intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:177

72
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm sáng tỏ ý thức nghệ thuật và thành quả đổi mới trong tiểu thuyết lịch sử, những đóng góp quan trọng của Lan Khai đối với sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại trong trào lưu cách tân văn học 1930 - 1945. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ NHÀN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA LAN KHAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Hà Nội - Năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ NHÀN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA LAN KHAI Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 9.22.01.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN MẠNH TIẾN Hà Nội - Năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chính xác. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 09 năm 2020 Tác giả luận án Đỗ Thị Nhàn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, gia đình, anh chị em và bè bạn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Mạnh Tiến, người thầy đã trực tiếp giảng dạy và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, hoàn thành công trình nghiên cứu này. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giảng viên của Tổ Bộ môn Lí luận văn học, Khoa Ngữ Văn, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Hội đồng giáo dục trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng đã tạo điều kiện tốt để tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, người thân, bạn bè, những người đã động viên tôi trong quá trình tôi học tập và hoàn thành luận án. Hà Nội, tháng 09 năm 2020 Tác giả luận án Đỗ Thị Nhàn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................ii MỤC LỤC ....................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................vi MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu........................................................... 3 4.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................ 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 5. Đóng góp mới của luận án ........................................................................................ 5 6. Cấu trúc luận án.......................................................................................................... 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử ............................................ 6 1.1.1. Khái niệm về tiểu thuyết lịch sử......................................................................... 6 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử trên thế giới................... 8 1.1.3. Các bài viết và công trình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam .........14 1.2. Sự khác nhau giữa TTLS thời kì trung đại và thời kì hiện đại .........................26 1.3. Tình hình nghiên cứu về Lan Khai và tiểu thuyết lịch sử của ông...................28 1.3.1. Về nhà văn Lan Khai.........................................................................................28 1.3.2. Về tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai.................................................................32 1.4. Những vấn đề cấp thiết đặt ra trong nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ......................................................................................................................35 Tiểu kết chương 1.........................................................................................................36 Chương 2: TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT ĐẾN QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA LAN KHAI .............................................................38 2.1. Về quan niệm của Lan Khai .......................................................................................38 2.1.1. Quan niệm về nhà văn .............................................................................................38 2.1.2. Quan niệm về văn học.......................................................................................41
  6. iv 2.1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ...............................................................................................................................46 2.2. Quá trình sáng tác của Lan Khai .........................................................................49 2.2.1. Sở trường sáng tác và thể tài tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai .....................49 2.2.2. Hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết lịch sử ............................................................50 2.2.3. Diễn trình sáng tác tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai......................................53 2.2.4. Tiểu thuyết lịch sử trong sự nghiệp sáng tác của Lan Khai và trong sự vận động của thể tài tiểu thuyết lịch sử Việt Nam ...........................................................56 Tiểu kết chương 2.........................................................................................................63 Chương 3: TỪ HIỆN THỰC LỊCH SỬ ĐẾN BỨC TRANH NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA LAN KHAI ....................................64 3.1. Cảm hứng sáng tác trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ..............................64 3.1.1. Ca ngợi truyền thống yêu nước của dân tộc....................................................65 3.1.2. Ca ngợi cái đẹp, cái thiện ..................................................................................66 3.1.3. Phê phán xã hội phong kiến và chiến tranh phi nghĩa....................................68 3.2. Sự kiện trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ..................................................71 3.2.1. Sự hoán đổi ngôi vị của các triều đại phong kiến ...........................................71 3.2.2. Những cuộc nội chiến trong xã hội phong kiến..............................................72 3.2.3. Những cuộc nổi dậy của nhân dân chống chế độ phong kiến .......................72 3.2.4. Những cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và bè lũ tay sai ............................73 3.3. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai .................................74 3.3.1. Nhân vật vua chúa, quan lại và tướng lĩnh ......................................................74 3.3.2. Nhân vật người anh hùng..................................................................................80 3.3.3. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến ...........................................................85 3.3.4. Nhân vật binh sĩ và dân chúng .........................................................................97 3.3.5. Nhân vật kẻ thù cướp nước và bán nước.......................................................102 Tiểu kết chương 3.......................................................................................................105 Chương 4: CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ BIỆN PHÁP BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA LAN KHAI ..................107 4.1. Sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai...............................................................................................................107
