intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Mô hình thương mại điện tử

Chia sẻ: Lê Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:22

1.335
lượt xem
141
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây lài tài liệu nhóm đề tài mô hình thương mại điện tử, của các bạn sinh viên đã nghiên cứu trong quá trình học tập để giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo về chuyên đề, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn bài tiểu luận sau. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Mô hình thương mại điện tử

  1. DANH SÁCH NHÓM 1 STT Họ và tên Lớp MSSV 1 Phạm Hữu Tựu 01DHQT3 2013100409 2 Phan Thanh Minh 01DHQT3 2013100632 3 Lê Thị Hạnh 01DHQT3 2013100445 4 Nguyễn Thị Hồng Vân 01DHQT3 2013100555 5 Nguyễn Thị Ngọc Phương 01DHQT3 2013110432 6 Nguyễn Thị Thủy Tiên 01DHQT3 2013100619 7 Võ Thị Thanh Nguyệt 01DHQT3 2013100554 8 Phạm Văn Kiệt 01DHQT2 2013100081 Nhóm 1 Trang 1
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, nhờ có kỹ thuật số, cuộc sống con người được cải thiện rất nhiều, nhanh hơn và thuận tiện hơn. Thương mại điện tử trên thế giới đang có xu hướng phát triển mạnh. Kỹ thuật số giúp con người tiết liệm đáng kể các chi phí như chi phí vận chuyển trung gian, chi phí giao dịch… và đặc biệt là tiết kiệm thời gian đ ể con người có thể đầu tư vào các hoạt động khác. Do đó, lợi nhuận con người kiếm được gia tăng gấp đôi. Không những thế, thương mại điện tử còn giúp con người có thể tìm kiếm tự động theo nhiều mục đích khác nhau, tự động cung cấp thông tin theo nhu cầu và sở thích của con người… Giờ đây con người có thể ngồi tại nhà để mua sắm mọi thứ theo ý muốn. Vậy thương mại điện tử được hình thành và hoạt động ra sao, thành công như thế nào? Mô hình thương mại điện tử được áp dụng thành công hiện nay là gì? Nhóm 1 Trang 2
  3. NỘI DUNG PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Các khái niệm trong thương mại điện tử: 1.1. Mô hình kinh doanh là gì? Mô hình kinh doanh là một phương pháp tiến hành kinh doanh qua đó doanh nghiệp có được doanh thu, điều kiện cơ bản để tồn tại và phát triển trên thị tr ường (theo Efraim Turban 2006). Mô hình kinh doanh là cách bố trí, sắp xếp các sản phẩm, dịch vụ và các dòng thông tin, bao gồm việc mô tả các yếu tố của quá trình kinh doanh và vai trò c ủa nó đối với kinh doanh: đồng thời mô tả các nguồn doanh thu, khả năng thu lợi nhuận từ mỗi mô hình kinh doanh đó (theo Paul Timmers 1998). 1.2. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử (hay gọi tắt là mô hình thương mại điện tử): Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là mô hình kinh doanh có sử dụng và tận dụng tối đa hóa lợi ích của internet và website (Timmers, 1998). Nhóm 1 Trang 3
  4. 2. Các mô hình thương mại điện tử: 2.1. Phân loại theo đối tượng tham gia: Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ (G - Goverment), Doanh nghiệp (B - Business) và Khách hàng (C - Customer hay Consumer). Nếu kết hợp đôi một 3 đối tượng này sẽ có 9 hình thức theo đ ối tượng tham gia và được chia thành ba nhóm: + B2C, B2B, B2G. + G2B, G2G, G2C + C2G, C2B, C2C. Ví dụ: Một số tổ chức sử dụng các mô hình thương mại điện tử sau: Chính phủ (G) Doanh nghiệp (B) Người tiêu dùng ( C ) G2G G2B G2C Chính phủ (G) ELVIS (Vn-Mỹ) Hải quan điện tử Dịch vụ công TNCNonline.com.vn B2G B2B B2C Doanh nghiệp (B) Đấu thầu công Alibaba.com Amazon.com Ecvn.com.vn Raovat.com.vn C2G C2B C2C Người tiêu dùng (C ) Ato.gov.au Priceline.com Ebay.com Vietnamwork.com Chodientu.vn 2.2. Phân loại theo mức độ số hóa:  Mô hình thương mại truyền thống ( Brick and Mortar).  Mô hình thương mại bán truyền thống (Brick and Click & Motar and Click).  Mô hình thương mại điện tử thuần túy (Pure eCommerce). Nhóm 1 Trang 4
  5. 2.3. Phân loại theo mô hình doanh thu: Mô hình doanh thu là mô hình miêu tả cách thưc doanh nghiệp tiến hành để có được doanh thu: • Mô hình doanh thu quảng cáo (Advertising revenue model). • Mô hình doanh thu thuê bao (Subscription revenue model). • Mô hình doanh thu phí giao dịch (Transaction fee revenue model). • Mô hình doanh thu bán hàng (Sales revenue model). • Mô hình doanh thu liên kết (Affiliate revenue model). • Các mô hình doanh thu khác... 2.4. Phân loại theo phương thức kết nối: Thương mại điện tử qua truyền hình, mạng internet, mạng điện thoại. Thương mại điện tử di động: M-commerce (công nghệ ở đây bao gồm điện thoại 3G, wifi và bluetooth). 2.5. Phân loại theo giá trị đem lại cho khách hàng:  Mô hình quảng cáo trực tuyến tới khách hàng (Online direct marketing, ví dụ như Wal-Mart).  Mô hình đấu thầu điện tử (E-tendering).  Mô hình theo giá người mua (Name your own price, ví dụ priceline.com).  Mô hình tìm giá tốt nhất (Find the best price, ví dụ shopping.com).  Mô hình quảng cáo liên kết (Affiliate marketing, ví dụ amazon.com).  Mô hình marketing lan tỏa (Viral marketing).  Mô hình đấu giá trưc tuyến (Online auction, ví dụ ebay.com).  Cá biệt hóa hàng hóa và dịch vụ (Product and service customization ví dụ Dell.com).  Mô hình sàn giao dịch điện tử (e-marketplaces, ví dụ Chemconnect.com).  Mô hình môi giới thông tin (Information brokers, ví dụ google.com).  Mô hình chiết khấu giá (Deep discounting, ví dụ half.com).  Mô hình thành viên (Membership, ví dụ NYTimes.com). Nhóm 1 Trang 5
  6.  Mô hình tích hợp chuỗi giá trị (Value-chain Intergrator, ví dụ carpoint.com).  Mô hình cung cấp dịch vụ chuỗi giá trị (Value-chain service provider, ví dụ UPS.com). PHẦN II: CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÀNH CÔNG 1. Mô hình thương mại điện tử B2B: 1.1. Khái niệm về mô hình B2B: B2B (Business to Bussiness) là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông đặc biệt là Internet giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, hơn là với khách hàng. Sau khi đăng kí trên các sàn giao dịch B2B, các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua hệ thống này. Nhóm 1 Trang 6
  7. 1.2. Đặc điểm của mô hình B2B: Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng (đặc biệt chu trình đặt hàng mua hàng), quản lý kho hàng (Chu trình quản lý đặt hàng gửi hàng – vận đơn), quản lý phân phối (đặc biệt trong việc chuyển giao các chứng từ gửi hàng) và quản lý thanh toán (ví dụ hệ thống thanh toán điện tử hay EPS). Tại Vi ệt Nam có một số nhà cung cấp B2B trong lĩnh vực IT “ khá nổi tiếng” là FPT, CMC, Tinh Vân với hàng loạt các dự án cung cấp phần mềm, các trang web giá thành cao và chất lượng kém ngoài ra các đại gia này còn là nơi phân phối các phần mềm nhập ngoại mỗi lần nhìn thấy, dùng thử mà chỉ buồn. Thị trường mạng được định nghĩa đơn giản là những trang web nơi mà người mua người bán trao đổi qua l ại với nhau và thực hiện giao dịch. 1.3. Hoạt động của mô hình B2B: Nhóm 1 Trang 7
  8. Mô tả hoạt động: Mô hình B2B áp dụng trong quá trình buôn bán giữa các tổ chức và các Site cung cấp bán sỉ. Trong mô hình B2B trên internet vấn đề quan trọng nhất là trao đ ổi các thông tin thương mại có cấu trúc và mua bán tự động giữa 2 hệ thống khác nhau. Trước khi có sự ra đời của XML thì vấn đề này rất khó thực hiện. Công nghệ XML – Extensible Markup Language, ngôn ngữ đánh dấu mở rộng các dạng format để mô tả dữ liệu có cấu trúc; XML được dùng để format và truyền dữ liệu theo cách dễ dàng, thuận tiện trên intermet. Ví vậy XML đã mở bước ngoặc lớn trong thương mại điện tử, nhất là trong mô hình buôn bán có chứng từ B2B. Mô hình B2B áp dụng cho hình thức kinh doanh có chứng từ giữa các công ty, các tổ chức, giữa công ty mẹ và các công ty con, giữa các công ty trong cùng hiệp hội. Khi sử dụng mô hình B2B cần phải có kiểm chứng được khách hàng và bảo mật các thông tin mua bán thông qua các chữ ký điện tử của công ty, tổ chức. Hoạt động của mô hình B2B: Bên mua muốn mua hàng thì sẽ kiểm tra catalogs của bên bán để tìm rồi đặt hàng hoặc đặt hàng không có sẵn trong catalogs theo thỏa thuận. Khi đó, bên bán s ẽ xử lý đơn đặt hàng và gởi hóa đơn thanh toán cho bên mua. Mô hình B2B mà hiện đang đang được sử dụng trong thị trường điện tử là thị trường điện tử chung, được biết dưới nhiều cái tên khác nhau với nhiều chức năng khách nhau: thương trường điện tử, chợ điện tử, trao đổi, hội kinh doanh, trung tâm trao đổi, B2B portal, … 1.4. Lợi ích và hạn chế của mô hình B2B: 1.4.1. Lợi ích: Nhóm 1 Trang 8
  9.  B2B giúp tạo ra các cơ hội mua bán mới.  Tham gia vào môi trường TMĐT B2B giúp các doanh nghiệp có thể loại bỏ bớt được các loại giấy tờ và cắt giảm chi phí quản lý.  Giúp giảm chi phí tìm kiếm và thời gian đối với người mua.  Tăng năng suất lao động của cán bộ công nhân viên làm công tác mua, bán:  Giảm sai sót và tăng chất lượng dịch vụ.  Giảm mức dự trữ và chi phí liên quan dự trữ, hạ giá thành.  Chi phí giao dịch thấp.  Tăng tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất.  Cải tiến chất lượng sản phẩm.  Phá vỡ giới hạn không gian và thời gian.  Thuận tiện cho cá biệt hóa nhu cầu của khách hàng.  Tăng khả năng cải thiện dịch vụ khách hàng.  Tạo sự minh bạch về giá. 1.4.2. Hạn chế:  Loại bỏ các nhà phân phối và những người bán lẻ.  Xung đột kênh: 1.5. Ứng dụng thực tiễn: 1.5.1. Mô hình thương mại điện tử B2B của Dell: Khi Internet ra đời, Dell cũng nhanh nhạy đưa công ty lên mạng để quảng bá. Trang web www. dell. com ra đời năm 1994, và năm 1996 hệ thống dịch vụ bán hàng điện tử của Dell chính thức đi vào hoạt động. Một năm sau đó, Dell trở thành công tyđầu tiên đạt 1 triệu USD doanh thu bán hàng qua Internet. Hiện nay, mỗi quí trang web chính thức của công ty nhận được trên 1 tỉ lượt truy cập trên khắp 86 quốc giacó trụ sở của Dell, sử dụng 28 ngôn ngữ, phương ngữ và chấp nhận 29 loại tiền tệ khác nhau. Cho tới nay sau hơn 20 năm hoạt động, công ty đã có xấp xỉ 96.000 nhân viên trên khắp thế giới. Phần lớn doanh thu của Dell từ B2B, trong khi B2C được thực hiện qua quy trình tương đối chuẩn hóa (catalogue, giỏ mua hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng...) các giao dịch B2B được hỗ trợ nhiều dịch vụ hơn. Dell cung cấp cho hơn 100.000 khách hàng doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ khách hàng đặc biệt (Premier Dell service). Nhóm 1 Trang 9
  10. Quy trình giao dịch gồm 4 bước: - B1: Xác thực các truy cập tời Catalog của khách hàng tại Dell từ trình duyệt của khách hàng cho việc mua hàng. - B2: Các dữ liệu về giỏ hàng sẽ được chuyển tới cho khách hàng vào thẳng hệ thống ERP của khách hàng. - B3: khách hàng chuyển cho Dell các đơn đặt hàng. - B4: Dell phản hồi cho khách hàng. Đối tác chiến lược của Dell: British Airways (BA) sử dụng Dell. Dell cung cấp khoảng 25.000 máy tính xách tay và để bàn cho nhân viên của BA. Dell cung c ấp hai hệ thống mua sắm trực tuyến cho BA, qua đó cho phép BA theo dõi, mua và kiểm tra các đơn hàng qua website đã được Dell customize phù hợp với BA. Dell cũng sử dụng mô hình này khi mua thiết bị, linh kiện từ các nhà cung cấp của mình, đây là mô hình e-collaboration. E-Collaboration: Dell sử dụng hệ thống rất nhiều nhà cung cấp do đó nhu cầu liên lạc và phối hợp giữa các đối tác rất lớn. Ví dụ, để phân phối sản phẩm, Dell sử dụng dịch vụ của FedEx và UPS. Dell cũng sử dụng của các công ty logistics để nhận, l ưu kho và vận chuyển linh kiện, thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau. Dell sử dụng lợi thế của công nghệ thông tin và web để chia xẻ thông tin giữa các đối tác nhằm giảm thiểu hàng hóa lưu kho Các nỗ lực integration (B2Bi) của Dell bắt đầu