Tiểu luận: Thực trạng cung ứng dịch vụ giáo dục tại Singapore
lượt xem 11
download
Bài tiểu luận với đề tài "Thực trạng cung ứng dịch vụ giáo dục tại Singapore" gồm có 2 chương được trình bày như sau: Cơ sở lý luận, thực trạng cung ứng dịch vụ giáo dục tại Singapore.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng cung ứng dịch vụ giáo dục tại Singapore
- Trang 1
- LỜI MỞ ĐẦU Các quốc gia trên thế giới hình thành và phát triển theo các hình thức và giai đoạn với các thể chế chính trị khác nhau. Nhưng tất cả các nhà nước đều thực hiện chức năng quản lý hay cai trị và chức năng phụ vụ ở từng mức độ khác nhau, hai chức năng này thể hiện mối quan hệ biện chứng mà nhà nước phải thực hiện nhằm đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển. Về mặt chức năng phụ vụ xã hội, nhà nước phụ vụ công dân của mình trên các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội đáp ứng một cách tối ưu nhất nhu cầu của người dân. Một hoạt động trong những hoạt động trong chức phụ vụ của nhà nước mà chúng ta có thể thấy rõ đó là hoạt động cung cấp dịch vụ công của nhà nước cho công dân. Cung cấp dịch vụ công phụ vụ nhu cầu chung của người dân là tất yếu khách quan và rất cần thiết trong xu thế hiện nay là nhà nước chuyển dần từ cai trị sang phụ vụ. Việc cung ứng và cải cách dịch vụ công hướng tới nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công dân và xã hội là vấn đề mà được các quốc gia trên thế giới đang quan tâm hiện nay. Với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vì con người, vai trò và trách nhiệm của nhà nước trong việc tổ chức cung ứng các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu cơ bản thiết yếu của công dân và tổ chức trong xã hội, bảo đảm trật tự và công bằng xã hội ngày càng được đề cao. Giáo dục là một trong những lĩnh vực rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và nó cũng chính là một trong những dịch vụ công do nhà nước và tư nhân cùng cung ứng. Hiện nay với nền kinh tế tri thức phát triển như vũ bão thì vai trò tri thức càng trở nên quan trọng hơn bao giời hết. Các quốc gia đều chú trọng đàu tư tăng cường cho nền giáo dục của mình một cách mạnh mẽ và phù hợp nhất đặt nền monhs cho sự phát triển đất nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, ngay từ xa xưa các nhà nước phong kiến với tư tưởng Nho giáo thì đều chú trọng đến giáo dục thi cử và đến ngày nay nhà nước ta luôn đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trang 2
- NỘI DUNG CHÍNH Chương 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm 1.1.1. Dịch vụ Trong quá trình lao động sản xuất tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mình, con người đã tạo ra các sản phẩm khác nhau, trong đó có thể phân chia thành hai loại chủ yếu là các vật phẩm và các dịch vụ. Trong khi vật phẩm cụ thể như bàn, ghế, quần áo,… mang tính giá trị sử dụng thì các dịch vị là những hoạt động để thỏa mãn các nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Chúng ta có thể thấy dịch vụ khác với các loại hàng hóa truyền thống ở một số đặc điểm cơ bản sau: Dịch vụ là hành vi, những hoạt động thể hiện quan hệ trực tiếp giữa tổ chức và cá nhân này với tổ chức và cá nhân khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ với tư cách là khách hàng sử dụng dịch vụ. Dịch vụ là hàng hóa không thể lưu trữ, khó vận chuyển và thường không có tính đồng nhất. Dịch vụ mang tính phi vật chất. => Dịch vụ là những hoạt động mang tính chất phụ vụ chuyên nghiệp nằm đáp ứng nhu cầu nò đó của con người và xã hội. 1.1.2. Giáo dục Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác Trang 3
- động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. Theo từ "Giáo dục" tiếng Anh "Education" vốn có gốc từ tiếng La tinh "Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục". Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết. Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người. Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh thần, và làm chủ được các mặt như: ngôn ngữ,tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách ứng xử trong xã hội. Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh. Quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung luôn gồm các thành tố có liên hệ mang tính hệ thống với nhau: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục,phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức và chỉ tiêu đánh giá. Sự giáo dục của mỗi cá người bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc đời. (Một vài người tin rằng, sự giáo dục thậm chí còn bắt đầu trước khi sinh ra, theo đó một số cha mẹ mởnhạc, hoặc đọc cho những đứa trẻ trong bụng mẹ với hy vọng nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ sau này). Với một số người quá trình đấu tranh giành giật sự sống, giành giật sự thắng lợi trong cuộc sống cung cấp kiến thức nhiều hơn cả sự truyền thụ kiến thức ở các trường học. Các cá nhân trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giáo dục, thường có ảnh hưởng nhiều hơn, mặc dù việc dạy dỗ trong gia đình có thể không mang tính chính thức, chỉ có chức năng giáo dục rất thông thường. Các cấp bậc học: Trang 4
- Giáo dục phổ thông chính chủ yếu là việc khơi dậy những tri thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết, sát thực nhất để học sinh có thể áp dụng vào cuộc sống, nhằm thích nghi và hòa nhập tốt với xã hội. + Giáo dục mầm non hay giáo dục tuổi ấu thơ là việc giáo dục trong những năm tháng đầu đời, một trong những giai đoạn học hỏi, tiếp thụ nhiều nhất trong cuộc đời. Giai đoạn này dạy cho trẻ biết các quy ước trong cuộc sống, các kỹ năng cơ bản thông qua các trò chơi. + Giáo dục cơ sở là việc dạy cho các em những kiến thức cơ bản như đọc viết, tính toán, tri thức về tự nhiên và xã hội. + Giáo dục trung học là việc giáo dục cho học sinh nâng cao những kiến thức của mình và học tập các kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cơ bản. Giáo dục đại học: Giáo dục đại học là khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học hỏi của sinh viên, hơn là truyền đạt kiến thức. Nói cách khác, trọng tâm việc giảng dạy là phải nhắm đến mục tiêu nâng cao khả năng tự học của mỗi người. Giáo dục đại học, còn gọi là giáo dục bậc 3, giai đoạn ba hay là sau phổ thông, thường được gọi như là hàn lâm, là một bậc giáo dục không bắt buộc 1.1.3. Dịch vụ công Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất được thừa nhận chung về dịch vụ công. Ngay cả giữa các nhà nghiên cứu về vấn đề này cũng tồn tại nhiều quan điểm chưa thống nhất về mặt phạm vi của dịch vụ công, cách thức phân loại cũng như phương pháp cung ứng dịch vụ công. Dịch vụ công có thể được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. + Theo nghĩa rộng nhất, dịch vụ công được hiểu là toàn bộ các hoạt động do nhà nước đảm bảo để phụ vụ cho các quyền và nhu cầu hợp pháp của công dân và tổ chức trong xã hội. + Theo nghĩa hẹp, dịch vụ công là những hàng hóa và dịch vụ do chính phủ các trách nhiệm cung cấp hoặc quản lý hoạt động cung cấp để đáp ứng nhu cầu cần thiết của cộng đồng, phụ vụ và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trang 5
- + Theo từ điển Petit Larousse định nghĩa: Dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích chung, do cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm . => Dịch vụ công là những hoạt động phụ vụ lợi ích chung thiết yếu các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân do nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc chuyển giao cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm thực hiện mục tiêu hiệu quả và công bằng xã hội. 1.2. Sự cần thiết của hoạt động cung ứng dịch vụ công Trong quá triển của xã hội con người lao động và sản xuất tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mình. Nhu cầu của mỗi người rất đa dạng và phong phú cần được đáp ứng một cách kịp thời và hợp lý, một cá nhân hay tổ chức không thể tự lao động, sản xuất là có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của mình mà cần có sự trao đổi, đáp ứng từ các chủ thể khác trong xã hội. Nhà nước là một trong những chủ thể trong xã hội tham gia vào quá trình cung ứng các dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu của cá nhân và tổ chức trong xã hội. Nhà nước cung ứng đáp ứng nhu cầu củ xã hội xuát phát từ vai trò, chức năng của nhà nước, hoạt động cug ứng dịch vụ công là một trong những hoạt động thường xuyên của hoạt động quản lý xã hội của nhà nước. Thông qua hoạt động cung ứng dịch vụ công nhà nước nhìn nhận một cách khách quan về nhu cầu của xã hội, về cách thức và phương pháp cung ứng dịch vụ để từ đó có thể khắc phục và loại bỏ các điểm hạn chế đáp ứng nhu cầu của xã hội một cách tốt hơn. Dịch vụ công có ảnh hưởng to lớn tới cuộc sống của người dân và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, nên việc cung cấp và bảo đảm các dịch vụ một cách hiệu quả và đầy đủ là một dấu hiệu thể hiện chất lượng của bộ máy hành chính tốt. Dịch vụ công phu vụ nhu cầu chung thiết yếu của cả cộng đồng, phụ vụ các đối tượng trong xã hội một cách công bằng xã hội, mọi người đều có quyền thừa hưởng ngang nhau trong quá trinh tiếp cận và sử dụng. Trong xã hội, không phải bất cứ hàng hóa và dịch vụ nào mà khu vực tư nhân có thể cung ứng và cung ứng một cách tốt nhất. Có những dich vụ mà khu vực tư nhân Trang 6
