intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Luật hợp đồng thương mại quốc tế

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

452
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như chúng ta đã biết thì hợp đồng là một công cụ vừa chia sẻ lợi ích, vừa là công cụ chia sẻ rủi ro, tại thời điểm giao kết hợp đồng lợi ích của hai bên là ngang bằng nhau vì họ đã tự nguyện thỏa thuận, đôi bên cùng có lợi. Theo đó, yêu cầu các bên trong hợp đồng không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà còn quan tâm đến lợi ích của đối tác để cả hai cùng có lợi và bình đẳng ở góc độ nào đó. Nguyên tắc này xuất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Luật hợp đồng thương mại quốc tế

  1. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn Tiểu luận Luật hợp đồng thương mại quốc tế 1
  2. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn DẪN NHẬP Như chúng ta đã biết thì hợp đồng là một công cụ vừa chia sẻ lợi ích, vừa là công cụ chia sẻ rủi ro, tại thời điểm giao kết hợp đồng lợi ích của hai b ên là ngang bằng nhau vì họ đã tự nguyện thỏa thuận, đôi bên cùng có lợi. Theo đó, yêu cầu các bên trong hợp đồng không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà còn quan tâm đến lợi ích của đối tác để cả hai cùng có lợi và bình đẳng ở góc độ nào đó. Nguyên tắc này xuất phát từ nhận thức các bên tham gia sẽ chỉ ký hợp đồng nếu có lợi, và vì vậy nếu một bên không những không được lợi mà còn thiệt hại thì sẽ chẳng cần tham gia. Trong hơp đồng nếu không quy định quyền thương lượng lại, thì dựa trên nguyên tắc thiện chí, các bên vẫn có thể thương lượng lại hợp đồng để cân bằng lợi ích khi một bên bị thiệt hại lớn do sự thay đổi của bối cảnh. Do vậy, việc ghi nhận quyền th ương lượng lại không phải là vô nghĩa và hoàn toàn không trái với bản chất của hợp đồng - một sự thỏa thuận có lợi cho các bên tham gia. Trong thực tế, để hiện thực hóa nguyên tắc này, các bên thường đưa quyền thương lượng lại vào hợp đồng bằng một điều khoản đặc biệt, điều khoản hoàn cảnh khó khăn (hay điều khoản hardship), cho phép một b ên có quyền thương lượng lại hợp đồng khi bối cảnh thay đổi khiến bên đó bị bất lợi đáng kể nếu tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, do điều kiện hoàn cảnh luôn thay đổi trong các thời điểm khác nhau vì thế cán cân lợi ích của hợp đồng sẽ luôn thay đổi và không còn ngang bằng nhau nữa. Như vậy thì pháp luật có cần can thiệp để làm cho lợi ích của các bên được đảm bảo hay không cần can thiệp vì nếu can thiệp nó sẽ trái với nguyên tắc “pacta sunt servanda”. Từ bao đời nay ai cũng biết rằng xã hội muốn phát triển cần có sự ổn định, sự cân bằng giữa các lực lượng và có sự tương quan với nhau. Do đó pháp luật cần can thiệp để phù hợp cho sự phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên theo thời gian có nhiều trường hợp trên thực tế cho thấy nguyên tắc “pacta sunt servanda” không còn phù hợp ở một số trường hợp nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng theo nguyên tắc này khi có điều kiện hoàn cảnh thay đổi gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên liên quan trong hợp đồng, gây mất cân bằng kinh tế giữa quyền và lợi ích của các bên liên quan 2
  3. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn trong hợp đồng. Vì vậy nguyên tắc “rebus sunt stantibus” được hình thành như một cơ chế để các bên liên quan viện dẫn để thay đổi nội dung cho ph ù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh, điều kiện của xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. 3
  4. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn 1. Khái niệm Hardship. Hardship - hiểu nôm na là điều khoản quy định cho phép một bên trong hợp đồng có quyền xin điều chỉnh hợp đồng, khi có những thay đổi về ho àn cảnh và môi trường kinh tế, tới mức gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến quyền lợi của một bên, làm mất đi cân bằng kinh tế của hợp đồng, làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên cực kỳ khó khăn và tốn kém. Theo đó, điều khoản hardship quy định những cơ chế can thiệp hợp lý vào hiệu lực hợp đồng, như cho phép các bên yêu cầu tòa án điều chỉnh hoặc nếu không điều chỉnh được thì cho chấm dứt hợp đồng, nhằm tái lập sự cân bằng về lợi ích giữa các bên trong hợp đồng, theo những căn cứ, thủ tục, điều kiện chặt chẽ và hạn chế. 2. Điều khoản Hardship. Hợp đồng dưa trên sự thỏa thuận,thống nhất ý chí của các bên. Như vậy nền tảng của mọi hợp đồng chính là sự cân bằng lợi ích của các chủ thể tham gia hợp đồng đó. Nhưng có những trường hợp sự cân bằng trên bị phá vỡ và để bảo vệ cho quyền lợi của bên bị thiệt hại thì xuất hiện những điều khoản cho phép thỏa thuận lại hợp đồng. Đó chính là đặc điểm quan trọng của điều khoản hardship. Khi có những thay đổi xảy ra nh ư có biến động về giá cả thị trường dẫn đến việc môt bên găp khó khăn có thể dẫn đến phá sản thì không bên nào muốn chịu thiệt hại và vì thế họ tiến hành điều chỉnh hợp đồng.Vẫn có khả năng hợp đồng bị hủy bỏ nh ưng việc điều chỉnh có nhiều ưu điểm như không cần tốn thêm chi phí để thỏa thuận lại hợp đồng mới, bên mua vẫn mua được thứ mà mình cần, không mất đi các mối quan hệ trong làm ăn kinh doanh…. Khái niệm về hardship trên thực tế đã xuất hiện từ lâu nhưng có vẻ còn mới mẻ trong thực tiễn thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế. Nguyên nhân như sau:  Điều khoản hardship không đ ược quy định cụ thể trong pháp luật quốc gia để dẫn chiếu vào hợp đồng.Trong thực tiễn thương mại quốc tế thuật ngữ “hardship” được sử dụng trong bảng tiếng Pháp của Bộ nguyên tắc UNIDROIT và trong bộ nguyên tắc luật hợp đồng chung châu âu đã được chấp nhận rộng rãi 4
  5. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn  Điều khoản hardship có hiệu lực khi các bên thỏa thuận nó trong hợp đồng.Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận nhưng nếu chọn luật quốc gia thành viên của tổ chức quốc tế như Unidroit thì hardship vẫn được áp dụng.  Việc phân định luật áp dụng cho hợp đồng th ương mại quốc tế không hề dễ dàng ,và việc xem xét tình huống nào áp dụng hardship cũng phức tạp. Các trường hợp áp dụng điều khoản hardship theo quy định tai điều 6.2.1;6.2.2;6.2.3 của UNIDROIT trong Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế 2004 như sau: “Hoàn cảnh hardship được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng, hoặc do chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng l ên, hoặc do giá trị của nghĩa vụ đối trừ giảm xuống, và: (i) Các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng (ii) Bên bị bất lợi đã không thể tính một cách hợp lý đến các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng Các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi (iii) Rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu (iv) (v) Khó khăn trở ngại chỉ được chấp nhận cho những nghĩa vụ chưa được thực hiện  Các trường hợp được ghi nhận như sau: 2.1. Các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng Nếu một bên trong hợp đồng đã biết hoặc nghĩa vụ phải biết các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng thì bên đó phải tính đến các sự kiện đó. Do vậy, sau này khi xẩy ra sự kiện, bên đó không thể viện dẫn đây là trường hợp khó khăn trở ngại Vụ việc: Hợp đồng mua bán thép giữa Cty Pháp ( Scafom International BV) - người bán và Cty Hà Lan (Lorraine Tubes S.A.S)- người mua. Tranh chấp phát sinh khi giá thép trên thị trường tăng 70% khiến hai bên bất đồng về việc điều chỉnh giá trong hợp đồng. Tranh chấp được giải quyết tại Tòa phá án (Cour de Cassation) của Bỉ, số C.07.0289.N, ngày 5
  6. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn 19/6/2009. Hợp đồng được điều chỉnh bởi Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) và Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế. Tranh chấp về giá: Người mua Hà Lan đã ký một số hợp đồng với người bán Pháp về việc giao ống thép. Sau đó, giá thép bất ngờ tăng 70%. Hợp đồng không bao gồm điều khoản điều chỉnh giá. Người bán cho rằng gặp khó khăn do giá thép tăng và yêu cầu đàm phán lại giá hợp đồng. Tuy nhiên, người mua không chấp nhận và muốn người bán giao hàng theo giá hợp đồng vì hợp đồng không có điều khoản về điều chỉnh giá. Phiên tòa đầu tiên thừa nhận rằng sự tăng giá không lường trước được đã dẫn đến một sự mất cân bằng nghiêm trọng và việc tiếp tục thực hiện hợp đồng với giá hợp đồng sẽ làm người bán thiệt hại, trừ khi người bán có quyền đàm phán lại giá. Công ước Vienna không có quy định cụ thể cách xử lý trong trường hợp khó khăn làm mất cân bằng nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. Tuy vậy, To à phá án của Bỉ chỉ ra rằng thực tế là điều 79 (1) Công ước Vienna quy định rõ ràng về bất khả kháng như một sự kiện miễn trách không có nghĩa là nó hoàn toàn tuyệt đối loại trừ những khó khăn xác đáng và khả năng đàm phán lại giá như trường hợp đang giải quyết. Thứ nhất, theo quan điểm của toà án, một sự thay đổi không l ường trước được như trường hợp đang giải quyết có thể tạo thành một sự kiện miễn trách theo điều 79 (1) Công ước Vienna. Thứ hai, toà án nhắc lại rằng theo điều 7 (1) và 7 (2) Công ước Vienna, công ước được bổ sung bởi những nguyên tắc chung mà từ đó công ước được hình thành, đồng thời cũng nhấn mạnh đến nguyên tắc thiện chí trong thực hiện hợp đồng. Toà án đã quyết định áp dụng Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế để bổ sung cho Công ước Vienna. Theo điều 6.2.2 của Bộ Nguyên tắc này, một bên có thể yêu cầu bên kia đàm phán lại nếu có những sự kiện xảy ra làm thay đổi cơ bản sự cân bằng của hợp đồng (những tr ường hợp như vậy được gọi là hardship - tạm dịch là hoàn cảnh khó khăn). Hơn nữa, nguyên tắc thiện chí trong kinh doanh quốc tế 6
  7. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn cũng yêu cầu các bên phải hợp tác để cùng khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng. Với những lập luận trên, Tòa phá án Bỉ cho rằng người bán có quyền yêu cầu đàm phán lại giá và bác bỏ khiếu kiện của người mua. 2.2. Bên bị bất lợi đã không thể tính đến các sự kiện đó một cách hợp lý khi kí kết hợp đồng. Trường hợp này,các sự kiện phải mang tính khách quan mà các bên phải không thể biết và lường trước được khi kí kết hợp đồng. Tức phải thỏa mãn hai điều kiện sau đây  Tính khách quan của sự kiện: Sự kiện diễn ra không phải là do ý muốn chủ quan của con người. Ví dụ : Trong một hợp đồng mua bán hàng hóa giữa A và B, giá trị của hợp đồng được các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng là đồng tiền của nước C, sau một thời gian thực hiện hợp đồng, khủng hoảng chính trị đã xảy ra tại nước C và đã làm cho đồng tiền của nước này mất giá hơn 80% so với giá trị của nó trước khi A và B kí hợp đồng. Trừ khi hoàn cảnh cho phép xác định khác, việc mất giá này được coi là trường hợp khó khăn trở ngại vì sự mất giá đột biến của đồng tiền nước C được xem là sự kiện khách quan.  Sự kiện mà các bên trong hợp đồng không thể biết và không thể lường trước được khi kí kết hợp đồng. Điều này có nghĩa là các bên không thể dự báo trước được khó khăn xảy ra, sự kiện khách quan lúc này vượt ngoài khả năng lường trước của các bên trong hợp đồng. Chẳng hạn như trường hợp: Bên A và Công ty B có một hợp đồng mua bán xe ô tô tải.Tới thời hạn thực hiện hợp đồng, công ty B mời A đến nhận xe nh ưng đòi tăng giá xe lên thêm 30 triệu đồng so với ban đầu, với lý do: ” công ty có cam kết không tăng giá xe nhưng đến thời điểm giao xe thì nhà nước áp dụng quản lý khí thải xe theo quy chuẩn nên mới buộc phải điều chỉnh giá xe. Nếu bà A không chịu nhận xe giá cao hơn vì chất lượng tốt hơn,công ty sẵn sàng trả lại tiền cọc cộng lãi 7
  8. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn suất ngân hàng đối với số tiền mà bà A đã nộp cho cty”. Theo tôi, lý do côn ty B nêu ra trên đây chỉ là những vướng mắc của công ty, không phải là sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan để cty được quyền giao xe chậm và tăng giá xe. Như vậy, chúng ta cần phân biệt đâu là sự kiện khách quan không thể lường trước được của các bên chủ thể trong hợp đồng. 2.3. Các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi. Nằm ngoài sự kiểm soát của các bên thường được hiểu là sự tác động khách quan không do ý muốn chủ quan của các bên trong hợp đồng. Do vậy, trong một trường hợp cụ thể, các sự kiện và hoàn cảnh xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi trên thực tế,không do lỗi của bên bị bất lợi.Vì vậy, bên gặp bất lợi có quyền yêu cầu đàm phán lại điều khoản khó khăn nh ư là một hình thức thiết lập lại tính công bằng vì quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng. Ví dụ: Người mua Hà Lan đã kí hợp đồng với người bán Pháp về việc giao ống thép.Sau đó giá thép bất ngờ tăng 70% .Hợp đồng không bao gồm điều khoản về điều chỉnh giá.Người bán cho rằng gặp khó khăn do giá thép tăng và yêu cầu đàm phán lại hợp đồng.Tuy nhiên,người mua không chấp nhận và muốn người bán giao hàng theo giá hợp đồng vì hợp đồng không có điều khoản về điều chỉnh giá. Phiên tòa đầu tiên thừa nhận rằng sự tăng giá không lường trước được đã dẫn đến một sự mất cần bằng nghiêm trọng và việc tiếp tục thực hiện hợp đồng với giá hợp đồng sẽ làm người bán bị thiệt hại,trừ khi người bán có quyền đàm phán lại giá.tòa đã áp dụng bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế để bổ sung cho công ước Viên.Theo điều 6.2.2 của bộ nguyên tắc này,một bên có thể yêu cầu bên kia đàm phán lại nếu có những sự kiện làm thay đổi sự cân bằng cơ bản của hợp đồng.Hơn nữa nguyên tắc thiện chí trong kinh doanh quốc tế cũng yêu cầu rằng các bên phải hợp tác để cùng khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng. Với những lập luận trên,tòa án Bỉ cho rằng người bán có quyền yêu cầu đàm phán lại giá và bác bỏ khiếu kiện của người mua. 8
  9. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn 2.4. Rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu. Về nguyên tắc,sẽ không có “ khó khăn trở ngại” nếu bên bị bất lợi phải gánh chịu rủi ro về sự thay đổi của hoàn cảnh theo thỏa thuận trong hợp đồng.sự gánh chịu rủi ro được hiểu hoặc có thể được suy ra từ tính chất của hợp đồng mà các bên giao kết.Ví dụ: trong hợp đồng về bảo hiểm thì bên bảo hiểm đã tính đến một rủi ro nhất định ngay khi các bên giao kết hợp đồng.Do vậy,họ phải bồi thường khi có rủi ro xảy ra cho bên mua bảo hiểm,hoặc một người khi mua vé số thì được xem là đã gánh chịu một rủi ro nhất định( không trúng số) khi mua vé số. 2.5. Khó khăn trở ngại chỉ được chấp nhận cho những nghĩa vụ chưa được thực hiện Nếu một bên đã thực hiện nghĩa vụ thì những nghĩa vụ đã được thực hiện đó không thể được xem là khó khăn trở ngại. Như vậy, nếu có sự thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ của hợp đồng xảy ra khi nghĩa vụ của hợp đồng mới chỉ đ ược thực hiện một phần thì khó khăn trở ngại chỉ được xác lập đối với phần nghĩa vụ còn lại phải thực hiện. Ví dụ: A kí với B là công ty chuyên xử lý chất thải ( có trụ sở tại nước C) một hợp đồng về xử lý chất thải.Trong hợp đồng các bên thỏa thuận quy định thời hạn thực hiện là 4 năm cho giá cố định mỗi tấn rác thải.Hai năm sau khi kí hợp đồng,hoạt động môi trường tại nước C và chính phủ nước này quy định phí dịch vụ lưu trữ chất thải cao gấp 10 lần mức phí cũ.Trong hợp đồng tuy có điều khoản về khó khăn trở ngại nhưng chỉ có thể viện dẫn hoàn cảnh khó khăn trở ngại đối với giá thanh toán cho chi phí cho hai năm cuối của hợp đồng. 3. Hệ quả của Hardship Hậu quả của sự khó khăn (i) Bên bị bất lợi có quyền đề nghị đàm phán lại. Lời đề nghị phải được đưa ra đúng lúc và đầy đủ cơ sở. 9
  10. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn (ii) Bên bị khó khăn không đương nhiên được ngừng việc thực hiện nghĩa vụ khi đưa ra đề nghị đàm phán lại. Nếu hai bên không đạt được sự thoả thuận nào khác, mỗi bên đều có quyền (iii) yêu cầu toà án giải quyết. a. Nếu xét thấy hợp lý toà án có thể xác định là có hoàn cảnh bất lợi và: b. Tuyên bố chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm và theo các điều kiện được tòa án quyết định; hoặc c. Sửa đổi nội dung hợp đồng nhằm phục hồi sự công bằng cho các b ên.  Các trường hợp được ghi nhận như sau: 3.1. Bên bị khó khăn có quyền yêu cầu đàm phán lại. Do hoàn cảnh khó khăn dẫn đến sự thay đổi cơ bản về sự quân bình của hợp đồng, cho phép bên bị khó khăn yêu cầu đối tác đàm phánlại các điều khoản ban đầu của hợp đồng, với mục đích sửa đổi những điều khoản này đểphù hợp với hoàn cảnh đã thay đổi. Ví dụ: A, một công ty xây dựng tại nước X, giao kết hợp đồng chọn gói với B, một cơ quan chính phủ để xây dựng nhà xưởng tại nước Y. Phần lớn các máy móc tinh vi đều phảinhập khẩu từ nước ngoài. Do sự mất giá không lường trước được về đồng tiền của nước Y,đồng LIA (được dùng làm đơn vị thanh toán trong hợp đồng), giá th ành của các máy móc này tăng lên hơn 50%. A có quyền yêu cầu B thương lượng lại điều khoản về giá cả ban đầuđể phù hợp với hoàn cảnh thay đổi. Yêu cầu về các cuộc thương lượng lại không thể được chấp nhận, khi hợp đồng có quy định điều khoản trượt giá (ví dụ điều khoản quy định về chỉ số biến động của giá cả,nếu xảy ra các sự kiện nhất định). 3.2. Việc yêu cầu thương lượng lại phải được thực hiện trong thời gian hợp lý. Yêu cầu về các cuộc thương lượng lại, phải được thực hiện ngay khi có thể được, sau thời điểm hoàn cảnh khó khăn xảy ra .Thời diểm chính xác cho việc yêu cầu thương lượng lại phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng trường hợp; ví dụ nó có thể kéo dài hơn khi 10
  11. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn sự thay đổi hoàn cảnh xảy ra từ từ . Bên bị khó khăn không mất quyền của họ trong việc yêu cầu các cuộc thương lượng lại nếu họ không yêu cầu thương lượng lại ngay. Tuy nhiên, sự trì hoãn trong việc yêu cầu thương lượng lại sẽ gây khó khăn cho bên bị khó khăn trong việc chứng minh hoàn cảnh khó khăn có thực sự xảy ra hay không, và nếu có thì hậu quả của nó đối với hợp đồng là gì. Đây là điều kiện cần đối với bên bị bất lợi ,bởi thời hạn yêu cầu đàm phán lại hợp đồng có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại thực sự của hoàn cảnh khó khăn trên thực tế và hơn nữa về nguyên tắc bên kia có quyền suy đoán ,nếu bên bị bất lợi không đưa ra lời yêu cầu đàm phán lại ngay lập tức thì có thể hiểu bên đó đã không gặp phải khó khăn trở ngại hoặc bên đó gặp khó khăn trở ngại nhưng có thể khắc phục được khó khăn trở ngại đó . đây là điều kiện mà các bên trong hợp đồng cần chú ý. 3.3. Cơ sở để yêu cầu thương lượng lại Khoản (1) của Điều 6.2.3 của PICC cũng bắt buộc bên bị khó khăn có nghĩa vụ nêu rõ các yêu cầu trong các cuộc thương lượng để bên kia đánh giá tốt hơn, và xem xét yêu cầu thương lượng lại đó có thoả đáng hay không. Yêu cầu không hoàn chỉnh được coi là yêu cầu đó không được đưa ra kịp thời, trừ khi các yếu tố của hoàn cảnh khó khăn được thể hiện quá rõ ràng đến nỗi chúng không cần phải được giải thích rõ ràng trong thư yêu cầu thương lượng lại. Nếu không trình bày nguyên nhân việc yêu cầu thương lượng lại, yêu cầu này sẽ được xem như một yêu cầu chậm trễ và việc giải quyết tương tự. 3.4. Yêu cầu thương lượng lại và ngừng thực hiện nghĩa vụ. Khoản (2 ) của Điều 6.2.3 của PICC qui định rằng yêu cầu thương lượng lại tự thân nó không cho phép bên bị khó khăn ngừng thực hiện nghĩa vụ nhằm tránh các bên lạm dụng điều khoản này. Việc ngừng thực hiện chỉ có thể được xem xét trong một số trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: 11
  12. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn A giao kết hợp đồng với B trong việc xây dựng một nhà máy tại nước X. Sau khi hợp đồng dược ký kết, chính phủ nước X ban hành một số quy định mới về an toàn, vệ sinh lao động. Qui định mới này yêu cầu phải có các thiết bị bổ sung và do đó dự thay đổi về cơ bản trong sự cân bằng của hợp đồng của A gặp nhiều khó khăn. A có quyền yêu cầu thương lượng lại, và có thể thực hiện với mục đích xin thêm một thời gian cần thiết để thực hiện các qui định về an toàn, nhưng A cũng có thể ngừng việc giao các thiết bị bổ sung trong trường hợp yêu cầu sửa đổi của A không được chấp nhận 3.5. Thương lượng lại trên tinh thần thiện chí Việc yêu cầu thương lượng lại của bên bị khó khăn và hành vi của cả hai bên trong quá trình thương lượng lại phải tuân theo nguyên tắc chung về thiện chí và trung thực và nghĩa vụ hợp tác. Do vậy, bên bị khó khăn chỉ áp dụng điều khoản này khi hoàn cảnh khó khăn thực sự tồn tại và không được lạm dụng để yêu cầu thương lượng lại như là một thủ đoạn khôn khéo đơn thuần. Tương tự, một khi yêu cầu được đưa ra, cả hai bên đều phải tiến hành các cuộc thương lượng lại trên tinh thần xây dựng, đặc biệt kiềm chế bất kỳ hình thức gây khó khăn nào và không được từ chối cung cấp các thông tin cần thiết. 3.6. Yêu cầu toà án can thiệp khi các bên không đạt đến thoả thuận mong muốn. Nếu các bên không đạt được thoả thuận về việc sửa đổi hợp đồng đối với hoàn cảnh khó khăn bị thay đổi trong một thời hạn hợp lý. Khoản (3) Đi ều 6.2.3 của PICC cho phép một trong hai bên khởi kiện đến toà. Trường hợp như thế có thể phát sinh do bên không bị khó khăn không chấp nhận y êu cầu thương lượng lại hoặc do các cuộc th ương lượng lại, mặc dù được hai bên tiến hành trên tinh th ần thiện chí đã không đạt đến một kết quả tích cực. Tuỳ theo mức độ phức tạp của vấn đề cần giải quyết và hoàn cảnh cụ thể mà thời gian chờ đợi của các bên trước khi vụ việc được đưa ra toà là nhanh chóng hay lâu dài. 12
  13. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn 4. Các biện pháp của toà áp dụng trong hoàn cảnh khó khăn. Theo Khoản (4) của Điều 6.2.3 của PICC Toà án nếu xác nhận có hoàn cảnh khó khăn, có thể xử lý bằng nhiều cách khác nhau. Khả năng trước tiên là chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, vì việc chấm dứt hợp đồng khi này không phải là do sự vi phạm của một bên, vì tính chất của nó khác với những qui định về việc chấm dứt hợp đồng nói chung (Điều 7.3.1 et seq) của PICC . Nên Khoản (4) (a) của PICC qui định rằng việc chấm dứt sẽ xảy ra " vào ngày và theo các điều kiện được toà án xác định". Một khả năng khác là tòa có thể sửa đổi hợp đồng nhằm lập lại sự cân bằng của nó Để làm như vậy, toà sẽ tìm cách phân chia công bằng về các khoản lỗ giữa bị hai bên. Điều này còn phụ thuộc vào bản chất của hoàn cảnh khó khăn, có liên quan đến cả việc sửa đổi giá cả. Tuy nhiên, nếu có thể, việc sửa đổi sẽ không cần thiết phải phản ánh đầy đủ các khoản lỗ phát sinh bởi sự thay đổi hoàn cảnh, vì toà sẽ phải xem xét giới hạn rủi ro mà mỗi bên phải gánh chịu và giới hạn hợp lý để bên có quyền hưởng được lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Khoản (4) của Điều 6.2.3 của PICC qui định rõ ràng tòa có thể chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng chỉ khi điều này là hợp lý. Cũng có trường hợp việc sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng đều không thích hợp với thực tế khi đó. Toà án sẽ tuyên các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, hay tiến hành thêm các cuộc đàm phán để thương lượng lại các điều khoản của hợp đồng. PECL cũng xử lý hậu quả của việc áp dụng quy định về sự thay đổi ho àn cảnh, như quy định tại Điều 6:111, khoản 3: “Nếu các bên không đạt được thoả thuận trong khoảng thời gian hợp lý, toà án có thể: (a) chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo những điều kiện do toà án xác định; hoặc (b) sửa đổi hợp đồng nhằm phân chia thiệt hại và lợi ích phát sinh do hoàn cảnh thay đổi cho các bên theo một cách thức công bằng và bình đẳng. Trong bất kỳ trường hợp nào kể trên, toà án có thể buộc bên từ chối thỏa thuận hoặc vi phạm thoả thuận trái với nguyên tắc trung thực và thiện chí phải bồi thường thiệt hại mà bên kia phải gánh chịu” 13
  14. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn Như vậy, mặc dù trong PECL, điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi được sử dụng với tên gọi khác với PICC, nhưng vấn đề được quy định trong hai văn kiện này tương đối đồng nhất về khái niệm, phạm vi áp dụng, cũng nh ư xử lý hệ quả của nó. So với PICC, quy định trong PECL có phần đầy đủ và hợp lý hơn vì khoản 3 Điều 6: 111 quy định trách nhiệm các bên phải điều chỉnh hợp đồng trước, và chỉ khi các bên không điều chỉnh thì tòa án “cho chấm dứt” hoặc “sửa đổi hợp đồng theo một các thức công bằng”. 5. Viện dẫn hardship khi giải quyết tranh chấp. Trong quá trình giải quyết tranh chấp nếu bên bị ảnh hưởng viện dẫn sự kiện là “ bất khả kháng ” thì khi này mục đích của bên đó là nhằm lý giải việc không thực hiện nghĩa vụ của mình là không thuộc lỗi chủ quan của bên bị ảnh hưởng và nếu được chấp nhận thì bên đó được miễn trừ trách nhiệm do việc không thưc hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong thục tiễn đàm phán, ký kết hợp đồng các bên có thể tham khảo và đưa vào hợp đồng các điều khoản mẫu về “ bất khả kháng ” ví dụ như: Điều khoản mẫu về “ bất khả kháng ” trong ấn phẩm số 421 của ICC.  Các lý do để miễn giảm trách nhiệm. a. Một bên đương sự không chịu trách nhiệm vì không thực hiện nghĩa vụ của mình nếu bên đó chứng minh được:  Việc không thực hiện là do một khó khăn trở ngại xảy ra ngoài sự kiểm soát của mình  Họ đã không thể trù liệu được trở ngại và tác động của nó đối với khả năng thực hiện hợp đồng một cách hợp lý vào lúc ký kết.  Họ đã không thể né tránh hoặc khắc phục nó hay ít nhất tác động của nó một cách hợp lý. b. Trở ngại nêu ở đoạn (a) nói trên có thể nảy sinh từ những sự kiện sau đây gây ra:  Chiến tranh mặc dù có tuyên bố hay không, nội chiến, nổi loạn và cách mạng, hành động cướp bóc, hành động phá hoại 14
  15. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn  Thiên tai như bão tố dữ dội, gió lốc, động đất, sóng thần, huỷ diệt bởỉ sét đánh  Nổ, cháy, huỷ diệt máy móc, nhà xưởng và bất cứ loại thiết bị nào  Mọi hình thức tẩy chay, đình công, chiếm giữ nhà xưởng và cơ sở ngưng việc trong xí nghiệp của người đang mong tìm miễn giảm.  Hành động hợp pháp hay phi pháp của người cầm quyền từ những hành động mà bên đương sự mong tìm miễn giảm phải gánh chịu rủi ro theo các điều khoản khác của hợp đồng và trừ những vụ việc nêu ở đoạn (c) dưới đây. c. Nhằm vào mục đích của đoạn (a) nói trên và trừ khi có quy định khác đi trong hợp đồng, trở ngại không bao gồm: thiếu được cấp phép, thiếu chứng chỉ, thiếu giấy do nhập hay cư trú hoặc thiếu chấp thuận cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và được cấp bởi nhà chức trách của bất cứ loại nào ở tại nước của bên đương sự mong muốn miễn giảm.  Nhiệm vụ thông báo. a. Sau khi biết được trở ngại và tác động của nó đối với khả năng thực hiện hợp đồng của mình, bên đương sự mong tìm miễn trách thông báo cho bên đương sự kia càng sớm càng thiết thực về trở ngại như vậy và tác động của nó đối với khả năng thực hiện của mình. Thông báo cũng sẽ được gửi đi nếu lý do miễn trách không còn nữa. b. Lý do miễn trách phát sinh hiệu quả từ thời điểm xảy ra trở ngại hoặc nếu giấy báo không được gửi đi kịp thời thì sẽ tính từ thời điểm thông báo. Việc không thông báo làm cho bên đương sự không thực hiện hợp đồng phải chịu trách nhiệm gánh vác những tổn thất do những mất mát đáng lẽ ra có thể tránh được, nếu khác đi.  Tác động của lý do miễn trách nhiệm. a. Lý do miễn trách thuộc điều khoản này giải miễn trách nhiệm do bên không thực hiện hợp đồng khỏi những thiệt hại, tiền phạt và những trừng phạt khác của hợp đồng ngoại trừ trách nhiệm phải trả lãi nợ kéo dài và theo mứcđộ mà lý do miễn trách tồn tại. 15
  16. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn b. Hơn thế nữa, nó còn đình hoãn thời gian thực hiện đến một hạn kỳ có thể coi là hợp lý và bằng cách ấy, nó gạt bỏ quyền chấm dứt hoặc huỷ bỏ hợp đồng của b ên đương sự kia (nếu có). Khi xác định thế nào là một hạn kỳ hợp lý, sẽ phải chú ý đến khả năng tiếp tục thực hiện của bên đương sự không thực hiện và chiếu cố đến lợi ích của bên đương sự kia khi chấp nhận việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mặc dù chậm trễ. Trong khi chờ đợi bên đương sự không thực hiện tiếp tục việc thực hiện hợp đồng, bên đương sự kia có thể đình chỉ việc thực hiện của mình. Nếu lý do miễn trách tồn tại lâu c. hơn hạn kỳ mà các bên đương sự quy định (hạn kỳ được áp dụng ở đây do bên đương sự quy định) hoặc khi không có một quy định như vậy thì bất cứ bên đương sự nào đều sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng bằng cách ra thông báo. Mỗi b ên đương sự có thể giữ lại cho d. mình những gì đã tiếp nhận từ việc thực hiện hợp đồng trước khi nó kết thúc. Mỗi bên phải thanh toán cho bên kia phần lợi lộc không công bằng thu được từ việc thực hiện hợp đồng. Việc thanh toán theo cân đối tài chính cuối cùng sẽ được tiến hành không chậm trễ Điều khoản “bất khả kháng” trong công ước viên 1980 a. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khăc phục hậu quả của nó. b. Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ do người thứ ba mà họ nhowfthuwcj hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong tr ường hợp chiếu theo quy định của khoản trên và nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn nếu các quy định của khoản trên đươc áp dụng cho họ 16
  17. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn c. Sự miễn trách nhiệm được quy định tại điều n ày chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại đó. d. Bên nào không thực hiên nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ.Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo. a. Các sự quy định của điều này không cản trở từng bên được sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại theo công ước này Điều khoản bất khả kháng trong tập quán UCP 600 của ICC. Ngân hàng không chịu trách nhiệm đối với các hậu quả phát sinh từ sự gián đoạn hoạt động kinh doanh của mình do thiên tai, bạo động, dân biến, chiến tranh, hành động khủng bố hoặc do bất cứ các cuộc đình công hoặc bế xưởng hoặc bất cứ các nguyên nhân nào khác vượt ra ngoài sự kiểm soát của họ. ngân hàng không phải thanh toán hoặc th ương lượng thanh toán cho các tín dụng đã hết hạn trong thời gian gián đoạn kinh doanh của ngân hàng. Điều khoản Hardship của UNIDROIT trong bộ nguy ên tắc hợp đồng thương mại quốc tế 2004 Nếu bên bị ảnh hưởng viện dẫn sự kiện là khó khăn trở ngại với mục đích là nhằm thiết lập lại tính cân bằng về nghĩa vụ của hợp đồng bằng cách đ àm phán lại các điều khoản của hợp đồng và nếu được chấp nhận thì giữa các bên vẫn tồn tại một hợp đồng với các điều khoản đươc sửa đổi. khó khăn trở ngại là điều kiện bên bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu đám phán lại hợp đồng. nhưng đó chỉ là lý thuyết, quan trọng nhất vẫn là nghệ thuật chứng minh để chỉ ra khác biệt hoặc giống nhau giữa hai vấn đề vào từng hoàn cảnh để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Trong thực tiễn đàm phán, ký kết hợp đồng các bên có thể tham khảo và đưa vào hợp đồng: điều khoản mẫu về khó khăn trở ngại của UNIDROIT trong bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế ấn bản 2004. 17
  18. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn Điều khoản Hardship của UNIDROIT trong bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế 2004 Điều 6.2.1. Tuân thủ hợp đồng: các bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình, ngay cả khi chi phí thực hiện nghĩa vụ đó tăng lên, với điều kiện là tuân thủ các quy định về khó khăn trở ngại. Điều 6.2.2. Định nghĩa khó khăn trở ngại: khó khăn trở ngại là một sự kiện khi xẩy ra làm thay đổi một cách cơ bản tính cân bằng của hợp đồng được thỏa thuận trước đó, do chi phí thực hiện hợp đồng của một bên tăng lên hoặc do giá trị một bên thu được từ việc thực hiện hợp đồng bị giảm đi và:  Các sự kiện này xẩy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng  Bên bị bất lợi đã không thể tính một cách hợp lý đến các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng  Các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi  Rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu Điều 6.2.3. Tác động khó khăn trở ngại: trong trường hợp gặp khó khăn trở ngại, bên gặp khó khăn có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng và yêu cầu này phải được đưa ra không chậm trễ và phải có căn cứ a. Đưa ra yêu cầu đàm phán lại hợp đồng không cho phép bên gặp khó khăn có quyền không thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. b. Nếu các bên không thỏa thuận được trong một thời hạn hợp lý th ì mỗi bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Nếu tòa án thấy đúng là có khó khăn trở ngại và nếu hợp lý, tòa án coa thể:  Chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo các điều kiện tòa án quyết định  Sửa đổi lại hợp đồng nhằm thiết lập lại sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng 6. Điểm khác biệt giữa điều khoản khó khăn trở ngại và trường hợp bất khả kháng 18
  19. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn Hiện nay thì sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, bảo, động đất, song thần…Việc coi các hiện tượng thiên tai tự nhiên là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong pháp luật và thực tiễn các nước trên thế giới. Về nguyên tắc, bất khả kháng là một trường hợp khi xảy ra phải đầy đủ các điều kiện như: (1) mang tính khách quan, (2) các bên trrong hợp đồng không thể lường trước được, (3) khi xảy ra sự kiện các bên đã hết sức khắc phục nhưng không thể khắc phục được. Từ những ý trên, tuy Hardship là những điều khoản do các bên thỏa thuận khi điều kiên hoàn cảnh thay đổi còn sự kiện bất khả kháng là do pháp luật quy định nhưng đều giống nhau ở chỗ: đều là sự kiện khách quan xẩy ra sau khi kí hợp đồng và không do lỗi của các bên trong hợp đồng. Khi “ khó khăn trở ngại” hoặc sự kiện bất khả kháng xảy ra thì hệ quả của chúng cũng có những diểm giống và khác nhau. Điểm giống nhau cơ bản nhất là thủ tục thông báo khi “ khó khăn trở ngại” hoặc sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên bị bất lợi phải gửi thông báo cho bên kia trong khoản thời gian hợp lí. Tuy nhiên thông thường các bên quy định rõ thời hạn thông báo và hậu quả của việc thông báo. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận cụ thể về việc thông báo thì phải tuân theo luật áp dụng để giải quyết. có khó khăn trở ngại xảy ra thì bên bị bất lợi có quyền yêu cầu đàm phán lại và không được quyền tạm đình chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình. Khác với “ khó khăn trở ngại” thì khi bất khả kháng xảy ra thì bên bị ảnh hưởng được miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng gây ra; đ ược kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ do sự ki ện bất khả kháng; ngoài ra, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng đến việc thực hiện hợp đồng sẽ không có lợi cho các bên thì các bên có thể chấm dứt việc thực hiện hợp đồng. Như vậy, ta có thể thấy được rằng hậu quả của “ khó khăn trở ngại” tương đối “nặng nề” so với bất khả kháng khi vì bên bị bất lợi do hoàn cảnh thay đổi phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình và đặt nặng việc đàm phán lại của các bên. Thật ra chúng ta có thể thấy sự ưu ái đối với sự kiện 19
  20. Tiểu luận - môn: Luật hợp đồng thương mại quốc tế GVHD.T.S Dương Anh Sơn bất khả kháng là được miễn trách nhiệm khi không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là hoàn toàn có cơ sở vì “ khó khăn trở ngại chỉ là chuyện nhỏ, các bên có thể đàm phán lại cho phù hợp với sự thay đổi rồi tiếp tục thực hiện hợp đồng vì lợi ích chung; còn đồi với bất khả kháng đàm phán lại thì khó có khả thi vì bên chịu sự ảnh hưởng đã không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình được nữa nếu mà pháp luật bắt phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thì rõ ràng là “gặp người gãy tay trái thì đánh luôn cho gãy tay phải”. Chúng ta có thể xem ví dụ điển hình như 1 công ty Việt Nam( bên A) ký hợp đồng mua 500 chiếc xe ô tô với công ty Nhật Bản ( bên B) vào ngày 10/3/2011 và thời hạn giao hàng là 15/3/2010 nhưng ngày 11/3/2011 trụ sở cùng với nơi sản xuất xe của công ty B bị động đất và song thần tàn phá không thể khôi phục sản xuất trong 1 thời gian ngắn, do đó công ty B được miễn thực hiện nghĩa vụ với công ty A do bất khả kháng. Hiện nay, việc quy định hệ quả của Hardship và bất khả kháng cũng có diểm tương đồng như theo quy định về điều khoản hardship, ngoài việc buộc các bên phải đàm phán lại hợp đồng, quy định này còn cho phép các bên yêu cầu tòa án tuyên bố chấm dứt hợp đồng. Như vậy đã làm cho điều khoản hardship trở nên không còn khác biệt gì so với điều khoản bất khả kháng. Trên thực tiễn áp dụng pháp luật hiên nay vì do pháp luật mỗi nước quy định chưa có tương đồng về sự kiện bất khả kháng nên có rất nhiều trường hợp người ta đánh đồng giữa bất khả kháng và hardship làm cho ranh giới giữa hai sự kiện này ngày càng bị thu hẹp. Do đó, các bên kí kết hợp đồng cần phải soạn ra những điều khoản rõ ràng về hai sự kiện này để hạn chế xảy ra tranh chấp và nhận phần thua thiệt về bản thân mình. 7. Điều khoản hardship trong thực tiễn pháp luật Việt Na m Pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện hành chưa quy định cơ chế hardship trong việc việc đàm phán lại để điều chỉnh, sưa đổi nội dung của hợp đồng khi điều kiện hoàn cảnh cơ bản của hợp đồng thay đổi, hoặc có sự kiện làm mất cân bằng kinh tế giữa các bên trong hợp đồng, sự kiện này làm cho một trong các bên có thể bị thiệt hại nặng nề nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng với những điều khoản đã ký kết. Mặc dù chưa chấp nhận cơ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0