intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: Những nét khái quát nhất về các quy trình công nghệ, dây truyền sản xuất cũng như công tác thực hiện An Toàn Vệ Sinh Lao Động tại công ty Gang Thép Thái Nguyên

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

400
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận: những nét khái quát nhất về các quy trình công nghệ, dây truyền sản xuất cũng như công tác thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại công ty gang thép thái nguyên', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Những nét khái quát nhất về các quy trình công nghệ, dây truyền sản xuất cũng như công tác thực hiện An Toàn Vệ Sinh Lao Động tại công ty Gang Thép Thái Nguyên

  1. TIỂU LUẬN: Những nét khái quát nhất về các quy trình công nghệ, dây truyền sản xuất cũng như công tác thực hiện An Toàn Vệ Sinh Lao Động tại công ty Gang Thép Thái Nguyên
  2. Lời mở đầu Bảo Hộ Lao Động với ba nội dung chính là: Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; tuyên truyền về công tác an toàn và tai nạn xảy ra trong các nhà máy xí nghiệp nhằm tác động đến ý thức thực hiện công tác An Toàn Vệ Sinh; ban hành các chế độ chính sách, luật pháp về công tác Bảo Hộ Lao Động - An Tàon Lao Động. Trong ba mục tiêu trên thì nội dung chủ yếu và cốt lõi là thực hiện công tác An Toàn - Vệ Sinh Lao Động đó là các hoạt động đồng bộ trên các mặt lập pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội khoa học kỹ thuật, nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, đây là một chính sách kinh tế xã hội lớn của Đảng và nhà nước đã và đang được quan tâm như một nội dung quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Được sự quan tâm của trường đại học Công Đoàn, sự cố gắng, nỗ lực của khoa Bảo Hộ Lao Động đã tạo diề kiện cho sinh viên hai lớp B10 đi tìm hiểu thực tế tại Tổng công ty Gang Thép Thái Nguyên về thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại công ty, các biện pháp làm giảm số tan nạn lao động hàng năm như: Công nghệ xử lý nước thải, bụi, ồn, rung... trước khi thải ra môi trường. Qua hai ngày đi thực tế tuy thời gian có hạn chế, chúng em chưa được tiếp xúc nhiều nhưng cũng nắm được những nét khái quát nhất về các quy trình công nghệ, dây truyền sản xuất cũng như công tác thực hiện An Toàn Vệ Sinh Lao Động tại công ty.
  3. Phần I. Giới thiệu chung. Cơ sở lý luận, mục đích yêu cầu và nội dung báo cáo 1. Một số khái niệm cơ bản. - Bảo hộ lao động: Mà nội dung là công tác an toàn và vệ sinh lao dộng là các hoạt động đồng bộ trên các mặt lập pháp, tổ chức hành chính, công tác khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Bảo Hộ Lao Động là một yêu cầu rất khách quan để bảo vệ người lao động - yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất. Hoạt động BHLĐ phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ của mỗi quốc gia, mỗi đơn vị sản xuất. - Điều kiện lao động: Được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các phương tiện và công cụ lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp chúng trong không gian và thời gian, sự tác động của chúng trong mối quan hệ tác động qua lại với người lao động tại chỗ làm việc tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trogn quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của con người trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng là một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động. - Các yếu tố nguy hiểm và có hại: Là yếu tố xuất hiện trong điều kiện lao động có ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Các yếu tố nguy hiểm và có hại xuất hiện trong sản xuất cũng có nhiều loại, chúng được phân chia thành 4 loại chính sau: + Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm bức xạ có hại, bụi tiếng ồn... + Các yếu tố hoá học: Các chất độc hại, các loại hơi khí độc, bụi độc, các chất phóng xạ... + Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc các loại ký sinh trùng... + Các yếu tố bất lợi về yếu tố lao động, không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh các yếu tố không thuận lợi về tâm lý...
  4. - Tai nạn lao động: Là tai nạn xảy ra trong quá lao động, công tác do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài làm chết người, tổn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể. Trường hợp người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại chức năng nào đó của cơ thể cũng có thể coi là tai nạn lao động. Trường hợp người lao động bị tai nạn trong quá trình di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc bị tai nạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bên ngoài theo yêu cầu của người sử dụng lao động cũng được là tai nạn lao động. Tai nạn lao động được phân ra: Tai nạn chết người, tai nạn lao động nặng và tai nạn lao động nhẹ. Người ta đánh giá tình hình tai nạn lao động theo hệ số tần suất tai nạn lao động k: n.1000 k N Trong đó: n: Số tai nạn lao động. N: Tổng số người lao động. - Bệnh nghề nghiệp: Là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại th ường xuyên kéo dài của điều kiện lao động xấu. 2. Mục đích ý nghĩa của công tác BHLĐ. Mục tiêu của công tác BHLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học và kỹ thuật, tổ chức, hành chính, kinh tế xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên điều kiện lao động tiện nghi, thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa TNLĐ và BNN, hạn chế ốm đau và giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo đảm an toàn bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động. Công tác BHLĐ có ý to lớn trong đời sống và sản xuất, công tác BHLĐ chủ yếu nhằm bảo vệ con người, góp phần đảm bảo hiệu quả và sự phát triển ổn định, bền vững của sản xuất.
  5. 3. Tính chất của công tác BHLĐ. Công tác BHLĐ mang 3 tính chất: + Tính khoa học kỹ thuật. + Tính pháp luật. + Tính quần chúng. - Tính khoa học và kỹ thuật: Vì các biện pháp sử dụng ở đây phải có cơ sở khoa học, việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại đến cơ thể người lao động. Các giải pháp kỹ thụât an toàn...đều là các hoạt dộng khoa học kỹ thuật sử dụng các dụng cụ khoa học do cán bộ khoa học thực hiện. Hoạt động BHLĐ mang tính luật pháp ở chỗ muốn các giải pháp, biện pháp khoa học kỹ thuật được thực hiện thì cần thể chế chúng thành các văn bản luật, các văn bản dưới luật nhằm bảo đảm các giải pháp đó phải được thực hiện nghiêm chỉnh phải có biện pháp kiểm tra việc thực hiẹn giải pháp đó. Hoạt động BHLĐ mang tính quần chúng rộng rãi vì cả người sử dụng lao động và người lao động đều cần phải được bảo vệ, hoạt động BHLĐ muốn thu hút kết quả cao thì phải có sự tham gia hưởng ứng của đông đảo mọi người. 4. Nội dung của công tác BHLĐ. Cùng với ba tính chất trên để đạt được mục tiêu của công tác BHLĐ, công tác này phải được thực hiện với các nội dung sau: * Nội dung về khoa học: * Nội dung về xây dựng và thực hiện quy chế, chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy định về BHLĐ và công tác quản lý nhà nước về BHLĐ. * Những nọi dung về công tác tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về BHLĐ. - Nội dung về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động: Đây là nội dung quan trọng trong côgn tác BHLĐ. Nội dung chính của khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động bao gồm các vấn đề y học lao động và bệnh nghề nghiệp, kỹ thuật vệ sinh kỹ thuật an toàn, khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân, kỹ thuật phòng cháy chữa cháy và các nội dung khác (Ecônmic).
  6. - Nội dung xây dựng và thực hiện các văn bản luật về BHLĐ và tăng cường quản lý nhà nước về BHLĐ. Việc xây dựng các văn bản luật pháp về BHLĐ được chỉ đạo cùng với sự tham gia của các ngành, các cấp. Mặc dù còn nhiều bất cập song đến nay chúng ta đã có một khung pháp lý khá đầy đủ về công tác BHLĐ, các nội dung về công tác BHLĐ đã được đưa vào các văn bản luật: Bộ luật lao động, luật công đoàn, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành... - Nội dung tuyên truyền giáo dục công tác BHLĐ muốn thu được kết quả cao thì phải bằng mọi cách, để mọi người từ cán bộ quản lý, người sử dụng lao động đến đông đảo người lao động, thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình để tự giác thực hiện. Nội dung chủ yếu trong công tác tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về BHLĐ gồm: + Tuyên truyền giáo dục cho người lao động nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo an toàn trong sản xuất, phải phủ biến và huấn luyện cho có những hiểu biết về an toàn vệ sinh lao động. + Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật đảm bảo các nguyên tắc an toàn, thực hiện các quy định, nội quy an toàn một cách nghiêm chỉnh. + Tổ chức tốt hoạt động tự kiểm tra BHLĐ tại chỗ làm việc, từng cơ sở sản xuất, xây dựng và củng cố mạng lưới an toàn vệ sinh.
  7. Phần II. giới thiệu chung về công ty gang thép thái nguyên và tình hình thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại công ty. I.Giới thiệu chung về Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Công ty gang thép Thái Nguyên có tên giao dịch là: Thai Nguyen Iron and steel corporation viết tắt là TISCO. Trụ sở: Phường Lưu Xá - Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Công ty đã có trên 40 năm phát triển, năm 1959 khởi công xây dựng khu gang thép. Nhà máy Luyện Gang tiền thân của Công ty Gang Thép Thái Nguyên được thành lập ngày 29/11/1963, đây cũng là ngày mà mẻ Gang đầu tiên ra lò. Năm 1962 - 1972, các quá trình công nghệ, trạm xử lý nước thải bị bắn phá hoàn do cuộc chiến tranh Mỹ. Trước năm 1985 Nhà máy Gang Thép trực thuộc quản lý Nhà nước sau năm 1985 chuyển sang hoạt động theo công ty gồm 24 đơn vị thành viên trải dài từ Đà Nẵng đến Thái Nguyên. Công ty là một ngành công nghiẹp thu nhỏ của Việt Nam, tập trung sản xuất Gang thép, vật liệu xây dựng, khai thác mỏ than, quặng sắt... Sau hơn hoạt động, các công trình bị xuống cấp nhiều, được sự đầu tư của nhà nước: Giai đoạn 1: Thay đổi một số dây truyền công nghệ gồm lò cao, lò siêu công suất. Giai đoạn 2: Nâng sản xuất phôi thép nên 751 triệu tấn /năm gấp 2 3 lần. Công ty Gang Thép Thái Nguyên là công ty trực thuộc bộ Công Nghiệp Việt Nam, nguyên liệu chính của công ty quặng, than, sắt, thép, phế thải... Mặt bằng công ty nằm ở vị trí hết sức thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp. Nền của công ty được dặt trên gần 1000 quả đồi lớn nhỏ nên chịu lực rất tốt. Bên cạnh đó công ty được xây dựng gần 2 con sông là sông Cầu và sông Công nên việc lấy nước phục vụ các quy trình công nghệ, vận chuyển nguyên liệu hoặc phòng chông cháy nổ rất dễ dàng và thuận tiện.
  8. Dọc theo quốc lộ 3, cách Hà Nội gần 70 km, công ty tiếp nhận sự chỉ đạo của trung ương rất nhanh. Bên cạnh đó công ty Gang Thép Thái Nguyên còn nằm trong chiến lược xây dựng và phát triển khu công nghiệp nặng của các tỉnh miền núi phía Bắc của Đảng và Nhà nước. Với những ưu điểm nói trên của Công ty Gang Thép Thái Nguyên đang khẳng định mình là một khu công nghiệp lớn nhất của các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên Công ty lại xây dựng gần khu dân cư nên vấn đề ô nhiễm rất búc xúc, cần có biện pháp triệt để xử lý nguồn ô nhiễm, tránh làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân xung quanh nhà máy.
  9. 1.Bộ máy tổ chức của công ty. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý của công ty Gang Thép Thái Nguyên. Giám Đốc Công Đoàn P.Giám đốc P.Giám đốc Hội đồng Bảo thiết bị sản xuất hộ lao động Khối cơ quan Khối trực tiếp P.Kỹ thuật Phân xưởng công nghệ đúc phôi P.Kế hoạch vật Phân xưởng tư điện cơ P.Kế toán thống kê P.Hành chính P.Tổ chức lao động Tổ khu thành phẩm Tổ vận chuyển Tổ KCS Nhà ăn
  10. Trải qua 41 năm từ khi thành lập chi đến nay cơ cấu tổ chức của công ty Gang Thép Thái Nguyên đã có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này phồ hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty phải có một cơ cấu tổ chức hợp lý. Ngoài sự thay đổi theo chủ trương của nhà nước, công ty muốn có một mô hình quản lý riêng. Với chức năng và nhiệm vụ của công ty thì cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện khái quát qua sơ đồ trên. 2. Lực lượng lao động. Tổng Công ty Gang Thép Thái Nguyên có 25 đơn vị thành viên có tổng số công nhân viên khoảng 9000 người, sản xuất trên hơn 1000 ngành nghề khác nhau có nhiều yếu tố độc hại ( trong lò luyện thép, cán thép, lò gang, các hoá chất độc hại...). Lực lượng cán bộ kỹ thuật là 2400, trong đó trình độ kỹ sư và trên đại học là 1300 người, trung cấp kỹ thuật là 1050 người, chiếm 27%  28% lực lượng lao động của công ty. 3. Các quy trình công nghệ và thiết bị của công ty. Công nghệ chính gồm các công đoạn sau: Luyện Gang, Thép, cán thép với công suất là 3 vạn tấn/năm. Công nghệ sản xuất Gang Thép: Quy trình truyền thống, tự sản xuất phôi thép hoặc nhập phôi để sản xuất. Riêng luyện Gang có 2 lò cao: Một lò có dung tích 1000 m3, một lò có dung tích 120 m3. Về luyện thép: Phần lớn dùng lò điện quang từ 1,5  30 tấn /mẻ. Về công nghệ cán có 2 nhà máy cán: Nhà máy cán Lưu Xá và nhà máy cán Gia Sàng. Với sản lượng 33 tấn/mẻ(năm 2003). Những năm gần đây nhà máy đã trang bị được một số thiết bị máy móc hiẹn đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Riêng ngành luyện kim cũng đã thay đổi dược dây truyền sản xuất vào năm 2001- 2002. 4. Tình hình sản xuất kinh doanh. Với những thuận lợi sẵn có cùng với sự tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, cơ chế quản lý... đã tạo chỗ đứng vững chắc cho đơn vị nhà máy nói riêng và tổng công ty nói chung trên thị trường. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị ngày
  11. một nâng cao, đời sống cán bộ công nhân viên chức ngày càng tăng sản phẩm nhãn mác, thương hiệu hàng hoá của đơn vị ngày càng có uy tín trên thị trường, chất lượng giá cả hợp lý và có sức cạnh tranh cao. Điều đó càng làm cho công ty có diều kiện mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, tạo công ăn viẹc làm cho rất nhiều lao động với mức lương thoả đáng với công sức mà họ bỏ ra và càng có điều kiện nâng cao cải tiến trang thiết bị, thực hiện tốt hơn các chế độ chính sách của nhà nước về An Toàn vệ Sinh Lao Động. Sản phẩm của công ty bao gồm: Gang, thép, vật liệu xây dựng, chi tiết máy, dụng cụ nông nghiệp. II. Công tác an toàn bảo hộ lao động ở công ty. Công ty đã trải qua trên 40 năm vận hành và đã sản xuất cho tổ quốc nhiều tấn gang thép. Đặc diểm nổi bật của công ty là máy móc đã già cỗi, lạc hậu thường xuyên phải sửa chữa, đại tu thay thế. Số người làm việc đông, công việc vận hành sửa chữa theo ca kíp rất nóng, có nhiều yếu tố độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ của người láo động: Bụi độc hại, công việc vất vả, nặng nhọc rất dễ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. ý thức được tầm quan trọng của công tác thực hiện an Toàn Vệ Sinh Lao Động lãnh đạo công ty thường xuyên kiểm tra và có các biện pháp kỹ thuật an toàn có hiệu quả. 1. Biện pháp tổ chức. Nhận rõ tầm quan trọng của công tác Bảo Hộ Lao Động. Hàng năm khi lạp kế hoạch sản xuất kinh doanh, công ty xây dựng các kế hoạch về bảo hộ lao động và được triển khai khá tốt. Hàng năm công ty đầu tư 15  20 tỷ đồng cho công tác Bảo Hộ Lao Động, chiếm 20% dự toán. Công ty đã thành lập hội đồng Bảo Hộ lao Động do giám đốc công ty làm chủ tịch hội đồng, phó giám đốc phụ trách sản xuất trực tiếp chỉ đạo công tác BHLĐ. Chỉ đạo công tác BHLĐ ở công ty bao gồm: Ban Giám đốc, cán bộ BHLĐ, công đoàn, y tế, bảo vệ. Giao cho một cán bộ BHLĐ về an toàn vệ sinh toàn công ty. Quản đốc phân xưởng trực tiép chỉ đạo công tác BHLĐ ở phân xưởng mình.
  12. Mỗi tổ trong các phân xưởng có một an toàn vệ sinh viên chịu trách nhiệm về BHLĐ ở tổ mình. Hệ thống an toàn viên có trong các tổ sản xuất và hoạt động khá hiệu quả. Các an toàn viên trực tiếp giám sát sản xuất an toàn trong ca làm việc và sử dụng đúng quy trình quy phạm. Với một ban chuyên trách và các an toàn viên của công ty cùng với bộ máy làm công tác BHLĐ ở công ty, công tác huấn luyện được chia làm 3 bước: + Bước 1: Huấn luyện người lao động mới tiếp nhận, tuyển dụng: Nội quy, quy chế, luật BHLĐ được thực hiện 1 năm một lần. + Bước 2: Huấn luyện kỹ thuật an toàn ở cơ sở: Theo nhà máy, phân xưởng, đơn vị trực tiếp sản xuất, quy trình vận hành thiết bị và công nghệ của phân xưởng sản xuất được thực hiện 1 năm một lần. + Bước 3: Huấn luyện kỹ thuật an toàn tại vị trí, nơi làm việc trực tiếp do tổ trưởng chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra đôn đốc. Mạng lưới an tàon vệ sinh viên của công ty là người tổ chức, quản lý thực hiện do công đoàn quản lý. Về vấn đề chăm sóc sức khoẻ công nhân: Hàng năm công ty đều tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên. Từ đó phân loại sức khoẻ và phát hiện bệnh nghề nghiệp kịp thời chữa trị, đề ra mức bồi thường thích hợp cho từng công nhân làm ở các điều kiện làm việc khác nhau, bảo vệ sức khoẻ cho công nhân, đẩy mạnh sản xuất. Công ty tổ chức khám tuyển và bố trí công nhân làm việc hợp lý. 2. Phòng kỹ thuật an toàn. Từ khi xây dựng đến nay phòng KTAT vẫn tồn tại và là một bộ phận tham mưu trực tiếp cho giám đốc công ty. Phòng KTAT - BHLĐ có 35 cán bộ làm công tác BHLĐ chuyên trách, 7 kỹ sư công nghệ làm công tác BHLĐ. Trưởng phòng kỹ thuật an toàn là: Kỹ sư.Nguyễn Văn Kế. Phòng có quy định chức năng và nhiệm vụ cho từng người trực tiếp theo rõi phụ trách các phần việc khác nhau. Nhiệm vụ chính là giải quyết tất cả các vấn đề
  13. liên quan đến công tác BHLĐ, thường xuyên kiểm tra giám sát tại chỗ người lao động. 3. Phòng tổ chức công tác BHLĐ. Ban chấp hành công đoàn công ty có 15 người, trong dó ca 2 nữ. Ban thường vụ có 5 người trong đó có 1 nữ là trưởng ban nữ công kiêm phó chủ tịch công đoàn. Ban nữ công có 9 người. ban thanh tra công nhân có 5 người, ban công đoàn có 3 người. Có tất cả 114 uỷ viên chấp hành công đoàn làm mọi việc có liên quan đến việc bảo vệ lợi ích cho công nhân la động, chăm sóc sức khoẻ người lao động tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân lao động. 4. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Là hình thức hoạt đọng của người lao động nhằm bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động về BHLĐ. Hiện nay công ty có hơn 800 ATVSV tạo thành mạng lưới an toàn vệ sinh viên thực hiện các chức năng nhiệm vụ được phân công về BHLĐ như sau: + Đôn đốc,kiẻm tra, giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh quy dịnh về ATVS. Nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ chính sách. + Về BHLĐ, Hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến tổ. + Tham gia đóng góp ý với tổ trưởng sản xuất các nội dung của kế hoạch BHLĐ có liên quan đến tổ. + Kiến nghị với tổ trưởng sản xuất hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, các biện pháp ATVSLĐ, khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu các thiết bị ATVS trong sản xuất. 5. Phương thức hoạt động. Phòng KTAT - BHLĐ của công ty duy trì đều đặn hàng tháng tập trung tát cả các an toàn vệ sinh viên trong tất cả các nhà máy, chia thành nhiều nhóm đi kiểm tra điều kiẹn lao động, vệ sinh lao động, hoặc các phòng tổ chức có lịch cử cán bộ kết hợp với lãnh đạo chấm điểm cheo giữa các tổ, kíp vận hành để có cơ sở bình xét
  14. thi đua trong từng tháng. Giám độc nhà máy còn quy định cán bộ lãnh đạo các phòng liên quan đến sản xuất. Từ đó có các văn bản đánh giá, nhận xét ưu khuyết điểm, xử lý, thưởng phạt các cá nhân, tập thể vi phạm các quy định an toàn, vệ sinh công nghiệp. Giám đốc và công đoàn nhà máy chủ động mở các lớp học về nghiệp vụ, về pháp luật lao động, về an toàn vệ sinh lao động, có tài liệu cấp phát cho từng người. Ngoài ra, công ty còn được bộ công nghiệp Việt Nam phát cho các băng hình chuyên đề về phòng chống cháy nổ về điện, hoá chất độc hại... Về công tác huấn luyện, công ty quy định mọi người khi vào công ty làm việc phải học về BHLĐ có thẻ ra vào các đơn vị phải có lịch huấn luyện kiểm tra an toàn định kỳ. ở đâu có lao động là ở đó có BHLĐ. BHLĐ đi từ công nghệ và gắn liền với sản xuất. Do sản lượng gang thép là liên tục, công nhân trong nhà máy lại rất đông nên việc quản lý về BHLĐ cần phải quản lỹ chặt chẽ theo pháp lệnh về sản xuất công nghiệp hiện nay. Tuy nhiên giữ an toàn chặt chẽ thì phương thức tiến độ không đảm bảo, còn đảm bảo phương thức tiến độ thì vấn đề an toàn lại bỏ qua. Vì vậy việc dung hoà giữa an toàn lao động và tiến độ sản xuất là một vấn đề hết sức cần thiết cần được các cấp quản lý quan tâm. III. Giới thiệu chung về nhà máy luyện - cán thép gia sàng. 1. Giới thiệu chung. Nhà máy luyện cán thép Gia Sàng được khởi công xây dựng ngày 23/3/1971, là đơn vị thành viên trực thuộc tổng công ty gang thép Thái Nguyên. Được cộng hoà dân chủ Đức đầu tư quy trình công nghệ khép kín với công suất thiết kế ban đầu là 62.500 tấn thép thỏi và 5000 tấn thép kéo dây mạ kẽm. Đây là 3 sản phẩm chính của nhà máy. Sau 4 năm xây dựng ngày 1/5/1975 mẻ thép đầu tiên ra lò đúng vào ngày quốc tế lao động đó là ngày truyền thống của nhà máy. - Ngày 28/81975 công nghệ cán thép đi vào sản xuất.
  15. - Ngày 12/6/1976 công nghệ kéo dây mạ kẽm đi vào sản xuất. Sản phẩm của nhà máy sản xuất theo TCVN, tiêu chuẩn Nga, tiêu chuẩn Nhật Bản. Sau 3 năm sản xuất, năm 1978 nhà máy đã vượt công suất thiết kế thép cán, thép thỏi trên 5000 tấn, thép cán vượt 12% so với thiết kế ban đầu. Năm 1984 sản lượng thép thỏi hàng năm chỉ còn 6000 tấn do đó trước tình hình đó cán bộ nhà máy chuyển hướng công nghệ mới lò luyện thép sang lò luyện hồ quang. Năm 1985 được sự giúp đỡ của Đức công ty Gang Thép đầu tư cho nhà máy một lò luyện thép công suất 5 tấn/ mẻ. Năm 1999 phân xưởng cán thép đã vượt lên và được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Sau khi đã cải tạo nâng cấp đến nay năm 2002 nhà máy đã sản xuất được 112.000 tấn thép cán các loại. Được đầu tư đổi mới thiết bị lò luyện thép, cán thép với cơ cấu tự động đã góp phần nâng cao năng xuất đến năm 2004 đạt sản lượng thép thỏi 70.000 tấn, thép cán 144.000 tấn/năm đây là sản lượng cao nhất từ trước tới nay và tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy luôn ổn định. 2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy của nhà máy luyện can thép Gia Sàng. 2.1. Lực lượng lao động. Nhà máy luyện cán thép Gia Sàng cả phân xưởng và phòng ban có khoảng 1071 người. Trong giai đoạn phát triển từ 2006  2010 nhà máy có đầy đủ các tổ chức bộ máy, trong nhà máy ngoài chính quyền còn có Đảng, Công Đoàn và đoàn thanh niên, các tổ chức thi công. 2.2. Tổ chức bộ máy hoạt động. - Một đồng chí giám đốc: Đồng chí KS. Nguyễn Khắc Hoàn. - Một dồng chí phó giám đốc phụ trách sản xuất: KS. Nông Văn Đó. - Một đồng chí phó giám đốc phụ trách kỹ thuật kiêm chủ tịch công đoàn: KS. Nguyễn Thế Sư. - Nhà máy có 5 phân xưởng và 7 phòng ban: + Phân xưởng luyện thép có khoảng 320 người.
  16. + Phân xưởng cán thép 1 có khoảng 266 người. + Phân xưởng cán thép 2 có 110 người. Sơ đồ hệ thống quản lý bộ máy hoạt động của nhà máy cán thép Gia Sàng được thể hiện theo sơ đồ: Giám đốc P.Giám đốc 1 P.Giám đốc phụ trách 2 - kỹ Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng P.hàn P. tổ kế kỹ cơ kế h Bảo thuật điện vệ chức hoạch toán chính lao kinh tài quản động doanh chính tr ị Phân Phân Phân Phân Phân Trạm xưởng xưởng xởng xưởng xưởng điện11 may 0 kV luyện cán cán cơ thép thép 1 thép 2 điện NL
  17. 3. Dây truyền công nghệ cán thép tại nhà máy luyện cán thép Gia Sàng. (Theo cÈ xe u (CÈ vµo u B· i xÕ ph«i p goßng) goßng) M¸ y ® y vµo È PhÕth¶i, Ph«i ® u lß nung Ç lß than, quÆ s¾ ng t... Lß nung liªn tôc 3 Ra(b»ng C¾ ® u ® t Ç u«i M¸ y c¸ n ph«i vßng kiÓ ® y uÈ m¸ y) 50tÊ t nãng) n(c¾ ( 530) ( 7 lÇ c¸ n) n 360 * 4 Ra 280* 2 Ra c¸ n M¸ y c¸ n 400 hµng ngang thµnh phÈm (360*2) (C¸ n 5 lÇn) M¸ y c¾t Sµn lµm M¸ y c¾ (c¾ bay ph© ® n) tt n o¹ nguéi 250 T m¸ t(55* 13) 5 ® n* 46 m o¹ (c¾ 46m - 11,7m) t C©n § ãng bã (NhË kho) p Lò nung có chiều dài 19,6(m), rộng 3,59(m), ba máy đẩy lực đẩy 20 tấn. Cân trọng lượng thép: Quy định là không quá 5 tấn. + Nếu thép  10: 3,5  3,7 tấn. + Nếu thép 16: 4,6  4,8 tấn.
  18. IV.tìm hiểu công tác bHLĐ tại nhà máy luyện cán thép Gia sàng. 1. An toàn điện. Tại các phân xưởng đều bố trí bảng điện chính và điện cho các hộp điện đều được nối đất bảo vệ. Các động cơ máy móc đều được nối đất tiếp mát đề phong điện giật. Nhưng vấn đề tồn tại là nhiều hộp điện bị mất nắp và khóa an toàn ảnh hưởng đến việc bảo vệ. Các điểm nối tại trạm đấu dây không được chặt, phích cắm lỏng vẫn gây ra hiện tượng phóng điện. Yêu cầu về kỹ thuật điện của nhà máy, phân xưởng cán thép rất cao, khi sửa chữa các thiết bị điện phải tiếp mát và ngắt cầu dao, luồng ánh sáng đưa tới là 36V dùng để sửa chữa phải do ngành điện quản lý, đảm bảo về các yêu cầu kỹ thuật an toàn. Khi sửa chữa ở đầu nguồn cấp điện phải có biển báo: "cấm đóng điện có người đang làm việc". Thiết bị điện đưa vào hầm kín nơi có nhiên liệu dễ cháy phải đảm bảo có đủ hệ thống bao che, đấu bắt điện thật chặt chẽ, kín, đề phòng phát tia lửa điện gây cháy, nổ... Những yêu cầu về nối đất, cách điện bảo vệ trong nhà máy đặt ra rất cao nhưng việc chấp hành nội quy chưa triệt để ở khâu tổ chức, quản lý. Sự phối hợp đồng bộ giữa hai yếu tố trên sẽ thu được kết quả khả quan. 2. An toàn cơ. Việc ứng dụng KTAT cơ chế chủ yếu tập trung ở phân xưởng cán tại phân xưởng luyện gang hầu như không có. Do đặc thù riêng của phân xưởng luyện gang là quy trình hoạt động của máy nâng chuyển, băng truyền nồi chứa gang lỏng đều được điều khiển từ xa trong phòng cách li với khu sản xuất. Do đó việc an toàn cơ tại phân xưởng là tuyệt đối, còn trong phân xưởng cán thép việc sử dụng các thiết bị nâng chuyển cũng khá phổ biến và quan trọng, nhưng do các thiết bị hầu như đã cũ nên vấn đề an toàn cũng cần phải thực hiện một cách sát sao h ơn, thực hiện kiểm
  19. định định kỳ các thiết bị nhằm sửa chữa kịp thời và loại bỏ những thiết bị vận hành không an toàn. 3. An toàn thiết bí áp lực. Có nhiều việc phải làm sau mỗi lần ngừng lò, máy vì có liên quan đến các thiết bị áp lực và phải đưa ra xem xét, khám nghiệm định kỳ hoặc đến hạn phải đưa ra đại tu sửa chữa, tuy vậy các thiết bị áp lực liên quan đến nồi hơi vận hành còn nhiều sự cố mà thường là xì, bục ống quá nhiệt, ống bộ hâm, bộ sấy của lò mới đại tu do chất lượng mối hàn kém, cần rút kinh nghiệm. 4. An toàn thiết bị nâng. Nhà máy đang vận hành quản lý các thiết bị nâng như Palăng, cầu trục vận hành bằng điện hoặc cần cẩu bánh lốp di dộng. Các thiết bị này đã được kiểm tra định kỳ và cấp phép sử dụng song có một thực tế là đơn vị trực tiếp quản lý các thiết bị nâng chính những người dược bàn giao cho sử dụng, việc sử dụng các thiết bị hư hỏng không dược bàn giao kịp thời, có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau làm chậm tiến độ khám nghiệm, hoặc thiếu chủ động khi đưa các thiết bị có liên quan ra sửa chữa. 5. An toàn hoá chất và xử lý chất thải. Trong quy công nghệ sản xuất từ quặng ra gang, thép có một khâu rất quan trọng là biến nước cứng của sông cầu thành nước mềm nhờ hoá chất sút và phèn. Ngoài ra nhà máy còn dùng dầu FO để nhóm lò, đây la một nguồn ô nhiễm lớn. Khi vận hành các thiết bị áp lực rất nguy hiểm do sinh công dẫn đến sinh nhiệt dễ gây cháy nổ do áp lực tăng cao. Vì vậy ta phải làm mát bằng H2, yêu cầu khi sử dụng H2 làm mát là phải kín, khí H2 phân tán với áp lực lớn chia nhỏ tia hồ quang tránh nổ thiết bị áp lực. Tuy nhiên ở đây phát sinh ra ván đề là H2 cũng là chất dễ cháy, vì vậy phải có biện pháp an toàn thật cụ thể khi sử dụng. 6. Kĩ thuật vệ sinh 6.1. Kĩ thuật thông gió. Mục tiêu chống nóng, chống bụi, chống hơi khí độc đảm bảo vi khí hậu.
  20. Khi vào các phân xưởng ta thường có cảm giác nặng nề khó thở, ngột ngạt, đó là việc bố trí thông gió không tốt, đa số sử dụng thông gió tự nhiên. Trong nhà máy luyện cán thép Gia Sàng không khí nóng và ẩm, khi vào các phân xưởng sản xuất ta có cảm giác nóng kinh khủng. Tại phân xưởng cán thép I và II thường bố trí thông gió tự nhiên kết hợp với thông gió cơ khí có bố trí lắp các quạt thông gió trên tường và tại nơi các công nhân làm việc, vị trí của quạt để ở lối đi rất cồng kềnh, thổi thẳng vào công nhân qua lại và có cảm giác rất khó chịu. Nói chung vấn đề thông gió trong các phân xưởng sản xuất còn rất kém. 6.2. Kỹ thuật chiếu sáng. Trên trần cao của các phân xưởng đều có hệ thống đèn dây tóc chạy dọc. Các phân xưởng được thiết kế mở nhiều cửa kính để phục vụ cho chiếu sáng. tuy nhiên phân xưởng quá rộng lớn và cao nên ánh sáng thực sự không đủ. Khi công nhân nhà máy đi sửa chữa thiết bị đều phải dùng thêm ánh sáng điện áp 36V. Đặc biệt hệ thống đèn trên trần bị cháy nhiều mà chưa được thay thế. Trong các phòng điều khiển ánh sáng sử dụng là ánh sáng của đèn nêon và ánh sáng tự nhiên. Do đó tạo nên 1 ánh sáng kết hợp không hợp sinh lý cho mắt, dễ dẫn đến thao tác sai. Đây là những nhận xét thực tế, do không có số liệu cụ thể nên em không thể đánh giá 1 cách chính xác được. 6.3. Kỹ thuật chống ồn rung. Quá trình hoạt động của phân xưởng cán thép có những yếu tố về ồn rung khá lớn, ở xung quanh thiết bị cán thép và lò đúc phôi có độ rung nhưng có ảnh hưởng không lớn đến sức khoẻ người lao động. Nhưng ồn có ảnh hưởng đáng kể. Vì nhà máy có quy mô lớn, công suất các thiết bị cao nên quá trình vận hành phát ra tiếng ồn lớn là điều tất nhiên. Để hạn chế tiếng ồn nhà máy đã thiết kế các buồng điều khiển cách âm rất tốt ở những nơi có ồn rung, hạn chế tối đa số người lao động sử dụng trang thiết bị có độ ồn rung lớn và trang bị bịt tai cho người lao động. Tuy nhiên khi đến 1 phân xưởng sản xuất, ngươi lao động phải đứng ngay bên cạnh máy móc để điều khiển, họ không hề có bịt tai để chống ồn, nói thì phải hét thật to thì
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2