  7. v 4.1.1. Nhân vật và sự kiện lịch sử .............................................................................107 4.1.2. Nhân vật và tình huống hư cấu.......................................................................110 4.2. Nghệ thuật kết cấu ..............................................................................................114 4.2.1. Kế thừa và sáng tạo kết cấu của tiểu thuyết truyền thống............................114 4.2.2. Kết cấu kiểu tiểu thuyết hiện đại ....................................................................118 4.3. Các phương thức kiến tạo chân dung nhân vật ................................................120 4.3.1. Qua giới thiệu tiểu sử, miêu tả ngoại hình ....................................................120 4.3.2. Khắc họa nhân vật qua hành động .................................................................122 4.3.3. Khắc họa tâm lí nhân vật ................................................................................123 4.3.3.2. Qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm ............................................124 4.3.4. Qua bút pháp miêu tả thiên nhiên ..................................................................126 4.4. Thời gian và không gian nghệ thuật..................................................................127 4.4.1. Thời gian nghệ thuật........................................................................................128 4.4.2. Không gian nghệ thuật ....................................................................................130 4.5. Nghệ thuật trần thuật ..........................................................................................138 4.5.1. Người trần thuật và điểm nhìn trần thuật.......................................................138 4.5.2. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.................................................................139 4.5.2.2. Giọng điệu trần thuật....................................................................................142 Tiểu kết chương 4.......................................................................................................146 KẾT LUẬN ...............................................................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN CỦA LAN KHAI PHỤ LỤC DANH MỤC TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TIÊU BIỂU
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TTLS: Tiểu thuyết lịch sử
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Lan Khai là nhà văn nổi tiếng trong trào lưu cách tân văn học giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. Sự nghiệp sáng tác của Lan Khai đa dạng về thể loại. Đương thời trong cuốn Nhà văn hiện đại (1942) nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: Lan Khai là “lão tướng trong làng tiểu thuyết đang gắng tìm đường mới”. Nhiều tác phẩm của Lan Khai đã thu hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu trong nước. Thời gian gần đây thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn đường rừng cùng tên tuổi của Lan Khai đã được giới thiệu trên Tạp chí Quốc tế (ISSN 24103918) (tháng 7 năm 2019, tập 5, trang 2) của Học viện Kinh doanh hành chính, Luật và Khoa học xã hội châu Âu. Tuy nhiên mảng TTLS của ông vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống, mặc dù tính tới thời điểm hiện tại, ông là nhà văn có số lượng tiểu thuyết lịch sử lớn nhất trong các nhà văn hiện đại Việt Nam (26 tác phẩm) và là cây bút sớm có tinh thần tiên phong đổi mới, có ảnh hưởng lớn tới sáng tác ở các giai đoạn sau. Trong giai đoạn 1930-1945 1945 trào lưu cách tân văn học diễn ra sôi nổi nhưng “trong cái mới vẫn còn rớt lại nhiều cái cũ” (Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh) với những quan niệm nghệ thuật mới, TTLS của Lan Khai đã làm sôi động thêm không khí phê bình văn học, tạo ra những cuộc tranh luận xung quanh vấn đề lịch sử và hư cấu nghệ thuật, vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết v.v… Với những đổi mới táo bạo, TTLS của Lan Khai đã có tác động mạnh mẽ đến không khí phê bình văn học đương thời và kích thích sự sáng tạo của các nhà văn về đề tài lịch sử. Tuy nhiên, do cái chết đầy bí ẩn của ông suốt thời gian dài chưa được công bố nên từ sau 1945 trở đi còn nhiều di cảo của Lan Khai và hàng chục TTLS của ông chưa được tái bản, nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi đến bạn đọc. Cho đến nay vẫn chưa có công trình nào có tính quy mô, toàn diện và hệ thống về thể tài TTLS của Lan Khai. Vì vậy trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ tính tiên phong trong hành trình cách tân thể loại của một cây bút tiểu thuyết giàu tài năng và tâm huyết nửa đầu thế kỉ XX. Năm 2006, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 100 năm sinh Lan Khai và Hội thảo Khoa học: Lan Khai với văn học Việt Nam hiện đại, Lan Khai được hoàn nguyên, cho thấy di sản văn học của Lan Khai là rất lớn và các TTLS có vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông và nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Điều đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có một công trình nghiên cứu kịp thời, quy mô và hệ thống, toàn diện các tác phẩm của nhà văn ở thể tài TTLS để thấy được những đóng góp của ông trong giai đoạn 1930 - 1945 và tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc, đồng thời làm sáng tỏ thêm những vấn đề lí luận về thể loại. 1.2. Những năm gần đây, TTLS của các nhà văn đất Việt đã vươn mình lớn dậy với sự gia tăng không ngừng về số lượng tác phẩm và quy mô phản ánh, hình thành nhiều khuynh hướng đa dạng, phong phú nên đã xuất hiện nhiều quan niệm nghệ
  10. 2 thuật khác nhau trong sáng tác và tiếp nhận. TTLS đã và đang trở thành tâm điểm của thời sự văn học. Trước trào lưu hội nhập quốc tế, ngày càng xuất hiện nhiều công trình ứng dụng lý thuyết hiện đại phương Tây vào nghiên cứu văn học trong đó có TTLS. Tuy nhiên hệ thống lý thuyết về thể tài này còn khá khiêm tốn và việc giới thiệu ở trong nước còn phân tán, quan niệm về thể loại chưa thống nhất, sáng tác ngày càng diễn biến phức tạp lại tiếp tục nảy sinh nhiều cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh vấn đề lịch sử và hư cấu nghệ thuật. Xuất phát từ thực trạng đó đòi hỏi chúng ta cần phải tìm hiểu những sáng tác đã được trải nghiệm và cách tiếp cận thích hợp mới đem lại cái nhìn sáng rõ hơn về sự hình thành phát triển của một thể tài văn học mang tính đặc thù trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Do vậy, chúng tôi chủ trương đi sâu nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ những điểm mới mẻ, độc đáo trong TTLS của Lan Khai trên phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Qua những thành quả nghiên cứu chúng tôi sẽ làm rõ thêm một số vấn đề lí thuyết về quan niệm sáng tác và thể loại nhằm góp thêm hướng tiếp cận toàn diện và hệ thống TTLS hiện nay. 1.3. Công trình nghiên cứu của chúng tôi còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giảng dạy tích hợp môn Ngữ văn và Lịch sử trong Nhà trường. Kết quả nghiên cứu của công trình sẽ cung cấp thêm các tri thức lý luận và thực tiễn sáng tác đáp ứng nhu cầu mở rộng nhận thức của học sinh trong nhà trường phổ thông. Nghiên cứu TTLS của Lan Khai góp phần làm cho bức tranh văn học sử Việt Nam toàn diện hơn, giúp học sinh nhận thức lịch sử sâu sắc hơn, khơi dậy những cảm xúc thẩm mĩ cho các em về truyền thống vẻ vang của dân tộc. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trong nghiên cứu và học tập hiện nay cũng như góp phần tổng kết các thành tựu tiêu biểu của văn học Việt Nam thế kỷ XX, chúng tôi chọn đề tài Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn sáng tác cũng như những đóng góp của Lan Khai trong hành trình đổi mới thể loại và hiện đại hóa nền văn học nước nhà giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát 20 TTLS tiêu biểu của Lan Khai đã xuất bản và tái bản từ trước năm 1945 đến nay, bao gồm: Gái thời loạn, Chiếc ngai vàng, Cái hột mận, Ai lên phố Cát, Chế Bồng Nga, Bóng cờ trắng trong sương mù, Cánh buồm thoát tục, Đỉnh non Thần, Người thù của mặt trời, Gửi cái xuân tàn, Treo bức chiến bào, Chàng áo xanh, Tình ngoài muôn dặm, Trăng nước Hồ Tây, Trong cơn binh lửa, Thành bại với anh hùng, Rỡn sóng Bạch Đằng, Ái tình và sự nghiệp, Chàng đi theo nước, Chàng kỵ sỹ ở cả hai bình diện nội dung và hình thức. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra những kiến giải về sự vận động của TTLS của Lan Khai trong quá trình sáng tác của ông và trong sự vận động của nền văn học hiện đại Việt Nam.
  11. 3 2.2. Phạm vi nghiên cứu Công trình của chúng tôi tập trung đi sâu khảo sát 20 TTLS của Lan Khai (đã nêu trong Đối tượng nghiên cứu), khi cần thiết chúng tôi có sự đối sánh với một số TTLS tiêu biểu khác. Đồng thời chúng tôi cũng quan tâm đến một số truyện ngắn, kí về thể tài lịch sử của ông như: Sóng nước lô Giang, Mũi tên dẹp loạn, 8023; kết hợp liên hệ với một số TTLS Việt Nam tiêu biểu và TTLS nước ngoài để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu toàn diện hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Công trình nghiên cứu của chúng tôi nhằm làm sáng tỏ ý thức nghệ thuật và thành quả đổi mới trong TTLS, những đóng góp quan trọng của Lan Khai đối với sự phát triển của TTLS Việt Nam hiện đại trong trào lưu cách tân văn học 1930 - 1945. Dựa trên lí thuyết về thể loại và thực tiễn sáng tác, chúng tôi chỉ ra quan niệm nghệ thuật, vốn văn hóa, cá tính sáng tạo của nhà văn, các nguồn ảnh hưởng, phương thức cách tân, các hình thức kết cấu tác phẩm, các nhân tố tạo nên thành tựu nghệ thuật mới của Lan Khai, từ đó rút ra nhận định về lí luận và sáng tác. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Công trình nghiên cứu của chúng tôi nhằm làm sáng tỏ những bình diện cơ bản sau: Khái quát một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về TTLS trên thế giới và ở Việt Nam để liên hệ tới những sáng tác của Lan Khai. Tổng hợp lại những kết quả nghiên cứu tiêu biểu về nhà văn Lan Khai và TTLS của ông. Trên cơ sở đó, chúng tôi khảo sát quan niệm nghệ thuật và quá trình sáng tác TTLS của Lan Khai trong nền văn học Việt Nam thời kì đầu thế kỉ XX. Từ cơ sở lí luận, chúng tôi đi sâu phân tích, lý giải một số đặc trưng TTLS của Lan Khai ở các bình diện cảm hứng sáng tác, các sự kiện lịch sử và thế giới nhân vật để làm nổi rõ quan niệm nghệ thuật của nhà văn và những nhân tố chi phối những sáng tác của ông. Khảo sát và chỉ ra một số phương thức và phương tiện biểu hiện nghệ thuật trong TTLS của Lan Khai ở các bình diện như: nghệ thuật hư cấu, tổ chức kết cấu, việc lựa chọn cốt truyện và sự kiện; kiến tạo chân dung nhân vật, vấn đề không gian và thời gian, nghệ thuật trần thuật; ngôn ngữ và giọng điệu trong TTLS của nhà văn. Trên cơ sở đó, chúng tôi chỉ ra những thành quả đổi mới về thể loại và những đóng góp của Lan Khai cho sự phát triển rực rỡ của TTLS Việt Nam đương đại cũng như những thành công và những hạn chế trong TTLS của ông. 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết Trong điều kiện tồn tại nhiều hệ hình lý thuyết văn học đa dạng và phong phú hiện nay, chúng tôi chủ trương lấy học thuyết duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lê - nin làm nền tảng, đồng thời kết hợp với những tri thức của lí thuyết phương Tây hiện đại để làm sáng tỏ những giá trị nghệ thuật trong TTLS của
  12. 4 Lan Khai. Trong đó, chúng tôi chú ý tới đặc trưng của thể loại TTLS, ý thức cách tân nghệ thuật của nhà văn, kết cấu cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, tính chất giao thoa thể loại, vấn đề không gian, thời gian v.v... Đồng thời chúng tôi cũng liên hệ với những vấn đề lí luận của các trường phái văn học phương Tây như Trường phái văn hóa lịch sử, Phân tâm học, Chủ nghĩa Siêu thực, Lí thuyết tự sự học, Kí hiệu học... đã ảnh hưởng ít nhiều tới sáng tác của nhà văn, cho thấy sự kế thừa và sáng tạo, đổi mới cách nhìn lịch sử của tác giả trong sự vận động của thể loại; những đột phá của Lan Khai trong việc lựa chọn đề tài, chủ đề, khắc họa nhân vật v.v… tạo dấu ấn riêng vừa mang tính dân tộc vừa mang tính hiện đại. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, chúng tôi chủ trương phối hợp đồng thời các phương pháp nghiên cứu sau: 4.2.1. Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng: Chúng tôi sẽ đặt các TTLS của Lan Khai vào hoàn cảnh sáng tác cụ thể trong giai đoạn 1930 - 1945 để khảo sát, đồng thời có liên hệ tới các giai đoạn trước và sau đó, nhằm lí giải những nguyên nhân và kết quả sáng tạo của ông. Đây là phương pháp nghiên cứu chủ đạo nhằm khảo sát toàn diện cả về nội dung và hình thức nghệ thuật TTLS của Lan Khai. 4.2.2. Phương pháp hệ thống: Chúng tôi sẽ tập hợp các TTLS của Lan Khai thành hệ thống và khảo sát để thấy được quan niệm nghệ thuật, sở trường khám phá lịch sử và những sáng tạo riêng, thể hiện tính tiên phong về nghệ thuật tiểu thuyết của ông. 4.2.3. Phương pháp so sánh: Trong quá trình khảo sát, khi cần thiết chúng tôi có liên hệ, đối chiếu TTLS của Lan Khai với một số TTLS tiêu biểu thời kì trung đại và của các nhà văn cùng thời, với TTLS đương đại và nước ngoài để thấy rõ những điểm mới, những sáng tạo độc đáo của nhà văn ở thể tài này. 4.2.4. Phương pháp phân loại: Chúng tôi sẽ phân loại các kiểu dạng nhân vật, sự kiện, kết cấu tác phẩm cho thấy các góc nhìn khác nhau về lịch sử trong tác phẩm của Lan Khai. 4.2.5. Phương pháp liên ngành: Chúng tôi tiến hành phân tích mối tương đồng và khác biệt giữa lịch sử với văn học trong một nền văn hóa nhằm chỉ ra tính đặc thù thẩm mĩ của văn chương và hiện thực trong quá khứ. 4.2.6. Phương pháp loại hình: Chúng tôi đặt các TTLS của Lan Khai trong cùng hệ thống nhằm xác định những đặc trưng về kiểu dạng kết cấu và chức năng với cái nhìn bao quát về mô hình sáng tạo dựa trên các phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Ngoài những phương pháp trên, luận án của chúng tôi còn sử dụng linh hoạt một số phương pháp tiếp cận khác như: Văn hóa học, Nữ quyền luận, Chủ nghĩa tân lịch sử, Lí thuyết liên văn bản để hoàn thiện mục tiêu nghiên cứu. Đồng thời chúng tôi sẽ chú trọng sử dụng các thao tác phân tích tác phẩm để đi sâu khám phá tư tưởng và bút pháp nghệ thuật của nhà văn, vừa soi sáng lí thuyết thể loại vừa khẳng định
  13. 5 tinh thần đổi mới mạnh mẽ của Lan Khai ở thể tài này. 5. Đóng góp mới của luận án Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính quy mô và hệ thống về TTLS của Lan Khai trên các phương diện quan niệm sáng tác, cảm hứng, sự kiện, nhân vật; đồng thời làm sáng tỏ những đổi mới trong sáng tạo mang tính đột phá của ông về các phương thức và biện pháp nghệ thuật, về tạo dựng cốt truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôn ngữ và kết cấu thời gian, không gian nghệ thuật. Chúng tôi chỉ ra con đường sáng tạo riêng của Lan Khai, những dấu ấn độc đáo và những cống hiến của ông trong công cuộc cách tân văn học giai đoạn 1930 - 1945 ở mảng sáng tác này. Luận án đã làm nổi bật tư tưởng và các phương thức sáng tạo nghệ thuật mới của Lan Khai đã vượt thoát lối mòn truyền thống, tạo nên những phẩm chất mới cho nền văn học dân tộc và có ảnh hưởng nhất định tới TTLS Việt Nam đương đại. Từ đó, làm rõ hơn các vấn đề lý thuyết từ cách tiếp cận, lựa chọn sự kiện lịch sử; vấn đề hư cấu khi phản ánh lịch sử; quan niệm về nhân vật lịch sử trong thời đại mới cũng như những đổi mới về thi pháp nghệ thuật trong TTLS của Lan Khai. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Từ quan niệm nghệ thuật đến quá trình sáng tác trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai Chương 3. Từ hiện thực lịch sử đến bức tranh nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai Chương 4. Các phương thức và biện pháp biểu hiện nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai
  14. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử 1.1.1. Khái niệm về tiểu thuyết lịch sử Tiểu thuyết lịch sử viết về các sự kiện và nhân vật của thời kì quá khứ nhưng không đồng nhất với cách viết của nhà sử học. Nếu các sử gia mô tả lịch sử một cách khách quan bằng ngòi bút biên niên sử thì nhà văn gửi gắm cái nhìn chủ quan và cảm xúc của mình trước hiện thực lịch sử. Người nghệ sĩ nhạy cảm với những chuyển biến lịch sử, nên quá khứ lịch sử được tái tạo sống động “thêm da thêm thịt” bởi tính uyển chuyển của nghệ thuật văn chương. Là kết quả giao thoa giữa văn học và sử học, TTLS thể hiện sự hấp dẫn, độc đáo trong việc nhận thức, phản ánh hiện thực và khao khát khám phá, lí giải lịch sử của mọi người. TTLS Việt Nam hình thành và phát triển từ thời kì trung đại và không ngừng lớn mạnh từ đầu thế kỉ XX cho đến nay. Suốt thời kì văn học trung đại, thể tài này có mầm mống từ loại hình văn xuôi và mô hình tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, chủ yếu sáng tác theo nguyên tắc mô phỏng lịch sử với hình thức chương hồi. Đến giai đoạn đầu thế kỉ XX mặc dù vẫn bị chi phối bởi quan niệm văn - sử - triết bất phân nhưng TTLS Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và có giá trị nhiều hơn về văn hóa nghệ thuật. Càng về sau các tác giả càng tăng thêm yếu tố hư cấu, tưởng tượng khiến thể loại này có sự chuyển mình mạnh mẽ thích ứng với nhu cầu tiếp nhận mới của người đọc. Do vậy, lịch sử từ chỗ là những chứng tích trong quá khứ đã trở thành nhân tố cho sự thăng hoa cảm xúc sáng tạo của người nghệ sĩ. Đến thời kì đổi mới, đặc biệt là trong những năm gần đây, TTLS phát triển rực rỡ đã tạo nên cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học. Như vậy, loại hình nghệ thuật độc đáo này đã phát triển qua một chặng đường dài và càng ngày càng chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt của nó, đáp ứng nhu cầu khám phá lịch sử của con người đương đại. Đáng chú ý, trong những năm gần đây sự biến đổi của tình hình văn hóa và thực tiễn sáng tác cùng với sự xuất hiện các hệ thống lí thuyết mới ở phương Tây như chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa tân lịch sử, chủ nghĩa hậu thực dân, chủ nghĩa hậu hiện đại thì không khí tranh luận về thể tài này càng trở nên sôi nổi với nhiều ý kiến khác nhau. Song song với sự ra đời các tác phẩm mới thì cũng xuất hiện các quan niệm mới về TTLS. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (1992) của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử có nhận định: “TTLS là các tác phẩm viết về đề tài lịch sử, chứa đựng các nhân vật và chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và các sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm lịch sử thường mượn
  15. 7 chuyện đời xưa để nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học trong quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm đối với con người và thời đại đã một đi không trở lại. Song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại này” [40; tr. 352]. Qua đó, các tác giả đã chỉ ra sự khác biệt cơ bản về đề tài và cách thức phản ánh lịch sử của thể tài này so với các hình thức nghệ thuật khác và thừa nhận sự kết hợp giữa lịch sử và hư cấu là đặc tính tất yếu tạo nên sức sống vượt thời gian của TTLS. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học (1999) của tác giả Lại Nguyên Ân có nêu ý kiến: “TTLS là tác phẩm tự sự hư cấu, lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính, lịch sử trong ý nghĩa khái quát là quá trình phát triển tự nhiên của xã hội. Các Khoa học Xã hội đều nghiên cứu quá khứ loài người trong tính cụ thể và đa dạng của nó. Tuy vậy, những tiêu điểm chú ý của các sử gia cũng như các nhà văn khi quan tâm đến đề tài lịch sử thường là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các quốc gia, dân tộc, những biến cố lớn lao trong đời sống xã hội của cộng đồng, quốc gia, trong các mối quan hệ của quốc gia như chiến tranh, cách mạng, cuộc sống... và sự nghiệp của các nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử” [5; tr. 262]. Theo đó, các tác giả cũng thừa nhận hư cấu là yếu tố tiên quyết của hoạt động sáng tạo nhưng vẫn nhấn mạnh nội dung trọng tâm là phản ánh các sự kiện, biến cố trọng đại hoặc các nhân vật có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của lịch sử. Bên cạnh đó, bản thân những người sáng tác TTLS cũng bày tỏ những quan điểm khác nhau. Trong bài viết Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tiểu thuyết lịch sử là sự giải mã lịch sử của tác giả Cao Minh, trên báo Báo Sài Gòn giải phóng.org.vn có nêu ý kiến của nhà văn Hoàng Quốc Hải: “Lịch sử không bày, đặt sẵn mà lịch sử chỉ giữ lại cho ta những tín hiệu, chẳng khác những mật mã. Công việc của nhà văn chính là giải mã lịch sử. Chìa khóa để giải mã chính là sự trung thực của nhà văn và những thẩm thấu văn hóa mà nhà văn tiếp nhận được. Tiểu thuyết nói chung, kể cả TTLS đều phải lấy hư cấu làm phương tiện nghệ thuật và TTLS cũng không có ngoại lệ. Cũng không có nghĩa là sự bịa tạc, mà là sự tìm tòi đi đến chân thực. Sự thật lịch sử trong TTLS đáng tin cậy hơn vì nó được giải mã, nó có cuộc sống” [105]. Như vậy, tác giả Hoàng Quốc Hải cũng coi hư cấu là một thuộc tính nổi bật của thể tài này nhưng phải trong chừng mực nhất định, không được xuyên tạc lịch sử. Trong cách luận giải này, tác giả vẫn đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác là phải tôn trọng chân lí lịch sử. Tác giả Nguyễn Văn Dân trong bài viết Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, một số xu hướng chủ yếu (http://vjol.info.vn) đã trích dẫn ý kiến của nhà TTLS Thái Vũ: “Khi tôi nói tôi viết TTLS sự thật là tôi không viết tiểu thuyết mà tôi viết
  16. 8 lịch sử, trước hết phải trung thực với mọi chi tiết lịch sử” [21]. Như vậy, theo Thái Vũ thì trung thực với lịch sử là nguyên tắc sáng tác và mục tiêu cần hướng tới của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trong bài viết Vài suy nghĩ về tiểu thuyết lịch sử đã luận giải: “Những TTLS của chúng ta ngày nay đều chịu ảnh hưởng của phương Tây, tức là viết dưới quan niệm của Aristote. Nghĩa là có sự phân biệt rõ ràng giữa nhà chép sử và nhà TTLS. Ðã là tiểu thuyết thì phải hư cấu, dù đó là TTLS, hư cấu là đặc trưng của tiểu thuyết. Hư cấu là đặc quyền của nhà văn” [79]. Ông cũng chỉ rõ: “TTLS không phải là sự kể lại lịch sử, minh họa lại lịch sử mà là phản ánh những vấn đề của con người trong biến cố lịch sử. Người viết không hẳn đã dựng lại được lịch sử ngày xưa, điều cốt yếu là thuyết phục người đọc” [79]. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh coi tính hư cấu là một “đặc quyền” của người sáng tác và vì thế tác phẩm không bị lệ thuộc vào sự độc quyền của tư duy lịch sử. Trong bài viết Tác giả Trường An: Lịch sử ghi chép rất lạnh lùng của Thu Hiền có nêu ý kiến của cây bút trẻ Trường An: “Lịch sử chỉ ghi chép số liệu một cách khô khan, nhiệm vụ của người viết TTLS là phải thêm da thêm thịt cho nhân vật” [50]. Theo đó, TTLS đi liền với hoạt động hư cấu, sáng tạo để làm sống dậy các sự kiện và nhân vật lịch sử. Như vậy, tất cả các lập luận trên cho dù chưa hoàn toàn thống nhất nhưng đều dựa trên thực tiễn sáng tác và tính đặc thù của thể loại. Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra cách hiểu như sau: TTLS là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết với những tài liệu của sử học trên cơ sở lấy lịch sử làm đề tài và tôn trọng sự kiện, nhân vật lịch sử. Tác phẩm đưa ra những kiến giải sâu sắc về lịch sử, về cuộc sống bù lấp vào những khoảng trống của sử học. Trong TTLS, hư cấu nhằm phản ánh lịch sử ở cả bề rộng, bề sâu và làm sống động bức tranh lịch sử, tăng tính chân thực nghệ thuật trong tiểu thuyết. 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử trên thế giới TTLS là cầu nối gắn văn học với hiện thực đời sống đã có trong sự vận động xã hội của nhân loại. Vì vậy, các sáng tác về đề tài lịch sử nói chung và TTLS nói riêng đã, đang và sẽ có chỗ đứng quan trọng trong văn học và thực tiễn đời sống của con người. Trải qua các thời kì lịch sử, cách văn học phản ánh lịch sử cũng có nhiều thay đổi. Khi “Chủ nghĩa tân lịch sử”, “Chủ nghĩa hậu hiện đại” ra đời thì hầu như các thể loại văn học đều có những đổi thay. Trong phạm vi lý thuyết các nhà nghiên cứu chú ý hơn đến các thể tài tự sự khác, còn những biến đổi của TTLS vẫn chưa được quan tâm toàn diện và sâu sắc. Chúng tôi xin được trích lược những ý kiến tiêu biểu của một số nhà nghiên cứu lý luận phê bình và nhà văn nước ngoài
  17. 9 như sau: Tiểu thuyết lịch sử (1937) của G. Lukacs (Hungari) là công trình nghiên cứu chuyên sâu về TTLS. Trong chuyên luận này, G. Lukacs cho rằng “thể tài này ra đời vào đầu thế kỷ XIX (khoảng thời gian Napoléon sụp đổ và chủ nghĩa tư bản ra đời với tư cách là một cấu trúc kinh tế), đánh dấu bởi tác phẩm Waverley của tiểu thuyết gia người Scotland Walter Scott (1771 - 1832), góp phần khẳng định cảm thức lịch sử như một tiến trình”. Ông kỳ vọng: TTLS phải tái trải nghiệm (re-experience) tâm lý và đạo đức của con người quá khứ như một giai đoạn phát triển của nhân loại, có liên quan đến con người đương đại. G. Lukacs cũng nhấn mạnh vai trò của “sự sai lệch thời gian cần thiết” (necessary anachronism) hay hư cấu trong TTLS. Hư cấu cho phép “các nhân vật diễn đạt tình cảm, tư tưởng về các quan hệ lịch sử có thực rõ nét hơn những con người của thời ấy đã từng trải nghiệm” nhưng phải luôn xác thực về mặt lịch sử, xã hội” (Dẫn theo Nguyễn Nam, Cái chết của tác giả (tiểu thuyết lịch sử)? Những vấn đề nhân đọc Hoàng Việt xuân thu, Nguồn: vanhoanghean.com.vn). G. Lukacs phát triển thêm: “Không chỉ tiểu thuyết nói chung, mà TTLS phải đạt tới chiều sâu của triết lí lịch sử. TTLS không chỉ bảo đảm việc miêu tả hoàn cảnh duy trì được không khí lịch sử, mà quan trọng hơn là miêu tả trung thực bằng nghệ thuật một thời kì lịch sử cụ thể” [24; tr. 299]. Từ đó, G. Lukacs lý giải: “Việc mô tả hiện thực của một thời kì lịch sử có thể thành công qua việc mô tả đời thường của nhân dân, nỗi đau và niềm vui sướng của những con người bình thường. Trong lĩnh vực xây dựng TTLS, tài năng bộc lộ qua việc phản ánh những nguyên nhân dẫn đến sự thật trong trái tim con người, những sự thật mà biến động của chúng đã bị giới sử học bỏ qua. Các nhân vật của TTLS phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử, vì các nhân vật của TTLS được trao cho sự sống còn các cá nhân lịch sử thì đã sống” [24; tr. 62]. Đó là do nhà sử học chỉ quan tâm sự kiện hoặc nhân vật bao trùm lịch sử, nhưng chính nhà văn mới quan tâm tới con người cá nhân trong những cơn biến động lịch sử. Những luận điểm sắc bén của G. Lukacs có tính mở đường cho việc xác lập những đặc trưng tiêu biểu của loại hình nghệ thuật này dựa trên nguyên tắc sáng tác, mục đích nghệ thuật, khác với tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết kỳ ảo, tiểu thuyết viễn tưởng... Nhà lí luận Nga G. Lenobl trong công trình Lịch sử và văn học (1960) nêu ra ba tiêu chí của TTLS: “Một là nhân vật và sự kiện lịch sử. Hai là nguyên tắc hay chủ nghĩa lịch sử, tức là cho thấy sự xung đột các thời đại, sự quá độ các giá trị. Ba là nội dung của tiểu thuyết phải là hiện thực đã qua, mà tác giả và người đọc không phải là người đương thời của hiện thực đó. Người đọc luôn cảm thấy có một sự khác thời” (Dẫn theo Trần Đình Sử, Về tiểu thuyết lịch sử, nguồn: http://khoavanhoc- ngonngu.edu.vn). Như vậy, quan niệm nổi bật của G. Lenobl là coi tính xác thực của
  18. 10 sự kiện và nhân vật phù hợp với sách sử là tiêu chí căn bản trong nguyên tắc sáng tác. Vi phạm điều này coi như thủ tiêu tính chất căn cốt của thể loại. Tuy nhiên ý kiến của ông còn khá “cứng nhắc” bởi trong thực tế sáng tác luôn có sự mở rộng và xê dịch cách nhìn về con người và sự kiện lịch sử, nếu không, tác phẩm khó tránh khỏi sự phỏng chép lịch sử một cách khiên cưỡng, vụng về và thiếu đi tính uyển chuyển của nghệ thuật văn chương. Hai tác giả Drothy Brewster và John Angus Burrell trong cuốn sách Tiểu thuyết hiện đại (1971) cũng đã thể hiện quan niệm riêng về TTLS: “TTLS có thể thoát thai từ ao ước của một tác giả muốn đào thoát khỏi hiện tại, đồng thời thỏa mãn ước ao tương tự của độc giả. Nhưng TTLS còn có nhiều tác dụng nữa. Nó có thể soi sáng những thời kì quá khứ con người đã qua, với những mục đích rõ ràng là gạn lọc những tình trạng tiến thoái lưỡng nan của hiện tại. Nó giúp ta làm bảng so sánh, đối chiếu thời đại nọ với thời đại kia” [12; tr. 213]. Như vậy, TTLS vừa là kết quả sáng tạo của nhà văn vừa là tư liệu khai sáng quá khứ. Hayden White, một trong những nhà lí luận của chủ nghĩa Tân duy sử bàn về “siêu lịch sử” (metahistory) đã thể hiện cảm quan hậu hiện đại khá rõ nét. Từ luận điểm nền tảng đó ông triển khai toàn bộ tư tưởng của mình: “Lịch sử như là tự sự” [130; tr. 38]. Hayden White khẳng định: “Để cho câu chuyện lịch sử hoàn chỉnh, có logic sử học cũng phải hư cấu, và có bốn phương thức tu từ của tự sự lịch sử: lãng mạn khi kết thúc tốt đẹp; bi kịch khi thất bại bi đát, hài kịch, khi nhân vật lịch sử đóng vai hề, và châm biếm, khi một kẻ ngu dốt đóng vai vĩ nhân” [130; tr. 117]. Với mô hình đó, cách thể hiện lịch sử có nhiều mặt tương đồng với diễn ngôn về lịch sử. Lí thuyết lịch sử này được gọi là “thi pháp học văn hóa”. Quan niệm trên khác với ý kiến của Aristote, rằng ông chỉ nói đến “sự thật xảy ra” mà chưa thấy việc diễn ngôn về lịch sử. Muốn biểu hiện các tiềm năng của lịch sử trong tính chân thực đã làm cho lịch sử và tiểu thuyết gần nhau. Tuy nhiên không có nghĩa là sử học và tiểu thuyết sẽ đồng nhất. Câu hỏi thứ ba của Hayden White: “Lịch sử nằm ở vị trí nào trong hệ thống tri thức của nhân loại? Câu trả lời là “lịch sử nằm giữa khoa học và nghệ thuật, và vì vậy nó mang bản chất hư cấu và tràn đầy định kiến” [130; tr. 48]. Quan niệm mới của Hayden White về lịch sử kích ứng trào lưu đối thoại lịch sử, tìm lại lịch sử và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thể tài TTLS. Tác giả Karl Popper (1902 - 1994), một trong những triết gia có ảnh hưởng nhất thế kỉ XX, trong cuốn Sự nghèo nàn của thuyết sử luận (2012, Chu Lan Đình dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội) đã nhận ra: “Sự nghèo nàn của thuyết sử luận” bởi “họ” (các nhà sử luận) không nhìn ra sự cần thiết của tính đa dạng trong những cách diễn giải (lịch sử) về cơ bản tương đương nhau (cho dù một số trong những cách diễn giải ấy
  19. 11 có thể nổi bật lên nhờ vào tính phong phú của chúng - một điều ít nhiều có ý nghĩa)” [125; tr. 257]. Như vậy, những lập luận của Karl Popper nhấn mạnh tới tính đa dạng của cách diễn giải lịch sử trong các thời đại có vai trò quan trọng làm phong phú bức tranh lịch sử. Khi bàn về diễn ngôn qua các thời đại cụ thể trong lịch sử, Michel Foucault cũng trình bày một số kiến giải mới về lịch sử có ý nghĩa làm phong phú thêm lí thuyết thể loại. Trong tác phẩm Triết học và mỹ học phương Tây hiện nay (1992, Nxb Văn hóa, Hà Nội) có trích dẫn quan điểm của Michel Foucault: “Lịch sử là một sự đứt đoạn” [116; tr. 216]. Nghĩa là khi đề cập đến sự diễn giải lịch sử, ông tán thành quan điểm coi “lịch sử như là một diễn ngôn” của Hayden White và bổ sung thêm luận điểm rất độc đáo. Do vậy sẽ không có một sự trần thuật liền mạch mà chúng ta giải mã trong dòng chảy lịch sử. Đây là đóng góp quan trọng của Michel Foucault thúc đẩy tinh thần khám phá lịch sử, khai thác và kết nối những chỗ “đứt gãy” của lịch sử, thúc đẩy sự sáng tạo của nhà văn khi tiếp cận các đề tài lịch sử. Ngay từ những năm đầu thế kỉ XX các nhà tư tưởng như P. Valery, M. Heidegger cho đến J-P. Sartre, C. Levis Strauss và Michael Foucault đã bày tỏ sự hoài nghi lịch sử như một khoa học khách quan. Khi TTLS chưa phát triển thì không phải chỉ có lịch sử tồn tại trong các ghi chép của sử gia mà đã được phản ánh dưới nhiều hình thức khác như hình thức dã sử bổ sung hoặc đính ngọa chính sử. Mặt khác, khi đã khởi sắc rực rỡ cả về số lượng và chất lượng thì tiềm năng khai thác lịch sử của nó còn rộng và sâu hơn chính sử thậm chí còn xác lập những quan niệm mới về lịch sử. Do vậy, nếu coi thể tài này chỉ là minh họa hoặc văn chương hoá lịch sử thì đồng nghĩa với việc chưa đánh giá đầy đủ chức năng của TTLS, còn phiến diện trong cách nhìn nhận quy luật vận động và phát triển bên trong của thể loại văn học. Đó cũng là lí do khiến Iu. Lotman trong bài Về bản chất của nghệ thuật phát biểu: “Sự thật lịch sử là sự thực hiện một trong vô vàn khả năng của hiện thực quá khứ, sự thật đó đã làm cho vô vàn các khả năng lịch sử khác mất cơ hội được thực hiện, mà thiếu chúng, ta khó mà hiểu hết hiện thực” [94; tr. 108]. Trong cuốn Nghệ thuật thi ca thời cổ đại Hi Lạp, Aritstote cho rằng: “Nhà sử học nói về những điều xảy ra thực sự, còn nhà thơ thì nói về những điều có thể xảy ra” [Dẫn theo Trần Đình Sử; 133]. Còn nhà văn Nga M. Gorki (Nghệ thuật thi ca) nhấn mạnh: “Lịch sử đích thực của con người phải do nhà văn viết chứ không phải do nhà sử học viết” (Tiềm năng giáo dục nhân văn của tiểu thuyết lịch sử - Zolina E. N, Tạp chí của IEGU, tập 1, năm 2006, tr. 1) [133]. Hoặc tác giả trích dẫn quan điểm của nhà mĩ học Đức F. W. Schelling: “Xem quá khứ là một nghệ thuật lịch sử” (Triết học nghệ thuật của Schelling - Nguyễn Huy Hoàng dịch, Tạp chí Triết học, số 9, ngày
  20. 12 15 tháng 2 năm 2009) [135]. Còn nhà triết học Ý Benedetto Croce (Lý thuyết và lịch sử của khoa ký sử, 1912) có nhận định: “Khái niệm lịch sử phù hợp với khái niệm chung về nghệ thuật” [134]. Còn F. Engels trong cuốn Triết học lịch sử (1939) lập luận: “Lịch sử thế giới là một nàng thơ vĩ đại, mở đầu là bi kịch, kết thúc là hài kịch” [133]. Các ý kiến trên đều nhấn mạnh tiềm năng của thể tài này trong việc tái tạo tính cách, tâm lí con người vốn mờ nhạt trong sử học. Nhà văn, viện sĩ André Maurois (1885-1967), Viện Hàn lâm Pháp có viết trong cuốn Lịch sử nước Pháp (1940): “May nhờ có Alexandre Dumas, cả thế giới bao gồm cả người Pháp mới hiểu về lịch sử nước Pháp, cho dù lịch sử ấy chưa hẳn là chính xác tường tận nhưng ít ra cũng không phải là vô căn cứ” (Dẫn theo Hiền Thương, Khi bạn chọn đọc ngôn tình để hiểu thêm về lịch sử, http://tuoitre.vn). Theo đó, lịch sử được xem là yếu tố tồn tại khách quan, là cơ sở để nhà văn sáng tạo. Cùng quan điểm trên, tác giả Milan Kundera trong công trình Nghệ thuật tiểu thuyết (1998) đã chỉ ra sự khác biệt giữa nhà văn và nhà sử học: “Nhà sử học kể lại các sự kiện đã xảy ra, còn nhà tiểu thuyết nắm bắt một khả năng của cuộc sống, khả năng của con người và thế giới. Nhà TTLS ghi nhận những kinh nghiệm nhân loại mà sử gia không quan tâm hoặc không thấy giá trị. Chính điều đó làm ngã bổ những định kiến chắc chắn, chính thống, làm sụp đổ những khái niệm vĩnh hằng của thế giới vững tin đã định hình yên chí, nhất thành bất biến và thám hiểm những mặt khác của vạn vật” [80; tr. 135]. Ông nhấn mạnh quyền năng của người sáng tác: “Nhà tiểu thuyết không phải là nhà sử học cũng chẳng phải nhà tiên tri: anh ta là người thám hiểm cuộc sống” [80; tr. 51]. Như vậy kiến giải của Milan Kundera thống nhất với các quan điểm trên khi nhấn mạnh hư cấu là một thuộc tính tất yếu của TTLS. Trong công trình Mỹ học của F. Heghen (1999, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội) có nêu ý kiến của nhà phê bình Biêlinxki: “Chúng ta hỏi và chúng ta chất vấn về cái đã qua để chúng ta giải thích hiện tại và chỉ ra tương lai cho chúng ta” [44; tr. 58]. Như vậy, lịch sử là căn nguyên nhận thức khám phá hiện thực. Hay như chính trị gia kiêm nhà văn của nước Anh là George Otto Trevelyan (1838-1928) trong cuốn Lịch sử xã hội Anh (1922) cũng bày tỏ sự hoài nghi về quá khứ: “Lịch sử không có giá trị khoa học thực sự, mục đích duy nhất của lịch sử là giáo dục con người” [Dẫn theo Trần Đình Sử; 135]. Cả hai ý kiến này lại thiên về việc nhấn mạnh vai trò nhận thức, giải mã lịch sử và chức năng giáo huấn của TTLS. Các quan niệm đó cho thấy lịch sử và tiểu thuyết có nhiều điểm giao thoa. Cả hai đều tồn tại như là truyện kể, đều là ý thức xã hội. Cả hai đều dùng tư liệu và tưởng tượng để tái hiện quá khứ và bù đắp vào chỗ đứt gẫy, chỗ trống vắng trong sử học. Song thực tế cho thấy, không có căn nguyên hiện thực từ quá khứ, cũng không thể có hư cấu và tưởng tượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0