intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Tài chính hành vi: Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để giải thích các trường hợp trong thực tiễn

Chia sẻ: Nguyễn Tiêu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

292
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận với các nội dung: cơ sở lý thuyết, tóm tắt case study, phân tích thiên kiến, giải thích lựa chọn thích ứng thiên kiến, phân tích lựa chọn cách phân bổ danh mục đầu tư, vận dụng lý thuyết tài chính hành vi để giải thích các trường hợp trong thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Tài chính hành vi: Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để giải thích các trường hợp trong thực tiễn

  1. Danh sách nhóm và Mô tả phân công công việc STT Họ và tên Nhiệm vụ Mô tả phân công công việc Chuẩn bị hỗ trợ phần thuyết trình và trả lời câu hỏi; Soạn thảo và trình bày file word; Thực hiện các nội dung sau: cơ sở lý thuyết, Lê Thị Mỹ Nhóm tóm tắt case study, phân tích thiên kiến, giải 1 Linh trưởng thích lựa chọn thích ứng thiên kiến, phân tích lựa chọn cách phân bổ danh mục đầu tư; Chuẩn bị nội dung bảng phân công việc, kết luận, tài liệu tham khảo; Thiết kế và soạn nội dung Power Point. Chuẩn bị phần thuyết trình và trả lời câu hỏi; Tham gia ý kiến tổng hợp bài viết; Trần Quốc Thực hiện các nội dung sau: giới thiệu, tóm tắt 2 Thành viên Đạt case study, phân tích thiên kiến, giải thích lựa chọn thích ứng thiên kiến, phân tích lựa chọn cách phân bổ danh mục đầu tư. Chuẩn bị hỗ trợ phần thuyết trình và trả lời câu hỏi; Tham gia ý kiến tổng hợp bài viết; Thực hiện các nội dung sau: tóm tắt case 3 Lê Tuấn Anh Thành viên study, phân tích thiên kiến, giải thích lựa chọn thích ứng thiên kiến, phân tích lựa chọn cách phân bổ danh mục đầu tư, kết luận; Thiết kế và soạn nội dung Power Point.
  2. Mục lục
  3. 1. Giới thiệu Cổ học tinh hoa có thuật chuyện “Mất búa”, đại khái như sau: Một người thợ mộc làm việc trong vườn. Thằng bé con nhà hàng xóm sang ngồi xem. Mải làm, lúc cần đến búa, ông tìm mãi không thấy. Ông nghi thằng bé đã ăn cắp búa. Nhìn mặt nó đúng là mặt thằng ăn cắp búa. Nghe lời nó nói đúng là giọng điệu của thằng ăn cắp búa. Hỏi thì nó chối đúng là tâm địa gian manh. Được một lúc, ông lại thấy cái búa nằm khuất đâu đó. Nhìn lại mặt thằng bé thì thấy mặt mũi nó hiền lành dễ thương, khác với mặt thằng ăn cắp búa. Nghe lời nó nói, đúng là con nhà gia giáo, khác với lời ăn tiếng nói của thằng ăn cắp búa. Hỏi nó thì nó thưa, đúng là con nhà lương thiện, khác hẳn với thằng ăn cắp búa. Câu chuyện trên nói lên thiên kiến của con người. Thiên kiến là ý kiến mình có sẵn về một người hay một vấn đề. Người có thiên kiến xét người và vật theo suy nghĩ riêng chứ không dựa trên cơ sở khách quan trung thực. Thiên kiến là mắt kính mầu. Vì đeo kính mầu nên ta thấy mọi vật đều nhuộm mầu của kính. Đeo kính mầu xanh, ta thấy mọi vật đều xanh. Đeo kính mầu hồng ta thấy mọi vật đều hồng. Hồng, xanh là ở mắt kính chứ không ở sự vật. Vì thế phán đoán của người có thiên kiến thường không chính xác. Qua câu chuyện trên cũng cho chúng ta thấy được khái quát sơ lược của thiên kiến là gì? Và để đi sâu nghiên cứu những khía cạnh xung quanh thiên kiến chúng ta có thể đọc qua ví dụ về bà Tâm để tìm hiểu kĩ hơn cũng như phân tích hay xây dựng những hướng đầu tư tốt hơn cho bà Tâm.
  4. 2. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory): Cho rằng lý thuyết hữu dụng kỳ vọng chuẩn, chúng ta không thể giải thích một cách đầy đủ về việc ra quyết định trong điều kiện rủi ro. Luận điểm này dựa trên những bằng chứng thực nghiệm cho thấy con người có những hành vi trái ngược với lý thuyết hữu dụng kỳ vọng chuẩn. Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng chuẩn đề cập con người nên hành động thế nào còn lý thuyết triển vọng đề cập con người thực sự hành động thế nào. E ngại rủi ro (risk averse): Mô tả một cá nhân ưa thích giá trị kỳ vọng của triển vọng hơn so chính triển vọng đó. Khả năng chấp nhận rủi ro (risk capacity): Là mức độ rủi ro phù hợp với độ tuổi, kế hoạch, nghỉ hưu, thu nhập, nhu cầu thanh khoản và nhiều yếu tố khác của một cá nhân có thái độ đối với rủi ro ở mức trung bình. Nhận thức (perception): Có chức năng tải thông tin vào “máy tính con người” nhưng thường đọc sai thông tin. Chúng ta chỉ nhìn thấy những gì chúng ta kỳ vọng. Nhận thức có sự chọn lọc, trong đó các kỳ vọng có yếu tố tác động mạnh mẽ. Lệch lạc nhận thức muộn hay dự đoán theo sự thật đã xảy ra (hindsight bias): thường xảy ra trong hoàn cảnh khi mà con người tin rằng (sau khi sự thật đã xảy ra) sự khởi đầu của một số sự kiện trong quá khứ là có thể dự đoán được và rất rõ ràng, trong khi thực tế là sự kiện đó đã không thể được dự đoán trước một cách hợp lý. Xung đột nhận thức (cognitive dissonance): Đội khi một số nhận thức bị bóp méo bởi ý muốn bản thân (self-serving fashion). Xung đột nhận thức tạo nên tình huống trong đó mọi người bị thúc đẩy phải giảm thiểu hoặc né tránh những mâu thuẫn trong tâm lý, thường để nhằm gia tăng hình ảnh tích cực của bản thân. Trí nhớ (memory): Sự sai lệch ngày càng tăng khi một người cố gắng nhớ lại nhận thức hoặc quan điểm trong quá khứ. Trí nhớ sẽ được tái tạo lại, tuy nhiên không chỉ tái tạo lại mà còn biến đổi rất mạnh mẽ. Hiệu ứng tương phản (contrast effect): nhận thức và trí nhớ bị ảnh hưởng bởi sự trình bày hay bối cảnh. Hiệu ứng ban đầu (primacy effect): Trong một loạt các yếu tố được đưa ra có tác động đến nhận thức thì yếu tố nào xuất hiện trước sẽ tác động lớn hơn. Hiệu ứng tức thì (recency effect): Ngược lại hiệu ứng ban đầu, đó là những yếu tố xuất hiện cuối cùng sẽ mang tác động lớn hơn.
  5. Hiệu ứng danh tiếng (halo effect): Người ta thường bị quan điểm và thái độ chung về một sự vật (sự việc hay con người) làm ảnh hưởng đến việc đánh giá một tính chất nào đó của sự vật đó. Dễ dàng xử lý thông tin (ease of processing): Con người thường ưa thích các tình huống mà có thể dễ dàng xử lý thông tin. Thông tin dễ hiểu thường cho là chắc chắn đúng. Quá tải thông tin (information overload): Khi xảy ra hiện trạng thừa thãi thông tin, con người bối rối và né tránh ra quyết định. Tự nghiệm (heuristic): Trong trường hợp con người phải ra quyết định nhanh chóng trong bối cảnh thông tin và khả năng xử lý bị hạn chế thì tự nghiệm là quy tắc đưa ra quyết định sử dụng tập hợp con trong tất cả thông tin. Được chia ra hai nhóm: Tự nghiệm dạng 1 (type 1 heuristic): phản thân (reflexive), tự trị (autonomic), không nhận thức (noncognitive) và tiết kiệm chi phí. Tự nghiệm phù hợp khi phải nhanh chóng ra quyết định hay với những số tiền đặt cược nhỏ. Tự nghiệm dạng 2 (type 2 heuristic): bản chất là nhận thức. Tự nghiệm này đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn và phù hợp với số tiền đặt cược cao. Ngoài ra, một số bài báo khác tự nghiệm có 3 loại: tình huống điển hình (representativeness), sự sẵn có (availability) và neo quyết định (anchoring). Tự nghiệm tình huống điển hình: xu hướng tính xác suất của A dựa trên mức độ tương đồng của A so với B. Tự nghiệm sự sẵn có: xu hướng tìm kiếm thông tin dễ dàng có được và xử lý. Tự nghiệm neo quyết định: xu hướng bám vào niềm tin trước đó lâu hơn mức hợp lý. Sự quen thuộc (familiar): Con người thường thấy an tâm với những điều quen thuộc. Con người không thích sự mô hồ và tìm cách né tránh rủi ro không được bù đắp. Con người thường có khuynh hướng gắn liền với những cái gì họ biết thay vì xem xét các lựa chọn khác. Con người lảng tránh tiếp nhận những sáng tạo mới dù biết điều này rất đáng giá. Tất cả điều này cho thấy con người luôn tìm kiếm sự an tâm. E ngại sự mơ hồ (ambiguity aversion): Con người ưa thích sự rủi ro (xác suất thành công) hơn là sự không chắc chắn.
  6. Tự nghiệm đa dạng hoá (Diversification heuristic): Con người thường ít cố gắng khi đứng trước các sự lựa chọn không loại trừ lẫn nhau. Lệch lạc không thích sự thay đổi (Status quo bias) hay hiệu ứng coi trọng hóa sở hữu (endowment effect): là một tâm lý sợ thua lỗ trong bối cảnh phi rủi ro, ở đây như một dạng tự nghiệm: “giữ chặt lấy cái mà bạn có nếu bạn không có lý đo mạnh mẽ nào để làm khác đi”. Neo quyết định (anchor): Khi con người ra quyết định đều có mốc neo và điều chỉnh nó theo hướng nhất định. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này thường không đầy đủ theo một số quan điểm sau như con người không chắc chắn về giá trị đúng và điều chỉnh lệch mốc neo nên vùng giá trị hợp lý càng lớn hoặc con người thiếu nỗ lực nhận thức và lười biếng nhận thức. Khi không chắc chắn, con người thường neo vào những giữ liệu có sẵn và điều chỉnh quan điểm của họ một cách chậm chạm. Neo quyết định thậm chí xuất hiện ngay cả khi mốc neo đó không quan trọng. Khó khăn trong quyết định phân bổ tài sản đối nhà đầu tư hưu trí: Nhà đầu tư hưu trí dường như không hiểu về quyết định phân bổ tài sản (asset allocation), họ không hiểu làm cách nào để lựa chọn các tài sản để rủi ro tổng thể phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Sự nhầm lẫn này có thể gây ra tác hại vì các quyết định phân bổ danh mục thường là quyết định quan trọng nhất đối với thành quả danh mục của nhà đầu tư dài hạn. Cách xác định đối tượng có vấn đề này, đó là xem liệu họ có nhất quán trong lựa chọn khi họ buộc phải đưa ra ý kiến. Khi các cá nhân không chắc chắn, họ thường dựa vào tự nghiệm, cho phép họ làm những gì mà họ cho là hợp lý. Các nhân tố chuẩn tắc trong quyết định phân bổ tài sản Có 2 nhân tố chuẩn tắc về nhân khẩu học là thái độ đối với rủi ro và độ tuổi. Những người có thái độ e ngại rủi ro cao, hoàn toàn do sở thích cá nhân, thường sẽ chọn một độ nhạy cảm đối với thu nhập cố định cao hơn trong danh mục của mình. Có bằng chứng biến đại diện cho thái độ rủi ro là giới tính, với nữ giới thường e ngại rủi ro hơn với nam giới. Thứ 2, về độ tuổi thì khi cá nhân càng lớn tuổi và sắp nghỉ hưu , nguồn lực con người có xu hướng giảm sút, yêu cầu một độ nhạy vốn cổ phần thấp hơn để duy trì một vị thế rủi ro tương đối ổn định. Thực sự những nhà lập kế hoạch đề xuất tỷ trọng vốn cổ phần không chỉ phù hợp thái độ đối với rủi ro mà còn sụt giảm 1%/năm khi họ sắp nghỉ hưu. Tiến trình truyền thống khi quyết định phân bổ tài sản được vận hành bằng chiến lược khảo sát thông qua bản câu hỏi đo lường mức độ chấp nhận rủi ro. Bản câu
  7. hỏi thiết kế để đánh giá mức chịu đựng rủi ro (risk tolerance) là hàm số gồm khả năng chấp nhận rủi ro (risk capacity) và thái độ đối với rủi ro (risk attitude). Khả năng chấp nhận rủi ro đề cập đến mức độ rủi ro trung bình phù hợp với các cá nhân có cùng độ tuổi, kế hoạch nghỉ hưu, thu nhập, nhu cầu thanh khoản. Thái độ đối với rủi ro được xem là nhân tố điều chỉnh, phản ánh mức độ mà một cá nhân cụ thể lệch khỏi khả năng chấp nhận rủi ro do những ưu tiên cá nhân và các yếu tố tâm lý => Cách thức phân bổ tài sản từ bản câu hỏi là rủi ro chủ quan (subjective risk). Rủi ro chủ quan khác với rủi ro khách quan (objective risk), có được từ các quyết định đầu tư thực sự được phản ánh trong tỷ lệ phần trăm các tài sản rủi ro trong toàn danh mục. Hai cách này đều có kết quả tương tự nhau nhưng đôi khi cũng có phân tán dẫn đến liệu cái nào tốt hơn. Xin trình bày 2 dạng đều có vấn đề. Mặc dù những gì thực sự làm tốt hơn đó là rủi ro khách quan nhưng có thể sai lầm do thiếu hiểu biết, quán tính. Sự thiếu hiểu biết dẫn đến các lựa chọn đầu tư mà rủi ro của nó không phù hợp với sự ưa thích. Việc không tái cân bằng do quán tính có thể khiến phân bổ tài sản khác với dự tính khi thị trường dịch chuyển lên xuống. Rủi ro chủ quan có thể sai lầm do lỗi công cụ hoặc/và lỗi người trả lời. Lỗi của người trả lời có thể họ không hiểu câu hỏi và trả lời theo hướng khác với mục tiêu chính mà câu hỏi đặt ra cho họ. Lỗi của công cụ là thiếu tính hiệu lực và độ tin cậy. Tính hiệu lực ở đây là bảng câu hỏi có thực sự đo những thứ mà nó thực sự muốn đo, độ tin cậy biểu thi nhất quán của kết quả. Để đạt tính hiệu lực cần hỏi câu hỏi đúng. Để có độ tin cậy cần có các “câu hỏi phù hợp” với “số lượng đủ lớn”. Vấn đề là tác động của một câu hỏi bị hiểu sai sẽ bị khếch đại nếu trong bảng chỉ có một vài câu hỏi.
  8. 3. Phân tích nội dung case study 3.1. Tóm tắt case study Trong thời điểm 2018, khi thị trường vốn đang phát triển nhưng không phải là tối đa, có tài sản tài chính gồm cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt. Một trong số các nhà đầu tư là bà Tâm - phụ nữ độc thân, 70 tuổi, nghỉ hưu, tuy giản dị, khiêm tốn nhưng lại bảo thủ có thu nhập duy nhất là danh mục đầu tư 1 triệu USD. Mục đích đầu tư là tạo thu nhập trang trải chi phí suốt đời và mục tiêu là không muốn thua lỗ ở bất kỳ trường hợp nào. Bà chưa bao giờ thay đổi phân bổ tài sản trong danh mục nếu có nhà tư vấn có khuyến nghị ngược lại. Danh mục gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu đô thị. Bà Tâm đ¬ược làm bài kiểm tra về đặc điểm cá nhân nhà đầu tư theo thiên kiến của người tư vấn và có kết quả là bà Tâm là người có tâm lý sợ thua lỗ, neo quyết định và lệch lạc điều chỉnh, định kiến về trạng thái hiện tại. Sau khi có kết quả khả năng chịu đựng rủi ro từ bà Tâm qua bài kiểm tra khác, nhà đầu tư đưa ra khuyến nghị phân bổ tài sản: 70% trái phiếu, 20% cổ phiếu, 10% tiền mặt. 3.2. Sự ảnh hưởng của các thiên kiến của bà Tâm đến quyết định phân bổ danh mục đầu tư Dựa vào các lý thuyết được ghi nhận bởi các tài liệu tài chính hành vi tham khảo uy tín và các kết quả tâm lý đã được chứng minh qua các khảo sát tại các bài báo nghiên cứu nước ngoài liên quan thì chúng tôi đưa ra các nhận định về các thiên kiến của bà Tâm như sau: Lệch lạc nhận thức muộn hay dự đoán theo sự thật đã xảy ra (hindsight bias): Trong bối cảnh năm 2018, nghĩa là sau cuộc khủng hoảng năm 2008 thì thị trường đang dần hồi phục. Xét khía cạnh bà Tâm đang sinh sống tại Mỹ thì bà Tâm là người chứng kiến cuộc khủng hoảng ngay tại quốc gia mình sinh sống. Những ảnh hưởng và tổn thất của cuộc khủng hoảng rất nặng nề đến nền kinh tế trong nước cũng cuộc sống gia đình bà (những người bà con đều bị thua lỗ) vì thế bà Tâm có xu hướng dự đoán cuộc khủng hoảng có thể xảy ra một lần nữa trong tương lai. Trong trí nhớ (memory) của bà Tâm ghi nhớ ký ức xấu đó là hậu quả của khủng hoảng tài chính gây ra. Bà Tâm là người phụ nữ, sống độc thân, 70 tuổi, đã nghỉ hưu: Theo lý thuyết trình bày phần trên, thái độ đối với rủi ro của phụ nữ thấp hơn đàn
  9. ông, độ tuổi càng lớn thì rủi ro chỉ có thể chấp nhận ở mức tương đối ổn định, những cặp vợ chồng thì nắm giữ chứng khoán vốn sở hữu (cổ phiếu) cao hơn người độc thân. Nguồn thu nhập duy nhất là danh mục 1 triệu đô: Vì đây là tài sản sinh lời duy nhất và có giá trị lớn nên bà Tâm có xu hướng coi trọng hàng hóa sở hữu, ngại đánh đổi rủi ro, không thích sự thay đổi mang tính rủi ro hơn dù theo xu hướng có lợi nhuận hơn. Theo thuật ngữ hiệu ứng coi trọng hàng hóa sở hữu (endowment effect hay status quo bias) thì giá trị hàng hóa tăng lên khi người ta đã sở hữu nó phù hợp với lý thuyết triển vọng bởi mất mát sẽ được cảm nhận mạnh mẽ hơn nhiều so với lợi ích có được nó. Trong trường hợp bà Tâm, danh mục đầu tư 1 triệu được xem là tài sinh lời duy nhất và bà Tâm cảm thấy thà chấp nhận lợi nhuận thấp hơn là mất mát hoặc thua lỗ từ tài sản đó. Mục đích đầu tư là đủ trang trải chi phí sinh hoạt đến cuối đời: Từ chi tiết bà Tâm “có lối sống giản dị, khiêm tốn”, ta thấy bà có xu hướng chi tiêu sinh hoạt không cao tuy nhiên vẫn phải có thu nhập thường niên ổn định, lâu dài. Vì thế theo bà Tâm lựa chọn trái phiếu là cảm thấy phù hợp theo ý kiến của bà Tâm. Các loại tài sản vốn trên thị trường tài chính hiện nay bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt. Khi nhìn lại ta có biết loại nào trong những tài sản vốn mà thị trường đang có hiện mang cho người nắm giữ cảm giác yên tâm về độ rủi ro thấp, mức độ sinh lời ổn định trong thời điểm mới bước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng chưa bao lâu. Thì đây, ta xem cách lựa chọn của bà Tâm cách đây là chỉ lựa chọn trái phiếu và đặc biệt là trái phiếu chính phủ và trái phiếu đô thị (địa phương phát hành). Những trái phiếu được bảo đảm bởi chính phủ, chính quyền địa phương, có mức sinh lời ổn định, thời gian lâu dài phù hợp với đối tượng nghỉ hưu như bà Tâm. Một số tự nghiệm (heuristic) ảnh hưởng đến sự ưa thích thông qua quá trình tìm kiếm cảm giác an tâm. Bà Tâm chỉ đầu tư vào những tài sản vốn có lợi nhuận dài hạn và rủi ro thấp hơn gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu đô thị, nó cũng phù hợp với mục tiêu là trang trải chi phí cho phần đời còn lại của bà. Các nhà đầu tư càng nhận định khả năng suy thoái kinh tế thì mức độ rủi ro danh mục đầu tư càng thấp , danh mục bà Tâm là một điển hình như vậy, Dù bất cứ trường hợp nào, bà cũng không muốn mất (hay thua lỗ) tiền đầu tư: Đây là tâm lý sợ thua lỗ. Khi nhận thức của bà (perception) về thị
  10. trường tài chính là có tâm lý sợ thua lỗ thì bà chỉ thường nhìn thấy những gì mà bà muốn thấy đó là vấn đề khủng hoảng tài chính, rủi ro thua lỗ trước mắt. Khiến bà bị lệch lạc nhận thức về thị trường tài chính hiện tại. Bà Tâm bị ám ảnh bởi những người thua lỗ: Đây tự nghiệm neo quyết định với niềm tin cứ đầu tư thị trường chứng là nguy cơ thua lỗ, mất mát rất cao, bà Tâm đã bám vào niềm tin ấy trong thời gian cuộc khủng hoảng đến bây giờ. Đó là lý do bà Tâm không đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu công ty. Khi không chắc chắn, con người thường neo (anchor) vào những dữ liệu có sẵn và điều chỉnh quan điểm của họ một cách chậm chạp, trong trường hợp này, bà Tâm cũng là một cá nhân điển hình cho việc ảnh hưởng neo quyết định. Bà Tâm neo thông tin khủng hoảng tài chính để ra quyết định và chưa từng thay đổi phân bổ tài sản danh mục đầu tư. Bà Tâm có định kiến về trạng thái hiện tại, mong muốn mọi thứ giữ nguyên. Bà Tâm ảnh hưởng đến những điều quen thuộc (familiar) và có sự lệch lạc không thích sự thay đổi (status quo bias), khó tiếp nhận các thông tin mới, lảng tránh tiếp nhận bất kỳ sự phân bổ tài sản trong danh mục đầu tư đặc biệt danh mục đầu tư của nhà tư vấn đưa ra có mức rủi ro cao hơn nhưng có mức lợi nhuận cao hơn ban đầu. Vì thế có thể nhận ra bất kể nhà tư vấn có khuyến nghị tốt như thế nào hay thời gian quen biết giữa nhà tư vấn và bà Tâm có lâu hay không (3 năm) thì bà Tâm cũng không thay đổi quyết định phân bổ tài sản của mình. Tuy nhiên việc không thay đổi tài sản trong danh mục này không chỉ do tâm lý ngại thay đổi và mà còn một phần do tính cách bảo thủ, cứng nhắc của bà Tâm (lệch lạc cảm xúc - sự lệch lạc nằm sâu trong viền não). Với lệch lạc về cảm xúc này của bà Tâm rất khó thay đổi, thậm chí nếu nhà tư vấn cố gắng đẩy bà Tâm vào những tình huống đầu tư rủi ro thì có thể gây ra tình trạng mối quan hệ căng thẳng giữa bà Tâm và nhà tư vấn. Tổng kết lại, bà Tâm có tâm lý sợ thua lỗ, ngại rủi ro, ngại sự thay đổi và khó thay đổi cảm xúc (tính cách bảo thủ) vì thế rất khó để nhà tư vấn điều tiết các thiên kiến của bà Tâm. 3.3. Nên điều tiết hay chọn cách thích ứng với các thiên kiến của bà Tâm Theo Micheal Pompian (2006) có 2 nguyên tắc đưa ra: Nguyên tắc 1: Trung hòa (điều chỉnh) lệch lạc với những khách hàng ít giàu có hơn. Thích nghi với các lệch lạc ở những khách hàng giàu có hơn.
  11. Nguyên tắc 2: Trung hòa các lệch lạc nhận thức. Và thích nghi các lệch lạc cảm xúc. Trong nguyên tắc 1 thì một rủi ro lớn đối với những người ít khá giả hơn trong đầu tư để nghỉ hưu là tài sản trong dài hạn. Với cùng lệch lạc đó nhà đầu tư giàu có vẫn sẽ có đủ nguồn lực khi về hưu vì thế tốt hơn là thuyết phục nhà đầu tư ít giàu có điều chỉnh theo suy nghĩ của mình. Cần chỉ cho họ thấy rằng nhiều người lo ngại thua lỗ nhưng qua thời gian dài, thị trường có xu hướng trunh hòa giữa điều kiện tốt và kém, là bước hướng dẫn cho nhà đầu tư đi đúng hướng. Trong nguyên tắc 2 thì ý tưởng ở đây là các lệch lạc (cả về nhận thức và đánh giá) thường dễ dàng ngăn lại bằng việc giáo dục phù hợp hơn cảm xúc. Cảm xúc nằm sâu trong viền não nên khó thay đổi hơn nhiều. Nếu những cân nhắc về mặt cảm xúc gây ra quan điểm sai về việc chấp nhận rủi ro, thì tốt nhất là nhà đầu tư nên chấp nhận những quan điểm này. Giả định rằng, khách hàng mong muốn rủi ro thấp hơn mức đề xuất, nếu người này bị đẩy vào những đầu tư rủi ro hơn, ngược lại xu hướng của họ, họ sẽ thay đổi quá trình (và thậm chí sa thải cả nhà tư vấn bất chấp lời khuyên đúng) khi thị trường đi xuống. Dựa theo 2 nguyên tắc mà Micheal Pomian đưa ra được trình bày ở phần lý thuyết thì chúng tôi nhận định bà Tâm thuộc đối tượng khách hàng giàu có (mức tài sản 1 triệu USD), có lệch lạc nhận thức do tự nghiệm neo quyết định và có lệch lạc về cảm xúc (bảo thủ) thì thích ứng với các thiên kiến của bà Tâm là phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tôi lựa chọn giải pháp ban đầu sẽ dùng mọi nỗ lực để điều tiết các thiên kiến và nếu mọi nỗ lực điều tiết thất bại thì mới lựa chọn trung hòa thiên kiến. Như vậy, chúng tôi có thể cải thiện được mối quan hệ của bà Tâm và nhà tư vấn đồng thời danh mục sẽ được quản lý phù hợp với mục tiêu mong muốn, gia tăng mức lợi nhuận hiện có phù hợp với mức độ chịu đựng rủi ro của bà Tâm. Cách thức điều tiết như sau: Tư vấn bà Tâm chi tiêu tiền như du lịch, mua sắm, thăm họ hàng, bạn bè… =>Thấy được sự tận hưởng của người có tiền, thay đổi thói quen chi tiêu lúc cao tuổi. Tư vấn bà Tâm những mất mát nếu bà chỉ đầu tư vào trái phiếu và càng cho thấy nhiều mất mát thì càng tốt =>Tâm lý lo sợ thua lỗ sẽ khiến bà Tâm thay đổi quan điểm đầu tư. Cần thay đổi tỷ lệ phân bổ một cách từ từ như từ 100% trái phiếu xuống còn 85%, sau đó giảm dần về 70% => Bà Tâm thấy các mức lợi nhuận
  12. được cải thiện sau mỗi lần thay đổi và sẽ càng tin tưởng vào sự tư vấn của chúng tôi. 3.4. Cách thức phân bổ tài sản tối ưu cho khách hàng Chúng tôi dựa trên những nguyên tắc sau đây để phân bổ tài sản một cách tối ưu đối với hàng như bà Tâm: Không đặt tất cả số trứng vào cùng 1 giỏ , đó là cần đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân tán rủi ro. Phân bổ theo tài sản theo các quỹ vòng đời: Đây là giải pháp giải quyết độ tuổi nhà đầu tư, sự chấp nhận rủi ro, mục tiêu đầu tư để phân bổ các tài sản sao cho phù hợp. Một sự tham khảo được cho là tốt nhất dành cho những nhà đầu tư có số tiền lớn nhưng tuổi cao, đã nghỉ hưu, mức độ chấp nhận rủi ro thấp, mục tiêu lợi nhuận ổn định và thời gian đầu tư lâu dài đó là tham gia quỹ đầu tư (quỹ tương hỗ) Vanguard - Một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới và thành công của Mỹ trong mục tiêu xây dựng quỹ đầu tư thụ động theo một chỉ số thị trường. Chúng tôi có 2 phương án chọn lựa: Phương án 1: Phân bổ 1 triệu USD vào nhiều quỹ tương hỗ, ưu tiên các quỹ tương hỗ chứng khoán thu nhập ổn định. Phương án 2: Tự lựa chọn và phân bổ theo danh mục đầu tư gồm: 70%: Trái phiếu 20%: Cổ phiếu 10%: Tiền mặt Chúng tôi giải thích lý do vì sao lại lựa chọn 2 phương án trên: Phương án 1: Dựa trên các khảo sát thực tế từ bài nghiên cứu tham khảo “Asset location for retirement savers” (2000) của Jame M.Poterba et al., chúng tôi nhận thấy việc đầu tư vào các công ty quỹ đầu tư/quỹ tương hỗ mang lại mức sinh lời cao hơn khi nhà đầu tư mua và nắm giữ trái phiếu. Chúng tôi sẽ phân bổ càng nhiều quỹ tương hỗ càng tốt, đa dạng hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Quỹ tương hỗ ở đây là Quỹ đầu tư trái phiếu/chứng khoán có thu nhập cố định, quỹ ưu tiên đầu tư vào các công cụ nợ chính phủ và công ty. Trong đó, danh mục nên có chứng khoán kho bạc để giảm thiểu rủi ro lạm phát. Các quỹ tương hỗ này áp đặt tỷ lệ phân bổ tài sản trong danh mục đầu tư và đưa ra cam kết mức sinh lời tối thiểu. Ở phương án này, nhà đầu tư không có quyền chủ động lựa chọn tài sản
  13. mà bị áp đặt bởi quỹ tương hỗ, vì thế chúng tôi không đưa ra cụ thể tỷ lệ phân bổ tài sản. Phương án 2: Malkiel (1973) đưa ra yếu tố độ tuổi ảnh hưởng đến sự phân bổ danh mục đầu tư và đưa ra kết quả khảo sát về danh mục phân bổ tài sản của những người trên 60 tuổi bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, tiền mặt theo tỷ lệ tương ứng là 40:35:15:10. Shauna C.H (2018) đưa ra 2 tỷ lệ phân bổ cho những người đầu tư bảo thủ và tương đối bảo thủ, trong đó: Danh mục đầu tư “bảo thủ” gồm chứng khoán thu nhập cố định, cổ phiếu và tiền mặt theo tỷ lệ tương ứng là 70-75:15-20:5-15. Mục tiêu chính của danh mục đầu tư bảo thủ là bảo vệ giá trị gốc của danh mục đầu tư của bạn (số tiền bạn đầu tư ban đầu). Do đó, các mô hình này thường được gọi là "danh mục đầu tư bảo toàn vốn". Danh mục đầu tư “tương đối bảo thủ” gồm chứng khoán thu nhập cố định, cổ phiếu và tiền mặt theo tỷ lệ tương ứng là 55-60:35-40:5-10. Mục tiêu của những người muốn bảo toàn một phần lớn tổng giá trị của danh mục đầu tư, nhưng sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn để có được sự bảo vệ lạm phát Robert Farrington (2014) đưa ra lựa chọn dành cho những người gần nghỉ hưu và trên 50 tuổi như sau: 25% cổ phiếu vốn hóa lớn (Vanguard Large Cap Index Fund NYSE: VV) 20% cổ phiếu vốn hóa nhỏ (Vanguard Small Cap Index Quỹ NYSE: VB) 5% Chỉ số thị trường chứng khoán quốc tế (Quỹ chỉ số chứng khoán quốc tế Vanguard NYSE: VXUS) 40% Trái phiếu Trung hạn (Quỹ Trái phiếu Trung hạn Vanguard NYSE: BIV) 10% Trái phiếu Ngắn hạn (Quỹ Trái phiếu Ngắn hạn Vanguard NYSE: BSV) Dựa trên 3 nguồn tham khảo trên chúng tôi nhận thấy trường hợp bà Tâm phù hợp với chiến lược danh mục đầu tư bảo thủ của Shauna C.H (2018) và trùng khớp với tỷ lệ phân bổ mà nhà đầu tư ban đầu muốn lựa chọn là 70% trái phiếu: 20% cổ phiếu: 10% tiền mặt.
  14. 4. Kết luận Qua những phân tích trên chúng tôi kết luận bà Tâm bị tâm lý sợ thua lỗ, neo quyết định, lệch lạc điều chỉnh và định kiến về trạng thái hiện tại. Để cải thiện mối quan hệ giữa nhà tư vấn và bà Tâm tốt đẹp hơn và để có mức lợi nhuận phù hợp hơn, chúng tôi chọn cách sử dụng mọi nỗ lực để điều tiết các thiên kiến của bà Tâm và sẽ trung hòa nếu mọi nỗ lực điều tiết thất bại. Tuy nhiên để đưa ra một danh mục phù hợp nhất thì chúng tôi dựa trên các bài tham khảo khác nhau để giúp đa dạng hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và ảnh hưởng của lạm phát đó là tỷ lệ phân bổ danh mục như sau: 70% trái phiếu, 20% cổ phiếu, 10% tiền mặt. Mối quan hệ giữa nhà tư vấn tài chính và khách hàng có tính duy nhất - không trường hợp nào giống trường hợp nào và không có phương pháp nào tối ưu để có thể chắc chắn giúp phát hiện và ngăn chặn những thiên kiến (biases) của khách hàng. Với một nhà tư vấn đầu tư tài chính, nên tập trung vào quy trình phương pháp, đánh giá tác động, quyết định phản ứng của khách hàng và cách phân bổ tài sản thực tế để đưa ra những khuyến nghị hợp lý, tốt nhất và tối ưu nhất đối với danh mục đầu tư của khách hàng.
  15. Tài liệu tham khảo Ackert, L., & Deaves, R. (2009). Behavioral finance: Psychology, decision-making, and markets. Cengage Learning. Tversky, A., & Kahneman, D. (1974). Judgment under uncertainty: Heuristics and biases. Barsky, R. B., Juster, F. T., Kimball, M. S., & Shapiro, M. D. (1997). Preference parameters and behavioral heterogeneity: An experimental approach in the health and retirement study. The Quarterly Journal of Economics, 112(2), 537-579. Bodie, Z., Merton, R. C., & Samuelson, W. F. (1992). Labor supply flexibility and portfolio choice in a life cycle model. Journal of economic dynamics and control, 16(3-4), 427-449. Schooley, D. K., & Worden, D. D. (1999). Investors' asset allocations versus life-cycle funds. Financial Analysts Journal, 55(5), 37-43. Poterba, J. M., Shoven, J. B., & Sialm, C. (2001). Asset location for retirement savers. In Private Pensions and Public Policies (Brookings Institution. Malkiel, B. G., & McCue, K. (1985). A random walk down Wall Street (Vol. 332). New York: Norton. Shauna Carther Heyford, “Achieve optimal asset allocation”, March 2018, Robert Farrington, “Building the perfect portfolio allocation – 5 models to follow”, May 2014,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2