BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI<br />
<br />
TRẦN VĂN PHƢƠNG<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI<br />
<br />
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br />
Mã số: 5.04.33<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br />
PGS. NGUYỄN VĂN LONG<br />
<br />
Hà Nội – 2001<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI<br />
<br />
TRẦN VĂN PHƢƠNG<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI<br />
<br />
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br />
Mã số: 5.04.33<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br />
PGS. NGUYỄN VĂN LONG<br />
<br />
Hà Nội – 2001<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu<br />
trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.<br />
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2001<br />
Tác giả luận án<br />
Trần Văn Phƣơng<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1<br />
NỘI DUNG .............................................................................................................................. 18<br />
CHƢƠNG 1: KHUYNH HƢỚNG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI TRONG SỰ VẬN<br />
ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU 1945 .................................................... 18<br />
1.1. Sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1945 (Điểm lƣợc trên nét lớn). ................ 18<br />
1.2. Khuynh hƣớng tiểu thuyết chính luận triết luận của Nguyễn Khải. ................................. 32<br />
1.3. Sự vận động và những đặc điểm của tiểu thuyết Nguyễn Khải. ....................................... 64<br />
CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI ..................................... 71<br />
2.1. Các nhân vật tiểu biểu cho từng chặng đƣờng sáng tác của Nguyễn Khải. ...................... 71<br />
2.2. Những loại nhân vật độc đáo của tiểu thuyết Nguyễn Khải ...........................................83<br />
2.3. Nhân vật tƣ tƣởng "kiểu" Nguyễn Khải ..........................................................................93<br />
2.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật. ....................................................................................... 106<br />
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU - CỐT TRUYỆN VÀ NGÔN NGỮ - GIỌNG ĐIỆU<br />
TRẦN THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI..................................................... 118<br />
3.1. Đặc điểm kết cấu – cốt truyện và ngôn ngữ - giọng điệu trần thuật của tiểu thuyết<br />
Nguyễn Khải. ......................................................................................................................... 118<br />
3.2. Đặc điểm ngôn ngữ và giọng điệu trần thoại của tiểu thuyết Nguyễn Khải ................... 148<br />
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 165<br />
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ................................................. 169<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 170<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.1. Thuộc trong số các nhà văn xuất hiện và trƣởng thành từ phong trào văn nghệ<br />
quần chúng trong chín năm kháng chiến, đến nay Nguyễn Khải đã có hơn nửa thế kỷ hoạt<br />
động liên tục trên các lĩnh vực báo chí và văn học nghệ thuật. Ông đã ba lần nhận giải thƣởng<br />
văn học của Hội Nhà văn. Năm 2000 Nguyễn Khải đƣợc nhận gần nhƣ đồng thời hai giải<br />
thƣởng lớn: giải Asean cho tập tuyển truyện ngắn và giải thƣởng Hồ Chi Minh cho cụm tiểu<br />
thuyết Xung đột Cha và con và…, Gặp gỡ cuối năm. So với các nhà văn cùng thế hệ, nhiều<br />
ngƣời thật có tài, nhƣng một số đã hy sinh trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ.<br />
Một số khác cũng mất sớm vì mắc bệnh hiểm nghèo. Số còn lại vì những lý do khác nhau:<br />
hoặc là do thời thế thay đổi nên cảm thấy không còn “hợp thời”; hoặc là do bận bịu với công<br />
tác quản lý ự vụ; hoặc là do tuổi tác rồi ngại viết… hầu hết đều thấy biểu hiện viết ít hơn<br />
hoặc không viết nữa, thì Nguyễn Khải vẫn luôn sung sức, viết ào ạt, càng ngày càng đƣợc<br />
cảm tình của bạn đọc. Ông tâm sự: “Từ ngày có đổi mới tôi viết rất dễ dàng, viết được nhiều<br />
(…), bạc đọc xem ra yêu mến tôi hơn, chờ đợi tôi hơn” {125,8}<br />
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải là một tập khảo luận về những vấn đề của cuộc<br />
sống và con ngƣời Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại, trong hoà bình xây<br />
dựng kiến tạo xã hội mới, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc theo hƣớng xã hội chủ<br />
nghĩa. Sáng tác của ông bao gồm nhiều thể loại: ký, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch<br />
và tạp văn, tản văn, ở thể loại nào cũng có tác phẩm nổi trội. Riêng trên lĩnh vực tiểu thuyết,<br />
Nguyễn Khải đã kiên trì mở đƣờng và khai phá một hƣớng đi mới với những tác phẩm đặt ra<br />
và góp phần giải quyết những vấn đề xã hội chính trị nổi lên trong nhiều thời kỳ quan trọng<br />
của đất nƣớc, với một giọng văn ngày càng nghiêng về những suy ngẫm, chiêm nghiệm giàu<br />
tính chính luận triết<br />
<br />