intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

50
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài khẳng định những thành công và hạn chế về nghệ thuật tự sự của nhà văn Lưu Minh Sơn trong tiểu Trần Khánh Dư; từ đó, so sánh đối chiếu nhân vật được xây dựng trong các trang chính sử và đi sâu phân tích, làm rõ về tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của nhà văn Lưu Sơn Minh qua các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự, làm nổi bật giá trị nghệ thuật và nội dung tư tưởng của tác phẩm, thấy được những điểm chung, điểm riêng của nhà văn trong dòng chảy của văn chương hậu hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRỊNH THỊ LAN NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ TRẦN KHÁNH DƯ CỦA LƢU SƠN MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRỊNH THỊ LAN NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ TRẦN KHÁNH DƯ CỦA LƢU SƠN MINH Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8229030.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN KHÁNH THÀNH Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả với sự trân trọng và biết ơn, nhưng những nội dung tôi nghiên cứu không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2020 Học viên Trịnh Thị Lan
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã và đang giảng dạy trong chương trình Cao học ngành Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Trần Khánh Thành - người Thầy luôn tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu liên quan để triển khai và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của Thầy/ Cô và các anh chị học viên. Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2020 Học viên Trịnh Thị Lan
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 9 4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 10 6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 11 CHƢƠNG 1 KHÁI LƢỢC VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LƢU SƠN MINH ............................................. 12 1.1. Khái lƣợc về nghệ thuật tự sự ............................................................... 12 1.2. Tiểu thuyết lịch sử .................................................................................. 19 1.3. Hành trình sáng tác của Lƣu Sơn Minh .............................................. 24 CHƢƠNG 2 NHÂN VẬT NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRẦN KHÁNH DƢ ................................................................................................... 33 2.1. Nhân vật ngƣời kể chuyện ..................................................................... 33 2.2. Nhân vật Trần Khánh Dƣ trong lịch sử và trong cách tiếp cận của nhà văn ........................................................................................................... 39 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC TRẦN THUẬT ....................... 60 3.1. Kết cấu trần thuật .................................................................................. 60 3.2. Ngôn ngữ trần thuật............................................................................... 65 3.3. Giọng điệu trần thuật............................................................................. 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 1
  6. 2
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ khi tự sự học ra đời, nghiên cứu về nghệ thuật tự sự của một văn bản ngày càng phát triển. Thông qua việc tìm hiểu “cách kể” của nhà văn trong tác phẩm mà chúng ta có thể đi sâu khám phá những tầng lớp sâu xa của nội dung, tư tưởng. Đồng thời cũng bộc lộ tài năng quan trọng của nhà văn, tài năng kể chuyện hấp dẫn và giúp xác định được phong cách nghệ thuật của nhà văn. Cùng với đó, những năm trở lại đây, sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết lịch sử đã tạo được dấu ấn quan trọng trong tiến trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam đương đại. Điều này đã mang đến một làn gió mới thu hút được sự quan tâm của độc giả. Lấy yếu tố cốt lõi là hiện thực về các nhân vật và sự kiện lịch sử, các nhà tiểu thuyết đã dụng công hư cấu, sáng tạo để tạo nên những thế giới nghệ thuật sinh động nhằm đưa lại những thông điệp nhân sinh sâu sắc. Nghiên cứu tự sự trong tiểu thuyết lịch sử không phải là điều mới mẻ, song bằng việc khảo sát một tác phẩm của thể loại này qua một tác giả cụ thể sẽ góp phần nhận diện được sự vận dụng của lý thuyết tự sự trong dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại. Đặc biệt, trong sự phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết lịch sử, nhiều nhân vật lịch sử có vị trí và vai trò to lớn đối với các triều đại phong kiến Việt Nam đã được các nhà văn xây dựng đầy sống động như: Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản, Hồ Quý Ly, Lê Lợi, Quang Trung ... Vận dụng tự sự học để nghiên cứu các yếu tố như tổ chức cốt truyện, kết cấu, nhân vật, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện, giọng điệu trần thuật của tiểu thuyết lịch sử, chúng ta sẽ thấy được sự cách tân của thế loại này từ thời đổi mới. Với hàng loạt tiểu thuyết tiếp cận lịch sử từ nhiều góc nhìn và đa dạng về bút pháp nghệ thuật như: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Hội thề (Nguyễn Quang Thân), Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Bão táp triều Trần, Tám triều vua Lý (Hoàng 3
  8. Quốc Hải) …, tiểu thuyết lịch sử đương đại đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Cũng chính bởi lẽ đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về một nhân vật lịch sử của triều đại nhà Trần - một thời đại tiêu biểu cho quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc: Trần Khánh Dư - một vị tướng được biết đến là một người lắm tài nhiều tật trong các trang chính sử qua tác phẩm cùng tên của nhà văn Lưu Sơn Minh. 1.2. Chúng ta thường biết đến các nhân vật lịch sử của các triều đại phong kiến chủ yếu thông qua tư liệu ghi chép lại của các nhà chính sử. Tuy nhiên, đôi khi tìm hiểu, khai thác các tư liệu theo hướng này thường khiến cho chúng ta có cái nhìn và đánh giá phiến diện về họ. Bởi khi muốn đánh giá, đưa ra quan điểm về một nhân vật nào đó, ta nên nhìn nhận theo nhiều phương diện khác nhau của đối tượng trong khi tư liệu về một số nhân vật lịch sử được các nhà chính sử ghi chép lại vô cùng ít ỏi. Xuất phát từ yêu cầu muốn nghe lại tiếng nói của lịch sử, muốn sống lại những thời khắc đau thương nhưng cũng đầy hào hùng trong lịch sử chống lại giặc ngoại xâm phương Bắc, hay tìm hiểu những nhân vật đã trở thành niềm tự hào, là những bức tượng đài bất tử của dân tộc… các nhà tiểu thuyết lịch sử đương đại đã cùng nhau góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của thể loại này để cùng hướng tới nhu cầu tìm hiểu và tiếp nhận của bạn đọc, đặc biệt là các bạn độc giả trẻ. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong việc tạo dựng một nhân vật nào đó trong lịch sử chính là việc làm vô cùng cần thiết và thiết thực trong giai đoạn hiện nay để thúc đẩy sự phát triển của nền văn học đương thời. Việc làm này một mặt giúp ta khám phá ra được tài năng, sự sáng tạo đầy tính nghệ thuật của người cầm bút, mặt khác giúp ta hình dung rõ hơn về giá trị tiểu thuyết của họ trong dòng vận động và phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. 1.3. Trần Khánh Dư là nhân vật được đề cập đến trong nhiều tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. Vì vậy, nhân vật này đã được các nhà văn khai thác 4
  9. ở nhiều góc độ nhằm thấy được khả năng hư cấu và ứng xử khác nhau của từng tác giả với cùng một đối tượng lịch sử. Tuy nhiên, chúng tôi lựa chọn khảo sát tác phẩm Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh vì thấy được sự nghiên cứu nghiêm túc và cách đánh giá có phần khách quan hơn của nhà văn về một ông tướng vừa được biết đến là người có tài cầm quân thao lược nhưng cũng được nhận xét là tham lam và thô bỉ trong các trang ghi chép chính sử. Mặt khác, việc khai thác, sử dụng các yếu tố về nghệ thuật tự sự trong tác phẩm, tác giả đã giúp người đọc có cái nhìn đa chiều hơn và sâu sắc hơn về nhân vật. Vì những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Tự sự học (Narratology) xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của lí luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng nghiên cứu. Tuy xuất hiện muộn màng nhưng tự sự học lại trở thành lĩnh vực thu hút đông đảo sự quan tâm của các nhà khoa học và nhà nghiên cứu, phê bình văn học trên thế giới. Năm 1925, B.Tomasepxki đã nghiên cứu các yếu tố và đơn vị của tự sự. V.Propp nghiên cứu cấu trúc và chức năng tự sự trong truyện cổ tích (1928). Bakhtin đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, ngôn từ trần thuật và tính đối thoại của nó. Những học giả người Nga đã làm các học giả phương Tây phải chú ý đến vì những đề xuất của họ về cấu trúc tự sự. Các vấn đề về điểm nhìn, dòng ý thức được phát triển và mở rộng bởi J. Pouilion, A. Tate, Cl. Brooks… Trong những năm trở lại đây, tiểu thuyết lịch sử là thể loại trở thành mối quan tâm đặc biệt đối với cả người sáng tác và đối tượng tiếp nhận. Một số bài viết khá tâm huyết về thể loại tiểu thuyết lịch sử đã góp phần làm cho diễn đàn sôi động hơn và giúp độc giả có những cái nhìn sâu sắc hơn về một số tác phẩm tiểu thuyết lịch sử nói riêng và về đặc điểm của thể loại tiểu thuyết lịch sử nói 5
  10. chung. Có thể kể ra một số công trình bàn về tiểu thuyết lịch sử Việt nam từ cái nhìn văn học sử như: Về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Nguyễn Văn Lợi), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay (Nguyễn Thị Tuyết Minh). Hay một số công trình mở ra quan niệm mới về tiểu thuyết lịch sử như: Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử, suy nghĩ mới về tiểu thuyết lịch sử (Trần Đình Sử), Những hình thái diễn ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau đổi mới (Nguyễn Văn Hùng), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại – phác họa một số xu hướng chủ yếu (Nguyễn Văn Dân), Khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 (Nguyễn Thị Tuyết Minh). Tuy nhiên, nhiều nhất phải kể đến là những nghiên cứu về sự đổi mới trong tư duy lịch sử và nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử như: ngôn ngữ, kết cấu, quan niệm nghệ thuật về con người: Vấn đề “ngôn ngữ” trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (Đỗ Hải Ninh), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 dưới góc nhìn tự sự học (Nguyễn Văn Hùng), Tiểu thuyết lịch sử đương đại với quan niệm nghệ thuật về con người (Nguyễn Thị Kim Tiến), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (Nguyễn Thùy Minh). Cụ thể, nhà nghiên cứu phê bình Lại Nguyên Ân đã đưa ra quan niệm về một trong những yếu tố tạo nên thực trạng của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trước đây: “Trong vòng dăm chục năm trở lại đây, ở ta đã hình thành một số quan niệm và quy phạm (không thành văn, cố nhiên) cho sáng tác về đề tài lịch sử. Theo đó, cả lịch sử lẫn nghệ thuật đều chịu thiệt thòi. Chẳng hạn, người ta buộc nhà văn (và đến lượt nhà văn tự buộc mình) chỉ nên trình bày đời sống quá khứ trong trạng thái “vua tôi nhất trí”, “muôn dân một lòng”. Chính những quan niệm và quy phạm kiểu ấy đã khiến cả chất tiểu thuyết lẫn tính kịch thực sự của lịch sử bị tước mất quyền hiện diện trong văn học”. Bên cạnh đó, nhà phê bình 6
  11. cũng đã tìm được những dấu hiệu đáng mừng cho thể loại tiểu thuyết lịch sử những năm gần đây: “Mươi năm gần lại đây có thể thấy trên đề tài lịch sử những tìm tòi mạnh dạn hơn, vượt qua các quy phạm cằn cỗi, đem lại sinh khí cho văn chương về lịch sử” [5] Hay có thể kể đến luận án tiến sĩ với đề tài: Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 dưới góc nhìn tự sự học của Nguyễn Văn Hùng bảo vệ năm 2014. Tác giả đã sử dụng lý thuyết tự sự học - một ngành nghiên cứu mới mẻ và đầy tiềm năng trong nghiên cứu văn học để soi sáng cho tiểu thuyết lịch sử. Từ đó, một số phương diện quan trọng của nghệ thuật tự sự như: Người kể chuyện, điểm nhìn tự sự, thời gian tự sự, kết cấu tự sự, diễn ngôn tự sự… được sử dụng để khai thác những đổi mới về tư duy thể loại, phương thức tự sự của tiểu thuyết lịch sử. Luận án phần nào cũng đã hệ thống được các bình diện lý thuyết tiêu biểu cũng như quan điểm của một số đại biểu quan trọng cho các khuynh hướng nghiên cứu tự sự trên thế giới; đồng thời, phác họa tiến trình vận động, diện mạo, sự đổi mới tư duy, cảm thức của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ sau năm 1986. Trong cuốn Trên đường biên của lí luận văn học, tác giả Trần Đình Sử cũng dành riêng cho tiểu thuyết lịch sử một bài: “Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử”. Trong bài viết, tác giả đã giải mã một số đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử hiện đại dựa trên mối quan hệ giữa lịch sử và tiểu thuyết, từ đó đưa ra kết luận: “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời đổi mới có rất nhiều tác phẩm đến được với lòng người, được người đọc trân trọng, yêu chuộng. Điểm đáng chú ý nhất là nó đã vượt qua mô hình cũ và tạo ra nhiều hướng phát triển có hứa hẹn.” [35, tr. 480] Vì vậy, nội dung lịch sử cũng cần nhìn thấy có nhiều cấp độ, có thể có sự kiện và nhân vật lịch sử nổi tiếng, mà cũng có khi chỉ có sự kiện lịch sử, có thể tái hiện như bức tranh hiện thực, hay đơn thuần chỉ là ngụ ngôn. Suy cho cùng, với tinh thần kế thừa và đối thoại, dưới ánh sáng của lý 7
  12. thuyết nghiên cứu thể loại, ta có thể lí giải được phần nào sự trở lại và phát triển rực rỡ của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong khoảng ba mươi năm trở lại đây. Trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, ta có thể thấy sự khai thác của các tác giả được nhìn nhận theo nhiều hướng khác nhau. Với Lưu Sơn Minh, tiểu thuyết Trần Khánh Dư ra đời tiếp nối sự thành công trước đó của tiểu thuyết lịch sử Trần Quốc Toản đã cho ta thấy sự nỗ lực đáng ghi nhận của tác giả khi chuyển hướng từ truyện ngắn sang hẳn thể loại tiểu thuyết lịch sử. Những nhận xét, đánh giá của giới chuyên môn đã cho thấy được tài năng cũng như sự sáng tạo của tác giả khi lựa chọn viết về một nhân vật đầy phức tạp này. Có thể dẫn ra, trong “Sáng tạo giữa những dòng sử liệu” trên Nhân dân điện tử, tác giả Phong Điệp đã viết: “Tác giả đã lựa chọn cách đi giữa những dòng sử liệu, bóc tách các sự việc, giải mã những uẩn khúc, éo le để từ đó đi đến tận cùng bản chất, nhằm đưa ra một chân dung tương đối đầy đủ về nhân vật: tướng đánh trận thì mưu trí, gian hùng; trong tình yêu thì đa tình, liều lĩnh; khi thất cơ lỡ vận bị phế truất binh quyền, tịch thu gia sản thì chấp nhận tay trắng trở về quê nhà làm nghề bán than và buôn lậu.” Qua những lời nhận xét của tác giả, ta có thể thấy được những ghi nhận sâu sắc và đầy đủ về những thành công của Lưu Sơn Minh trong việc khắc họa được nhiều chiều những trạng thái tâm lý phức tạp cũng như xây dựng nên một hình tượng nhân vật vừa tài năng nhưng cũng đầy kiêu ngạo. Hay qua bài viết: “Trần Khánh Dư, người cô đơn bậc nhất trong chính sử Việt” trên báo Điện tử Thể thao văn hóa, tác giả An Như cũng đã có những đánh giá khá đầy đủ về nhân vật trung tâm này: “Cuốn tiểu thuyết Trần Khánh Dư dày gần 300 trang, gồm 25 trang, cho thấy một cái nhìn khác về nhân vật lịch sử Trần Khánh Dư với đầy đủ các góc cạnh: Khi là một Phó đô tướng thủy quân quyền cao chức trọng, uy dũng, nghiêm minh nhưng cũng ngông cuồng, ngạo 8
  13. mạn không kém; khi lại là một con người cô độc đến tột cùng bởi không ai hiểu ông và chính ông cũng không cần ai hiểu mình…” [29] Qua nhận xét, tác giả nhận thấy nhân vật Trần Khánh Dư là Lưu Sơn Minh xây dựng là một nhân vật đa diện, phức hợp nhiều nhân cách, cùng với đó là sự tái hiện trận hải chiến Vân Đồn lịch sử đã tạo nên được sự thu hút mãnh liệt đối với bạn đọc. Hơn nữa, để khắc họa thành công nhân vật Trần Khánh Dư trong tiểu thuyết lịch sử của mình, tác giả cũng đã có những chia sẻ rất cụ thể thông qua những bài phỏng vấn liên quan đến thể loại và nhân vật. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận rõ hơn về lịch sử cũng như quan điểm của tác giả được thể hiện trong đó. Cụ thể, dẫn theo lời nhà văn khi trả lời phỏng vấn trên trang Tri thức trực tuyến: “Có lẽ không phải tôi chọn tiểu thuyết lịch sử, mà là thể loại ấy đã chọn tôi để viết. Bởi trước nay, tác giả của tiểu thuyết lịch sử luôn là những nhà văn già, chín chắn, chứ không phải người vui đâu chầu đấy như tôi… Sách sử thường viết về các nhân vật một chiều cứng nhắc, các nhân vật thường được thần thánh hóa. Vì thế tôi muốn viết như cách để soi xét, đánh giá lại nhân vật. Tôi muốn kể về thân phận, con người lịch sử công bằng hơn.” [15] Hay chia sẻ của nhà văn trên báo Người lao động: “Không thể vì đề cao người này mà dìm người khác xuống bùn nhơ. Càng không thể mượn nhân vật lịch sử để chuyển những thông điệp đầy tính cá nhân của chính tác giả.” [1] 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của nhà văn Lưu Sơn Minh trên các bình diện cơ bản: Người kể chuyện, tổ chức kết cấu, ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài, luận văn chủ yếu khảo sát cuốn tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh. Suy rộng ra, chúng tôi muốn tìm hiểu nghệ 9
  14. thuật tự sự, vai trò của tiểu thuyết lịch sử trong nền văn học Việt Nam đương đại, trọng tâm là các yếu tố nghệ thuật được nhà văn sử dụng trong việc tạo dựng nhân vật lịch sử Trần Khánh Dư. Cùng với đó là hai cuốn chính sử: Đại Việt Sử ký Toàn thư (Ngô Sĩ Liên) và Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú). 4. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư, bài viết nhằm: - Khẳng định những thành công và hạn chế về nghệ thuật tự sự của nhà văn Lưu Minh Sơn trong tiểu Trần Khánh Dư. - Từ đó, so sánh đối chiếu nhân vật được xây dựng trong các trang chính sử và đi sâu phân tích, làm rõ về tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của nhà văn Lưu Sơn Minh qua các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự, làm nổi bật giá trị nghệ thuật và nội dung tư tưởng của tác phẩm, thấy được những điểm chung, điểm riêng của nhà văn trong dòng chảy của văn chương hậu hiện đại. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận từ thi pháp học: Nhằm tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật của hình thức ngôn từ. - Phương pháp hệ thống: Sử dụng phương pháp này nhằm giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về tự sự học cũng như vị trí, vai trò của lý thuyết tự sự tới sự phát triển của thể loại tiểu thuyết lịch sử trong nền văn học Việt Nam đương đại. - Phương pháp lịch sử: Văn học luôn gắn liền với các giai đoạn lịch sử của xã hội. Vì thế, chúng tôi chú ý tìm hiểu lịch sử để nắm vững được bối cảnh lịch sử được hình thành trong xã hội phong kiến nhà Trần. Đồng thời, thấy được tính chân thực của lịch sử và sự sáng tạo, hư cấu của các nhà văn khi viết về các nhân vật và sự kiện trong tiểu thuyết lịch sử. 10
  15. - Phương pháp so sánh: Nhằm thấy được sự giống và khác nhau trong cách xây dựng nhân vật Trần Khánh Dư trong chính sử và trong một số tiểu thuyết lịch sử của văn học Việt Nam đương đại. - Phương pháp liên văn bản: Nhằm thấy được sự khai thác từ nhiều góc độ khác nhau của các văn bản cùng viết về nhân vật. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, chúng tôi triển khai nội dung chính gồm 3 chương: - Chương 1. Khái lược về nghệ thuật tự sự và hành trình sáng tác của Lưu Sơn Minh - Chương 2. Nhân vật người kể chuyện và nhân vật Trần Khánh Dư - Chương 3. Một số vấn đề trong phương thức trần thuật 11
  16. CHƢƠNG 1 KHÁI LƢỢC VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LƢU SƠN MINH 1.1. Khái lƣợc về nghệ thuật tự sự 1.1.1. Khái niệm về tự sự học Theo Tz. Todorov, tự sự cũng như mọi hình thức giao tiếp kí hiệu của con người đều có cấu trúc tương tự như ngôn ngữ. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu giai đoạn sau tiếp tục bổ sung các yếu tố của cấu trúc tự sự bao gồm: Sự kiện, câu chuyện, nhân vật và lí luận tự sự đã trở thành một vấn đề chủ yếu của nghiên cứu văn học. Nhà nghiên cứu Manfred Jahn, trong cuốn Dẫn luận tự sự học của mình được ông chia làm 9 chương: Mở đầu; Cấu trúc trần thuật; Kể chuyện, tiêu điểm, tình huống trần thuật; Hành động, phân tích truyện, khả năng kể; Thì, thái và thức trần thuật; Khung cảnh và không gian hư cấu; Nhân vật và sự mô tả tính cách; Diễn ngôn, cách thể hiện lời nói, ý thức; Nghiên cứu trường hợp. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những cách hiểu khác nhau về tự sự. Đặng Anh Đào cho rằng: “Tự sự là một khái niệm rất rộng và có thể xét ở hai bình diện. Bình diện thứ nhất: Tự sự như sự đồng nghĩa với “câu chuyện kể” đối lập với miêu tả. Bình diện thứ hai: Tự sự được xem xét theo hành động kể chuyện”. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tự sự là phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người. Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ, nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch”. [13, tr. 385] 12
  17. 1.1.2. Quá trình phát triển của tự sự học Tự sự học đã được hình thành ngay từ thời kì cổ đại thông qua những lí luận của các nhà triết học giúp ta có thể phân biệt các loại tự sự. Hay nói một cách khác, tự sự học hiện đại manh nha hình thành từ cuối thế kỉ trước nhưng với tư cách là một lý thuyết nghiên cứu các đặc điểm nghệ thuật kể chuyện của văn bản tự sự thì nó chỉ thực sự được hình thành từ thế kỷ XX. Theo đó, tự sự học có thể chia ra làm ba thời kỳ: Thứ nhất, thời kỳ trước chủ nghĩa cấu trúc: Tự sự học chủ yếu nghiên cứu các thành phần và chức năng của tự sự như: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trần thuật, điểm nhìn.... với các công trình nghiên của B. Tomasepxki, V. Shklovski, V. Propp, Bakhtin. Ở phương Tây, phải kể đến các sáng tác của Flaubert, Henry James (Mĩ) và M. Proust (Pháp). Từ đó, các vấn đề điểm nhìn, dòng ý thức được đặc biệt quan tâm với Percy Lubbock (1921), K. Friedeman (1910). Về sau, các vấn đề này còn được phát triển bởi một loạt tác giả Âu - Mĩ khác như J. Pouillon, A. Tate, C. Brooks, T. Todorov, G. Gennette... Thứ hai, thời kỳ cấu trúc chủ nghĩa: Tự sự học chủ yếu nghiên cứu về bản chất của ngôn ngữ và ngữ pháp tự sự. Tiêu biểu cho giai đoạn nghiên cứu này là G. Genette với việc nêu ra ba phạm trù của diễn ngôn trần thuật: Thời thái (tence), quan hệ với thời gian; ngữ thức (mood), quan hệ với cự li và góc độ trần thuật; ngữ thái (voice), liên quan đến tình huống, quan hệ người kể và người nhận trong trần thuật. S. Lanser và James Phelan lại có những phát biểu về mối quan hệ giữa giọng điệu kể và các biện pháp tu từ. Mặc dù không phủ nhận được mối quan hệ văn học với đời sống, nhưng họ đã góp phần làm sáng tỏ bản chất biểu đạt và giao tiếp của tự sự, đồng thời cung cấp một hệ thống khái niệm công cụ rất có hiệu quả để phân tích diễn ngôn tự sự để đọc hiểu văn bản tự sự. Tuy nhiên, việc lạm dụng mô hình ngôn ngữ học đã làm cho tự sự học gặp khó khăn, và chính Todorov cũng vấp phải thất bại, bởi ông chỉ quan tâm ngữ pháp tự sự 13
  18. hơn là văn bản tự sự, chưa đi sâu tìm hiểu cơ chế vận hành của tự sự trong ngữ cảnh tiếp nhận và văn hóa. Thứ ba, thời kỳ hậu cấu trúc chủ nghĩa: Tự sự học được nghiên cứu gắn liền với kí hiệu học và siêu kí hiệu học. Hay nói một cách khác, các nhà nghiên cứu ở giai đoạn này coi trọng phương pháp nghiên cứu tổng thể chứ không giản đơn. Ở đây, hình thức tự sự là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm. Tư tưởng này gắn với việc phân tích ý thức hệ của M. Bakhtin. Ngoài ra, còn phải kể đến: I. Lotman, B. Uspenski cũng đã cho thấy sự thống nhất về quan điểm trong nghiên cứu. Hay có thể hiểu lý thuyết tự sự phải gắn với chức năng nhận thức và giao tiếp. Tổng quan quá trình phát triển của lý thuyết tự sự, nhà lí luận tự sự Mĩ Gerald Prince chia làm ba nhóm theo ba loại hình: Nhóm một là những nhà tự sự học chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga như V. Propp, trong số này có Greimas, ông đã giản lược số chức năng của Propp xuống tới con số 20 và làm nổi bật lôgic tự sự. Các tác giả khác như Todorov, Barthes, Remak, Norman Friedman, Northrop Frye, Etienne Souriau... mỗi người một cách, chú ý tới cấu trúc của câu chuyện được kể, đi tìm mẫu cổ của tự sự, chức năng của biến cố và quy luật tổ hợp, lôgic phát triển và loại hình cốt truyện...; nhóm thứ hai lấy G. Genette làm tiêu biểu đã xem nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ nói hay viết mà biểu đạt, cho nên vai trò của người trần thuật được coi là quan trọng nhất. Họ chú ý lớp ngôn từ của người trần thuật với các yếu tố cơ bản như điểm nhìn, giọng điệu... Như vậy, có thể thấy lý thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên cho người ta thấy sự phức tạp của cấu trúc tự sự với các vấn đề cần phải tìm tòi, suy ngẫm như: Người kể chuyện, điểm nhìn, không gian, thời gian, giọng điệu nghệ thuật, … Nó thực sự đã trải qua một quá trình hình thành, phát triển từ rất sớm, qua nhiều giai đoạn khác nhau để các nhà nghiên cứu dần dần hoàn thiện và đưa ra 14
  19. được những định hướng nghiên cứu cụ thể cho các thể loại văn học nói chung và các tác phẩm cụ thể nói riêng. Nghiên cứu tự sự học đang là một xu thế có nhiều triển vọng trong lí luận văn học và có ý nghĩa văn hóa rộng lớn. Bằng chứng là nền văn học Việt Nam đang xuất hiện ngày càng nhiều các bài nghiên cứu về lý thuyết của tự sự học và đạt được nhiều thành tựu nhất định. Từ đó, với riêng thể loại tiểu thuyết lịch sử, ta có thể vận dụng để nhận thức lại các vấn đề văn học sử dân tộc một cách khách quan và sâu sắc hơn. 1.1.3. Những đóng góp của tự sự học trong nghiên cứu văn học Lý thuyết tự sự học hiện đại đã cho ta thấy cấu tạo của văn bản tự sự không hề đơn giản. Tác giả chính là người sáng tạo ra người kể chuyện để truyền tải nội dung của tác phẩm tự sự. Ngoài ra, trong tác phẩm tự sự còn có sự chi phối của các yếu tố khác như: Hành vi trần thuật, ngôi kể, giọng điệu... Trong đó, người trần thuật là yếu tố được chú ý và phân tích nhiều nhất. Mặt khác, lý thuyết tự sự đã chỉ ra kết cấu của các tầng bậc trần thuật, từ đó cũng làm xuất hiện các kiểu người trần thuật khác nhau. Lý thuyết tự sự cho thấy rõ sự biến dạng thời gian bằng các biện pháp rút gọn, tỉnh lược, cảnh, kéo dài, dừng lại, lặp lại và các hình thức đổi thay tính liên tục của sự kiện giúp chỉ ra cơ chế nghệ thuật của tự sự đồng thời nêu ra vấn đề góc nhìn với điểm nhìn, tiêu cự trần thuật với mô hình trần thuật. Lý thuyết tự sự học hiện đại cũng đã nghiên cứu sâu về hành vi ngôn ngữ tự sự và các hình thức của nó làm cho tự sự học gắn chặt với phong cách học tiểu thuyết; nghiên cứu cấu trúc của tình tiết, đơn vị cơ bản của tự sự, các kiểu tổ hợp tình tiết, loại hình hóa cốt truyện, giúp ta có những hình dung rõ hơn về các yếu tố nghệ thuật được thể hiện. Đặc biệt, từ khi tự sự học được giới thiệu vào Việt Nam, xuất hiện ngày càng nhiều những bài viết nghiên cứu dưới góc độ tự sự học đã chứng tỏ sự hưởng ứng cũng như vai trò, ý nghĩa to lớn của tự sự học đối với giới nghiên cứu. Người có công lao to lớn trong việc đưa lý thuyết tự sự vào lĩnh vực nghiên 15
  20. cứu phê bình văn học của Việt Nam phải kể đến là tác giả Trần Đình Sử. Ông đã có những công trình nghiên cứu, phân tích làm rõ các nội dung cơ bản của tự sự học như: Tự sự học - Lý thuyết và ứng dụng, Dẫn luận thi pháp học… Cụ thể như, trong công trình Dẫn luận thi pháp học, tác giả đã tập trung đi sâu hệ thống, cắt nghĩa những khái niệm thuộc về tự sự học: Quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian - không gian nghệ thuật, tác giả và kiểu tác giả, ngôn từ nghệ thuật… Vì vậy, với sự xuất hiện của lý thuyết tự sự và tầm ảnh hưởng của nó, năm 2001 và 2008, hai hội thảo quy mô toàn quốc về tự sự học đã được tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội với rất nhiều bài viết được đánh giá cao khi đi vào khai thác những vấn đề xung quanh của tự sự học. Từ đó, ta có thể nhận thấy ba hướng cơ bản mà các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu ở Việt Nam: Giới thiệu, dịch thuật lý thuyết tự sự của các học giả nước ngoài; nghiên cứu các hệ vấn đề trong lý thuyết tự sự; tiếp cận các tác phẩm cụ thể từ góc độ tự sự học hiện đại. Bằng chứng là đã có rất nhiều bài viết ra đời sau đó đã đi vào lí giải, làm rõ các khái niệm lý thuyết cũng như giới thiệu, bình phẩm, đánh giá, thảo luận về tác phẩm văn học với các thể loại khác nhau, đặc biệt ta chú ý vào các bài viết đi sâu vào luận giải về nghệ thuật tự sự của các tác phẩm ở các phương diện: Điểm nhìn, kết cấu trần thuật, người kể chuyện, giọng điệu, ngôn ngữ… Việc tiếp cận các tác phẩm văn học từ lý thuyết tự sự đã cho thấy vai trò lớn lao của tự sự học với ngành nghiên cứu văn học. Bên cạnh các công trình nghiên cứu theo một hướng cụ thể nào đó của các nhà phê bình thì các luận văn, luận án theo hướng tự sự học cũng ngày một nở rộ mặc dù vẫn còn thiếu các công trình chuyên sâu. Điều đó chứng tỏ lý thuyết tự sự vẫn còn rất nhiều điều mới mẻ để ta có thể đi nghiên cứu và xem xét các yếu tố chứa đựng trong đó. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự như: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Bảo Ninh, Luận văn Thạc sĩ (2010) Vũ Thị Hạnh; Nghệ 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2