intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Chính sách đối ngoại II: Hình ảnh “bạn” của người Việt Nam trên tạp chí Cộng sản giai đoạn 1975-1979

Chia sẻ: Zxcvbnm Zxcvbnm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

60
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của tiểu luận trình bày một số tiêu chí chọn bạn; phân tích chi tiết các mối quan hệ bạn bè của Việt Nam; một vài nhận xét và đánh giá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Chính sách đối ngoại II: Hình ảnh “bạn” của người Việt Nam trên tạp chí Cộng sản giai đoạn 1975-1979

  1. HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ & NGOẠI GIAO ------***------ TIỂU LUẬN MÔN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI II Đề tài: HÌNH ẢNH “BẠN” CỦA VIỆT NAM TRÊN TẠP CHÍ CỘNG SẢN GIAI ĐOẠN 1975-1979 Hà Nội, 4/2018
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 NỘI DUNG 3 1. Tiêu chí chọn bạn 3 1.1. Một số thống kê 3 1.1.1. Tổng kết số lượng các bài: 3 1.1.2. Số lượng các bài theo vị trí 4 1.1.3 Thống kê số lượng những từ ngữ tiêu biểu: 7 1.2. Đánh giá chung 8 2. Phân tích chi tiết các mối quan hệ bạn bè của Việt Nam 9 2.1. Với Liên Xô 9 2.1.1. Định lượng 9 2.1.2. Mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô được phản ánh qua tạp chí Cộng sản giai đoạn 1975-1979 13 2.2. Với Trung Quốc 15 2.2.1. Định lượng 15 2.2.2. Định tính 17 2.3. Với các nước Đông Dương 20 2.3.1. Lào 20 2.3.1.1. Định lượng 20 2.3.1.2 Định tính 24 2.3.2. Cam-pu-chia 27 2.3.2.1. Định lượng 27
  3. 2.3.2.2. Định tính 31 2.4. Với các nước khác 34 2.4.1. Các nước XHCN khác 34 2.4.1.1. Định lượng 34 2.4.1.2. Định tính 38 2.4.2. Các nước Đông Nam Á khác 40 2.4.2.1. Định lượng 40 2.4.2.2. Định tính 40 2.4.3. Các nước đang đấu tranh giải phóng dân tộc 42 2.4.3.1. Định lượng 42 2.4.3.2. Định tính 45 2.4.4. Các dân tộc tiến bộ 47 2.4.4.1. Định lượng 47 2.4.4.2. Định tính 48 3. Đánh giá và nhận xét 50 KẾT LUẬN 52 PHỤ LỤC 54
  4. LỜI NÓI ĐẦU Năm 1975, Việt Nam vừa bước ra từ một cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Một kỉ nguyên mới đã mở ra trên đất nước Việt Nam: hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước đi vào xây dựng trong hòa bình, quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nâng cao uy tín vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Tranh thủ tình hình thuận lợi, Đảng và nhà nước Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế với nước ngoài, nhằm thu hút vốn, thiết bị kỹ thuật phục vụ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh chống lại bao vây cô lập. Từ năm 1975 đến năm 1977, Việt Nam đã thiết lập thêm quan hệ ngoại giao với 23 nước. Có thể thấy, quan điểm về bạn - thù của Việt Nam thời kỳ này được phân biệt khá rõ ràng. Chúng ta coi trọng hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa trong đó nổi bật lên là mối quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc, quan hệ đặc biệt với các nước Đông Dương, sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các chính phủ ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các nước Đông Nam Á vì hòa bình, độc lập, trung lập thực sự. Đồng thời, Việt Nam cũng ủng hộ cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dựa trên nguyên tắc quốc tế của nhân dân trên toàn thế giới. Trong giai đoạn từ 1978-1979 mặc dù có nhiều vấn đề nảy sinh, đặc biệt là vấn đề về Cam-pu- chia và Trung Quốc, tuy nhiên, yếu tố ý thức hệ và nêu cao ngọn cờ đấu tranh giai cấp vẫn hoàn toàn chi phối chúng ta thời kì này. Khi nghiên cứu về chính trị, ngoại giao của một nước, báo chí luôn cần thiết được tìm hiểu một cách rõ ràng và chi tiết. Đặc biệt với truyền thông báo chí tại Việt Nam không có báo chí tư nhân hữu, chính phủ vẫn giữ vai trò chủ đạo để định hướng cho báo chí, những tờ báo chủ chốt còn là kênh thông tin vô cùng quan trọng, thể hiện ý thức chính trị, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, định hướng dư luận. Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương
  5. Đảng Cộng sản Việt Nam, trước đây có tên là Tạp chí Học Tập ra đời vào năm 1955 trong hội nghị trung ương VII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tạp chí Cộng sản là đơn vị sự nghiệp trung ương của Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có chức năng là cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu phân tích những bài viết, thông tin có trong Tạp chí cộng sản là một cách hiệu quả để hiểu được chính sách của Đảng ta trong. Trong bài tiểu luận này, nhóm sẽ đưa ra một số thông kê, phân tích nội dung, từ ngữ của các bài báo ra hàng tháng trong các năm từ 1975-1979 để làm rõ định nghĩa của Việt Nam về bạn thời kì này, Việt Nam coi ai là bạn và phân tích những mối quan hệ đó. Cuối cùng nhóm sẽ kết luận, những yếu tố chi phối quan điểm về bạn của Việt Nam trong giai đoạn 1975 -1979.
  6. NỘI DUNG 1. Tiêu chí chọn bạn 1.1. Một số thống kê Theo nguồn tài liệu hiện có, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 60 số báo Tạp chí Cộng sản phát hành hằng tháng từ tháng 1/1975 đến tháng 12/1979. Đối tượng nghiên cứu chính mà chúng tôi hướng đến là quan điểm của các tác giả về yếu tố bạn đối với Việt Nam thời kì này và những đối tượng được Việt Nam coi là bạn. 1.1.1. Tổng kết số lượng các bài: Dưới đây là tổng kết các bài có xuất hiện đối tượng nghiên cứu: Năm Số bài 1975 28 1976 13 1977 17 1978 13 1979 20 Bảng 1.1.1. Số lượng bài có xuất hiện đối tượng nghiên cứu
  7. Biểu đồ 1.1.1. Số lượng bài có xuất hiện đối tượng nghiên cứu Có thể thấy rằng, một tháng trung bình có 12 số báo, trung bình năm là 144 số. Trong khi đó, số lượng bài có xuất hiện yếu tố bạn ít nhất là năm 1978 với 13 số, năm 1975 xuất hiện nhiều nhất với 28 số. Điều này cho thấy, các bài viết về bạn xuất hiện thường xuyên với số lượng tương đối lớn đặc biệt là năm 1975, khi chúng ta vừa giải phóng miền Nam, giành thắng lợi hoàn toàn, rất nhiều bài báo cáo kết quả cuộc chiến tranh miền Nam trong đó có bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các quốc gia xã hội chủ nghĩa anh em, dân tộc tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. 1.1.2. Số lượng các bài theo vị trí Bố cục thông thường của một cuốn Tạp chí Cộng sản:
  8. Một cuốn Tạp chí Cộng sản thường có 78-100 trang với khoảng 12 bài mỗi số. Trong đó bài đăng trang nhất thường là các bài xã luận, tiếp theo đó, phần trung tâm có thể là những bài báo cáo hoặc nghiên cứu về các vấn đề về xã hội, kinh tế, xây dựng và tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như đánh giá về các sự kiện quốc tế; trong các số của Tạp chí Cộng sản cũng có những bài giới thiệu sách, các diễn đàn khoa học và những bài phê phán tư tưởng của chủ nghĩa tư sản. Dưới đây là thông kê lượng các bài báo theo vị trí: Năm Bài đăng trang nhất Bài trung tâm Bài đăng trang cuối 1975 6 15 7 1976 1 12 0 1977 2 4 11 1978 3 8 2 1979 2 18 0 Bảng 1.1.2. Vị trí các bài báo có yếu tố “bạn” trong các số báo Tạp chí Cộng sản giai đoạn 1975-1979 Biểu đồ 1.1.2. Vị trí các bài báo có yếu tố “bạn” trong các số báo Tạp chí Cộng sản giai đoạn 1975-1979
  9. 1.1.3 Thống kê số lượng những từ ngữ tiêu biểu: Số lần xuất Số lần xuất hiện qua từng năm STT Từ khóa hiện tổng cộng 1975 1976 1977 1978 1979 1 “anh em” 128 61 16 15 8 28 2 “đồng chí” 76 12 3 27 2 32 3 “bạn” 33 17 1 0 2 13 4 tình bạn/tình cảm/ tình 130 47 5 27 17 34 hữu nghị/ tình đoàn kết 5 nhân dân tiến bộ 68 13 16 15 6 18 6 lực lượng xã hội chủ 40 7 15 5 5 8 nghĩa 7 phong trào giải phóng 111 4 12 50 0 45 dân tộc 8 ba nước Đông Dương 20 4 4 2 1 9 9 giúp đỡ/ủng hộ 164 45 37 41 9 32 10 hợp tác 35 7 8 6 1 13 11 xã hội chủ nghĩa 901 230 185 218 70 198 12 chủ nghĩa cộng sản/ 114 29 29 20 10 26 phong trào cộng sản 13 chủ nghĩa Mác - Lenin 80 16 12 28 13 11 14 ba dòng thác cách mạng 60 19 5 20 10 6 15 keo sơn 16 5 3 0 1 7 16 công nhân quốc tế/ 188 11 15 94 35 33 phong trào công nhân 17 đồng minh 15 1 7 2 1 4 Bảng 1.1.3. Thống kê số lượng những từ khóa tiêu biểu trong các số báo qua các năm
  10. Biểu đồ 1.1.3. Thống kê số lượng từ khóa tiêu biểu trong các số báo qua các năm 1.2. Đánh giá chung Có thể thấy, giữa bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe hai cực trên thế giới diễn ra vô cùng căng thẳng tiêu chí để Việt Nam coi là bạn thời kì này rất rõ ràng đó là các nước, các dân tộc chống lại “kẻ thù chung” đó là chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư sản mà đứng đầu là để quốc Mỹ. Cụ thể hơn, các đối tượng Việt Nam về bạn thời kì này bao gồm: - Các nước xã hội chủ nghĩa - Các nước Đông Dương - Các nước Đông Nam Á khác - Các nước tham gia phong trào giải phóng dân tộc và phong trào không liên kết. - Các dân tộc tiến bộ
  11. Tuy nhiên với mỗi một mối quan hệ, chúng ta lại có cách đánh giá khác nhau từ đó đưa ra những chính sách đối ngoại khác nhau. Các số liệu và lập luận sau đây sẽ đưa ra những phân tích làm rõ từng mối quan hệ. 2. Phân tích chi tiết các mối quan hệ bạn bè của Việt Nam 2.1. Với Liên Xô 2.1.1. Định lượng Số lần xuất Năm Số bài Tên bài hiện từ “Liên Xô” 1975 6 ● Nền kinh tế Liên Xô không ngừng phát triển 118 ● Thắng lợi vẻ vang của 30 năm đấu tranh giải phóng ● Dân tộc ta có đủ tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng, biến nước ta thành một nước văn mình, giàu mạnh ● Lăng Hồ Chủ tịch tượng trưng cho tình cảm của của toàn Đảng, toàn dân đối với vị lanh tụ vô cùng kính mến ● Nhật lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 2-9- 1975 ● 30 năm đấu tranh ngoại giao vì độc lập, tự do của tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội 1976 3 ● Chính sách đại đoàn kết và thắng lợi của cách mạng 92 Việt Nam. ● Nhân dân Liên Xô tiến mạnh trên con đường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa cộng sản ● Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam
  12. 1977 4 ● Tình hình thế giới sau thắng lợi của Việt - Nam và 158 thất bại của Mỹ ● Một tác phẩm quan trọng về tình hình thế giới và trách nhiệm quốc tế của Đảng ta ● Nhân dân Việt Nam quyết góp phần xứng đáng hơn nữa vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới ● Sáu mươi năm lớn mạnh không ngừng của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên. ● Cách mạng tháng Mười và Cách mạng Việt Nam. ● Những tiến bộ vượt bậc của Liên Xô qua các kế hoạch 5 năm 1978 3 ● Khẩu hiệu kỷ niệm lần thứ 33 Cách mạng tháng 132 Tám và Quốc khánh 2-9 ● Tất cả vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ● Cả nước một lòng bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 1979 13 ● Hãy làm tốt những nhiệm vụ cách mạng của năm 155 1979 ● Họ được gì từ khi trực tiếp ra tay ● Lời kêu gọi ● Chiến thắng oanh liệt ● Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi, giặc Trung Quốc xâm lược nhất định thất bại ● Cả loài người tiến bộ lên án Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam ● Kiên quyết đập tan âm mưu xâm lược của bọn phản
  13. độn Trung Quốc ● Nhân dân Lào kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình. ● Bài phát biểu của đồng chí Tố Hữu - Trưởng đoàn Việt Nam ở Hội nghị các bí thư Trung ương Đảng họp tại Béc-lin từ ngày 3 đến 5/7/1979 ● Ba mươi năm hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế ● Tiếp tục phấn đấu thực hiện di chúc thiêng liêng của Hồ chủ tịch ● Quan hệ kinh tế Việt-nam - Liên-xô ngày càng phát triển ● Về vấn đề Cam-pu-chia Bảng 2.1.1. Số lần xuất hiện của Liên Xô với vai trò là bạn của Việt Nam trong các số báo giai đoạn 1975-1979 Biểu đồ 2.1.1. Số bài viết nhắc tới Liên Xô với vai trò là “bạn” của Việt Nam trong các số báo giai đoạn 1975-1979
  14. 2.1.2. Mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô được phản ánh qua tạp chí Cộng sản giai đoạn 1975-1979 Trong thời kì đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, giành thắng lợi toàn văn cũng nhưng sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đi vào xây dựng trong hòa bình, Liên Xô vẫn luôn ủng hộ Việt Nam trong nhiều mặt về quốc phòng, về khôi phục và phát triển kinh tế,...Có thể thấy, ngay trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV” đã xác định chính sách đối ngoại của Việt Nam : “Đoàn kết và hợp tác toàn diện vối Liên Xô”. Đến năm 1978, Đại hội lần thức IV của Đảng (tháng 12-1976) đã nêu cao chủ trương với Liên Xô như là “ hòn đá tảng của chính sách đối ngoại” “ là nguyên tắc, là chiến lược”. Những quan điểm này được thể hiện rất rõ qua các bài viết xuyên suốt từ năm 1975 đến 1979 với 29 số báo viết về Liên Xô hoặc có xuất hiện yếu tố Liên Xô, từ Liên Xô xuất hiện 621 lần. Chúng ta luôn dành cho Liên Xô những lời lẽ hết sức tốt đẹp, Liên Xô luôn là cái tên được nhắc đến đầu tiên trong danh sách bạn của Việt Nam thời kì này. Những từ ngữ như “tinh thần hữu nghị anh em thắm thiết của Liên Xô với Việt Nam”, “ trước sau như một”, “biết ơn sâu sắc” “ cảm ơn” “đối với Liên Xô”, được xuất hiện liên tục trên các số báo, với những bài xã luận, báo cáo chính trị, báo cáo, phân tích. Xã luận Thắng lợi vẻ vang của 30 năm đấu tranh giải phóng (5/1975) viết “Nhân dân ta coi sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, của các phong trào giải phóng dân tộc, hòa bình và dân chủ trên thê giới là điều không thể thiếu được để giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”. Báo cáo của Nguyễn Duy Trinh- “ Nhân dân Việt Nam quyết góp phần xứng đáng hơn nữa vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới” có viết “Về đối ngoại, Việt nam ra sức tăng cường đoàn kết và hợp tác anh em với Liên Xô…”
  15. Hơn thế nữa, hình ảnh của Liên Xô luôn là người anh cả, là tấm gương trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là chỗ dưa vững chắc của các dân tộc anh em. Trong bài Nền kinh tế Liên Xô không ngừng phát triển số tháng 11/1975, có viết “Thắng lợi mà nhân dân Liên Xô đạt được là một bằng chứng hùng hồn về sức sống mạnh liệt và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, đã làm cho vị trí và uy tín của Nhà nước xô viết trên trường quốc tế ngày càng cao, góp phần tăng cường lực lượng của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Nhân kỉ niệm 60 cách mạng Tháng mười vĩ đại, loạt bài viết bày tỏ về tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với cách mạng tháng Mười bắt nguồn từ một trong những quy tắc của dân tộc “ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đồng thời đánh giá cao những kết quả đạt được trong phong trào cách mạng và công tác xây dựng Đảng, xây dựng đất nước của Việt Nam và Liên Xô. Đến năm 1978, Đại hội lần thức IV của Đảng (tháng 12-1976) đã nêu cao chủ trương với Liên Xô như là “ hòn đá tảng của chính sách đối ngoại” “ là nguyên tắc, là chiến lược”. Nói cách khác chính sách đối ngoại của Việt Nam đang nhất biên đảo sang Liên Xô. Cũng trong thời kì này, hai nước đã kí kết nhiều hiệp ước hữu nghị, việc Việt Nam gia nhập SEV và kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt - Xô là một bước ngoặt mang ý nghĩa chiến lược trong chính sách đối ngoại Việt Nam thời kì này. Chính vì những chuyển biến tốt đẹp đó trong quan hệ hai nước, hình ảnh Liên Xô trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết, các bài viết về Liên Xô liên tục xuất hiện trên các trang báo từ những năm 1977 đến năm 1979. Trong bài viết số tháng 4/1977 có ghi“Với những chiến công lừng lẫy có một không hai trong lịch sử. Với những kì tích vẻ vang trong lao động, nhân dân Liên Xô thật sự đã có những cống hiến cực kì to lớn cho loài người.” Trong bài viết tháng 10/1977 tác giả đồng ý với quan điểm trong báo cáo của Liên Xô “Chưa bao giờ nước ta có một tiềm lực kinh tế và khao học kĩ thuật hùng mạnh như thế. Chưa bao giờ chúng ta có một đạo quân to lớn gồm những cán bộ có trình độ cao như thế. Sức mạnh của Liên Xô chứng tỏ chủ nghĩa xã hội hơn hẳn chu nghĩa tư sản”
  16. 2.2. Với Trung Quốc 2.2.1. Định lượng Số lần Năm Số bài Tên bài được nhắc đến 1975 10 ● Công nghiệp nhẹ Trung Quốc trên đà phát triển 103 ● Đảng Lao động Việt Nam, Người lãnh đạo và tổ chức thắng lợi của Cách mạng Việt Nam ● Thắng lợi vẻ vang của 30 năm đấu tranh giải phóng ● Dân tộc ta có đủ tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng, biến nước ta thành một nước văn mình, giàu mạnh ● Hồ Chủ tích và Cách mạng giải phóng dân tộc ● Phát huy truyền thống Cách mạng tháng Tám, xây dựng Tổ quốc ta giàu mạnh ● Dưới ngọn cờ Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam ta hãy vững bước tiến lên ● Nhật lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 2-9-1975 ● 30 năm đấu tranh ngoại giao vì độc lập, tự do của tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ● Thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước 1976 2 ● Chính sách đại đoàn kết và thắng lợi của cách 13 mạng Việt Nam
  17. ● Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam 1977 4 ● Tình hình thế giới sau thắng lợi của Việt - 68 Nam và thất bại của Mỹ ● Một tác phẩm quan trọng về tình hình thế giới và trách nhiệm quốc tế của Đảng ta ● Nhân dân Việt Nam quyết góp phần xứng đáng hơn nữa vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới ● Trung-Quốc tích cực hiện đại hóa công nghiệp và nông nghiệp 1978 1 ● Cả nước một lòng bảo vệ vững chắc tổ quốc 5 Việt Nam xã hội chủ nghĩa 1979 10 ● Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi, giặc 137 Trung Quốc xâm lược nhất định thất bại ● Chiến thắng oanh liệt ● Cả loài người tiến bộ lên án Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam ● Kiên quyết đập tan âm mưu xâm lược của bọn phản động Trung Quốc (4/1979) ● Nhân dân Lào kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình ● Chính sách bành trướng và bá quyền nước lớn của Trung Quốc ở Đông Nam Châu Á Bảng 2.1.1. Số lần xuất hiện của Trung Quốc với vai trò là “bạn” của Việt Nam trong các số báo giai đoạn 1975-1979
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2