- không muốn làm do không có lợi nhuận, mà mục tiêu của khu vực tư là lợi nhuận do vậy mà có những dịch vụ như y tế, điện, nước… có những dịch vụ mà khu tư không thể làm do có vốn đầu tư lớn và cần có sự kết hợp của nhiều chủ thể tham gia như giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế…có những dịch vụ mà chỉ có nhà nước mới cung ứng mà khu vực tư không được phép làm như đảm bảo an ninh trật tự của lượng công an, cảnh sát và quân đội… Do vậy mà vai trò của nhà nước trong quá trình cung ứng dịch vụ công là rất quan trọng và cần thiết không những đáp ứng nhu cầu của xã hội mà còn đảm bảm cho sự ổn định và phất triển đất nước. Chương 2. Thực trạng cung ứng dịch vụ giáo dục tại Singapore Singapore: là nơi cư ngụ của nhiều dân tộc, với khoảng 77% người Hoa, 14% người Mã Lai, 8% người Ấn Độ, và 1 % là người Âu Á của các nước khác. Với sự đa dạng về văn hóa, Singapore còn là đất nước đa tôn giáo. Tôn giáo chính là phật giáo (42,5%), Hồi giáo(14,9%), Cơ Đốc Giao (14.6%), Lãnh Giao (8.5%), và Ấn Độ giáo (4%). Những tôn giáo khác bao gồm đạo Sikh, đạo Do Thái và đạo Thờ Lửa. Những người không theo đạo chiếm khoảng 14.8%. Quốc ngữ của Singapore là tiếng Malay và ngôn ngữ chính cho việc trao đổi kinh doanh, hành chính và giảng dạy tại các trường học là tiếng Anh. Singapore có 4 ngôn ngữ chính thức là tiếng Mã Lai, tiếng phổ thông (Mandarin), tiếng Tamin và tiếng Anh. Singapore là một đảo quốc nhỏ bé với tổng diện tích là 685,4km2 hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, thậm chí nước dùng hàng ngày cũng phải nhập khẩu… nhưng lại là một trong những nền kinh tế tiên tiến hàng đầu thế giới. Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu này? Phần lớn là nhờ nguồn nhân lực nguồn tài nguyên quý giá và duy nhất của Singapore. 2.1. Thực trạng cung ứng dịch vụ 2.1.1. Chủ thể cung ứng dịch vụ và đối tượng thụ hưởng Chủ thể cung ứng: Trang 7
- + Khu vực công (Nhà nước) : Đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý là Bộ giáo dục. + Khu vực tư: Tổ chức hoặc cá nhân thành lập. Đối tượng thụ hưởng: Tất cả công dân trong và ngoài nước đủ điều kiện đều có thể theo học tại các trường công hoặc tư tại đây. 2.1.2. Nội dung, chất lượng dịch vụ cung ứng a) Hệ thống giáo dục: Mẫu giáo Giáo dục mẫu giáo được cung cấp bởi các trung tâm nhà trẻ hoặc các trung tâm chăm sóc trẻ em bao gồm các chương trình 3 năm cho trẻ em tuổi từ 3 đến 6 tuổi. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép, các nhà trẻ tại Singapore được hoạt động bởi các tổ chức cộng đồng, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức kinh tế xã hội. Các trung tâm sức khỏe trẻ em được đăng kí bởi Bộ Phát triển cộng đồng và Thể thao. Hầu hết các nhà trẻ hoạt động 2 buổi một ngày, mỗi buổi từ 2,5 đến 4 giờ, 5 ngày một tuần. Chương trình nói chung bao gồm các chương trình tiếng Anh và một ngôn ngữ thứ hai, ngoại trừ những trường quốc tế và hệ thống giáo dục nước ngoài, nơi có những chương trình cho trẻ em nước ngoài định cư tại Singapore. Thời gian đăng kí vào các trung tâm chăm sóc trẻ em và nhà trẻ là khác nhau và tùy thuộc từng nơi. Hầu hết ở các trung tâm chăm sóc trẻ em nhận các em quanh năm tùy thuộc vào việc còn chỗ không. Trường tiểu học Trẻ em Singapore phải trải qua 6 năm học tiểu học bao gồm 4 năm học cơ bản từ lớp 1 đến lớp 4 và 2 năm định hướng là từ lớp 5 đến lớp 6 . Ở những năm học cơ bản các khoá học chính bao gồm tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ, toán học, cùng với những môn học phụ như là âm nhạc và nghệ thuật thể dục và xã hội. Bắt đầu từ năm thứ 3 có các môn khoa học. Để phát triển hết khả năng của học sinh, các em được phân lớp theo năng lực học của mình trước khi vào giai đoạn định hướng. Cuối lớp 6 học sinh sẽ tham dự kỳ thi vượt cấp. Chương trình tiểu học của Singapore đã được ứng dụng Trang 8
- như là một hình mẫu quốc tế, đặc biệt là phương pháp dạy toán. Học sinh nước ngoài được nhận vào trường tiểu học nếu trường còn chỗ. Trường trung học Các trường trung học tại Singapore có thể là được chính phủ chi phí, hỗ trợ hay tồn tại độc lập. Học sinh học 4 hoặc 5 năm giáo dục trung học theo các khoá học đặc biệt, cấp tốc hoặc bình thường. Các khoá học đặc biệt và cấp tốc chuẩn bị (trong 4 năm) cho học sinh thi lấy chứng chỉ chung Singapore Cambridge ở bậc giáo dục GCE “O” (O “Orinary”). Học sinh theo các khóa học bình thường có thể lựa chọn khối cơ bản hoặc khối kỹ thuật, cả hai đều chuẩn bị cho học sinh thi lấy chứng chỉ chung Singapore Cambridge ở bậc giáo dục GCE “N” (N “Normal”) sau 4 năm học và sau năm thứ 5 sẽ thi lấy chứng chỉ GCE “O”. Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ, khoa học và nhân văn. Ở năm trung học thứ 3, học sinh có thể lựa chọn khóa học tùy theo các em đang ở khối nào trong các khối nghệ thuật, khoa học, thương mại hay kỹ thuật. Chương trình trung học của Singapore được công nhận trên thế giới bởi khả năng giúp học sinh phát triển cách nghĩ phê phán và kỹ năng tư duy. Học sinh nước ngoài được nhận vào trường trung học cơ sở nếu trường còn chỗ. Học dự bị đại học Sau khi hoàn thành kì thi chứng chỉ GCE “O”, sinh viên có thể nộp đơn vào các trường gọi là “junior college” cho một khoá học 2 năm hoặc các viện học tập trung cho một khoá học 3 năm dự bị đại học. Các trường và viện nói trên chuẩn bị cho sinh viên bước vào các trường đại học và đặt nền tảng cho giáo dục cấp trên phổ thông. Chương trình gồm hai môn bắt buộc: Viết luận đại cương và tiếng mẹ đẻ, và tối đa 4 chứng chỉ chung Singapore Cambridge của bậc giáo dục GCE “A” (A – “Advance”) từ các môn nghệ thuật, khoa học, hoặc thương mại. Cuối một khoá dự bị đại học sinh viên phải thi lấy chứng chỉ GCE “A” . Sinh viên nước ngoài được nhận vào học dự bị đại học tùy thuộc việc còn chỗ hay không. Các trường Bách khoa Trang 9
- Các trường Bách khoa được thành lập tại Singapore để cung cấp cho sinh viên chương trình theo hướng thực hành ở bậc cử nhân. Hiện tại có 5 trường Bách khoa tại Singapore: Trường BK Nanyang Trường BK Ngee Ann Trường BK Republic Trường BK Temasek. Trường BK Temasek Các trường này cung cấp hàng loạt các khoá học như là kỹ thuật, kinh doanh, thông tin đại chúng, thiết kế và giao tiếp thông tin. Cũng có các khoá học chuyên ngành như là nhãn khoa, kỹ thuật hàng hải, đại dương học, y tá, giáo dục tiểu học và điện ảnh cho những ai muốn theo đuổi một nghề nghiệp cụ thể. Sinh viên tốt nghiệp đã chứng minh việc họ được các nhà tuyển dụng ưa thích vì họ nổi lên trong môi trường làm việc với những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với nền kinh tế mới. Các viện giáo dục kỹ thuật Viện giáo dục kỹ thuật là một lựa chọn sau giáo dục phổ thông cho những ai muốn phát triển kỹ năng kỹ thuật và kiến thức trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Bên cạnh việc cung cấp những khoá học chính qui (“full time”) và các chương trình thực tập cho những học sinh tốt nghiệp trung học, viện giáo dục kỹ thuật còn cung cấp những chương trình giáo dục chuyển tiếp cho những người đã đi làm. + Các trường đại học: Có 3 trường đại học tại Singapore: Đại học quốc gia Singapore (NUS) Đại học kĩ thuật Nanyang (NTU) Đại học quản lý Singapore (SMU) Các trường này cung cấp hệ thống giáo dục toàn diện với bằng cấp được quốc tế công nhận. Những cơ hội về học bổng và nghiên cứu sau đại học cũng có sẵn cho sinh viên sau tốt nghiệp. Từ khi thành lập vào năm 1905, NUS đã mở rộng thành một Trang 10
- trường toàn diện cung cấp nhiều môn học thuộc các chuyên ngành chính như khoa học, kỹ thuật, công nghệ, luật, khoa học nghệ thuật và xã hội, y học. NTU được thành lập vào năm 1981 nhằm cung cấp những phương tiện thuận lợi cho giáo dục cấp trên phổ thông và nghiên cứu kỹ thuật công nghệ. Trường đã được hợp nhất với Viện Giáo dục quốc gia (NIE) đại học sư phạm và mở rộng để bao gồm các ngành học Kiểm toán, Kinh doanh và Truyền thông. SMU được thành lập vào năm 2000 là trường dân lập đầu tiên có các khoá học vê kinh doanh và quản trị. Các trường đại học quốc tế tại Singapore Ngoài các trường địa phương, các trường đại học cấp quốc tế đã góp phần nâng cao đẳng cấp và phạm vi giáo dục cấp trên phổ thông ở Singapore. Một ví dụ là trường đào tạo MBA châu Âu có tên là INSEAD đã đầu tư 60 triệu $ Singapore trang thiết bị vào một trung tâm khoa học để thành lập trường kinh doanh quốc tế đầu tiên tại Châu Á. Năm 2000, trường Quant trị kinh doanh Chicago đã chọn Singapore để đầu tư và trở thành trường Quản trị kinh doanh Mỹ hàng đầu đầu tiên có trụ sở tại châu Á. Các trường đại học quốc tế hàng đầu khác đã hợp tác với các trường đại học trong nước để đặt trụ sở tại Singapore là: Viện công nghệ Gor – Viện Logistic, Châu Á Thái Bình Dương. Trường ĐH Jonhs Hoopin của Singapore Johns Hopkins Singapore Viện công nghệ Massachuset (MIT) hợp tác Singapore MIT Trường ĐH Shanghai Jiao Tong Trường ĐH Stanford hợp tác Singapore – Standford Trường ĐH Wharton thuộc ĐH Pennsylvania – Trung tâm nghiên cứu SMU Wharton Trường ĐH kỹ thuật Eindhoven (Đức) Trường ĐH khoa học và kỹ thuật Muenchen (Đức) Các trường tư thục Trang 11
- Tại Singapore, một hệ thống các trường tư thục rất đa dạng cung cấp hàng loạt chương trình đào tạo làm phong phú thêm lĩnh vực giáo dục của quốc gia này. Có trên 300 trường về ngôn ngữ, công nghệ thông tin, thương mại, nghệ thuật. Những trường này cung cấp các chương trình học chủ yếu căn cứ nhu cầu của sinh viên trong nước và quốc tế. Các trường tư thục này cung cấp các khoá học đa dạng ở các trình độ độ ĐH học và sau ĐH. Thông qua hợp tác với các trường ĐH nổi tiếng của Anh, Mỹ , Úc… các trường này cung cấp cho sinh viên cơ hội giành các chứng chỉ quốc tế trong môi trường tiện nghi và đầy đủ. Mỗi trường tự thực hiện tuyển sinh đầu vào và những sinh viên quan tâm sẽ trực tiếp đến đăng kí. Khi chọn học tại một trường tư thục, bạn cần chắc chắn rằng trường đó phải đáp ứng được sự mong đợi của bạn về các yếu tố sau: Các khoá học. Các chứng chỉ bạn đạt được có tính phổ biến rộng rãi hay không. Trang bị trường học (lớp học, thiết bị máy tính…). Các dịch vụ dành cho du học sinh (nhà ở, dịch vụ về visa, định hướng cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên...). b) Chương trình giảng dạy: Hệ thống giáo dục tại Singapore là một hệ thống đã được thử nghiệm và kiểm tra. Nó hướng đến việc nuôi dưỡng và đào tạo mỗi cá nhân phát triển hết tiềm năng của bản thân. Sinh viên học tại Singapore sẽ rất thích thú với chương trình học tập hàng đầu thế giới được xây dựng nên từ kinh nghiệm đào tạo đa dạng. Giáo dục ở bậc mầm non giúp trẻ em ở giai đoạn nền tảng này phát triển về ngôn ngữ và các kỹ năng đọc, các khái niệm về khoa học và số học, các kỹ năng về xã hội và sự thưởng thức âm nhạc, các hoạt động và cách thức vui chơi. Giáo dục tiểu học giúp tạo một nền tảng cho học sinh, giúp các em ghi nhớ ngôn ngữ cơ bản, kiến thức khoa học và số học. Giáo dục phổ thông cơ sở là quá trình xây dựng cốt lõi cho nền tảng giáo dục bằng việc giới thiệu các môn học là trọng tâm cho sự phát triển cá nhân như các môn khoa học ứng dụng và nhân văn. Việc phân lớp Trang 12
- được thực hiện ở các cấp lớp khác nhằm giúp học sinh có thể học tập theo tốc độ phù hợp và đáp ứng được lợi ích của từng cá nhân. Ở cấp sau trung học cơ sở, học sinh có thể theo học chương trình chuẩn bị đại học hay chương trình chuẩn bị cho một ngành nghề mà các em có thể đóng góp cho xã hội một cách có ý nghĩa. Hệ đại học và cao đẳng trang bị cho học sinh vốn kiến thức và kỹ năng giúp họ đào sâu kiến thức của mình ở mức độ cao hơn. Sinh viên có thể chọn từ vô số các chương trình học từ 5 trường Cao đẳng của Singapore, 4 đại học quốc gia và các trường đại học nước ngoài hàng đầu thế giới có cơ sở tại Singapore và rất nhiều các trường tư thục khác. c) Phương pháp giảng dạy: Tại Singapore hệ thông giáo dục được áp dụng phương pháp giảng dạy “dạy ít, học nhiều” Theo phương pháp “Dạy ít, học nhiều”, giáo dục Singapore tập trung nâng cao chất lượng học tập của sinh viên bằng cách tạo thêm nhiều “khoảng trống” trong chương trình học để giáo viên có thể thực hiện những kế hoạch giảng dạy riêng, cùng sinh viên định hình một môi trường giáo dụcriêng và bồi dưỡng nghiệp vụ. Với mô hình “Dạy ít, học nhiều”, kiểu học vẹt, học vì thành tích và phong cách giảng dạy “dành cho với tất cả mọi người” sẽ bị loại bỏ. Thay vào đó, sinh viên sẽ chủ động hơn trong học tập, khám phá tri thức thông qua các thí nghiệm, trải nghiệm thực tế, học các kỹ năng sống và xây dựng nhân cách nhờ chiến lược đào tạo hiệu quả và sáng tạo. Ngoài ra, sinh viên cũng có thêm nhiều cơ hội học tập và rèn luyện toàn diện để phát triển tư duy, nhân cách và những tố chất để thành công trong tương lai. Mô hình “Dạy ít, học nhiều” đã được áp dụng ở nhiều trường học Singapore, đơn cử như Trường trung học Bedok South, học sinh được học làm phim và thiết kế poster cho Quỹ Trái tim Singapore, thiết kế bộ sạc điện thoại nhờ phần mềm máy tính… Không chỉ thế, trường học còn tạo điều kiện để các em biến thiết kế của mình thành sản phẩm thực sự. Với những hoạt động như vậy, học sinh đã đồng thời được học nhiều môn học khác nhau: Âm nhạc, nghệ thuật, thiết kế, công nghệ. Mô hình “Dạy ít, học nhiều” được thực hiện từng bước một chứ không phải là một bước Trang 13
- chuyển đột ngột. Một ví dụ về việc thực hiện mô hình này là sự ra đời của chương trình “Project Work” vào năm 2000, cho phép sinh viên học cách làm việc nhóm và áp dụng kiến thức vào thực tế. Theo Bộ GD Singapore, Project Work là một phương pháp đào tạo, theo đó các môn học sẽ được tích hợp, kết nối với nhau giúp sinh viên khám phá sự gắn kết và thống nhất giữa chúng. Project Work sẽ giúp sinh viên phát triển kỹ năng trong 4 lĩnh vực sau: + Áp dụng kiến thức: Sinh viên được học các kỹ năng nghiên cứu cơ bản, áp dụng và lưu chuyển kiến thức giữa các môn học khác nhau và tạo mối liên hệ giữa chúng. + Truyền thông: Sinh viên học cách truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng và hiệu quả. + Hợp tác: Sinh viên phát triển các kỹ năng xã hội thông qua các bài tập làm việc nhóm nhằm đạt mục tiêu chung. + Học tập độc lập: Sinh viên phải chịu trách nhiệm và tự quản lý sự học của mình, phát triển thái độ học tập và nghiên cứu tích cực. d) Nơi ở của Sinh viên: Sắp xếp nơi ăn ở là công việc quan trọng đối với sinh viên khi sống xa nhà. Ở Singapore, có nhiều hình thức nơi ở khác nhau phù hợp với nhu cầu và ngân sách đa dạng của sinh viên. Phần lớn các trường đều có Văn phòng Sinh viên Quốc tế chịu trách nhiệm về việc đáp ứng các nhu cầu của sinh viên quốc tế. Nhân viên tại các văn phòng này sẽ cho bạn những lời khuyên về thủ tục thuê nơi ở, các địa chỉ liên hệ với các nơi cho thuê nhà riêng, tìm kiếm bạn cùng phòng, những lời khuyên bổ ích về việc thuê nhà cũng như giúp bạn chọn hình thức nơi ở phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Một số hình thức nơi ở dành cho snh viên quốc tế: * Khu nhà Sinh viên và Ký túc xá: Sinh viên Quốc tế năm thứ nhất thường được ưu tiên khi nộp đơn đăng ký nơi ở trong khuôn viên trường học. Bạn có thể ở phòng riêng hay ở chung với các bạn khác. Trang 14
- Các bữa ăn có thể do trường cung cấp nhưng bạn phải trả thêm chi phí này. Khu nhà Sinh viên có đầy đủ tiện nghi như phòng xem tivi, phòng đọc sách, phòng giặt quần áo, phòng máy tính, bếp nhỏ và những thứ khác. Các dịch vụ phúc lợi và các hoạt động sinh hoạt nhóm cũng được trường tổ chức cho học sinh tại đây. Giá thuê phòng từ 140 440 đôla Singapore một tháng tuỳ thuộc vào số lượng sinh viên thuê chung phòng. * Trường Nội trú: Trường nội trú thường dành cho học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông với độ tuổi từ 13 đến 19. Việc lựa chọn nơi ở thường được thông qua thảo luận với cả cha mẹ và các em học sinh. Các dịch vụ tại trường nội trú bao gồm phòng ở, ăn uống, giặt ủi, dịch vụ an ninh 24/24 giờ, tư vấn giúp đỡ, học phụ đạo, giám sát học sinh, các hoạt động thể thao và vui chơi. Trong các trường nội trú luôn tồn tại tình bạn hữu thân thiết xuất phát từ việc kết bạn và mối quan hệ ràng buộc giữa các học sinh nội trú. Mức giá thuê nằm trong khoảng từ 8,000 đến 15,000 đô la Singapore một năm học. * Khu ký túc xá tư nhân: Ký túc xá tư nhân do trường học hay các công ty tư nhân quản lý. Bạn có thể chọn ở phòng riêng hay phòng chung. * Ở nhà dân: Một số gia đình Singapore tiếp nhận sinh viên Quốc tế đến sống và cung cấp các dịch vụ như hình thức ở nội trú. Chi phí của hình thức nhà ở này trong khoảng từ 500 đến 1,000 đô la Singapore mỗi tháng. * Nhà ở/ Căn hộ tư nhân: Sinh viên có thể thuê một phòng hay một căn hộ hoặc thuê hẳn một căn nhà trực tiếp từ người chủ căn nhà thuộc diện nhà của nhà nước hay của tư nhân. Nếu chọn hình thức nơi ở này, bạn sẽ được yêu cầu trả trước ít nhất là một tháng tiền nhà và một tháng tiền đặt cọc. Thông thường, Văn phòng Sinh viên Quốc tế của trường sẽ cung cấp cho bạn địa chỉ các dịch vụ cho thuê nhà để giúp học sinh tìm được nơi ở tốt. Các mẫu quảng Trang 15
- cáo rao vặt trên các tờ báo địa phương là nguồn thông tin tốt nhất để có danh sách các căn hộ và phòng cho thuê. Một cách khác là bạn có thể liên hệ với công ty JTC(JTC Corporation). * Khách sạn: Đối với những người theo học khoá ngắn hạn như chương trình đào tạo cán bộ điều hành sẽ có rất nhiều khách sạn để lựa chọn. Giá thuê phòng khách sạn tuỳ thuộc vào vị trí và loại khách sạn sử dụng. * Các khu căn hộ có người phục vụ: Đối với những người ở lại trong một thời gian tương đối dài hoặc có gia đình cùng đi thì sự lựa chọn tốt nhất là thuê căn hộ có người phục vụ. Hình thức nơi ở này có tất cả sự thoải mái như một căn nhà và sự tiện lợi như ở khách sạn. d) Học phí và học bổng: * Học phí năm 2012 của Trường đại học Curtin Singapore: Tên chương trình Thời lượng Thời Học Học Học Học Học Học Học phí (full time) lượng kỳ 1 kỳ 2 kỳ 3 kỳ 4 kỳ 5 kỳ 6 (SG$) (part time) (SG$) (SG$) (SG$) (SG$) (SG$) SG$) Chứng Chỉ IV 2 kỳ (8 6,400 6,400 12,800 Chương trình chuẩn tháng) bị đại học Văn bằng Thương 2 kỳ (8 8,280 8,280 16,560 mại tháng) Cử nhân Nghệ thuật 2 kỳ (8 7,880 7,880 15,760 (Mass Truyền thông) tháng) Cử nhân Thương 6 kỳ (2 năm) 12kỳ (4 8,280 8,280 8,280 8,280 8,280 8,280 49,680 mại năm) Tất cả các chuyên ngành và chuyên ngành tăng gấp đôi Cử nhân Khoa học 4 kỳ (1,5 3,900 3,900 3,900 3,900 15,600 (Nursing) Chương năm) trình chuyển đổi cho y tá có đăng ký Thạc sĩ Kế toán 3 kỳ (1 năm) 6 kỳ (2 10,000 10,000 10,000 30,000 năm) Giấy chứng nhận tốt 1 kỳ (4 2 kỳ (8 10,000 10,000 nghiệp ngành Tài tháng) tháng) chính Thạc sĩ Tài chính 3 kỳ (1 năm) 6 kỳ (2 10,000 10,000 10,000 30,000 năm) Văn bằng tốt nghiệp 2 kỳ (8 4 kỳ (1,5 10,000 10,000 20,000 trong kinh doanh tháng) năm) Trang 16
- quốc tế Thạc sĩ Kinh doanh 3 kỳ (1 năm) 6 kỳ (2 10,000 10,000 10,000 30,000 quốc tế năm) Thạc sĩ Logistics 2 kỳ (8 4 kỳ (1,5 10,000 10,000 20,000 (Supply Chain tháng) năm) Management)** Thạc sĩ Y học lao 6 kỳ (2 4,750 4,750 4,750 4,750 4,750 4,750 28,500 động và an toàn năm) Văn bằng tốt nghiệp 4 kỳ (1,5 4,750 4,750 4,750 4,750 19,000 Y tế và An toàn nghề năm) nghiệp Giấy chứng nhận tốt 2 kỳ (8 4,750 4,750 9,500 nghiệp Y tế và An tháng) toàn nghề nghiệp Thạc sĩ Khoa học: 6 kỳ (2 4,900 4,900 4,900 4,900 4,900 4,900 29,400 Lãnh đạo lâm sàng năm) Thạc sĩ Vật lý trị 4 kỳ (2 4,200 8,400 8,400 12,600 33,600 liệu lâm sàng: thao năm) tác trị liệu Thạc sĩ điều dưỡng 6 kỳ (2 4,900 4,900 4,900 4,900 4,900 4,900 29,400 (theo học) năm) * Học bổng: Các dạng học bổng chủ yếu: ASEAN Undergraduate Scholarship: toàn bộ học phí và 4.300SGD/năm tiền ăn ở. Loại này chỉ được xét khi bạn đã được nhận vào trường, dựa trên thành tích và kết quả phỏng vấn. Bạn phải đạt điểm trung bình >= 3.5 (trên 5) để được giữ học bổng này sau mỗi học kỳ, nếu mất thì phải vay tiền cho những học kỳ sau. Học bổng cho riêng Business, giá trị cũng tương đương như MFA scholarship, cũng có thi và các bạn nộp hồ sơ xét duyệt từ trường đại học của mình (thường thì các trường như Kinh Tế, Ngoại Thương... sẽ cung cấp thông tin). Các học bổng của công ty: thường các công ty clớn, cấp học bổng rất hấp dẫn (luôn là tất cả học phí và số tiền ăn ở khá lớn), bạn chỉ việc làm cho họ 3, 4 năm sau khi tốt nghiệp. Cái khó là nắm thông tin công ty nào cho, khi nào là hạn chót, và cho sinh viên nước ngoài không nhiều lắm. 2.1.3. Ưu điểm và hạn chế a) Ưu điểm: * Cơ sở vật chất: Trang 17
- Singapore là đất nước có nền giáo dục chất lượng cao với hệ thống các trường quốc lập được xếp hạng cao trên thế giới. Các trường này cung cấp cho học sinh một môi trường học tập thực sự lý tưởng với hệ thống giáo trình phong phú, máy móc thiết bị hiện đại hỗ trợ cho giảng dạy và học tập. Cũng chính vì được học tập và thực hành nhiều trên các thiết bị máy móc thực tế mà sinh viên các trường này sau khi tốt nghiệp rất thành thạo, chuyên nghiệp trong công việc, đồng thời có thể hoà nhập rất nhanh với xu thế phát triển công nghiệp của xã hội hiện đại. Hệ thống thư viện, phòng học tại đây rất hiện đại và tiện nghi với hệ thống phòng đọc, phòng học, phòng chơi nhạc, phòng computer lab với mạng internet phục vụ miễn phí giúp cho sinh viên dễ dàng tra cứu tài liệu và thực hành việc học ngôn ngữ. Chỉ riêng trường Đại học NUS đã có khoảng 6 thư viện, mỗi thư viện có ít nhất 100 máy vi tính nối mạng internet. Đó là chưa kể đến các phòng computer lab cho sinh viên, riêng khoa Cơ khí của trường này đã có tới hơn 400 máy tính hiện đại. Sinh viên đến từ trường đại học UC Backeley, Stanford, Mỹ tham gia chương trình Student exchange tại NUS đã nhận xét rằng phương tiện kỹ thuật của trường này hơn hẳn trường mình. Bên cạnh đó, yêu cầu cơ bản cho tất cả sinh viên khi học tập tại Singapore là phải có máy vi tính xách tay vì cường độ và số lượng bài tập mà các sinh viên phải làm là rất nhiều. Ngoài ra sinh viên cũng phải sử dụng máy tính để kết nối internet truy cập các thông tin cần thiết, đọc bài giảng của giáo viên cũng như liên hệ với giáo viên khi các em không đến lớp. “Thiếu máy tính xách tay làm sao chúng tôi tồn tại với cường độ học tập ở đây được nhỉ?” Sinh viên Chan Win người Myanmar trả lời vui khi được hỏi có cần thiết phải có máy tính xách tay không. Tiền mua máy vi tính có thể vay từ các trường. * Phương pháp giảng dạy: Trong thời gian học tập, sinh viên không bắt buộc phải tham dự tất cả các buổi giảng bài của giáo viên. Các em có thể ở nhà tự học, có thể lên thư viện hoặc học qua băng ghi hình bài giảng trên lớp... nhưng với bất cứ hình thức nào cũng phải đảm bảo tiếp thu đầy đủ lượng kiến thức của chương trình. Phương pháp giảng dạy ở đây cũng rất khác biệt vì nó nâng cao khả năng độc lập và tự chủ của sinh viên. Không chỉ tự Trang 18
- chủ với lượng kiến thức mà mình tiếp thu các em cũng học được cách biến những kiến thức đó thành của mình và tự tin thể hiện nó. Tự tổ chức các buổi thuyết trình (presentation) là một hoạt động thường xuyên và bắt buộc đối với sinh viên, để chứng minh lượng kiến thức lĩnh hội qua các bài giảng. * Đội ngũ giảng viên: Giáo viên tham gia giảng dạy tại các trường quốc lập Singapore thường là những giáo sư đầu ngành. Ngoài sự tin cậy và phong phú về tri thức, các thầy cũng sẵn lòng giúp đỡ sinh viên ngoài giờ học khi các em có những thắc mắc cần giải đáp. Giao tiếp giữa thầy và trò cũng cởi mở và gần gũi. Các sinh viên có thể thẳng thắn trao đổi, bày tỏ ý kiến, thái độ về một vấn đề gì đó với giáo viên mà không sợ mất lòng hay bị "trù". Vào giờ nghỉ thầy trò có thể mời nhau đi ăn trưa, đi uống cafe... * Chính sách khuyến khích: Chính phủ Singapore luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia, trong nhiều năm qua, Singapore luôn có nhiều chương trình học bổng hỗ trợ sinh viên quốc tế theo học tại nước này, trong đó có Việt Nam. Những sinh viên có học lực tốt nhưng điều kiện gia đình không dư giả vẫn có thể theo học tại các trường đại học có chất lượng và uy tín tại Singapore. Chính phủ Singapore có chính sách khuyến khích đặc biệt dành cho sinh viên quốc tế như tài trợ không hoàn lại 80% học phí, cho vay 75% số học phí còn lại là cơ hội vàng cho những bạn sinh viên mong muốn đi du học. Đối với các du học sinh Chính phủ Singapore cũng có những chính sách khuyến khích và thu hút học tập như: + Không yêu cầu chứng minh tài chính. + Không yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh IETLS / TOEFL khi đăng ký xin học. + Thủ tục hồ sơ đơn giản. + Tiến trình làm hồ sơ nhanh gọn. * Chi phí: Trang 19
- Bộ GD giành khoảng 40 triệu đô la Singapore để xây dựng cơ sở vật chất cho trường học nhằm đảm bảo tính chủ động của giáo viên và học sinh. Các trường có thể được trang bị các lớp học đặc biệt phù hợp với cả hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, “phố sinh thái” để học về khoa học tự nhiên, hoặc một nhà hát để học nghệ thuật biểu diễn. Học phí đại học dao động từ 26.000 SGD – 35.000 SGD một khóa – Chương trình thạc sĩ các chuyên nghành từ 18.000 SGD – 23.000 SGD/ khóa. Chi phí sinnh hoạt bao gồm ăn, ở, đi lại, bảo hiểm,...từ 750 SGD – 2.000 SGD/ tháng tùy loại hinh nhà ở, các sinh hoạt của mỗi cá nhân. b) Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động cung ứng giáo dục ở Singapore cũng có những hạn chế nhất định mà cần phải khắc phụ trong thời gian tới. * Phương pháp giảng dạy: Mặc cho nhiều nỗ lực cải cách, áp lực thi cử tiếp tục làm đau đầu những nhà hoạch định chính sách giáo dục ở đảo quốc Sư Tử. Còn nhớ vài năm trước, ở Việt Nam từng có một cuộc tranh luận sôi nổi giữa thi trắc nghiệm và tự luận. Hình thức nào cũng có ưu nhược riêng nên Bộ Giáo dục Singapore đã quyết định chọn cả hai. Hầu hết các đề thi ở đây, từ tiếng Anh đến toán, đều có nhiều phần (trắc nghiệm, trả lời ngắn, câu hỏi tự luận dài,...), có tính phân loại cao, và kéo theo thời gian làm bài khá dài. Áp lực thi cử vì vậy càng trĩu nặng trên vai học sinh nước này. Việc đẩy mạnh tầm quan trọng của các môn ngoại khóa tưởng chừng sẽ giúp mọi thứ cân bằng hơn, ai ngờ lại gây hiệu ứng ngược: Giờ đây, ngoài chuyện đạt điểm cao, học sinh còn phải có thành tích văn nghệ, thể dục thể thao để giành lợi thế trong cuộc đua vào các trường điểm. Một bất cập khác liên quan đến việc vận dụng triết lý giáo dục phương Tây vào lớp học châu Á. Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, tổ chức thảo luận nhóm, chú ý đến đặc điểm tâm lý của từng em, thay đổi cách dạy để phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau dường như không mấy hiệu quả khi sĩ số lớp còn đông (gần 40 em một lớp). Khi một số học sinh tiểu học vẫn chưa có khả năng hiểu lý lẽ và thiếu sự Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Thực trạng của vấn đề sinh viên ra trường thất nghiệp
0 p | 2195 | 170
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam
26 p | 291 | 85
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng việc áp dụng thương mại điện tử trong việc đặt vé máy bay trực tuyến của hãng hàng không Jetstar Pacific
42 p | 270 | 81
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu ở công ty May Đức Giang
72 p | 303 | 76
-
Tiểu luận: Cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam
25 p | 1118 | 66
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam
27 p | 131 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan
97 p | 79 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Cao Hùng
113 p | 128 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long
98 p | 95 | 18
-
Tiểu luận: Cung ứng dịch vụ văn hóa ở Việt Nam
26 p | 98 | 11
-
Luận án tiến sĩ Y học: Thực trạng cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại tuyến xã tỉnh Quảng Ninh
158 p | 72 | 10
-
Luận án Tiến sĩ y học: Thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại Hải Phòng
148 p | 105 | 10
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Dược học: Phân tích thực trạng cung ứng thuốc và đánh giá một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn
27 p | 83 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng cung ứng thuốc của các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân và hiệu quả can thiệp tại hai huyện vùng nông thôn tỉnh Hải Dương
181 p | 34 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu thực trạng và tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng thuốc, thuốc thiết yếu tại tuyến xã
163 p | 43 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại Ủy ban nhân dân Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
26 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bình Dương gắn với tiến trình chuyển đổi số
104 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn