intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Quá trình lưu thông Tư bản chủ nghĩa: Phân tích mối quan hệ giữa ba hình thái tuần hoàn - Ý nghĩa và định hướng vận dụng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:38

81
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận tìm hiểu tuần hoàn của tư bản; mối quan hệ giữa ba hình thái tuần hoàn của tư bản; ý nghĩa và định hướng vận dụng. Mời các bạn cùng tham khảo tiểu luận để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Quá trình lưu thông Tư bản chủ nghĩa: Phân tích mối quan hệ giữa ba hình thái tuần hoàn - Ý nghĩa và định hướng vận dụng

  1. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Lý luận tuần hoàn của tư bản được C.Mác nghiên cứu trong phần thứ nhất ở  quyển II của Bộ Tư bản, với tiêu đề: “Những biến hoá hình thái của tư bản và   tuần hoàn của những biến hoá hình thái ấy”. Trong phần này, C.Mác nghiên cứu  sự vận động của tư bản cá biệt. Trong sự vận động đó, tư bản lần lượt  “mang”  những hình thái khác nhau: hình thái tiền; hình thái sản xuất; hình thái hàng hoá mà  nó  “khoác lấy rồi lần lượt trút bỏ  đi trong quá trình lặp lại sự  tuần hoàn của   nó”1. Đối tượng nghiên cứu của phần này cũng đã được C.Mác đề cập một cách rõ  ràng thông qua kết cấu gồm 6 chương. Ba chương đầu nghiên cứu ba hình thái   tuần hoàn của tư bản xét một cách riêng biệt. Chương IV tổng hợp lại nghiên cứu  sự vận động của tư bản trong sự thống nhất của cả ba hình thái tuần hoàn đó. Ở  bốn chương này, C.Mác áp dụng phương pháp trình bày đi từ  trừu tượng tới cụ  1 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 46  1
  2. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ thể, từ phân tích tới tổng hợp. Trong bốn chương đầu: sự  vận động của tư  bản  được phân tích qua các hình thái tuần hoàn, phân tích về mặt logic; chương V và   chương VI cũng phân tích sự vận động tuần hoàn của tư bản, nhưng từ một góc  độ  khác, gần với thực tiễn, phân tích về  mặt lịch sử  hiện thực. Như  vậy, vận   động hay tuần hoàn của tư bản được phân tích cả từ góc độ logic và lịch sử.  Nghiên cứu mỗi hình thái tư  bản, mỗi hình thái tuần hoàn của tư  bản một   cách độc lập – để làm sáng tỏ đặc điểm, tính chất độc đáo của tư bản trong mỗi   giai đoạn, trong mỗi quá trình vận động tuần hoàn của tư  bản. Nhưng sau khi   nghiên cứu mỗi hình thái của tuần hoàn một cách riêng biệt, phải nghiên cứu tổng   hợp cả  ba hình thái của tuần hoàn trong mối tương quan, liên hệ  lẫn nhau giữa   chúng, để  tìm ra được đặc điểm chung của các hình thái, vì mỗi hình thái tuần   hoàn vừa nêu lên đặc điểm, đặc thù của nó, vừa che giấu đặc điểm, đặc thù của  hình thái tuần hoàn khác. Đồng thời, thông qua quá trình tổng hợp, có thể  hiểu   được một cách toàn diện đặc điểm tuần hoàn của tư  bản. Việc nghiên cứu mối   quan hệ giữa ba hình thái tuần hoàn của tư bản có ý nghĩa hết sức quan trọng cả  về mặt lý luận lẫn thực tiễn, để từ đó có những định hướng vận dụng trong hoạt   động sản xuất, kinh doanh hiện nay. Trong phạm vi tiểu luận học phần Quá trình lưu thông Tư bản chủ nghĩa,  học viên thực hiện đề tài tiểu luận với chủ đề: “Phân tích mối quan hệ giữa ba   hình thái tuần hoàn. Ý nghĩa và định hướng vận dụng”. 2
  3. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ PHẦN NỘI DUNG I. TUẦN HOÀN CỦA TƯ BẢN 1. Khái niệm Tuần hoàn của tư bản Lý luận tuần hoàn tư  bản nghiên cứu hình thái vận động của tư  bản, các  giai đoạn và các hình thái của tư  bản trong quá trình vận động, tức nghiên cứu   mặt chất vận động của tư bản. Tuần hoàn của tư  bản nghiên cứu sự  vận động của tư  bản cá biệt. Trong  sự  vận động của mình, tư  bản lần lượt “mang” những hình thái khác nhau, mà   nó khác lấy rồi lại trút bỏ đi trong quá trình lặp lại sự tuần hoàn của nó. Sở  dĩ,   nói tư bản là sự  vận động bởi, giá trị  tư  bản luôn luôn khoác lấy hình thái này,  3
  4. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ rồi trút bỏ  đi để  chuyển sang hình thái khác. Nhưng sự  vận động của tư  bản là  sự  vận động vòng tròn và liên tục, những vòng tuần hoàn không ngừng nối tiếp  nhau. Vì vậy mỗi biến hóa hình thái tư  bản có thể  vừa là điểm bắt đầu, vừa là  điểm giữa, vừa là điểm kết thúc của quá trình vận động liên tục của tư  bản và  quá trình vận động liên tục của tư bản đều phải trải qua ba hình thái. Đó là sự  vận động tuần hoàn của tư bản. Do đó, không những có ba hình thái của tư bản  mà còn có ba hình thái tuần hoàn của tư bản (mỗi hình thái tư bản đều vận động   tuần hoàn) Ngoài ra, các hình thái tư  bản không những nối tiếp nhau, mà còn tồn tại   bên cạnh nhau. Trong mỗi doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa, tư bản đồng thời vừa  tồn tại dưới hình thái tư  bản tiền tệ, vừa dưới hình thái tư  bản sản xuất, vừa   dưới hình thái tư  bản hàng hóa. Tư  bản tồn tại dưới các hình thức nói trên đều   đang  ở  trong trạng thái vận động, tức là đang trong quá trình tuần hoàn của nó.  Đồng thời, quá trình tuần hoàn của tư  bản trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn  thuộc lĩnh vực lưu thông và một giai đoạn thuộc lĩnh vực  sản xuất  và chúng  thống nhất với nhau, trong đó, lĩnh vực sản xuất giữ  vai trò quyết định. Trong  mỗi giai đoạn, giá trị tư bản đều nằm trong một hình thái đặc thù tương ứng với   một chức năng nhất định. Trong sự vận động ấy, giá trị  ứng trước không những  được bảo tồn, mà còn lớn lên, còn tăng thêm về lượng nữa và đến giai đoạn kết   thúc, giá trị ứng trước quay trở về chính ngay hình thái ban đầu của nó.  Như  vậy, tuần hoàn của tư  bản là quá trình vận động của tư  bản trải qua   ba giai đoạn, mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng, để rồi quay trở lại điểm  xuất phát ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn lớn lên 2. Ba hình thái tuần hoàn của tư bản 2.1. Tuần hoàn của tư bản tiền tệ + Công thức tuần hoàn của tư bản tiền tệ: T ­ H... Sx ... H' ­ T' 4
  5. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ + Đặc điểm của tuần hoàn tư bản tiền tệ : Một là, điểm xuất phát là T và kết thúc là T' nói lên rằng: giá trị trao đổi chứ  không phải giá trị sử dụng, là mục đích tự thân quyết định sự vận động. Chính vì   vậy, tuần hoàn của tư  bản tiền tệ biểu thị một cách rõ rệt nhất: động cơ, mục   đích của vận động tư  bản là giá trị  tăng thêm giá trị, T đẻ  ra t.  Trong tuần hoàn  này, T là phương tiện ứng ra trong lưu thông, T' là mục đích đạt được trong lưu  thông, nên hình như lưu thông đẻ ra giá trị lớn hơn; còn sản xuất chỉ là một khâu  trung gian không thể tránh được, một "tai vạ" cần thiết để làm ra T. Hai là, trong tuần hoàn này, giai đoạn sản xuất biểu hiện như một thủ đoạn  đơn thuần để làm cho giá trị ứng trước tăng thêm giá trị; do đó, làm giàu để  làm  giàu là mục đích tự thân của việc sản xuất. Ba là,  trong tuần hoàn này, việc giá trị  đẻ  ra giá trị  thặng dư  (m)   không  những biểu hiện ra thành điểm đầu và điểm cuối của quá trình, mà còn trực tiếp  biểu hiện ra dưới hình thái chói lọi của tiền nữa. Bốn là, tuần hoàn T... T' không nói lên rằng: khi tuần hoàn được lặp lại, thì   lưu thông của t tách rời lưu thông của T. Vì thế, nếu chúng ta tách riêng một  vòng tuần hoàn của tư bản tiền tệ mà xét, thì về mặt hình thức, nó chỉ biểu hiện  quá trình tăng thêm giá trị và quá trình tích luỹ mà thôi. Như vậy, quá trình tuần  hoàn của tư bản là sự thống nhất giữa lưu thông và sản xuất. C.Mác khẳng định:  tư bản sinh ra trong lưu thông, đồng thời không sinh ra trong lưu thông.  Tuần hoàn của tư  bản tiền tệ  là hình thái phiến diện nhất, che giấu nhất   quan hệ bóc lột TBCN; đồng thời nó là hình thái nổi bật nhất và đặc trưng nhất   trong các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Mục tiêu và động cơ của  tuần hoàn này: giá trị tăng thêm giá trị, T đẻ  ra t trực tiếp bộc lộ ra. Do đó, tuần  hoàn của tư bản tiền tệ là hình thái mang những đặc điểm chung của tuần hoàn  của tư bản công nghiệp. Nên nó là chìa khóa để hiểu tuần hoàn của các hình thái   5
  6. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ khác.  Mác viết  “Vì vậy, tuần hoàn của tư  bản tiền tệ  là hình thái phiến diện   nhất, và chính do đó mà nó là hình thái nổi bật nhất và đặc trưng nhất trong các   hình thái của tuần hoàn của tư bản công nghiệp ; mục tiêu và động cơ của tuần   hoàn này – làm tăng thêm giá trị, làm ra tiền và tích lũy tiền – trực tiếp biểu lộ   ra trước mắt (mua để bán đắt hơn)”2. Tuần hoàn của tư bản tiền tệ chỉ trở thành  hình thái đặc thù của tuần hoàn tư bản công nghiệp trong chừng mực một tư bản  mới hoạt động được  ứng ra lúc ban đầu bằng T, sau đó thu về  cũng dưới hình  thái T. Mác đưa ra một kết luận: “Chừng nào mà tuần hoàn của tư bản tiền tệ   bao giờ  cũng bao hàm việc làm cho giá trị  ứng trước tăng thêm giá trị, thì tuần   hoàn đó bao giờ cũng là biểu hiện chung của tư bản công nghiệp”3. Tuần hoàn  của tư bản tiền tệ có thể là tuần hoàn đầu tiên của một tư bản nhất định, có thể  là tuần hoàn cuối cùng, và nó có thể xem là hình thái của tổng tư bản xã hội. Tuần hoàn của tư bản tiền tệ, mà kết quả là T' = T + t có cái bề ngoài làm   người ta dễ bị nhầm lẫn; nó mang một tính chất lừa dối, do chỗ giá trị ứng trước  đã tăng thêm, giá trị  tồn tại  ở  đây dưới hình thái ngang giá của nó là T. Tuần   hoàn này không nhấn mạnh việc giá trị  tăng thêm giá trị  như  thế  nào? mà nhấn  mạnh hình thái tiền, một lượng T lớn hơn được rút ra từ  lưu thông. Vì vậy, dễ  làm người ta lầm lẫn là lưu thông đẻ  ra giá trị  lớn hơn.  Tuần hoàn của tư  bản  tiền tệ  lặp đi lặp lại không ngừng, thì trong nó đã bao hàm tuần hoàn của hình   thái tư bản khác.  2.2. Tuần hoàn của tư bản sản xuất + Công thức chung của tuần hoàn tư bản sản xuất: SX ... H' ­ T' ­ H ... SX  + Đặc điểm của tuần hoàn tư bản sản xuất: 2 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 95 3 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 96 6
  7. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ Một là, phản ánh sự  hoạt động lặp đi lặp lại theo chu kỳ  của tư  bản sản   xuất. Hai là, nó chỉ rõ tư bản hàng hóa từ quá trình sản xuất mà ra, là kết quả trực  tiếp của sản xuất, còn tư bản tiền tệ là kết quả của việc thực hiện tư bản hàng  hóa, đồng thời là phương tiện mua, chuẩn bị  các yếu tố  cho quá trình sản xuất  mới. Nghĩa là, tư  bản tiền tệ chỉ  làm môi giới cho tư  bản hàng hóa chuyển hóa  thành tư bản sản xuất. Ba là, tuần hoàn của tư bản sản xuất vạch rõ nguồn gốc của tư bản là quá  trình sản xuất mà ra. Nhưng nó không biểu thị việc sản xuất ra m. Dù là SX' hay   SX (mở  rộng hay giản đơn) kết cục nó cũng chỉ  xuất hiện dưới hình thái cần   thiết để  làm chức năng tư  bản sản xuất, thực hiện quá trình tái sản xuất, nó   không hề chỉ ra mục đích vận động của tư bản là làm tăng giá trị. Do đó, người   ta dễ lầm rằng mục đích của nó chỉ là sản xuất, có trao đổi cũng là trao đổi sản  phẩm để sản xuất được liên tục. 2.3. Tuần hoàn của tư bản hàng hóa + Công thức chung của tuần hoàn tư bản hàng hóa: H' ­ T' ­ H ... SX ... H' + Đặc điểm của tuần hoàn tư bản hàng hóa: Một là, khác với các hình thái tuần hoàn trước, trong tuần hoàn của tư bản   hàng hóa: toàn bộ lưu thông với hai giai đoạn của nó mở đầu tuần hoàn.  Hai là, khi tuần hoàn I và II lặp lại, thì ngay cả khi những điểm kết thúc T'   và SX' là khởi điểm của tuần hoàn mới, người ta cũng không còn thấy hình thái  dưới đó T' và SX' đã được sản sinh ra. Còn tuần hoàn III thì điểm xuất phát bao   giờ  cũng là H', dù là tái sản xuất giản đơn vì tuần hoàn của tư  bản hàng hóa   không phải bắt đầu đơn thuần bằng một giá trị ­ tư bản, mà bằng một giá trị ­ tư  bản đã được tăng lên và nằm dưới hình thái H. Do đó, ngay từ  đầu nó đã bao  hàm tuần hoàn không những của giá trị ­ tư bản dưới hình thái hàng hóa, mà còn  7
  8. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ bao hàm cả tuần hoàn của m nữa, tức ngay từ đầu nó đã biểu thị là hình thái của  sản xuất hàng hóa TBCN Ba là, xuất phát là H', kết thúc cũng là H'. Do đó, đặt ra vấn đề đòi hỏi phải   thực hiện H', tức đòi hỏi phải vận động liên tục   Bốn là, trong tuần hoàn này ­ khác với 2 tuần hoàn trước ­ điểm xuất phát là  H' (giá trị ­ tư bản đã được tăng thêm giá trị), chứ không phải giá trị ­ tư bản ban   đầu còn đang chờ  tăng thêm giá trị. Như  vậy, ngay từ  điểm xuất phát H', nó đã  biểu hiện quan hệ TBCN vì ngay từ đầu tuần hoàn đã bao gồm  cả tuần hoàn của  giá trị ­ tư bản lẫn tuần hoàn của giá trị thặng dư m Năm là, trong tuần hoàn I và II: điểm kết thúc (T' và SX) là kết quả của sự  chuyển hóa hình thái tư bản trước đó. Còn trong tuần hoàn III: H' điểm kết thúc  tuần hoàn là kết quả của sự chuyển hóa không những đụng chạm đến hình thái  chức năng của tư  bản, mà còn đụng chạm cả đến đại lượng giá trị  của tư  bản   nữa. Sự chuyển hóa là kết quả không phải của một sự đổi chỗ thuần tuý có tính  chất hình thức thuộc về  quá trình lưu thông, mà là kết quả của một sự  chuyển  hóa hiện thực mà hình thái sử dụng và giá trị của những thành phần hàng hóa của   tư bản sản xuất đã trải qua trong quá trình sản xuất. Sáu là, trong tuần hoàn này (H' ­ T' ­ H ... SX ... H') thì H vừa là điểm xuất  phát,  vừa là  môi giới trung gian,  vừa là  điểm cuối cùng, điều đó chứng tỏ: sự  vận động này không phải là của một tư bản hàng hóa, mà là sự vận động xen kẽ  của nhiều tư bản hàng hóa cá biệt, nghĩa là sự vận động của tổng tư bản xã hội:  các tư bản cá biệt xen kẽ nhau, làm điều kiện cho nhau. Bảy là, tuần hoàn của tư bản hàng hóa mang tính chất che giấu. Nó là hình   thái nổi bật tính liên tục của lưu thông. Song, do quá nhấn mạnh tính liên tục  của lưu thông hàng hóa, nên người ta có ấn tượng rằng: hình như tất cả mọi yếu  tố cho sản xuất đều do lưu thông hàng hóa mà ra và chỉ gồm có hàng hóa mà thôi. 8
  9. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ II. MỐI  QUAN HỆ  GIỮA BA  HÌNH THÁI TUẦN  HOÀN CỦA TƯ  BẢN Trên cơ sở phân tích các hình thái, C.Mác đã dành ra chương 4 trong Quyển   II của Bộ Tư bản để tổng hợp 3 hình thái tuần hoàn, nhưng ở đây không phải là  sự  tổng hợp giản đơn, mà là sự  thống nhất biện chứng 3 hình thái; đồng thời   phát hiện những đặc điểm mới. Mác viết: “Nếu lấy Lt để chỉ tổng quá trình lưu thông, thì ba hình thái của   tuần hoàn có thể được trình bày như sau: I) T­H…Sx…H’­T’ II) Sx…Lt…Sx III) Lt…Sx(H’) Nếu chúng ta xét toàn bộ  cả  ba hình thái, thì tất cả  các tiền đề  của quá   trình tuần hoàn đều là kết quả  của nó, là tiền đề  do bản thân nó tạo ra. Mỗi   một yếu tố đều là điểm xuất phát, điểm quá độ và là điểm quay trở lại. Toàn bộ   quá trình biểu hiện ra thành sự  thống nhất của quá trình sản xuất và quá trình   lưu thông; quá trình sản xuất trở thành khâu trung gian của quá trình lưu thông   và ngược lại”4 1. Tuần hoàn của tư  bản công nghiệp là sự  thống nhất của sản xuất   và lưu thông  “Bây giờ chúng ta nghiên cứu toàn bộ  vận động T­H … SX … H’­T’, hay   hình thái đầy đủ của nó:             SLĐ                                T­ H                      …   SX …  H’(H+h) ­ T’(T+t)                                                   TLSX  4 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 154 9
  10. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ Ở đây, tư bản là một giá trị thông qua một chuỗi liên tiếp những biến hoá có   quan hệ  lẫn nhau, quyết định lẫn nhau, một chuỗi những biến hoá hình thái cấu   thành cũng một chuỗi thời kỳ hay giai đoạn giống như  thế  trong tổng quá trình.  Trong các giai đoạn đó, có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông, còn một giai   đoạn nữa thì thuộc lĩnh vực sản xuất. Trong mỗi giai đoạn như vậy, giá trị tư bản  đều nằm trong một hình thái đặc thù tương ứng với một chức năng đặc thù, đặc   biệt”5. Như  vậy, sự  vận động này trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn đầu T ­ SX và   giai đoạn cuối H’­ T’ nằm trong lưu thông hàng hoá, còn giai đoạn SX ­ H’ thuộc   lĩnh vực sản xuất hàng hoá TBCN. Cả ba giai đoạn này thống nhất với nhau hay  nói cách khác sản xuất và lưu thông thống nhất với nhau: sản xuất làm trung   gian cho lưu thông và ngược lại. C.Mác còn viết: “Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành một cách bình   thường chừng nào các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng chuyển từ  giai   đoạn này sang giai đoạn khác. Nếu tư bản ngừng lại trong giai đoạn thứ nhất T­   H, thì tư bản tiền tệ sẽ đọng lại thành tiền tích trữ, nếu tư bản ngừng lại trong   giai đoạn sản xuất thì một bên, tư liệu sản xuất sẽ nằm im không hoạt động và   trong khi đó ở bên kia, sức lao động sẽ không có việc làm, nếu tư bản ngừng lại   trong giai đoạn cuối cùng H’­ T’, thì hàng hoá không bán được bị chất đống lại   sẽ làm nghẽn luồng lưu thông”6. Giai đoạn thứ nhất: giai đoạn mua, là giai đoạn thực hiện hành vi T ­ H: Trong giai đoạn này, tư bản xuất hiện dưới hình thái tiền, tiền khoác áo tư  bản và được gọi là tư  bản tiền tệ. Trong hành vi T ­ H, ngoài chức năng làm  5 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 82­83 6 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 83 10
  11. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ phương tiện mua thông thường, tiền còn làm chức năng của tư  bản. Nói cách   khác hành vi chung của lưu thông hàng hoá trở  thành một giai đoạn trong tuần  hoàn của tư bản, hay T trở thành tư bản. C.Mác đã viết: “T ­ H biểu thị việc chuyển hoá hoá món tiền thành một số   hàng hoá; đối với người mua, đó là việc chuyển hoá tiền của người ấy thành hàng   hoá; đối với người bán, đó là việc chuyển hoá hàng hoá của người ấy thành tiền.   Hành vi lưu thông chung ấy của hàng hoá đồng thời trở thành một giai đoạn hoạt   động nhất trong vòng tuần hoàn độc lập của một tư bản cá biệt”7.  Sở dĩ C.Mác nói như vậy là vì tiền được sử dụng để mua tư liệu sản xuất   và sức lao động với mục đích sản xuất ra giá trị thặng dư. Ở  trang 47 Ông viết tiếp: “Nếu chúng ta dùng SLĐ để  chỉ  sức lao động và  TLSX để chỉ tư liệu sản xuất, thì số hàng hoá nhà tư bản mua sẽ biểu thị thành:                                                                                  SLĐ                H = SLĐ + TLSX, hay gọn hơn T­ H                                                                                 TLSX                                                                                                    SLĐ Do đó, xét về nội dung, T­ H biểu hiện thành T­ H                          TLSX Như  thế có nghĩa là T­ H phân thành T ­  SLĐ và T­ TLSX, số tiền T chia   làm hai phần, một phần mua  SLĐ và một phần mua TLSX” 8. 7 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 46,47 8 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 47 11
  12. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ Nghĩa là: bản thân việc mua H, bản thân chức năng lưu thông của T không  làm cho T thành tư bản, không làm cho T­ H thành một giai đoạn của tuần hoàn  tư bản. T chỉ trở thành tư bản, hành vi T­ H chỉ trở thành một giai đoạn của tuần   hoàn tư bản, khi trong số H mà T mua được phải có một hàng hoá đặc biệt­ hàng   hoá sức lao động.    C.Mác viết: “T­ SLĐ là yếu tố  đặc trưng trong sự chuyển hoá của tư bản tiền  tệ thành tư bản sản xuất, vì đó là điều kiện căn bản để  cho giá trị  ứng ra dưới  hình tháitiền được thực tế  chuyển hoá thành tư  bản, thành giá trị  đẻ  ra giá trị  thặng dư”9.                                                                                  SLĐ Như vậy, trong nội dung vật chất của hành vi T­ H bao gồm                  TLSX thì T ­ SLĐ được coi là đặc trưng tư bản chủ nghĩa. Nhưng T ­ SLĐ là đặc trưng  tư  bản chủ  nghĩa  ở  giai đoạn mua: không phải  ở  chỗ  có thể  mua được sức lao  động bằng T, mà là do quan hệ  sản xuất tư  bản chủ  nghĩa đã làm cho sức lao   động biến thành hàng hoá trước khi dùng T mua được nó, vì khi sức lao động trở  thành hàng hoá thì việc mua hàng hoá sức lao động giống như việc mua các hàng  hoá khác. Ở đây, không phải bản chất của T đẻ ra mối quan hệ tư bản chủ nghĩa mà  trái lại chính sự tồn tại của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mới làm cho T   trở  thành tư  bản. Điều đó có nghĩa rằng, chính trên cơ  sở   tư  liệu sản xuất và   sức lao động đã bị  tách rời nhau, quan hệ  sản xuất tư  bản chủ  nghĩa, quan hệ  giai cấp giữa tư bản và lao động làm thuê đã có, thì T của nhà tư bản ứng ra để  9 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 51 12
  13. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ thực hiện hành vi T ­ H mới là tư bản tiền tệ hay nói chính xác hơn là khoác áo   tư bản tư bản tiền tệ. Hành vi T ­ SLĐ là hành vi đặc trưng để T mang quan hệ tư bản chủ nghĩa,  tức T­ SLĐ là điều kiện để T chuyển hoá thành tư bản.  Kết quả của giai đoạn mua, tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất. Giai đoạn  thứ hai: giai đoạn sản xuất, thực hiện chức năng của tư bản   sản xuất.  Kết quả  của giai đoạn 1: T ­ H, là bước đầu của giai đoạn thứ  hai: giai  đoạn sản xuất. Trong sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa: T ­ H đã được thực hiện, thì tất   yếu phải được bổ sung bằng H’­ T’, nhưng trước khi có H’­ T’ thì buộc tư bản   phải đi vào sản xuất, thì buộc người mua ­ tức nhà tư  bản phải tiêu dùng sản   xuất những hàng hoá đã mua được là sức lao động và tư  liệu sản xuất. Bởi vì  muốn đạt được mục đích của mình, thì nhà tư  bản phải phải tiêu dùng những  hàng hoá đã mua được để sản xuất ra hàng hoá mới có giá trị lớn hơn giá trị các  yếu tố sản xuất ra nó. Do đó, tiếp theo giai đoạn một tất yếu phải dẫn đến giai   đoạn hai: giai đoạn sản xuất.  Ở  đây C.Mác đã viết: “Do sự  chuyển hoá của tư  bản tiền tệ  thành tư  bản   sản xuất, giá trị tư bản mang một hình thái hiện vật trong đó, nó không thể tiếp  tục lưu thông được nữa mà phải đi vào tiêu dùng, cụ thể là đi vào tiêu dùng sản  xuất. Việc tiêu dùng sức lao động, tức là lao động chỉ  có thể  thực hiện được   trong quá trình lao động thôi… Như vậy, kết quả của giai đoạn thứ nhất là bước  vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn sản xuất của tư bản”10.                                                                                      TLSX Quá trình này được diễn ra như sau: H                                  … SX … H’ 10 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 59 13
  14. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ                                                                                      SLĐ Sản xuất nói chung và sản xuất tư bản chủ nghĩa nói riêng bao giờ cũng là   quá trình kết hợp hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất. Nhưng tại sao sản  xuất ở đây lại là sản xuất tư bản chủ nghĩa và tại sao sản xuất ở đây lại là một  giai đoạn của tuần hoàn tư bản? Vì: Thứ nhất, nét đặc trưng tư bản chủ nghĩa ở giai đoạn này là ở chỗ: Trước   khi buớc vào sản xuất, hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất tách rời nhau  và là những nhân tố  trong trạng thái khả  năng, muốn sản xuất thì hai yếu tố  đó  phải được kết hợp với nhau, nhà tư bản đã có công là ứng tư bản của mình ra để  thực hiện sự kết hợp hai yếu tố này. Tư bản được ứng ra mua hai yếu tố đó rồi   lại kết hợp lại trong các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. C.Mác viết: “Dù hình thái xã hội của sản xuất là những hình thái nào chăng   nữa, thì người lao động và tư  liệu sản xuất bao giờ  cũng vẫn là những nhân tố  của sản xuất. Nhưng chừng nào còn bị  tách rời nhau, thì cả  hai cũng vẫn chỉ  là  những nhân tố  trong trạng thái khả  năng thôi. Nói chung, muốn sản xuất thì hai  cái đó phải kết hợp với nhau”11. Như vậy tư liệu sản xuất và sức lao động từ  chỗ  là những yếu tố  trôi nổi   trên thị  trường, chưa phải là tư  bản, sau khi kết thúc giai đoạn 1, giờ  đây trở  thành hình thái tồn tại của giá trị tư bản ứng trước, được phân thành những yếu  tố khác nhau của tư bản sản xuất. Quá trình sản xuất ở xã hội tư bản chủ nghĩa  đòi hỏi phải có sự vận động của tư bản, chức năng sản xuất ở đây trở thành một  chức năng của tư bản­ đây chính là tính xã hội đặc thù. “Vậy sức lao động của con người không phải là tư bản do bản chất của nó,  cũng giống hệt như  tư  liệu sản xuất không phải là do bản chất của chúng. Chỉ  11 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 62 14
  15. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ trong những điều kiện phát triển lịch sử  nhất định, thì những tư  liệu sản xuất   mới có tính xã hội đặc thù ấy”12.  Chức năng tư bản sản xuất chính là chức năng tạo tạo ra giá trị thặng dư, vì  quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tiêu dùng tư liệu sản xuất và sức  lao động để  tạo ra giá trị  sử  dụng mới và một giá trị  mới lớn. Nghĩa là,  ở  giai   đoạn này tiến hành sản xuất không phải là hàng hoá, mà là hàng hoá chứa đựng  giá trị thặng dư (m), tức H’ = giá trị tư bản sản xuất + giá trị thặng dư. “Lao động thặng dư  của sức lao động là lao động không công cho nhà tư   bản, nghĩa là một giá trị mà nhà tư  bản không phải trả  bằng vật ngang giá. Do   đó, sản phẩm không phải chỉ  là hàng hoá, mà là một hàng hoá đã mang trong   mình một giá trị thặng dư. Giá trị  của nó = Sx + Giá trị thặng dư, tức bằng giá   trị của tư liệu sản xuất Sx đã tiêu dùng để chế tạo ra nó cộng với giá trị  thặng   dư  do tư bản sản xuất ấy đẻ ra”13. Kết thúc giai đoạn 1: T ­ H, thì tư liệu sản xuất và sức lao động không còn   đơn thuần là các yếu tố  của sản xuất, mà chúng đã mang trong mình giá trị  tư  bản ứng trước, chúng đã trở thành hình thái tư bản sản xuất của tư bản. Thứ  hai, tính chất và phương thức kết hợp hai yếu tố  sản xuất là cái để  phân biệt các thời kỳ  kinh tế khác nhau. Trong chủ  nghĩa tư  bản, phương thức   đặc thù kết hợp hai yếu tố này do tư bản thực hiện không chỉ là kết quả, mà còn   là yêu cầu của sự vận động của tư bản. Trong chủ nghĩa tư bản, sự kết hợp hai   yếu tố thực hiện trong tay nhà tư bản với tư cách là hình thái tồn tại có tính chất   sản xuất của tư  bản của hắn. Vì vậy quá trình sản xuất  ở  đây trở  thành một  chức năng của tư bản, trở thành quá trình sản xuất tư  bản chủ nghĩa, thực hiện   12 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 63 13 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 66 15
  16. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ một giai đoạn tuần hoàn của tư bản. Vì giá trị tư bản buộc phải đi qua giai đoạn  này để T tự lớn lên. “Tính chất và phương thức đặc thù trong việc thực hiện sự  kết hợp  ấy,   chính là cái phân biệt các thời kỳ  kinh tế  khác nhau của chế  độ  xã hội. Trong   trường hợp đang nghiên cứu, tình trạng người công nhân tự  do bị  tách khỏi tư   liệu sản xuất của anh ta là điểm xuất phát đã cho sẵn trước, và chúng ta đã thấy   hai yếu tố ấy kết hợp với nhau trong tay nhà tư bản như thế nào và trong những   kinh doanh nào, cụ thể là kết hợp với tư cách là hình thái tồn tại có tính chất sản   xuất của tư bản của hắn. Vì vậy, cái quá trình hiện thực trong đó những nhân tố   hình thành hàng hoá ­ nhân tố người và nhân tố  vật­ kết hợp với nhau như thế,   tức là bản thân quá trình sản xuất trở thành một chức năng của tư bản”14. Như vậy khi hoàn thành giai đoạn chuyển hoá này, tiền đã trở thành tư bản  thực sự vì nó được rút ra từ sản xuất không những giá trị cũ mà còn thêm giá trị  thặng dư với tư cách là con đẻ của nó.  Kết quả, kết thúc giai đoạn 2 là tư bản sản xuất chuyển thành tư bản hàng  hoá. Giai đoạn thứ  ba: giai đoạn bán, trong giai đoạn này nhà tư  bản thực   hiện hành vi H ­ T’ Kết thúc giai đoạn thứ  hai: giá trị  tư  bản từ  hình thái tư  bản sản xuất  biến thành hình thái tư bản hàng hoá và tư bản chưa thể ngừng vận động. Bởi  vì: cả giá trị tư bản ứng trước lẫn giá trị thặng dư đều đang tồn tại dưới dạng  sản phẩm, dưới dạng giá trị sử dụng cần cho người khác, do đó tư  bản với tư  cách tư  bản đang vận động, tất yếu phải tiến hành một giai đoạn biến hoá  hình thái nữa, tức chuyển hoá giá trị dướ i hình thái hàng hoá thành tiền.  Nhưng  14 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 62 16
  17. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ tại sao ở đây lưu thông H trở thành một chức năng của tư bản? H’­ T’ trở thành  một giai đoạn tuần hoàn của tư bản? Bởi vì: Thứ  nhất, giống như  mọi hàng hoá, H trong chủ  nghĩa tư  bản được ném  vào lưu thông cũng chỉ thực hiện chức năng thông thường của H là bán để lấy T  nhằm thực hiện giá trị H Thứ  hai, điểm đặc trưng tư  bản chủ  nghĩa là  ở  chỗ, ngoài việc thực hiện   giá trị  H, chức năng quan trọng hơn của tư  bản hàng hoá là thực hiện giá trị  thặng dư được tạo ra trong sản xuất. Như  vậy, ngay khi vừa mới được sản xuất ra, hàng hoá đã là tư  bản hàng   hoá với tư cách là hình thái tồn tại chức năng của giá trị tư bản đã tăng thêm giá  trị vì ngay sau khi sản xuất, nó đã là H’ có giá trị = giá trị tư bản ứng trước + giá   trị thặng dư. “H’ biểu hiện một quan hệ giá trị ­ quan hệ giữa giá trị của sản phẩm hàng   hoá với giá trị của tư bản đã tiêu dùng trong sản xuất ra sản phẩm hàng hoá đó;   do đó H’ nói lên rằng giá trị  của nó gồm có giá trị  của tư  bản và giá trị  thặng   dư”15.  Ở  đây cần lưu ý, H chỉ  có thể  làm chức năng tư  bản chừng nào mà trước  khi đi vào lưu thông, nó đã mang tính chất tư  bản, đã có sẵn từ  trong quá trình   sản xuất. H trở thành H’ là do lượng giá trị của H’ lớn hơn giá trị của tư bản sản   xuất (hàng hoá) đã tiêu dùng khi sinh ra nó (H’= H + h). Nên khi tiến hành trao  đổi theo nguyên tắc ngang giá thì H’ cũng thu về  T’, nghĩa là thu được số  t trội   hơn số tiền ứng ra ban đầu. Chính chức năng thực hiện giá trị thặng dư này (h ­   t) đã làm cho hành vi H’­ T’ trở thành một giai đoạn của tuần hoàn tư bản. Kết thúc giai đoạn ba: giá trị  tư  bản từ hình thái tư  bản hàng hoá biến hoá   thành tư bản tiền tệ. 15 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 66 17
  18. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ Kết thúc một vòng tuần hoàn thì mục đích của vận động tư bản được thực   hiện: giá trị tư bản trở lại hình thái ban đầu với số lượng lớn hơn trước. vì vậy,  đến đây, tổng hợp quá trình vận động của tư  bản trong cả  3 giai đoạn với ba   biến hoá hình thái chúng ta có công thức                       SLĐ T­H                            … SX … H’­ T’                       TLSX Trong công thức này, với tư cách là một giá trị, tư bản đã trải qua một chuỗi  biến hoá hình thái có quan hệ với nhau, quy định lẫn nhau. Có bao nhiêu biến hoá   hình thái là có bấy nhiêu giai đoạn của quá trình vận động của tư bản. Trong các   giai đoạn đó, có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông và một giai đoạn thuộc   lĩnh vực sản xuất. Trong công thức trên chúng ta thấy có hai hàng hoá khác nhau H và H’, xét   về  lượng giá trị  thì H’ lớn hơn H, lượng giá trị  tăng lên đó là do quá trình sản   xuất mà ra, còn trong các giai đoạn lưu thông phải có giá trị  bằng nhau tồn tại   cùng một lúc đối diện với nhau và thay thế  lẫn nhau. Nghĩa là, sự  biến đổi về  đại lượng của giá trị  chỉ  nằm trong phạm vi biến hoá hình thái của tư  bản sản   xuất trong giai đoạn sản xuất, tức trong quá trình sản xuất. Bởi vậy, quá trình   sản xuất là sự  biến hoá hình thái hiện thực của tư bản. Còn trong các giai đoạn  lưu thông chỉ là những biến hoá hình thái có tính chất hình thức Qua sự phân tích 3 giai đoạn trên, chúng ta thấy quá trình tuần hoàn của tư  bản là sự  thống nhất của cả 3 giai đoạn hay là sự  thống nhất giữa sản xuất và  lưu thông. Nếu chỉ xét hai giai đoạn T ­ H và H’ ­ T’ thì lưu thông tư bản là một  bộ phận của lưu thông chung của hàng hoá. Nhưng tuần hoàn của tư bản không  những thuộc về lĩnh vực lưu thông mà còn thuộc về lĩnh vực sản xuất, nên vòng  tuần hoàn của tư bản là sự thống nhất giữa sản xuất và lưu thông. 18
  19. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ “Vậy, quá trình tuần hoàn của tư  bản là sự  thống nhất giữa lưu thông và   sản xuất, nó bao hàm cả hai. Chừng nào mà hai giai đoạn T ­ H, H’ ­ T là những   hành vi của lưu thông thì lưu thông của tư  bản là một bộ  phận của lưu thông   chung của hàng hoá. Nhưng trong chừng mực chúng là những khâu, những giai   đoạn có những chức năng nhất định trong tuần hoàn của tư  bản ­ tuần hoàn   không những thuộc về  lĩnh vực lưu thông mà còn thuộc về  lĩnh vực sản xuất   nữa­ thì tư  bản hoàn thành vòng tuần hoàn của bản thân nó trong lĩnh vực lưu   thông chung của hàng hoá”16. 2. Sự vận động thống nhất biện chứng của ba hình thái tuần hoàn: Đây là một quá trình liên tục không ngừng và đứt quãng không ngừng. Bởi   lẽ, trong quá trình vận động liên tục không ngừng, bản thân tuần hoàn lại làm  cho tư  bản phải nằm lại  ở  mỗi giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất  định để thực hiện chức năng của mình. T ­ H ... SX ... H' ­ T' ­ H ... SX ... H' ­ T' ­ H ... SX ... H' .. Sự  vận động của ba hình thái tuần hoàn có sự  kế  tục nhau trong thời gian   và sắp xếp kề  nhau trong không gian hay tồn tại kề  nhau trong không gian để  được liên tục vận động trong thời gian (sự thống nhất ba hình thái tuần hoàn đòi  hỏi 3 tuần hoàn phải tồn tại   cùng một thời gian,  trong không gian thì xen kẽ  nhau): T­H … SX … H' ­ T' ­ H … SX … H' ­ T' ­ H … SX … T ­ H ... SX ... H' ­ T' SX ... H' ­ T' ­ H' ... SX H' ­ T' ­ H ... SX ... H’ 16 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 95 19
  20. Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN Văn Công Vũ “Cả ba tuần hoàn đều có một điểm chung là: chúng đều lấy việc làm tăng   giá trị làm mục đích có tính chất quyết định, làm động cơ”17. Và tổng tuần hoàn  là sự  thống nhất hiện thực của ba hình thái tuần hoàn. Nếu xét riêng từng hình   thái tuần hoàn, thì mỗi hình thái tuần hoàn chỉ  phản ánh hiện thực tư  bản chủ  nghĩa một cách phiến diện làm nổi bật mặt bản chất này và che giấu mặt bản   chất khác của sự  vận động của tư  bản công nghiệp. Do đó, phải xem xét đồng  thời cả ba hình thái tuần hoàn, thì mới nhận thức được đầy đủ sự vận động hiện   thực của tư bản công nghiệp, mới hiểu đúng bản chất của mối quan hệ giai cấp  mà tư bản biểu hiện trong sự vận động của nó Vì thế, tuần hoàn hiện thực của tư bản công nghiệp, trong sự  liên tục của   nó, không những là sự thống nhất giữa sản xuất và lưu thông,  mà còn là sự thống  nhất của cả ba tuần hoàn của nó nữa. Chỉ có trong sự thống nhất của cả ba tuần   hoàn, thì sự  liên tục của tổng quá trình tuần hoàn của tư  bản công nghiệp mới  thực hiện được. Trên thực tế, mỗi tư bản công nghiệp cá biệt đều ở  trong cả  ba tuần hoàn  cùng một lúc và nằm cạnh nhau trong không gian. Ba hình thái tuần hoàn đều  không ngừng diễn ra bên cạnh nhau, kế tiếp nhau. Và chỉ có sự thống nhất cả ba   hình thái tuần hoàn thì quá trình vận động của tư bản mới có thể tiến hành một   cách liên tục không ngừng. Tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành được bình thường khi cả ba tuần hoàn  chuyển tiếp một cách trôi chảy. Nếu một tuần hoàn của hình thái nào đó ngừng  trệ, thì toàn bộ  tuần hoàn sẽ  bị  phá hoại. Song, muốn bảo đảm sự  tuần hoàn  không ngừng của TB, bảo đảm cho TB liên tục chuyển hóa hình thái qua các giai   đoạn kế tiếp nhau, thì phải có đủ hai điều kiện: 17 C.Mác và Ph.Ăng­ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 154 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2