Tìm hiểu về lịch sử phát triển và đặc điểm của nghi thức Nhà Nước, hệ thống hóa các văn bản quy định về nghi thức Nhà Nước từ 1945 đến nay và đưa ra nhận xét
lượt xem 94
download
Mục đích nghiên cứu tìm hiểu sự phát triển của nghi thức Nhà nước, các đặc điểm và các văn bản quy định việc thực hiện nghi thức đồng thời đánh giá được những ưu và nhược điểm việc vận dụng Nghi thức Nhà Nước. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu về lịch sử phát triển và đặc điểm của nghi thức Nhà Nước, hệ thống hóa các văn bản quy định về nghi thức Nhà Nước từ 1945 đến nay và đưa ra nhận xét
- PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG LỜI NÓI ĐẦU Trong hoạt động quản lý nhà nước, một bối cảnh đặc biệt của giao tiếp xã hội, khi các chủ thể giao tiếp có những thuộc tính giao ước xã hội khác nhau, việc áp dụng một cách hợp lý và thuần thục những cơ cấu nghi thức tương thích là tiền đề quan trọng để đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Nhà nước là một thiết chế tổ chức có cơ cấu phức tạp với chức năng quản lý đời sống cộng đồng của các tầng lớp dân cư trên địa bàn lãnh thổ nhất định. Để thực hiện các quyết định quản lý của mình, nhà nước áp dụng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước như thuyết phục, kỷ luật, cưỡng chế… tính quyền lực này được thể hiện bằng những phương tiện mang tính hình thức thuộc phạm trù nghi lễ như cách bày trí công sở, trang phục, nghi thức lễ tân… Những nghi thức, thủ tục mang tính lễ nghi là một bộ phận quan trọng không kém gì những quy định nêu trong những đạo luật. Nó trở thành điều cốt lõi để đạt được thành công trong giao tiếp với cá nước trên thế thới cũng như làm việc của các cơ quan nhà nước.Nghi thức nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản pháp luật của nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các bên tham gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ hoặc thực hiện nghiêm chỉnh đảm bảo một nền thể chế chính trị phát triển theo hướng hiện đại, hoạt động hiệu quả và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta và các nước trên thế giới ngày càng mở rộng và phát triển. Các mối quan hệ hợp tác này đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước, góp phần giữ vững ổn định an ninh, hòa bình trong khu vực và trên thế giới. Hàng năm, chính phủ và các đơn vị địa phương đã đón tiếp hàng
- trăm ngàn đoàn khách quốc tế vào làm việc tại Việt Nam, cả lãnh đạo cấp cao cho đến lãnh đạo các ngành và địa phương, cũng như cử hàng trăm ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ đi thăm, làm việc và học tập tại các nước; tổ chức Hàng trăm hội thảo, hội nghị và các khóa tập huấn quốc tế nhằm tăng cường sự hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực công tác trong các lĩnh vực liên quan cho cán bộ, công chức…Để đạt hiệu quả tối đa trong mọi hoạt động hợp tác như chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đào tạo, tập huấn thống nhất kế hoạch hợp tác và chương trình hoạt động chung, giao lưu văn hóa, thể thao… đòi hỏi các cán bộ, công chức phải hiểu rõ công tác về nghi thức Nhà Nước. Nghi thức Nhà Nước không những thể hiện chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước mà còn thể hiện những nét văn minh và bản sắc văn hóa của một dân tộc. Thực hiện tốt nghi thức Nhà Nước là góp phần quan trọng vào sự thành công của công tác đối ngoại và ngược lại, nếu xảy ra sai sót sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của công tác đối ngoại, thậm chí có thể gây căng thẳng cho quan hệ ngoại giao.Từ lý luận và thực tiễn đều cho thấy vai trò to lớn, mang tính quyết định của Nghi thức nhà nước trong nền kinh tếxã hội đang hội nhập và phát triển từng giờ. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu sự phát triển của nghi thức Nhà Nước, các đặc điểm và các văn bản quy định việc thực hiện nghi thức đồng thời đánh giá được những ưu và nhược điểm việc vận dụng Nghi thức Nhà Nước. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nội dung, những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến Nghi thức nhà nước trong việc tổ chức, điều điều hành công việc tại cơ quan Nhà Nước và cơ quan công sở. Qúa trình phát triển qua các thời kỳ.
- 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: đề tài tiến hành nghiên cứu Nghi thức Nhà Nước nói chung. Đề tài: Tìm hiểu về lịch sử phát triển và đặc điểm của nghi thức Nhà Nước, hệ thống hóa các văn bản quy định về nghi thức Nhà Nước từ 1945 đến nay và đưa ra nhận xét. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…. Và bốn phương pháp nghiên cứu cụ thể là: phương pháp lịch sử; phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp. Thông qua các phương pháp lịch sử; phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp và so sánh. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và lời kết. Đề tài gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về Nghi thức Nhà Nước Chương 2. lịch sử phát triển và đặc điểm của nghi thức Nhà Nước, hệ thống hóa các văn bản quy định về nghi thức Nhà Nước từ 1945 đến nay.Nhận xét. Chương 3. Giải pháp
- CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC 1. KHÁI NIỆM NGHI THỨC NHÀ NƯỚC 1.1. Định nghĩa Giao tiếp là hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội, là nền tảng quan trọng để xây dựng nên xã hội. Nền văn minh nhân loại, nền văn hoá của mỗi dân tộc, quốc gia được kiến tạo thông qua hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp được thực hiện nhằm trao đổi thông tin, nhận thức, tư tưởng, tình cảm, để bày tỏ mối quan hệ, cách ứng xử, thái độ giữa con người với con người và giữa nhân loại với tự nhiên. Hoạt động giao tiếp có thể được thực hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Nhưng dù được thực hiện bởi phương thức nào đi nữa, hoạt động giao tiếp luôn luôn phải được đặt trong những bối cảnh nhất định, được thực hiện bởi những cơ cấu nghi thức nhất định trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp tương ứng nhằm đạt tới mục tiêu đặt ra.
- Hoạt động quản lý nhà nước cũng không nằm ngoài những yêu cầu về giao tiếp xã hội. Nhà nước là một thể chế tổ chức cơ cấu phức tạp với chức năng quản lý đời sống cộng đồng của các tầng lớp dân cư trên một lãnh thổ nhất định. Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện các quyết định quản lý của mình đối với các công dân của mình bởi nhiều biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước như tính thuyết phục, kỷ luật, kinh tế, cưỡng chế, và tính quyền lực đó còn được thể hiện bằng phương tiện mang tính hình thức đặc thù thuộc phạm trù các nghi lễ như cách bài trí công sở (công đường), trang phục, các hoạt động lễ tân... Những phương tiện hình thức này có vai trò quan trọng không kém những quy phạm được đưa ra trong các điều luật. Những nghi thức, thủ tục mang tính nghi lễ được thực hiện trong hoạt động giao tiếp quản lý nhà nước là một bộ phận quan trọng của các phương thức tiến hành hoạt động đó. Nội dung của những nghi thức và thủ tục đó kiến tạo cơ bản khái niệm nghi thức nhà nước. Như vậy, có thể hiểu, nghi thức nhà nước là những phương thức giao tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản pháp luật của Nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các bên tham gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh. 1.2. Nội dung của nghi thức nhà nước Từ khái niệm trên, nội dung của nghi thức nhà nước bao gồm những ấn đề sau: Những vấn đề liên quan đến cách thức thể hiện và sử dụng các biểu tượng quốc gia (Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca) và thể thức văn bản quản lý nhà nước.
- Những vấn đề liên quan đến công tác lễ tân, hay tổ chức tiếp đãi khách (chào đón, hội đàm, chiêu đãi, tặng quà, tiễn đưa), đặc biệt là đối với khách nước ngoài. Những vấn đề có liên quan đến kỹ năng giao tiếp (cử chỉ, lời ăn tiếng nói, trang phục...) của cán bộ, công chức trong giải quyết những công việc nội bộ nhà nước, cũng như trong hoạt động giao tiếp với các tổ chức và công dân. Những vấn đề có liên quan đến tổ chức hoạt động quản lý như hội họp, lễ kỷ niệm, cấp chứng chỉ, chứng thực, phong tặng, khen thưởng v.v... Những vấn đề có liên quan đến hình thức của công sở như kiến trúc, trang trí, bài trí mặt trước toà nhà cũng như nội thất. 1.3. Những vấn đề về sử dụng các biểu tượng quốc gia và thể thức văn bản quản lý nhà nước Mỗi dân tộc, quốc gia trên thế giới đã lựa chọn cho mình những biểu tượng nhất định. Những biểu tượng đó là Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, quốc ngữ, quốc thiều v.v... tức là những gì phần lớn tạo nên quốc thể. a) Quốc hiệu: Là tên gọi của đất nước Trong lịch sử, đất nước ta đã có nhiều tên gọi khác nhau như: Văn Lang, Âu Lạc, Giao Chỉ, Cửu Chân, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, An Nam ... Ngày 02091945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Theo Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà số 49/SL ngày 12101945, tiêu đề các văn bản nhà nước được ghi là: "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà năm thứ nhất" Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, ngày 02071976, Quốc hội ra Nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca, và tên nước là " cộng hoà xã
- hội chủ nghĩa việt nam". Quốc hiệu cùng với tiêu ngữ " Độc lập Tự do Hạnh phúc" cùng tạo thành tiêu đề văn bản được in trên đầu trang trang nhất. b) Quốc huy: Là huy hiệu của một nước hoặc hình tượng trưng cho một nước. Theo quy định tại Điều 142 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: "Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ " Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam"". Việc sử dụng Quốc huy được quy định tại Hướng dẫn số 3420/HDBVHTTDL ngày 02/10/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau: 1) Quốc huy có thể làm to, nhỏ tuỳ theo sự cần thiết. Các màu vàng ở mẫu Quốc huy có thể thay bằng mầu vàng kim nhũ, hoặc có thể dùng không tô mầu. 2) Quốc huy được treo ở chính của cơ quan, về phía trên, chỗ trông rõ nhất tại các cơ quan sau đây: a Nhà họp của Chính phủ b Nhà họp của Quốc hội khi họp c Trụ sở Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã, thành phố và thị xã d Bộ ngoại giao, các đại sứ quán và lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài. 3) Quốc huy có thể treo ở lễ đài các ngày lễ lớn: 15 và 29 do Chính phủ Trung ương hoặc các cấp chính quyền địa phương tổ chức. 4) Rước Quốc huy: trong các cuộc mít tinh, biểu tình, tổ chức ngày 15 và 29. 5) Quốc huy được in hoặc đóng dấu nổi trên các thư, giấy tờ sau: a Bằng, huân chương, bằng khen của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. b Các văn bản ngoại giao như quốc thư, uỷ nhiệm thư, thư giới thiệu của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. c Hộ chiếu.
- d Công hàm, thiếp mời, phong bì của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. đ Các thư từ, thiếp mời, phong bì cuả Chủ tịch Quốc hội trong việc giao thiệp với các cơ quan nước ngoài. e Công văn, thiếp mời, phong bì của các đại sứ quán và lãnh sự quán ở nước ngoài. Quốc huy cũng còn có thể được in trên tiền, một số loại tem tài chính v.v... và còn được khắc trên con dấu của một số cơ quan nhà nước nhất định như: Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội v.v... c) Quốc kỳ: là cờ tượng trưng cho một Quốc gia, cũng chính là Cờ Tổ quốc. Đồng thời đó cũng là biểu trưng một cách rõ ràng quyền lực của nhân dân ta, chủ quyền của mình đối với lãnh thổ, cương vực đã được phân định. Theo quy định của pháp luật, việc sử dụng Quốc kỳ cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1) Quốc kỳ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ thắm, giữa có ngôi sao vàng năm cánh mầu vàng tươi với các cánh sao làm theo đường thẳng, trung tâm của sao đặt đúng trung tâm của cờ. 2) Quốc kỳ được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng, chỉ treo ngoài nhà những ngày lễ tết. 3) Các cơ quan nhà nước, các trường học (kể cả học viện), các đơn vị vũ trang, các cửa khẩu biên giới, các cảng quốc tế phải có cột cờ và treo Quốc kỳ trước công sở, hoặc nơi trang trọng trước cửa cơ quan. 4) Các đơn vị vũ trang, các trường phổ thông, trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, các học viện, các trường đại học tổ chức chào cờ và hát Quốc ca
- một cách trang nghiêm vào sáng thứ hai hàng tuần, trước buổi học đầu tiên (không dùng băng ghi âm và hệ thống phóng thanh thay cho việc hát Quốc ca). 5) Quốc kỳ của nước ta treo với Quốc kỳ các nước khác trong những trường hợp sau: a Khi kỷ niệm Quốc khánh một nước bạn hay một nước ngoài. b Khi tiếp đón đoàn đại biểu Chính phủ của một nước. 6) Khi treo Quốc kỳ không để ngược ngôi sao. Treo Quốc kỳ ta với quốc kỳ nước khác: đứng đằng trước nhìn vào thì cờ của ta ở bên tay phải, cờ nước ngoài ở bên tay trái, các cờ phải làm đúng kiểu mẫu bằng nhau và treo đều nhau. 7) Khi có quốc tang thì đính vào phía trên Quốc kỳ một dải vải đen, dài bằng chiều dài Quốc kỳ, rộng bằng một phần mười chiều rộng Quốc kỳ. 8) Hình nền đỏ sao vàng được in trên các bằng huân chương, bằng khen, giấy khen của các cấp chính quyền. 9) Quốc kỳ được cắm vào xe ô tô của các đại sứ và lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài. Khi đón, đưa các đại biểu Chính phủ nước ngoài thì cắm Quốc kỳ của ta và Quốc kỳ nước ngoài vào xe ô tô dùng cho các đại biểu ấy. d) Quốc ca: Là bài hát được thừa nhận là chính thức của một Quốc gia. Theo quy định tại Điều 143 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:"Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài "Tiến quân ca"". Việc sử dụng Quốc ca theo các quy định tại Điều lệ số 975/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21071956, theo Thông báo của Chính phủ số 31TB ngày 15 021993, với nội dung chính sau: 1) Quốc ca có thể hát bằng lời hoặc cử nhạc khi: a Làm lễ chào cờ
- b Khai mạc và bế mạc những buổi họp long trọng do chính quyền hoặc đoàn thể tổ chức. c Hàng ngày khi bắt đầu buổi phát thanh thứ nhất và khi kết thúc buổi phát thanh cuối cùng của Đài Tiếng nói Việt Nam. 2) Khi cử Quốc ca, mọi người phải bỏ mũ, đứng nghiêm. 3) Cử Quốc ca của ta và quốc ca nước ngoài: cử quốc ca nước ngoài trước, Quốc ca ta sau. 4) Không dùng băng ghi âm và hệ thống phóng thanh thay cho việc hát Quốc ca khi chào cờ đựơc tổ chức vào sáng thứ hai hàng tuần, trước buổi học đầu tiên tại các đơn vị vũ trang, trường phổ thông, trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, các học viện, các trường đại học. Lễ chào cờ tại các buổi lễ lớn của Nhà nước hoặc các buổi đón tiếp mang tính nghi thức nhà nước, những buổi lễ kỷ niệm của ngành, địa phương có thể sử dụng băng ghi âm hoặc quân nhạc thay cho hát Quốc ca. d) Thể thức văn bản quản lý nhà nước Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. Thể thức văn bản là những yếu tố hình thức và nội dung của chúng đã được thể chế hoá. Tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLTVPCPBNV ngày 06/5/2005 của Vưn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ, văn bản quản lý nhà nước bao gồm những thành phần sau: 1. Quốc hiệu
- Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Độc lập Tự do Hạnh phúc”. 2. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp (nếu có). 3. Số, ký hiệu của văn bản a) Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật Số của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm số thứ tự đăng ký được đánh theo từng loại văn bản do cơ quan ban hành trong một năm và năm ban hành văn bản đó. Số được ghi bằng chữ số Ảrập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm; năm ban hành phải ghi đầy đủ các số; Ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan hoặc chức danh nhà nước (Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân số 31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004. b) Số, ký hiệu của văn bản hành chính Số của văn bản hành chính là số thứ tự đăng ký văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành trong một năm. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ảrập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Ký hiệu của văn bản hành chính Ký hiệu của quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt) và của các hình thức văn bản có tên loại khác bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ
- quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản. Ký hiệu của công văn bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo công văn đó (nếu có), ví dụ: 4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh: + Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương: là tên của thành phố trực thuộc Trung ương. + Đối với các tỉnh: là tên của thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc của huyện nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở, ví dụ: Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp huyện là tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ví dụ: Địa danh ghi trên văn bản của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và của các tổ chức cấp xã là tên của xã, phường, thị trấn đó, ví dụ: b) Ngày, tháng, năm ban hành văn bản Ngày, tháng, năm ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản quy phạm pháp luật khác và văn bản hành chính là ngày, tháng, năm văn bản được ký ban hành. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ ngày ... tháng ... năm …; các số chỉ ngày, tháng, năm dùng chữ số Ảrập; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 ở trước. 5. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản a) Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban
- hành. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, đều phải ghi tên loại, trừ công văn. b) Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ, phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản. 6. Nội dung văn bản a) Nội dung văn bản Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của một văn bản, trong đó, các quy phạm pháp luật (đối với văn bản quy phạm pháp luật), các quy định được đặt ra; các vấn đề, sự việc được trình bày. b) Bố cục của văn bản Văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng thì tuỳ theo nội dung có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; đối với văn bản có phạm vi điều chỉnh hẹp thì bố cục theo các điều, khoản, điểm. Các phần, chương, mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tiêu đề. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới. Văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục như sau: Nghị quyết: theo điều, khoản, điểm hoặc theo khoản, điểm; Nghị định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm; các quy chế (điều lệ) ban hành kèm theo nghị định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm; Quyết định: theo điều, khoản, điểm; các quy chế (quy định) ban hành kèm theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm; Chỉ thị: theo khoản, điểm; Thông tư: theo mục, khoản, điểm. Văn bản hành chính có thể được bố cục như sau:
- Quyết định (cá biệt): theo điều, khoản, điểm; các quy chế (quy định) ban hành kèm theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm; Chỉ thị (cá biệt): theo khoản, điểm; Các hình thức văn bản hành chính khác: theo phần, mục, khoản, điểm. 7. Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền a) Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau: Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt) vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức; Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” (ký thay) vào trước chức vụ của người đứng đầu; Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” (thừa lệnh) vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” (thừa uỷ quyền) vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. b) Chức vụ của người ký Chức vụ ghi trên văn bản là chức danh lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức; chỉ ghi chức danh như Bộ trưởng (Bộ trưởng, Chủ nhiệm), Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc v.v.., không ghi lại tên cơ quan, tổ chức, trừ các văn bản liên tịch, văn bản do hai hay nhiều cơ quan, tổ chức ban hành; văn bản ký thừa lệnh, thừa uỷ quyền và những trường hợp cần thiết khác do các cơ quan, tổ chức quy định cụ thể. c) Họ tên bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản. Đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác, trừ văn bản của các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, trong những trường
- hợp cần thiết, có thể ghi thêm học hàm, học vị. 8. Dấu của cơ quan, tổ chức Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐCP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và quy định của pháp luật có liên quan. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành. 9. Nơi nhận Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản với mục đích và trách nhiệm cụ thể như để kiểm tra, giám sát; để xem xét, giải quyết; để thi hành; để trao đổi công việc; để biết và để lưu. Đối với văn bản chỉ gửi cho một số đối tượng cụ thể thì phải ghi tên từng cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản; đối với văn bản được gửi cho một hoặc một số nhóm đối tượng nhất định thì nơi nhận được ghi chung, ví dụ: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã (thuộc tỉnh ...).
- Đối với những văn bản có ghi tên loại, nơi nhận bao gồm từ “nơi nhận” và phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản. Đối với công văn hành chính, nơi nhận bao gồm hai phần: Phần thứ nhất bao gồm từ “kính gửi”, sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc; Phần thứ hai bao gồm từ “nơi nhận”, phía dưới là từ “như trên”, tiếp theo là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận công văn. 10. Dấu chỉ mức độ khẩn, mật a) Dấu chỉ mức độ khẩn: b) Dấu chỉ mức độ mật: Việc xác định và đóng dấu độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc mật), dấu thu hồi đối với văn bản có nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. 11. Các thành phần thể thức khác 1.4. Những vấn đề về công tác lễ tân, hay tổ chức tiếp đãi khách Lễ tân nhà nước là tổng hợp các nghi thức, thủ tục trong việc đón, tiễn, giao tiếp với khách nhằm giải quyết những công việc có liên quan đến quan hệ nội bộ nhà nước, giữa các nhà nước, cũng như giữa nhà nước và công dân. Như vậy, về cơ bản, lễ tân được hiểu là tổng hợp những quy định, nghi thức, thủ tục được các nhà nước tuân thủ thực hiện trong giao tiếp quốc tế. Tổ chức tiếp khách là một trong những hoạt động quan trọng, một công tác cơ bản của các cơ quan công quyền, các đoàn thể, các tổ chức khác nhau. Công tác này được thực hiện không chỉ nhằm để giao tiếp xã hội thuần thuý, đảm bảo hoạt động thông suốt đối với các hệ quả của quá trình quản lý, mà còn
- tạo cho các nhà quản lý có điều kiện xem xét, đánh giá hiệu quả công việc từ phía bên ngoài. Việc tiếp khách đến giao dịch cần được tiến hành đảm bảo các yêu cầu nhất định. Trước tiên, cần được bố trí phòng thường trực cơ quan để khách ngồi đợi trước khi vào làm việc. Tại đây cần treo bảng nội quy tiếp khách có nội dung ngắn gọn để khách biết cần phải làm gì khi có việc đến giao dịch. Nhân viên trực có trách nhiệm niềm nở chào và hỏi khách đến gặp ai, đã có hẹn trước chưa v.v.... Sau đó nhân viên trực nhanh chóng thông báo chính xác về sự hiện diện của khách để người có trách nhiệm ra tận phòng thường trực đón và hướng dẫn khách về phòng làm việc của mình. Để làm việc đón khách vào, lãnh đạo cơ quan có thể thân hành hoặc thông qua người thư ký. Lúc này, người thư ký có vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ đó là nhân vật đại diện đầu tiên của cơ quan, đơn vị đối với khách, tạo nên ấn tượng đầu tiên cho khách và nếu đó là ấn tượng tốt thì công việc có thể được nói là” đầu xuôi đuôi lọt”. Thêm nữa, người thư ký còn là người trực tiếp giải quyết những yêu cầu của một số khá lớn khách đến giao dịch với lãnh đạo cơ quan, tổ chức. Người thư ký có trách nhiệm đón khách một cách niềm nở, thân thiện, tin tưởng, bình tĩnh, không bao giờ hoảng sợ, trả lời khách một cách có ý thức, rõ ràng, lễ độ. Nếu đang bận nói chuyện qua điện thoại hoặc một việc gì khác không thể dừng, thì người thư ký vẫn phải chào hỏi khách để khách biết là sẽ được tiếp ngay sau khi người thư ký đó xong việc. Việc từ chối đón tiếp một người khách nào đó phải được thực hiện một cách hết sức thận trọng, lịch sự. Người thư ký cũng có trách nhiệm chào khách lúc khách làm việc với lãnh đạo xong ra về.
- Khi đón tiếp khách nước ngoài lại càng phải chú trọng đến việc thực hiện sao cho khách có ấn tượng ban đầu về sự nồng hậu, thân thiện của sự đón tiếp. Việc đón tiếp các đoàn khách có khác nhau về mặt nghi lễ tuỳ theo tính chất của mỗi đoàn. Công tác này đã được quy định tại Nghị định số 82/2001/NĐCP ngày 06 thỏng 11 nam 2001 về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài. Bố trí chỗ ngồi cho khách là công việc tiếp theo không kém phần quan trọng trong công tác lễ tân, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và hiệu quả của hoạt động được tổ chức. Bố trí chỗ ngồi phải thích hợp theo thứ bậc của từng người. Tuỳ theo tính chất, nội dung của từng loại hoạt động mà có cách bố trí sao cho thích hợp. Sắp xếp cho những người tham gia hội nghị, hội thảo, họp bàn, hội đàm v.v... phải theo những nguyên tắc nhất định, đó là: 1) Nguyên tắc ngôi thứ: ngôi thứ và cấp bậc được dựa trên các nguồn khác nhau như từ danh sách các ngôi thứ chính thức do nhà nước và tổ chức định chế công bố, từ tập quán ngoại giao ngày càng được hoàn thiện theo năm tháng trong quan hệ quốc tế, từ sự tôn kính đối với một số thành viên trong xã hội hay phép tắc xã giao giữa các thành viên của cộng đồng. 2) Nguyên tắc ”đoàn khách tự định đoạt”: chỗ ngồi của khách nước ngoài cùng một nước do chính quyền nước đó xác định; đoàn khách tự chỉ định người đứng đầu và thứ bậc của mỗi người. 3) Nguyên tắc bình đẳng giữa các nước: cần xác định những tiêu chuẩn khách quan để xác lập ngôi thứ các nguyên thủ quốc gia với nhau và giữa các phái đoàn với nhau, ví dụ như: sắp xếp theo thâm niên chức vụ, xếp chỗ theo thứ tự vần chữ cái tên của nước có đại diện hoặc rút thăm.
- 4) Nguyên tắc ngôi thứ không uỷ quyền: một người khi đại diện một người khác thì không thể được đối xử như người mình đại diện. Trừ trường hợp liên quan đến nguyên thủ quốc gia. Để có những vinh dự như nhau, người thay thế phải cùng cấp. Một người thay thế có thứ bậc thấp hơn không nhất thiết phải được mời phát biểu hoặc lên bục danh dự. 5) Nguyên tắc ”nhường chỗ”: chủ một buổi lễ tiếp một nhân vật cấp bậc cao hơn sẽ lịch sự nhường chỗ quan trọng nhất (vị trí số 1: vị trí trung tâm, sau đó vị trí đối diện hoặc bên tay phải là vị trí số 2) cho khách. 6) Nguyên tắc tuổi tác và thâm niên: người nhiều tuổi xếp trên người ít tuổi, người cùng chức vụ có thâm niên lâu hơn được xếp trước, người tiền nhiệm xếp sau người đương nhiệm. 7) Nguyên tắc ưu tiên phụ nữ: khách nữ có cùng cấp bậc được ưu tiên xếp trước khách nam. 8) Nguyên tắc "người được mời": các cặp vợ chồng được xếp chỗ theo cấp bậc người giữ cương vị được mời. 9) Nguyên tắc "dân sự trước tôn giáo": các chức sắc tôn giáo xếp sau các chức sắc dân sự tại các buổi lễ thông thường. 10) Nguyên tắc người có công: ưu tiên những người có huân, huy chương, được những giải đặc biệt, có uy tín trong các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học v.v.... 11) Nguyên tắc bên phải trước bên trái sau: người quan trọng nhất ở bên phải chủ nhân rồi người quan trọng thứ hai ở bên trái và cứ thế xen kẽ tiếp theo. 12) Nguyên tắc "đối diện tương đồng": Chủ nhân ngồi đối diện với với khách chính, sau đó theo quy tắc phải trái và xen kẽ sẽ xếp các vị chủ, khách
- khác. Chủ khách có thể ngồi theo kiểu “ Chủ toạ kiểu Pháp”, hoặc “ Chủ toạ kiểu Anh”. “Chủ toạ kiểu Pháp” là kiểu sơ đồ bàn, theo đó chủ và khách ngồi chính giữa bàn, đối diện nhau. Các vị trí tiếp theo theo nguyên tắc "phải trước trái sau". Còn "chủ toạ kiểu Anh" là kiểu sơ đồ bàn, theo đó chủ và khách chính ngồi ở hai đầu bàn, đối diện nhau. Các vị trí tiếp theo vẫn theo nguyên tắc "phải trước trái sau". 1.5. Những vấn đề có liên quan đến kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức trong giải quyết những công việc nội bộ nhà nước và hoạt động giao tiếp với các tổ chức và công dân. Có thể thấy, trong giao tiếp, con người luôn luôn thể hiện một lực hấp dẫn nào đó để thực hiện ý đồ giao tiếp của mình và cái hấp dẫn đó phần nào tiềm ẩn trong năng lực ứng xử và khả năng khai thác năng lực đó ở mỗi cá nhân. Sự hấp dẫn đó được truyền đạt tới đối tượng giao tiếp thông qua trang phục, những cái bắt tay, giọng nói, vóc dáng, hoạt động nội tâm được biểu hiện bởi những yếu tố ngôn ngữ điệu bộ đó. Quyết định số 129/2007/QĐTTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. 1) Trang phục Trang phôc cña cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ ph¶i ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập lớn: Tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của hệ điều hành android
35 p | 613 | 129
-
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ ASP.NET MVC
122 p | 332 | 82
-
Thảo luận nhóm: Tìm hiểu về công ty Sữa Vinamilk Việt Nam
47 p | 818 | 64
-
Luận văn đề tài " Tìm hiểu về lịch sử mỹ thuật ứng dụng Việt Nam "
30 p | 514 | 55
-
Đề tài: Tìm hiểu về muối KLC
38 p | 304 | 48
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu các công trình kiến trúc Pháp tại Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch
126 p | 201 | 34
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Lịch sử phát triển và ứng dụng của xà phòng và chất tẩy rửa
24 p | 28 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu các công trình kiến trúc Pháp ở Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
99 p | 137 | 13
-
Bài tập lớn chủ đề: Thăng Long - Hà Nội từ năm 1802 đến nay
25 p | 38 | 13
-
Khoá luận tốt nghiệp: Bước đầu tìm hiểu về Công giáo ở tỉnh Thủ Dầu Một từ năm 1899 đến năm 1945
59 p | 20 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp: Tìm hiểu vật liệu carbon nano tubes (CNT)
54 p | 25 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Ca dao Nam bộ về lịch sử
81 p | 18 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về làn điệu Sình Ca của người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
11 p | 101 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp ngành Bảo tàng học: Tìm hiểu di tích đình Lương, xã Tri Phương, huyện Tiên Du,tỉnh Bắc Ninh
9 p | 72 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Bảo tàng học: Bước đầu tìm hiểu về Trưng bày chuyên đề Tín ngưỡng Thờ Mẫu: Tâm- Đẹp- Vui tại Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam
9 p | 100 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Văn hóa du lịch: Khu di tích Yên Thế với sự phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Giang
6 p | 45 | 3
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp ngành Bảo tàng học: Tìm hiểu di tích chùa Đại Bi, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
9 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn