intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên - Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

103
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận chung về tài nguyên thiên nhiên, mô hình kinh tế TNTN, những nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên, tiêu chí đánh giá tác động của thuế tài nguyên. Kinh nghiệm thực tiễn một số nước và địa phương về sử dụng thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên theo hướng vừa đảm bảo tiết kiệm tài nguyên, vừa đảm bảo tăng nguồn thu NSNN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên - Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình

  1. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  NGUYÔN V¡N PH¦¥NG T¸C §éNG CñA THUÕ TµI NGUY£N §èI VíI KHAI TH¸C TµI NGUY£N THI£N NHI£N - QUA kh¶o s¸t thùc tÕ T¹I TØNH NINH B×NH Hµ Néi - 2017
  2. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  NGUYÔN V¡N PH¦¥NG T¸C §éNG CñA THUÕ TµI NGUY£N §èI VíI KHAI TH¸C TµI NGUY£N THI£N NHI£N - QUA kh¶o s¸t thùc tÕ T¹I TØNH NINH B×NH Chuyªn ngµnh: KINH TÕ CHÝNH TRÞ M· sè: 62310102 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: pgs.ts. pgs.ts. ®ÆNG V¡N TH¾NG Hµ Néi - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN " Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học tập". Tôi xin cam đoan luận án: "Tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên - Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình”, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng lắp với bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu chưa được công bố ở bất cứ công trình nào. Người hướng dẫn Tác giả luận án PGS.TS. Đặng Văn Thắng Nguyễn Văn Phương
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, HÌNH MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 9 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu............................................................. 9 1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới .................................................... 9 1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................. 16 1.2 Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 21 1.3 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 21 1.3.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 21 1.3.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án ..................................................... 23 1.3.3 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu .................................. 23 1.3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu và thang đo ....................................................... 25 1.3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................... 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ................................................... 29 2.1 Những vấn đề lý luận chung về khai thác tài nguyên thiên nhiên và thuế tài nguyên ............................................................................................................ 29 2.1.1 Tài nguyên thiên nhiên và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển kinh tế bền vững ............................................................................. 29 2.1.2 Mô hình kinh tế tài nguyên thiên nhiên .................................................. 35 2.1.3 Cơ sở lý luận, bản chất và những vấn đề chung về thuế tài nguyên ....... 38 2.2 Cơ sở lý luận về tác động của thuế tài nguyên đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ........................................................................................................... 45 2.2.1 Tính hai mặt của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên ............... 45 2.2.2 Tiêu chí đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên ...................................................................................................... 49 2.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên ...................................... 53 2.3 Kinh nghiệm các nước và địa phương về sử dụng thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên ......................................................................... 56 2.3.1 Kinh nghiệm cụ thể một số nước và địa phương..................................... 56 2.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm thực tiễn các nước và địa phương tỉnh .................................................................................................... 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 67
  5. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở TỈNH NINH BÌNH ..... 68 3.1. Khái quát về tài nguyên thiên nhiên và quá trình thực hiện chính sách thuế tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình ................................................................................ 68 3.1.1 Khái quát về tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Ninh Bình ............................ 68 3.1.2 Thể chế liên quan đến thuế tài nguyên và quản lý thuế tài nguyên .......... 73 3.1.3 Khái quát quá trình thực hiện chính sách thuế tài nguyên qua các giai đoạn..... 77 3.2. Thực trạng tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên tỉnh ở Ninh Bình ............................................................................................................. 81 3.2.1 Tác động đến điều tiết sản xuất, đảm bảo khai thác tiết kiệm nguồn tài nguyên .. 81 3.2.2 Tác động đến đóng góp ngân sách nhà nước. ......................................... 89 3.2.3 Tác động đến thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . 92 3.2.4 Tác động đến thu nhập và đời sống của người lao động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên ........................................................................................ 99 3.3. Đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ...................................................................................... 100 3.3.1 Đánh giá những kết quả đạt được ......................................................... 100 3.3.2 Đánh giá những mặt hạn chế ................................................................ 105 3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 115 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 123 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ... 124 4.1 Chủ trương và phương hướng nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên ................................................................. 124 4.1.1 Bối cảnh và chủ trương khai thác tài nguyên thiên nhiên...................... 124 4.1.2 Phương hướng nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên........................................................................................ 128 4.2 Giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................ 132 4.2.1 Nhóm các giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến thuế tài nguyên .................................................................................................... 132 4.2.2 Nhóm các giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách thuế tài nguyên ... 139 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................. 149 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQ Bình quân DN Doanh nghiệp ĐTB Điểm trung bình M1 Mẫu các doanh nghiệp khai thác M2: Mẫu các cán bộ quản lý các cấp NNT Người nộp thuế NSNN ngân sách nhà nước Nhóm 1 4 doanh nghiệp khai thác than các loại Nhóm 2 4 doanh nghiệp khai thác nước khoảng, nước phụ vụ sản xuất kinh doanh Nhóm 3 12 doanh nghiệp khai thác đất làm gạch Nhóm 4 5 doanh nghiệp khai thác dất san lấp Nhóm 5 22 doanh nghiệp khai thác đá vôi SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TN Tài nguyên TNTN Tài nguyên thiên nhiên UBND Ủy Ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  7. DANH MỤC BẢNG, HÌNH BẢNG Bảng 1.1: Mô hình nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên ............................ 22 Bảng 3.1: Đánh giá mức độ tác động của thuế tài nguyên đến tiết kiệm khối lượng tài nguyên............................................................................... 82 Bảng 3.2: Kết quả tiết kiệm khối lượng tài nguyên khai thác bình quân của doanh nghiệp khai thác đá vôi trong 5 năm 2011-2015 ..................... 83 Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến về % tăng thuế suất để dừng tăng sản lượng tài nguyên khai thác .............................................................................. 85 Bảng 3.4: Đánh giá sự phù hợp của các loại tài nguyên chịu thuế ..................... 86 Bảng 3.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp khai thác than các loại trong 5 năm 2011-2015 ................................. 88 Bảng 3.6: Tổng hợp số thu thuế tài nguyên từ năm 2011 đến 2015 ở địa bàn tỉnh Ninh Bình, Lào Cai, Thanh Hóa ....................................................... 89 Bảng 3.7: Kết quả đóng góp NSNN bình quân của 5 doanh nghiệp khai thác đất san lấp trong 5 năm 2011-2015......................................................... 91 Bảng 3.8: Đánh giá mức độ tác động của thuế tài nguyên đến cải tiến công nghệ sản xuất................................................................................................... 93 Bảng 3.9: Kết quả tác động đến cải tiến công nghệ sản xuất của 47 doanh nghiệp khai thác tài nguyên trong 5 năm 2011-2015 .................................... 94 Bảng 3.10: Kết quả đổi mới tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp khai thác đất làm gạch trong 5 năm 2011-2015 ................................................ 96 Bảng 3.11: Đánh giá tác động của thuế tài nguyên đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp...................................................... 98 Bảng 3.12: Kết quả thu thuế tài nguyên theo đơn vị hành chính ở tỉnh Nnh Bình từ năm 2011 đến 2015 .................................................................... 101 Bảng 3.13: Giá một số loại tài nguyên qua các năm ở tỉnh Ninh Bình ............. 104 Bảng 3.14: Tổng hợp số thu thuế tài nguyên từ năm 2011 đến 2015 ở địa bàn tỉnh Ninh Bình ....................................................................................... 105
  8. Bảng 3.15: Đánh giá sự phù hợp hiện nay của các quy định về người nộp thuế ...... 107 Bảng 3.16: Đánh giá sự phù hợp về các loại tài nguyên chịu thuế..................... 109 Bảng 3.17: Giá tính thuế một số loại tài nguyên năm 2014 ở một số tỉnh.......... 112 Bảng 3.18: Kết quả đánh giá sự phù hợp của quy định sản lượng tài nguyên làm căn cứ tính thuế hiện nay ................................................................ 113 Bảng 3.19: Đánh giá mức độ đạt được của các yếu tố liên quan đến chính sách thuế tài nguyên ............................................................................... 115 Bảng 3.20: Đánh giá mức độ phù hợp về giá tính thuế tài nguyên hiện nay ...... 118 Bảng 3.21: Đánh giá mức độ phù hợp về quy định thuế suất thuế TN hiện nay ...... 119 Bảng 3.22: Tổng hợp ý kiến đề xuất những trường hợp cần được miễn thuế..... 120 Bảng 4.1: Biểu thuế suất đề xuất rút gọn ........................................................ 146 HÌNH Hình 2.1: Cân bằng thị trường tài nguyên thiên nhiên và khái niệm tô kinh tế.......... 35 Hình 2.2: Đường cong về mối quan hệ giữa thuế suất thuế tài nguyên và số thuế tài nguyên thu về cho NSNN. ........................................................... 48 Hình 3.1: Tỷ trọng thuế tài nguyên so với tổng thu từ thuế, phí qua các năm ở tỉnh Ninh Bình................................................................................ 102
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Luận án nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên - Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở các nghiên cứu lý luận về mô hình kinh tế tài nguyên, thuế tài nguyên, các nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên, tác giả phân tích tác động của thuế tài nguyên. Đứng trên giác độ là nhà nghiên cứu độc lập tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tiết kiệm tài nguyên, đóng góp cho ngân sách nhà nước, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Từ đó luận án đưa ra phương hướng và giải pháp nâng cao tác động tích cực của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung. Luận án gồm 152 trang ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, hình, kết luận, danh mục các công trình đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án kết cấu thành 4 chương. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu các công trình liên quan đến công trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của thuế tài nguyên và kinh nghiệm thực tiễn về sử dụng thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chương 3: Thực trạng tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Ninh Bình. Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên. 2. Lý do lựa chọn đề tài Sự sống của con người không thể thiếu tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xã hội để duy trì và phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên. Tài nguyên là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
  10. 2 hiện đại hóa; sự giàu có về tài nguyên có thể xuất khẩu để đổi lấy ngoại tệ, thiết bị khoa học công nghệ hiện đại... Thời kỳ đầu lịch sử loài người hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên. Phân bố dân cư do vị trí địa lý tự nhiên quyết định, nơi nào có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tập trung đông đúc dân cư, tài nguyên thiên nhiên quyết định mật độ dân cư. Cùng với sự phát triển của tri thức, con người nắm bắt được các quy luật của tự nhiên và đã có những tác động tới các yếu tố tự nhiên, biến những yếu tố bất lợi thành yếu tố có lợi. Sang thời kỳ khoa học và công nghệ phát triển, sự tác động ngày càng lớn. Từ tài nguyên, con người đã sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho sự sinh tồn của mình. Không có tài nguyên thì không tồn tại con người, tài nguyên quyết định sự sinh tồn của con người. Điều này cũng có nghĩa là tài nguyên trở thành một nhân tố quyết định tới sự phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia. Nhưng ngược lại con người không có ý thức khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn lực tài nguyên thì chính bản thân con người lại hủy hoại môi trường sống của chính mình. Điều này có thể thấy rõ ở các nước Châu Phi mặc dù có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhưng lại yếu kém cả về tri thức lẫn thể chế, không làm chủ được nguồn tài nguyên của mình. Họ dễ bị chinh phục, không phải bởi pháo hạm như ngày xưa, mà bởi các tấm séc Ngân hàng. Chính đồng tiền do bán rẻ tài nguyên thiên nhiên đã mang lại bất công và khổ đau cho đa số người dân, mất độc lập tự chủ cho đất nước. Thực chất, đằng sau nghịch lý nói trên là những hậu quả nặng nề cho đất nước khi tài nguyên thiên nhiên bị lạm dụng bởi những nhóm lợi ích trong một đất nước thiếu tri thức khoa học - công nghệ lại có thể chế yếu kém và thiếu minh bạch. Sự giàu có quá dễ dàng của họ chính là nguồn gốc gây ra tham nhũng, tình trạng tù mù trong hệ thống nhà nước, gia tăng phân hoá giàu nghèo, tàn phá môi trường gây ra các ngoại ứng tiêu cực khó lường, sự tụt hậu và hủy hoại môi trường sống của con người. Lời nguyền tài nguyên là cách nói chua chát nhằm vào các quốc gia đang sa đà vào việc đào bới tài nguyên của cải dưới lòng đất với hy vọng tạo ra bước đột phá
  11. 3 về kinh tế. Điều đó đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi của giới học giả trong nhiều thập kỷ gần đây. Tài nguyên là tài sản quan trọng của quốc gia, được thiên nhiên ban tặng. Khai thác tài nguyên là lấy đi từ thiên nhiên những nguồn tài nguyên đó. Kinh tế càng phát triển, dân số càng tăng, nhu cầu sử dụng tài nguyên cho sự phát triển kinh tế xã hội càng gia tăng, làm cho việc khai thác tài nguyên ngày càng mạnh hơn. Chính điều đó dẫn đến nguy cơ làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên dần dần bị cạn kiệt. Không những thế, việc khai thác tài nguyên nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến phá hủy môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của con người gây hệ lụy ngoại ứng tiêu cực xung quanh. Vì vậy, ngày nay việc khai thác tài nguyên đi đôi với các biện pháp bảo vệ tài nguyên trở thành yêu cầu chung của mọi quốc gia. Một trong những công cụ quan trọng để vừa khai thác tài nguyên, vừa bảo vệ môi trường tự nhiên là thuế tài nguyên. Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, Nhà nước sử dụng thuế như là công cụ để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Không có Nhà nước thì không có thuế và ngược lại nếu không có thuế thì cũng không có Nhà nước. Thuế là công cụ kinh tế quan trọng để thực hiện chức năng quản lý xã hội. Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN), thuế tài nguyên (TN) có hai vai trò cơ bản: Một là tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN), hai là điều tiết hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Hai vai trò quan trọng này được xác định thông qua chính sách thuế hay nói cách khác các căn cứ tính thuế hình thành nên chính sách thuế tài nguyên và chính sách thuế tài nguyên đã tạo ra nguồn thu cho NSNN và điều tiết hoạt động khai thác tài nguyên. Ở Việt Nam nói chung, Ninh Bình nói riêng thuế tài nguyên đang đứng trước yêu cầu là làm sao để vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN lại vừa đảm bảo khai thác tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và khắc phục được ngoại ứng tiêu cực do khai thác TN gây ra, nhất là các tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được. Những năm gần đây cho thấy, tình trạng quản lý rừng, quản lý khai thác khoáng sản có nhiều yếu kém làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đang bị suy giảm
  12. 4 một cách nghiêm trọng, phá hủy môi trường gây ra các ngoại ứng tiêu cực. Thuế tài nguyên là công cụ kinh tế quan trọng trong các công cụ kinh tế của Nhà nước để điều tiết những hạn chế này, đây chính là lý do tác giả chọn thuế TN làm đề tài nghiên cứu. Lựa chọn thuế tài nguyên để nghiên cứu tác giả mong muốn đánh giá được tác động của thuế tài nguyên đối với hành vi khai thác tài nguyên và tác động của thuế đến tăng nguồn thu cho NSNN, từ đó để hoàn thiện thuế tài nguyên như thế nào để nâng cao tác động tích cực của thuế tài nguyên. Từ năm 2010 đến nay thuế TN có ba lần thay đổi thuế suất, thuế TN đã có tác động tích cực trong việc điều tiết hoạt động khai thác và tăng nguồn thu cho NSNN. Ngoài việc tác động đến bảo vệ môi trường khai thác và phát triển kinh tế xã hội thì thuế tài nguyên có tác động rõ rệt nhất đến khai thác tiết kiệm TN và tăng thu NSNN. Câu hỏi đặt ra ở đây là khi ba lần thay đổi mức thuế tài nguyên do thay đổi thuế suất thì thuế TN tác động đến quy mô, khối lượng khai thác như thế nào? Ninh Bình có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, có trữ lượng lớn, đại diện cho các tỉnh thuộc vùng trung du Bắc bộ. Điển hình là đá vôi, đất san lấp, đất làm gạch...có nhu cầu ngày càng tăng cho các ngành xây dựng cơ sở hạ tầng, đang được các doanh nghiệp khai thác chưa thực sự tiết kiệm, hiệu quả, gây ra nhiều ngoại ứng tiêu cực cho môi trường xung quanh. Việc khai thác tài nguyên khoáng sản tại Ninh Bình cũng đang đứng trước thách thức đối với các nhà quản lý. Làm thế nào để thuế tài nguyên tác động đến khai thác tài nguyên một cách hợp lý, vừa góp phần tăng thu NSNN lại vừa khai thác tiết kiệm TN, để không những sử dụng tài nguyên cho nhu cầu hiện tại, mà còn cho các thể hệ mai sau; đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững, lâu dài của tỉnh, đang là yêu cầu cấp bách đặt ra cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Với những lý do này tác giả lựa chọn Ninh Bình làm địa bàn nghiên cứu. Cho tới nay, các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và trên thế giới có đề cập tới một số vấn đề chung về thuế hoặc đề cập đến từng mặt, từng khía cạnh của thuế tài nguyên. Nghiên cứu sự tác động của các loại thuế đến phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu một góc độ nhất định sự tác động của
  13. 5 thuế tài nguyên đến hành vi khai thác, bảo vệ môi trường và đóng góp nguồn thu cho NSNN. Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu toàn diện tác động của thuế TN đến khai thác tiết kiệm tài nguyên và tăng thu cho NSNN. Khai thác tiết kiệm tài nguyên ở đây được hiểu là hạn chế khối lượng khai thác và không gây lãng phí tài nguyên trong quá trình khai thác. Xuất phát từ đó, chủ đề: “Tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên - Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình” được chọn làm đề tài luận án của tác giả. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đảm bảo thuế tài nguyên có tác động tích cực tới khai thác tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo tăng nguồn thu cho NSNN; mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án là: Thứ nhất: Làm rõ những vấn đề lý luận chung về tài nguyên thiên nhiên, mô hình kinh tế TNTN, những nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên, tiêu chí đánh giá tác động của thuế tài nguyên. Kinh nghiệm thực tiễn một số nước và địa phương về sử dụng thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên theo hướng vừa đảm bảo tiết kiệm tài nguyên, vừa đảm bảo tăng nguồn thu NSNN. Thứ hai: Phân tích tác động của thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác một số loại tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình để làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách thuế tài nguyên. Thứ ba: Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên để vừa đảm bảo khai thác tài nguyên một cách tiết kiệm vừa đảm bảo tăng nguồn thu NSNN, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. 4 Câu hỏi nghiên cứu Luận án thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi: Câu hỏi 1: Đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên dựa trên những tiêu chí nào? Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thuế tài nguyên?
  14. 6 Câu hỏi 3: Tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình như thế nào? Câu hỏi 4: Giải pháp nào cần được đưa ra đối với các chủ thể trong việc nâng cao tác động tích cực của thuế tài nguyên? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên. Từ giác độ nghiên cứu của kinh tế chính trị học; luận án nghiên cứu thuế TN là công cụ quản lý tác động đến khai thác TN với tư cách là hoạt động kinh tế, nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể, trong đó Nhà nước là chủ sở hữu tài nguyên, doanh nghiệp là người khai thác sử dụng tài nguyên. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung đề tài luận án chỉ nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên tài nguyên thiên nhiên, TNTN cụ thể là tài nguyên khoáng sản gồm: Đá vôi, đất làm gạch, đất san lấp, than, nước khoáng. Lý do tác giả lựa chọn các khoáng sản này là do hiện nay ở địa bàn tỉnh Ninh Bình các doanh nghiệp đang tập chung khai thác các khoáng sản nêu trên. Luận án nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo tăng thu cho NSNN không nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên đối với bảo vệ môi trường thông qua việc khắc phục các ngoại ứng tiêu cực do khai thác gây ra vì đã có phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tác động trực tiếp tới bảo vệ môi trường. Về không gian tác giả lựa chọn ở địa bàn tỉnh Ninh Bình là vì: Ninh Bình có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, có trữ lượng lớn, đại diện cho các tỉnh thuộc vùng trung du Bắc Bộ. Điển hình là đá vôi, đất san lấp, đất làm gạch...có nhu cầu ngày càng tăng cho các ngành xây dựng cơ sở hạ tầng, đang được các doanh nghiệp khai thác chưa thực sự tiết kiệm, hiệu quả, gây ra nhiều ngoại ứng tiêu cực cho môi trường xung quanh. Tác giả lựa chọn địa phương tỉnh Ninh Bình chứ không lựa chọn cả nước để có cơ hội đi sâu nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên tới từng loại TN khai thác, nghiên cứu khai thác tiết kiệm TN và đóng góp cho NSNN đối với mỗi loại khác
  15. 7 nhau. Từ kết quả nghiên cứu từng loại trên địa bàn sẽ là cơ sở đánh giá tác động của thuế tài nguyên tới khai thác tiết kiệm tài nguyên và thu NSNN. Về thời gian tác giả lựa chọn thông tin, số liệu nghiên cứu đánh giá tác động từ năm 2011 đến hết 2015 là vì trong khoảng thời gian này có ba lần thay đổi thuế suất thuế tài nguyên, việc thay đổi thuế suất sẽ là cơ sở để đánh giá tác động của thuế tài nguyên. Cũng trong thời gian này thuế TN đã được các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương quan tâm coi là công cụ để quản lý khai thác tiết kiệm tài nguyên. Song thực tế hoạt động khai thác vẫn diễn ra sôi động chưa thực sự khai thác tiết kiệm tài nguyên từ đây tác giả tìm ra những hạn chế về tác động của thuế tài nguyên. 6. Những đóng góp mới của luận án. Những đóng góp mới về mặt lý luận - Trên cơ sở mô hình kinh tế tài nguyên thiên nhiên, cơ sở lý luận của thuế tài nguyên; Luận án xây dựng khung lý thuyết về tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tiết kiệm tài nguyên, tăng thu cho NSNN, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. - Căn cứ vào mô hình nghiên cứu luận án xây dựng các tiêu chí đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác TN đó là: Tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Dựa vào các tiêu chí này luận án chỉ ra những tác động tích cực và tác động tiêu cực của thuế TN đối với hoạt động khai thác tài nguyên. - Luận án chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên, hay nói cách khác là các nhân tố làm thay đổi sự tác động của thuế TN đối với khai thác tài nguyên theo các chiều hướng khác nhau. Những đóng góp về mặt thực tiễn. - Luận án làm rõ tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình hiện nay, cụ thể là: Tác động tới khối lượng tài nguyên khai thác, tiết kiệm TN; tác động làm tăng hay giảm nguồn thu NSNN; tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Chỉ ra những bất cập trong việc giải quyết mối quan hệ giữa khai thác tiết kiệm tài nguyên nhưng vừa đảm bảo
  16. 8 nguồn thu của NSNN để lựa chọn chinh sách thuế hợp lý. - Đánh giá tác động của việc tăng thuế suất, giá tính thuế đã làm thay đổi khối lượng tài nguyên khai thác và nguồn thu cho NSNN. Khi thuế suất và giá tính thuế tăng trong giới hạn cho phép thì khối lượng tài nguyên khai thác thay đổi theo hướng tích cực; khi tăng giá tính thuế phù hợp với thị trường thì thu NSNN tăng và khi tăng đồng thời cả thuế suất và giá tính thuế thì khối lượng tài nguyên tiết kiệm là bao nhiêu và thu NSNN tăng lên bao nhiêu, để làm cơ sở cho việc hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên. - Luận án đề xuất 9 giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên, trong đó có 5 giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến thuế TN; 4 giải pháp về nội dung chính sách thuế. Các giải pháp nhằm giải quyết hài hòa quan hệ giữa khai thác tiết kiệm tài nguyên, vừa đảm bảo tăng nguồn thu NSNN nhằm phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam nói chung, ở tỉnh Ninh Bình nói riêng.
  17. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.1 Những nghiên cứu về thuế tài nguyên và tác động của thuế tài nguyên về mặt lý thuyết (1) Năm 2009, Adina Martin, nghiên cứu về tác động của thuế đối với các quyết định đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nghiên cứu đã phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của một doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phân tích tổng hợp, mô tả đã chỉ ra rằng, các quyết định về chính sách tài khóa ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp (DN). Các doanh nghiệp quyết định đầu tư mở rộng sản xuất (SX) khi các chính sách tài khóa giảm. Điều này cũng có nghĩa là khi chính sách thuế khai khoáng nới lỏng mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư thì ngành công nghiệp khai khoáng phát triển, các nhà đầu tư mở rộng khai thác. Ngược lại khi chính sách có nhiều bất lợi thì việc mở rộng đầu tư bị hạn chế. Như vậy nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu chung về thuế ảnh hưởng tới đầu tư của các doanh nghiệp nói chung trong đó có các nhà đầu tư khai thác khoáng sản nói riêng. Nghiên cứu dựa trên cơ sở phân tích các chính sách thuế của Chính phủ để đối chiếu với mức độ đầu tư của các doanh nghiệp từ đó đưa ra những nhận định của riêng mình về những tác động của thuế đối với các nhà đầu tư. Phát hiện chính của nghiên cứu là mức thuế thấp doanh nghiệp mở rộng đầu tư, khi Chính phủ đánh thuế cao doanh nghiệp hạn chế đầu tư. Nghiên cứu không đi sâu nghiên cứu riêng biệt về thuế tài nguyên. (2) Năm 2008, Barry C. Field, tác giả của của cuốn sách: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên. Xuất phát từ những yêu cầu trong việc đảm bảo sự cân bằng giữa nguồn thu ngân sách và đảm bảo lợi nhuận đầu tư, tác giả đã phân tích các điều kiện để
  18. 10 thực hiện một chính sách thuế hợp lý. Phân tích những yêu cầu của việc áp dụng chính sách thuế tài nguyên đối với các cơ quan quản lý thuế. Theo tác giả, việc chính quyền tăng thuế tài nguyên trong một chừng mực nhất định cũng có thể không làm giảm lượng TN khai thác nhưng có ảnh hưởng đến lợi nhuận của người khai thác. Theo quan điểm cận biên, hoạt động khai thác vẫn tiếp tục tăng cho đến điểm mà chi phí cận biên ngang bằng với giá trị thu nhập trung bình. Nói cách khác, khoản thuế này, đã được tính vào phần chi phí nên cho dù không kiểm soát trực tiếp đầu vào, số lượng khai thác cũng chỉ dừng ở số lượng mà ở đó cân bằng giữa thu nhập và chi phí cận biên, và như vậy sẽ đạt được mức độ hiệu quả cho xã hội. Tuy nhiên, để áp dụng được một chính sách thuế thực sự hiệu quả, các cơ quan có thẩm quyền phải có những số liệu chính xác về chi phí và khoản thu nhập của người khai thác. Đây chính là điểm khó khăn, vì việc cung cấp chính xác những thông tin này cho các cơ quan có thẩm quyền về thuế chính là từ sự khai báo của người khai thác tài nguyên. Việc này đòi hỏi các cơ quan thuế phải đầu tư kiến thức trong việc thu thập đủ những thông tin chính xác nhằm xác định mức thuế suất hiệu quả. Như vậy ở đây tác giả đã chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến thuế TN và phương pháp xác định tương đối mức thuế tài nguyên hợp lý để có ảnh hưởng đến hành vi khai thác. (3) Năm 1995, Joseph E. Stiglitz nghiên cứu về những tác động của thuế. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích lô-gich, tổng hợp hệ thống hóa, phương pháp phân tích dữ liệu định tính để nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế nói chung tác động tới quy mô đầu tư của các hãng sản xuất. Phân tích chỉ ra khi Chính phủ điều chỉnh thuế các hãng sản xuất phải điều chỉnh quy mô sản xuất để sao cho đảm bảo sự cần bằng giữa lợi nhuận với chi phí cận biên. Khi Chính phủ đánh thuế ở mức cao các hãng sản xuất đã tìm mọi giải pháp để hạn chế phát sinh chi phí, hay làm giảm các chi phí khác. Nghiên cứu phân tích sự tác động của thuế tài nguyên tới các hãng khai khoáng. Xác định tài nguyên là chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và thuế tài nguyên cũng là khoản chi phí của các hãng, do vậy khoản chi phí về thuế tài nguyên luôn được các hãng quan tâm và tính toán kỹ lưỡng trong giá thành sản phẩm. Phạm vi nghiên cứu ở đây là tổng hợp chung cho các loại thuế
  19. 11 về những tác động của nó tới các hãng khai khoáng. Trên cơ sở thống kê, phân tích nghiên cứu đã chỉ ra một số tác động của thuế tài nguyên tới quy mô khai thác của các hãng khai khoáng. Sự tác động của thuế tài nguyên và các loại thuế khác đã làm thay đổi sản lượng khai thác một số loại khoáng sản. 1.1.1.2 Những nghiên cứu về thuế tài nguyên và tác động của thuế tài nguyên về mặt thực nghiệm. (1) Năm 1993, Robin Boadway và Frank Flatters, nghiên cứu thuế tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu chủ yếu về các nguyên tắc tính thuế tài nguyên và các vấn đề về chính sách liên quan. Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng, nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu của 147 công ty trong giai đoạn 1990 - 1992 để xác định thuế tài nguyên được hình thành từ hai nguồn: (i) nguồn tài nguyên tái chế và (ii) nguồn tài nguyên không tái chế. Nghiên cứu này cũng chỉ ra thuế tài nguyên có đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách nhằm phục vụ hoạt động của khu vực công. Đồng thời cũng đánh giá những tác động của thuế tài nguyên tới các nhà sản xuất. Ở giai đoạn thuế tài nguyên điều chinh mức cao thì các nhà sản xuất đã phải xem xét lại các khoản chi phí và cũng tìm cách để giữ được lợi nhuận ổn định. Nghiên cứu đã phát hiện thuế tài nguyên có vai trò quan trọng trong việc đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước và khi chính phủ điều chỉnh thuế tài nguyên ở mức cao thì có tác động tới việc cắt giảm các khoản chi phí khác của nhà sản xuất. Nghiên cứu chưa tổng hợp lý luận và thực tiễn về tất cả các tác động tích cực và tiêu cực của thuế tài nguyên đối với các nhà sản xuất. (2) Năm 2012, Frauke Eckermann và các cộng sự, nghiên cứu về thuế tài nguyên và hiệu quả của tài nguyên trong chuỗi giá trị của tài nguyên khoáng sản. Nghiên cứu đã khảo sát đối với 254 nhân viên chính quyền và 260 nhà đầu tư khai khoáng. Với số liệu thu thập được nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích dữ liệu định tính và phân tích định lượng. Kết quả cho thấy có ba loại thuế tài nguyên mà khu vực tư nhân phải nộp cho ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau: (i) Thuế khai thác tài nguyên (thuế đánh vào tài nguyên tại các điểm khai thác), (ii) thuế nguyên liệu đầu vào (thuế đánh vào tài nguyên khi họ tham gia vào sản xuất), (iii) thuế tiêu thụ (thuế đánh vào tài nguyên thể hiện trong một sản phẩm cuối cùng hoặc
  20. 12 trên một sản phẩm cuối cùng tài nguyên nhạy cảm). Nghiên cứu này chỉ ra rằng giá cả hàng hóa trên thị trường tăng hay giảm không phải chỉ bởi sự chi phối từ sự khan hiếm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất mà còn bởi mức thuế tài nguyên áp dụng trên hàng hóa đó. Chính vì vậy, thuế tài nguyên ngoài những tác động trực tiếp đến giá hàng hóa, thuế tài nguyên còn ảnh hưởng đến hành vi hoạt động của các tổ chức kinh tế. Thu thuế tài nguyên còn đóng góp cho việc cải tạo môi trường, bởi lẽ khai thác tài nguyên chỉ mang lại ngoại ứng tiêu cực là hủy hoại môi trường làm ảnh hưởng tới các hoạt động xung quanh nơi khai thác. Chính vì lý do đó mà nhiều quốc gia phát triển đánh thuế rất thấp đối với nguồn đầu vào cho sản xuất tái chế được. Nghiên cứu này cũng đưa ra các đề xuất thuế tài nguyên như là một công cụ của Nhà nước trong việc điều tiết các hành vi khai thác sử dụng tài nguyên ở các nước thuộc liên minh Châu Âu. Nghiên cứu đã phát hiện thuế tài nguyên ngoài việc tác động đến các hãng khai khoáng nó còn tác động đến giá cả hàng hóa sản xuất từ tài nguyên. Nhưng điều tiết khai thác như thế nào là phù hợp để có tác động tích cực thì nghiên cứu chưa chỉ rõ và chưa đưa ra lý luận cũng như các căn cứ thực tiễn để xác định mức thuế tài nguyên hợp lý. (3) Năm 2011, Paula Casal, nghiên cứu về thuế tài nguyên thiên nhiên toàn cầu. Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu điều tra năm 2010 của các cơ quan Tài chính công của Chính phủ Tây Ban Nha để đưa ra các đánh giá về thuế tài nguyên thiên nhiên toàn cầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuế TN ngoài việc tạo nguồn thu cho Chính phủ nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khôi phục môi trường khai thác, làm hạn chế những tác động sấu sau quá trình khai thác của các mỏ. Khai thác tài nguyên hầu như chỉ mang lại ngoại ứng tiêu cực, nó làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của DN khác mà không được tính trong giá thành sản phẩm. Chính vì thế không phải chỉ đơn lẻ từng quốc gia quan tâm đến bảo vệ môi trường nhờ công cụ thuế tài nguyên thiên nhiên, mà đòi hỏi tất cả các nước trên toàn cầu đều phải sử dụng công cụ thuế để điều tiết hoạt động khai thác của các nhà đầu tư nhằm hạn chế thấp nhất những tác động sấu đến môi trường. Thậm chí Chính phủ phải dừng khai thác đối với một số mỏ có tác động đến môi trường trên diện rộng. Sử dụng nguồn thu từ thuế tài nguyên để khắc phục tác hại do khai thác TN gây ra. Phát hiện chính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2