, trong việc nghiên cứu văn học giai đoạn này vẫn còn nhiều khoảng trống. Điều này được thể hiện rất rõ ở bộ phận tiểu thuyết. Đối với tiểu thuyết thì thể loại tiểu thuyết lịch sử là thể loại có ý nghĩa quan trọng. Nó vừa có ý nghĩa về nghệ thuật, vừa có ý nghĩa về văn hóa. Vậy mà lâu nay, thể loại này vẫn chưa được chú ý một cách đúng mức. Và nhắc đến tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này không thể không nhắc đến cái tên Lan Khai. Ông được đánh giá là một nhà văn độc đáo của giai đoạn 1930 – 1945 bởi ở ông người ta tìm thấy sự giao thoa của nhiều trào lưu và khuynh hướng. Tuy vậy việc nghiên cứu về Lan Khai mới chỉ tập trung ở thể loại tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết đường rừng còn tiểu thuyết lịch sử như chúng tôi vừa chỉ ra ở trên vẫn còn nhiều bỏ ngỏ. Vì thế luận văn của chúng tôi hướng đến một cái nhìn cụ thể và rõ ràng về tiểu thuyết lịch sử Lan Khai ở các phương diện: đề tài và cảm hứng sáng tạo, đặc điểm thi pháp… 12
- 3. Nhiệm vụ của đề tài Từ tình hình nghiên cứu đã nêu trên, trong điều kiện tư liệu và khả năng cho phép, chúng tôi xác định nhiệm vụ của đề tài là: - Tái hiện lại diện mạo của các sáng tác tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, qua đó thấy được ông là nhà văn lớn ở thể loại này. - Tìm hiểu một số đặc điểm về nội dung và hình thức tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Lan Khai, từ đó đánh giá những mặt thành công, hạn chế của Lan Khai trên hai phương diện nội dung và thi pháp nghệ thuật. - Xác lập và khẳng định vai trò của nhà văn Lan Khai trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1930 – 1945. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tƣợng Mặc dù Lan Khai viết tổng cộng là 26 cuốn tiểu thuyết lịch sử tuy nhiên sau cái chết của ông, những tác phẩm này đã bị mất mát nhiều, tư liệu hiện không đủ, nên chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số cuốn tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu của nhà văn Lan Khai hiện còn được lưu giữ: Ai lên phố Cát, Chiếc ngai vàng, Cái hột mận, Gái thời loạn, Đỉnh non thần, Thành bại với anh hùng vua Lê chúa Trịnh, Chế Bồng Nga, Treo bức chiến bào. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Chúng tôi tập trung chủ yếu vào những tư liệu còn được lưu giữ tại Thư viện quốc gia Việt Nam, các công bố của những người thân trong gia đình nhà văn Lan Khai, các tài liệu của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam 1930 – 1945. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp chính là phương pháp tiếp cận thi pháp học và lịch sử - xã hội. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kết hợp 13
- sử dụng các thao tác nghiên cứu khác như: phương pháp so sánh, phương pháp tiếp cận văn hóa học, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp… 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương: Chƣơng 1: Tiểu thuyết lịch sử Lan Khai trong bức tranh chung của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trước 1945. Chƣơng 2: Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử Lan Khai nhìn từ phương diện cảm hứng sáng tạo và đề tài. Chƣơng 3: Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử Lan Khai nhìn từ phương diện hình thức nghệ thuật. 14
- PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ LAN KHAI TRONG BỨC TRANH CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TRƢỚC 1945 1.1. Giới thuyết về khái niệm tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử 1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết Thực chất “tiểu thuyết” không phải là một từ quá mới. Ngay từ trước công nguyên, ở Trung Quốc, người ta đã thấy có sự xuất hiện những chữ “tiểu thuyết” đầu tiên trong Trang Tử, Luận ngữ, Tuân Tử…Tuy nhiên khi đó “tiểu thuyết” chưa được hiểu như một thể loại nằm trong phương thức tự sự như bây giờ. Ở các nước phương Tây, mãi đến tận khi xã hội cổ đại tan rã, tiểu thuyết – với tư cách là một thể loại thuộc phương thức tự sự mới hình thành, và đến thời Phục hưng (XIV – XVI) và đặc biệt là đến thế kỉ XIX, tiểu thuyết thực sự nở rộ. Ở Trung Quốc, đến thời Minh - Thanh, thể loại tiểu thuyết cũng rất phát triển, tuy nhiên trong quan niệm của người Trung Quốc, tiểu thuyết vẫn không được coi trọng như các thể loại khác và nó chưa có được tính độc lập tương đối của một thể loại mà hay được dùng để chỉ cả cho truyện ngắn (đoản thiên tiểu thuyết). Ở Việt nam, tiểu thuyết cũng ra đời khá muộn. Cho đến nay, những tác phẩm vốn được coi là tiểu thuyết Hán văn Việt Nam như Hoàng Việt xuân thu, Hoàng Lê nhất thống chí vẫn còn gây nhiều tranh cãi về tính tiểu thuyết của nó. Phải đến năm 1887, khi Nguyễn Trọng Quản cho ra đời tác phẩm Truyện thầy Lazaro Phiền với cấu trúc của một cuốn tiểu thuyết phương Tây, và chủ đề nói về đời sống tâm lý nhân vật thì tiểu thuyết Việt Nam mới chính thức được công nhận. Mặc dù quãng thời gian phát triển của tiểu thuyết tính từ thời điểm xuất hiện cho đến giờ không phải là ngắn nhưng nói như M. Bakhtin thì tiểu thuyết là thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi. Chính bởi lẽ đó việc đưa ra khái niệm về tiểu thuyết là một 15
- điều vô cùng khó khăn. Nói như thế không phải là chúng ta không có những khái niệm về tiểu thuyết, mà ngược lại đã có rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình, nhà văn đưa ra khái niệm về thể loại này, nhưng một điều tất yếu giữa những khái niệm đã được đưa ra này đều có những sự khác biệt, không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Một trong những quan niệm về tiểu thuyết mà chúng tôi muốn dẫn ra trước tiên chính vì tính đồng nhất về thời gian của nó đối với những tiểu thuyết thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn, đó chính là quan niệm của Phạm Quỳnh trong bài viết Bàn về tiểu thuyết đăng trên Nam Phong số 43 (1 – 1921). Trong bài viết này, Phạm Quỳnh cho rằng: “Phàm đã gọi là tiểu thuyết, tất phải có kết cấu, kết cấu tức là sửa sang xếp đặt sự thực cho có nghĩa lí, có hứng thú hơn. Kết cấu khéo là bày đặt ra một truyện huyền mà vẫn căn cứ ở sự thực, khiến cho người đọc vẫn biết là truyện không thực mà không thể không tin được (…)” [32, tr 232 – 233]. Như vậy, dù chưa hẳn là một khái niệm về tiểu thuyết nhưng theo Phạm Quỳnh, một tác phẩm đã là tiểu thuyết thì phải có kết cấu, phải có hư cấu nhưng dựa trên sự phản ánh hiện thực. Trong Từ điển văn học, bộ mới, tiểu thuyết được hiểu là “thể loại tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách”. [17, tr 1716]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, tiểu thuyết là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng…”. Nó cũng là “thể loại của tinh thần tự do, 16
- vượt ra khỏi sự gò bó của những luật lệ cũ và cho phép sự sáng tạo về hình thức cũng như về chủ đề” [16, tr. 328]. Chính vì không chịu bất cứ giới hạn nào nên đối tượng phản ánh của nó cũng dường như không giới hạn, từ con người cá nhân đến một nhóm, một tập thể, cả xã hội…Có thể nói tiểu thuyết là một thể loại mở cả về nội dung lẫn hình thức. Chính vì là một thể loại mở cả về nội dung lẫn hình thức nên về mặt khái niệm của tiểu thuyết, đây cũng là một phạm trù hoàn toàn mở. Tuy nhiên, chúng ta có thể thống nhất với nhau ở một số đặc điểm đặc trưng của thể loại này: - Tiểu thuyết là sản phẩm của trí tưởng tượng, của sự hư cấu do đó tiểu thuyết có tính hư cấu. - Trong tiểu thuyết bao giờ cũng có tính truyện, tính trần thuật và tính tự sự. - Tiểu thuyết có tính tổng hợp. Tiểu thuyết có khả năng khái quát, tổng hợp rất nhiều hiện tượng đời sống. Chính nhờ tính tổng hợp này mà tiểu thuyết có khả năng miêu tả cuộc sống ở muôn mặt của nó. - Tiểu thuyết có tính dân chủ. Với đặc trưng này, tiểu thuyết đã phát hiện ra sự phức tạp của cuộc sống và tính phức tạp trong bản thân mỗi con người. Xã hội luôn có người tốt kẻ xấu cũng như trong bản thân mỗi con người luôn có sự đồng hành của hai mặt tốt – xấu. 1.1.2. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử Cũng giống như đối với khái niệm tiểu thuyết, khái niệm tiểu thuyết lịch sử cũng nhận được rất nhiều cách định nghĩa khác nhau. Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên thì tiểu thuyết lịch sử (thể loại văn học lịch sử) được hiểu như sau: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm lịch sử thường mượn truyện đời 17
- xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thật lịch sử của thể loại này…”[ 16, tr. 336]. Trong Từ điển văn học, bộ mới, thì tiểu thuyết lịch sử được hiểu như sau: “tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử trong ý nghĩa khái quát, là quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội. Các khoa học xã hội (cũng được gọi là các khoa học lịch sử) đều nghiên cứu quá khứ của loài người trong tính cụ thể và đa dạng của nó. Tuy vậy những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử, thường đều là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội của cộng đồng quốc gia, trong quan hệ giữa các quốc gia như chiến tranh, cách mạng…cuộc sống và sự nghiệp của các nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử…” [ 17, tr. 1725]. Trong bài viết, Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử, đăng trên vietnamnet (10/2005), TS. Phạm Xuân Thạch cũng đưa ra quan điểm: “tiểu thuyết lịch sử là những ấn tượng và suy tư cá nhân về các vấn đề của lịch sử. Nó nêu ra các vấn đề của lịch sử và phản chiếu những suy tư cá nhân về những vấn đề đó”. Ngay bản thân nhà văn Lan Khai, trong tiểu thuyết Ai lên phố Cát của mình cũng đã quan niệm: "...sưu tầm nguyên sự thực, nhà làm sử gác bỏ những điều huyền hoặc đã đành. Nhà tiểu thuyết, trái lại, có thể tự do biên chép hết cả để có thể thêm hứng thú cho câu chuyện mình kể". Nói như vậy có nghĩa là theo nhà văn Lan Khai, tiểu thuyết lịch sử là kết quả của sự kết hợp giữa hai yếu tố: sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật của nhà tiểu thuyết. Mặc dù cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn thường xuyên tranh luận về mối quan hệ giữa sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử nhưng theo quan điểm của chúng tôi, tiểu thuyết lịch sử là một bộ phận của thể loại tiểu thuyết, nó mang đầy đủ những đặc trưng của thể loại này, tuy 18
- nhiên đặc điểm nổi bật của nó là viết về đề tài lịch sử: các nhân vật lịch sử, sự kiện, giai đoạn lịch sử…Dựa trên sử liệu, các tác giả sáng tác, hư cấu thêm để hấp dẫn người đọc và qua đó nhằm “chất vấn quá khứ để trả lời cho hiện tại và tương lai". Điều này có nghĩa là, nhà văn chỉ cần giữ cốt lõi lịch sử và dựa vào những phương tiện là nghệ thuật tiểu thuyết để hư cấu, sáng tạo, để tạo ra một tiểu thuyết đúng nghĩa của nó. Do đó, điều quan trọng của một cuốn tiểu thuyết lịch sử không phải hoàn toàn chỉ ở việc tái hiện các sự kiện lịch sử đến mức độ nào mà chủ yếu là việc nhà văn có khả năng xây dựng thành công nhân vật lịch sử đó hay không. 1.2. Diện mạo và tiến trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 Sống và cầm bút đúng vào giai đoạn lịch sử đất nước đầy biến động, các nhà văn cũng muốn đóng góp sức lực của mình vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc, và vũ khí của họ chính là ngòi bút. Với mục đích nhằm khích lệ ý chí tự tôn, tự hào dân tộc, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân đối với vận mệnh đất nước, đồng thời để vượt qua sự kiểm duyệt gắt gao của thực dân Pháp, rất nhiều nhà văn đã mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, từ những câu chuyện lịch sử các tác giả đã hư cấu, tưởng tượng thêm nhằm gửi gắm vào đó những vấn đề thời đại đương thời…Có lẽ cũng vì vậy, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX phát triển vô cùng mạnh mẽ. Có thể kể đến các tác phẩm như: Trùng quang tâm sử (Phan Bội Châu); Tiếng sấm đêm đông, Vua Bố Cái, Hai bà đánh giặc (Nguyễn Tử Siêu); Giọt máu chung tình, Gia Long tẩu quốc (Tân Dân Tử); Vua Hàm Nghi, Vua Quang Trung (Phan Trần Chúc); Ai lên Phố Cát, Chiếc ngai vàng, Cái hột mận, Gái thời loạn, Thành bại với anh hùng vua Lê chúa Trịnh (Lan Khai); Hòm đựng người, bà chúa chè (Nguyễn Triệu Luật); Hùng Vương diễn nghĩa (Lê Văn Triện); Đêm hội Long Trì (Nguyễn Huy Tưởng)…Tuy nhiên ta có thể tạm chia quá trình 19
- vận động và phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, từ đầu thế kỉ XX đến 1930. Trong giai đoạn này, đại đa số các tiểu thuyết đều được viết bằng tiếng Việt (trừ Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu), số lượng tác giả và tác phẩm chưa nhiều. Về mặt nghệ thuật, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này thường có quy mô nhỏ (Tiếng sấm đêm đông 107 trang, Vua Bố Cái 63 trang, Lê Đại Hành 56 trang...) và nhìn chung kết cấu nghệ thuật của tác phẩm vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồi. Việc miêu tả nhân vật do vậy cũng chủ yếu thiên về hành động, thông qua hành động để thể hiện tính cách. Tâm lí nhân vật chưa được đi sâu khám phá. Câu văn vẫn mang dấu ấn của câu văn biền ngẫu. Về nội dung, chủ yếu tập trung vào hai nội dung: yêu nước và thế sự. Ở nội dung yêu nước, các tác phẩm đi vào phản ánh những sự kiện quan trọng, những chiến công lừng lẫy trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Các tác phẩm như: Trùng quang tâm sử (Phan Bộ Châu), Tiếng sấm đêm đông (Nguyễn Tử Siêu), Giọt máu chung tình (Tân Dân Tử), Vua Bố Cái (Nguyễn Tử Siêu). Ở nội dung thế sự, các tác phẩm chủ yếu phản ánh những cuộc nội loạn, những giao tranh ác liệt giữa các thế lực phong kiến, sự cực khổ của đời sống nhân dân…Có thể kể đến các tác phẩm như: Gia Long tẩu quốc, Hoàng tử Cảnh như Tây (Tân Dân Tử), Đinh Tiên Hoàng (Nguyễn Tử Siêu)…Giai đoạn thứ hai, từ 1930 – 1945. Ở giai đoạn này, tiểu thuyết lịch sử phát triển khá mạnh mẽ, số lượng tác giả tham gia viết nhiều hơn, số tác phẩm ra đời vì thế cũng nhiều hơn giai đoạn trước. Về mặt nghệ thuật, quy mô tác phẩm lớn hơn giai đoạn trước. Trần Nguyên chiến kỉ của Nguyễn Tử Siêu dày hơn 200 trang, Ai lên phố Cát của Lan Khai gần 150 trang; Bà chúa chè của Nguyễn Triệu Luật gần 200 trang... Số lượng nhân vật trong mỗi tác phẩm cũng nhiều hơn trước. Các tiểu thuyết viết theo lối chương hồi ngày càng ít đi thay vào đó là những tiểu thuyết mang dấu ấn của 20
- thi pháp tiểu thuyết phương Tây mà tiêu biểu là khuynh hướng lãng mạn. Nhờ đó tâm lí nhân vật, đặc biệt là thế giới nội tâm của nhân vật đã bắt đầu được đi sâu khai thác. Ta bắt gặp rất nhiều những tình yêu lãng mạn, yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên của những cặp trai tài gái sắc như tình yêu của Bội Ngọc và Lí Công Uẩn trong Cái hột mận, của Thục Nương và Thiếu Hoa trong Gái thời loạn của Lan Khai; của Quỳnh Hoa và Bảo Kim trong Đêm hội Long trì của Nguyễn Huy Tưởng; của Trần Nguyên công chúa và Phạm Ngũ Lão trong Trần Nguyên chiến kỉ của Nguyễn Tử Siêu...Theo Ths. Bùi Văn Lợi "chính khuynh hướng này (khuynh hướng lãng mạn) đã làm cho tiểu thuyết thời kì này giảm đi tính chất lịch sử, tính sử thi và tăng thêm tính chất tiểu thuyết nhiều hơn. Và như thế bản thân lịch sử đã được tái hiện một cách nghệ thuật hơn [...]. Lịch sử với tư cách là chất liệu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử thời kì này đã được sử dụng như một thứ vũ khí tinh thần hữu hiệu nhằm vào thực tại, đánh thức nhân dân và cổ vũ lòng người" [24, tr. 36]. Về nội dung, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này vẫn tiếp tục hai nội dung ở giai đoạn trước, đó là yêu nước và thế sự. Ở nội dung yêu nước, ca ngợi các chiến công lừng lẫy trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc có thể kể đến các tác phẩm như: Trần Nguyên chiến kỉ, Hai bà đánh giặc (Nguyễn Tử Siêu); Ngọn cờ vàng (Đinh Gia Thuyết); Vua Quang Trung (Phan Trần Chúc)…Ở nội dung thế sự, các tác phẩm tập trung vào đề tài nội trị có: Cái hột mận, Ai lên phố Cát, Gái thời loạn, Chiếc ngai vàng (Lan Khai); Bà chúa chè, Chúa Trịnh Khải (Nguyễn Triệu Luật), Đêm hội Long Trì (Nguyễn Huy Tưởng)…Có thể thấy đến giai đoạn này, các tác phẩm ở nội dung thế sự ngày càng chiếm ưu thế. Một phần có lẽ cũng do nguyên nhân khách quan là sự kiểm duyệt gắt gao của thực dân Pháp nên các tác giả tìm thấy sự an toàn cho mình ở mảng đề tài thế sự. 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 312 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 238 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao - Những tương đồng và dị biệt
126 p | 181 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 318 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 193 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh "trăng" trong thơ Thiền Lý Trần Việt Nam và thơ Đường Trung Quốc
219 p | 173 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 168 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của thơ ca Tùng Thiện Vương trong văn học trung đại Việt Nam
137 p | 120 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 136 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 163 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 125 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỉ XX
129 p | 101 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 98 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn