intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

tiểu luận: Xây dựng quy trình giảng dạy phần phương trình mũ và logarít lớp 12 trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

112
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay nhân loại xem giáo dục như một biện pháp cần thiết để thực hiện được những lí tưởng hoà bình, tự do và công bằng xã hội. Giáo dục đang là mối quan tâm nhiều nhất của cả nước. “Cần đổi mới sâu sắc, toàn diện”, “cần một cuộc “cách mạng” giáo dục”v.v..

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: tiểu luận: Xây dựng quy trình giảng dạy phần phương trình mũ và logarít lớp 12 trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế

  1. TI U LU N TÀI: Xây d ng quy trình gi ng d y ph n phương trình mũ và logarít l p 12 trung h c ph thông theo hư ng ti p c n chu n qu c t ”
  2. Xây dựng quy trình giảng dạy phần phương trình mũ và logarít lớp 12 trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế :Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10 / Bùi Thế Anh ; Nghd. : PGS.TS. Nguyễn Vũ Lương MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay nhân loại xem giáo dục như một biện pháp cần thiết để thực hiện được những lí tưởng hoà bình, tự do và công bằng xã hội. Giáo dục đang là mối quan tâm nhiều nhất của cả nước. “Cần đổi mới sâu sắc, toàn diện”, “cần một cuộc “cách mạng” giáo dục”v.v.. Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam( khóa VII ) đã chỉ ra:” Giáo dục đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người lao động tự chủ, sáng tạo có năng lực giải quyết các vấn đề thường gặp, qua đó góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu lớn của đất nước là dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Điều 28 khoản 2 của luật giáo dục năm 2005 cũng đã nêu rõ: ”Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Trong dạy học ngày nay: Học sinh làm việc cùng với giáo viên để xác định mục tiêu học tập, đánh giá và đưa ra các chuẩn, các mức nhiệm vụ cần hoàn thành, tạo các cơ hội để thiết kế các hoạt động cần thiết. Trong chương trình trung học phổ thông phần nội dung “Phương trình mũ và lôga” là một nội dung khó đối với cả giáo viên và học sinh. Giáo viên thiếu 1
  3. sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn, sách hướng dẫn giảng dạy và không có quy trình giảng dạy cụ thể. Học sinh khó tiếp thu, vận dụng vì lượng bài tập phải làm lớn, các dạng bài tập rất phong phú các cách giải đa dạng. Trong sách giáo khoa mới nội dung phần phương trình mũ và logarit đã được chuyển từ lớp 11 lên lớp 12 chứng tỏ nội dung này là một trong những nội dung quan trọng. Vì các lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận văn này là: “Xây dựng quy trình giảng dạy phần phương trình mũ và logarit lớp 12 trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế” 2. Lịch sử nghiên cứu Qua tìm hiểu chúng tôi chưa thấy có trình công trình khoa hoc nào nghiên cứu về nội dung xây dựng quy trình giảng dạy phần phương trình mũ và logarit lớp 12 trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế nội dung này đang là một nội dung rất mới ở Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu nội dung phương trình mũ và logarit ở lớp 12 trung học phổ thông. - Hệ thống hóa cơ sở lí luận, xây dựng quy trình giảng dạy phương trình mũ và lôga. - Nghiên cứu những biện pháp nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải quyết các dạng bài tập liên quan đến phương trình mũ và logarit 4. Phạm vi nghiên cứu Quy trình giảng dạy nội dung phương trình mũ và logarit lớp 12 trung học phổ thông. 5. Mẫu khảo sát Lớp 12A1; 12A2 trường THPT Nguyễn Đức Cảnh. Huyện Kiến Thụy- Hải Phòng Lớp 12A2 trường THPT Kiến thụy. Huyện Kiến Thụy- Hải Phòng 2
  4. 6. Vấn đề nghiên cứu Xây dựng, vận dụng quy trình giảng dạy như thế nào vào nội dung phương trình mũ và logarit để soạn được một số giáo án trong dạy học phương trình mũ và logarit mang lại hiệu quả cao? 7. Giả thuyết nghiên cứu Nếu có những đề xuất và xây dựng được quy trình, những hướng dẫn sư phạm thích hợp thì sẽ phát huy được khả năng giải quyết các dạng bài tập liên quan đến phương trình mũ và logarit của học sinh. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán ở trường trung học phổ thông. 8. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn chúng tôi sử dụng chủ yếu 4 phương pháp nghiên cứu sau 8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu lí luận dựa vào những tài liệu có sẵn, những văn kiện của Đảng và Nhà nước. Nghiên cứu các tài liệu có sẵn như: Những văn kiện của Đảng và Nhà nước, Giáo dục học, Tâm lí học, Toán học .v.v. Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa môn toán trung học phổ thông và các tài liệu tham khảo có liên quan. 8.2. Phương pháp điều tra, quan sát Dự giờ, tham khảo ý kiến của các giáo viên có nhiều kinh nghiệm Tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của giảng viên hướng dẫn, các chuyên gia về bộ môn. 8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Dạy thực nghiệm ở các lớp 12A1; 12A2; trường THPT Nguyễn Đức Cảnh- huyện Kiến Thụy- Hải Phòng, lớp 12A2 trường THPT Kiến Thụy - huyện Kiến Thụy - Hải Phòng 8.4. Phương pháp thống kê toán học Xử lý các số liệu thu được sau khi điều tra. 3
  5. 9. Kết quả đóng góp mới của luận văn Trình bày rõ cơ sở lí luận của quy trình giảng dạy tiếp cận chuẩn quốc tế. Kết quả điều tra thực tiễn cho thấy quy trình giảng dạy phương trình mũ và logarit theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế được nhiều giáo viên quan tâm, vận dụng, có nhận thức đầy đủ. Đề xuất được một số kế hoạch giảng dạy cụ thể xây dựng và vận dung quy trình tiếp cận chuẩn quốc tế vào giảng dạy nội dung phương trình mũ và lôga 10. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần Mở đầu, các từ và cụm từ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Một số kế hoạch giảng dạy nội dung phương trình mũ và logarit theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế Chương 3: Thực nghiệm sư phạm CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Một số nguyên lý Quy trình giảng dạy gồm nhiều quy trình nhỏ khác nhau người giáo viên chỉ có thể thực được một quy trình nhỏ trong quy trình lớn mà thôi. Hoạt động dạy học: Các kết luận, khẳng định, phương pháp nằm trong hoạt động giảng dạy, thông qua các hoạt động giảng dạy các nhà sư phạm đã đúc kết được các kết luận, khẳng định, xây dựng được các phương pháp mà chúng ta vận dụng ngày nay 1.1.1 Mục tiêu giảng dạy: Để đạt được mục tiêu lớn đề ra ban đầu có rất nhiều mục tiêu nhỏ hơn với nhiều cấp độ khác nhau song các mục tiêu đó đều phải hướng về mục tiêu ban đầu . 1.2. Phương pháp dạy học hiện nay: 4
  6. Ngày nay các phương pháp dạy học cổ điển ( vấn đáp, thuyết trình,…) dần chuyển sang vận dụng các phương pháp tiên tiến( dự án, dạy học tích cực, giải quyết vấn đề, hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu..). 1.3. Mô hình dạy học theo chuẩn quốc tế Xây dựng kế hoạch Rút kinh nghiệm, phản Hoạt động giảng dạy hồi Kiểm tra đánh giá Đây là khâu quan trọng nhất Sơ đồ 1.1: Mô hình dạy học theo chuẩn quốc tế 1.4. Các khái niệm dùng trong luận văn Giáo dục: Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi và biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của cả người dạy và người học theo hướng tích cực. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học là cách mà người dạy chỉ đạo (Tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) hoạt động của người học và cách mà người học tiến hành hoạt động lĩnh hội (Chủ động, tích cực, sáng tạo). Chuẩn quốc tế: Các khâu tạo thành một vòng tròn khép kín gồm: “Xây dựng kế hoạch, hoạt động giảng dạy, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm/ phản hồi” trong 4 khâu trên thì kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng nhất Tiếp cận chuẩn quốc tế: Tiếp cận ở đây là học hỏi những mặt mạnh, mặt tích cực trên cơ sở phù hợp với nền giáo dục Việt nam. 5
  7. Phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, Phương pháp dạy học theo dự án Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án. Dạy học theo phương pháp hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu: Người dạy theo quan điểm hiện nay: Giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học, giáo viên là người “lãnh đạo, tổ chức, điều khiển” học sinh. Người học theo quan điểm hiện nay: Học sinh được giáo dục và rèn luyện tính tự giác, tự lực, tự tin trong học tập, ở gia đình và cộng đồng. Đo lường trong giáo dục: Công cụ chính để đo lường kết quả học tập trong giáo dục là các bài thi, bài kiểm tra Đánh giá chất lượng (Quality Assessment): Là một xem xét có tính chuẩn đoán và đánh giá việc giảng dạy, học tập và các kết quả dựa vào việc kiểm tra chi tiết các chương trình học. Các mức độ nhận thức theo B. Bloom. Nhớ (Knowledge), Hiểu (Comprehention), Áp dụng (Application),Phân tích (Analysis), Tổng hợp (Synthesis), Đánh giá (Evaluation) Xây dựng mục tiêu dạy học Phân tích tình hình: giai đoạn phân tích cần trả lời các câu hỏi sau: Vấn đề đó có thể được giải quyết như thế nào? Và nếu có thì mục tiêu cần đạt cụ thể của việc giảng dạy là gì? 1.5. Xây dựng quy trình giảng dạy tiếp cận chuẩn quốc tế 1.5.1. Tìm hiểu học sinh 6
  8. Cần nắm vững sở thích, hứng thú, động cơ, ý chí học tập của mỗi học sinh, điều kiện hoàn cảnh gia đình của học sinh, những mối quan hệ của cá nhân học sinh. Nắm vững cá tính và những hành vi đạo đức, trình độ kiến thức, năng lực hiện tại của học sinh, tìm hiểu những nhu cầu năng lực của học sinh để từ đó đưa ra được một phương pháp giảng dạy phù hợp, đem lại sự tiếp thu tốt nhất cho học sinh. 1.5.2. Mô hình tiếp cận chuẩn quốc tế 1.5.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 1.5.3.1. Quan niệm về học lực: - Quan niệm truyền thống về học lực - Quan niệm về học lực trong giáo dục hiện đại 1.5.3.2. Kiểm tra, đánh giá học lực của học sinh Có thể kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục từ nhiều khía cạnh 1.5.3.3. Đề kiểm tra, đánh giá học lực của học sinh Bài kiểm tra do giáo viên tự đề ra. Việc sử dụng cách kiểm tra kết quả theo tiêu chuẩn CHƯƠNG 2 MỘT SỐ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY HỌC NỘI DUNG PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ LOGARIT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CHUẨN QUỐC TẾ §1. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY PHẦN PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ LÔGA Chuẩn môn học( chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ) Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ 1.2 Khung phân phối chương trình(Dựa theo khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành) 1.3 Mục tiêu chi tiết 1.4. Lịch trình chi tiết 7
  9. 1.5. Kế hoạch kiểm tra đánh giá §2. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY PHẦN PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ LOGARIT THEO MÔ HÌNH GIÁO DỤC TÍCH CỰC 2.1 Cơ sở lí luận Học sinh chủ Giáo viên động Lập kế hoạch chuẩn bi giảng dạy Phản hồi Hoạt động sau giảng giảng dạy dạy Kiểm tra, đánh giá Học sinh chủ Học sinh chủ kết quả giảng dạy động động Sơ đồ 2.1: Mô hình dạy học tích cực 2.2. Thuận lợi và khó khăn của giảng dạy theo mô hình tích cực 2.2.1 Thuận lợi của giảng dạy theo mô hình tích cực Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản. Học sinh được: phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo, tự nghiên cứu. 2.2.2 Khó khăn của giảng dạy theo mô hình tích cực 2.3 Trong chương trình nội dung lý thuyết Toán khó, đa số học sinh không thể tự học Nội dung Bước 1: Cung cấp kiến thức cơ sở, bổ xung kiến thức cơ bản còn thiếu Bước 2: Giảng dạy theo mô hình giáo dục tích cực Yêu cầu 1: Có kiến thức nền bổ trợ Yêu cầu 2: Đầy đủ và hoàn thiện Yêu cầu 3: Có nội dung tự học và thực hành Yêu cầu 4: Có nội dung tương tự 8
  10. Yêu cầu 5: Có kiến thức liên quan Yêu cầu 6: Có các phương pháp giải cụ thể Yêu cầu 7: Có nội dung tổng hợp Nội dung lý thuyết và bài tập cho về nhà để học sinh chuẩn bị Lý thuyết Bài tập: Tiến trình bài giảng BÀI GIẢNG 1 PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ LÔGA Mục đích: Hệ thống các dạng bài tập và phương pháp giải phương trình mũ và lôga Mục tiêu: Bậc 1: Nắm được công thức, tính đơn điệu, dạng đồ thị của hàm mũ và lôga. Bậc 2: Giải được các dạng bài tập cơ bản. Bậc 3: Giải và sáng tạo ra các bài tập khó Phương pháp: Phương pháp giải quyết vấn đề và làm việc nhóm Củng cố lý thuyết (20 phút) 1. Hàm số, hàm số ngược, Hàm số mũ và đồ thị, Hàm số lôga và đồ thị Đặt và giải quyết các bài toán (tiết 1) 1. Một số phương trình mũ và lôga cơ bản Dạng 1:Phương trình một cơ số Phương pháp: Áp dụng a f(x) = a g(x) suy ra f(x) = g(x) loga f (x) = loga g(x) ⇔ f (x) = g(x) Dạng 2: Phương trình lôga cơ số lệch 2. Một số phương trình đưa được về phương trình dạng đa thức Dạng 1:Phương trình có dạng: Aa 2 x + Bb 2 x + C ( ab ) x = 0 Phương pháp: Chia cả hai vế phương trình cho b2x ≠ 0 9
  11. Dạng 2:Phương trình dạng bậc 3 Aa 3 x + Bb3 x + Ca 2 x b x + Da xb 2 x = 0 Với A+ B +C + D = 0 Phương pháp: Chia cả hai vế phương trình cho b3 x ≠ 0 Dạng 3: Phương trình bậc 4 đối xứng a4 x + Aa3xb x + Ba2 xb2 x + Aaxb3x + b4 x = 0 Phương pháp: Chia cả hai vế phương trình cho b 4 x ≠ 0 3. Một số phương trình đưa được về dạng tích nhờ hằng đẳng thức Dạng 1:Phương trình dạng Aa x + Bb x = AB + ( ab) x Phương pháp: Đưa phương trình về dạng: (a x − B)(b x − A) = 0 Dạng 2:Phương trình dạng Aloga( x) b(x) + B logb( x) c(x) = AB+ loga( x) c(x) Phương pháp: Ta có log a ( x ) b( x). log b ( x ) c( x ) = log a ( x ) c( x) nên đưa phương trình về dạng: (log a ( x ) b( x ) − B ).(log b ( x ) c ( x ) − A) = 0 Dạng 3:Phương trình dạng (abc)x + ABcx + BCax + CAbx = A(bc) x + B(ca)x + C(ab)x + ABC Phương pháp: Đưa phương trình về dạng: ( a x − A).(b x − B ).(c x − C ) = 0 4. Giải một số phương trình nhờ kĩ năng sử dụng các công thức biến đổi hàm lôga Dạng 1:Khử các phép tính nhân, chia, lũy thừa Phương pháp: Dùng các công thức biến đổi Dạng 2:Sử dụng công thức nhân lôga Phương pháp: Dùng các công thức biến đổi sau: log a ( x ) b( x). log b ( x ) c( x) = log a ( x ) c( x) a logb c = c logb a 5. Một số phương trình giải được nhờ tính chất đơn điệu Phương pháp: Vận dụng tính đồng biến, nghịch biến của hàm số mũ và lôga 10
  12. 3. Học sinh thực hành 1 tiết 4. Giao nhiệm vụ về nhà §3. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY PHẦN PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ LOGARIT THEO DỰ ÁN 3.1 Cơ sở lí luận CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN TÊN DỰ ÁN GV /HS đề xuất sáng kiến chủ đề, xác định mục đích dự án XÂY DỰNG KẾ HOẠCH Học sinh lập kế hoạch làm việc, phân công lao động THỰC HIỆN Học sinh làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch Kết hợp lý thuyết và thực hành, tạo sản phẩm GIỚI THIỆU SẢN PHẨM Học sinh thu thập sản phẩm, giới thiệu, công bố sản phẩm ĐÁNH GIÁ GV và HS đánh giá kết quả . Rút ra kinh nghiệm Giai đoạn 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: Giáo viên và học sinh cùng đề xuất, xác định đề tài và mục đích dự án, chú ý đến việc liên hệ hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống, chú ý đến hứng thú học sinh cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài. Cũng có thể do học sinh đề xuất. Giai đoạn 2: Xác định đề cương, kế hoạch thực hiện: Cần xác định công việc cần làm, thời gian dự kiến, dự kiến vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công cho mỗi thành viên trong nhóm. 11
  13. Giai đoạn 3: Thực hiện dự án, chú ý đến sản phẩm: Thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn, trong quá trình đó, sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra. Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: Kết quả thực hiện dự án có thể viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn.v.v. và được giới thiệu công bố. Sản phẩm có thể là vật chất được tạo ra hoặc hành động phi vật chất. Giai đoạn 5: Đánh giá dự án: Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Kết quả dự án có thể được đánh giá từ bên ngoài. Việc phân chia các giai đoạn trên chỉ có tính tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả giai đoạn của dự án, phù hợp cấu trúc, nhiệm vụ của từng dự án khác nhau. 3.2 Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo dự án Giáo viên: Là người định hướng,cung cấp, chỉ dẫn các nguồn tài nguyên Học sinh: Là người thực hiện, tự lực hoàn thành nhiệm vụ dự án 3.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học dự án Ưu điểm: Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Hạn chế: Học sinh chưa quen với phương pháp học tập tự học. Giáo viên cũng gặp phải không ít khó khăn khi chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học dự án. 3.4 Nội dung BÀI GIẢNG 2 12
  14. “PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ LÔGA” 3.4.1 Mục đích Rèn cho học sinh khả năng làm việc nhóm, khả năng diễn đạt, khả năng trình bày báo cáo trước tập thể 3.4.2 Các bước tiến hành dự án 3.4.2.1. Mở đầu 3.4.2.2 . Tổ chức nhóm để làm dự án Bước 1: Chủ đề làm việc nhóm: Bước 2: Đặt ra các nhiệm vụ: Bước 3: Lập nhóm nghiên cứu: Bước 4: Tổ chức nhóm: Bước 5: Tổ chức đánh giá sản phẩm của nhóm: §4. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY PHẦN PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ LOGARIT BẰNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ NGHIÊN CỨU 4.1 .Cơ sở lí luận Phát hiện vấn đề nghiên cứu (đặt câu hỏi nghiên cứu) Xây dựng giả thuyết nghiên cứu (tìm câu trả lời sơ bộ) Lập phương án thu thập thông tin (luận chứng) Luận cứ lý thuyết Luận cứ thực tiễn (xây dựng cơ sở lý luận) (quan sát, thực nghiệm) Phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông tin Tổng hợp kết quả/ kết luận/ khuyến nghị 4.2 .Ưu thế của dạy học theo phương pháp hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu 13
  15. Bảo đảm vị thế tích cực, chủ động, sáng tạo của người học phát triển hứng thú nhận thức. Bảo đảm tốt nhất yêu cầu cá biệt hóa dạy học. Gắn đào tạo với việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn: “học đi đối với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn” . Bảo đảm xu hướng dân chủ hóa nhà trường, phù hợp với điều kiện không gian và thời gian của việc đào tạo trong xã hội hiện đại. 4.3. Yêu cầu của dạy học theo phương pháp hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học đòi hỏi, trước hết, người giáo viên phải là một người biết nghiên cứu khoa học, biết cách tìm tòi và giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh. Thực trạng: Hiện nay, học sinh còn thiếu nhiều về kinh nghiệm thực tế, thực hành, cũng như những kỹ năng khác. 4.4. Nguyên nhân: Do học sinh quen với lối học đọc chép, không có thói quen tự học, tự nghiên cứu,giáo viên dạy theo lối cũ, đọc – chép, thiếu sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh 4.5 Giải pháp: Trên lớp giáo viên đưa ra những gợi mở về phương hướng và các phương pháp luận cho học sinh tự tìm tòi nghiên cứu §5. MỘT SỐ HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 5.1 Cơ sở lí luận Kế hoạch đánh giá Hoạt động đánh Rút kinh nghiệm, giá phản hồi Đánh giá hiệu quả của hoạt động đánh giá Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm tra đánh giá 14
  16. 5.2. Các yêu cầu của kiểm tra đánh giá 1) Đánh giá phải tập trung vào sự hiểu bài là chính 2) Đánh giá phải nhằm khuyến khích việc học tập của học sinh. 3) Đánh giá phải phù hợp với đối tượng, nhưng vẫn không ngoài những kiến thức và nội dung trọng tâm của môn học. 4) Thông tin phản hồi cho học sinh. 5) Cho phép học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. 5.3. Các kiểu kiểm tra đánh giá - Đánh giá sự tiếp thu của học sinh thông qua: - Điểm của các bài kiểm tra - Thông qua việc trả lời các câu hỏi vấn đáp mà giáo viên đưa ra - Thông qua việc trả lời câu hỏi thắc mắc của các học sinh khác trong lớp - Thông qua việc tự đánh giá bản thân - Thông qua sự đánh giá của các học sinh khác trong lớp - Đánh giá sản phẩm mà học sinh tự nghiên cứu, hay sản phẩm của nhóm - Thông qua sự tiến bộ trong quá trình học tập 5.4. Các hình thức kiểm tra đánh giá 5.4.1 Kiểm tra nhanh 5.4.2 Kiểm tra 15, 45, 90 phút Mục đích: Nội dung kiểm tra: Mục tiêu: Ma trận mục tiêu: Điểm Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng điểm = 10đ Đề kiểm tra: 15
  17. CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM § 1. ĐÁNH GIÁ QUA CÁC THÔNG TIN THU ĐƯỢC 1.1. Hiệu quả của quy trình giảng dạy chuẩn quốc tế ở Vương quốc Anh - Vương quốc Anh có truyền thống giáo dục hàng trăm năm và là một nền giáo dục không ngừng phát triển. Kết hợp di sản tinh hoa với một nền văn hóa năng động, Vương quốc Anh đem đến những cơ hội giáo dục tuyệt vời nhất. - Chương trình giáo dục chuẩn quốc tế của trường Cambridge (Vương quốc Anh) được rất nhiều nước áp dụng trong đó có Việt Nam. Hiện nay Hà Nội đã và đang áp dụng cho một số trường trung học phổ thông từng bước đem lại hiệu quả cao. 1.2 . Áp dụng quy trình giảng dạy tiếp cận chuẩn quốc tế ở Việt Nam - Ngày 22/4/2009, lớp tập huấn kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên THPT chuyên tiếp cận chuẩn quốc tế đã được khai mạc tại trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam. - Bằng áp dụng quy trình giáo dục tiếp cận chuẩn quốc tế, học sinh Khối chuyên Toán - Tin Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội . Năm 2009 đã hoàn thành những bài nghiên cứu và báo cáo thành công trước hội đồng khoa học là các Giáo sư, Tiến sĩ, các chuyên gia…được đánh gia rất cao và được in thành quyển “Tìm tòi & Sáng tạo” PGS. TS. Nguyễn Vũ Lương đánh giá những bài nghiên cứu của các em học sinh: “Những kĩ năng giải toán đặc biệt khéo léo sẽ hấp dẫn và làm hài lòng các độc giả yêu thích môn Toán”,“Sự bất ngờ đầu tiên mà chúng ta gặp là tập thể tác giả của những bài báo cáo đều mới chỉ là học sinh lớp 10”,“Sự bất ngờ khác chính là sự ngỡ ngàng của các thầy, cô trước kết quả thu được của học sinh của mình” 1.3 . Kết luận 16
  18. Áp dụng quy trình giáo dục tiếp cận chuẩn quốc tế rất tốt đối với học sinh khối chuyên nó đem lại cho học sinh và giáo viên nhiều thách thức hơn, cả hai đều phải làm việc nhiều hơn thành tích trong nghiên cứu của học sinh cũng nhiều hơn. Áp dụng quy trình giảng dạy tiếp cận chuẩn quốc tế đối với những đối tượng học sinh trung bình cũng đem lại hiệu quả tuy không cao bằng đối tượng học sinh chuyên. Khi áp dụng đối với học sinh trung bình người giáo viên phải chuẩn bị thật chi tiết, cụ thể, giao việc vừa với lực học thì học sinh mới có thể nắm được và vận dụng được. §2. ƯU ĐIỂM- NHƯỢC ĐIỂM KHI ÁP DỤNG QUY TRÌNH GIẢNG DẠY TIẾP CẬN CHUẨN QUỐC TẾ 2.1 . Nhược điểm Tốn rất nhiều thời gian cho công tác tìm hiểu đối tượng học sinh. Người giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian để xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch kiểm tra đánh gia thật chi tiết, tham khảo rất nhiều tài liệu, tham khảo rất nhiều ý kiến của đồng nghiệp, của học sinh, phải thiết kế được một số phiếu lấy ý kiến một cách khách quan và khoa học. Ưu điểm Đối với đối tượng học sinh giỏi, khá sau khi áp dụng quy trình sẽ nâng cao kiến thức của các em lên rất nhiều và đem lại cho các em rất nhiều kĩ năng như: Chất vấn, thảo luận, thái độ tích cực trong làm việc nhóm… Đối với học sinh trung bình khi được tham gia cũng đã đem lại hiệu quả nhất định nó đã góp phần bổ sung các kiến thức của các em còn thiếu và được luyện tập giải toán nhiều hơn lưu loát hơn trong giao tiếp. § 3. KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM 3.1. Mục đích - Kiểm tra lượng kiến thức học sinh tiếp thu được sau khi học. 17
  19. - Kiểm tra quy trình kiểm tra đánh giá mới có phù hợp với học sinh không. - Điều chỉnh các kế hoạch giảng dạy cho phù hợp hơn với học sinh - Đánh giá việc xây dựng quy trình có phù hợp không. 3.2. Mục tiêu - Bằng các hình thức như: phiếu thăm dò, hỏi trực tiếp, điểm qua các bài kiểm tra, chúng tôi cố gắng điều tra toàn bộ học sinh và các giáo viêm bộ môn tham gia. 3.3. Nội dung 3.3.1. Đối với học sinh Trước khi tiến hành giảng dạy theo mô hình tiếp cận chuẩn quốc tế tác giả tiến hành điều tra 90 học sinh của hai lớp 12A1 và 12A2 của trường THPT Nguyễn Đức Cảnh với các câu hỏi và đã cho kết quả như sau: 1. Bạn thấy phương pháp kiểm tra, đánh giá môn Toán hiện nay đã phù hợp chưa? Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Rất Không phù 25/90 30/90 25/90 (27,8%) hợp (27,8%) (33,2%2) 20/90(22,2%) Sau khi tiến hành giảng dạy phần phương trình mũ và lôga theo các kế hoạch đã nêu trong chương II tác giải đã lấy mẫu phiếu thống kê 2. Bạn thấy phương pháp kiểm tra, đánh giá môn Toán mới đã phù hợp chưa? Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Rất Không phù 30/90 47/90 12/90 (13,4%) hợp (33,3%) (52,2%2) 1/90 (1,1%) Qua điều tra học sinh chúng tôi thấy sau khi áp dụng quy trình tiếp cận chuẩn quốc tế vào giảng dạy đã đem lại cho học sinh cách nhìn mới hơn về 18
  20. kiểm tra đánh giá, học sinh không còn phải nhồi sọ học tủ như trước nữa, thể hiện bằng đa số cho là rất phù hợp (33,3%), phù hợp (52,2%) Loại 1: Học sinh trung bình (Điểm trung bình môn toán 5,0 đến dưới 6,5) Sau khi được học theo mô hình mới em hãy đánh giá bằng cách tích dấu “x” với kết quả học sinh, giáo viên đạt được theo nhận xét của mình cho từng vấn đề nêu trong bảng dưới. 3. Học theo mô hình tiếp cận chuẩn quốc tế em thấy mình có thể tiếp thu được không? Tiếp thu tốt Tiếp thu được Khó tiếp thu Không tiếp thu 8/30 (26,7%) 15/30 (50%2) 4/30 (13,3%) được 3/30 (10%) 4. Học theo mô hình tiếp cận chuẩn quốc tế em thấy khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập về phương trình mũ và lôga như thế nào? Rất tốt Tốt Bình thường 8/30 (26,7%) 20/30 (66,7%) 2/30 (6,6%) 5. Giáo viên kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và hoạt động khác nhau để giúp bạn học có hiệu quả, phát triển tư duy phê phán hoặc sáng tạo hơn trong học tập có phù hợp với bạn không? Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Rất Không phù 20/30 8/30 (26,7%2) 2/30 (6,7%) hợp (66,6%) 0/30 (0%) 6. Cách kiểm tra, đánh giá, tự đánh giá mới đã phù hợp chưa? Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Rất Không phù 5/30 (16,7%) 23/30 2/30 (6,7%) hợp (76,6%2) 0/30 (0%) Qua phiếu lấy ý kiến học sinh chúng tôi thấy rằng xây dựng quy trình tiếp cận chuẩn quốc tế không chỉ tốt đối với học sinh chuyên, học sinh khá giỏi mà 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2