TIỄU LUẬN: Tìm hiểu về hệ thống thông tin địa lý – GIS và các ứng dụng của GIS
lượt xem 82
download
Chúng em xin chân thành cảm ơn Khoa Công nghệ Thông tin , trường đại học Giao Thông vận tải TP. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Đặng Nhân Cách đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo chúng em trong quá trình thực hiện đề tài. Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Công nghệ Thông tin đã tận tình giảng dạy , trang bị cho em những kiến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỄU LUẬN: Tìm hiểu về hệ thống thông tin địa lý – GIS và các ứng dụng của GIS
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG……………….. TIỄU LUẬN Tìm hiểu về hệ thống thông tin địa lý – GIS và các ứng dụng của GIS
- LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cảm ơn Khoa Công nghệ Thông tin , trường đại học Giao Thông vận tải TP. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Đặng Nhân Cách đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo chúng em trong quá trình thực hiện đề tài. Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Công nghệ Thông tin đã tận tình giảng dạy , trang bị cho em những kiến thức quý báu trong năm vừa qua. Chúng con xin chân thành cảm ơn Ông Bà, Cha Mẹ đã luôn động viên ủng hộ vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian qua. Chúng em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và ủng hộ của các anh chị bạn bè trong quá trình thực hiện khóa đề tài. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ ko tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2010 Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Phòng - Nguyễn Mạnh Cường 1
- MỞ ĐẦU Từ vài thập niên trở lại đây, công nghệ GIS (Geographical Information Systems) đã có những bước phát triển và ứng dụng không chỉ trong lĩnh vực địa lý, mà trong nhiều lĩnh vực khác của khoa học và của cuộc sống hàng ngày như: đô thị hóa, thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng, bản đồ điện tử, hoạt động quân sự v.v... Hiểu theo cách đơn giản nhất, GIS bao gồm các lớp thông tin về một địa điểm nhằm tăng thêm khả năng hiểu biết về địa điểm này. Từ một góc độ khác GIS là sự ứng dụng liên giao giữa công nghệ thông tin và lý thuyết địa lý. Một trong những thế mạnh của công nghệ địa tin học này là khả năng bản đồ hóa (mapping) các thông tin và các kiểu cơ sở dữ liệu khác nhau nhằm đưa ra một bộ cơ sở dữ liệu cho phép người sử dụng có thể lưu trữ, xử lý, phân tích, lựa chọn, loại trừ thông tin v.v…, nói chung là hàng loạt các thao tác liên quan đến thông tin, để phục vụ cho một mục đích chuyên biệt nào đó. Hiện tại ở các nước tiên tiến GIS có thể nói là phát triển ngày càng mạnh tuy nhiên ở Việt Nam GIS còn hạn chế và ít phổ biến vì vậy chúng em đã thực hiện đề tài “ Tìm hiểu về hệ thống thông tin địa lý – GIS và các ứng dụng của GIS”. Mục đích của đề tài là tìm hiểu rõ hơn về GIS và các ứng dụng của GIS, tác dụng của GIS trong cuộc sống hiện nay. Giới thiệu cho mọi người biết về GIS và ứng dụng của nó trong các lĩnh vực. Từ đó nhận ra tầm quan trọng của nó trong cuộc sông hiện đại với kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ …. 2
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................2 Chương 1: GIỚI THIỆU..........................................................................................9 1.1 GIS là gì.........................................................................................................9 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển đến nay: ....................................................10 1.2.1 GIS với Việt Nam:.................................................................................11 1.3 Giới thiệu mô hình công nghệ GIS:............................................................. 12 Chương 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA GIS ..........................................................14 2.1 Phần cứng : .................................................................................................14 2.2 Phần mềm : ..................................................................................................14 2.3 Dữ liệu :......................................................................................................15 2.4 Con người : .................................................................................................15 2.5 Phương pháp:.............................................................................................. 16 Chương 3: CÁCH THỨC LÀM VIỆC CỦA GIS ..................................................17 3.1 Tham khảo địa lý: .......................................................................................17 3.2 Mô hình vector và Raster: ...........................................................................17 3.2.1 Mô hình vector: .....................................................................................18 3.2.2 Mô hình raster:......................................................................................18 3.2.3 Phân tích các yếu tố: .............................................................................18 Chương 4: NHIỆM VỤ CỦA GIS.........................................................................28 4.1. Thu thập dữ liệu:.........................................................................................29 4.2. Lưu trữ và truy cập dữ liệu..........................................................................30 4.3 Tìm kiếm và phân tích dữ liệu không gian....................................................32 4.3.1 Buffer ( Tìm kiếm dữ liệu trong vùng không gian ).................................32 4.3.2 Geocoding ( Tìm kiếm theo địa chỉ ). .....................................................34 4.3.3 Network ( phân tích mạng ). ..................................................................35 4.3.4 Overlay ( phủ trùm hay chồng bản đồ )..................................................37 4.3.5 Proximity (Tìm kiếm trong khoảng cận kề). ...........................................39 4.4 Hiển thị bản đồ............................................................................................. 40 3
- 4.5 Xuất dữ liệu . .............................................................................................. 42 Chương 5 : DỮ LIỆU CHO GIS............................................................................43 5.1 Có 3 cách mô hình dữ liệu trong GIS: .........................................................43 5.1.1 Mô hình dữ liệu vector..........................................................................43 5.1.2 Mô hình dữ liệu raster ...........................................................................49 5.1.3 Mô hình dữ liệu TIN ..............................................................................54 5.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu của GIS................................................................ 58 5.3 Các thành phần dữ liệu bản đồ chức năng ....................................................60 Chương 6: CÁC CÔNG NGHỆ LIÊN QUAN .......................................................61 6.1.Thành lập bản đồ:.........................................................................................61 6.1.1 Desktop mapping:..................................................................................61 6.1.2 Mapinfo:................................................................................................ 61 6.1.3 ArcGIS desktop: ....................................................................................62 6.2.CAD ( trợ giúp thiết kế nhờ máy tính ).........................................................63 6.3.Viễn thám và GPS ( hệ thống định vị toàn cầu) ............................................63 6.4. DBMS ( hệ quản trị cơ sở dữ liệu):.............................................................. 64 6.5. Internet và network computer ( mạng máy tính và truyền thông).................64 Chương7: CÁC BÀI TOÁN ỨNG DỤNG GIS .....................................................65 7.1.Các lĩnh vực dùng chung, chia sẽ kỹ thuật và cung cấp dữ liệu cho GIS.......65 7.1.1 Trắc địa:................................................................................................ 65 7.1.2 Bản đồ:..................................................................................................65 7.1.3 Viễn Thám:............................................................................................ 65 7.2.Các ứng dụng áp dụng công nghệ GIS như là một công cụ để quản lý , phân tích dữ liệu và trợ giúp tạo quyết định................................................................ 66 7.2.1 Quản lý và điều tra tài nguyên:.............................................................. 66 7.2.2 GIS với môi trường:...............................................................................71 7.2.3 Hoạt động về nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và viện nghiên cứu: ....................................................................................................72 Chương 8: PHÁT TRIỂN GIS TRONG ỨNG DỤNG TƯƠNG LAI.....................74 4
- 8.1 GIS trên Internet ( ArcGIS Server ).............................................................. 74 8.2 Khung GIS chuẩn.........................................................................................75 8.3 Chi phí thấp. ................................................................................................ 75 8.4 Các ứng dụng web........................................................................................75 8.5 Các mẩu ứng dụng web. ...............................................................................75 8.6 Hỗ trợ đa miền. ............................................................................................ 76 8.7 Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình. ..................................................................76 8.8 Các phần mở rộng của Arc GIS server. ........................................................76 8.9 Cung cấp nhiều tài nguyên cho các lập trình viên.........................................76 Chương 9: KẾT LUẬN .........................................................................................79 5
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Mô hình công nghệ GIS. Hình 3.1: Định dạng dữ liệu Vector và Raster Hình 3.2: Quan hệ tọa độ địa lý trực quan. Hình 3.3: Mặt Cầu và mặt Elip Hình 3.4: Mặt phẳng hệ tọa độ quy chiếu Hình 3.4: Minh họa cách chiếu bề mặt cong lên mặt phẳng. Hình 3.5: Mặt chiếu hình tròn. Hình 3.6: Mặt chiếu hình trụ. Hình 3.7: Các vị trí của mặt phẳng phương vị. Hình 4.1: Quan hệ giữa các nhóm chức năng của GIS Hình 4.2: Buffer bên trong một hình có bán kính xác định. Hình 4.3: Kết quả tìm kiếm theo địa chỉ. Hình 4.4: Kết quả tìm kiếm trên mạng giao thông. Hình 4.5: Phép hợp. Hình 4.6: Phép giao. Hình 4.7: Phép đồng nhất. Hình 5.1: Bản đồ với mô hình dữ liệu vector. Hình 5.2: Đối tượng point trên bản đồ. Hình 5.3: Đối tượng line trên bản đồ. Hình 5.4: Đối tượng polyon trên bản đồ. Hình 5.5: Buffer Hình 5.6: Defference 6
- Hình 5.7: Clip Hình 5.8: Intersect. Hình 5.9: Convex hull. Hình 5.10: Sysmetric diffence. Hình 5.11: Cut. Hình 5.12: Union. Hình 5.13: Bản đồ với dữ liệu Raster. Hình 5.14: Hình chụp từ máy bay. Hình 5.15: Biến đổi từ dữ liệu vector sang raster. Hình 5.16: Mảng cell và bảng thuộc tính. Hình 5.17: Biểu diễn các đối tượng cơ sở trong Raster. Hình 5.18: Chuyển đổi dữ liệu raster sang vector. Hình 5.19: Bản đồ với mô hình dự liệu TIN. Hình 5.20: Mô hình cấu trúc mạng TIN. Hình 5.21: Biểu diễn TIN từ trước đối tượng cơ bản. Hình 5.22: Tam giác trong mạng. Hình 5.23: Độ dốc bề mặt tam giác. Hình 5.24: Các đối tượng hình học cơ bản trong TIN. Hình 7.1: bản đồ kiểm soát mực nước ngầm. Hình 7.2: Kiểm soát và phục hồi mực nước ngầm. Hình 7.3: Phân tích hệ thống song ngòi. Hình 7.4: Quản lý các lưu vực sông. Hình 7.5: Kiểm soát các nguồn nước. 7
- Hình 7.6: TP Brno. Hình 7.7: Mô phỏng tài nguyên đất. Hình 7.8: Phân tích xu hướng xây dựng. Hình 7.9: Tài nguyên đất. 8
- Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 GIS là gì Hệ Thông tin địa lý (GIS) là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược). Hiện nay, những thách thức chính mà chúng ta phải đối mặt - bùng nổ dân số, ô nhiễm, phá rừng, thiên tai - chiếm một không gian địa lý quan trọng. Khi xác định một công việc kinh doanh mới (như tìm một khu đất tốt cho trồng chuối, hoặc tính toán lộ trình tối ưu cho một chuyến xe khẩn cấp), GIS cho phép tạo lập bản đồ, phối hợp thông tin, khái quát các viễn cảnh, giải quyết các vấn đề phức tạp, và phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đây không thực hiện được. GIS là một công cụ được các cá nhân, tổ chức, trường học, chính phủ và các doanh nghiệp sử dụng nhằm hướng tới các phương thức mới giải quyết vấn đề. Lập bản đồ và phân tích địa lý không phải là kỹ thuật mới, nhưng GIS thực thi các công việc này tốt hơn và nhanh hơn các phương pháp thủ công cũ. Trước công nghệ GIS, chỉ có một số ít người có những kỹ năng cần thiết để sử dụng thông tin địa lý giúp ích cho việc giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định. Ngày nay, GIS là một ngành công nghiệp hàng tỷ đô la với sự tham gia của hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới. GIS được dạy trong các trường phổ thông, trường đại học trên toàn thế giới. Các chuyên gia của mọi lĩnh vực đều nhận thức được những ưu điểm của sự kết hợp công việc của họ và GIS. GIS là một hệ thống 9
- có ứng dụng rất lớn. Từ năm 1980 đến nay đã có rất nhiều các định nghĩa được đưa ra, tuy nhiên không có định nghĩa nào khái quát đầy đủ về GIS vì phần lớn chúng đều được xây dựng trên khía cạnh ứng dụng cụ thể trong từng lĩnh vực. Có ba định nghĩa được dùng nhiều nhất : - GIS là một hệ thống thông tin được thiết kế để làm việc với các dữ liệu trng một hệ toạ độ quy chiếu. GIS bao gồm một hệ cơ sở dữ liệu và các phương thức để thao tác với dữ liệu đó. - GIS là một hệ thống nhằm thu thập, lưu trữ, kiểm tra, tích hợp, thao tác, phân tích và hiển thị dữ liệu được quy chiếu cụ thể vào trái đất. - GIS là một chương trình máy tính hỗ trợ việc thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu bản đồ. 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển đến nay: Theo nhiều tài liệu cho thấy, lịch sử hình thành GIS không được cụ thể lắm bởi lẽ những khái niệm tương tự GIS đã tồn tại ngay từ khi xuất hiện con người, từ khi con người có nhu cầu đi lại, sinh hoạt, buôn bán,... Mặc dù vậy, sự đóng góp rất lớn và rất tích cực của Giáo sư Roger Tomlinson vào năm 1963 đã khiến thế giới phải công nhận ông chính là cha đẻ của GIS (Father of GIS). Roger Tomlinson là người xây dựng Hệ thống thông tin địa lý (HTTTĐL) đầu tiên trên thế giới. Đó là Hệ thống thông tin địa lý quốc gia Canada (Canada Geographic Information System). Ngoài ra, ông còn được biết đến như là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ GIS. Chúng ta cùng nhau đi ngược lại lịch sử để thấy sự ra đời kỳ diệu của GIS. Như chúng ta cũng biết, năm 1940 ngành đồ họa máy tính (Computer Graphics) bắt đầu hình thành và phát triển. Sự khó khăn trong việc sử dụng các thiết bị kinh điển để khảo sát những bài toán phức tạp hơn đã dẫn đến hình thành ngành Bản đồ máy tính (Computer Cartographic) vào những năm 1960. Cũng thời gian này, nhiều bản đồ đơn giản được xây dựng với các thiết bị vẽ và in. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10 năm 10
- sau, năm 1971 khi chip bộ nhớ máy tính được phổ biến, các ngành liên quan đến đồ họa trên máy tính thật sự chuyển biến và phát triển mạnh. Tuy nhiên, nói đến GIS, chúng ta cũng có thể nghĩ đến việc lưu trữ và truy vấn dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu không gian đồ sộ. Những lý thuyết và thực tế về cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin ra đời vào cuối những năm 60, đầu những năm 70 là một đóng góp khác cho sự ra đời của GIS. Vào những năm 1950, các lực lượng quân sự bắt đầu sử dụng viễn thám môi trường (Environmental Remote Sensing) trong các công tác đặc biệt. Sự "chuyển nhượng" công nghệ viễn thám từ quân sự sang dân sự vào những năm 1960 là một động lực khác thúc đẩy GIS. GIS sẽ không là GIS nếu nó không thực hiện các bài toán phân tích không gian (Spatial Analysis). Một lớp bài toán phân tích không gian kinh điển đó là chồng lớp (Overlay). Những lý luận ứng dụng đại số bản đồ (map algebra) vào những năm 60 trong các ứng dụng quy hoạch giúp bổ sung thêm một "bệ phóng" nữa cho "tên lửa" GIS. Tất cả những ý tưởng trên dường như được hội tụ vào cùng một thời điểm. Roger Tomlinson là một trong những người nhạy bén đón nhận những tinh hoa đó và chuyển thành một GIS. GIS ngày nay không chỉ dừng lại ở mức công nghệ mà nó đã tiến lên nhiều nấc đến khoa học (Geographic Information Science - GISci) và dịch vụ (Geographic Information Services). 1.2.1 GIS với Việt Nam: Tại Việt Nam, mặc dù được biết đến từ khá sớm, nhưng mãi phải đến sau năm 2000, tức sau khi có được những kết quả đầu tiên về việc tổng kết chương trình GIS quốc gia ở Việt Nam, GIS mới thực sự được chú ý đến và bước đầu phát triển. Hàng loạt chương trình GIS với sự tham gia của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước đã được triển khai. Trong đó tiêu 11
- biểu phải kể đến Dự án quản lý nước sạch ở Hà Nam, Dự án quản lý nước ở Hoà Bình, Dự án thử nghiệm trong quản lý khách du lịch ở Động Phong Nha hay Dự án hợp tác với đại học Quảng Nam làm về GIS của các chuyên gia Nhật Bản... Đó là chưa kể một số dự án tư nhân, quy mô nhỏ lẻ, phát triển tự phát theo nhu cầu đã bắt đầu phát triển và khá rầm rộ trong thời gian gần đây... 1.3 Giới thiệu mô hình công nghệ GIS: Một cách khái quát, có thể hiểu một hệ GIS như là một quá trình sau: Hình 1.1: mô hình công nghệ GIS Dữ liệu vào: dữ liệu được nhập từ các nguồn khác nhau như chuyển đổi giữa các cách biểu diễn dữ liệu, máy quét, hình ảnh từ vệ tinh, ảnh chụp… Quản lý dữ liệu: sau khi dữ liệu được thu thập và tổng hợp, GIS cần cung cấp các thiết bị có thể lưu và bảo trì dữ liệu nhằm đảm bảo: bảo mật số liệu, tích hợp số liệu, lọc và đánh giá số liệu, khả năng duy trì. GIS lưu thông tin thế giới thực thành các tầng dữ liệu riêng biệt, các tầng này đặt trong cùng một hệ trục toạ độ và chúng có khả năng liên kết với nhau. 12
- Xử lý dữ liệu: các thao tác xử lý dữ liệu được thực hiện để tạo ra thông tin. Nó giúp cho người sử dụng quyết định cần làm tiếp công việc gì. Kết quả của xử lý dữ liệu là tạo ra các ảnh, báo cáo và bản đồ. Phân tích và mô hình: số liệu tổng hợp và chuyển đổi chỉ là một phần của GIS. Những yêu cầu tiếp theo là khả năng giải mã và phân tích về mặt định tính và định lượng thông tin đã thu thập. Dữ liệu ra: một trong các phương diện công nghệ GIS là sự thay đổi của các phương pháp khác nhau trong đó thông tin có thể hiển thị khi nó được xử lý bằng GIS. Các phương pháp truyền thống là bảng và đồ thị có thể cung cấp bằng các bản đồ và ảnh 3 chiều. 13
- Chương 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA GIS 2.1 Phần cứng : Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng. Là các máy tính điện tử: PC, mini Computer, MainFrame … là các thiết bị mạng cần thiết khi triển khai GIS trên môi trường mạng. GIS cũng đòi hỏi các thiết bị ngoại vi đặc biệt cho việc nhập và xuất dữ liệu như: máy số hoá (digitizer), máy vẽ (plotter), máy quét (scanner)… 2.2 Phần mềm : Hệ thống phần mềm GIS rất đa dạng. Mỗi công ty xây dựng GIS đều có hệ phần mềm riêng của mình. Tuy nhiên, có một dạng phần mềm mà các công ty phải xây dựng là hệ quản trị CSDL địa lý. Dạng phần mềm này nhằm mục đích nâng cao khả năng cho các phần mềm CSDL thương mại trong việc: sao lưu dữ liệu, định nghĩa bảng, quản lý các giao dịch do đó ta có thể lưu các dữ liệu đồ địa lý dưới dạng các đối tượng hình học trực tiếp trong các cột của bảng quan hệ và nhiều công việc khác. Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là: + Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý + Hệ quản trị cơ sở dữ liệu(DBMS) + Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý + Giao diện đồ hoạ người-máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng 14
- 2.3 Dữ liệu : Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS (Database Management System ) để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu. Một cách tổng quát, người ta chia dữ liệu trong GIS thành 2 loại: Dữ liệu không gian (spatial) cho ta biết kích thước vật lý và vị trí địa lý của các đối tượng trên bề mặt trái đất. Dữ liệu thuộc tính (non-spatial) là các dữ liệu ở dạng văn bản cho ta biết thêm thông tin thuộc tính của đối tượng. 2.4 Con người : Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc. Người dùng GIS là những người sử dụng các phần mềm GIS để giải quyết các bài toán không gian theo mục đích của họ. Họ thường là những người được đào tạo tốt về lĩnh vực GIS hay là các chuyên gia. Người xây dựng bản đồ: sử dụng các lớp bản đồ được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, chỉnh sửa dữ liệu để tạo ra các bản đồ theo yêu cầu. Người xuất bản: sử dụng phần mềm GIS để kết xuất ra bản đồ dưới nhiều định dạng xuất khác nhau. Người phân tích: giải quyết các vấn đề như tìm kiếm, xác định vị trí… Người xây dựng dữ liệu: là những người chuyên nhập dữ liệu bản đồ bằng các cách khác nhau: vẽ, chuyển đổi từ định dạng khác, truy nhập CSDL… 15
- Người quản trị CSDL: quản lý CSDL GIS và đảm bảo hệ thống vận hành tốt. Người thiết kế CSDL: xây dựng các mô hình dữ liệu lôgic và vật lý. Người phát triển: xây dựng hoặc cải tạo các phần mềm GIS để đáp ứng các nhu cầu cụ thể. 2.5 Phương pháp: Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại là được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức. 16
- Chương 3: CÁCH THỨC LÀM VIỆC CỦA GIS GIS lưu giữ thông tin về thế giới thực dưới dạng tập hợp các lớp chuyên đề có thể liên kết với nhau nhờ các đặc điểm địa lý. Ðiều này đơn giản nhưng vô cùng quan trọng và là một công cụ đa năng đã được chứng minh là rất có giá trị trong việc giải quyết nhiều vấn đề thực tế, từ thiết lập tuyến đường phân phối của các chuyến xe, đến lập báo cáo chi tiết cho các ứng dụng quy hoạch, hay mô phỏng sự lưu thông khí quyển toàn cầu. 3.1 Tham khảo địa lý: Các thông tin địa lý hoặc chứa những tham khảo địa lý hiện (chẳng hạn như kinh độ, vĩ độ hoặc toạ độ lưới quốc gia), hoặc chứa những tham khảo địa lý ẩn (như địa chỉ, mã bưu điện, tên vùng điều tra dân số, bộ định danh các khu vực rừng hoặc tên đường). Mã hoá địa lý là quá trình tự động thường được dùng để tạo ra các tham khảo địa lý hiện (vị trí bội) từ các tham khảo địa lý ẩn (là những mô tả, như địa chỉ). Các tham khảo địa lý cho phép định vị đối tượng (như khu vực rừng hay địa điểm thương mại) và sự kiện (như động đất) trên bề mặt quả đất phục vụ mục đích phân tích. 3.2 Mô hình vector và Raster: Hệ thống thông tin địa lý làm việc với hai dạng mô hình dữ liệu địa lý khác nhau về cơ bản - mô hình vector và mô hình raster. Trong mô hình vector, thông tin về điểm, đường và vùng được mã hoá và lưu dưới dạng tập hợp các toạ độ x,y. Vị trí của đối tượng điểm, như lỗ khoan, có thể được biểu diễn bởi một toạ độ đơn x,y. Ðối tượng dạng đường, như đường giao thông, sông suối, có thể được lưu dưới dạng tập hợp các toạ độ điểm. Ðối tượng dạng vùng, như khu vực buôn bán hay vùng lưu vực sông, được lưu như một vòng khép kín của các điểm toạ độ. 17
- Mô hình vector rất hữu ích đối với việc mô tả các đối tượng riêng biệt, nhưng kém hiệu quả hơn trong miêu tả các đối tượng có sự chuyển đổi liên tục như kiểu đất hoặc chi phí ước tính cho các bệnh viện. Mô hình raster ddược phát triển cho mô phỏng các đối tượng liên tục như vậy. Một ảnh raster là một tập hợp các ô lưới. Cả mô hình vector và raster đều được dùng để lưu dữ liệu địa lý với nhưng ưu điểm, nhược điểm riêng, Các hệ GIS hiện đại có khả năng quản lý cả hai mô hình này. 3.2.1 Mô hình vector: Trong mô hình vector, thông tin về điểm, đường và vùng được mã hoá và lưu dưới dạng tập hợp các toạ độ x,y. Vị trí của đối tượng điểm, như lỗ khoan, có thể được biểu diễn bởi một toạ độ đơn x,y. Ðối tượng dạng đường, như đường giao thông, sông suối, có thể được lưu dưới dạng tập hợp các toạ độ điểm. Ðối tượng dạng vùng, như khu vực buôn bán hay vùng lưu vực sông, được lưu như một vòng khép kín của các điểm toạ độ. 3.2.2 Mô hình raster: Một ảnh raster là một tập hợp các ô lưới. Với dữ liệu raster thì các tệp thuộc tính thông thường chứa dữ liệu liên quan đến lớp hiện tượng tự nhiên thay cho các đối tượng rời rạc. 3.2.3 Phân tích các yếu tố: Có hai phương pháp chính để lưu trữ thông tin bản đồ: GIS lưu các đối tượng bản đồ trong định dạng vector và trong định dạng raster. Trong định dạng vector, các đối tượng bản đồ được biểu diễn bởi các đối tượng hình học cơ bản point(điểm), line(đường), polygon(vùng). Point dùng xác định các đối tựợng không có hình dạng kích thước cụ thể, hay có kích thước quá nhỏ so với tỷ lệ bản đồ. Line để xác định các đối tượng có chiều dài xác định. Polygon để xác định các vùng, miền trên mặt đất. Trong định dạng này, thông tin được mô tả có tính chính xác cao đồng thời tiết kiệm không gian lưu trữ. Thông tin lưu trong định 18
- dạng vector chủ yếu được ứng dụng trong bài toán về mạng, hệ thống thông tin đất đai. Trong định dạng raster, các đối tượng bản đồ được biểu diễn trong một chuỗi các điểm ảnh trong một lưới hình chữ nhật. Mỗi điểm ảnh được xác định thông qua chỉ số hàng và cột trong lưới. Trong raster, point sẽ được biểu diễn bởi một điểm ảnh đơn, line được biểu diễn bởi một chuỗi các điểm ảnh liên tiếp nhau, và polygon xác định bởi một nhóm các điểm ảnh kề sát nhau. Dữ liệu được lưu trong định dạng này rất đơn giản nhưng lại đòi hỏi dung lượng bộ nhớ lớn. Raster phù hợp với các dạng dữ liệu có đường biên không rõ ràng. Raster được ứng dụng nhiều trong phân tích bề mặt liên tục. Hình 3.1: Định dạng dữ liệu Vector và Raster. 3.2.3.1 Hệ toạ độ địa lý và hệ toạ độ quy chiếu Vị trí của vật thể trong không gian đều phải gắn liền với một hệ toạ độ. Trong GIS, để biểu diễn dữ liệu không gian người ta thường dùng 2 hệ toạ độ: hệ toạ độ địa lý và hệ toạ độ quy chiếu. Hệ toạ độ địa lý là hệ toạ độ lấy mặt cầu ba chiều bao quanh trái đất làm cơ sở. Một điểm được xác định bằng kinh độ và vĩ độ của nó trên mặt cầu. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp dệt
25 p | 766 | 112
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về CRM - quản lí quan hệ khách hàng
28 p | 850 | 77
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về khoai lang và quy trình sản xuất tinh bột khoai lang
37 p | 416 | 74
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về ngân hàng Tiên Phong
14 p | 465 | 72
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu về chì (Plumbum)
25 p | 427 | 56
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu bánh xèo Mười Xiềm
41 p | 228 | 51
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu bao bì của sản phẩm Coca-Cola
33 p | 461 | 44
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về khoai lang và quá trình sản xuất tinh bột khoai lang
37 p | 564 | 43
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về mobile-learning và các nguyên lý khoa học trong mobile-learning
46 p | 213 | 40
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu phương thức ẩn dụ thể hiện qua tập Thơ tình của Xuân Diệu
29 p | 298 | 34
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu môi trường quản lý Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam VietinBank
26 p | 213 | 31
-
Tiểu luận Tìm hiểu phần mềm Wordpress
28 p | 176 | 30
-
Tiểu luận: Tìm hiều về UBND Xã và các chức danh chuyên môn
10 p | 403 | 29
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về công tác xã hội của các ban ngành và các nhà hảo tâm đối với các trẻ ở mái ấm Bách Hoa Trang (tỉnh Tây Ninh)
17 p | 273 | 26
-
Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học: Tìm hiểu về lịch sử nước Nga sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết
17 p | 29 | 17
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
30 p | 141 | 16
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu về menthofuran
13 p | 129 | 16
-
Báo cáo tiểu luận: Tìm hiểu và đánh giá các sản phẩm bánh gạo
9 p | 215 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn