TÌM HIỂU KINH TẾ MÔI TRƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ - 2
lượt xem 4
download
Thay đổi diện tích che phủ rừng (%), 1990-1995 4 Thay đổi diện tích phủ rừng 1990 – 1995 (%) 3 2 1 0 -1 -2 -3 -4 -10.000 0 10.000 20.000 30.000 GDP tính trên đầu người 40.000 50.000 Trong những năm 1990 đường EKC hình vòng cung cho thấy diện tích che phủ rừng gia tăng khi thu nhập tính trên đầu người từ mức thấp chuyển qua cao, sau đó thì giảm xuống. (d) Phát thải SO2 ở khu vực đô thị, thập niên 1980 và 1990 140 Nồng độ SO2 (µg/m3) 120 100 80 60 40 20 0 -10.000...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÌM HIỂU KINH TẾ MÔI TRƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ - 2
- (c) Thay đổi diện tích che phủ rừng (%), 1990-1995 Trong những năm 1990 đường EKC 4 hình vòng cung Thay đổi diện tích phủ rừng cho thấy diện tích 3 che phủ rừng gia 2 tăng khi thu nhập 1990 – 1995 (%) tính trên đầu 1 người từ mức thấp 0 chuyển qua cao, sau đó thì giảm -1 xuống. -2 -3 -4 -10.000 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 GDP tính trên đầu người (d) Phát thải SO2 ở khu vực đô thị, thập niên 1980 và 1990 EKC củ a SO2 có hình 140 chữ U vào những năm 120 Nồng độ SO2 (µg/m3) 1980, nhưng 100 vào những năm 1990 thì 80 đường cong 1980s 60 có độ dốc đi xuống. 40 20 1990s 0 -10.000 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 GDP tính trên đầu người Hình 1-4 Đường Kuznets môi trường được ước tính vào những năm 1980 và 1990 (tt) Những mối liên hệ trên chỉ là những hình chụp nền kinh tế thế giới tại một thời điểm. Như hình 1-4 minh họa, các mối liên hệ dường như đang thay đổi theo thời gian, đôi lúc cho thấy mối quan hệ giữa phát triển và chất lượng môi trường trở nên lạc quan hơn. Nhưng kết quả EKC, trong một số trường hợp, cảnh báo rằng nếu các quốc gia vẫn tiếp tục tăng trưởng thu nhập thì có thể sẽ dẫn đến việc làm tồi tệ chất lượng môi trường. Cần chú ý rằng EKC chỉ cho thấy một chỉ số chất lượng môi trường, không phải là thước đo các ảnh hưởng kết hợp của nhiều chất ô nhiễm lên sức khỏe của hệ sinh thái. Điều này là giới hạn chủ yếu của các nghiên cứu thực tiễn cố liên kết chất lượng môi trường với các biến số kinh tế. Barry Field & Nancy Olewiler 16
- (e) Phát thải CO2 tính trên đầu người, năm 1996 EKC của CO2 có dạng tăng theo 30.000 hàm số mũ vào những năm 1980, Lượng phát thải CO2 1980 nhưng dữ liệu 20.000 năm 1996 thì có (kg/người) hình chữ U ngược với đỉnh cao của 10.000 phát thải tính trên 1996 đầu người xảy ra ở mức thu nhập 0 dưới 20.000 USD/người. -10.000 -10.000 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 GDP tính trên đầu người Nguồn: Ước lượng những năm 1990 do các tác giả tính toán. Số liệu những năm 1980 là của Ngân Hàng Thế Giới (1992). Báo cáo Phát Triển Thế giới 1992. Phát Triển và Môi Trường, trang 11. Hình 1-4 Đường Kuznets môi trường được ước tính vào những năm 1980 và 1990 (tt) Các ổ chứa ô nhiễm và vùng tránh ô nhiễm Khi khảo sát chất lượng môi trường ở nhiều quốc gia, một câu hỏi được đặt ra là các chỉ số môi trường có phản ánh tính chặt chẽ của chính sách môi trường ở các nước hay không và có các chính phủ có cạnh tranh trong việc lôi kéo các ngành công nghiệp “bẩn” hay “sạch” không. Một quốc gia hay một vùng trong một quốc gia có thể muốn trở thành ổ chứa ô nhiễm (pollution haven) bằng cách đưa ra những chính sách môi trường rất lỏng lẻo. Họ khuyến khích các công ty xây dựng nhà máy sản xuất thật nhiều hàng hóa và tạo nhiều việc làm cho người dân. Các nước đang phát triển thường được xem là các ổ chứa ô nhiễm, và bất kỳ quốc gia hay khu vực nào có các mục tiêu môi trường thấp đều là các ổ chứa ô nhiễm tiềm năng. Các nước khuyến khích công nghệ sản xuất sạch và mời gọi những người đánh giá cao chất lượng môi trường thì thường sử dụng các chính sách môi trường khắc khe. Các nước đó là các vùng tránh ô nhiễm (pollution halos). Thật khó để có được kết luận về vấn đề này. Các kết quả nghiên cứu thực tế không tách biệt vấn đề rạch ròi được. Nhiều nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng về các vùng chứa ô nhiễm. Nhưng nghiên cứu chi tiết từng ngành công nghiệp thì lại thấy có những trường hợp qui định môi trường đã góp phần di dời các xí nghiệp gây ô nhiễm nặng sang các vùng có qui định môi trường ít chặt chẽ hơn. Sự phức tạp ở chỗ là làm thế nào đo đạc được tính chặt chẽ của các quy định. Các nước phát triển và đang phát triển có các quy Barry Field & Nancy Olewiler 17
- định phát thải chặt chẽ, nhưng trong thực tế thì việc cưỡng chế thực hiện lại rất yếu. Một dữ liệu lý tưởng là phải đo được mức phát thải của các nguồn ô nhiễm, hay nhóm nguồn, trước và sau khi nó di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Rất khó có các dữ liệu này. Vì vậy, cách mà các nhà kinh tế phải tiến hành là xác định những ngành công nghiệp “bẩn”, là những ngành công nghiệp phát thải lượng lớn chất ô nhiễm, và xem chúng tăng hay giảm như thế nào ở các quốc gia hay khu vực khác nhau trong cùng một quốc gia. Vấn đề khó khăn trong cách nghiên cứu này là có nhiều yếu tố khác ngoài các quy định môi trường cũng có thể khiến các ngành công nghiệp bẩn phải di chuyển – ví dụ như chi phí lao động, khả năng cung ứng nguyên liệu thô, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là các giai đoạn của chu kỳ sản xuất. Điều cuối cùng chúng ta muốn nói đến là trong quá trình phát triển của bất kỳ một nền kinh tế nào, các ngành công nghiệp đều có xu hướng mở rộng rồi suy thoái ở các thời điểm khác nhau. Các ngành công nghiệp chế tạo cơ bản, thường được xem là “bẩn”, sẽ phát triển lúc đầu và suy giảm sau đó khi thu nhập của quốc gia tăng. Vì vậy các công ngành công nghiệp này có thể di chuyển từ nước này sang nước khác (di chuyển không chỉ theo nghĩa đen, mà là mở rộng ở một số nước và suy thoái ở một số nước khác) tùy vào điều kiện các nước đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sản xuất, chứ không phụ thuộc vào các qui định về môi trường. Ví dụ: Điều gì đang xảy ra với mức độ ô nhiễm ở các nước đang phát triển nơi mà đầu tư trực tiếp nước ngoài đang gia tăng rất mạnh theo thời gian? Một nghiên cứu của Wheeler (2000) về mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển và mức ô nhiễm của các nước đó theo thời gian. Ba nước đang phát triển được nghiên cứu là: Trung quốc, Mexico và Brazil. Dữ liệu là các chất ô nhiễm không khí đô thị quan trọng - bụi lơ lửng (PM), có liên quan mật thiết với bệnh và tử vong có nguyên nhân tim phổi. Ba nước này ước tính chiếm khoảng 60% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các nước đang phát triển, vì vậy nghiên cứu mối liên hệ giữa FDI và PM là trắc nghiệm đặc biệt có ý nghĩa đối với giả thiết về ổ chứa ô nhiễm. Nếu như đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho sự di chuyển các công nghệ cực kỳ ô nhiễm đến các nước đang phát triển nhanh chóng này, thì PM phải gia tăng hay ít nhất là không giảm xuống. Dữ liệu được trình bày ở hình 1-5. Mỗi biểu đồ minh họa cho từng nước. Trong mỗi trường hợp, trong khi lượng đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng (đáng kể nhất ở giai đoạn cuối), PM lại giảm. Giả thiết về ổ ô nhiễm đã không có căn cứ, ít nhất cho loại chất ô nhiễm trên và với các quốc gia trên. Các câu hỏi phát sinh trong ví dụ này (dành cho thảo luận) 1. Bạn có cho rằng các chất ô nhiễm khác cũng sẽ trong tình trạng tương tự như với bụi lơ lửng? (Liên hệ với thông tin về EKC) 2. Trong khi bụi lơ lửng giảm tại các vùng này, mức độ này so với ở các các nuớc khác thì như thế nào? – ví dụ như Hoa Kỳ và Canada? (Dữ liệu về Canada về bụi lơ lửng được cho ở chương 2.) Barry Field & Nancy Olewiler 18
- (a) Trung Quốc 600 40 35 500 Đ u tư nư c ngoài năm 1998 30 B i (microgram/m3) 400 25 (U ) SD 300 20 ớ 15 200 ụ 10 ầ 100 5 0 0 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Nă m (b) MEXICO CITY 60 14 Hàm lượng bụi vượt tiêu Đầu tư nước ngoài năm 12 50 10 40 1998 (USD) chuẩn (%) 8 30 6 20 4 10 2 0 0 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Năm (c) SAO PAULO, BRAZIL 160 12 140 10 Đầu tư nước ngoài năm Bụi (microgtam/m3) 120 8 100 1988 (USD) 80 6 60 4 40 2 20 0 0 1984 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Nă m Cho cả ba quốc gia, ô nhiễm dưới dạng bụi lơ lửng đã giãm từ những năm 1980, trong khi đâu tư trực tiếp nước ngoài lại gia tăng. Dữ liệu này không minh chứng cho giả thíêt là các quốc gia đang phát triển này là những ổ chứa ô nhiễm. Barry Field & Nancy Olewiler 19
- KINH TẾ HỌC VÀ CHÍNH TRỊ Các quyết định chính sách môi trường được đưa ra theo các quy trình chính trị, nơi mà ít nhất là trong các hệ thống dân chủ, người dân và các nhóm ngồi lại với nhau và đấu tranh để giành sự ảnh hưởng và quyền kiểm soát. Khi những mối quan tâm này trái ngược nhau thì các hình thức liên minh mới được thành lập và tạo ra sự thiên lệch. Các chính sách xuất hiện từ quá trình như vậy sẽ ít có can hệ gì với các phương pháp hiệu quả giải quyết các vấn đề môi trường mà ta nói đến. Nếu như vậy thì vai trò của các nhà kinh tế môi trường sẽ được đặt ở đâu? Tại sao phải mất rất nhiều thời gian và công sức cho các vấn đề hiệu quả, hiệu quả chi phí, công bằng khi mà quá trình chính trị hầu như sẽ bỏ các vấn đề này mà chỉ đi theo hướng riêng của nó? Câu trả lời là công việc của các chính trị gia chính là sự đi tìm kiếm hay dàn xếp cho sự cải tiến. Các nhà khoa học và kinh tế học có thể giúp cho quá trình chính trị bằng cách nghiên cứu càng rõ ràng và khách quan càng tốt, dù rằng chúng ta biết thế giới thực tế là đầy thỏa hiệp và quyền lực. Các nhà kinh tế có thể giúp xác định các chiến lược hiệu quả xã hội và nghiên cứu các vấn đề phân phối: các vấn đề môi trường và các chính sách môi trường ảnh hưởng như thế nào lên các nhóm khác nhau trong xã hội. Một vai trò quan trọng khác của các nhà kinh tế và khoa học là cung cấp thông tin các phương án hành động khác nhau cho người làm chính trị. Ví dụ, tác động phát thải liên tục khí gây hiệu ứng nhà kính lên sự thay đổi khí hậu là như thế nào? Người tiêu dùng sẽ phản ứng như thế nào với thuế carbon? Mặc dù chúng ta sẽ tập trung cả cuốn sách vào vấn đề các chính sách hiệu quả nhất hay các hành động ít chi phí nhất, thì chúng ta vẫn cần nhận thấy rằng trong thế giới nhận và cho của chính trị, nơi hình thành chính sách, việc chọn lựa các phương án thay thế luôn luôn là vấn đề trọng tâm. Nhưng các nhà kinh tế đang ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình hình thành các chính sách môi trường. Khi xã hội và các chính khách của chúng ta cần nắm rõ sự phức tạp và áp lực của các vấn đề môi trường thì họ dựa vào các nhà kinh tế để có lời khuyên về chính sách. Các chính sách trong quá khứ có lẽ không cải thiện môi trường. Các đề nghị kiểm soát môi trường mới kết hợp các nguyên tắc khuyến khích kinh tế đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các chính sách môi trường ở các cấp địa phương, tỉnh thành và cả quốc gia. Đó là tất cả các lý do để nghiên cứu và hiểu biết kinh tế học phân tích môi trường và chính sách. TÓM TẮT Mục đích của chương này là tạo cho bạn sự yêu thích môn học kinh tế môi trường bằng cách chỉ ra một số chủ đề chính, những phương pháp quan trọng nhất mà các nhà kinh tế đang tiến hành nghiên cứu. Chúng ta sẽ tập trung vào khía cạnh kinh tế vi mô của kinh tế môi trường – để thấy được tại sao ngoại tác tồn tại và còn mãi, và làm thế nào để thiết lập và phân tích các công cụ chính sách kinh tế để có thể cải thiện chất lượng môi trường. Chúng ta đã trình bày tóm tắt một số vấn đề kinh tế vĩ mô chính yếu nhất – đó là sự bền vững và tăng trưởng. Các công cụ phân tích nhằm nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề này cần kiến thức kinh tế học phức tạp hơn phần sẽ được sử dụng trong cuốn sách. Chúng ta hy vọng rằng bạn sẽ tiếp tục nghiên cứu kinh tế học và trở lại các vấn đề kinh tế vĩ mô này trong một khóa học khác. Khi chúng ta đi vào một số vấn đề về quan điểm và lý thuyết trong kinh tế môi trường thì rất dễ làm mất đi các nội dung mà chúng ta muốn đạt được. Chúng ta cố phát triển những nguyên lý cơ bản để có thể sử dụng chúng để chỉ ra những vấn đề thực tế như ô nhiễm không khí và nước. Mặc dù các nguyên lý này được giới thiệu một cách ngắn gọn và có vẻ đơn lẻ nhưng hãy luôn nhớ mục tiêu là đạt cho được một môi trường thiên nhiên đẹp hơn, sạch hơn và lành mạnh hơn và bền vững theo thời gian. Barry Field & Nancy Olewiler 20
- CÁC THUẬT NGỮ CHÍNH Đường bàng quan cộng đồng Chi phí cơ hội Hiệu quả chi phí Ổ chứa ô nhiễm Kinh tế sinh thái Vùng tránh ô nhiễm Đường Kuznets môi trường Chi phí tư nhân Sự công bằng Đường giới hạn khả năng sản xuất Ngoại tác Quyền sở hữu tài sản Khuyến khích Sự khan hiếm Hàng hóa có cầu co dãn theo thu nhập Vốn xã hội Lợi ích biên Mức ô nhiễm hiệu quả xã hội Chi phí biên Sự bền vững Hàng hóa thông thường Đánh đổi CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. “Kiểm tra hàng năm tất cả các xe máy trên đường không phải là một chính sách hiệu quả về chi phí”. Bạn có đồng ý với ý kiến này? Giải thích tại sao có và tại sao không? 2. Tại sao thuế xăng dầu khuyến khích việc giảm thải từ xe máy nhiều hơn là thuế hàng năm đánh trực tiếp trên xe? 3. Tiêu chuẩn CAFC của Canada áp dụng cho xe mới khi xuất xưởng. Hãy đưa ra 2 lý do vì sao điều này có thể có tác động trên tổng lượng phát thải của xe máy? Hãy giải thích? 4. Liệu Canada có cần một tiêu chuẩn CAFC tự nguyện trong khi ở Hoa Kỳ điều này là bắt buộc không? Bình luận? 5. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự đánh đổi được minh họa trong đường giới hạn khả năng sản xuất biên (PPF)? Bằng cách nào các chính sách môi trường ảnh hưởng lên sự đánh đổi này? 6. Giả sử có sự thay đổi công nghệ cho phép các cơ sở sản xuất hàng hóa và dịch vụ ít gây ô nhiễm. Hãy trình bày bằng biểu đồ và giải thích công nghệ này sẽ thay đổi đường giới hạn khả năng sản xuất biên như thế nào và chỉ ra điểm nằm trên đường này nơi mà xã hội có khả năng lựa chọn? 7. Nếu vốn nhân tạo không thể thay thế cho vốn môi trường (các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chất lượng không khí và nước), điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sự đánh đổi giữa phát triển kinh tế và môi trường? 8. Trình bày các đường Kuznets môi trường (EKC) thay đổi như thế nào khi các đường giới hạn khả năng sản xuất biên (PPF) của các quốc gia thay đổi theo thời gian? 9. Tại sao các quốc gia muốn trở thành nơi tránh ô nhiễm? Barry Field & Nancy Olewiler 21
- CHƯƠNG 2 LIÊN KẾT GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG: SỰ PHÂN LOẠI Trong bất kỳ nền kinh tế nào, những hoạt động cơ bản là sản xuất, phân phối và tiêu dùng đều diễn ra trong một thế giới tự nhiên bao quanh. Một trong những vai trò của thế giới tự nhiên là cung cấp nguyên vật liệu thô và năng lượng đầu vào; mà nếu không có nó thì sản xuất, tiêu dùng và bản thân cuộc sống cũng không thể tồn tại được. Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng tạo ra nhiều sản phẩm phế thải, gọi là chất thải, và những chất này cuối cùng sẽ quay về thế giới tự nhiên dưới dạng này hay dạng khác. Các chất thải này có thể gây ô nhiễm và suy thóai môi trường tự nhiên. Chúng ta có thể minh họa mối liên hệ cơ bản này bằng một giản đồ như sau: Thiên nhiên (a) (b) Kinh tế Mối liên kết (a): mô tả các nguyên vật liệu thô chuyển vào quá trình sản xuất và tiêu dùng. Lĩnh vực nghiên cứu vai trò cung cấp nguyên vật liệu thô của thiên nhiên được gọi là “Kinh tế tài nguyên thiên nhiên”. Mối liên kết (b): thể hiện sự tác động của hoạt động kinh tế đến chất lượng môi trường tự nhiên. Lĩnh vực nghiên cứu về sự vận chuyển của các chất thải từ hoạt động kinh tế và các tác động tổng hợp của nó đối với thế giới tự nhiên có tên gọi là “Kinh tế môi trường”. Mặc dù kiểm soát ô nhiễm là một chủ đề chính yếu trong kinh tế môi trường nhưng đó không phải là chủ đề duy nhất. Con người tác động đến môi trường bằng nhiều cách mà không có liên quan gì đến ô nhiễm như ta vẫn nghĩ. Phá hủy môi sinh do việc phát triển nhà cửa, đường xá và thủy lợi, do làm suy giảm cảnh quan, và việc tháo khô đất ngập nước để sản xuất nông nghiệp là những ví dụ về tác động môi trường không liên quan đến việc thải chất gây ô nhiễm đặc trưng. Chủ đề của cuốn sách này là Kinh tế môi trường. Chúng ta sẽ nghiên cứu về sự quản lý dòng chất thải và những tác động của hoạt động của con người đến tài nguyên môi trường. Tuy vậy, sự thật là nhiều vấn đề này lại nảy sinh ngay từ giai đoạn nguyên liệu thô ban đầu trong quá trình tác động qua lại giữa kinh tế và tự nhiên. Vì thế, trước khi tiếp tục, chúng ta sẽ xem xét vắn tắt những nhân tố chính của Kinh tế tài nguyên thiên nhiên. KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Trong các xã hội hiện đại, đôi khi chúng ta dễ dàng bỏ qua sự kiện rằng hoạt động kinh tế sử dụng rất nhiều loại đầu vào tài nguyên thiên nhiên khác nhau. Ví dụ các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên, đập thủy điện, Barry Field & Nancy Olewiler 22
- ethanol, năng lượng mặt trời và gió cung cấp các nguồn đầu vào để phát điện, xe cộ di chuyển và năng lượng cho các quy trình sản xuất. Rất nhiều nguyên vật liệu được dùng trong xã hội công nghiệp, và ngay cả trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có nguồn gốc từ các loại khoáng sản khác nhau và từ các tài nguyên rừng. Không khí và nước cần thiết cho tất cả các sinh vật, cũng như cần thiết cho đầu vào của nhiều quy trình sản xuất. Sản xuất thực phẩm phụ thuộc vào nền tảng tài nguyên thiên nhiên, hoặc để thu hoạch trực tiếp như ngành thủy sản, hoặc để cung cấp đầu vào cần thiết cho sự tăng trưởng của cây trồng vật nuôi. Để phân loại các tài nguyên thiên nhiên, cách phổ biến nhất là phân thành các tài nguyên có thể tái tạo (renewable) và tài nguyên không thể tái tạo (non-renewable). Các tài nguyên sống như cá và gỗ là tài nguyên có thể tái tạo; chúng lớn lên theo thời gian qua các quy trình sinh học. Việc thu hoạch các tài nguyên này có thể bền vững theo thời gian. Một số nguồn tài nguyên không sống cũng là tài nguyên có thể tái tạo, một thí dụ điển hình đó là năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và vòng tuần hoàn nước. Tài nguyên không thể tái tạo là các dạng tài nguyên không có quá trình bổ sung sau khi sử dụng, chúng sẽ biến mất vĩnh viễn. Sự khai thác, vì thế là không bền vững. Những ví dụ điển hình là các túi dầu mỏ tự nhiên và các trầm tích khoáng không chứa năng lượng. Một số tài nguyên, chẳng hạn các tầng nước ngầm, có mức độ bổ sung quá chậm chạp nên chúng được xếp vào dạng tài nguyên không thể tái tạo. Các tài nguyên sống cũng có thể trở thành tài nguyên không thể tái tạo nếu việc khai thác liên tục vượt quá sự tăng trưởng của nguồn tài nguyên. Một loại tài nguyên cực kỳ quan trọng cho sự tồn tại của tất cả các loài, không hiện diện trong một chất mà chỉ hiện diện trong một tập hợp của nhiều thành phần: tài nguyên đa dạng sinh học (biological diversity). Các nhà sinh vật học ước tính trên trái đất hiện nay có khoảng 30 triệu loài sinh vật khác nhau đang sinh sống. Số lượng loài này thể hiện một nguồn thông tin di truyền to lớn và quan trọng, rất hữu ích cho sự phát triển các loại dược liệu, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên và các giống cây trồng vật nuôi có tính chống chịu v.v. Các hoạt động của con người đã làm gia tăng đáng kể mức độ tuyệt chủng của các loài. Vì vậy, sự bảo tồn nơi cư trú và bảo vệ các giống loài đã trở thành những vấn đề về tài nguyên quan trọng hiện nay. Một trong những đặc điểm đặc trưng của hầu hết những vấn đề về tài nguyên thiên nhiên là tính phụ thuộc vào thời gian. Điều này có nghĩa là việc sử dụng chúng thường kéo dài theo thời gian, do đó mức độ sử dụng trong một thời điểm sẽ ảnh hưởng đến số lượng sử dụng trong tương lai. Trong trường hợp các tài nguyên không thể tái tạo thì dễ nhận thấy điều này. Nên rút lên bao nhiêu dầu mỏ từ một giếng dầu trong năm nay, biết rằng nếu chúng ta rút nhiều hơn trong hiện tại thì sẽ còn lại ít hơn cho các năm tiếp theo? Vấn đề đánh đổi giữa hiện tại với tương lai này cũng xảy ra ở nhiều loại tài nguyên có thể tái tạo. Nên khai thác bao nhiêu cá hồi trong hiện tại biết rằng quy mô của đàn còn lại sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp cá trong những năm tiếp theo? Chúng ta nên khai thác các cây gỗ trong năm nay, hay là nên chờ vài năm nữa vì mức độ tăng trưởng của chúng còn đang cao? Những vấn đề ta đang nói đến mang đặc thù về mặt liên thế hệ, chúng bao hàm việc phải đánh đổi giữa hiện tại với tương lai. Một số vấn đề môi trường cũng mang tính chất này, nhất là các chất ô nhiễm tích lũy, hoặc những chất ô nhiễm cần một khoảng thời gian dài để tiêu hủy hết. Cái bị suy giảm ở đây chính là khả năng đồng hóa của trái đất - đó là khả năng của hệ thống tự nhiên chấp nhận một số chất ô nhiễm nào đó và chuyển chúng sang dạng trung tính hoặc vô hại. Một số lý thuyết về cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên cũng giúp Barry Field & Nancy Olewiler 23
- ích cho sự hiểu biết về ô nhiễm môi trường. Theo đó, khả năng đồng hóa cũng là một dạng tài nguyên thiên nhiên, tương tự các tài nguyên truyền thống như dầu mỏ và rừng. Một nét đặc trưng của thế giới hiện đại đó là trong nhiều trường hợp, sự phân chia ranh giới giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên môi trường không rõ nét. Nhiều tiến trình khai thác tài nguyên, như khai thác gỗ, khai mỏ lộ thiên, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường. Và trong nhiều trường hợp, sự ô nhiễm hoặc suy thóai môi trường tác động đến các quá trình khai thác tài nguyên. Một ví dụ cụ thể là ô nhiễm nước khu vực cửa sông ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của đàn cá. Cũng tương tự như thế, ô nhiễm không khí làm giảm sản lượng nông nghiệp. Và nhiều đối tượng khác, như động vật hoang dã, có thể được xem vừa là tài nguyên thiên nhiên vừa là đặc tính của môi trường. Dù ranh giới không rõ ràng như thế, các nhà kinh tế cũng phân biệt rạch ròi giữa hai dạng dịch vụ của thế giới tự nhiên – cung cấp nguyên liệu thô và chức năng môi trường – để chúng ta có thể tập trung vào loại tài nguyên thứ hai (chức năng môi trường) trong cuốn sách này. CÂN BẰNG CƠ BẢN Hình 2-1 là một sự biểu diễn phức tạp hơn của những mối liên hệ đã được thể hiện ở đầu chương. Các yếu tố trong vòng tròn là các thành phần của hệ thống kinh tế, toàn bộ chúng, về cơ bản, được bao bọc trong môi trường tự nhiên. Nền kinh tế được phân chia thành hai bộ phận chính: nhà sản xuất và người tiêu thụ. Nhà sản xuất: bao gồm tất cả các công ty, tổ chức công và các tổ chức phi lợi nhuận lấy đầu vào và chuyển hóa chúng thành hàng hóa và dịch vụ. Nguồn đầu vào chủ yếu mà môi trường tự nhiên cung cấp cho lĩnh vực sản xuất là các nguyên vật liệu ở dạng nhiên liệu, khoáng, và gỗ, các chất lỏng như nước và xăng dầu, và các dạng khí khác nhau như khí thiên nhiên và oxy. Tất cả hàng hóa và dịch vụ đều có nguồn gốc từ các nguyên vật liệu này kết hợp với các đầu vào là năng lượng. Người tiêu thụ: bao gồm tất cả các hộ gia đình riêng biệt sử dụng các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng phục vụ cho sự tồn tại và thụ hưởng của họ. Người tiêu thụ cũng có thể sử dụng các nguyên liệu đầu vào lấy trực tiếp từ thiên nhiên mà không qua trung gian nhà sản xuất. Nước được bơm từ các giếng gia đình, hay là, ở nhiều quốc gia, củi được các hộ gia đình thu gom trực tiếp. Con người cũng sử dụng môi trường tự nhiên một cách trực tiếp cho các hoạt động thư giãn như là đi bộ trong rừng hay quan sát chim muông. Các hoạt động này không nhất thiết bao hàm sự tiêu thụ môi trường tự nhiên. Để đơn giản các chức năng này không được thể hiện trực tiếp trong hình dưới đây. Barry Field & Nancy Olewiler 24
- Hình 2-1: Vòng tuần hoàn liên hệ giữa Môi trường và Kinh tế Môi trường tự nhiên Tái chế (R’p) Chất thải (Rp) Thải bỏ Nguyên liệu (Rpd) Người sản xuất Hàng Hóa thô (M) (G) Chất thải Thải bỏ (Rcd) (Rc) Người tiêu thụ Tái chế (R’c) Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu thô cho hệ thống kinh tế. Sản xuất và tiêu dùng tạo ra các chất thải, các chất này có thể được tái chế, nhưng cuối cùng vẫn quay lại môi trường tự nhiên. Trong bối cảnh rộng hơn, nhà sản xuất và người tiêu thụ thực tế có thể cùng là một người với những vai trò khác nhau. Thái độ “chúng ta - chúng nó” trong nhiều cuộc tranh luận thuộc lĩnh vực môi trường thực tế là một sự bất đồng nội bộ trong cùng một nhóm. Tổng thể xã hội xét về cơ bản giống như một hộ gia đình, họ bơm nước lên từ chính miệng giếng của họ và lại thải các chất thải vào hệ thống tự hoại nằm xung quanh miệng giếng của họ. Sản xuất và tiêu dùng tạo ra tất cả các dạng chất thải, có thể được xả vào không khí, nước hoặc vứt bỏ trên mặt đất. Danh sách các chất thải này dài đến khó tin: sulfur dioxide, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các dung môi độc, chất thải động vật, thuốc bảo vệ thực vật, bụi đủ loại, xà bần, kim loại nặng v.v. Năng lượng thải cũng là những chất thải quan trọng của quá trình sản xuất; chúng được thải ra ở dạng nhiệt, dạng âm thanh, và năng lượng phóng xạ là loại mang đặc tính của cả vật chất và năng lượng. Người tiêu thụ cũng có phần trách nhiệm đối với phần lớn lượng chất thải, trong đó chủ yếu là chất thải sinh hoạt và các chất thải từ phương tiện giao thông. Tất cả các chất trong hàng tiêu dùng cuối cùng đều là những chất thải cho dù chúng có thể được tái chế trước đó. Đây chính là nguồn của phần lớn chất thải rắn cũng như các chất thải nguy hại như chất độc hóa học có trong thuốc bảo vệ thực vật, pin, sơn và dầu cặn. Trước hết chúng ta hãy xem xét vấn đề chất thải sản xuất và tiêu dùng từ quan điểm thuần vật lý sử dụng một mô hình đơn giản. Một mô hình là một cách để thể hiện cấu trúc và những mối quan hệ của các sự vật mà không đi sâu vào tất cả chi tiết phức tạp của nó. Hình 2-1 thể hiện các thành phần của mô hình với các ký hiệu được gán cho chúng. Trong hình 2-1, nguyên vật liệu và năng lượng (M) được lấy ra từ môi trường tự nhiên và các chất thải từ sản xuất và tiêu dùng (Rpd và Rcd) được thải trở lại vào môi trường. Theo quy luật nhiệt động học thứ nhất (first law of thermodynamics), một quy luật nổi tiếng về sự bảo toàn Barry Field & Nancy Olewiler 25
- vật chất, khẳng định rằng, trong dài hạn, hai dòng vật chất này phải bằng nhau (1). Theo ký hiệu của hình 2-1 thì: M = Rpd + Rcd Sở dĩ phải phát biểu trong dài hạn là vì nhiều lý do. Nếu hệ thống đang phát triển, nó có thể lưu giữ lại một tỷ lệ các đầu vào tài nguyên sử dụng cho việc gia tăng kích thước của hệ thống thông qua sự tăng trưởng dân số, sự tích lũy công cụ tư bản v.v. Các chất này sẽ bị thải nếu và khi hệ thống ngừng tăng trưởng và khi công cụ tư bản hư hỏng. Ngoài ra, tái chế có thể làm chậm quá trình thải các chất thải. Nhưng tái chế có thể không bao giờ hoàn hảo. Mỗi một chu trình phải mất một tỷ lệ nào đó vật chất được tái chế (2). Do đó, sự cân bằng vật chất cơ bản chỉ đạt được trong dài hạn. Điều này chứng tỏ một điều rất cơ bản là: Để giảm bớt khối lượng các chất thải ra môi trường tự nhiên, cần giảm bớt lượng nguyên vật liệu thô đưa vào hệ thống (3). Chúng ta có thể xem xét cẩn thận hơn những phương án lựa chọn trước khi muốn thay thế M. Theo biểu đồ dòng vật chất, lượng nguyên liệu thô (M) bằng với sản phẩm đầu ra (G) cộng với các chất thải từ sản xuất (Rp), trừ đi lượng được tái chế bởi nhà sản xuất (R’p) và người tiêu dùng (R’c). Biểu thức được trình bày: Rpd + Rcd = M = G + Rp - R’p - R’c Có ba cách cơ bản để giảm M, và do đó, giảm các chất thải được thải vào môi trường tự nhiên. Giảm G – Số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất. Nhiều người cho rằng đây là câu trả lời tốt nhất trong dài hạn cho sự suy thóai môi trường: giảm lượng sản phẩm xuất ra, hay ít nhất ngưng tốc độ tăng trưởng của nó lại, sẽ cho phép một sự thay đổi tương tự trong số lượng chất thải được thải ra. Một số người đã tìm kiếm giải pháp để đạt được mục tiêu này bằng cách ủng hộ “tốc độ phát triển dân số bằng không” (ZPG). Một sự tăng trưởng chậm hay giữ nguyên dân số có thể làm cho việc kiểm soát tác động môi trường dễ dàng hơn, nhưng cũng không đảm bảo kiểm soát được, do 2 nguyên nhân: Thứ nhất, một dân số ổn định vẫn có thể tăng trưởng về mặt kinh tế, do đó vẫn tăng nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô. Thứ hai, tác động môi trường có thể kéo dài và tích lũy, do đó thậm chí dân số có ổn định vẫn có thể dần dần làm suy thoái môi trường. Nhưng rõ ràng rằng tăng trưởng dân số sẽ luôn luôn làm trầm trọng thêm các tác động môi trường trong một nền kinh tế. Ví dụ, trong nền kinh tế Canada, sự phát thải của chất ô nhiễm trên mỗi xe hơi đã giảm đáng kể trong vài thập niên gần đây thông qua công nghệ kiểm soát phát thải tốt hơn. Nhưng sự phát triển ồ ạt số lượng xe hơi trên xa lộ đã dẫn đến sự gia tăng tổng số lượng phát (1) Để các đại lượng này có thể so sánh trực tiếp được, tất cả các nguồn phải được biểu diễn dưới dạng khối lượng. (2) Đây là định luật thứ 2 của nhiệt động học, phát biểu rằng: khi sử dụng, vật chất sẽ giảm dần theo thời gian xuống một mức độ thấp hơn. Điều này cũng được biết với tên gọi “khái niệm entropy”. Giấy chỉ có thể được tái chế vài lần trước khi sợi của nó trở nên quá kém để có thể tái sử dụng. Sự tiêu dùng các nhiên liệu hóa thạch giải phóng năng lượng và các phó phẩm (CO2 và các khí khác), chúng không thể sử dụng lại như là những tài nguyên năng lượng được. (3) Lưu ý rằng G = Rc, nghĩa là mọi thứ được đưa vào lĩnh vực tiêu dùng thì rốt cuộc cũng sẽ kết thúc dưới dạng chất thải ra từ lĩnh vực này. Barry Field & Nancy Olewiler 26
- thải xe hơi trên nhiều vùng, đặc biệt ở hầu hết những thành phố lớn như Toronto, Montreal, và Vancouver. Giảm RP – Chất thải từ sản xuất. Điều này có nghĩa là giảm các chất thải trên mỗi đơn vị sản phẩm lượng được sản xuất. Chỉ có hai cách cơ bản để thực hiện điều này. Chúng ta có thể phát minh và sử dụng các công nghệ sản xuất mới và tiến hành sản xuất với số lượng chất thải nhỏ hơn trên một đơn vị sản phẩm. Chúng ta có thể gọi sự cắt giảm này là giảm cường độ chất thải trong sản xuất. Ví dụ, khi chúng ta bàn chính sách của Canada để hưởng ứng vấn đề toàn cầu về sự phát thải CO2 và sự ấm lên của tầng khí quyển, chúng ta sẽ thấy rằng có khá nhiều cách có thể làm để giảm cường độ CO2 trong sản xuất, đặc biệt là bằng cách chuyển đổi sang các nhiên liệu khác và còn bằng cắt giảm năng lượng tiêu thụ cần thiết để sản xuất ra một đôla giá trị sản phẩm cuối cùng. Phương pháp này được gọi là ngăn ngừa ô nhiễm. Một cách khác để làm giảm RP là thay đổi kết cấu sản phẩm. Sản phẩm bao gồm một số lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ khác nhau, sản sinh ra một lượng các chất thải khác nhau. Do đó, một cách khác để giảm tổng lượng chất thải là thay đổi thành phần của sản phẩm từ những vật liệu có tỷ lệ chất thải cao xuống loại có tỷ lệ thấp hơn, trong khi không làm thay đổi tổng thể. Chuyển biến từ nền kinh tế chủ yếu sản xuất sang nền kinh tế dịch vụ là một bước trong hướng này. Hầu hết các nền kinh tế đã có tốc độ phát triển tương đối nhanh về lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt trong những năm gần đây. Sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin là một ví dụ khác. Không phải là bộ phận mới này không sản sinh ra nhiều chất thải; thật ra, một số trong số chúng có thể tạo ra những chất thải khó chịu hơn là chúng ta đã biết trước đó. Ví dụ, ngành công nghiệp máy tính sử dụng nhiều hóa chất hòa tan cho mục đích làm sạch. Nhưng về tổng thể, những ngành này có thể chỉ cho ra lượng rác thải nhỏ so với những ngành công nghiệp truyền thống mà nó đã thay thế. Khách hàng có thể tác động đến những quyết định sản xuất này bằng cách yêu cầu sản phẩm phải trở nên thân thiện môi trường hơn so với các sản phẩm khác. Một sản phẩm thân thiện môi trường thải ra chất thải ít hơn hoặc ít độc hại cho môi trường hơn là những loại hàng hóa tập trung ô nhiễm. Ví dụ dung dịch xà phòng không có kháng sinh, nhiệt kế không chứa thủy ngân, bột giặt không có photphat, thiết bị và xe cộ tiết kiệm năng lượng. Tăng (Rpr + Rcr ) – sự tái chế. Thay vì thải ra chất thải sản xuất và tiêu dùng vào môi trường, chúng ta có thể tái chế chúng cho sản xuất. Vai trò chính của tái chế là thay thế một phần dòng vật liệu nguyên sơ (M). Điều này có thể giảm được số lượng chất thải thải ra ngoài trong khi vẫn duy trì được đầu ra của các loại hàng hóa và dịch vụ. Sự tái chế có thể tạo cơ hội để làm giảm các luồng thải cho các nền kinh tế trên khắp thế giới. Nhưng chúng ta phải nhớ đến quy luật nhiệt động lực học thứ hai rằng tái chế không bao giờ là hoàn hảo, thậm chí ngay cả khi chúng ta đã tiêu tốn nhiều nguồn lực cho vấn đề khó khăn này. Tiến trình sản xuất thường làm thay đổi cấu trúc vật lý của vật liệu được đưa vào, làm cho chúng trở nên khó sử dụng lại một lần nữa. Sự chuyển biến trong năng lượng của các vật liệu làm cho không thể phục hồi vật liệu, và quá trình tái chế tự nó cũng tạo ra chất thải. Những nghiên cứu trên vật liệu vẫn tiếp tục được tiến hành và tìm thấy nhiều cách mới để tái chế. Trong một thời gian dài, lốp xe hơi không thể tái chế vì quá trình sản xuất thông thường đã làm thay đổi cấu trúc vật lý của cao su. Vỏ xe dùng rồi hiện nay đang được sử dụng làm nguyên liệu trải nền đường trong xây dựng cầu đường, sản xuất giỏ đựng rác ở một Barry Field & Nancy Olewiler 27
- số nơi của Thái Lan, và thậm chí để sản xuất giày dép. Chúng ta đã có thể bắt đầu chứng kiến sự giảm bớt quy mô các kho chứa vỏ xe dùng rồi mà chúng đã làm mất mỹ quan và đôi khi là nguyên nhân chính của các vấn đề môi trường khi đốt chúng, như những vụ đốt vỏ xe ở Ontario vào những năm cuối thập niên 1990 đã thải ra nhiều độc chất vào không khí trong nhiều ngày. Mối quan hệ chủ yếu này rất quan trọng. Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là: Giảm thiệt hại gây ra bởi việc thải các chất thải trong sản xuất và tiêu dùng Giảm tổng lượng chất thải này là một cách chính để giảm thiệt hại, và những quan hệ được thảo luận phần trên cho ta biết những cách cơ bản để giảm thải. Chúng ta cũng có thể giảm thiệt hại bằng cách tác động trực tiếp lên dòng chất thải. Chúng ta sẽ nghiên cứu khía cạnh này sau phần tạm dừng ngắn để làm sáng tỏ các thuật ngữ sau đây. THUẬT NGỮ Sau đây là một số thuật ngữ phổ biến sẽ được sử dụng trong suốt quyển sách: Chất lượng môi trường xung quanh (Ambient quality): “Môi trường xung quanh nói đến môi trường ở xung quanh chúng ta, ví dụ, chất lượng môi trường xung quanh nói đến số lượng chất ô nhiễm trong môi trường, ví dụ, nồng độ SO2 trong không khí của thành phố, hay nồng độ của một chất hóa học nào đó trong nước của một hồ. Chất lượng môi trường (Environmental quality): Một thuật ngữ được dùng để nói một cách rộng rãi đến trạng thái của môi trường tự nhiên. Khái niệm này bao hàm cả khái niệm về chất lượng môi trường xung quanh, và cũng bao hàm các khái niệm như chất lượng cảnh quan và chất lượng thẩm mỹ của môi trường. Chất thải (Residuals): Vật chất còn lại sau khi sản xuất xong. Một nhà máy thu vào nhiều dạng nguyên liệu thô và chuyển chúng sang các sản phẩm, các vật chất và năng lượng còn lại sau khi sản phẩm đã được sản xuất gọi là chất thải sản xuất. Chất thải tiêu dùng là những thứ còn lại sau khi người tiêu dùng đã hoàn tất việc sử dụng các sản phẩm có chứa chúng hoặc đã sử dụng chúng. Phát thải (Emissions): phần của chất thải sản xuất hay tiêu dùng được đưa vào trong môi trường, đôi khi trực tiếp, đôi khi sau xử lý. Tái chế (Recycling): Quy trình quay lại của một vài hoặc toàn bộ chất thải sản xuất hay tiêu dùng được dùng lại trong sản xuất và tiêu dùng. Chất gây ô nhiễm (Pollutant): Một chất, một dạng năng lượng hay một hành động mà khi đưa vào môi trường tự nhiên, sẽ làm giảm mức độ chất lượng môi trường xung quanh. Chúng ta nên nghĩ rằng chất gây ô nhiễm không chỉ là các chất truyền thống như dầu tràn trên biển, hoặc các hóa chất được đưa vào không khí, mà còn là những hoạt động như sự phát triển công trình xây dựng gây ra ô nhiễm cảnh quan Xả thải (Effluent): Đôi khi thuật ngữ xả thải được dùng để mô tả những chất ô nhiễm nước, và phát thải để nói đến các chất ô nhiễm không khí. Nhưng trong sách này, hai từ trên sẽ được dùng tương đương nhau. Barry Field & Nancy Olewiler 28
- Ô nhiễm (Pollution): Ô nhiễm thực chất là một từ khó định nghĩa. Một vài người có thể phát biểu rằng: ô nhiễm xảy ra khi một lượng chất gây ô nhiễm, dù nhỏ như thế nào, được đưa vào môi trường. Những người khác thì cho rằng ô nhiễm chỉ diễn ra khi chất lượng môi trường xung quanh bị suy giảm tới mức nào đó hoặc khả năng hấp thụ của môi trường bị vượt quá, đủ để gây ra một số thiệt hại. Thiệt hại (Damages): Những ảnh hưởng tiêu cực tạo ra bởi ô nhiễm môi trường tác động lên con người dưới hình thức ảnh hưởng tới sức khỏe, suy giảm cảnh quan, v.v., và ảnh hưởng đến các yếu tố của hệ sinh thái thông qua những việc như phá vỡ các mối liên hệ sinh thái hoặc là sự tuyệt chủng loài. Thành phần môi trường (Environmental medium): Các bộ phận chính của thế giới tự nhiên cấu thành môi trường, thường phân thành đất, nước và không khí. Nguồn phát thải (Source): Địa điểm hoặc vị trí mà tại đó sự phát thải diễn ra, như là một nhà máy, một xe ôtô. SỰ PHÁT THẢI, CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH, VÀ THIỆT HẠI Hãy xem lại hình 2-1. Điều gì sẽ xảy ra cho các chất ô nhiễm Rdp và Rdc khi chúng được thải vào môi trường tự nhiên? Rất đơn giản, sự phát thải sẽ tạo ra sự thay đổi mức độ chất lượng môi trường xung quanh, lần lượt gây thiệt hại cho con người, các loài khác và toàn bộ hệ sinh thái. Hình 2-2 thể hiện một cách phác thảo các mối quan hệ này. Hình này thể hiện n nguồn phát thải được tạo ra từ các công ty, cơ quan chính phủ hoặc từ người tiêu thụ. (4) Các bước trong sơ đồ dòng thải ở hình 2-2 là: 1. Các nguồn sử dụng vật chất đầu vào và hàng hóa, và các dạng công nghệ khác nhau được dùng trong sản xuất và tiêu dùng. 2. Sự sản xuất và tiêu dùng tạo ra các chất thải. 3. Cách xử lý các chất thải này có những tác động quan trọng đến các giai đoạn sau. Một vài chất có thể được thu gom và tái chế trong sản xuất và tiêu dùng. Nhiều chất khác có thể được đưa vào các quy trình xử lý hoặc giảm thải (gọi là xử lý chất thải), đó là các cách để làm tăng tính trung hòa khi các chất này được thải ra. Một số quy trình là thuần vật lý (các bộ giảm thanh trên xe hơi và xe tải, các bể lắng tại các nhà máy xử lý nước thải, các thiết bị trung hòa khí thải); các quy trình khác bao gồm các dạng biến đổi hóa học khác nhau (xử lý cấp cao đối với nước thải sinh hoạt). 4. Những thứ không thu gom và tái chế trở thành những chất thải được phóng thích vào môi trường đất đai, không khí và thổ nhưỡng. Có một khuynh hướng về chính sách là tách riêng việc quản lý các thành phần môi trường ở các bộ phận khác nhau, trong đó việc giải quyết ô nhiễm không khí được tách biệt hoàn toàn với việc xử lý ô nhiễm nước, v.v. Nhưng thật sự, giữa chúng rõ ràng có mối quan hệ với nhau, một khi những (4) Kí hiệu “n” được dùng trong kinh tế để chỉ định một số lượng không rõ ràng. Barry Field & Nancy Olewiler 29
- chất thải được tạo ra, tất cả những gì không tái chế được sẽ bị đưa vào những thành phần khác nhau của môi trường. Vì thế, với một tổng lượng chất thải nhất định, nếu ta hạn chế lượng thải vào thành phần môi trường này thì sẽ làm tăng lượng đi vào các thành phần môi trường khác. Ví dụ: khi ta loại bỏ SO2 khỏi hỗn hợp khí từ ống khói của nhà máy điện, ta vẫn chưa tiêu hủy được hợp chất sulfur. Sulfur là một chất có thể được bán cho các nhà sản xuất khác; ví dụ, để sản xuất acid sulphuric. Nhiều chất sulfur không được tái sử dụng cuối cùng sẽ tạo ra chất mùn mang sulfur, phải loại bỏ bằng cách chôn hay đốt. Nếu chúng ta đốt chất mùn này đi, thật sự chúng ta lại thải vào không khí, và cuối cùng vẫn còn một lượng chất thải rắn phải đựợc chôn lấp ở đâu đó. Dòng phát thải đến từ nhiều nguồn phát thải khác nhau, nhưng khi được thải ra, chúng được trộn lại thành một dòng tổng hợp. Thực tế, việc trộn lẫn này có thể xảy ra hoàn toàn, ví dụ, chất thải từ 2 nhà máy rất gần nhau trên cùng một con sông có thể pha trộn hoàn toàn đến nỗi ta không thể phân biệt được chất thải nào là của nhà máy nào tại một địa điểm cách đó vài cây số phía hạ lưu. Khi có khoảng một triệu xe hơi di chuyển trong nội thành, chất thải từ tất cả các xe được trộn thành một khối. Trong những trường hợp khác, sự trộn lẫn diễn ra ít hoàn toàn hơn. Nếu một nhà máy điện chỉ nằm phía rìa ngoài thành phố trong khi một nhà máy khác nằm cách đó 30 km theo chiều gió thì nhà máy nằm gần hơn thông thường sẽ gây tác động có hại đối với chất lượng không khí trong thành phố nhiều hơn nhà máy kia. Sự trộn lẫn của các chất thải là một vấn đề không đơn giản như ta tưởng. Chỉ với một nguồn thải thì ranh giới trách nhiệm được phân định rõ, và để cải thiện chất lượng môi trường xung quanh, ta biết được cụ thể nguồn thải nào cần kiểm soát. Nhưng với nhiều nguồn khác nhau, trách nhiệm của các nguồn thải đó trở nên không rõ ràng. Chúng ta có thể biết được tổng lượng thải cần phải giảm, nhưng ta vẫn gặp khó khăn trong việc phân chia số lượng thải phải cắt giảm cho những nguồn thải khác nhau. Khi đó, mỗi nguồn thải sẽ có xu hướng buộc các nguồn thải khác phải chịu phần giảm thải lớn hơn. Nếu mỗi nguồn thải đều nghĩ theo cách như thế, các chương trình kiểm soát ô nhiễm thật sự gặp trở ngại trong quá trình xây dựng và triển khai. Chúng ta sẽ bàn tiếp vấn đề này nhiều lần trong các chương tiếp theo. Barry Field & Nancy Olewiler 30
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tác động qua lại giữa môi trường và doanh nghiệp
16 p | 268 | 44
-
TÌM HIỂU KINH TẾ MÔI TRƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ - 1
15 p | 167 | 29
-
Đề cương chi tiết: Kinh tế học lao động
5 p | 355 | 15
-
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 9: Tiêu chí đánh giá chính sách môi trường
7 p | 132 | 13
-
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 2: Liên kết giữa kinh tế và môi trường: sự phân loại
16 p | 94 | 11
-
TÌM HIỂU KINH TẾ MÔI TRƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ - 4
15 p | 106 | 11
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4
41 p | 94 | 10
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 7 - TS. Hoàng Văn Long
118 p | 70 | 10
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 5
12 p | 98 | 9
-
Bài giảng Kinh tế học lao động: Chương 1 - Giới thiệu tổng quan kinh tế học lao động - Đặng Đình Thắng
12 p | 150 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học lao động: Giới thiệu và tổng quan kinh tế học lao động
12 p | 93 | 7
-
Bài giảng Kinh tế số và liên hệ với Việt Nam: Chương 6 - Hà Quang Thụy
22 p | 19 | 7
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 1 - Nguyễn Quang Hồng
55 p | 40 | 4
-
Sử dụng kinh tế học thí nghiệm trong việc giảng dạy các môn kinh tế học ứng dụng
5 p | 94 | 3
-
Đề cương môn học Kinh tế môi trường
8 p | 119 | 3
-
Bài giảng 14: Trường phái lý thuyết cổ điển và Keynes
6 p | 91 | 2
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 7 - ĐH Kinh tế
6 p | 55 | 2
-
Bài giảng Giới thiệu môn học Kinh tế môi trường
30 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn