intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Trình bày chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các tổ chức NAFTA, ASEAN và EU

Chia sẻ: Mhnjmb Mhnjmb | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

596
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Trình bày chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các tổ chức NAFTA, ASEAN và EU trình bày khái quát về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), tác động của NAFTA đối với kinh tế thế giới, thực trạng kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và NAFTA, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Trình bày chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các tổ chức NAFTA, ASEAN và EU

  1. Tiểu luận TRÌNH BÀY CHỨC NĂNG, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC NAFTA, ASEAN VÀ EU 1
  2. I. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO BẮC MĨ (NAFTA ) NAFTA (North America Free Trade Agreement) là Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ được thành lập ngày 12/8/1992 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/1994, gồm có ba nước tham gia gồm Mỹ, Canada và Mexico. 1. Chức năng: Giúp cho nền kinh tế của ba nước Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng hơn, cụ thể là Mỹ và Canada dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và ngược lại Mexixo có thể dễ dàng chuyển giao nguồn lực sang hai nước kia. 2.Vai trò và nhiệm vụ: - Giảm rào cản thuế quan và phi thuế quan để thúc đẩy thương mại. - Tạo điều kiện tăng trưởng tốt và ổn định cho các nước thành viên. - Xây dựng một hệ thống các quyền và nghĩa vụ tương ứng phù hợp với các quy định chung về Thuế quan, Thương mại và công cụ song phương, đa phương cho s ự hợp tác của các quốc gia thành viên. - Tạo cơ hội việc làm mới và nâng cao điều kiện lao động, bảo về và thực thi các quyền của người lao động. - Thực hiện các hoạt động gắn liền với bảo tồn và bảo vệ môi trường. 3. Cơ cấu tổ chức: - Cơ quan quan sát cao nhất của NA FTA là Ủy ban Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ. Bao gồm: Đại diện Thương mại Mỹ, Bộ trưởng Ngoại thương Canada, Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Công nghiệp Mexico. - Ủy ban này đã thành lập các tổ công tác và cơ quan tư vấn để quản lí những hoạt động hàng ngày của hiệp định. 4. Tác động của NAFTA đối với các nước thành viên:  Tích cực: - Tạo cơ hội tăng trưởng kinh tế: sự di chuyển lớn về vốn, công nghệ, quản lí, giảm thuế, tận dụng được các thế mạnh của các quốc gia giúp nâng cao năng suất lao động, tạo tính cạnh tranh nên quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo. - Thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên. - Gia tăng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.  Tiêu cực: 2
  3. - Hạn chế trong thỏa thuận. - Chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước thành viên. - Vấn đề về độc lập tự chủ của các nước thành viên. - Sự hợp tác thống nhất giữa các nước thành viên chưa cao. Từ những vấn đề trên dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước thành viên trong tổ chức. 5. Tác động của NAFTA đối với kinh tế thế giới: Sự ra đời của NAFTA đã đặt ra một thách thức rất lớn cho các nước vì đây là thị trường tiêu thụ rất nhiều các mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước như Việt Nam, Thái Lan,…khi NAFTA ra đời để bảo hộ sản xuất trong khối tổ chức đặt ra các tiêu chuẩn về các mặt hàng xuất khẩu sang NAFTA rất cao, làm ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của nhiều quốc gia và NA FTA có dân số lớn vì vậy làm hạn chế thị trường của nhiều quốc gia…. 6. Thực trạng về kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và NAFTA : Việt Nam đang tăng cường quan hệ với các nước trông tổ chức NAFTA để tận dụng được sự tiến bộ về kĩ thuật để thúc đẩy nền sản xuất trong nước, cùng với đó các nước trong khối NAFTA có dân số đông, hứa hẹn là một thị trường tiềm năng cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam…. II. HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (A ssociation of Southeast Asian Nations) viết tắt là ASEA N, là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á . 1. Lịch sử ra đời: - Có tiền thân là một tổ được gọi là Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) thành lập năm 1961. - Thành lập chính thức vào ngày 8/8/1967. - Hiện nay, tổ chức gồm 10 thành viên: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanma, Campuchia. - Việt Nam gia nhập tổ chức này vào 7/1995. 2. Cơ cấu tổ chức: Bộ máy hoạt động của ASEA N gồm có: 3
  4. 1. Hội nghị Thượng đỉnh Asean 2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Asean 3. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế A sean 4. Hội nghị Bộ trưởng các ngành 5. Các hội nghị bộ trưởng khác 6. Hội nghị lien Bộ trưởng 7. Tổng thư ký Asean 8. Uỷ ban thường trực Asean 9. Cuộc họp các quan chức cao cấp 10.Cuộc họp các quan chwcskinh tế cao cấp 11.Cuộc họp các quan chức cao cấp khác 12.Cuộc họp tư vấn chung 13.Các cuộc họp của Asean với các bên đối ngoại 3. Chức năng và vai trò: - Là tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất của các nước đang phát triển góp phần nâng cao vị thế của các thành viên. - Xử lý các mối bất đồng tranh chấp giữa các nước thành viên, giữ vững hòa bình các nước. - Hợp tác giúp tăng cường và thúc đẩy kinh tế của các nước thành viên. - Thắt chặt mối quan hệ các nước thành viên. 4. Nhiệm vụ: - Tập trung khôi phúc, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực và khắc phục hậu quả của khủng hoảng với các nước thành viên. - Thực hiện liên kết khu vực vững mạnh. - Khẩn trước xúc tiến xây dựng các kế hoạch tổng thể. - Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiên xây dựng Cộng đồng A sean. 5. Lợi ích của Việt Nam khi tham gia ASEAN: - Mở rộng thị trường trên khu vực Đông Nam Á và tiến ra thế giới. Một khi tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nước Đông Nam Á, chúng ta có thêm nhiều sự ủng hộ trên trường quốc tế và thuận tiện cho các đàm phán, ngoại giao và trao đổi hàng hóa. Thị trường được mở rộng đẩy mạnh xuất nhập khẩu và kéo theo các ngành sản xuất trong nước phát triển. - Tạo uy tín để mở rộng mối quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật… để tiến đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Thương hiệu quốc gia vững chắc sẽ tham gia được các tổ chức có uy tín và đem lại lợi ích quốc gia như WTO. 4
  5. 6. Thử thách và khó khăn: Tổ chức có ít quốc gia và đa số thành viên k phải là nước mạnh về kinh tế chính trị nên chưa có được tiếng nói riêng. Vì vậy các thành viên cần nổ lực hơn nữa thúc đẩy phát triển khu vực. III. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU): Liên minh châu (EU) được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu  u (EC). Có trụ sở chính đặt tại Bruc-xen. Với dân số khoảng493 triệu người. GDP khoảng: 13.000 tỷ USD(2006). Liên minh châu  u đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 16 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo nên khu vực đồng Euro. Liên minh châu Âu đã phát triển một vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G-20 nền kinh tế lớn và Liên hiệp quốc. 1. Cơ cấu tổ chứcvà chức năng: EU có các cơ quan chính: Nghị viện Châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu và Tòa án Kiểm toán Châu Âu. Thẩm quyền xem xét và sửa đổi hệ thống luật pháp của Liên minh Châu Âu - quyền lập pháp - thuộc về Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng. Quyền hành pháp được giao cho Ủy ban Châu  u và một bộ phẩn nhỏ thuộc về Hội đồng châu  u. Chính sách tiền tệ của khu vực đồng tiền chung châu Âu được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Việc giải thích và áp dụng luật của Liên minh châu  u và các điều ước quốc tế có liên quan - quyền tư pháp - được thực thi bởi Tòa án Công lý Liên minh Châu  u. Ngoài ra còn có một số cơ quan nhỏ khác phụ trách tư vấn cho Liên minh Châu  u hoặc hoạt động riêng biệt trong các lĩnh vực đặc thù. 2. Vai trò của liên minh Châu  u: Hơn 50 năm qua, EU đã không ngừng phát triển, đống 1 vai trò quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh đối với thế giới. EU chiếm 37,7% giá trị xuất khẩu của thế giới.Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu của thế giới và tỉ trọng xuất khẩu trong GDP của EU đều đứng đầu thế giới,vượt xa Hoa Kì, Nhật Bản. Thị trường rộng lớn đặc biệt là các đang phát triển. EU có nền kinh tế phát triển, trung tâm kinh tế, thương mại hàng đầu của thế giới. EU đang trong tiến trình mở rộng và nhất thể hóa châu Âu sẽ tạo ra 1 trung tâm 5
  6. kinh tế lớn nhất thế giới, một khu vực thị trường đầy tiềm năng cho quá trình giao lưu kinh tế thương mại giữa khu vực với các châu lục khác. Hiện nay châu Âu và Hoa kỳ có ảnh hưởng rất lớn đến trật tự kinh tế quốc tế và chi phối xu hướng phát triển thương mại toàn cầu. EU đang muốn thể hiện vai trò như một người lãnh đạo đối với các thành viên trong W TO do tầm quan trọng cuả EU trong thương mại và nền kinh tế thế giới. 3. Sự hợp tác của Việt Nam và liên minh châu Âu: - Về kinh tế, hiện nay EU là một trong số các đối tác thương mại hàng đầu Việt nam, kim ngạch hai chiều đạt gần 10 tỉ USD năm 2006 và luôn tăng trưởng ở mức cao 15-20%/năm. - Các nhà đầu tư EU đã có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam với 562 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 7,6 tỉ USD. - Các dự án đầu tư của châu Âu có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế quan trọng của Việt Nam. - Đặc biệt, liên tục trong những năm qua, EU luôn là một trong những đối tác viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Các khoảng viện trợ của EU luôn đáp ứng các lĩnh vực ưu tiên như xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế. - Bên cạnh đó, các hoạt động hợp tác,trao đổi trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ ngày càng phong phú và đa dạng, đưa quan hệ hai bên phát triển một cách toàn diện. 4. Cơ hội : Đối với riêng đối tác EU, một số điểm khác biệt sau đây có thể rất có ý nghĩa với Việt Nam: - Thứ nhất, về thương mại hàng hóa, EU thường cam kết miễn thuế nhập khẩu đối với hầu hết các dòng sản phẩm và dịch vụ của mình để đổi lại mức độ cam kết tương ứng của các đối tác. - Thứ hai, EU không quá chú trọng tới độ dài của danh mục mở thị trường dịch vụ của đối tác mặc dù thúc đẩy mức độ mở cửa cao. là một thuận lợi cho Việt Nam khi mà chúng ta vẫn còn tương đối e dè trong mở cửa thị trường dịch vụ. - Thứ ba, những vấn đề khác về các rào cản phi thuế quan (TBT, SPS, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hải quan…) các FTA của EU đều có xu hướng tuân thủ các nguyên tắc trong WTO và chỉ bổ sung các 6
  7. cơ chế hợp tác nhằm giải quyết nhanh những bất động, tạo thuận lợi cho thương mại. - Thứ tư, liên quan đến các vấn đề về sở hữu trí tuệ, các FTA của EU thường không ràng buộc đối tác mức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao hơn mức W TO ở mọi khía cạnh mà tập trung các yêu cầu vào những điểm mà khối này có thế mạnh như bản quyền, thiết kế và chỉ dẫn địa lý đối với các loại rượu, giăm bông, pho mát. Các yêu cầu “có trọng điểm” này có lẽ không phải là yêu cầu quá cao đối với Việt Nam. 5. Thách thức: Do Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu là các sản phẩm thô, hàng hóa thực phẩm như rau quả, thủy sản… nên sẽ gặp khó khăn theo hướng liên hoàn, nếu một vài sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng dây chuyền tới hàng loạt sản phẩm khác. EU đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh và chất lượng sản phẩm rất cao, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng và đưa hàng vào EU. Ví dụ, với thủy sản, nhiều yêu cầu dư lượng thậm chí một vài phòng xét nghiệm cũng không thực hiện được và hàng năm EU phải duyệt danh sách doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản vào EU. Hiện tại, hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu vào EU, nhất là nhóm hàng rau thơm đang bị EU theo dõi vì EU phát hiện có sinh vật, bọ trong sản phẩm xuất khẩu. EU quy định nếu trong một năm có 5 lô hàng hóa từ nước xuất khẩu vi phạm thì sẽ bị cấm nhập khẩu. Trong khi đó hiện Việt Nam đã có 3 lô vi phạm, 1 lô quá cảnh Malaysia (EU sẽ cấm nước quá cảnh). Nếu tiếp tục mắc sơ suất, có khả năng EU sẽ cấm toàn bộ rau quả nhập khẩu từ Việt Nam. Thương mại sẽ là lĩnh vực gặp nhiều thách thức nhất vì EU vốn có ưu thế về cung cấp dịch vụ. Khả năng cạnh tranh tại Việt Nam sẽ trở nên khốc liệt hơn. NGUỒN TRÍCH DẪN: Tham khảo trên các trang mạng: http://vietbao.vn/Kinh-te http://ngoaivuhatinh.gov.vn http://vietnamluat.com.vn http://vi.wikipedia.org http://tailieu.vn http://www.google.com.vn 7
  8. Đề tài tốt nghiệp “ Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) và mối liên hệ kinh tế - thương mại Việt Nam – NAFTA những năm gần đây” của sinh viên Trương Huyền Trang. CÂU HỎI BỔ SUNG: Câu 1: Nguyên tắc hoạt động của các thành viên trong các tổ chức NA FTA, ASEAN, EU như thế nào? Trả lời:  Nguyên tắc hoạt động của Asean: 1. Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các Quốc gia thành viên và với bên ngoài: a. Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc. b. Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài. c. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; d. Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện; e. Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực. f. Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. 2. Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội: a. Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như trong các lĩnh vực quan trọng của ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí (consensus), tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài, nhưng bảo đảm được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của A SEAN . b. Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của A SEAN là nguyên tắc bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt. Thứ nhất, các nước A SEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia xẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các chức chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm cho các cuộc họp đó được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần A ,B,C của tiếng A nh. c. Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN , trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại Hội nghị Cấp cao A SEAN lần thứ 4 ở Xin-ga-po tháng 2/1992, các nước ASEAN đã thoả thuận nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nước thành viên A SEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEA N nếu 8
  9. các nưóc còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện. 3. Các nguyên tắc khác: Trong quan hệ giữa các nước A SEAN đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau quan báo chí, giữ gìn đoàn kết A SEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội.  Nguyên tắc hoạt động của EU: Nhằm thực hiện những mục tiêu chung đã được đề ra trong các hiệp ước, EU đã xây dựng cho mình một hệ thống thể chế “ siêu quốc gia” để điều hành, giám sát quá trình liên kết của các quốc gia thành viên. Hệ thống thể chế này bao gồm 5 cơ quan chính sau: - Hội đồng châu Âu: bao gồm những người đứng đầu nhà những nước, chính phủ các nước thành viên và chủ tịch Uỷ ban châu  u. Hội đồng châu  u có nhiệm vụ xác định những định hướng lớn của EU và đóng vai trò như mọi diễn đàn chính trị. - Hội đồng bộ trưởng: bao gồm Bộ trưởng các nước thành viên. Đây là cơ quan lập pháp tối cao của EU, chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của Liên minh, đưa ra các quy chế, chỉ thị mang tính bắt buộc đối với các thành viên, đồng thời cũng chịu trách nhiệm về hợp tác liên minh chính phủ. - Uỷ ban châu  u: là cơ quan hành pháp của EU, gồm 20 uỷ viên được uỷ nhiệm trên cơ sở sự thoả thuận của các nước thành viên và phải được Quốc hội châu Âu tán thành. Uỷ ban châu Âu đề xuất lên Hội đồng Bộ trưởng các biện pháp phát triển chính sách chung và theo dõi việc tôn trọng các hiệp ước. - Nghị viện châu Âu: là cơ quan lập pháp của EU, bao gồm 626 nghị sĩ của các nước thành viên và được chia ra thành 18 uỷ ban. Nghị viện châu Âu có chức năng thông qua ngân sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, cùng hội đồng châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực. Nghị viện cũng có quyền bãi miễn uỷ viên Uỷ viên ban châu Âu. - Toà án châu  u: đặt trụ sơ tại Luxembourg, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sự do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm. Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của uỷ ban châu âu, văn phòng chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU. - Toà kiểm toán châu Âu: có chức năng kiểm tra các khoản tài chính của EU để đảm bảo tính hợp pháp của các khoản thu chi, đồng thời phối 9
  10. hợp với các cơ quan thể chế khác của EU để thực hiện các hoạt động có liên quan đến tài chính của mình. - Uỷ ban kinh tế và xã hội: là cơ quan đại diện cho lợi ích của các nhóm người trong xã hội, có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ cho Hội động Bộ trưởng và Uỷ ban châu  u. - Uỷ ban về khu vực: có chức năng tư vấn cho các cơ quan thể chế của EU về các vấn đề liên quan tới lợi ích của các đơn vị địa phương và khu vực. - Ngân hàng Đầu tư châu Âu: đảm bảo trách những hiệm cấp phát tín dụng cho các tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp của các nước thành viên trên cơ sở nguồn vốn của các nước thành viên đóng góp hoặc vốn.  Nguyên tắc hoạt động cua NAFTA: Cơ quan giám sát cao nhất của NAFTA là Ủy ban Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ, bao gồm Ðại diện Thương mại Mỹ, Bộ trưởng Ngoại thương Canada, và Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Công nghiệp Mehico. Ủy ban này đã thành lập các tổ công tác và các cơ quan tư vấn để quản lý những hoạt động hàng ngày của hiệp định. NA FTA có những quy định riêng quản lý việc tự do hoá thương mại và đầu tư, được sử dụng bổ sung hoặc thay thế các quy định của WTO. Các quy định của NA FTA áp dụng vào các lĩnh vực bao gồm việc mở cửa đối với mua sắm của chính phủ, các tiêu chuẩn sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn viễn thông, đầu tư, quy định về xuất xứ hàng hoá, các biện pháp ngăn chặn làn sóng nhập khẩu, và dịch vụ. Tham khảo từ: http://pbc.edu.vn Câu 2: Cách giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên trong ba tổ chức này như thế nào? Trả lời: Như chúng ta đã biết bất cứ tố chức nào khi thành lập đề có bộ quy tắc hoạt động của nó, hay nói cách khác là Hiến Chương hay các Hiệp Định của nó để đảm bào sự thống nhất trong hành động và là định hướng để tổ chức đó phát triển. Ví dụ như tổ chức ASEAN có Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Ba-li), Hiến chương A SEAN, Liên minh Châu  u EU thì có ba Hiệp ước chính là: Hiệp ước maastrichs, Hiệp ước Amsterdam và Hiệp ước Nice, đối với tổ chức NAFTA thì hoạt động dựa trên Hiệp định tự do Bắc Mĩ… Các quy tắc này giúp các nước thống nhất trong quá trình hoạt động của mình. Nếu trong quá trình hoạt động của các tổ chức nếu xảy ra mâu thuẫn sẽ dựa trên các quy tắc và thông qua các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh và tiến hành hòa giải (trên những lĩnh vực khác nhau thì có những quy tắc khác 10
  11. nhau). Có thể lấy một ví dụ điển hình cách giải quyết mâu thuẫn của A SEAN là dựa trên các quy tắc: - Đối thoại, trao đổi ý kiến và thương lượng: đây là bước đầu tiên trong tiến trình giải quyết mâu thuẩn, nhưng nếu qua bước này mà mâu thuẫn vẫn không giải quyết được thì Hiến chương quy định các bên có thể giải quyết tranh chấp bằng các phương thức môi giới, trung gian, hòa giải hoặc trọng tài. - Giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên thông qua các văn kiện có liên quan: Thứ nhất, đối với các tranh chấp liên quan đến văn kiện của ASEAN thì các thành viên có tranh chấp sẽ giải quyết các tranh chấp theo cơ chế đã quy định trong văn kiên; Thứ hai, các tranh chấp mà có liên quan đến Hiệp ước kinh tế mà trong Hiệp ước đó không quy định cách giải quyết thì các thành viên sẽ áp dụng các phương thức giải quyết được nêu ra trong Nghị định thư Viên Chăn; Thứ ba, đối với các tranh chấp không quy định trong các văn kiện thì các bên tranh chấp sẽ áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp được quy định trong Hiệp ươc Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á và các quy tắc thủ tục của hiệp ước đó; Thứ tư, các tranh chấp liên quan đến các văn kiện khác của ASEA N mà trong văn kiện đó không quy định cách giải quyết thì Hiến chương quy định sẽ xây dựng các cơ chế giải quyết thích hợp, kể cả trọng tài. - Nếu sau khi áp dụng các phương thức trên mà vẫn không giải quyết được mâu thuẫn thì sẽ được trình lên Hội nghị cấp cao quyết định. Tham khảo từ: http://vietnamluat.com.vn Câu 3: Phân cấp mức độ liên kết của ba tổ chức: ASEAN, NAFTA , EU như thế nào? Trả lời: Cả ba khối này được thành lập dựa trên mục tiêu là thúc đẩy kinh tế của các nước thành viên nhưng do khác nhau về quan điểm phát triển cũng như có những đặc thù riêng về vị trí địa lý, khu vực, sắc tộc, tôn giáo, văn hóa nên có sự phân cấp của các nhóm - Về trình độ và mức đọ hội nhập: tổng sản lượng GDP của các nước tham gia thành lập EU lớn hơn A SEAN gấp ba bốn lần. Vậy nên có thể thấy được sự chênh lệch về mức sống. Ba nước trong NAFTA chiếm phần lớn sản lượng và dân số của Châu Mỹ - Sự khác nhau giữa ba tổ chức: thể hiện rõ nhất ở ý tưởng chiến lược liên kết Châu Âu được thể hiện có bài bản, theo định hướng rõ ràng, phù hợp với hoàn cảnh từng thời kỳ. Trong khi đó NA FTA có nhiều vấn đề nổi lên trong nhiều lĩnh vực như tranh cãi về thương mại, nhập cư, quân sự. 11
  12. - Các nước EU bắt đầu từ sự liên minh kinh tế vững vàng sau đó tạo đc mối quan hệ trong chính trị. ASEAN chưa thấy rõ được sự hợp tác của các nước trong khu vực vì quan điểm chính trị rất khác nhau. NAFTA phải đối mặt với sự đấu đá giữa các đảng phái và sự bất ổn ở ba nước thành viên. - Mức độ liên kết nội khối: sự thông thương hàng hóa, dịch vụ của EU được thể hiện ở mức cao nhất. Các nước trong khối liên minh Châu Âu (EU) chủ yếu buôn bán hàng hóa với nhau chiếm 50% sản lượng, một số nước lên đến 80%. A SEAN chủ yếu thu hút vốn đầu tư nước ngoài. NA FTA các doanh nghiệp lớn trong khối vẫn thường xuyên đấu đá lẫn nhau. - Sự thống nhất của các tổ chức: EU dùng đồng tiền chung, mở của thị trường, và bãi bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong khu vực, có sự thống nhất về thương mại , chính sách. A SEAN và NAFTA chỉ dựa trên tinh thần hợp tác cùng phát triển, còn có tính độc lập cao giữa các nước. EU luôn đề cao an ninh chính trị chung. ASEAN và NAFTA thì có sự định hướng khác nhau do cơ sở pháp lý không chặt chẽ, lỏng lẽo. NAFTA do chênh lệch về trình độ phát triển của các thành viên tạo nên sự hạn chế trogn thỏa thuận cũng như doanh nghiệp Canada và Mexico không hài lòng với tổ chức vì vậy triển vọng hợp tác Bắc Nỹ trở nên xa vời. Tham khảo từ: http://vi.wikipedia.org 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2