Tiểu luận: Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay
lượt xem 88
download
Mục đích của bài tiểu luận nhằm tìm hiểu cụ thể hơn về nội dung mô hình CAMELS và đặc biệt là thực trạng áp dụng tại các NHTM Việt Nam hiện nay; qua đó, đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình cho các NHTM Việt Nam trong môi trường kinh tế đầy biến động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 2 Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔ HÌNH CAMELS ........................................ 3 1. Mô hình CAMELS là gì?: ............................................................................................ 3 2. Nội dung mô hình CAMELS: ...................................................................................... 4 2.1. Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy): ............................................................ 4 2.2. Chất lượng tài sản có (Asset Quality): ................................................................. 6 2.3 Quản lý (Management):........................................................................................ 9 2.4 Lợi nhuận (Earnings):........................................................................................ 12 2.5. Thanh khoản (Liquidity): .................................................................................. 13 2.6. Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market Risk):................ 16 3. Những ưu, nhược điểm của mô hình CAMELS: ...................................................... 17 Chương II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TẠI HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................................... 19 1. Thực trạng áp dụng mô hình CAMELS tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay: ......................................................................................................................... 19 1.2. Mức độ an toàn vốn: .......................................................................................... 19 1.2. Chất lượng tài sản có:........................................................................................ 21 1.3. Quản Lý (Management): ................................................................................... 24 1.4. Lợi nhuận: ......................................................................................................... 25 1.5. Thanh khoản: .................................................................................................... 30 1.6. Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường: ............................................................ 32 2. Đánh giá thực trạng áp dụng mô hình CAMELS tại hệ thống các NHTM Việt Nam: ............................................................................................................................... 33 Chương III: GIẢI PHÁP HỖ TRỢ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TẠI HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM .................................... 35 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 39 Trang 1
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay LỜI MỞ ĐẦU Hệ thống tài chính có liên hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, khi các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả với nhu cầu đầu tư phát triển của họ sẽ thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính, và gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra gần đây như ở Thái Lan năm 1997, ở Châu Âu năm 1992, ở Mỹ La tinh năm 1994… đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển kinh tế của các nước. Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm sụp đổ hàng loạt ngân hàng trên thế giới đồng thời gây ra những tổn thất không hề nhỏ cho nền kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng xuất phát từ những lỏng lẻo trong việc quản lý tín dụng tại các ngân hàng. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn đối với hệ thống giám sát tài chính cho mỗi quốc gia. Trên thế giới có rất nhiều các quốc gia đang quản lý hệ thống tài chính của mình theo hệ thống các chỉ tiêu CAMELS. CAMELS là những chữ cái viết tắt để chỉ các chỉ tiêu cấu thành hệ thống xếp hạng đối với một ngân hàng gồm: Capital (vốn), Assets (tài sản) Management (quản lý), Earnings (lợi nhuận), Liquidity (thanh khoản) và Sensitivity (độ nhạy cảm với các rủi ro thị trường). Đối với nhiều ngân hàng, khái niệm này không phải là xa lạ. Nhưng việc xây dựng một hệ thống chỉ số theo tiêu chuẩn CAMELS và sử dụng nó như một công cụ để giám sát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì còn là vấn đề mới mẻ đối với các ngân hàng Việt Nam. Mục đích của bài tiểu luận nhằm tìm hiểu cụ thể hơn về nội dung mô hình CAMELS và đặc biệt là thực trạng áp dụng tại các NHTM Việt Nam hiện nay; qua đó, đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình cho các NHTM Việt Nam trong môi trường kinh tế đầy biến động. Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này do thời gian và nguồn tư liệu không nhiều nên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Chúng em rất mong nhận được những góp ý của cô giáo để bài tiểu luận hoàn thiện hơn! Trang 2
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔ HÌNH CAMELS 1. Mô hình CAMELS là gì?: Mô hình CAMELS là mô hình đánh giá tình trạng vững mạnh của các tổ chức tài chính với 6 tiêu chí là: C = Capital (Vốn); A = Asset Quality (Chất lượng tài sản có); M = Management (Quản lý); E = Earnings (Lợi nhuận); L = Liquidity (Thanh khoản); S = Sensitivity to Market Risk (Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường). Vốn Lợi nhuận Chất lượng Mô Hình tài sản Thanh khoản CAMEL có Độ nhạy cảm Quản lý với rủi ro thị trường Mô hình này dựa trên báo cáo tài chính, nghĩa là thông qua thanh tra tại chỗ để đánh giá xếp hạng theo bậc từ 1 (tốt nhất) tới 5 (kém nhất) và được tổng hợp lại để đưa ra xếp hạng cuối cùng. Hạng 1 (Rating 1): Tổ chức tài chính hoạt động tốt với mức cao hơn mức trung bình chung. Hạng 2 (Rating 2): Tổ chức tài chính hoạt động ở mức độ trung bình hoặc trên trung bình không nhiều, vừa đủ đạt mức an toàn. Hạng 3 (Rating 3): Tổ chức tài chính hoạt động dưới mức trung bình. Hạng 4 (Rating 4): Tổ chức tài chính hoạt động không đảm bảo, thấp hơn mức trung bình rất nhiều, cần phải giám sát để tránh nguy cơ mất năng lực hoạt động. Hạng 5 (Rating 5): Tổ chức tài chính hoạt động rất kém và nguy cơ mất năng lực hoạt động, cần phải được chú ý giám sát ngay. Trang 3
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay Kết quả phân loại không được công bố cho công chúng biết mà chỉ phục vụ riêng cho các cơ quan quản lý, giám sát tổ chức tài chính nhằm đánh giá tình trạng yếu kém và đưa ra biện pháp phòng ngừa phá sản. 2. Nội dung mô hình CAMELS: 2.1. Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy): Trên thị trường tài chính luôn tồn tại nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung cũng như các ngân hàng nói riêng, có thể kể đến rủi ro tín dụng, rủi ro tỉ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động hay rủi ro đạo đức. Chính vì vậy, các ngân hang cần phải đánh giá một cách đúng đắn về các rủi ro mà họ đang phải đối mặt, cũng như duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động của mình như: Bù đắp những tổn thất không mong đợi; Đảm bảo sự an toàn cho người gửi tiền cũng như các chủ nợ; Đảm bảo tuân thủ những quy định của cơ quan quản lý đặt ra nhằm bảo vệ người gửi tiền cũng như ổn định toàn bộ hệ thống ngân hàng. Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn. Mức độ an toàn vốn được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR – Capital Adequacy Ratio): Tỷ lệ an toàn vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản án năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là ngân hàng đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Công thức tính: Trang 4
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay Trong đó: + Vốn cấp 1 (Vốn cơ bản): bao gồm lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là cổ phần thường, cổ phần ưu đãi dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác. + Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung): bao gồm tất cả các vốn khác như vốn từ phát hành trái phiếu, giấy nợ và các khoản dự phòng ẩn (như trợ cấp cho các khoản vay và trợ cấp cho các khoản cho thuê). Theo hiệp ước về vốn của Basel (Basel I) thì tỉ lệ tối thiểu để bù đắp cho rủi ro của hệ số CAR là 8%, ở Việt Nam NHNN quy định là 9%. Hệ số đòn bẩy tài chính: Còn gọi là tỷ số D/E, tỷ lệ này phản ánh năng lực quản lý nợ và quy mô tài chính của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ an toàn đối với người gửi tiền hoặc chủ nợ của Ngân hàng giảm. Hệ số tự tài trợ: Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của ngân hàng, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của ngân hàng càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của ngân hàng càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của ngân hàng càng giảm. Hệ số tự tài trợ được tính theo công thức: Trái phiếu/chứng khoán chính phủ trên tổng tài sản: Trang 5
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay Trái phiếu /chứng khoán chính phủ là một trong những khoản đầu tư có tính thanh khoản và an toàn nhất. Tỷ lệ này đánh giá trái phiếu/ chứng khoán chính phủ trên tổng tài sản 2.2. Chất lượng tài sản có (Asset Quality): Chất lượng tài sản của NHTM là 1 chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một tổ chức tín dụng. Hầu hết rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản có. Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng. Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng. Vì vậy cùng với việc đảm bảo có đủ vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản có là yếu tố quan trọng đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn. Tài sản có bao gồm: Dự trữ (Reserves): Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời, song cần phải bảo đảm an toàn để giữ vững được lòng tin của khách hàng. Muốn có được sự tin cậy về phía khách hàng, trước hết phải bảo đảm khả năng thanh toán: đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng. Muốn vậy các ngân hàng phải để dành một phần nguồn vốn không sử dụng nó để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán. Phần vốn để dành này gọi là dự trữ. Ngân hàng TW được phép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo từng thời kỳ nhất định, việc trả lãi cho tiền gởi dự trữ bắt buộc do chính phủ qui định. Dự trữ bao gồm: + Dự trữ sơ cấp (Primary Reserves): bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng TW, tại các ngân hàng khác + Dự trữ thứ cấp (Secondary Reserves): (cấp hai) là dự trữ không tồn tại bằng tiền mà bằng chứng khoán, nghĩa là các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi. Trang 6
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay Cấp tín dụng (Credits): Số nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các NHTM có thể dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân. Đây là tài sản có sinh lời quan trọng nhất của NHTM, bao gồm: + Cho vay (Loans) + Chiết khấu (Discount) + Cho thuê tài chính (Financial leasing) + Bảo lãnh ngân hàng: (Bank Guarantee) + Các hình thức khác (Other) Đầu tư (Investment): Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của NHTM. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới các hình thức như: + Góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các Công ty; hùn vốn mua cổ phần chỉ được phép thực hiện bằng vốn của ngân hàng + Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty Tất cả hoạt động đầu tư chứng khoán đều nhằm mục đích mang lại thu nhập, mặt khác nhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sẽ được phân tán, mặt khác đầu tư vào trái phiếu chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp. Tài sản Có khác: Những khoản mục còn lại của tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản cố định nhằm: xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ ngoài ra còn các khoản phải thu, các khoản khác… Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời, trong đó tài sản sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu. Tài sản có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro. Những tài sản này bao gồm cấp tín dụng và đầu tư trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là Trang 7
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay các khoản cho vay. Nói đến chất lượng tài sản là nói đến chất lượng tài sản có sinh lời, mà trước hết được phản ánh ở chất lượng của hoạt động tín dụng. Nếu một ngân hàng có chất lượng hoạt động tín dụng cao, thể hiện qua việc thu nợ gốc và lãi đúng hạn, bảo toàn được vốn cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, vòng quay vốn tín dụng nhanh, thì ngân hàng đó được đánh giá về cơ bản là hoạt động an toàn và hiệu quả. Thông thường, chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh giá qua các chỉ số: Tỷ lệ giữa nợ quá hạn so với tổng dư nợ; tỷ lệ giữa tổn thất nợ ròng so với tổng dư nợ; tỷ lệ giữa dự phòng phải thu khó đòi so với tổng số nợ tổn thất ròng và so với tổng dư nợ. Tỷ lệ và tính chất nợ quá hạn, nợ khê đọng, mức độ tổn thất trong cho vay cũng như mức trích lập dự phòng về tổn thất cho vay là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Một ngân hàng có mức độ tín dụng xấu, tỷ lệ nợ khê đọng cao sẽ gây ra những tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong khi mức dự phòng trích lập không đủ sẽ dẫn đến giảm sút vốn tự có và cuối cùng sẽ mất khả năng thanh toán. Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản của ngân hàng còn thể hiện ở các tài sản có khác như danh mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Chất lượng những tài sản này thường thể hiện ở cơ cấu và trạng thái ngoại hối, chất lượng và trạng thái của danh mục đầu tư. Những khoản mục này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời và tính thanh khoản của một ngân hàng. Do đó, để đánh giá chất lượng tài sản và mức độ hoạt động của ngân hàng một cách đầy đủ và chính xác, một mặt phải xem xét toàn diện cơ cấu, tính chất tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ, mặt khác phải nghiên cứu mối tương quan giữa cơ cấu tài sản có và tài sản nợ. Mối tương quan này giúp đánh giá tính tối ưu trong cơ cấu tài sản, khả năng phản ứng của ngân hàng trước những biến động của thị trường, khả năng đứng vững trước những hiện tượng bất thường của môi trường kinh doanh và đáp ứng yêu cầu rút tiền của công chúng. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chất lượng tài sản của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố bên ngoài như biến động chính trị, sự thay đổi các chính sách và luật pháp của nước ngoài, sự biến động của các đồng tiền quốc gia. Khi đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng trong trường hợp này, cần tính đến tình hình sử dụng Trang 8
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay tài sản ở nước ngoài, mối tương quan giữa tài sản của nước ngoài và tài sản bằng ngoại tệ trong tổng tài sản ngân hàng. Các chỉ tiêu cơ bản: 2.3 Quản lý (Management): Đây chính là thành phần quan trọng nhất ảnh hưởng đến thành công của các ngân hàng. Quản lý phản ánh khả năng của ban lãnh đạo trong nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát các rủi ro của ngân hàng và đảm bảo các ngân hàng an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả phù hợp với luật pháp. Các lãnh đạo cung cấp các hướng dẫn cụ thể để thiết lập các mức rủi ro có thể chấp nhận được thông qua các thủ tục, chính sách phù hợp. Các quản lý cấp cao chịu trách nhiệm cho phát triển và thực thi các chính sách, thủ tục đó. Hoạt động quản lý cần giải quyết các rủi ro: tín dụng, tỉ lệ lãi suất, thanh khoản, giao dịch, tuân thủ, uy tín, chiến lược và một số rủi ro khác tùy thuộc vào tính chất và phạm vi của các ngân hàng. Khả năng và hiệu quả của ban lãnh đạo được đánh giá dựa trên đánh giá các yếu tố thẩm định sau: Quản trị doanh nghiệp: Ban lãnh đạo có trách nhiệm ủy thác các thành viên duy trì các tiêu chuẩn về hành vi chuyên nghiệp bao gồm, nhưng không giới hạn: + Sự phù hợp của các chính sách đền bù + Ngăn chặn xung đột lợi ích + Đạo đức và hành vi nghề nghiệp Trang 9
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay Lập kế hoạch chiến lược: lập kế hoạch chiến lược bao gồm một quá trình có hệ thống để phát triển tầm nhiền dài hạn cho các nghiệp đoàn tín dụng. Một kế hoạch chiến lược sẽ nhận dạng các rủi ro và các nguy cơ đối với tổ chức và phác thảo các phương thức để giải quyết chúng. Trong quá trình lập kế hoạch chiến lược, các nghiệp đoàn tín dụng sẽ phát triển các kế hoạch kinh doanh cho một hoặc hai năm tiếp theo. Ban lãnh đạo sẽ xem xét và phê duyệt kế hoạch kinh doanh, bao gồm ngân sách, trong bối cảnh nhất quán của nó với kế hoạch chiến lược của nghiệp đoàn tín dụng.Kế hoạch kinh doanh được đánh giá với kế hoạch chiến lược để xác định xem chúng có nhất quán với nhau hay không. Ban lãnh đạo cũng đánh giá làm thế nào kế hoạch được hiệu quả.Các kế hoạch là duy nhất với nghiệp đoàn tín dụng cụ thể. Kiểm soát nội bộ: kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các nguy cơ của nghiệp đoàn tín dụng. Kiểm soát nội bộ hiệu quả cung cấp các biện pháp bảo vệ chống lại các trục trặc hệ thống. Nếu không có các kiểm soát nội bộ thích hợp, việc quản lý sẽ không có khả năng nhận dạng và xác định các lỗ hổng dẫn tới rủi ro. Các kiểm soát cũng cần thiết để đảm bảo các đơn vị hoạt động đang vận hành trong các thông số được thiết lập bởi ban lãnh đạo và quản lý cấp cao. Kiểm soát nội bộ quan tâm đặc biệt đến bẩy khía cạnh dưới đây: + Hệ thống thông tin: cần kiểm soát hiệu quả để đảm báo tính toàn vẹn, bảo mật và riêng tư của thông tin được chứa trong các hệ thống máy tính của ngân hàng. + Sự tách biệt của các nhiệm vụ: Ngân hàng cần có sự phân biệt rõ ràng về các nhiệm vụ trong mọi hoạt động. + Chương trình kiểm toán: các chức năng và quá trình kiểm toán cần tương xứng với cỡ, phạm vi và rủi ro của ngân hàng. Chương trình cần độc lập, báo cáo tới ủy ban kiểm soát mà không có xung đột hoặc can thiệp từ quản lý. Một kế hoạc kiểm toán thường niên rất cần thiết để đảm bảo các phạm vi rủi ro được xem xét. + Lưu trữ hồ sơ: các hồ sơ và tài khoản ngân hàng sẽ phản ánh điều kiện tài chính thực sự của chúng và kết quả chính xác của việc vận hành. + Bảo vệ tài sản vật chất: một trong những phương pháp chủ yếu của bảo vệ tài sản là giới hạn truy cập tới những người có thảm quyền. Việc bảo vệ tài sản có thể được thiết lập Trang 10
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay bởi việc phát triển các chính sách hoạt động cho kiểm soát tiền mặt, kiểm soát kép, hoạt động giao dịch, và bảo mật vật lý máy tính. + Giáo dục cán bộ (Education of Staff): nhân viên ngân hàng cần được huấn luyện trong các hoạt động nghiệp vụ hàng ngày. Rủi ro được kiểm soát khi ngân hàng có khả năng duy trì sự liên tục của hoạt động và dịch vụ tới các thành viên. Các vấn đề quản lý khác: ngoài các yếu tố chính ở trên, một số yếu tố quan trọng khác cần xem xét khi đánh giá hoạt động quản lý của một ngân hàng là: + Ngân sách thực hiện so với kết quả hoạt động thực tế + Tính hiệu quả của các hệ thống đo lường và giám sát rủi ro + Sự tích hợp của quản lý rủi ro với lập kế hoạch và ra quyết định + Sự phù hợp với pháp luật và quy định + Sự thích hợp của các sản phẩm và dịch vụ được đưa ra liên quan tới cỡ và kịnh nghiệm quản lý của ngân hàng. Xếp hạng: + Xếp hạng 1: biểu thị hoạt động quản lý bền vững của ban lãnh đạo và thực tiễn quản lý rủi ro phù hớp với cỡ, tính phức tạp của ngân hàng. Tất cả các rủi ro quan trọng được nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát một cách hiệu quả và nhất quán. Giải quyết thành công các nguy cơ tồn tại và các vấn đề tiềm tàng. + Xếp hạng 2: biểu thị quản lý đạt yêu cầu với cỡ và độ phức tạp của ngân hàng. Một cách chung nhất, các rủi ro quan trọng được nhận dạng, đo lường, giám sát và điều khiển một cách hiệu quả. Hầu hết các nguy cơ được giải quyết. Có thể tồn tại một số điểm yếu nhưng không đang kể. + Xếp hạng 3: biểu thị thực hiện quản lý và quản trị cần được cải thiện hoặc các giải pháp quản lý rủi ro chưa thỏa mãn tính chất các hoạt động của ngân hàng. Các vấn đề và rủi ro nghiêm trọng có thể được nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát không đầy đủ. + Xếp hạng 4: biểu thị khiếm khuyết quản lý và giải pháp quản lý rủi ro chưa được xem xét đầy đủ. Các vấn đề và rủi ro nghiêm trọng có thể được nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát chưa đầy đủ, yêu cầu các nhà quản lý có hoạt động lập tức để giảm thiểu nguy cơ. Thay thế ban lãnh đạo là cần thiết. Trang 11
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay + Xếp hạng 5: biểu thị quản lý kém hiệu quả nghiêm trọng. Các rủi ro đang đe dọa khả năng tồn tại tiếp tục của tổ chức. Thay thể ban quản lý là cần thiết. 2.4 Lợi nhuận (Earnings): Khả năng sinh lời chính là chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá hoạt động của một ngân hàng, bởi tối đa hóa lợi nhuận là mục đích sống còn và luôn là mục đích cao nhất của một doanh nghiệp. Lợi nhuận giúp các ngân hàng có thể duy trì hoạt động, cải thiện khả năng cạnh tranh, mở rộng mạng lưới cũng như tăng cường vốn. Bốn nguồn thu nhập chính của ngân hàng là: + Thu nhập từ chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. + Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng + Thu nhập từ kinh doanh mua bán + Thu nhập khác Khi tiến hành đánh giá và xếp hạng về khả năng sinh lời, không nên chỉ nhìn vào những con số của quá khứ và hiện tại. Thực tế chính những dự báo về tương lai của các ngân hàng mới là yếu tố cần được xem xét hơn cả, trong đó cần phải kể đến khả năng hoạt động dưới những điều kiện kinh tế vĩ mô khác nhau. Như vậy, mục đích chính của việc đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận chính là xem xét khả năng sinh lời về dài hạn của các ngân hàng. Điều này làm giảm sự ảnh hưởng của các biến động ngắn hạn lên lợi nhuận. Những yếu tố cơ bản thường được sử dụng khi đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng bao gồm: + Mức độ, tốc độ tăng trưởng cũng như sự ổn định của lợi nhuận, lợi nhuận bình quân trên tổng tài sản. + Chất lượng và cơ cấu của lợi nhuận. + Sự hợp lý trong việc trích lập dự phòng và ảnh hưởng của nó lên lợi nhuận + Mức độ đầy đủ của các hệ thống ngân sách, quy trình dự báo, và hệ thống thông tin quản lý. + Khả năng sinh lời trong tương lai dưới nhiều viễn cảnh kinh tế vĩ mô khác nhau. Trang 12
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay + Hệ số lợi nhuận ròng, doanh thu và chi phí cho các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng của chúng lên tổng lợi nhuận. + Chất lượng và cơ cấu của tài sản. + Khả năng cung cấp vốn tương ứng với rủi ro hiện tại và tương lai thông qua lợi nhuận được giữ lại. + Các yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tổ chức tín dụng như tài sản cố định và các loại bất động sản khác. Các loại xếp hạng đối với khả năng sinh lời: + Xếp hạng 1: Ngân hàng có khả năng sinh lời bền vững trong dài hạn dưới nhiều hoàn cảnh kinh tế khác nhau. + Xếp hạng 2: Khả năng sinh lời đạt yêu cầu. Ngân hàng có các biện pháp duy trì lợi nhuận hiểu quả để đạt được các mức mốn và trợ cấp cần thiết sau khi xem xét tới các yếu tố chất lượng tài sản, tăng trưởng và rủi ro đã cho. + Xếp hạng 3: Khả năng sinh lời cần được cải thiện. Lợi nhuận có thể không hỗ trợ đầy đủ vốn, kinh phí và các trợ cấp tương ứng với các tác nhân điều kiện, sự phát triển và rủi ro của ngân hàng. + Xếp hạng 4: Khả năng sinh lời thấp. + Xếp hạng 5: Các biện pháp đảm bảo lợi nhuận tỏ ra kém hiệu quả nghiêm trọng và có biểu hiện đe dọa rõ rệt đến khả năng tồn tại của ngân hàng. 2.5. Thanh khoản (Liquidity): Bên cạnh khả năng sinh lời, hiệu quả quản lý thanh khoản cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá hoạt động của một tổ chức tín dụng. Tính thanh khoản được xem như khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Ngân hàng cần dự trữ thanh khoản để chi trả những chi phí thường xuyên như lãi tiền gửi, và những cú sốc thanh khoản không như mong đợi như một cuộc rút tiền hàng loạt hay yêu cầu vay vốn lớn. Mặc dù khả năng dự trữ thanh khoản kém chưa hẳn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của môt ngân hàng, nhưng chắn chắc ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để ứng phó với những cú sốc về thanh khoản. Điều đó làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm đáng kể và co thể dẫn đến khả năng sụp đổ hoàn toàn. Trang 13
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay Nguyên nhân dẫn dến rủi ro thanh khoản: + Cơ cấu khách hàng và chất lượng tín dụng kém: Ngân hàng tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn hoặc tỷ trọng tín dụng trong một ngành, một địa phương nào đó chiếm phần lớn trong tổng dự nợ hoặc trong tổng huy động của một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn. Đến lúc họ rút vốn một cách bất ngờ thì ngân hàng không thể đáp ứng kịp, dẫn đến rui ro thanh khoản. + Chênh lệch quá lớn về cơ cấu tài sản có và tài sản nợ: Nguồn tiền của ngân hàng phụ thuộc vào các khoản tiền gửi. Tuy nhiên khi phẩn bổ các loại tiền gửi này, ngân hàng không chú ý đến kỳ hạn của các loại tiền gửi, điều này dẫn đến tình trạng một tỷ lệ lớn các khoản vốn ngắn hạn lại được mang tài trợ cho các tài sản cố định hoặc các dự án dài hạn. Kết quả là dòng tiền vào bên tài sản có thường không trùng khít với dòng tiền ra bên tài sản nợ. Khi đáo hạn những khoản nợ ngắn hạn, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. + Mất cân đối trong cơ cấu tài sản: Vấn đề này hầu hết xuất phát từ áp lực lợi nhuận ngắn hạn của cổ đông lên ban điều hành mà quên mất những nguyên tắc trong quản trị hệ thống ngân hàng. Trong danh mục tài sản của NHTM luôn có phần đầu từ vào trái phiếu, trong đó quan trọng nhất là đầu từ vào trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc. Hai loại tài sản này tuy tỷ suất sinh lời thấp nhưng lại là một nguồn tài sản quan trọng vì khi cần, NHTM có thể mang nó ra để chiết khấu với NHNN. Tuy nhiên, việc trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc thường được phát hành dưới dạng đấu thầu nên rất khó cho những ngân hàng có tiềm lực tài chính nhỏ có thể cạnh tranh với các ngân hang lớn trong việc tiếp cận nguồn tài sản trên. + Quy mô vốn điều lệ còn hạn chế: Vốn điều lệ là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, được hình thanh khi NHTM mới thành lập. Nó phản ánh quy mô hay thực lực tài chính của NHTM. Nếu vốn điều lệ cao, chứng tỏ NHTM càng có tiềm lực tài chính mạnh, ngược lại, nếu vốn điều lệ càng nhỏ thì quy mô hoạt động của ngân hàng càng nhỏ. Vốn điều lệ chính là một nguồn tiền của NHTM vì vậy quy mô vốn điều lệ nhỏ cũng là một yếu tố khiến NHTM bị lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản khi nhu cầu thanh khoản tăng cao đột biến. + Chính sách tiền tệ của NHTW: Việc thực thi chính sách tiền về của NHTW cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến thanh khoản của một NHTM. Khi NHTW công bố tỷ lệ dự Trang 14
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay trữ bắt buộc cao hoặc một mức lãi suất tái chiết khấu thấp, NHTM sẽ có được một nguồn cung tiền lớn hơn từ khoản dự trữ bắt buộc đó cũng như chi phí rẻ hơn khi tái chiết khấu các chứng từ có giá nhằm đảm bảo thanh khoản. Ngược lại, với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hoặc lãi suất tài chiết khấu cao, ngân hàng dễ lâm vào tình trạng thiếu hụt tiền mặt do cung cấp tín dụng quá nhiều cũng như khó tiếp cận nguồn tiền từ việc tái chiết khấu chứng từ có giá. + Biến động lãi suất: Lãi suất là một trong những yếu tố chính gây ảnh hưởng đến cung và cầu tiền trên thị trường. Khi lãi suất trên thị trường biến đổi, khách hàng có xu hướng rút tiền ở những NHTM có lãi suất thấp và đêm gửi vào những NHTM có lãi suất huy động cao hơn. Trong khi đó, doanh nghiệp có nhu cầu đi vay sẽ tìm đến những ngân hàng có lãi suất cho vay thấp hơn và tìm cách trì hoãn những khoản vay có lãi suất cao. Như vậy, biến động lãi suât có thể ảnh hưởng tới cả dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp. + Chu kỳ kinh tế: Ngoài những nguyên nhân trên, chu kỳ kinh tế cũng là một yếu tố cần được xem xét. Trên góc độ vi mô kỳ kinh doanh của doanh nghiệp thường được tập trung vào những tháng cuối năm do lúc này doanh nghiệp phát sinh nhu cầu nguồn tiền lớn để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quyết toán công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lương thưởng cho cán bộ nhân biên, thực hiện cam kết giải ngân cho đối tác, thanh toán các khoản nghĩa vụ như thuế, phí,… Bên cạnh đó cuối năm cũng là thời điểm nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình tăng cao khiến cho nhu cầu tiền mặt tăng đột biến. Xét trên góc độ vĩ mô, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ổn định, nguồn tiền của ngân hàng sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên khi nền kinh tế đi vào khủng hoảng, lạm phát tăng cao, sản xuất trì trệ khó khan, các NHTM cũng sẽ phải đối mặt mới nguy cơ thiếu hụt tiền mặt dẫn đến mất khả năng thanh toán. Quản lý thanh khoản là một quy trình bao gồm việc đánh giá, theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản. Khi xem xét đến rủi ro thanh khoản, cần phải chú ý đến: + Tính sẵn có của các tài sản đảm bảo có khả năng chuyển đổi thành tiền với chi phí chấp nhận được. Trang 15
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay + Sự cân đối trong các nguồn tài chính của ngân hàng nhằm đảm bảo nhu cầu tiền mặt trong ngắn hạn và dài hạn, cũng như khả năng đáp ứng những nhu cầu tiền mặt bất thường mà không làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng. + Khả năng tiếp cận thị trường tiện tệ và các nguồn lực tài chính khác. + Mức độ đa dạng hóa các nguồn lực tài chính. + Mức độ phụ thuộc vào những nguồn tiền ngắn hạn và không ổn định, ví dụ như sử dụng nguồn tiền huy động tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. + Xu hướng và sự ổn định của các khoản tiền gửi + Năng lực của hệ thống lãnh đạo nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát tình trạng thanh khoản của doanh nghiệp. 2.6. Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market Risk): Do sự hoạt động vô cùng đa dạng của ngân hàng nên họ rất dễ bị tổn thương với các loại rủi ro tài chính. Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường là mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần của các ngân hàng. Đối với tiêu chí này, người phân tích cần chú trọng quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung. Trong nhóm các rủi ro thị trường, hai nhân tố chính có ảnh hưởng mạnh nhất lên hoạt động của hệ thống ngân hàng chính là rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. Rủi ro lãi suất xuất hiện khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay: Ngân hàng thường huy động vốn với lãi suất cố định nhưng cho vay, đầu tư với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi phải trả lớn hơn lãi thu được, làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, khi ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi Trang 16
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay nhưng cho vay, đầu tư với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi phải trả lớn hơn lãi thu được. Sự không phù hợp về khối lượng, thời hạn giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay còn dẫn đến tình trạng nguồn vốn được huy động với chi phí cao lại được đầu tư cho dự án thu lợi nhuận thấp còn nguồn vốn được huy động với chi phí rẻ lại được sử dụng cho dự án thu lợi lớn. Ngoài ra, khi lãi suất thị trường thay đổi, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản. Khi rủi ro lãi suất xuất hiện sẽ làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng, giảm thu nhập từ tài sản của ngân hàng, làm giảm giá trị thị trường của TSC và vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Rủi ro tỷ giá: Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá hối đoái lên hoạt động của hệ thống ngân hàng. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng cũng như của doanh nghiệp, tuy nhiên nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà dòng tiền vào và dòng tiền ra được thể hiện bởi nhiều loại tiền tệ khác nhau thì đều phải chịu rủi ro tỷ giá. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tỷ giá hối đoái. Nguyên nhân chủ quan đến từ sự không cân xứng trong trạng thái tài sản có và tài sản nợ về ngoại hối của các ngân hàng. Nếu ngân hàng nắm giữ quá nhiều ngoại tệ, ngân hàng sẽ có lãi khi tỷ giá tăng và lỗ khi tỷ giá giảm. Ngược lại, nếu ngân hàng đang ở trạng thái thiếu hụt ngoại tệ và phải đi vay, ngân hàng sẽ chịu lỗ khi tỷ giá tăng nhưng có lãi khi tỷ giá giảm. Nguyên nhân khách quan của rủi ro tỷ giá là do sự biến động của cung – cầu ngoại tệ trên thị trường, cán cân thanh toán quốc tế, chính sách thuế quan, năng suất lao động, tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước cũng như lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ. 3. Những ưu, nhược điểm của mô hình CAMELS: Ưu điểm: Là công cụ hiệu quả để đánh giá, xếp hạng ngân hàng trong giai đoạn kinh tế hội nhập hiện tại, làm cơ sở để đánh giá mức độ cạnh tranh cũng như khả năng hoạt động hiệu quả của các ngân hàng khi gia nhập vào môi trường toàn cầu. Dựa vào những chỉ tiêu của mô Trang 17
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay hình, ta có thể nhận ra được những điểm yếu kém trong tình hình tài chính của mỗi ngân hàng để từ đó tìm cách khắc phục, cải thiện nó theo ý muốn chủ quan của người đều hành. Việc áp dụng mô hình Camels trong giai đoạn hiện tại góp phần trích lọc ra được những ngân hàng yếu kém, từ đó khoanh vùng quản lý, không gây tác động mạnh đến hệ thống ngân hàng, giữ cho nó được an toàn, lành mạnh làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đây là một mô hình đã được áp dụng khá lâu đời tại những quốc gia có nền kinh tế phát triển nên có tính ổn định khá cao và những chỉ tiêu đã được thay đổi linh hoạt dể phù hợp qua các thời kì phát triển của nền kinh tế, từ đó có thể thấy được tính linh hoạt hoà quyện trong tính ổn định, giúp mô hình ngày càng hoàn thiện hơn. Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của mô hình CAMELS là nặng về thống kê số liệu và việc phân tích phần lớn dựa vào các yếu tố định lượng ngay cả yếu tố M ( năng lực quản lý) cũng được định lượng hóa khi phân tích. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì rủi ro đối với ngành ngân hàng là tất yếu và do vậy nếu quản trị ngân hàng mà dựa hoàn toàn vào các phân tích mang tính định lượng thì sẽ không mang lại kết quả như mong muốn thậm chí có thể làm sai lệch những đánh giá chân thực vào từng thời điểm. Hơn nữa việc chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính dựa trên phân tích BCTC của mô hình để đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng có thể gặp một số rắc rối do sự khác nhau, thủ thuật trong việc lựa chon chế độ kế toán, từ đó dẫn đến việc đánh giá không chính xác, không phản ánh đúng bản chất thực tế, cái mà có thể ngân hàng đang cố tình che đậy. Trang 18
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay Chương II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TẠI HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Thực trạng áp dụng mô hình CAMELS tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay: 1.2. Mức độ an toàn vốn: Thông tư 13/2010/TT-NHNN và các điểm sửa đổi được ban hành trong Thông tư 19/2010/TT-NHNN năm 2010 của Thống đốc NHNN đã quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong đó tập trung về việc nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiều và tỷ lệ dư nợ trên tổng huy động. Nhằm đảm bảo một nguồn vốn chất lượng tốt hơn để chống đỡ lại các cú sốc tài chính trong tương lai, đồng thời nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhiều NHTM hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Uỷ ban Basel, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) được nâng lên mức 9% từ mức cũ 8% (quy định tại quyết định 457/2005/QĐ-NHNN). Các ngân hàng có thể tăng tỷ lệ CAR bằng cách tăng vốn điều lệ hoặc cắt giảm các tài sản có tính rủi ro cao. Nhằm tăng tỉ lệ CAR, các ngân hàng cũng rất trú trọng trong việc tăng vốn điều lệ. Tại thời điểm quý III năm 2013 tổng số vốn đăng ký của 39 ngân hàng thương mại Việt Nam là 298.383 tỷ VND, với quy mô trung bình là 7.651 tỷ VND một ngân hàng. Bốn ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất đều là NHTM nhà nước, trong đó Vietinbank giữ vị trí thứ nhất với số vốn điều lệ trị giá 32.661 tỷ VND. Tất cả các ngân hàng đều đáp ứng yêu cầu vốn điều lệ tối thiều 3 000 tỉ VND của NHNN. Tuy nhiên so với các ngân hàng của các nước trong khu vực thì ngay cả vốn điều lệ của Vietinbank cũng thấp hơn rất nhiều. Bảng 1: Vốn điều lệ của Vietinbank và một số ngân hàng trong khu vực Ngân hàng Quốc gia Vốn điều lệ (tỉ USD) ICBC Trung Quốc 237,3 China Construction Bank Trung Quốc 202 Trang 19
- Mô hình CAMELS và thực trạng áp dụng tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay DBS Group Singapore 30,7 UOB (United Overseas Bank) Singapore 25,1 Maybank Malaysia 24,3 Sieam Commercial Bank Thái Lan 21,5 Vietinbank Việt Nam 2,4 Nguồn: Forbes 2012 (xuất bản tháng 05/2013) Mặc dù vậy tỷ lệ an toàn vốn CAR đến 31/12/2013 của toàn hệ thống ngân hàng đạt 12,83% giảm so với mức 13,58% của cuối năm 2012. Trong đó, CAR của khối NHTM Nhà nước đạt 10,91%, khối NHTM cổ phần đạt 12,56% thấp hơn so với tỉ lệ chung. Bảng 2: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2010 – 2013 Nguồn: Báo cáo tổng quan thị trường tài chính của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Bảng 3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (thời điểm 31/12/2013) của một số ngân hàng STT Ngân hàng 2013 1 Vietcombank 13,13% Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIỂU LUẬN: TỔNG QUAN MÔ HÌNH CAMELS
19 p | 252 | 82
-
Thuyết trình: Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank, Vietinbank
19 p | 396 | 66
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình CAMEL trong phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
101 p | 346 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình CAMELS và PEARLS trong đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
93 p | 158 | 39
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình CAMELS trong đánh giá hoạt động kinh doanh và rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
90 p | 107 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Ứng dụng mô hình CAMEL trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á
81 p | 42 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình CAMELS trong phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
90 p | 29 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
72 p | 41 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
89 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – chi nhánh Bình Xuyên
98 p | 48 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường và đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014 theo mô hình Camels
89 p | 33 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hoạt động kinh doanh theo mô hình CAMELS tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
115 p | 16 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
88 p | 16 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn