intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn học: Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực hồ Thác Bà

Chia sẻ: Lưu Hoàng Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

209
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận môn học: Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực hồ Thác Bà với mục tiêu đánh giá hiện trạng tài nguyên và môi trường lưu vực hồ Thác Bà. Xác định được các yếu tố xung đột, thiên tai xảy ra tại lưu vực hồ Thác Bà. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp xây dựng và phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn học: Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực hồ Thác Bà

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT TIỂU LUẬN MÔN HỌC Quản lý tổng hợp Tài nguyên và Môi trường Số tín chỉ: 03 Tên đề tài: "QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC HỒ  THỦY ĐIỆN THÁC BÀ" Sinh viên thực hiện: Lưu Hoàng nam Mã sinh viên: DTZ1358501010066 Giảng viên: Ths. Chu Thành Huy
  2. PHẦN MỞ ĐẦU 1­ Lý do chọn đề tài Hồ Thác Bà là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất nước ta, hồ nằm  trong lưu vực sông Chảy thuộc địa phận huyện Lục Yên và Yên Bình. Hồ  được khởi công xây dựng năm 1962, hoàn thành năm 1970 với mục đích  chính là phục vụ cho nhà máy thủy điện Thác Bà. Với diện tích mặt nước  rộng, mang tính chất gần như hồ tự nhiên, hồ Thác Bà có tiềm năng  phong phú về nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Điều kiện thổ nhưỡng, khí  hậu vùng hồ thuận tiện để phát triển cây rừng theo hướng đa dạng sinh  học, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp để phát triển kinh tế. Hồ Thác  Bà còn là nơi để phát triển du lịch với các hang động núi đá vôi lớn nhỏ,  cảnh thiên nhiên đẹp và những di tích đáng chú ý dự báo sẽ được phát  triển thành một khu du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn. Tuy có nhiềm tiềm năng như vậy nhưng hồ Thác Bà cũng tồn tại  không ít những rủi do về môi trường làm giảm đa dạng sinh học, gây ô  nhiễm môi trường như hoạt động đánh bắt cá và khai thác tài nguyên du  lịch ở khu vực này Vì vậy, với hi vọng giúp tỉnh Yên Bái có được luận cứ khoa học về  môi trường nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng khu vực hồ Thác Bà  nhưng vẫn duy trì được môi trường sinh thái sạch và môi trường phát  triển bền vững theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội tỉnh  Yên Bái giai đoạn 2011 – 2020”, tôi đã chọn đề tài “Quản lý tổng hợp tài  nguyên và môi trường lưu vực hồ Thác Bà”. 2­ Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng tài nguyên và môi trường lưu  vực hồ Thác Bà. Xác định được các yếu tố xung đột, thiên tai xảy ra tại 
  3. lưu vực hồ Thác Bà. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp xây  dựng và phát triển. Yêu cầu: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, tiềm năng hồ Thác Bà phát triển  kinh tế xã hội ảnh hưởng đến môi trường của khu vực. Tìm hiểu hiện  trạng quản lý tài nguyên môi trường lưu vực hồ Thác Bà. Đề xuất một số  giải pháp nhằm phát triển bền vững. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN  VÀ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC HỒ THÁC BÀ 1. 1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế ­ xã hội lưu vực Hồ Thác Bà 1.1.1. Vị trí địa lý Hồ Thác Bà, thuộc tỉnh Yên Bái, nằm sâu trong nội địa thuộc vùng núi  phía Bắc, có toạ độ địa lý lý 210 18’ 46”­ 220 17’ 22” vĩ độ Bắc, 1030 53’00” –  1050 06’17” kinh độ Đông. Trong đó khu trung tâm du lịch Hồ Thác Bà thuộc xã  Tân Hương, Huyện Yên Bình; cách thành phố Yên Bái khoảng 20 km.
  4. Hình 1: Ảnh vệ tinh hồ Thác Bà 1.1.2. Điều kiện tự nhiên ­ Là một trong ba hồ nước nhân tạo rộng nhất Việt Nam. ­ Được hình thành khi xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà.  ­ Diện tích: 23.400 ha.  ­ Gồm: 1.331 đảo với thảm thực vật và cảnh quan sinh thái đa dạng.  ­ Lượng mưa trung bình năm là 2.121 mm. Số ngày mưa trong năm là 136  ngày/năm, tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9 ­ Hồ có 2 loại đất chính là:  +Nhóm đất đỏ vàng (Feralit) chiếm phần lớn diện tích đất khu vực, đây là  loại đất hơi chua hàm lượng đạm thấp.  +Nhóm đất phù sa phân bố dọc sông Chảy và các con suối lớn, nhóm đất  này có địa hình bằng phẳng, giàu chất dinh dưỡng. Hồ Thác Bà  hồ nằm ở phía đông dãy Hoàng Liên Sơn có hướng nghiêng  từ Tây Bắc xuống Đông Nam, Hồ có nhiều đồi, đảo và hang động lớn nhỏ khác  nhau. Ở đây chủ yếu là địa hình đồi núi với những dãy núi đá vôi. Toàn  khu vực Hồ mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình  hàng năm từ 220C ­230C, độ ẩm không khí khoảng 85% ­ 87%. Đặc biệt mùa hè  khí hậu xung quanh hồ luôn thấp hơn các khu vực khác là 2­3oC nên luôn tạo ra  môi trường không khí mát mẻ tạo điều kiện cho sinh vật và thảm thực vật phát  triển tạo ra hệ sinh thái đa dạng. Hồ Thác Bà có hệ thống sông ngòi dày đặc. Trong lưu vực có 40 con suối  lớn nhỏ đều bắt nguồn từ núi cao, độ dốc lớn. 1.1.3. Điều kiện kinh tế ­ xã hội Dân cư sống xung quanh hồ thác Bà chủ yếu là dân tộc Nùng, xen kẽ là  dân tộc tày, kinh, dao… ở rải rác khắp huyện Lục Yên và Yên Bình. Dân tộc ở đây rất thành thạo trong khai thác đất đồi, rừng làm nương rẫy,  đất bằng trồng lúa nước. Ngành nghề thủ công truyền thống vẫn được duy trì  và phát triển như nghề mộc, nghề rèn, nghề đan nát. Dân tộc nơi đây sống rất  hoà nhập, chân thực, giàu chất lao động sáng tạo, bảo lưu được truyền thống  văn hoá của mình. Hoạt động kinh tế tại khu vực chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, nghề trồng lúa  nước, nghề trồng và chế biến chè, khai thác rừng. Bên cạnh đó là hoạt động  chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng còn với quy mô hộ gia đình. Nhìn chung cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào nghề nông và  khai thác nên cũng nhiều khó khăn. Nhưng họ lại giữ gìn được những bản sắc  dân tộc nên thu hút được sự chú ý của khách du lịch.
  5. Hồ Thác Bà rất có tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều các hòn đảo, núi đá  vôi, hang động, di tích danh lam thắng cảnh đẹp cần được đầu tư phát triển. Nơi đây người dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp với các sản  phẩm chủ yếu như lúa, chè, đánh bắt thủy sản… 1.1.4. Đặc điểm tài nguyên và môi trường lưu vực Hồ Thác Bà. * Tài nguyên khoáng sản Hồ Thác Bà có những loại tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng:  ­ Những dãy núi và những hòn đảo trong hồ có các loại khoáng sản đá vôi, đá  hoa. ­ Gần đây cũng phát hiện những khoáng sản lộ thiên như các loại quặng sắt. * Tài nguyên thuỷ sản Hồ thác Bà được biết đến là hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam, đổ vào là sông  Chảy với lượng phù sa và thức ăn cho thuỷ sinh vật phong phú, trong hồ có trên  130 loài cá. Hiện nay tỉnh đang thả thêm nhiều loại cá để phát triển thuỷ sản và  tạo ra một hệ sinh vật đa dạng trong hồ. *Tài nguyên rừng Trên những hòn đảo và những dãy núi trong hồ là những thảm thực vật và nhiều  loại cây rừng phát triển phong phú. Với điều kiện khí hậu thuận lợi nên trong  hồ có những dãy rừng già xanh tốt, ngoài ra cũng trồng các loại cây ăn quả trên  những hòn đảo tạo sự thu hút khách du lịch. *Tài nguyên du lịch:  Điểm hấp dẫn của hồ Thác Bà là 1.331 hòn đảo lớn nhỏ, tạo thành nhiều hang  động và cảnh đẹp cùng với công trình thủy điện xây dựng đầu tiên của Miền  Bắc Việt Nam vẫn còn lưu lại nhiều dấu tích của chiến tranh làm cho Thác Bà  là nơi du lịch lý tưởng của khu vực Tây Bắc. *Tài nguyên thủy điện Với diện tích lưu vực 6.170 km2 ; diện tích mặt thoáng 234 km2; dung tích hồ  chứa đạt 2,940 tỷ m3 nước; hồ dài trên 80 km thuộc hệ thống sông Chảy qua hai  huyện: Lục Yên, Yên Bình và nằm kề bên thành phố Yên Bái. Với chức năng  phát ba tổ máy với tổng công suất 108 MGW, đồng thời điều tiết nước tưới và  cắt lũ cho vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng. Theo đó, những tháng cuối năm  2014 sản lượng điện sản xuất ước đạt 207 triệu kWh, bằng 56% kế hoạch sản  lượng năm. Doanh thu ước đạt 162,65 tỷ đồng, lợi nhuận 89,29 tỷ đồng. Một số thông số về đập thủy điện Thác Bà  Diện tích lưu vực: 6.430km2.     Công suất lắp máy: 120MW.     Chiều cao lớn nhất của đập: 48m.     Chiều dài đỉnh đập: 657m.
  6.     Thể tích đập: 1,33 triệu m3.     Dung tích hữu ích của hồ chứa: 2.160.000.000 m3.     Dung tích toàn bộ của hồ chứa: 2.490.000.000 m3.     Diện tích mặt hồ ứng với MN bình thường: 235km2.     Chiều dài lớn nhất của hồ chứa: 60 km.     Cao trình MNBT: +58,0     Cao trình MN lũ 0,01%: +61,0     Cao trình MN lũ 0,1%: +59,65     Cao trình MN lũ 1%: +58,85     Mực nước chết: +46,0     Mực nước trước lũ: +50,3     Khả năng xả lũ lớn nhất: 3.650m3/s 1.1.5. Các mâu thuẫn, xung đột trong lưu vực Hồ Thác Bà Trong giai đoạn trước khi hình thành hồ, cần phải nắn dòng sông Chảy qua các  cửa tràn của nhà máy thủy điện. Để xây dựng nhà máy, tỉnh Yên Bái phải  chuyển dân cư mở một vùng đất cổ rộng lớn thuộc huyện Yên Bình và hạ  huyện Lục Yên nằm bên sông chảy phì nhiêu, mầu mỡ, có nền văn hoá truyền  thống. Tổng số xã phải di dời là 54 xã với gần 9.000 hộ và nhiều diện tích lúa,  hoa màu. Để có một hồ thuỷ điện Thác Bà như hôm nay, hơn năm vạn đồng bào trong  vùng lòng hồ di chuyển đi nơi khác. Vậy mà, hiện còn hàng trăm thôn, bản của  44 xã nơi đồng bào đến định cư gần 40 năm nay vẫn chưa được hưởng ưu đãi  đường điện, cho dù phải mua theo giá thị trường Việc xây dựng nhà máy thủy điện dẫn đến tác động tiêu cực lên đa dạng sinh  học do mất rừng và thay đổi môi trường sống. Việc chặn dòng chảy của sông  bởi con đập và mất rừng do xây dựng nhà máy thủy điện (công trường xây dựng  và hồ chứa). Quá trình xây dựng cũng mở ra nhiều cơ hội cho các kẻ săn bắn  động vật hoang dã trên một khu vực rộng lớn hơn, ví dụ như sử dụng những con  đường được xây dựng thêm 1.1.6. Các tai biến thiên nhiên và tai biến môi trường trong lưu vực Hồ Thác  Bà a. Tai biến thiên nhiên ­ Hạn hán:Nhưng tình trạng hạn hán gây tác động lớn đến các ngành kinh  tế của vùng. Dưới tác động của El Nino vào năm 2015, lượng nước về hồ  thấp làm giảm sản lượng điện của nhà máy thủy điện Thác bà. 
  7. Vào năm 2008 mực nước hồ ở cốt nước 46,74 m (cao hơn mực nước chết đúng  0,74 m), hiệu quả phát điện thấp, cho dù những ngày mưa lớn nước hồ chỉ dâng  lên đạt 47,8 m, suốt chiều dài hồ trơ ra những mảnh đất đỏ của trên 1.300 đảo  nhỏ cùng với những ngách nước cạn, khiến cho nhiều hoạt động vốn có trên hồ  bị đảo lộn Do nước hồ cạn, chương trình Khám phá du lịch hồ Thác Bà, nằm trong tổng  thể Lễ hội về nguồn năm 2008 do tỉnh Yên Bái đăng cai đã bị hoãn vô thời hạn. Ngay tại khu du lịch Tân Hương, cả đoàn tàu sắt và thuyền đạp nước nằm trơ  trên bến, không có bất cứ khách du lịch nào đến vui chơi giải trí, đang làm đau  đầu nhà đầu tư vì đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào khu du lịch này. Đây là một  mất mát cho tỉnh, khi mục tiêu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng nơi này đang  trở thành mục tiêu qua xa vời. Bị ảnh hưởng liên quan phải nói đến ngành thuỷ sản, khi theo quy luật vào  tháng sáu nước đã dâng cao để cho loài cá đẻ trứng dính vào các bãi đẻ tự nhiên  sinh sản thì đến nay không còn; trên 200 lồng cá của ngư dân vùng hồ phải kéo  về phía vùng nước sâu hơn, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt  cung cấp cho thành phố Yên Bái đang đến rất gần Hệ quả của nước cạn cũng đang báo động tình trạng đào đá quý trái phép gia  tăng tại vùng bán ngập, thậm chí có tư nhân dùng cả tàu hút để khai thác, tìm  kiếm đá quý trên vùng hồ, gây ra tình trạng lộn xộn về an ninh trật tự trong khu  vực.  Ngoài ra, do việc uốn nắn dòng chảy tự nhiên đã tác động dần vào các khu vực  tự nhiên xung quanh (sông, suối,…) Việc xả lũ hàng năm khiến vùng đất xung bị  xói mòn, dòng chảy lớn dễ gây ra hiện tượng lũ quét – tác động trực tiếp đến  đời sống con người.  ­ Mưa lũ, sạt lở đất: do địa hình dốc kèm theo việc trặt phá rừng bừa bãi,  khai thác trái phép khoáng sản ở các khu vực huyện Lục Yên  nên hiện  tượng lũ quét và sạt lở đất xảy ra thường xuyên và các tháng mùa mưa  gây thiệt hại người và tài sản Về môi trường nổi bật lên là hiện tượng rác thải. Quan sát tại lan can cầu Thác  Ông, cây cầu  dài khoảng trăm mét  cho thấy  dưới gầm cầu rác  thải còn đọng  lại rất nhiều mặc dù  trước đó mưa to  đã  cuốn rác trôi ra hạ lưu  sông Chảy.  Đặc biêt, khi Nhà máy Thủy điện Thác Bà đóng cửa xả, lòng sông cạn nước thì  các loại phế thải dày đặc trông đến ghê người. Đi xuôi trên đường về phía hạ 
  8. lưu thuộc các xã Hán Đà, Đại Minh, dễ thấy  rác rưởi, nilon bao tải… phủ đầy  lên bụi tre, lùm cây ven sông. 1.2 Hoạt động phát triển trên lưu vực hồ Thác Bà Bên cạnh các hoạt động nông lâm nghiệp xung quanh khu vực hồ Thác Bà thì  thủy điện Thác Bà đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ­ xã  hội của huyện Yên Bình, Lục Yên và toàn tỉnh Yên Bái. năm 2015, sản lượng điện sản xuất của công ty dự kiến đạt khoảng 340 triệu  kWh; doanh thu đạt 259,87 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 127,58 tỷ đồng. Đặc biệt, nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, năm  2015, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật đã thực hiện một số hợp đồng cung cấp dịch  vụ kỹ thuật cho các nhà máy thủy điện: Nậm Hóa 2, Cốc San, Nậm Na 3, Bảo  Lâm Trung Thu, Bắc Mê và Suối Chăn… đem lại doanh thu đáng kể. Đây cũng  là định hướng phát triển của trung tâm trong thời gian tới với mục tiêu trở thành  một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ đào tạo, vận  hành và sửa chữa nhà máy thủy điện. Nhìn chung, các hợp đồng do công ty đảm  nhiệm đều bảo đảm tiến độ, chất lượng, được các chủ đầu tư đánh giá cao, tạo  được uy tín và thương hiệu trên thị trường. Giai đoạn 2007­ 2015, việc thực hiện quy chế phối hợp giữa công ty cổ phần  thủy điện Thác Bà và công an tỉnh Yên Bái đã góp phần giữ vững an ninh chính  trị nội bộ ­ an ninh kinh tế, an toàn nhà máy, hồ chứa, giữ vững trật tự trên địa  bàn. Đây là điều kiện quan trọng để Thác Bà hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản  xuất ­ kinh doanh, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật; bảo đảm lợi ích của các cổ đông và  mức thu nhập cho người lao động. Tham gia phúc lợi xã hội và đóng góp đầy đủ  nghĩa vụ với nhà nước. Song song với hoạt động sản xuất ­ kinh doanh, Công ty CP Thủy điện Thác Bà  còn nỗ lực cùng địa phương giải bài toán an sinh xã hội. Theo đó, ngày 27/10  vừa qua, công ty đã phối hợp với xã Tà Xi Láng tổ chức lễ khánh thành và bàn  giao công trình lớp học cho Trường Mầm non Hồng Ngọc (xã Tà Xì Láng –  huyện Trạm Tấu – tỉnh Yên Bái). Đây là công trình được xây dựng từ ngày  21/7/2015 do công ty tài trợ 100%. Công trình có quy mô xây dựng 3 phòng học  đạt chuẩn với tổng diện tích hơn 180 m2. Các phòng học được trang bị đầy đủ 
  9. các thiết bị như bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, quạt điện và bảng từ với tổng trị  giá trên 1 tỷ đồng. CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI  TRƯỜNG  LƯU VỰC HỒ THÁC BÀ 1.1. Hiện trạng quản lý tài nguyên và môi trường trong lưu vực Hồ Thác  Bà 1.1.1. Hệ thống văn bản pháp quy hiện có Nghị định số 112/2008/NĐ­CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về  quản lý, bảo vệ khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường hồ chứa thuỷ điện,  thuỷ lợi Căn cứ Nghị định số 120/2008/NĐ­CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính  phủ về quản lý lưu vực sông Quyết định 2339/QĐ­UBND ngày 4/11/2015 của UBND tỉnh đã điều chỉnh, bổ  sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ́ ̣ ̀ ̣ ­ Quyêt đinh sô 198/QĐ­TTg ngày 10 tháng 2 năm 2011 vê viêc ban hanh Quy  ́ ̀ định vân hanh liên hô ch ̣ ̀ ̀ ứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang trong  mùa lũ hàng năm ­ Quyết định số 03 /2015/QĐ­UBND ngày 15 tháng 01  năm 2015 của Uỷ ban  nhân dân về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái ­ Nghị quyết 28/2013/NQ­HĐND về Quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng tài  nguyên nước tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ­ Chỉ thị số 24/CT­UBND của UBND Tỉnh Yên Bái : Về tăng cường các biện  pháp quản lý nguồn lợi thuỷ sản và khai thác cá Tiểu Bạc trên hồ Thác Bà 1.1.2. Hiện trạng phương thức quản lý Bộ tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái đã bám sát vào nhiệm vụ phát triển kinh  tế xã hội của UBND tỉnh và UBND các huyện. Đưa ra các nhiệm vụ cụ thể như  nghiêm cấm việc đánh bắt cá bằng mìn và kích điện. Đồng thời tham mưu cho  UBND tỉnh, UBND huyện tăng cường công tác quản lý khoáng sản, quản lý môi  trường. ­ Về triển khai và thực hiện dự án: Sở TNMT đã thực hiện công tác kiểm  tra, giám sát các dự án, công trình xử lý nước thải, xử lý rác thải trong khu  vực. Đặc biệt là khu vực hồ Thác Bà để phát triển triệt để ngành du lịch.
  10. ­ Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt nguồn tài nguyên, UBND các  cấp đã thực hiện công tác kiểm tra, điều tra các cơ sở khai thác trong khu  vực nhằm tìm ra các sai phạm trong quá trình khai thác cũng như hoạt  động sau khai thác. Tăng cường công tác an ninh phòng chống hiện tượng  chạt phá rừng bừa bãi, khai thác trái phép khoáng sản, làm ảnh hưởng đến  tự nhiên và môi trường khu vực hồ Thác Bà.  ­ Về quy hoạch sử dụng đất: Đưa ra các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất  đến năm 2020. Lập dự án cần thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử  dụng sang đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Thực  hiện đúng trình tự quy trình công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ  chức cá nhân trên địa bàn. Thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện  trạng sử dụng đất các xã, huyện và thị trấn   ­ Về bảo vệ môi trường: tiếp tục thực hiện mô hình thu gom, vận chuyển,  xử lý rác thải sinh hoạt tại các huyện trong đó có huyện Yên Bình. UBND tỉnh đã thực hiện các phương án đánh giá, quản lý các khoáng sản  chưa khai thác. Đồng thời phối hợp với UBND các huyện thực hiện công  tác bảo vệ, ngăn chặn nạn khai thác trái phép, vận chuyển, buôn bán, tiêu  thụ sản phẩm trái phép. Sở TNMT đã đưa ra 9 báo cáo đánh giá tác động  môi trường; 2 dự án cải tạo, phục hồi môi trường; 3 đề án bảo vệ môi  trường chi tiết. Nhưng bên cạnh sự chỉ thị của UBND các cấp, việc thực hiện các văn bản, chỉ  thị của địa phương vẫn chưa tốt kèm với sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan  chức năng. Vẫn còn các khu vực chịu ảnh hưởng của việc khai thác bừa bãi và  trái phép tài nguyên mà chưa được điều tra cụ thể.  Về tài nguyên nước, thủy văn và ứng phó với biến đổi khí hậu: UBND tỉnh cùng  với Sở TNMT đã phối hợp với các ngành, địa phương tiêm truyền nâng cao nhận  thức về biến đổi khí hậu. Rà soát nhu cầu sử dụng nước ngọt tại các xã vùng  núi. Phê duyệt phương án cắm mốc hành lang bảo vệ công trình thủy điện Hồ  Bốn, đề xuất phương án thu tiền công ty cổ phần thủy điện Thác Bà. Nhưng bên cạnh đó Sở thực hiện không đầy đủ việc quan trắc, giám sát  nguồn nước (mực nước, lưu lượng, chất lượng nước) trong quá trình khai thác,  sử dụng theo quy định của nội dung giấy phép và theo quy định tại Điều 16 của 
  11. Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ­BTNMT ngày  31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Số liệu về tài nguyên nước hồ  Thác Bà còn ít, nhiều bất cập và hạn chế. Về công tác phòng chống tác động thiên tai: UBND tất cả các xã, thị trấn họp và  chỉ đạo ban chỉ huy phòng chống lụt bão cơ sở thực hiện nghiêm phương án  phòng chống bão lũ; di dời khẩn cấp các hộ dân ở những vùng nguy hiểm đến  nơi an toàn. Thành lập các lực lượng cứu hộ cứu nạn cùng trung đội dân quân  tại các xã luôn thường trực sẵn sàng hỗ trợ khẩn cấp cho người dân trong mùa  lũ. Hạn chế tối đa thiệt hại của thiên tai tới kinh tế xã hội và con người. ­ Đối với nhà máy thủy điện Thác Bà thực hiện kiểm soát hợp lý lượng nước xả  để vào mùa khô không còn tình trạng thiếu nước, cụ thể như vào mùa khô mực  nước hồ cạn, nên duy trì mức nước ở 48­49 m thì Nhà máy thuỷ điện Thác Bà  luôn đạt được công suất tối đa là 120 MW/giây, còn nếu khai thác đến mực  nước ở dưới cốt 47 m thì công suất chỉ đạt 90 MW/giây, trong khi đó nhà máy  phải mở hết cửa xả, gây lãng phí nước 1.1.3. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý * Tích cực: ­ UBND tỉnh Yên Bái đã tăng cường việc tổ chức các hoạt động kiểm tra các  hoạt động khai thác đánh bắt cá của ngư dân đã hạn chế tình trạng khai thác bừa  bãi làm suy giảm sự đa dạng sinh vật của hồ Thác Bà. Làm ổn định chất lượng  cá trong hồ. ­ UBND huyện Yên Bình đã ban hành Nghị quyết số 05 ­ NQ/HU ngày 5/12/2006  về việc đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trên vùng hồ Thác Bà đồng  thời triển khai nhanh chóng các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và  thủy sản của tỉnh tới người dân. Đồng thời triển khai thực hiện phương thức  nuôi cá bán thâm canh trên hồ Thác Bà. Đã có nhiều hộ dân của huyện Yên Bình  phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân. Nhờ đó cũng một phần  làm giảm ảnh hưởng của con người đến môi trường tự nhiên. Công tác thanh tra: đã thực hiện được 51 cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành  pháp luật đối với tài nguyên và môi trường với 331 tổ chức, cá nhân, doanh  nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Xử lý vi phạm hành chính 10 đối tượng với tổng  số tiền xử phạt là 489,63 triệu đồng. Đã không còn tình trạng mất điện do thiếu nước ở đập thủy điện Thác Bà và  mùa hạn. Đồng thời vì thế các ngành kinh tế trong khu vực cũng được cải thiện  như ngành xi măng ở huyện Yên Bình * Hạn chế: 
  12. ­ Một số văn bản pháp lý liên quan đến quản lý Bảo vệ môi trường lưu vực hồ  nói chung đã ra đời song vẫn chưa có hiệu quả cao và còn chưa được phổ biến. ­ Sự phối hợp giữa các cơ quan ,ban, ngành và địa phương để giải quyết các vấn  đề về khu vực còn yếu. Quan niệm về trách nhiệm của địa phương, các ngành  về bảo vệ môi trường khu vực là chưa dầy đủ. Nhiều địa phương quan niệm  không đúng về mục đích bảo vệ môi trường lưu vực hồ Thác Bà, về vai trò và  trách nhiệm của địa phương trong tổ chức bảo vệ môi trường khu vực. ­ Các cán bộ hiện tại đang làm việc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phần lớn  năng lực còn yếu kém và chưa hoàn toàn đi sát với thực tế. ­ Trong việc bảo vệ tài nguyên rừng chính quyền địa phương chưa chỉ đạo  quyết liệt; các ban, ngành, đoàn thể chưa tích cực phối hợp với lực lượng kiểm  lâm và cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn, xử lý các đối tượng phá rừng. ­  Tổ chức bộ máy của ngành tài nguyên và môi trường cấp huyện, xã còn rất  thiếu về số lượng và yếu về chất lượng cần bộ chuyên môn, chưa đáp ứng  được yêu cầu của công tác quản lý môi trường trên địa bàn. Nguồn kinh phí đầu  tư cho lĩnh vực môi trường còn thiếu. ­ Chưa có chính sách, quy hoạch cụ thể các vùng trong khu vực dẫn đến tình  trạng có ít nhà đầu tư xây dựng nhà máy xí nghiệp tại vùng như ngành du lịch  sinh thái hồ Thác Bà chưa được các nhà đầu tư tập trung xây dựng phát triển do  tình trạng ô nhiễm nước hồ vẫn chưa được giải quyết triệt để. 1.2. Các định hướng chính trong quản lý tổng  hợp tài nguyên và môi  trường lưu vực hồ Thác Bà ­ Thường xuyên tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm  tài nguyên rừng; kiểm tra, theo dõi khai thác gỗ theo giấy phép và các xưởng chế  biến gỗ theo quy định.  ­ Các định hướng và chính sách cụ thể đối với đồng bào dân tộc ít người; các  giải pháp và phương án phát triển nông, lâm nghiệp cụ thể nhằm bảo vệ môi  trường và an toàn dân sinh, hạn chế các tác động của lũ quét, sạt lở và các giải  pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu; ­ Cần đưa ra những định hướng cho quy hoạch bảo vệ môi trường, trong đó đặc  biệt lưu ý việc quy hoạch xây dựng các công trình xử lý chất thải trên cơ sở  nhận dạng, dự báo đầy đủ về chủng loại và tổng thải lượng của các loại chất  thải theo từng kịch bản phát triển kinh tế ­ xã hội của 2 huyện; ­ Ban Quản lý dự án bảo vệ và phát triển rừng cần kết hợp với UBND huyện  thực hiện việc trồng rừng trên địa bàn cung cấp đầy đủ cây giống: mỡ, keo, lát,  xoan cho bà con.
  13. ­ Hiện nay hệ thống văn bản pháp quy phục vụ cho quản lí tổng hợp tài nguyên  và môi trường theo lãnh thổ còn hạn chế, để tạo hành lang pháp lý vững chắc  cho vấn đề quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường cần ban hành các văn bản  pháp luật  ­ Cộng đồng địa phương là chủ nhân thực sự của mỗi lãnh thổ, phương thức  khai thác, các hoạt động sinh hoạt hằng ngày có thể tác động trực tiếp đến  nguyên môi trường. Do đó cần phải có các hoạt động giáo dục, tuyên truyền,  nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng vê vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên  và bảo vệ môi trường.  ­ Tập trung nâng cao hiệu quả điều hành các hồ chứa thuộc Quy trình vận hành  liên hồ; giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo  dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt; xác định dòng chảy tối thiểu  trên lưu vực sông Chảy. ­ Nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ công tác thẩm định hồ sơ cấp phép,  đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử lý việc thực hiện các quy định của  giấy phép ­ Tăng cường công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, triển khai xây dựng  các trạm quan trắc tài nguyên nước, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu  quốc gia về tài nguyên nước; đẩy mạnh công tác quy hoạch, trước hết là triển  khai quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Hồ Thác Bà là hồ nhân tạo lớn nhất miền Bắc. Được ví như vịnh Hạ Long trên  núi. Tỉnh Yên Bái cần nhận ra tiềm năng to lớn của hồ Thác Bà để có thể khai  thác phát triển kinh tế xã hội. Nhưng bên cạnh việc đầu tư phát triển cũng  không ngừng kiểm tra, đánh giá, khắc phục sự cố tác động đến môi trường khu  vực hồ Thác Bà đồng thời nâng cao chất lượng đời sống cho người dân sống  trong khu vực quanh hồ nhằm tận dụng tối đa lợi ích phát triển kinh tế ­ xã hội,  an ninh quốc phòng và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2