từ năm 2000, khi đó Dell s ử dụng PowerEdge servers dựa trên kiến trúc của Intel và hệ thống giải pháp phần mềm webMethods B2B integration để kết nối các hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP-enterprise resource planning) của khách hàng, hệ thống mua hàng trực tuyến của Dell với các đối tác sản xuất và thương mại . Dell đã xây dựng đ ược hệ thống thông tin với 15.000 nhà cung cấp dịch vụ trên khắp thế giới. Dịch vụ khách hàng điện tử: Dell sử dụng rất nhiều công cụ và phương tiện điện tử nhằm cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất. Để triển khai tốt nhất hoạt động quản trị quan hệ khách hàng (CRM-customer relationship management), Dell cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tuyến qua mạng 24.7 cũng như dịch vụ quay số trực tiếp cho các chuyên gia hỗ trợ kỹ Nhóm 1 Trang 10
  11. thuật. Các dịch vụ hỗ trợ đa dạng từ xử lý sự cố, hướng dẫn sử dụng, nâng cấp, downloads, tin tức, công nghệ mới... FAQs, thông tin tình trạng thực hiện đơn hàng, “my account”, diễn đàn để trao đổi thông tin, công nghệ và kinh nghiệm, bản tin và các hoạt động tương tác giữa khách hàng và khách hàng khác. Sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu (data mining tools), Dell có thể phân tích và tìm hiểu đ ược nhiều vấn đề liên quan đến nhu cầu và hành vi của khách hàng từ đó có kế hoạch và gi ải pháp phục vụ tốt hơn. Kết quả Nhờ bán hàng trực tiếp nên Dell không phải trả tiền cho các nhà phân phối trung gian. Do đó giá thấp hơn mức bình quân tới 12% so với các đối thủ. Dell có phần lớn khách hàng đặt trên mạng nên Dell có thể kiểm tra được nhu cầu của thị trường và vì vậy Dell có thể giảm số lượng hàng dự trữ trong kho xuống chỉ còn độ 65% so với các đối thủ cạnh tranh của mình. giúp Dell tiết kiệm được tới 50 triệu USD trong một năm. Gần 2/3 lượng sản phẩm của Dell được bán cho các chính phủ, các tập đoàn lớn và các tổ chức giáo dục. Dell đã bán được hơn 43 triệu USD giá trị máy tính mỗi ngày từ hơn 80 quốc gia qua những website, mang lại hơn 50% doanh thu trong tổng doanh thu của tập đoàn. Hiện nay, theo báo cáo năm 2010, chỉ riêng quý 4, lợi nhuận của toàn ngành đã được tới 15,7 tỉ USD Dell đã trở thành một trong 5 công ty được đánh giá cao nhất (most admired) của tạp chí Fortune từ năm 1999. Dell đã xây dựng hơn 100 website cho từng thị trường quốc gia khác nhau và duy trì lợi nhuận ở mức khoảng 3 tỷ USD/năm. 10.000 USD đầu tư vào cổ phiếu của Dell năm 1987 đến nay đều đã có giá hàng triệu USD. Dell cũng là nhà tài trợ chính cho hoạt động nghiên cứu về thương mại điện tử tại Đ ại học Texas nằm tại Austin nơi Dell đặt trụ sở chính. 1.5.2. Mô hình thương mại điện tử B2B của Alibaba: Được thành lập và hoạt động từ năm 1999, Alibaba.com là công ty Dot.com đầu tiên của Trung Quốc thành lập một sàn giao dịch điện tử và hiện nay là một trong những sàn giao dịch thương mại Thế giới lớn nhất và nơi cung cấp các dịch vụ Marketing trên mạng hàng đầu cho những nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Trang Web hiện có hơn 4.830.000 thành viên đăng kí đến từ 240 nước khác nhau. Trong 4 năm (2002-2005) liền trang Web công ty vinh dự nhận được giải Nhóm 1 Trang 11
  12. thưởng “Best of the Web B2B” do tạp chí Forbes bình chọn, với danh mục hơn 27 lĩnh vực và hơn 1300 loại sản phẩm từ những sản phẩm may mặc cho đến đồ điện tử. Hiện nay hai thị trường hoạt động chính của Alibaba.com là Trung Quốc và Nhật bản, nhưng trong ngắn hạn công ty nhắm tới hai thị trường lớn khác là Singapore và Hàn Quốc và trong dài hạn sẽ trở thành cầu nối giữa thị trường Châu Á và Âu-Mỹ. 2. Mô hình thương mại điện tử B2C: 2.1. Khái niệm về mô hình B2C: B2C (Business to Consumer - bán lẻ) là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, theo đó, các công ty sẽ bán hàng hóa hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Mô hình B2C còn được biết đến với tên gọi bán lẻ trực tuyến. Doanh nghiệp ở đây có thể là nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc đại lý. Đây là loại giao dịch quen thuộc và phổ biến nhất trong thương mại điện tử.Nguồn gốc phát sinh từ những yêu cầu mua, bán lẻ hàng hóa rao trên mạng.  Các dạng mô hình kinh doanh của B2C: Nhóm 1 Trang 12
  13. 2.2. Đặc điểm của mô hình B2C: Đặc điểm của loại hình B2C là sự đa dạng về số lượng nhà cung cấp và thị trường, bất cứ 1 nhà cung cấp nào cũng có thể mở ra một trang web hoặc một kênh giao dịch và đưa những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình lên mạng đ ể phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, sự đa dạng cũng làm cho việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, và càng khó thu hút khách hàng trung thành hơn vì ngày càng có nhiều l ựa ch ọn cho mỗi khách hàng khi họ định tìm mua một sản phẩm hay dịch vụ. Hình thức thương mại điện tử B2C tuy đã quá quen thuộc và phổ biến trên toàn thế giới, song ở Việt nam nó vẫn ở dạng hết sức sơ khai nếu không muốn nói là chưa có gì, mặc dù có rất nhiều trang web với mục đích bán hàng mở ra, nhưng rất ít trong số đó đạt được mục đích ban đầu của mình là bán hàng qua mạng. 2.3. Hoạt động của mô hình B2C: Mô tả hoạt động: Mô hình B2C được áp dụng trong các mô hình siêu thị điện tử và các website bán hàng lẻ. Mô hình B2C sử dụng cho hình thức kinh doanh không chứng từ. Người tiêu Nhóm 1 Trang 13
  14. dùng vào website của công ty, chọn các món hàng cần mua, cung cấp thông tin về mình là khách hàng bằng cách điền vào các form đã định sẵn trên website, chọn hình thức thanh toán chuyển tiền qua bưu điện, chuyển khoản, hay thanh toán điện tử, cách vận chuyển hàng hóa. … Khi đó người dùng coi như đã đặt xong, chỉ chờ hàng hóa đến. Tại phần quản lý của công ty sẽ có chương trình xử lý thông tin mua bán tự động, kiểm tra thông tin khách hàng về vấn đề thanh toán, các hình thức vận chuyển hàng hóa, … Hoạt động của mô hình B2C: Người mua dùng web brower truy cập vào site siêu thị điện tử của công ty, xem các mặt hàng có trong catalog, chọn các món hàng cần mua vào “cart” và đặt hàng. 2.4. Lợi ích và hạn chế của mô hình B2C: 2.4.1. Lợi ịch của mô hình B2C:  Đối với khách hàng: Giảm chi phí giao dịch như công sức tìm mua hàng, tăng khả năng tiếp cận với thông tin của nhiều người bán qua đó người mua có th ể tìm được hàng muốn mua với giá thấp nhất.  Đối với doanh nghiệp: Chi phí cho việc mở một cửa hàng rất thấp so với việc mở một cửa hàng thực tế. Điều này giúp công ty tiết kiệm chi phí khởi nghiệp. Chi phí cho việc chuyển hàng hóa là những thông tin số thì sự tiết kiệm càng hấp dẫn hơn so với việc vận chuyển giao hàng thực tế. Giảm chi phí quảng cáo tiếp thị vì đăng thông tin trên mạng internet rẻ hơn cũng như đến được với nhiều khách hàng hơn cũng như hoạt động 24/7. Giảm chi phí liên lạc với khách hàng khi có vấn đề cần trao đổi với nhau như khiếu nại, thắc mắc hậu mãi… 2.4.2. Hạn chế của mô hình B2C: Nhóm 1 Trang 14
  15. Doanh nghiệp sẽ phải quan tâm đến việc thanh toán trực tuyến hoặc vận chuyển hàng hoá một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Giới thiệu hàng hoá cho khách hàng cũng không đơn giản chút nào, đặc biệt là đối với các loại hàng hoá "khó tính" như quần áo, đồ trang sức. Mô hình B2C đòi hỏi nguồn tài nguyên lớn từ nhân lực cho đến trang thiết bị. Sản phẩm của B2C là longtail bán trong thời gian dài dẫn đến tồn kho cao hoặc tỉ suất lợi nhuận thấp nếu không muốn tồn kho. Họ không chỉ cạnh tranh trực tiếp với nhau mà còn phải cạnh tranh gián tiếp với mô hình offline như siêu thị, chợ, cửa hàng. 2.5. Ứng dụng thực tiễn: Amazon – nhà bán lẻ toàn cầu Bên cạnh cửa hàng trực tuyến, amazon.com đã mở rộng hoạt động ra rất nhiều hướng khác nhau như: cửa hàng chuyên dụng, ví dụ như cửa hàng kỹ thuật, đồ chơi. Amazon.com cũng mở rộng dịch vụ biên tập trong nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua mạng lưới các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Amazon.com cũng mở rộng danh mục sản phẩm thêm hàng triệu đầu sách đã qua sử dụng và không còn xuất bản nữa. Amazon.com cũng mở rộng sang các sản phẩm ngoài sách bản, như liên kết với Sony Corp. Những đặc điểm nổi bật của cửa hàng trực tuyến của amazon.com là dễ tìm kiếm, dễ xem và đặt hàng; nhiều thông tin về sản phẩm, nhiều bài bình luận, đánh giá, nhiều giới thiệu, gợi ý hợp lý và chuyên nghiệp; danh mục sản phẩm rộng, phong phú, giá thấp hơn các cửa hàng truyền thống; hệ thống thanh toán an toàn và thực hiện đơn hàng chuyên nghiệp. Amazon.com liên tục bổ sung các tính năng khiến quá trình mua sắm trên mạng hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Mục “ Gift Ideas” đưa ra các ý tưởng về quà tặng mới mẻ, hấp dẫn theo từng thời điểm trong năm. Mục “ Community” cung cấp thông tin về sản phẩm và những ý kiến chi xẻ của khách hàng với nhau. Mục “ E-card” cho phép khách hàng chọn lựa và gửi những bưu thiếp điện tử miễn phí cho bạn bè, người thân của mình. Amazon.com đã và đang liên tục bổ sung thêm những dịch vụ rất hấp dẫn như trên cho khách hàng của mình. Amazon.com cũng mở rộng sang dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như sàn giao dịch và đấu giá điện tử. Amazon Auctions cho phép các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ tham Nhóm 1 Trang 15
  16. gia đấu giá trực tuyến trên khắp thế giới. Dịch vụ zShops cho các doanh nghiệp thuê gian hàng trên Amazon.com với mức phí hợp lý hàng tháng, cho phép các doanh nghiệp nhỏ hiện diện trên mạng và có thể sử dụng hệ thống thực hiện đơn hàng hàng đầu của Amazon.com. Khách hàng có thể mua sắm trên amazon.com từ PCs, cell phones, PDAs, Pocket PCs và dịch vụ điện thoại 121 của AT&T. Hệ thống CRM của Amazon.com hoạt động hiệu quả thông qua các hoat động one- to-one marketing. Từ năm 2002, khi khách hàng vào trang web của amazon từ lần thứ 2 trở đi, một file cookie được sử dụng để xác định khách hàng và hiển thị dòng chào hỏi “Welcome back, Tommy”, và đưa ra những gợi ý mua sắm dựa trên các hoạt động mua sắm trước đó của khách hàng. Amazon cũng phân tích quá trình mua sắm của các khách hàng thường xuyên và gửi những email gợi ý về các sản phẩm mới cho khách hàng. Thống kê ý kiến, đánh giá của khách hàng đối với các sản phẩm cho phép khách hàng đưa ra các lựa chọn chính xác và nâng cao lòng tin của khách hàng trong quá trình mua sắm tại Amazon.con hơn hẳn so với mua sắm truyền thống. Tất cả những nỗ lực này của Amazon.com nhằm tạo cho khách hàng sự thoải mái và yên tâm hơn khi mua hàng đồng thời khuyến khích khách hàng quay lại mua sắm tiếp. Bên cạnh công cụ tìm kiếm được xây dựng tinh tế và hiệu quả, amazon.com còn có hệ thống kho hàng khổng lồ giúp đem lại năng lực cạnh tranh hơn hẳn so với các đ ối thủ cạnh tranh. Từ năm 1997, Amazon.com triển khai hoạt động liên kết với các công ty khác, đ ến năm 2002 Amazon.com đã có hơn 500.000 đối tác hợp tác giới thiệu khách hàng cho Amazon.com với mức hoa hồng 3-5% trên các giao dịch được thực hiện. Từ năm 2000, Amazon.com cũng triển khai hoạt động hợp tác với nhiều đối tác khác như Carsdirect.com, Health and Beauty với Drugstore.com, Toys”R”Us, Amazon.com cũng ký hợp đồng với tập đoàn Borders Group Inc., cho phép khách hàng mua hàng trên amazon.com đến lấy hàng tại các cửa hàng của Borders. Ngược lại, Amazon.com cũng trở thành cửa hàng trên web của các tập đoàn bàn lẻ toàn cầu như Target và Circuit City. Amazon cũng có trang công cụ search của riêng mình tại địa chỉ a9.com Theo nghiên cứu của Retail Forward, Amazon.com được xếp hạng số 1 về bán lẻ trên mạng. Doanh thu năm 2003 đạt 5.3 tỷ USD, năm 2005 đạt gần 7 tỷ USD, chiến Nhóm 1 Trang 16
  17. khoảng 25% doanh số bán lẻ qua mạng. Theo đánh giá tình hình hoạt đ ộng của Amazon.com hiện có xu hướng tốt với chi phí đang giảm và lợi nhuận đang tăng dần. Hiện nay, Amazon.com đang có danh mục sản phẩm với 17 triệu đầu sách, nhạc và DVD/video và khoảng 20 triệu khách hàng, Amazon.com cũng có danh mục 1 triệu sách tiếng Nhật. Năm 2002, Amazon tuyên bố lần đầu tiên có lãi là quý 1 năm 2001. Năm 2003, tổng lãi thuần đạt 35 triệu USD. Đây có lẽ là thành công ban đầu và cũng là thử thách lớn nhất hiện nay của Amazon.com cũng như các công ty bán lẻ qua mạng khác. • Một vài điểm khác nhau giữa hai mô hình B2Bvà B2C: Đặc tính B2B B2C Tỷ lệ tham gia Cao đến rất cao Thấp đến trung bình Độ phức tạp của Phụ thuộc vào nhiều Đơn giản hơn – Tự quyết quyết định mua đối tượng định Thẳng đến người tiêu Kênh Qua nhiều trung gian dùng Thanh toán Giá trị lớn Giá trị nhỏ Đặc điểm hàng hóa Chuẩn hoặc không Chuẩn 3. Mô hình thương mại điện tử C2C: 3.1. Khái niệm về mô hình C2C: C2C (Consumer to Consumer) là hình thức thương mại điện tử giữa những người tiêu dùng với nhau. Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty/doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới. Các dạng mô hình kinh doanh của mô hình C2C: + Đấu giá trên một cổng, chẳng hạn như eBay, cho phép đấu giá trên mạng cho những mặt hàng được bán trên web (Tập đoàn eBay là một công ty Nhóm 1 Trang 17
  18. của Hoa Kỳ, quản lý trang Web eBay.com, một website đấu giá trực tuyến, nơi mà mọi người khắp nơi trên thế giới có thể mua hoặc bán hàng hóa và dịch vụ). + Hệ thống hai đầu là một giao thức chia sẻ dữ liệu giữa người dùng sử dụng diễn đàn nói chuyện với nhau và các hình thức trao đổi tập tin và tiền. + Quảng cáo phân loại tại một cổng (một thị trường mạng trao đổi qua lại nơi người mua và người bán có thể thương thuyết và với đặc thù “người mua hướng tới và muốn quảng cáo”). 3.2. Đặc điểm của mô hình C2C: Mô hình C2C chủ yếu là việc mua bán, trao đổi sản phẩm, dịch vụ giữa các cá nhân người tiêu dùng. 3.3. Lợi ích và hạn chế của mô hình C2C: 3.3.1. Lợi ích của mô hình C2C: Không tốn nhiều chi phi, nhanh, phạm vi quảng cao rộng, chỉ cần 1 website giới thiệu. 3.3.2. Hạn chế của mô hình C2C: Giao dịch trong mô hình C2C là sự giao dịch của hai người không quen biết nhau, chỉ thông qua một sàn giao dịch để thực hiện một cuộc mua ban. Do đo nguy cơ lừa đảo xảy ra với tỉ lệ rất lớn. 3.4. Ứng dụng thực tiễn của mô hình C2C: eBay - sàn giao dịch trực tuyến khổng lồ của thế giới eBay được thành lập năm 1995 bởi Pierre Omidyar với tư cách là trang web đấu giá trực tuyến. Trang web này thuộc về tập đoàn Echo Bay Technology, tập đoàn tư vấn của Omidyar. P. Omidyar cố gắng đăng kí tên domain là “EchoBay.com” song cái tên này đã được sử dụng, vì thế cái tên “eBay.com” ngắn gọn hơn ra đời. eBay đặt trụ sở tại San Joe, California. Hàng triệu những món hàng từ đồ sưu tầm, đồ trang trí nhỏ, vật dụng gia đình đến máy vi tính, đồ gỗ, thiết bị, xe cộ, v.v... được niêm yết, mua và bán mỗi ngày tại eBay.com. Một số mặt hàng rất hiếm và rất giá trị, trong khi những mặt hàng khác lại “đầy kho” và giá thì vô cùng rẻ tới mức có thể vứt bớt đi được nếu như không vì có rất nhiều khách hàng “hào hứng” trong việc đấu giá những món hàng đó. Điều đó Nhóm 1 Trang 18
  19. chứng tỏ rằng nếu có một thị trường đủ lớn, thì ắt sẽ có người đ ến mua và s ẽ mua bất cứ thứ gì. Công bằng mà nói, eBay đã “ cách mạng hoá” những sản phẩm lặt vặt bằng cách đem người bán và người mua lại với nhau tại một thị tr ường mang tính chất toàn cầu, nơi không ngừng diễn ra những cuộc đấu giá. Khách hàng của eBay ban đầu là những cá nhân rảnh rỗi, muốn tận dụng Internet đ ể bán hoặc mua nh ững món hàng mà bình thường ở các cửa hàng khác không có bán hoặc nếu có thì đi mua cũng mất thời gian, vì chúng chẳng có nhiều giá trị lắm. Nhưng điểm đặc biệt ở eBay là mọi thứ đều có thể đem vào đấu giá, bởi nhu cầu mua và bán của khách hàng trên Internet không giống như khách hàng tại những nơi đấu giá truyền thống. Bởi vậy, đầu tiên, eBay là trang web nơi chỉ có diễn ra các cuộc mua bán giữa cá nhân với cá nhân (C2C – consumer to consumer); sau này, khi nhận ra sức mạnh kinh doanh tại eBay, các hãng lớn như IBM cũng đưa sản phẩm mới nhất của mình lên đăng bán tại đây để tận dụng những tính năng đấu giá của eBay cũng như bán hàng tại các c ửa hàng giá cố định của eBay. Mô hình hoạt động kinh doanh: eBay xây dựng một cộng đồng giao dịch giữa cá nhân tới cá nhân (C2C) trên Internet, sử dụng mạng lưới toàn cầu world wide web, người mua và người bán được đưa lại gần nhau tại một nơi mà người bán được phép yết danh mục hàng hóa mình cần bán, người mua trả giá cho các mặt hàng mình quan tâm và tất cả những người sử dụng eBay đều xem xét các mặt hàng được niêm yết một cách hoàn toàn tự động. Các mặt hàng được sắp xếp theo hạng mục (topic), nơi mà mỗi loại hình đấu giá có các hạng mục riêng của nó. Hoạt động kinh doanh chính diễn ra trên eBay là đấu giá trực tuyến C2C, thành phần tham gia vào eBay trên thực tế phần lớn là các cá nhân và một phần là các doanh nghiệp nhỏ. eBay có cả mạng lưới kinh doanh có sắp xếp và toàn cầu truyền thống, nơi mà hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách truyền thống dưới các hình thức như chợ trời và nhiều hình thức khác, với các giao diện web riêng của mình. Điều này tạo sự dễ dàng cho người mua khai thác và giúp người bán nhanh chóng niêm yết một hàng hoá lên để bán chỉ trong vòng vài phút đăng kí. Nhóm 1 Trang 19
  20. Một cuộc đấu giá điện tử bao gồm niêm yết giá bán một mặt hàng cùng với ngày và giờ đóng cửa đấu giá. Người bán sẽ cung cấp một sự mô tả về hàng hoá và thường là có đi kèm với hình ảnh minh hoạ. Người bán có thể nêu cụ thể giá tối thiểu để bắt đầu đấu giá, một bid increment (giá cứng) và một giá reverse (giá lùi), mức giá này không để lộ cho người tham gia đấu giá biết, mặc dù người dự đấu giá vẫn được thông báo là giá reverse đã được “gặp” (met) chưa. Một sự trả giá bao gồm một giá ban đầu và một giá tối đa, giá này được eBay dùng để tăng mức giá Thường thì có rất nhiều sự trả giá trước khi một cuộc đấu giá kết thúc. Giao dịch giữa người bán và người trả giá cao nhất được diễn ra mà không có sự tham gia của eBay. Người bán và người mua được định dạng bằng tên tài khoản của họ hoặc địa chỉ email, mức độ tin cậy của họ có được là do các đối tác của họ trước đây cập nhật lại (feedback). Sự cập nhật thông tin này được tóm tắt và cả người bán lẫn người mua đều có thể xem được. eBay làm gì để đảm bảo tính trung thực và chính xác trong các giao dịch? eBay đã sử dụng hai kĩ thuật hỗ trợ để giúp hai bên giảm bớt nguy cơ lừa đảo. Đó là: + Hệ thống đánh giá độ tin cậy của những người tham gia : Sau mỗi cuộc mua bán, mỗi bên sẽ tự đánh giá đối tác của mình và gửi về quản trị của sàn. Sàn sẽ niêm yết và tổng hợp số điểm của mỗi bên. Như vậy nếu một thành viên buôn bán nhận được đánh giá tốt của 100 đối tác thì sẽ có uy tin hơn người chỉ có 10 đánh giá mà có đến 4 điểm xấu. Thường sẽ có những mức đánh giá sau: Thành viên mới, Thành viên cấp 1, 2, 3, Thành viên đồng, bạc, vàng và kim cương. + Sử dụng trung gian thanh toán: Sàn giao dịch hợp đồng với một tổ chức tài chính có uy tín thí dụ PayPal để cho người mua thay vì thanh toán trực tiếp cho người bán sẽ thanh toán qua PayPal. Công ty này sẽ thông báo cho người ban biết sẽ nhận được tiền bán hàng sau khi người mua báo đã nhận đ ược hàng. Nhóm 1 Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0