Tiểu luận môn Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt
lượt xem 19
download
Tiểu luận này phân tích hiện trạng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam; các cơ hội và thách thức trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta; đề xuất phương pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận môn Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TIỂU LUẬN MÔN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG TRỒNG TRỌT Họ và tên: Trần Minh Tấn Lớp KHCT K24 Phú Thọ – 2017
- Câu 1: Phân tích hiện trạng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam? Các cơ hội và thách thức trong phát triển NNCNC ở nước ta? Đề xuất phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa phương học viên? PHẦN I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM Từ những năm giữa thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đến việc xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển. Đầu những năm 80, tại Hoa Kỳ đã có hơn 100 khu khoa học công nghệ. Ở Anh quốc, đến năm 1988 đã có 38 khu vườn khoa học công nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan đến năm 1996 đã có 9 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao. Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ. Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước và khu vực lãnh thổ ở Châu á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. Trong những năm gần đây thực hiện Quyết định 176/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, các tỉnh, thành phố trong cả nước đang triển khai xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Các khu công nghệ cao - Trong các địa phương có khu Nông nghiệp Công nghệ cao (gọi tắt là Khu) TP. Hồ Chí Minh được đánh giá là đảm bảo được tính đồng bộ liên hoàn từ khâu nghiên cứu đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trong khu bao gồm khu thí nghiệm và trưng bày sản phẩm, khu nhà kính, khu học tập và chuyển giao công nghệ, khu bảo quản và chế biến, khu sản xuất kêu gọi đầu tư. Nhà nước đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng tại tất cả các khu. Các doanh nghiệp thu hút vào khu chủ yếu đầu tư vào sản xuất giống cây trồng như các loại rau, hoa …, đồng thời, có thể cung cấp vật tư nông nghiệp để cung cấp cho nông dân sản xuất. Các loại nông sản sẽ được doanh nghiệp mua lại với giá theo đúng hợp đồng đã ký kết với nông dân. Các doanh nghiệp tham gia sản xuất trong Khu có sản lượng hàng hóa tập trung, kiểm soát được tiêu chuẩn, chất lượng nông sản, giảm 2
- được chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng trên một đơn vị diện tích. Được hưởng một số chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuê đất, thuế các loại…. - Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thông thường do một doanh nghiệp đầu tư, quy mô tùy theo khả năng đầu tư vốn và sản phẩm của mô hình là sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp. Chẳng hạn như ở TP. Hồ Chí Minh, Công ty Liên doanh hạt giống Đông Tây đã đầu tư trại sản xuất hạt giống rau với việc nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt giống lai F1 cùng với đầu tư phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học, xưởng chế biến hạt giống phục vụ cho công tác nghiên cứu, lai tạo và chế biến hạt giống đạt tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty Dalat Hasfarm và Công ty Cổ phần Rừng Hoa sản xuất các lọai hoa ôn đới cao cấp. Sản phẩm chính là hoa cắt cành, bao gồm hoa hồng, lily, cúc đơn, cúc chùm, cẩm chướng đơn, cẩm chướng chùm, đồng tiền, baby, sao tím, salem và các loại lá trang trí, hoa trồng chậu. Ngoài việc cung cấp cho thị trường trong nước thông qua mạng lưới phân phối vững chắc và rộng khắp, Dalat Hasfarm còn xuất khẩu sang Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Cambodia, v.v.. * Ưu điểm: - Loại hình này có quy mô đầu tư phù hợp với khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sự họat động mang tính độc lập và tự chủ giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh định hướng sản phẩm linh họat theo yêu cầu của thị trường và khả năng đầu tư vốn của doanh nghiệp. * Nhược điểm: - Tuy nhiên, các mô hình vẫn tập trung chủ yếu vào khâu sản xuất, khả năng lan tỏa và chuyển giao công nghệ khó, một phần do yêu cầu bí mật công nghệ của doanh nghiệp. - Mặc khác, xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nên khả năng thu hồi vốn chậm, các doanh nghiệp có nguồn vốn thấp khó có thể tham gia đầu tư. Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đây là lọai hình phổ biến và mang tính đại trà, có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp của nước ta trong điều kiện hiện nay. Việc phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có khả năng ứng dụng cao trên một vùng chuyên canh tạo nên khối lượng hàng hóa lớn; tận dụng được các lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động tại vùng. Chỉ sử dụng một số công nghệ cao phù hợp với một số khâu canh tác nên chi phí đầu vào giảm, phù hợp với khả năng đầu tư của nông dân. Tuy nhiên, do áp dụng công nghệ cao không đồng bộ nên chất lượng sản phẩm vẫn chưa đồng đều và cao. Khâu tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào các hợp đồng với các doanh nghiệp nên chưa ổn định. Dẫu vậy, vẫn có những địa phương đã cố gắng khắc phục những hạn chế trên để xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành công, mang lại cho ta nhiều bài học kinh nghiêm quý giá. 3
- Một số bài học kinh nghiệm rút ra Từ những mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nước và thế giới, ta có thể rút ra một số bài học trong phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Hoà Vang như sau: Về công tác qui hoạch sử dụng đất đai Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ở huyện Hoà Vang đang ngày càng giảm do việc chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá nhằm phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Do đó, mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho Hoà Vang phù hợp là xây dựng một số vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Để ổn định tâm lý và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho doanh nghiệp, người dân yên tâm sản xuất thì nhất thiết cần có giải pháp về quy hoạch một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn huyện, ít nhất là phải giữ ổn định đến năm 2020 đối với các vùng hình thành trong giai đoạn 2012-2015, và đến năm 2025 với các vùng hình thành trong giai đoạn 2016-2020, tránh gây xáo trộn, tâm lý e ngại cho người dân và doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất, kinh doanh trong vùng. Về xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp Việc đầu tư xây dựng mô hình nông nghiệp ƯDCNC ngoài đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn còn phải phù hợp với khí hậu, thời tiết và điều kiện tự nhiên của từng vùng. Đồng thời, việc xác định loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh của huyện cũng cần đặc biệt lưu ý. Do đó, trong từng mô hình ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, chúng ta không nên áp dụng nguyên xi các công nghệ cao như các địa phương khác mà phải có sự điều chỉnh để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong đó cần tập trung ứng dụng công nghệ cao trong các khâu chọn tạo giống và bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch. Về lao động Việc ứng dụng các công nghệ cao trong nông nghiệp đòi hỏi lao động phải có trình độ kỹ thuật và khả năng tiếp thu những kiến thức mới cũng như tham gia lao động nông nghiệp thường xuyên. Do đó, khi xây dựng các vùng nông nghiệp ƯDCNC trên địa bàn huyện, cần chú ý đến việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân nhằm giúp người dân cập nhật kỹ thuật mới trong sản xuất. Ít nhất trong mỗi tổ chức hợp tác (Hợp tác xã, câu lạc bộ, tổ hợp tác) phải có từ 1-3 cán bộ chuyên trách về kỹ thuật tùy theo quy mô tổ chức hoặc trên 50% số lao động đã qua đào tạo, tập huấn kỹ thuật. Đồng thời cần có những giải pháp cụ thể để thu hút lực lượng lao động trẻ tham gia vào hoạt động sản xuất này, vì đó mới là lực lượng lao động có khả năng tiếp thu và phát huy tốt nhất trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. 4
- Mối liên kết giữa nông dân- hợp tác xã- doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Qua mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp với hình thức doanh nghiệp cung cấp giống cây trồng, vật nuôi cũng như vật tư nông nghiệp cho người dân sản xuất, có thể thấy chỉ có thông qua liên kết với doanh nghiệp việc sản xuất của người nông dân mới được tiến hành quy củ hơn và hiệu quả mang lại cũng đảm bảo hơn. Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay, mối liên kết giữa các hộ nông dân thông qua việc thành lập Hợp tác xã trên nguyên tắc tự nguyện sẽ tạo thuận lợi hơn về mặt pháp lý trong việc giao dịch, ký kết hợp đồng với các đơn vị tiêu thụ và quá trình đăng ký thương hiệu nông sản. - Hợp tác xã sẽ đảm nhiệm vai trò đầu mối cho các xã viên tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng liên kết với doanh nghiệp trong cung cấp yếu tố đầu vào, đầu ra cho nông dân, trên cơ sở tham khảo ý kiến và cân đối với khả năng sản xuất ổn định của các xã viên. - Người nông dân khi đó chỉ tập trung vào công việc duy nhất là sản xuất nông sản với chất lượng và số lượng theo kế hoạch phát triển sản xuất của hợp tác xã. - Về phía doanh nghiệp liên kết cần đảm bảo sự ổn định trong các điều khoản cam kết và hỗ trợ đã ký kết với hợp tác xã. Tránh tình trạng chậm trễ trong thanh toán, và hành động có ý tiêu cực với nông dân. Vai trò quản lý của nhà nước Vai trò của nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trước hết, là trong công tác qui hoạch đất đai để tạo quỹ đất sản xuất ổn định, tâm lý an tâm cho người nông dân, doanh nghiệp đầu tư. Thứ đến, là công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, việc phát triển các công nghệ cao chủ yếu là các công nghệ mới và vốn đầu tư tương đối lớn nên nhà nước cần phải kết hợp nguồn lực từ ngân sách với khơi dậy nguồn lực từ trong dân với các hình thức khác nhau để triển khai thực hiện đầu tư các mô hình thí điểm một cách hiệu quả. Từ đó tạo ra hiệu ứng “lan toả” tiến tới nhân rộng toàn vùng. Hơn nữa, việc tập huấn, chuyển giao công nghệ cũng phải được nhà nước quan tâm nhằm giúp người dân tiếp cận với công nghệ mới và có thể ứng dụng vào sản xuất một cách hiệu quả. Đẩy mạnh công tác khuyến nông- lâm- ngư Công tác khuyến nông-lâm-ngư (gọi tắt là khuyến nông) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao trình độ kiến thức cho bà con nông dân, góp phần đưa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn hoạt động sản xuất, trên hết là tạo mối liên hệ khăng khít giữa người nông dân – nhà quản lý và nhà khoa học. Cần thiết phải đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây dựng hệ thống đến tận cơ sở. Tích cực thông tin tuyên truyền các chính sách, chủ trương hỗ trợ phát triển của Nhà nước và 5
- đào tạo, tập huấn, triển khai mô hình trình diễn cho nông dân, kịp thời phản hồi tâm tư nguyện vọng của người dân đến các Sở, ban ngành có liên quan để có phương án giải quyết thỏa đáng. PHẦN II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở NƯỚC TA Mặc dù đạt được những kết quả như trên song Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trong thời gian tới, đặc biệt là về quy mô, trình độ và tốc độ phát triển; mức độ đóng góp của NNCNC vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp vẫn chưa nhiều (Cao nhất như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thì sản phẩm NNCNC cũng mới chỉ chiếm 10-15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp). Vì vậy tăng trưởng ngành nông nghiệp nước ta trong những năm gần đây đang có xu hướng chậm lại (Giai đoạn 1996-2000 là 4.01%; 2001-2005 là 3.83%; 2006-2010 là: 3.03%; 2009-2013 chỉ còn 2.9%). Phần lớn nông sản Việt Nam đang được xuất khẩu ở dạng thô, sơ chế, giá trị gia tăng thấp, nhiều loại nông lâm sản chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Từ thực trạng đó chúng ta có thể thấy nền NNCNC nước ta đang đứng trước một số những thách thức chủ yếu sau đây: Thứ nhất: Khó khăn về vốn đầu tư. Để phát triển NNCNC cần phải có vốn đầu tư ban đầu lớn. Chẳng hạn như khu NNCNC đầu tiên của Việt Nam nằm trên địa bàn huyện Từ Liêm – Hà Nội đi vào hoạt động từ năm 2004 đã có tổng vốn đầu tư ban đầu là gần 20 tỷ đồng; năm 2009 dự án nuôi bò sữa của TH True Milk tại Nghĩa Đàn – Nghệ An có tổng số vốn đầu tư lên tới 1.2 tỷ USD. Tính theo giá trị hiện nay để xây dựng được khu trang trại chăn nuôi quy mô vừa theo mô hình NNCNC cần từ 140-150 tỷ đồng gấp từ 4-5 lần so với trang trại chăn nuôi truyền thống; 1 ha nhà kính hoàn chỉnh với hệ thống tưới nước, bón phân có kiểm soát tự động theo công nghệ Israel cần ít nhất 10- 15 tỷ đồng. Tính trung bình 1m 2 nhà lưới với đầy đủ các thiết bị bên trong cần phải đầu tư trên 10 triệu đồng. Ngoài những chi phí như trên, để sản xuất theo mô hình NNCNC còn phải có vốn đầu tư cho việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, duy tu bảo dưỡng, xử lý môi trường, vốn đầu tư cho giống, đào tạo người lao động, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm… 6
- Những số liệu trên cho thấy vốn đầu tư cho NNCNC là rất lớn vượt quá khả năng ngân sách của địa phương và doanh nghiệp. Trong khi đó theo thống kê của Bộ NN&PTNT hiện có tới 90% doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng. Những doanh nghiệp này mới chỉ đáp ứng được từ 5-10% nhu cầu vốn tối thiểu nếu muốn đầu tư phát triển NNCNC. Vốn vay ngân hàng cho doanh nghiệp hiện cũng chỉ đáp ứng 50%. Như vậy các doanh nghiệp còn thiếu khoảng 40% so với nhu cầu vốn cần huy động. Đây là một con số không hề nhỏ và là 1 rào cản rất lớn trong phát triển NNCNC ở nước ta. Thứ hai: Khó khăn về tích tụ đất đai và hạ tầng cơ sở khu vực nông thôn. Phát triển NNCNC, ngoài vốn lớn thì cần phải có đất đai quy mô lớn. Thực tiễn cho thấy, để sản xuất có hiệu quả với mỗi mô hình NNCNC đòi hỏi những diện tích đất khác nhau nhưng thấp nhất cũng cần khoảng 10 ha đối với sản xuất NNCNC, khoảng 100 ha đối với các khu Công nghệ cao. Để có diện tích như trên ở những vị trí thuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hóa là một khó khăn lớn, bởi hầu hết các vị trí đó, các địa phương ưu tiên cho phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí… Mặt khác đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn còn manh mún với khoảng 70 triệu thửa đất nông nghiệp và có tới 70% chủ thể đất đai là những hộ nông dân. Vì vậy, nếu không có cơ chế, chính sách của nhà nước vào cuộc của các cấp chính quyền thì việc gom những diện tích nhỏ lẻ, manh mún để làm cánh đồng lớn ứng dụng công nghệ cao sẽ khó thực hiện được, bởi hầu hết tâm lý cảu người dân đều muốn sở hữu đất đai. Hạ tầng cơ sở khu vực nông thôn nước ta trong những năm gần đây, nhất là từ khi triển khai xây dựng nông thôn mới đến nay đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên so với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao thì còn khoảng cách khá xa. Chẳng hạn ở Tây Nguyên nơi được xem là vùng đất phát triển mạnh về NNCNC thì tính đến thời điểm tháng 4/2014 vẫn còn hơn 3% số xã bị chia cắt trong mùa mưa, 14% số xã chưa được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đường đến trung tâm xã; còn tới 45,5% diện tích đất nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu nước tưới. Tình trạng hạ tầng nông thôn kém phát triern như trên sẽ làm gia tăng chi phí trong sản xuất và là một chở ngại lớn cho các doanh nghiệp khi muốn đầu tư phát triển NNCNC vào những địa phương này. Thứ ba: Khó khăn về nguồn nhân lực cho NNCNC Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong khi đó việc đào tạo đội ngũ chuyên gia nông nghiệp ở nước ta hiện còn nhiều bất cập. Chương trình đào tạo của các trường đại học chưa bám sát với yêu cầu thực tế của cuộc sống. Đây là một trong những lý do làm cho các chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình triển khai thực 7
- hiện, nhất là ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như Miền Trung, Tây Nguyên. Thứ tư: Khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm NNCNC là vẫn đề cần phải đặc biệt chú ý. Bởi vì, sản xuất NNCNC sẽ tạo ra số lượng nông sản lớn, nếu không tính toán kỹ sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, cung vượt cầu sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế. Thực tế mô hình sản xuất lúa gạo theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long thời gian qua cho thấy: Cần phải khảo sát thị trường, xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm, trước khi tiến hành mô hình này. Mặt khác, sản phẩm của NNCNC hiện đang phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp truyền thống cũng là một bất cập lớn làm giảm động lực của các doanh nghiệp NNCNC. Những khó khăn, thách thức nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan là do NNCNC còn là lĩnh vực tương đối mới mẻ ở nước ta, các nguồn lực bảo đảm cho nó chưa thể đáp ứng kịp. Nông dân nước ta nhiều đời nay đã quen với lối canh tác truyền thống, sản xuất nhỏ nên cũng cần phải có thời gian để thích nghi với mô hình sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ cao. Hơn nữa nông nghiệp hiện nay vẫn là lĩnh vực chứa nhiều rủi ro, tốc độ thu hồi vốn chậm nên chưa tạo ra sức hút đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Nguyên nhân chủ quan, trước hết là do nhận thức của các cấp, các nghành của địa phương và doanh nghiệp về NNCNC chưa đầu đủ nên chưa tích cực vào cuộc, còn thụ động, còn trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước. Hệ thống chính sách về đất đai, thuế, tín dụng cho NNCNC còn nhiều bất cập, thủ tục rườm rà đã trở thành rào cản đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào NNCNC. Việc đào tạo nghề cho nông dân ở nước ta chưa theo kịp với đòi hỏi của thực tiễn sản xuất, vì vậy đại bộ phận nông dân chưa đủ khả năng tiếp cận công nghệ mới. PHẦN III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ Mô hình trồng rau trong nhà lưới tại huyện Đoan Hùng Đối tượng cây trồng: Dưa leo, rau xanh Quy mô: 150m2 Các kỹ thuật áp dụng: Hệ thống tự động mở vòm lưới, tự động phun sương theo công nghệ tưới nhỏ giọt, tự động quạt để điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ trong nhà lưới. Khi cần bón phân công nhân hòa phân bón vào thùng rồi máy móc sẽ tính toán và tưới cho từng gốc theo yêu cầu của cây. Bộ phận cảm ứng trong nhà lưới sẽ báo các thông số về ẩm độ, nhiệt độ, nhu cầu nước, dinh dưỡng về cho máy chủ. Máy chủ sẽ tính toán 8
- nhu cầu của cây để đáp ứng đủ dinh dưỡng tránh thất thoát dinh dưỡng gây lãng phí. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận môn Quản trị cung ứng: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk
44 p | 1305 | 113
-
Tiểu luận môn Ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghệ thực phẩm: Công nghệ sản xuất Sữa chua
24 p | 434 | 80
-
Tiểu luận môn học: Công nghệ xây dựng công trình bê tông nâng cao
20 p | 386 | 68
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học " Đơn cực từ "
29 p | 305 | 56
-
Tiểu luận môn Ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghệ thực phẩm: Công nghệ sản xuất Bacterial Cellulose
27 p | 199 | 39
-
Tiểu luận môn Nghiệp vụ Hải quan: Tổng quan về hệ thống HS Code và ứng dụng vào biểu thuế xuất nhập khẩu
47 p | 174 | 33
-
Tiểu luận môn Quản trị dự án hệ thống thông tin: Quản lý dự án xây dựng phần mềm quản lý sinh viên
42 p | 103 | 28
-
Tiểu luận hết môn Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
87 p | 328 | 26
-
Tiểu luận môn Công nghệ phần mềm: Tìm hiểu công nghệ nhận diện giọng nói
27 p | 179 | 23
-
Tiểu luận môn Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn: Cyclone khô
27 p | 153 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Đức
239 p | 75 | 20
-
Tiểu luận môn Công nghệ sinh thái: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi
41 p | 81 | 15
-
Tiểu luận môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Kinh tế nông nghiệp công nghệ cao - Động lực phát triển kinh tế huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
31 p | 90 | 15
-
Tiểu luận môn Kinh tế dầu khí: Ứng dụng Blockchain vào ngành công nghiệp dầu khí
36 p | 26 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
105 p | 47 | 11
-
Tiểu luận môn Tin học công nghiệp: Xây dựng game sinh tồn trên Unity
14 p | 75 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình giảng dạy võ thuật ứng dụng Công an Nhân dân tại Trường Đại học An ninh Nhân dân
236 p | 18 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn