Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp cổ phần
lượt xem 189
download
Trong những năm gần đây, cùng với việc đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp cổ phần sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, do đó các NHTM ngày càng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp cổ phần
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp cổ phần
- Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp cổ phần Trong những năm gần đây, cùng với việc đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp cổ phần sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, do đó các NHTM ngày càng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp cổ phần. Về cho vay doanh nghiệp cổ phần Theo báo cáo của 5 NHTM Nhà nước, tăng trưởng cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần (bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và doanh nghiệp cổ phần khác) trong những năm gần đây ở mức cao, đặc biệt là từ năm 2003 do quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần liên tục tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế (12/2004 dư nợ 25.212 tỷ đồng, chiếm 5,47% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế, 12/2005, con số này là 44.086 tỷ đồng và 7.93%). Tính đến 31/5/2006 dự nợ cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần khoảng 51.603, chiếm 8,8% tổng dư nợ của toàn hệ thống đối với nền kinh tế. Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp cổ phần (năm 2004 là 75,89%, năm 2005 là 73,3%, tháng 5 năm 2006 khoảng 73,98%). Dư nợ cho vay 5 tháng đầu năm 2006 đối với các doanh nghiệp cổ phần tăng 17,05% so với dư nợ cuối tháng 12/2005, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (4,94%); trong đó tốc độ tăng trưởng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá khoảng 18,13% và doanh nghiệp cổ phần khác khoảng 14,1%. Thực trạng sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của DN cổ phần Tính đến tháng 5/2006, nợ xấu của doanh nghiệp cổ phần khoảng 2.742 tỷ đồng, chiếm 14,72% tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, trong đó chủ yếu là nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, khoảng 2.484 tỷ đồng, chiếm 90,6% tổng nợ xấu của các doanh nghiệp cổ phần. Tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp cổ phần khoảng 5,31% trên tổng dư nợ vay của doanh nghiệp cổ phần, cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung (3,2%); trong đó, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá có tỷ lệ nợ xấu là 6,51%, doanh nghiệp cổ phần khác là 1,92% trên tổng dư nợ vay. - Tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp cổ phần có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây (tỷ lệ nợ xấu năm 2003: 1,77%, năm 2004: 2,13%, năm 2005: 7,72%, tháng 5 năm 2006: 6,51%) chủ yếu là do một số nguyên nhân sau: (1) một số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá còn chưa bắt kịp được với cơ chế thị trường, bộ máy quản lý chưa thực sự hiệu quả, máy móc thiết bị lạc hậu, sức cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm còn thấp, ảnh hưởng lớn đến hiệu qủa kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng trả nợ trở nên khó khăn; (2) các NHTM thực hiện cơ chế phân loại nợ mới phù hợp với thông lệ quốc tế nên nợ xấu có sự gia tăng. - Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp cổ phần sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích, bảo đảm kinh doanh hiệu quả, quan hệ tín dụng sòng phẳng, tạo uy tín tốt đối với các NHTM; qua đó các NHTM tăng sự tin tưởng đối với doanh nghiệp cổ phần, tạo lập được các khách hàng truyền thống và có chính sách khuyến khích, ưu đãi liên quan đến quan hệ tín dụng. Một số mặt được trong quan hệ tín dụng giữa các NHTM với các doanh nghiệp cổ phần - Các DNNN sau khi cổ phần hoá đã được thay đổi về cách thức quản lý, việc quyết định phương án, dự án SXKD và đầu tư vốn, quản lý doanh nghiệp có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực đã tạo niềm tin cho NHTM về tình hình tài chính minh bạch, từ đó có động thái tích cực, chủ động hơn khi đầu tư vốn cho DN cổ phần hoá.
- - Các DN cổ phần hoá đều kế thừa các hợp đồng tín dụng của DNNN trước khi cổ phần hoá và tiếp tục trả nợ gốc lãi cho NHTM theo quá trình sản xuất kinh doanh. - NHTM áp dụng cơ chế tín dụng và cho vay có bảo đảm bằng tài sản và không có bảo đảm bằng tài sản bình đẳng như các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp cổ phần hoá được vay vốn như DNNN trước khi cổ phần hoá nếu vẫn SXKD có hiệu quả, trả nợ sòng phẳng. - Việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản có cơ sở pháp lý để thực hiện vì doanh nghiệp cổ phần hoá đã có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. - Đối với doanh nghiệp cổ phần hoá có khó khăn tài chính tạm thời thì được các NHTM áp dụng việc cơ cấu lại nợ theo cơ chế hiện hành và tiếp tục cho vay mới để doanh nghiệp cổ phần hoá tiếp tục phát triển SXKD. Một số khó khăn, vướng mắc - Một số địa phương thực hiện cổ phần hoá DNNN thuộc diện phải giải thể theo Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp hình thành sau cổ phần hoá không có sự thay đổi về năng lực tài chính, vốn điều lệ thấp, thậm chí ngày càng thua lỗ lớn và không có khả năng trả các khoản nợ tồn đọng. - Thủ tục cấp con dấu cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa quá chậm (khoảng 1 tháng sau khi có quyết định thành lập và đăng ký kinh doanh) trong khi doanh nghiệp có những hoạt động thường xuyên với ngân hàng, liên tục, do đó nhiều doanh nghiệp đã sử dụng con dấu cũ (của pháp nhân cũ) mà không thông báo cho ngân hàng nên các giao dịch giữa ngân hàng và doanh nghiệp trở nên vô hiệu trong khỏang thời gian đó. - Việc hoàn tất thủ tục chuyển giao tài sản, quyền và nghĩa vụ từ DNNN sang doanh nghiệp cổ phần gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và thường diễn ra rất chậm chạp: đực biệt đối với việc cấp sổ dỏ cho thuê đất và giao đất nên việc thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của doanh nghiệp gặp khó khăn. - Thông tin về tài chính DN và tín dụng ngân hàng, từ DN à NHTM à Trung tâm thông tin tín dụng – NHNN (CIC) và ngược lại, chưa được thông suốt và cập nhật, khối lượng thông tin chưa được đầy đủ, cho nên chưa đáp ứng được tốt nhu cầu thông tin của các bên để đánh giá, thẩm định khoản vay và kiểm soát chất lượng tín dụng còn hạn chế. Admin (Theo SBV)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tín dụng ngân hàng
27 p | 1906 | 772
-
Hộ sản xuất và tín dụng ngân hàng
5 p | 733 | 359
-
Chương 3 - Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng
21 p | 401 | 57
-
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
17 p | 374 | 55
-
Chương I: Kinh tế hộ sản xuất và tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất
53 p | 137 | 45
-
Quản trị tín dụng ngân hàng
51 p | 184 | 44
-
Bài giảng Tín dụng ngân hàng: Chương 1 - GV. Trần Nguyễn Trùng Viên
59 p | 149 | 19
-
Đánh giá nhân tố ảnh hưởng hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam
6 p | 95 | 7
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng ngân hàng đối với tiểu thương: Nghiên cứu trường hợp cụ thể tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
15 p | 10 | 6
-
Các rào cản trong tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh khu vực nông nghiệp - nông thôn
7 p | 85 | 5
-
Cơ chế tác động của tín dụng ngân hàng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3 p | 22 | 4
-
Giáo trình Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại: Phần 1
188 p | 12 | 4
-
Tác động của tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
8 p | 4 | 4
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên
7 p | 24 | 3
-
Bài viết Tín dụng ngân hàng đối với đồng bằng Sông Cửu Long: Kết quả 6 tháng đầu năm 2013 và một số đề xuất
7 p | 67 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào
17 p | 41 | 2
-
Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa - nhìn từ hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp xuất khẩu
9 p | 6 | 2
-
Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
13 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn