Tiểu luận: Tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với người làm công ăn lương
lượt xem 63
download
Tiểu luận: Tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với người làm công ăn lương trình bày khái quát về thuế thu nhập cá nhân, đối tượng nộp thuế và thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, một số vấn đề cơ bản về thu nhập từ tiền lương, tiền công, tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với người làm công ăn lương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với người làm công ăn lương
- Tiểu luận Tác động của thuế thu nhập cá nhân đố với người làm công ăn lương 0
- MỤC LỤC Trang Chương 1: Khái quát về thuế thu nhập cá nhân ...............................................................1 1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân ...................................................................................1 1.2 Mục tiêu .............................................................................................................................1 1.3 Cơ sở tính thuế..................................................................................................................2 1.4 Đối tượng nộp thuế và thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân......................................2 1.4.1 Đối tượng nộp thuế .................................................................................................. 2 1.4.2 Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân .................................................................... 2 1.4.3 Thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân .........................................................4 1.5 Các khoản giảm trừ ..........................................................................................................5 1.5.1 Giảm trừ gia cảnh .....................................................................................................5 1.5.2 Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện nhân đạo .................................... 5 1.6 Biểu thuế và cách tính thuế .............................................................................................5 1.6.1 Biểu thuế lũy tiến từng phần ...................................................................................5 1.6.2 Biểu thuế toàn phần.................................................................................................. 6 1.6.3 Cách tính thuế...........................................................................................................6 1.7 Một số vấn đề cơ bản về thu nhập từ tiền lương, tiền công ........................................6 1.7.1 Thu nhập từ tiền lương, tiefn công.........................................................................6 1.7.2 Các khoản phụ cấp, trợ câp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công ..........................................................................................7 1.7.3 Các khoản tiền thưởng được trừ khi tính thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công ..............................................................................................................8 Chương 2: Tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với người làm công ăn lương .9 2.1 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân..............................................................................9 2.2 Những điểm mới có tác động tích cực của thuế thu nhập cá nhân .............................9 2.3 Những điểm bất cập trong thuế thu nhập cá nhân ...................................................... 13 Chương 3: Một số kiến nghị................................................................................................ 19 3.1 Nên nâng mức khởi điểm khấu trừ ............................................................................... 19 3.2 Mở rộng diện giảm trừ ................................................................................................... 19 3.3 Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt................................................................. 19 3.4 Khấu trừ tại nguồn .......................................................................................................... 20 3.5 Quản lý bằng kỹ thuật số ............................................................................................... 20 Tài liệu tham khảo.................................................................................................................... 21 1
- CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Thuế TNCN là một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xã hội.Thuế TNCN đánh vào cả cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh. Thuế này thường được coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ý đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt. 1.2. Mục tiêu Thuế thu nhập cá nhân là công cụ để Nhà nước quản lý, diều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế là công cụ để Nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư làm cho tổng cầu xã hội giảm hoặc tăng, từ đó có tác dụng thu hẹp hay kích thích kinh tế phát triển. Đó chính là vai trò quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế mà chính sách thuế TNCN góp phần tác dụng đáng kể. Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Sự giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu do yêu cầu tự do hóa thương mại nên thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Thực tế tỷ trọng thu thuế TNCN trong tổng thu ngân sách của nhiều quốc gia đã phản ánh tiến trình đó, tại các nước khối ASEAN: 5-10%, các nước phát triển có tỷ trọng 15-16% có nước đạt tới tỷ trọng 30- 40% như Anh, Mỹ. Tại Việt Nam, mới tiếp cận chính sách thu và còn phân tán ở nhiều sắc thuế nhưng cũng đã có kết quả tăng trưởng thu khá lớn trong những năm gần đây: năm 1991 thu theo chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là 62 tỷ, thì đến năm 2000 thu được 1.832 tỷ và đến năm 2005 số thu đã đạt 8.300 tỷ. Tuy vậy tỷ trọng thu cũng mới chỉ đạt khoảng 5% tổng thu ngân sách. Góp phần thực hiện công bằng xã hội Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Thêm vào đó khi thu nhập cá nhân tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng thêm. Ở nhiều nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội. Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch nhau, số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại số thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét trên 2
- phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí cực kỳ quan trọng, do đó việc điều tiết thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội. 1.3. Cơ sở tính thuế Ở Việt Nam có hai cơ sở tính thuế: Tính thuế theo nguyên tắc cư trú Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản sau: - Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật. - Các khoản giảm trừ gia cảnh. - Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. Tính thuế theo nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập ( thường áp dụng với đối tượng không cư trú) - Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (x) với thuế suất 20%. - Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được bằng tiền và không bằng tiền do thực hiện công việc tại Việt Nam không phân biệt nơi trả thu nhập. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú. 1.4. Đối tượng nộp thuế và thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân 1.4.1. Đối tượng nộp thuế Các cá nhân là công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài, cá nhân khác định cư tại Việt Nam có thu nhập đến mức phải chịu thuế theo quy định của pháp luật đều là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân khác định cư tại Việt Nam là người không mang quốc tịch Việt Nam, nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam; người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. 1.4.2. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Tổng các khoản được giảm trừ Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm - Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; 3
- - Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm: - Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; - Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội; - Tiền thù lao dưới các hình thức; - Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức; - Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền; - Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm: - Tiền lãi cho vay; - Lợi tức cổ phần; - Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm: - Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế; - Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm: - Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; - Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; - Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước; - Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm: - Trúng thưởng xổ số; - Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại; 4
- - Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino; - Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm: - Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; - Thu nhập từ chuyển giao công nghệ. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 1.4.3. Thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. - Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. - Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất. - Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. - Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. - Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. - Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. - Thu nhập từ kiều hối. - Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. - Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả. - Thu nhập từ học bổng, bao gồm: a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước; b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó. 5
- - Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. - Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận. - Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 1.5. Các khoản giảm trừ 1.5.1 Giảm trừ gia cảnh - Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây: a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng. - Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. - Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm: a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động; b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng. 1.5.2 Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo - Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm: a) Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa; b) Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. - Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận. 1.6. Biểu thuế và cách tính thuế 1.6.1 Biểu thuế lũy tiến từng phần Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau: 6
- Phần thu nhập tính Phần thu nhập tính Bậc Thuế suất thuế/năm thuế/tháng thuế (% ) (triệu đồng) (triệu đồng) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Thu nhập tính thuế áp dụng Biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. 1.6.2 Biểu thuế toàn phần Thu nhập tính thuế Thuế suất (% ) a) Thu nhập từ đầu tư vốn 5 b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5 c) Thu nhập từ trúng thưởng 10 d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10 đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 20 13 của Luật này Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 2 0,1 Điều 13 của Luật này e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 25 1 Điều 14 của Luật này Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 2 2 Điều 14 của Luật này 1.6.3 Cách tính thuế Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo biểu luỹ tiến từng phần, trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập được xác định bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó. 1.7. Một số vấn đề cơ bản về thu nhập từ tiền lương, tiền công 1.7.1. Thu nhập từ tiền công, tiền lương 7
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công là các khoản thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền, bao gồm: - Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công. - Các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người lao động nhận được, trừ một số khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định dưới đây. - Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút do viết sách, báo, dịch tài liệu; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền thu được từ các dịch vụ quảng cáo và từ các dịch vụ khác. - Tiền nhận được do tham gia vào các hội, hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, hội đồng doanh nghiệp và các tổ chức khác. - Các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động, cụ thể như s au: a) Tiền nhà ở, tiền điện, nước và các loại dịch vụ khác kèm theo. Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà, hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc. b) Tiền mua bảo hiểm đối với các hình thức bảo hiểm mà pháp luật không quy định trách nhiệm bắt buộc người sử dụng lao động phải mua cho người lao động. c) Các khoản phí hội viên phục vụ cho cá nhân như: thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt các câu lạc bộ văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao. d) Các dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ. đ) Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê kê khai thuế; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng, trừ các khoản khoán chi như: văn phòng phẩm, điện thoại, công tác phí, trang phục. - Các khoản thưởng như tháng, quý, năm, thưởng đột xuất, thưởng tháng lương thứ 13 bằng tiền hoặc không bằng tiền (kể cả thưởng bằng chứng khoán). Trường hợp người lao động được thưởng bằng cổ phiếu thì giá trị thưởng được xác định theo mức thưởng ghi trên sổ sách kế toán của đơn vị trả thưởng. 1.7.2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công bao gồm: - Phụ cấp đối với người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công, bao gồm: phụ cấp, trợ cấp cho thương binh, bệnh binh, cho thân nhân liệt sỹ; phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ hoạt động cách mạng; phụ cấp, trợ cấp cho các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng. 8
- - Phụ cấp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật. - Các khoản phụ cấp theo quy định của Bộ luật Lao động, gồm: a) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm. b) Phụ cấp thu hút đối với vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. c) Phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. - Các khoản trợ cấp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động: a) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. b) Trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi. c) Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động. d) Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng. đ) Các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp. e) Các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội trả. - Trợ cấp để giải quyết tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công nêu trên thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được áp dụng thống nhất với tất cả các đối tượng, các thành phần kinh tế. Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực nhà nước để tính trừ. Các trường hợp chi cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo quy định trên thì phần chi vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế. 1.7.3. Các khoản tiền thưởng được trừ khi tính thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công: - Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được nhà nước phong tặng như cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, cụ thể: a) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến; b) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng như Huân chương, Huy chương các loại. c) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu vinh dự nhà nước như danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, danh hiệu Anh hùng, danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ Nhân dân,... d) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước. đ) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu. 9
- e) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen. Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng. - Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận. - Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. - Tiền thưởng về phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 10
- CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG 2.1. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân - Thuế thu nhập cá nhân là lại thuế trực thu đánh vào thu nhập chính đáng của từng cá nhân. Do là thuế trực thu nên nó phản ánh sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịu thuế theo ý nghĩa kinh tế. Người chịu thuế thu nhập cá nhân không có khả năng chuyển giao gánh nặng thuế khoá sang cho các đối tượng khác tại thời điểm đánh thuế. - Thuế TNCN có diện đánh thuế rất rộng, thể hiện trên hai khía cạnh: một là đối tượng đánh thuế TNCN là toàn bộ các khoản thu nhập của cá nhân thuộc diện đánh thuế không phân biệt thu nhập đó có nguồn gốc phát sinh trong nước hay ở nước ngoài; hai là đối tượng phải kê khai nộp thuế TNCN là toàn bộ những người có thu nhập, bao gồm tất cả công dân của nước sở tại và những người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên nhưng có số ngày có mặt, làm việc, có thu nhập theo mức độ quy định của pháp luật thuế TNCN. - Thuế TNCN là một loại thuế thu nhập nhưng khác với thuế Thu nhập doanh nghiệp ở chỗ nó có tính tất yếu gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia cho dù quốc gia đó có mục tiêu hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng một chính sách thuế có tính trung lập không nhằm nhiều mục tiêu khác nhau. Thể hiện, nó luôn quy định loại trừ một số khoản thu nhập trước khi tính thuế TNCN như thu nhập mang tính trợ cấp xã hội, khoản chi cần thiết cho cuộc sống cá nhân, gia đình người nộp thuế, khoản chi mang tính nhân đạo xã hội… - Thuế TNCN có diện đánh thuế rộng, liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh cá nhân, chính sách xã hội cụ thể, có áp dụng phương pháp luỹ tiến. Do đó đảm bảo công bằng xã hội, người có thu nhập cao hơn thì trước và sau khi nộp thuế họ vẫn còn một khoản thu nhập cao hơn so với người có thu nhập thấp khi chưa nộp thuế. 2.2. Những điểm mới có tác động tích cực của thuế thu nhập cá nhân Mặc dù còn những ý kiến khác nhau về Luật thuế TNCN, song có thể nói, đây là một văn bản luật được soạn thảo công phu nhất từ trước đến nay, phản ánh khá đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân với nhiều điểm mới so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và phù hợp hơn với điều kiện kinh tế-xã hội nước ta hiện nay. Quy định rõ hơn về đối tượng nộp thuế Về đối tượng nộp thuế, có một điểm mới là luật định nghĩa rõ hơn đối tượng cư trú (đối tượng phải nộp thuế TNCN cho Việt Nam đối với toàn bộ thu nhập, kể cả thu nhập phát sinh ở Việt Nam và nước ngoài). Nếu như trước đây, đối tượng cư trú chỉ là cá nhân có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ khi đến Việt Nam thì Luật thuế TNCN đã bổ sung thêm một điều kiện nữa được coi là cư trú ở Việt Nam, đó là "cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở lại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời 11
- hạn". Bổ sung như vậy làm cho việc xác định đối tượng nộp thuế được thuận lợi hơn, bao quát hết đối tượng nộp thuế và mở rộng đối tượng nộp thuế một cách hợp lý. Đổi mới cách phân loại thu nhập chịu thuế để xác định nghĩa vụ thuế Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập được phân chia thành thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Tuy nhiên, Pháp lệnh không định nghĩa rõ thế nào là thu nhập thường xuyên, thế nào là thu nhập không thường xuyên. Do vậy, trong thực tế, việc tính thuế gặp khá nhiều khó khăn. Đồng thời, việc tính thuế đối với từng loại thu nhập không hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật thuế TNCN đã khắc phục được hạn chế này với việc phân loại thu nhập chịu thuế theo nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập khác (bao gồm: thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ thừa kế, quà tặng, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại). Đây là cơ sở để tính thuế phù hợp với từng loại thu nhập. Từ cách phân loại này, việc áp dụng thuế suất được quy định theo hai hướng: đối với thu nhập từ kinh doanh và tiền lương, tiền công thì áp dụng biểu thuế suất luỹ tiến từng phần; đối với các khoản thu nhập còn lại thì áp dụng biểu thuế luỹ tiến toàn phần. Mở rộng diện điều tiết một cách hợp lý trên cơ sở bổ sung một số khoản thu nhập chịu thuế Điều này góp phần điều tiết công bằng thu nhập của các tầng lớp dân cư theo hướng mọi cá nhân có thu nhập (trừ trường hợp thu nhập rất thấp và một số trường hợp đặc biệt) đều phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đồng thời, bằng quy định mới này, Luật thuế TNCN sẽ góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lí trên cơ sở không bỏ sót nguồn thu của nền kinh tế. Sử dụng thuật ngữ "thu nhập được miễn thuế" thay cho "thu nhập không chịu thuế" và bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế. Trên cơ sở kế thừa các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật thuế TNCN đã thay đổi, gọi đúng bản chất là thu nhập được miễn thuế và bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế khác. Cụ thể là bổ sung các khoản thu nhập sau vào diện miễn thuế: thu nhập từ tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn lương làm việc ban ngày, làm việc trong giờ; lương hưu; tiền thưởng cho cá nhân về việc phát hiện, khai báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luât; học bổng nhận từ ngân sách Nhà nước và từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ; thu nhập từ viện trợ, từ thiện với điều kiện các quỹ từ thiện này phải được Nhà nước cho phép thành lập hoặc công nhận hoạt động vì mục đích nhân đạo không nhằm mục đích thu lợi nhuận; thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ. Việc bổ sung một số khoản thu nhập miễn thuế nêu trên thể hiện sự ưu đãi của nhà nước đối với một số đối tượng được hưởng thu nhập trong những trường hợp gặp khó khăn. Điều này cũng thể hiện chính sách khuyến khích của nhà nước đối với một số hoạt động có lợi cho phát triển kinh tế- xã hội như tố giác tội phạm, tăng cường lao động sản xuất… Áp dụng giảm trừ gia cảnh khi xác định nghĩa vụ thuế Đây chính là vấn đề được ủng hộ của đông đảo nhân dân nhất song cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất khi dự thảo Luật được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Sự ủng hộ 12
- xuất phát từ cơ sở là, thay vì áp dụng mức khởi điểm chịu thuế chung cho mọi đối tượng nộp thuế (có tính riêng đối với người Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) thì chuyển sang áp dụng giảm trừ gia cảnh, tức là có tính đến hoàn cảnh cá nhân của đối tượng nộp thuế. Điều này làm cho việc xác định nghĩa vụ thuế của mỗi đối tượng nộp thuế được công bằng hơn. Tuy nhiên, điểm gây nhiều tranh cãi là ở chỗ, mức giảm trừ nên là bao nhiêu cho bản thân đối tượng nộp thuế và cho người phụ thuộc. Sau khi thảo luận khá sôi nổi và thẳng thắn, Quốc hội đã biểu quyết thông qua mức giảm trừ cho bản thân đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1.6 triệu đồng/tháng. Có ý kiến cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh như trên là thấp. Tuy nhiên, mức giảm trừ gia cảnh như trên là phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam trong những năm tới và phù hợp với quản điểm cải cách hệ thống thuế của Việt Nam. Theo đó, với mức thu nhập bình quân đầu người dự kiến cho năm 2009 là khoản 1.5 triệu đồng/tháng thì mức giảm trừ cho bản thân đối tượng nộp thuế ở mức 4 triệu đồng/tháng có ý nghĩa rằng, chỉ những người có thu nhập từ trung bình khá trở lên mới phải nộp thuế (và chỉ phải nộp đối với phần thu nhập vượt trên mức giảm trừ này). Những năm sau đó, khi thu nhập tăng lên, mức giảm trừ này sẽ tiến gần đến với mức thu nhập trung bình trong xã hội và khi đó những người có thu nhập ở mức trung bình trở lên sẽ phải nộp thuế TNCN. Điều này có nghĩa là Luật sẽ tự động mở rộng diện đánh thuế để thực hiện nguyên tắc mọi công dân có thu nhập (trừ trường hợp thu nhập quá thấp) đều có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, từ đó đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của tầng lớp dân cư. Tất nhiên, đến một thời điểm nào đó, khi thu nhập và mức sống của dân cư đã tăng rất cao, Quốc hội sẽ xem xét điều chỉnh mức giảm trừ này cho phù hợp với định hướng vừa phân tích trên. Việc giảm trừ cho người phụ thuộc được thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. Những người phụ thuộc được giảm trừ khá rộng, bao gồm: con chưa thành niên, con đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, con tàn tật không có khả năng lao động; các cá nhân khác không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thấp hơn mức quy định của Chính phủ hoặc không có nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng (gồm cha, mẹ, vợ chồng, cô, dì, chú, bác, cháu…). Luật cũng không khống chế mức giảm trừ tối đa cho người phụ thuộc (trong dự thảo Luật lấy ý kiến nhân dân, dự kiến khống chế mức giảm trừ tối đa cho người phụ thuộc là 10 triệu đồng/tháng) Việc mở rộng diện giảm trừ như trên cho những người phụ thuộc đảm bảo thực hiện công bằng trong điều tiết thu nhập và phù hợp với đạo lý xã hội của người Việt Nam, chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân. Ví dụ: Nếu như trước đây, người nộp thuế có thu nhập là 10 triệu đồng/tháng (bất kể diện độc thân hay diện đã có gia đình phải nuôi cha mẹ, con cái) nộp thuế suất 10% theo biểu thuế lũy tiến (0% x(10 triệu - 5 triệu) + 5 triệu đồng x 10%= 500.000đ). Theo Luật thuế TNCN bản thân người nộp thuế, người nộp thuế sẽ được giảm trừ gia cảnh 4 triệu đồng và mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng. Ví dụ, 1 người có thu nhập 10 triệu đồng/tháng, phải nuôi 1 con nhỏ thì thu nhập chịu thuế được tính như sau: 10.000.000đ – 4.000.000đ – 1.600.000đ = 4.400.000đ , thuế TNCN phải nộp: 4.400.000đ x 5% = 220.000đ/tháng. Các số liệu so sánh trong bảng dưới đây cho thấy lợi ích của người làm công ăn lương khi chuyển sang thực hiện Luật Thuế TNCN. 13
- Số thuế phải nộp của cá nhân có nuôi 01 người phụ thuộc (Lợi ích khi chuyển sang thực hiện Luật thuế TNCN) Đơn vị: Đồng VN Thuế TNCN theo Thuế giảm đi do thực Thu nhập bình Thuế phải nộp theo Luật mới (Từ hiện Luật Thuế TNCN quân 1 tháng PL cũ 2009) mới (1) (2) (3) ( 4) = (3) – (2) 1.000.000 0 0 - 2.000.000 0 0 - 5.000.000 0 0 - 7.000.000 200.000 70.000 -130.000 10.000.000 500.000 220.000 -280.000 12.000.000 700.000 390.000 -310.000 15.000.000 1.000.000 690.000 -310.000 18.000.000 1.600.000 1.110.000 -490.000 20.000.000 2.000.000 1.410.000 -590.000 25.000.000 3.000.000 2.230.000 -770.000 Số liệu trong cột số (4) thể hiện số âm (-) thể hiện lợi ích khi chuyển sang áp dụng Luật Thuế TNCN: chính là số tiền thuế mỗi tháng nộp ít hơn so với mức thuế theo quy định trước đây. Áp dụng giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo Khoản đóng góp từ thiện nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế nhưng chỉ áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh; không áp dụng đối với các khoản thu nhập khác. Đây là điểm mới không chỉ so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành mà còn mới ngay cả đối với bản dự án Luật lấy ý kiến nhân dân. Nội dung mới này của Luật được Quốc hội tiếp thu ý kiến nhân dân. Với quy định này, Luật đã khuyến khích mọi công dân trong xã hội tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Đồng thời, đây cũng chính là một khoản "chi tiêu qua thuế" của nhà nước, thể hiện ở chỗ một khoản thu lẽ ra được nộp về ngân sách Nhà nước bây giờ được chuyển sang cho đối tượng thụ hưởng khoản đóng góp từ thiện. Chẳng hạn như, một người có thu nhập từ kinh doanh trước thuế của một năm 360 triệu đồng (thu nhập bình quân tháng 30 triệu đồng) thực hiện góp quỹ ủng hộ đồng bào lụt 10 triệu đồng. Khi đó, 10 triệu đồng này được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế. Với biểu thuế như sẽ được trình bày dưới đây, số thuế nhà nước giảm thu khi cho cá nhân này giảm trừ vào thu nhập tính thuế là 2 triệu đồng. Có thể hiểu trong trường hợp này, coi như Nhà nước đã sử dụng ngân sách góp vào quỹ ủng hộ đồng bào bão lụt 2 triệu đồng, còn cá nhân này thực ra chỉ ủng hộ 8 triệu đồng. Điều chỉnh thuế suất theo hướng giảm thuế suất cao nhất, thấp nhất, và tăng bậc thuế suất; thống nhất biểu thuế đối với người Việt Nam và người nước ngoài. Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập thường xuyên chịu thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần với bốn mức thuế suất, thấp nhất là 10% và cao nhất là 40%. Đối với thuế thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công, 14
- Luật thuế TNCN vẫn áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần nhưng mức thuế suất thấp nhất giảm xuống còn 5% và mức thuế suất cao nhất giảm xuống còn 35% với số lượng bậc thuế nâng lên thành bảy và áp dụng chung cho cả người Việt Nam và người nước ngoài. Với biểu thuế mới này, tuy việc tính toán có phức tạp hơn (do tăng số lượng bậc thuế) nhưng lại đảm bảo công bằng hơn trong điều tiết thu nhập do chênh lệch về thuế suất giữa các bậc thuế giảm đi. Việc hạ thuế suất cao nhất và thấp nhất xuống thể hiện tinh thần mở rộng diện đánh thuế nhưng mức độ điều tiết cũng giảm đi, huy động sự đóng góp của nhiều người nhưng với mức độ vừa phải, thực hiện "góp gió thành bão". Mặc khác, việc giảm mức thuế suất cao nhất sẽ góp phần khuyến khích người lao động tích cực lao động và sản xuất, kinh doanh; khuyến khích người dân làm giàu chính đáng. Đối với các khoản thu nhập còn lại. Luật thuế thu nhập cá nhân quy định biểu thuế luỹ tiến toàn phần. Ngoài ra, Luật còn quy định thuế suất cụ thể cho từng loại thu nhập áp dụng đối với cá nhân không cư trú với các mức thuế suất từ 1% đến 10% tính trên toàn bộ thu nhập phát sinh ở Việt Nam (không được trừ chi phí). Tóm lại, Luật thuế TNCN vừa được Quốc hội thông qua có nhiều điểm mới, phù hợp với tiến trình đổi mới quản lý kinh tế của nhà nước, với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay. Với việc ban hành Luật thuế quan trọng này, hệ thống thuế của chúng ta đang hướng đến phù hợp hơn với hệ thống thuế các nước, hướng tới một hệ thống thuế công bằng và hiện đại hơn. 2.3. Những điểm bất cập trong thuế thu nhập cá nhân Vẫn nhiều thủ tục rườm rà Với quá nhiều quy định trong việc kê khai, nộp thuế, người nộp thuế phải tốn rất nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu các thủ tục giấy tờ Trong việc xác nhận giảm trừ gia cảnh Có 7 đối tượng được xem xét trong diện phụ thuộc với vô số giấy tờ xác nhận. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là ông bà nội, ông bà ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột; cháu ruột, các cá nhân khác và nội dung xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp người phụ thuộc là ông, bà nội, ông, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột, các cá nhân khác: - Trường hợp người phụ thuộc cùng hộ khẩu với đối tượng nộp thuế thì không cần xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã mà chỉ cần bản sao hộ khẩu. - Trường hợp người phụ thuộc không cùng hộ khẩu nhưng đang sống cùng đối tượng nộp thuế là: bản sao đăng ký tạm trú hoặc bản tự khai ( theo mẫu số 21a/XN- TNCN trong thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009) có xác nhận Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng nộp thuế sống về việc người phụ thuộc đang sống cùng. - Trường hợp người phụ thuộc không sống cùng đối tượng nộp thuế nhưng đối tượng nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng thì đối tượng nộp thuế tự khai (mẫu 21b/XN- TNCN theo thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009) và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang sống xác nhận về việc người phụ thuộc hiện đang sống tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là người tàn tật không có khả năng lao động: 15
- - Trường hợp người tàn tật không có khả năng lao động nhưng không có xác nhận của cơ quan y tế thì đối tượng nộp thuế tự khai ( theo mẫu số 22/XN- TNCN theo thông tư 62/2009/TT- BTC ngày 27/03/2009) và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang sống xác nhận những biểu hiện cụ thể về sự tàn tật của người phụ thuộc; ví dụ như xác nhận người phụ thuộc bị cụt tay, cụt chân, mù mắt, mắc bệnh thiểu năng trí tuệ, bị di chứng chất độc màu da cam... - Trường hợp người phụ thuộc mắc bệnh mà không có khả năng lao động ( như AIDS, ung thư, suy thận mãn....) có bệnh án của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên thì chỉ cần bản sao bệnh án mà không cần phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. - Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành chính sự nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác thuộc đối tượng được tính là người phụ thuộc đã khai rõ trong lý lịch thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc do người lao động tự lựa chọn áp dụng một trong hai cách sau: Cách 1: Chỉ cần Tờ khai đăng ký người phụ thuộc (mẫu số 16/DDK-TNCN Thông tư số 84/2008/TT-BTC) có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị vào bên trái Tờ khai. Thủ trưởng đơn vị chỉ chịu trách nhiệm đối với các nội dung sau: họ tên người phụ thuộc, năm sinh và quan hệ với đối tượng nộp thuế; các nội dung khác, đối tượng nộp thuế tự khai và chịu trách nhiệm. Trường hợp có sự thay đổi người phụ thuộc thì đề nghị Thủ trưởng đơn vị xác nhận vào tờ khai điều chỉnh. Cách 2: Thực hiện theo hướng dẫn tại tiết 3.1.7, điểm 3.1, khoản 3, Mục I, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc trong trường hợp người nộp thuế có con đang học đại học: ngoài bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao hộ khẩu cần có một trong các chứng từ sau chứng minh con đang theo học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề: - Bản photocopy giấy báo nhập học; hoặc - Bản photocopy hoặc scan thẻ sinh viên; hoặc - Bản photocopy giấy thông báo nộp học phí của cơ sở đào tạo ( trường); hoặc chứng từ thu học phí; hoặc - Một chứng từ khác chứng minh đang học. Các loại giấy tờ này không phải công chứng hoặc xác nhận của chính quyền phường xã. Trường hợp các giấy tờ nên trên ghi bằng tiếng nước ngoài thì người nộp thuế nộp bản photocopy tiếng nước ngoài kèm bản tự dịch ra tiếng Việt (không cần công chứng hoặc xác nhận của bất cứ cơ quan nào). Người nộp thuế phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của bản photocopy và bản dịch Trong việc k hấu trừ thuế TNCN Để hoàn thuế thu nhập cá nhân cho những người có nhiều nguồn thu nhập khác nhau phải cần đến rất nhiều thủ tục rườm rà. Hồ sơ hoàn thuế gồm có: - Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/HTBT ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính. - Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu. 16
- - Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân. - Chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế thu nhập cá nhân. - Chứng từ xác định tình trạng kết thúc thời gian làm việc như quyết định nghỉ hưu, quyết định thôi việc, bản thanh lý hợp đồng lao động, bảng kê xác định ngày cư trú,...(nếu có). - Giấy uỷ quyền trong trường hợp uỷ quyền khai hoàn thuế (nếu có). Rất nhiều loại giấy tờ phức tạp, riêng “Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân” lại phải kèm theo 3 loại phụ lục nữa. Như vậy để có thể lấy lại số tiền vốn là của mình (do không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập nhưng vẫn bị khấu trừ), người dân phải hoàn tất hàng chục loại giấy tờ rắc rối phức tạp. Rồi gửi hồ sơ đến cơ quan thuế, nếu sai sót còn phải bổ sung, sau đó chờ quyết định hoàn thuế rồi mới đi kho bạc rút tiền. Người không rành thủ tục có thể phải thuê người tư vấn, ngoài ra còn chi phí đi lại, cước bưu điện... Quả là quá nhiêu khê, rắc rối và tốn kém, đến mức hầu như không ai làm, chỉ trừ trường hợp số tiền hoàn thuế tương đối lớn. Trường hợp này rơi vào những cá nhân có thu nhập thấp, có nguồn thu nhập khác nhau, làm việc không có hợp đồng lao động, như sinh viên, công nhân xây dựng, cộng tác viết báo... Hiện nay, cách quản lý thuế đối với những người có hợp đồng lao động, làm việc tại một nơi là tương đối hợp lý. Thế nhưng, với người làm việc ở nhiều nơi, không có chỗ làm việc nhất định thì khá phức tạp. Do chưa rõ họ có thu nhập đến mức chịu thuế hay không, nhưng để tránh thất thu thuế, Bộ Tài chính quy định cứ mỗi lần nhận thu nhập trên 500.000 đồng những người này đều bị tạm khấu trừ 10%. Cuối năm, nếu người đó chưa đến ngưỡng phải nộp thuế (4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm), lúc này họ phải đến cơ quan thuế để lấy lại tiền. Cách tạm khấu trừ này không có lợi cho những người phải nuôi người thân (con, bố mẹ, vợ/chồng mất sức lao động). Theo Luật thuế thu nhập cá nhân, khi phải nuôi người thân, người nộp thuế được giảm trừ một khoản tương ứng với 1,6 triệu đồng/người/tháng. Thế nhưng, họ cũng không được tính phần này vào mà cứ trừ đủ 10% trong mỗi lần nhận thu nhập trên 500.000 đồng. Cơ quan thuế giải thích rằng chỉ là tạm thu, cuối năm khi quyết toán sẽ được hoàn lại. Như vậy, một khoản thu nhập lẽ ra dùng để nuôi dưỡng người thân lại bị “chiếm dụng”, cuối năm mới được lấy lại với quy trình hoàn thuế phức tạp. Khá nhiều hồ sơ đề nghị hoàn thuế tại Cục Thuế TP.HCM chỉ có thu nhập ở mức 2,5-4 triệu đồng/tháng, tức 30-50 triệu đồng/năm nhưng vẫn bị khấu trừ thuế. Với quy trình hoàn thuế khá chặt chẽ như hiện nay, theo một bạn đọc cần 18 chữ ký để được hoàn thuế, như vậy với 300 hồ sơ hoàn thuế mà Cục Thuế TP.HCM đã giải quyết trong thời gian qua phải cần đến 5.400 chữ ký, trong đó lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM phải ký 1.800 lần, lãnh đạo phòng thuế thu nhập cá nhân khoảng 3.000 chữ ký. Hiện có hơn 1.000 hồ sơ đề nghị hoàn thuế và để giải quyết cần đến 18.000 chữ ký. Trong đó, lãnh đạo cục phải ký tối thiểu 6.000 lần. Theo quy định, khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan thuế phải giải quyết hoàn thuế sau 15 ngày làm việc. Tuy nhiên với số lượng hồ sơ xin hoàn thuế lớn như trên và có khả năng tăng thêm trong thời gian tới, cơ quan thuế cho biết khó bảo đảm giải quyết cho người dân đúng hạn 17
- Thiệt thòi đối với những người không có hợp đồng lao động, mã số thuế Với lý do chưa thể quản lý được nên Bộ Tài chính đã đưa ra những quy định không thuận lợi cho người nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), nhất là những trường hợp nơi làm việc không ổn định, không có hợp đồng lao động, làm thời vụ như công nhân xây dựng, sinh viên... Quy định khai và tính thuế Hằng tháng giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người Cá nhân có hợp đồng lao phụ thuộc rồi mới tính thuế TNCN để tạm nộp, cuối động năm quyết toán. Tương tự như trên, nhưng phần thu nhập ở nơi làm Cá nhân có hợp đồng lao thêm chưa được tính để giảm trừ gia cảnh hằng tháng, động và có nơi làm thêm vẫn phải tạm nộp thuế 10%, cuối năm quyết toán. Cá nhân không hợp đồng Khấu trừ 10% trên thu nhập, cuối năm quyết toán mới lao động, có mã số thuế được giảm trừ gia cảnh. Khấu trừ 20% trên thu nhập. Nếu không kê khai và Cá nhân không hợp đồng đăng ký mã số thuế thì không thể giảm trừ gia cảnh và lao động, không mã số thuế quyết toán thuế. Với những người làm thời vụ Nếu người lao động làm việc trong các hang, cơ sở có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì áp dụng cách tính thuế hàng tháng, cuối năm quyết toán lại. Nhưng ngược lại nếu có hợp đồng lao động thời vụ dưới 3 tháng hoặc không có hợp đồng lao động thì cứ thu nhập từ 500.000 đồng trở lên sẽ bị nơi trả lương khấu trừ 10% trên thu nhập đối với các cá nhân đã có mã số thuế, hoặc khấu trừ 20% trên thu nhập đối với các cá nhân không có mã số thuế, cuối năm sẽ quyết toán thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi cư trú. Một viên chức nhà nước có hai người phụ thuộc, được giảm trừ gia cảnh 7,2 triệu đồng nhưng lương chỉ có 2,5 triệu đồng/tháng nên không phải tạm nộp thuế hằng tháng. Viên chức này đi làm thêm, thu nhập 4 triệu đồng/tháng. Cộng cả thu nhập trong và ngoài là 6,5 triệu đồng thì viên chức này cũng chưa phải nộp thuế. Nhưng do quy định của Bộ Tài chính nên viên chức này vẫn phải nộp thuế cho khoản làm thêm theo mức tạm khấu trừ 10% trên thu nhập, cuối năm cộng các nguồn thu nhập để quyết toán, dư thì hoàn lại. Tương tự, những người làm thời vụ, không có hợp đồng lao động thì quanh năm không được giảm trừ gia cảnh ngay trong tháng, nhận thu nhập trên 500.000 đồng/lần là phải tạm nộp thuế 10%. Đến cuối năm, những người này phải trở về nơi cư trú để quyết toán thuế mới được tính giảm trừ. Đây cũng là một trở ngại vì những người này thường phải làm ăn xa, trong khi thu nhập của họ chưa đến ngưỡng chịu thuế. Tới đây, những người này phải có thói quen giữ chứng từ khấu trừ thuế để cuối năm đi quyết toán thuế nếu không muốn bị... mất tiền. Sẽ đơn giản hơn cho những trường hợp này nếu hằng tháng tổng hợp thu nhập để tính thuế và được khấu trừ ngay. Nhưng như thế sẽ rối cho cơ quan thuế khi phải kiểm soát thu nhập của cá nhân có từ nhiều nguồn khác nhau. Cứ tạm trừ, cuối năm cá nhân phải khai thu nhập từ các nguồn kèm theo chứng từ đã khấu trừ thuế, như thế sẽ dễ dàng 18
- hơn cho cơ quan thuế. Khoản nào có chứng từ khấu trừ hợp lệ thì được tính vào, không thì “bóc ra”, thuế thì đã tạm thu rồi. Khi đó để được giảm trừ gia cảnh, cá nhân phải chứng minh mình có thu nhập và đã tạm nộp thuế. Với những người k hông có mã số thuế Nhưng căng nhất là trường hợp làm việc không cố định, không có hợp đồng lao động nhưng cũng không đăng ký mã số thuế thì cứ mỗi lần nhận thu nhập, cá nhân sẽ bị khấu trừ thuế tới 20%. Sinh viên B đi làm thêm được 1 triệu đồng/tháng (12 triệu đồng/năm) nhưng không đăng ký để có mã số thuế, mỗi lần nhận lương bị trừ 200.000 đồng (2,4 triệu đồng/năm). Nếu sinh viên này vẫn không đăng ký để có mã số thuế thì khó quyết toán thuế, cũng không được giảm trừ gia cảnh nên số tiền tạm trừ 20% (2,4 triệu đồng) không được hoàn lại. Nếu có mã số thuế, s inh viên này được giảm trừ gia cảnh và không phải nộp thuế, vì chỉ riêng khoản giảm trừ gia cảnh cho bản thân đã lên đến 48 triệu đồng/năm trong khi thu nhập chỉ 12 triệu đồng/năm. Theo các chuyên gia thuế, quy định này nhằm buộc cá nhân phải đăng ký mã số thuế, qua đó cơ quan thuế sẽ quản lý được cá nhân nộp thuế. Tuy nhiên, rơi vào trường hợp này phần lớn là người có thu nhập thấp như công nhân xây dựng, sinh viên làm thêm... làm việc xa nhà, do hoàn cảnh nên không có điều kiện quyết toán thuế và có tâm lý ngại đụng chạm đến giấy tờ... Ai cũng biết rằng thường những người làm công ăn lương không được ký hợp đồng lao động là những người có công ăn việc làm không ổn định hoặc những người phải làm thêm công việc bán thời gian để kiếm sống như giới công nhân ngành xây dựng, giới sinh viên làm thêm, những người lao động làm các công việc không cần tay nghề cao... và dĩ nhiên là lương thấp. Điều phi lý là những người phải bán sức lao động này đa số là người ít chữ nghĩa, lao động nhập cư, nay phải về nơi cư trú để mà đăng ký mã số thuế nếu không muốn bị tạm khấu trừ thuế đến 20% thu nhập và cuối năm phải tự mình kê khai quyết toán thuế để được hoàn thuế, trong khi đó những người có hợp đồng lao động lại được các công ty lo hết từ đăng ký mã số thuế đến quyết toán thuế (nếu mức lương phải đóng thuế). Mười phần trăm lương đối với người lao động hằng ngày phải trực tiếp dầm mưa dãi nắng không nhỏ chút nào. Một người bạn từng đi phát lương cho các công nhân ở các công trường xây dựng phải kêu lên rằng: thậm chí có rất nhiều công nhân chữ ký còn không biết ký thế nào, nay phải đi đăng ký mã số thuế rồi cuối năm phải đi quyết toán thuế mong được hoàn thuế với những cán bộ thuế chuyên nghề hạch sách thì khổ cho họ quá. Phải chăng nhà nước mở đường cho một loại hình tham nhũng mới cho cán bộ thuế? Hiện giờ các công ty xây dựng cũng đang rối lên vì thông tin tạm khấu trừ thuế 10% đối với các tổ đội thầu khoán cho các công trình hoặc có nên ký hợp đồng với các công nhân xây dựng hay không? Đối với các tổ đội thầu khoán nếu công ty chịu luôn khoản 10% thuế thì sẽ bị đội chi phí công trình vì chỉ có người lao động mới được hoàn thuế, còn nếu trừ thẳng 10% (khi đăng ký mã số thuế cho tổ trưởng, đội trưởng) thì sẽ thiếu hụt nhân lực vì chắc chắn rằng, một là, các tổ đội đó trừ thẳng lại những người lao động trực tiếp, hai là, cả tổ không làm nữa. Vì với tư cách là một đội thầu khoán không có tư cách pháp nhân mà lại bị nhà nước giam 10% thuế để cuối năm phải làm hồ sơ thống kê lại phát lương cho anh A tháng này bao nhiêu, anh B tháng nọ bao nhiêu, thu nhập thực còn lại là bao nhiêu để xin hoàn thuế, thì khả năng có lẽ không mấy người làm được. Nếu có làm được chắc cũng phải tìm cách làm cho xong chuyện. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp
22 p | 1006 | 203
-
Tiểu luận: Tác động của thuế nhập khẩu lên thị trường ôtô tại Việt Nam
19 p | 1015 | 171
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế nhập khẩu
21 p | 849 | 132
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt
19 p | 821 | 112
-
Tiểu luận: Tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với bất động sản
15 p | 305 | 84
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam
32 p | 331 | 78
-
Tiểu luận: Đánh giá sơ lược tác động của thuế bảo vệ môi trường đối với Việt Nam
16 p | 495 | 74
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế tài nguyên
17 p | 396 | 73
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế nhập khẩu đến thị trường ôtô tại Việt Nam
17 p | 356 | 68
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế xuất khẩu tại Việt Nam
25 p | 269 | 62
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
23 p | 217 | 60
-
Thuyết trình: Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp
51 p | 253 | 48
-
Bài tập nhóm: Phân tích tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt
22 p | 299 | 46
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
23 p | 316 | 41
-
Tiểu luận: Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam
31 p | 173 | 34
-
Tiểu luận: Thuế đánh vào cung lao động
19 p | 107 | 17
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên - Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình
0 p | 102 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn