intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận pháp luật việt nam

Chia sẻ: Dau Con | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

182
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. Thực trạng - thách thức của pháp luật Việt Nam trước yêu cầu gia nhập WTO: 1. Về việc “văn hoá nước ta lấy cảm tình làm bản vị” và tinh thần "thượng tôn pháp luật" của nhân dân Việt Nam: Đáp ứng đòi hỏi của quá trình đàm phán gia nhập WTO, Quốc hội ta đã phải ban hành 65 luật và pháp lệnh. Chỉ riêng năm 2005 đã có 25 luật và pháp lệnh, những văn bản pháp lý mới nhất có liên quan trực tiếp đến các nghĩa vụ thành viên của Việt Nam được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận pháp luật việt nam

  1. Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO I. Thực trạng - thách thức của pháp luật Việt Nam trước yêu cầu g ia nhập WTO : 1. Về việc “văn hoá nước ta lấy cảm tình làm bản vị” và tinh thần "thượng tôn pháp luật" của nhân dân Việt Nam: Đáp ứng đòi hỏi của quá trình đ àm phán gia nhập WTO, Quốc hội ta đã ph ải ban h ành 65 luật và pháp lệnh. Chỉ riêng năm 2005 đ ã có 25 luật và pháp lệnh, những văn b ản pháp lý mới nhất có liên quan trực tiếp đến các nghĩa vụ th ành viên của Việt Nam được gửi đến Ban th ư ký WTO. Trong kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết ph ê chuẩn Nghị định thư gia nh ập WTO của Chính phủ có các Phụ lục đính kèm đề cập đến các nội dung áp dụng trực tiếp cam kết của Việt nam liên quan đ ến 6 văn bản Luật và danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung theo lội trình mà ta đã đàm phán được, liên quan đến 6 văn bản luật và 1 Ngh ị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Rõ ràng là một trong những thách thức lớn nhất khi gia nhập WTO là sự thử thách về chất lượng pháp luật và năng lực thể chế. Giờ đây, thực hiện những cam kết không nhữn g là ngh ĩa vụ m à còn là danh dự quốc gia. Thực chất những "cam kết" với quốc tế không là gì khác n goài những ràng buộc về pháp luật, luật của đất nước và lu ật của quốc tế. Th ế m à đúng vào lúc cần phải phát huy chức năng và thế mạnh của pháp luật thì cơ quan thực thi pháp luật, nơi thể hiện tập trung nhất và nghiêm minh nh ất sức mạnh của pháp luật là Tò a án nhân dân tối cao lại cho thấy sự yếu kém của "cán cân công lý ". Một quy định m à công an hiểu thế n ày, viện kiểm sát hiểu thế kia, toà án hiểu thế khác, hội đồng sơ th ẩm hiểu một kiểu, cuối cùng phải biểu quyết (theo báo Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh). Quả thật đây là một thực trạng đáng suy nghĩ và kịp thời có những quyết sách. Điều này có nguyên nhân xã hội của nó. Dễ thấy nhất là cái quán tính trọng tình h ơn lý vốn có sức trì kéo triền miên trong suốt chiều dài lịch sử. Thậm chí n gay tại công đường mà quan tòa còn quen lối ứng xử "đã đưa đ ến trư ớc cửa công, ngoài thì là lý nhưng trong là tình". Lối ứng xử ấy đối lập hoàn toàn với tinh thần "thượng tôn pháp lu ật", một thuộc tính của xã hội hiện đại. Nhưng ngay khi đ ất nước bư ớc vào th ời kỳ thực h ành công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì biến tướng của lối ứng xử ấy lại vẫn in đậm trong thói quen vận h ành guồng máy 1 GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang
  2. Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO xã hội bằng chỉ thị, nghị quyết hơn là b ằng sự công khai, minh b ạch của pháp luật. Sự thiếu hụt trầm trọng thẩm phán trong tòa án các cấp là hệ quả của cả quá trình chứ không là đột xuất. Mặc dầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đ ã đ ặt nền móng cho nhà nước pháp quyền từ Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946, nhưng mãi đ ến Đại hội VIII mới chính thức được đưa vào Văn kiện của Đảng. Đại hội X đòi hỏi phải "xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết đ ịnh của các cơ quan công quyền". Chính vì vậy, tinh thần thượng tôn pháp luật cần được xem là nền tảng của sự vận h ành guồng máy kinh tế, xã hội. Và giờ đây điều đó lại là điều kiện ràng buộc của sự thành bại về kinh tế và chính trị khi chúng ta đã có những cam kết quốc tế. Vì thế, "hoàn thiện hệ thốn g pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp lu ật" mà Đại hội X chỉ ra vừa là đòi hỏi bức xúc của cuộc sống vừa là sự đáp ứng yêu cầu gay gắt của hội nhập. Nếu như "văn hoá nước ta lấy cảm tình làm bản vị" như nhận định của học giả Đào Duy Anh (trong cuốn "Việt Nam văn hoá sử cương") thì giờ đây, nét văn hoá đó đ ang là một thách đố gay gắt khi đất nước đang tiến sâu vào tiến trình hội nhập quốc tế m à tinh th ần "thượng tôn pháp luật" là điểm tựa của việc thực hiện những cam kết quốc tế mà nước ta là một thành viên. 2. Sự cần thiết thay đổi hệ thống pháp luật: Kết quả rà soát sơ bộ của Bộ Tư pháp cho thấy tổng số các văn bản quy phạm pháp luật ban h ành ở cấp Trung ương được rà soát, đối chiếu và nhận thấy có liên quan trực tiếp đến các hiệp định của WTO là 325 văn bản (43 luật; 31 pháp lệnh; 102 nghị đ ịnh; 8 quyết định của Thủ tướng; 1 chỉ thị của Thủ tướng; 66 thông tư; 71 quyết định của bộ trưởng; 1 công văn của các bộ, ngành; 2 văn b ản của Tòa án Tối cao). Tổng số các văn bản quy ph ạm pháp luật ban hành ở cấp Trung ương được kiến n ghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các cam kết WTO là 44 (16 luật, 1 pháp lệnh, 18 n ghị định, 1 quyết định của Thủ tướng; 8 văn bản cấp bộ); được kiến nghị ban hành là 42 (8 luật, 3 pháp lệnh, 14 ngh ị định, 17 văn bản ở cấp bộ). Đó là chưa kể các văn bản cần được ban h ành để thực thi quyền lợi của thành viên trong quan hệ thương mại quốc tế với các nư ớc. GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 2
  3. Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO Từ năm 2001 đến 2005, chúng ta đã ký kết gần 700 điều ước quốc tế song phương và 130 điều ước quốc tế đa phương, tăng gần gấp rưỡi so với số điều ước quốc tế được ký kết trong giai đoạn 10 năm trước đó. Tuy thừa nhận hiệu lực áp dụng trực tiếp của các cam kết quốc tế, nh ưng Luật Điều ước quốc tế 2005 ch ưa giải quyết đ ược mối quan hệ của điều ước quốc tế với các văn bản quy phạm pháp luật trong nư ớc. Trong khi chờ đợi để có sự giải thích rõ ràng hơn về địa vị pháp lý của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia, cần áp dụng cả khả năng m à Lu ật điều ư ớc quốc tế đ ã tính đ ến là sửa đổi, bổ sun g, ban hành mới luật để chuyển hóa các quy định của Nghị định thư gia nhập WTO vào pháp luật Việt Nam, để đem lại sự rõ ràng cho các cá nhân, tổ chức có liên quan, cũng như đ ể chứng tỏ sự minh bạch trong việc thực thi các cam kết của Việt Nam. Môi trường pháp lý chưa th ật đồng bộ và có điểm chưa đầy đủ theo thông lệ quốc tế. Ðể gia nhập WTO, Việt Nam phải phê chuẩn một Công ước quốc tế và xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung hơn 20 luật, pháp lệnh cho phù hợp 16 Hiệp định chính của WTO. Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy đ ã được khẩn trương xây dựng để đáp ứng yêu cầu mới, nhưng trong các thông tư hướng dẫn của các ngành còn một số bất cập, thiếu đồng bộ. Ðây là thách thức không chỉ ảnh hưởng việc thực hiện đầy đủ các cam kết khi gia nhập WTO, mà còn là vướng mắc đối với các doanh nghiệp nước ta. Nhiều rào cản thủ tục h ành chính chưa thông thoáng. Ðiều đó các doanh nghiệp không th ể tự tháo gỡ. Việc xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp môi trường pháp lý WTO không chỉ đơn thuần vì hội nhập kinh tế quốc tế, vì gia nhập WTO, mà thực chất là vì sự phát triển của chính nền kinh tế Việt Nam nói chung, của các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Chúng ta đã chủ động đổi mới thể chế kinh tế quốc tế và quá trình này diễn ra theo hai phương thức, thứ nhất, tiệm tiến, bước đi trước tạo điều kiện cho bước sau, đảm b ảo cho chúng ta giữ được sự ổn định cần thiết. Vì thế mà chúng ta ch ủ động. Những đ ịnh chế của WTO rất phức tạp, nó gắn với quá trình cải cách pháp luật và thể chế trong nước. Gia nhập vào năm 2006 là đúng thời điểm vì th ể chế pháp luật trong nước đã tương đối hoàn chỉnh và được điều chỉnh, nó cho phép chúng ta đư ợc chủ động bước vào GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 3
  4. Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO sân chơi. Tất nhiên trong quá trình đàm phán bao giờ cũng có rượt đuổi nh ưng bao giờ cũng phải chủ động. Để môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện, th ì việc ho àn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ ch ế thị trường định h ướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO là cần thiết. II. Những việc cần làm để hội nhập: 1 . Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Xây dựng một nền tư pháp có chất lượng, trong sạch và hiệu quả cũng như cải cách n ền hành chính quốc gia. Khi mà đất nước đã là thành viên của những tổ chức quốc tế đều phải tuân theo những tiêu chuẩn của tổ chức đó chứ không thể như trước đây, khi chưa ph ải là thành viên. Vả chăng, hoàn thiện về pháp luật cũng như cải cách về hành chính là điều kiện thiết yếu để chúng ta tối đa hoá các lợi ích của quá trình hội nhập và cũng là công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, các mục tiêu phát triển thiên n iên kỷ của n ước ta. Một chi tiết nhỏ chưa hoàn thiện của hệ thống luật pháp cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của h àng trăm doanh nghiệp và đất nư ớc trong cuộc chơi WTO. Chẳng hạn nh ư, khi là thành viên của WTO th ì trợ giúp tài chính của Nh à nước cho các doanh nghiệp bị xem là bất hợp pháp vì người ta gọi điều đó là hành vi bóp méo thương m ại. Bởi lẽ, sự trợ giúp đó chỉ dành cho một số ít doanh nghiệp nhà nước, tạo đặc lợi cho thiểu số nhưng lại gây hại cho cả nền kinh tế. Điều đó là bất công vì đ ặc lợi ấy có được không từ sản xuất và sự cạnh tranh lành m ạnh, công khai. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp là không thể không có, chỉ có điều, đó là sự trợ giúp pháp lý thay vì trợ giúp tài chính trực tiếp. Điều n ày khó hơn vì sự trợ giúp pháp lý đòi hỏi Nh à nước phải tự thay đổi mình. Phải ho àn thiện hệ thống luật pháp, ph ải đưa ra được chủ trương, chính sách tốt và kịp thời, đồng thời, phải nâng cao n ăng lực thể chế, xây dựng bộ máy đủ sức mạnh thực thi các chủ trương, chính sách ấy có hiệu quả. Cải cách h ành chính, xóa bỏ tiêu cực, trước hết là tập quán xin - cho, làm trong sạch bộ máy các cấp... đó là sự trợ giúp "đúng luật" để hỗ trợ các doanh nghiệp n âng cao năng lực cạnh tranh. Hoàn thiện hệ thống pháp lu ật và cơ chế quản lý, nhằm hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các cam kết. GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 4
  5. Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO Trước hết tập trung vào soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực thi các luật mới ban hành, b ảo đảm cụ thể, công khai, minh bạch phù hợp với nội dung của luật; Xoá bỏ mọi h ình thức bao cấp, trong đó có bao cấp qua giá, thực hiện giá thị trường cho mọi loại hàng hoá và d ịch vụ. Đối với những mặt h àng hiện còn áp dụng cơ chế nhà nước định giá, phải xác đ ịnh lộ trình thực h iện nhanh giá thị trường để các doanh nghiệp tính toán lại phương án sản xuất kinh doanh; Công bố công khai quy trình tác nghiệp, thời gian giải quyết công việc, người chịu trách nhiệm ở tất cả các cơ quan thuộc bộ máy nh à nước và các đơn vị cung ứng d ịch vụ công để mọi công dân, mọi doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực h iện. Công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý là một trong những tiêu chí của xã hội "công bằng, dân chủ, văn minh" và là yêu cầu cấp bách hiện nay. Gia nhập WTO chúng ta có h ệ thống luật pháp minh bạch, rõ ràng, dễ dự đoán thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài. Vì trong đàm phán WTO chúng ta có hai lo ại: đ a phương và song phương. Với đa phương yêu cầu đầu tiên là phải minh bạch hóa chính sách. Chúng ta đ ã trả lời hơn 3.000 câu hỏi liên quan chính sách kinh tế, đầu tư, tài chính, n gân hàng. Chính vì vậy m à trong đoàn đàm phán chính phủ của chúng ta đã ph ải bao gồm tất cả các bộ, ngành tham gia để đảm đương đư ợc khối lượng công việc lớn, trả lời nhiều vấn đề liên quan kinh tế, thương mại. Chúng ta phải có chương trình xây d ựng pháp luật. Gia nh ập WTO chúng ta phải có các văn bản pháp luật liên quan các hiệp định, các quy định của WTO. Vì vậy, chúng ta đã có một kế hoạch sửa và xây mới 25 luật và pháp lệnh. Theo nh ận xét chung, Việt Nam là nước đầu tiên có hệ thống pháp luật tương đối ho àn chỉnh để gia nhập WTO. Ðể đổi mới kinh tế, cải cách hành chính Việt Nam phải xây mới và sửa đổi 100 luật. Như vậy, số văn bản phục vụ đ àm phán, gia nh ập WTO chỉ bằng 1/4 số văn bản luật pháp phục vụ cải cách h ành chính, và đổi mới kinh tế. Ðiều đó thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ, Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Ông Chủ tịch Ban công tác, các thành viên Ban công tác, kể cả đoàn Hoa Kỳ cũng đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam trong việc sửa đổi hệ thống pháp luật trong thời gian vừa qua. Các nhà đ ầu tư nư ớc ngo ài rất quan tâm đến tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Vì họ cho rằng, nếu Việt Nam gia nhập WTO th ì hệ thống pháp luật sẽ phù h ợp sân chơi của thế giới và nó sẽ ổn định. Việc gia nhập WTO của Việt Nam là sự đảm bảo thống nhất hệ thống luật pháp và các quy đ ịnh cũng như thủ tục h ành chính trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam với các GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 5
  6. Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO hiệp định WTO, và Nghị định thư gia nhập của Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa là, chính quyền Trung ương Việt Nam phải thực thi các quy định của WTO mà việc thực thi n ày có thể bao gồm việc hủy bỏ các quy định pháp luật do chính quyền địa phương ban h ành mà không nhất thiết yêu cầu các bên b ị ảnh hư ởng phải khiếu nại ra tòa. Nếu Việt Nam được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường trước thời hạn 12 năm được n êu lên trong Ngh ị định thư gia nhập thì các hành vi điều tiết và các tập quán có liên quan trong các lĩnh vực n êu trên phải đư ợc giám sát dưới góc độ tuân thủ nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. Để đảm bảo tính minh bạch, Việt Nam cũng đã chấp nhận và có ngh ĩa vụ thông b áo kịp thời tất cả các luật, quy định và hướng dẫn sẽ hết hiệu lực. Việt Nam cũng chấp nhận nghĩa vụ thông báo kịp thời tất cả các luật, quy định và các văn b ản pháp luật khác m à có ảnh hưởng tới vấn đề về hải quan, thương mại hàng hóa dịch vụ và sở hữu trí tuệ và kiểm soát ngoại hối. Không có luật, quy định, nghị định, nghị quyết, tòa án và các quyết định h ành chính áp dụng chung nào sẽ có hiệu lực và được thi hành trước khi công bố, trừ trường hợp khẩn cấp và vì an ninh quốc gia. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện có hiệu quả các cam kết mà chúng ta ch ấp nhận trong văn kiện gia nhập WTO, Việt Nam còn ph ải tiếp tục xây dựn g, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách. Nói cách khác là, xây d ựng một chiến lược pháp luật phục vụ giai đoạn “hậu” WTO. Một số nguyên tắc mới được h ình thành trong giai đo ạn hậu WTO như nguyên tắc đảm bảo việc ban h ành các văn b ản quy phạm pháp luật không được làm cản trở việc thực hiện điều ư ớc quốc tế m à Việt Nam là thành viên; Nguyên tắc thẩm định tất cả các điều ước quốc tế được đề xuất gia nhập và ký kết; Nguyên tắc kiểm tra phù hợp với các điều ước quốc tế đư ợc đề xuất ký kết hoặc gia nhập với các điều ước quốc tế về cùng một lĩnh vực mà Việt Nam là thành viên; Nguyên tắc đánh giá sự tương thích giữa pháp luật quốc gia và các cam kết quốc tế; Nguyên tắc áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế m à Việt Nam là thành viên. Pháp luật Việt Nam tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của điều ước quốc tế, mà Việt Nam là thành viên hoặc dự định sẽ là thành viên, là cách tiếp cận m ới trong quá trình hội nhập quốc tế. Có thể nói, nguyên tắc cần tính đến điều ước quốc tế khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được dần dần nhường chỗ cho nguyên tắc đ ánh giá sự tương thích của pháp luật quốc gia với chuẩn mực quốc tế. Đây là bước chuyển biến to lớn về cách tiếp cận của pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế, thể GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 6
  7. Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO hiện sự tương đồng, không chia cắt về những quy tắc ứng xử chung giữa hai hệ thống pháp luật, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Việc đánh giá mức độ tương thích không b ắt buộc trong tất cả các trường hợp đều phải tiến hành sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các văn b ản quy ph ạm pháp luật trong nước, mà h ệ thống pháp luật quốc gia có thể vẫn giữ n guyên một số đặc thù, phù hợp với điều kiện quốc gia đó. Nhưng khi phải thực hiện các cam kết quốc tế có các quy định khác với văn bản quy phạm pháp luật quốc gia, thì vẫn được ưu tiên áp dụng. Việc gia nhập WTO, sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật về điều ước quốc tế nói riêng đ ã tận dụng được các cơ hội, vượt qua thách thức để phát triển và tạo ra sự h ài hòa giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, nhằm thực hiện có h iệu quả các cam kết quốc tế, chủ động hội nhập sâu rộng vào sân chơi pháp lý quốc tế. Mặt thuận lợi của việc chuyển hóa các cam kết gia nhập WTO vào pháp luật Việt Nam là đem lại sự rõ ràng, minh b ạch cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan tới việc thi hành các cam kết ấy. Đồng thời, điều này cũng chứng tỏ sự minh bạch trong việc thực thi các cam kết của Việt Nam cho các đối tác WTO. Hơn thế nữa, việc nội địa cũng tạo ra khả năng kiểm soát, giám sát của cơ quan lập pháp đối với việc thi hành các cam kết quốc tế, bảo đảm sự thống nhất giữa công tác xây dựng pháp luật trong nước với điều ước quốc tế-một yêu cầu đối với tất cả các nước thành viên WTO. Là thành viên của WTO, không chỉ chúng ta phải tuân thủ các cam kết của m ình, m à còn đòi hỏi cần phải có nhiều giải pháp lập pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền, phát huy vai trò của các doanh nghiệp và kh ả năng cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh nước ta tham gia ngày càng sâu, rộng hơn vào tiến trình toàn cầu hóa. Song song đó, cần phải có những giải pháp lập pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan công quyền, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp… Do đó, việc đ ẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành và ban hành những văn bản mới tạo cơ sở pháp lý là vấn đề cần n ên sớm thực hiện. Việc Việt Nam hội nhập suôn sẻ vào n ền kinh tế thế giới cần có sự tham gia của hàng nghìn luật sư thương mại có đủ trình độ trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh và qu ản lý nhà nước. Điều đó, giúp các doanh n ghiệp hiểu rõ WTO, sẽ tạo điều kiện đúng đắn cho việc thông qua các chiến lược kinh doanh đúng đắn. GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 7
  8. Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO Dư luận quốc tế đã có những đánh giá cao về việc luật pháp Việt Nam thừa nhận n guyên tắc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế. Điều đó thể hiện rõ lập trường, quan điểm của Việt Nam là tôn trọng thực thi các cam kết quốc tế ngay cả trong trường hợp các cam kết đó khác với chuẩn mực pháp lý của Việt Nam. Nếu như nguyên tắc tính đến điều ước quốc tế khi xây dựng pháp luật là nhân tố đảm bảo cho pháp luật Việt Nam n gày càng tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về mặt nội dung thì nguyên tắc áp dụng điều ư ớc quốc tế so với nội luật lại là nhân tố bổ sung nhằm bảo đảm chuẩn mực quốc tế vẫn được tôn trọng một khi pháp luật quốc gia chưa tiếp cận với pháp luật quốc tế. Đây cũng là cách tiếp cận pháp luật quốc tế tương đối phổ biến của những nư ớc bắt đầu tham gia hội nhập quốc tế bởi tính phù h ợp của nó với trình độ phát triển nội tại của quốc gia. Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh của nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường pháp lý bình đẳng, thông thoáng và minh bạch cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng là yếu tố quan trọng đ ược cộng đồng quốc tế quan tâm. Đặc biệt, Luật Đầu tư và Lu ật Doanh nghiệp cùng với Luật Đấu thầu, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ và một số luật khác được b an hành và có hiệu lực trong năm 2006 đ ã đánh d ấu bước tiến quan trọng trong việc thể chế hoá kinh tế thị trư ờng và đư ờng lối mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Môi trường pháp lý n ư ớc ta chưa thật đồng bộ và có điểm chưa đầy đủ theo thông lệ quốc tế. Ðể gia nhập WTO, ta ph ải phê chuẩn một Công ước quốc tế và xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung hơn 20 luật, pháp lệnh cho phù hợp 16 Hiệp định chính của WTO. Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy đ ã được khẩn trương xây dựng để đáp ứng yêu cầu mới, nhưng trong các thông tư hướng dẫn của các ngành còn một số bất cập, thiếu đồng bộ. Ðây là thách thức không chỉ ảnh hưởng việc thực hiện đầy đủ các cam kết khi gia nhập WTO, mà còn là vướng mắc đối với các doanh nghiệp nư ớc ta. Nhiều rào cản thủ tục h ành chính chưa thông thoáng. Ðiều đó các doanh nghiệp không th ể tự tháo gỡ. Việc xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp môi trường pháp lý WTO không chỉ đơn thuần vì hội nhập kinh tế quốc tế, vì gia nhập WTO, m à thực chất là vì sự phát triển của chính nền kinh tế Việt Nam nói chung, của các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Về thủ tục hành chính, nhất thiết phải minh bạch hóa quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài; tăng cường thực hiện cơ ch ế “một cửa” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư; rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực, các cấp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phép đầu tư mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, các GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 8
  9. Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO thủ tục liên quan tới triển khai dự án đầu tư như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp d ấu, xử lý tranh chấp... Đồng thời, cần quan tâm xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đ ầu tư và các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Việt Nam cam kết tuân thủ toàn bộ các Hiệp định đã ký kết với các đối tác và WTO nói chung, tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO. Theo các quy đ ịnh pháp luật mới của Luật Đầu tư, Lu ật Doanh nghiệp thống nhất, Việt Nam không áp dụng tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài; bãi bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế số lượng h àng nh ập khẩu; b ãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản và trợ cấp có liên quan đến nội địa hoá. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống lu ật pháp, chính sách. Trong thời gian qua, Quốc hội Việt Nam đã xem xét và thông qua nhiều đạo luật quan trọng, trong đó có Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và nước ngoài, Luật Đấu thầu, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Giao d ịch Điện tử, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Chứng khoán... Các đạo luật mới n ày sẽ tạo ra một sân chơi bình đ ẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành ph ần kinh tế, xoá bỏ các rào cản không công bằng trong đầu tư và kinh doanh. 2 . Xóa bỏ cơ chế điều hành bằng công văn: Khi Việt Nam gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cam kết không dùng công văn, thông báo và hư ớng dẫn để điều hành, các cơ quan chức năng chỉ được dùng văn b ản quy phạm pháp luật để điều hành công việc. Công văn không đ ược coi là văn b ản pháp luật. Thách thức lớn nhất sẽ đến với khu vực quản lý Nh à nước, đó là việc thực hiện các cam kết về minh bạch hoá, là những cam kết sẽ mang lại lợi ích to lớn cho người dân và các doanh nghiệp. Khi đàm phán, mặc dù chúng ta đã có những quy định về việc ban hành các văn b ản quy phạm pháp luật thì phải lấy ý kiến công chúng, hoặc các văn bản n ày chỉ có hiệu lực sau khi đăng công báo, nh ưng th ực tế vẫn có nhữn g kiểu dùng công văn để điều h ành, dùng công văn đ ể thay thế cho văn bản quy phạm pháp luật. Chính vì vậy, khi Việt Nam gia nhập WTO, trong Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO đã ghi rõ: Chính phủ Việt Nam cam kết không d ùng công GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 9
  10. Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO văn, thông báo và hư ớng dẫn để điều hành, các cơ quan chức năng chỉ được dùng văn b ản quy phạm pháp luật để điều hành công việc. Trong các buổi họp của Ban công tác WTO, đã có chỉ trích đối với việc sử dụng công văn thay chính sách. Các công văn không được coi là văn bản quy phạm pháp luật và do vậy chúng không được công bố. Theo yêu cầu của Ban công tác, Việt Nam đã ch ấp nhận nghĩa vụ cho phép một khoảng thời gian hợp lý, không ít hơn 60 ngày, để cho các cá nhân và tổ chức có liên quan, kể cả nước ngoài, được b iết và đóng góp ý kiến trước khi các văn bản quy phạm pháp luật được thông qua. Về việc chuyển hóa các cam kết WTO vào pháp lu ật Việt Nam. Nhìn từ góc độ sự đồng bộ của pháp luật. Từ năm 2001 đến 2005, chúng ta đã ký kết gần 700 điều ước quốc tế song phương và 130 điều ước quốc tế đa phương, tăng gần gấp rưỡi so với số điều ước quốc tế được ký kết trong giai đoạn 10 năm trước đó. Tuy thừa nhận hiệu lực áp dụng trực tiếp của các cam kết quốc tế, nh ưng Luật Điều ước quốc tế 2005 chưa giải quyết được mối quan hệ của điều ước quốc tế với các văn bản quy phạm pháp luật trong nư ớc. Trong khi chờ đợi để có sự giải thích rõ ràng hơn về địa vị pháp lý của điều ước quốc tế trong h ệ thống pháp luật quốc gia, cần áp dụng cả khả năng mà Lu ật điều ước quốc tế đã tính đến là sửa đổi, bổ sung, ban hành m ới luật để chuyển hóa các quy định của Nghị đ ịnh thư gia nhập WTO vào pháp luật Việt Nam, để đem lại sự rõ ràng cho các cá nhân, tổ chức có liên quan, cũng như để chứng tỏ sự minh bạch trong việc thực thi các cam kết của Việt Nam. 3. Một luật sửa nhiều luật: Sau khi gia nhập WTO thì pháp luật Việt Nam còn một khối lượng lớn công việc phải làm trong việc điều chỉnh luật cho tương thích với các cam kết. Do đó, việc đổi mới "công nghệ" làm luật theo hướng "thiết kế trước, thi công sau" là đòi hỏi cấp bách đối với các cơ quan soạn thảo. Kể cả những văn bản luật ở tầm Quốc hội cũng cần phải được tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Đổi mới "công nghệ" làm lu ật, việc áp dụng kỹ thuật "một luật sửa nhiều luật" sẽ là giải pháp đẩy nhanh nội luật hóa các cam kết của Việt Nam và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Cách làm thông thường hiện nay là ban hành riêng lẻ từng lu ật th ì chắc chắn rằng, quá trình này sẽ kéo dài, có quá nhiều thủ tục kéo theo sự chậm trễ trong việc thực thi các cam kết gia nhập WTO. Quốc hội nên cân nh ắc đưa tất cả sửa GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 10
  11. Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO đổi, bổ sung các luật vào một luật chung. Kinh nghiệm của các nư ớc, nếu sửa đổi, bổ sung nhiều luật thì người ta làm một luật chung. Ta mà chuẩn b ị tốt thì sẽ ban h ành được. Bộ Tư pháp đ ã nghiên cứu khả năng áp dụng kỹ thuật lập pháp để xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật nhằm sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Nói cách khác, đây là văn bản “quét” tất cả những vấn đề cần điều chỉnh về pháp lu ật ở tầm Quốc hội cần thiết cho việc thực thi cam kết với WTO. Còn với các văn bản dưới luật, Chính phủ và các bộ, ngành sẽ điều chỉnh riêng trong thẩm quyền của m ình. Việc dùng một đạo luật điều chỉnh các vấn đề thuộc nội dung cam kết là hoàn toàn phù hợp với Luật Ban h ành văn bản quy phạm pháp luật. 4. Luật pháp đố i với một số lĩnh vực: Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bên cạnh việc xây dựng và thông qua văn b ản liên n gành hướng dẫn một số vấn đề trong tố tụng liên quan đến các vi phạm quyền sở hữu trí tu ệ, có thể cần điều chỉnh một số quy định của Bộ luật Hình sự và Luật Sở hữu trí tuệ để b ảo đảm các cam kết về các biện pháp chế tài liên quan đ ến thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, có thể cần điều chỉnh một số quy định của Lu ật Điện ảnh, Pháp lệnh Bưu chính - Viễn thông, Luật Doanh nghiệp. Về quy định liên quan đến minh bạch, công khai, có thể phải điều chỉnh một số quy định của hai luật ban h ành văn b ản quy phạm pháp luật. Về các văn bản dưới luật, pháp lệnh, có thể phải điều chỉnh một số quy định liên quan đến các luật, pháp lệnh nói trên và có thể cần ban hành một số văn bản cấp bộ, ngành để hư ớng dẫn cụ thể thi h ành các cam kết của Việt Nam với WTO. WTO đem đến thách thức to lớn về việc ho àn thiện hệ thống pháp luật. Điều XVI, kho ản 4 của Hiệp định Marrakesh thành lập WTO có ghi rõ: mỗi thành viên ph ải đ ảm bảo sự thống nhất giữa các luật, các quy định và các thủ tục h ành chính với các n ghĩa vụ của mình được quy định trong các hiệp định. WTO không quy đ ịnh cụ thể cách thức mỗi quốc gia th ành viên ph ải thực hiện các nghĩa vụ của m ình th ế nào mà dành quyền chủ động đó cho từng quốc gia. Điều n ày không có nghĩa chúng ta sẽ chọn cách nhẹ nhàng nhất là cho áp dụng trực tiếp các cam kết tại WTO trong hệ thống pháp luật Việt Nam . GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 11
  12. Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO Ngoài khung pháp lý theo đòi hỏi của WTO, phía Việt Nam cũng cần xây dựng thêm những quy định riêng mà WTO không bắt buộc nh ưng cần thiết để hoàn thiện môi trường kinh tế, xã h ội. Nhiều ý kiến còn đề nghị Việt Nam nhanh chóng có hàng rào kỹ thuật bảo hộ h àng trong nước. Tuy nhiên, cái khó ở đây là nguyên tắc đối xử quốc gia - tiêu chu ẩn kỹ thuật áp dụng cho hàng nhập ra sao th ì cũng phải áp dụng cho hàng sản xuất trong nước như vậy. Với trình độ của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, các chuyên gia cho rằng sẽ rất khó đưa ra các tiêu chu ẩn kỹ thuật cao cho hàng sản xuất trong n ước. 5. Những việc cần là m của Quốc hội: Khi gia nhập WTO. Trước hết, người dân mong Quốc hội đừng xuề xoà, mà hãy “khó tính” hơn trong làm lu ật và giám sát. Một doanh nghiệp nếu xuề xoà với nhau và với nhân viên thì có thể để lại hậu quả ở những sản phẩm lỗi như giày dép, qu ần áo, tivi… Nhưng n ếu Quốc hội và các đ ại biểu Quốc hội m à xu ề xoà, dễ d ãi thì sẽ cho ra những đạo luật không dùng được, chấp thuận những dự án lãng phí tiền bạc, ngân sách quốc gia, bỏ qua những sai phạm của các bộ, ngành. “Những sản phẩm lỗi” của Quốc hội hoặc do Quốc hội bỏ qua sẽ gây hậu quả nặng nề cho toàn bộ nền kinh tế quốc gia, chứ không chỉ cho một ai riêng lẻ. Người dân mong sẽ không còn sự chặc lưỡi bấm nút biểu quyết đồng ý, dẫu biết rằng khi làm như vậy đại biểu cũng không yên lòng. Tiếp theo, tính chuyên nghiệp là một trong những điều kiện giúp Quốc hội và các đ ại biểu được khắt khe hơn trong ho ạt động của m ình. Cuộc chơi WTO rất khắc nghiệt, nó không chấp nhận sự nghiệp dư. Tính chuyên nghiệp của Quốc hội và các đ ại biểu không chỉ dừng ở những phần trăm đại biểu chuyên trách. Quanh năm suốt tháng làm đại b iểu chưa chắc đ ã chuyên nghiệp. Làm đại biểu là một nghề. Mà đ ã nghề thì buộc phải học. Học từ các kỹ năng cần thiết như kỹ năng phát biểu ở hội trường, kỹ năng tiếp xúc với cử tri, kỹ năng giao tiếp với báo chí, kỹ năng đánh giá một dự luật… Học các “luật chơi” ở Quốc hội như quy trình, thủ tục làm việc… Học cách tận dụng các công cụ sẵn có ở Quốc hội để làm lu ật, giám sát và đ ại diện như tận dụng tính chất cộng hưởng cao của diễn đ àn Quốc hội để đưa tiếng dân đi xa hơn, lọt tai công quyền hơn. Và tính chuyên nghiệp thể hiện ở mức độ cao nhất khi người đại biểu biết nhận ra, cân bằng và b ảo vệ hai lợi ích: lợi ích của cử tri và lợi ích của quốc gia. Người dân mong người đại b iểu sẽ biết vượt qua sức ép quyền lợi của một bộ, ngành hay nhóm lợi ích nào đó, và GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 12
  13. Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO vượt qua sức cản của suy nghĩ còn “vương vấn” nếp cũ để “chuyên” bảo vệ hai lợi ích n ày. Bên cạnh đó, ai cũng biết vào WTO nghĩa là thay đ ổi các luật lệ trong nước theo lu ật chơi chung của sân chơi này. Mà Quốc hội chính là nơi đầu tiên có thể thay đổi các lu ật lệ đó. Nhưng điều này không ch ỉ có nghĩa là đếm xem đ ã sửa đổi, b an hành được b ao nhiêu đạo luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến WTO. Có những luật chơi không ghi trong văn b ản nào của WTO cả, nhưng chúng luôn hiện diện và chi phối mọi giao dịch giữa các nước thành viên với nhau. Đó là tinh th ần tự do khế ước và bảo hộ tài sản, nhất là tài sản tư hữu. Không làm được điều này thì các đối tác nước ngo ài - vốn đã quen với những luật ch ơi đó - sẽ thấy ít nhất là e ngại khi muốn rót tiền đầu tư vào Việt Nam. Từ pháp luật về sở hữu trí tuệ, tài sản, hợp đồng, bồi thường, cạnh tranh, cho đến quản trị công ty đều phải hướng đến những luật chơi này. Có thế tài sản mới sinh ra tài sản, mỗi công dân và cả quốc gia mới thịnh vượng, mới “dân giàu, nước mạnh” được. Muốn vậy, trước khi thay đổi luật chơi chung cho cả nước, có lẽ việc điều chỉnh cung cách, lề lối làm việc trong Quốc hội theo kinh nghiệm của các nền dân chủ đại diện tiên tiến khác là việc làm cần thiết. Các đại biểu - những người đại diện cho quyền lợi chung - sẽ không còn b ị đặt trước những tình huống “không giống ai” như: “kiểu gì cũng phải thông qua”, “việc này đ ã đ ược Trung ương quyết định”… Mong rằng, nếu luật chơi cho cả nước đ ã khó có chuyện “ta khác”, th ì “lu ật chơi” trong Quốc hội cũng không n ên “ta khác”. Cuối cùng, ngư ời dân mong chọn được người giỏi cho Quốc hội. Năm 2007 sẽ là n ăm bầu cử Quốc hội khoá mới. Liệu đó có được là cuộc lựa chọn những người đại diện thực sự cho dân. WTO là cuộc chơi chung của cả dân tộc, trong đó miếng cơm, manh áo của từng người dân đều bị ảnh hưởng. Cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII là một cơ hội để n gười dân thực hiện quyền lực và quyền lợi của m ình qua việc lựa chọn các đại biểu của m ình. Vậy thì mong được chọn và bầu những đại diện xứng đáng nhất vào Quốc hội. GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2