Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ở các khu công nghiệp tại thủ đô Hà
lượt xem 19
download
Sự ra đời các khu công nghiệp (KCN) đã có lịch sử khá lâu đời, gắn liền với sự phát triển ngành công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, ngay từ năm 1970 ở Hà Nội đã hình thành một số khu công nghiệp và đã phát huy được vai trò dẫn đường của ngành công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế. Cho tới năm 1986, khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế, nhiều khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất (gọi chung là khu công...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ở các khu công nghiệp tại thủ đô Hà
- Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ở các khu công nghiệp tại thủ đô Hà Nội (GD&TĐ) - Sự ra đời các khu công nghiệp (KCN) đã có lịch sử khá lâu đời, gắn liền với sự phát triển ngành công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, ngay từ năm 1970 ở Hà Nội đã hình thành một số khu công nghiệp và đã phát huy được vai trò dẫn đường của ngành công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế. Cho tới năm 1986, khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế, nhiều khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất (gọi chung là khu công nghiệp – khu chế xuất) đã được hình thành khắp cả nước, trong đó có Hà Nội. Các KCN đã có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, xuất nhập khẩu hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời tác động tích cực đến quá trình đô thị hoá. Tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng đã có đóng góp nhất định vào sự hình thành và phát triển các KCN của cả nước cũng như Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, KCN là một mô hình kinh tế mới mà các ngân hàng thương mại chưa có giải pháp thích ứng để mở rộng cho vay, cả doanh nghiệp trong các KCN tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. 1. Khái niệm về khu công nghiệp Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đưa ra khái niệm về KCN tổng hợp như sau: “KCN tổng hợp là khu chuyên sản xuất hàng hoá và thực hiện các hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở...có ranh giới địa lý xác định, gồm những khu vực dành cho công nghiệp, các dịch vụ liên quan, thương mại và dân cư. Khu vực công nghiệp có thể là khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao”. Tại Việt Nam, khái niệm khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao (KCNC) được nêu trong Nghị định số 36/CP ngày 24/04/1997 như sau: “Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất”. 2. Vài nét về sự hình thành, phát triển các khu công nghiệp trên thế giới. Loại hình khu công nghiệp (KCN) được xuất hiện đầu tiên và sớm nhất ở nước Anh, sau đó ở các nước Châu âu, Châu Mỹ La tinh, Châu á và Châu Phi. Theo số liệu của Hội đồng Nghiên cứu Phát triển quốc tế (IDRC), trên thế giới hiện có khoảng 12.600 KCN nằm rải rác ở hơn 90 nước, trong đó: Mỹ có 8.800 KCN, Canada có 1.200 KCN, Đức có 300 KCN, Anh có 200 KCN, Hà Lan có 130 KCN...Mã Lai hiện đang dẫn đầu với con số 166 KCN, Hàn Quốc 147 KCN, Inđônexia 117 KCN, Philipines 63 KCN, Singapore 28 KCN và Thái Lan 23 KCN. 3. Quá trình hình thành và phát triển các KCN tại Thủ đô Hà Nội
- Thời kỳ trước năm 1993 có 9 KCN, cụm CN cũ đã được hình thành ở Hà Nội là: KCN Minh Khai – Vĩnh Tuy – Mai Động có dịên tích 81 ha; KCN Trương Định – Đuôi Cá có diện tích 32 ha; KCN Văn Điển – Pháp Vân có diện tích 39 ha; KCN Thượng Đình có diện tích 76 ha; KCN Cầu Diễn – Mai Dịch có diện tích 27 ha; KCN Gia Lâm - Đức Giang - Cầu Đuống có diện tích 38 ha; KCN Đông Anh có diện tích 68 ha; KCN Cầu Bươu có diện tích 4 ha; KCN Chèm có diện tích 14 ha. Các KCN nêu trên đều được xây dựng cách đây từ 15 năm đến 40 năm theo mô hình cũ, nằm xen kẽ, rải rác, phân tán cả với dân cư và các cơ sở kinh tế - xã hội khác; không phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng; không được tổ chức quản lý theo từng khu, không có sự hỗ trợ lẫn nhau và hầu hết doanh nghiệp hoạt động trong đó là doanh nghiệp Nhà nước. Thời kỳ sau năm 1993, Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Ban quản lý KCN và chế xuất nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các KCN và CX tại Thủ đô. Qua gần 20 năm đi vào hoạt động đến nay, Hà Nội đã hình thành 6 KCN tập trung và 11 khu cụm CN vừa và nhỏ, như KCN Sài Đồng, KCN Nội Bài, KCN Bắc Thăng Long ... 4. Vai trò và các hình thức tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp tại các KCN Các ngân hàng có thể áp dụng đồng thời nhiều hình thức tín dụng đối với các doanh nghiệp trong các KCN. Nhìn chung có thể xếp loại tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp tại các KCN thuộc loại hình tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn. Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng như: - Tín dụng ngân hàng là nguồn bổ sung vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN; - Tín dụng ngân hàng là nguồn bổ sung vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn cố định nhằm đổi mới trang thiết bị, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với các doanh nghiệp trong KCN; - Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tại các KCN; - Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong các KCN góp phần cải thiện năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý tài chính của doanh nghiệp trong các KCN; - Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong các KCN góp phần tăng thu hút vốn nhàn rỗi trong nước, mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; - Tín dụng ngân hàng góp phần thu hút vốn nước ngoài phục vụ cho hoạt động và phát triển các KCN; - Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong các KCN cho phép ngân hàng cải thiện về thu nhập, nâng cao vị thế cạnh tranh và phát triển lâu dài; - Cùng với việc cung cấp tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp trong KCN một cách có hiệu quả, các ngân hàng cũng đồng thời đóng góp vào việc thực hiện thành công các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước.
- 5.Một số tồn tại, hạn chế trong việc cấp tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp trong các KCN ở Hà Nội - Chưa có cơ chế chính sách riêng đối với việc cho vay các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN; - Các KCN tập trung mới được hình thành và các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp trong nước có kết quả kinh doanh và tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ ... nên không đáp ứng đủ điều kiện để các ngân hàng xem xét cho vay theo quy chế cho vay hiện tại; - Bất cập về đất đai, đặc biệt là thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kéo dài, ảnh hưởng đến ký kết hợp đồng thế chấp và quản lý tài sản bảo đảm tiền vay. Hình thức bảo lãnh, cầm cố tài sản trong cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN còn nhiều bất cập; - Đối tượng cho vay trung, dài hạn còn hạn chế, chưa thống nhất. - Lãi suất đồng USD cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng nuớc ngoài thấp hơn các ngân hàng trong nước; - Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì toàn bộ đầu vào và đầu ra đều phụ thuộc vào công ty mẹ nên ngân hàng không thể kiểm soát được tình hình tài chính, tình hình lỗ, lãi của doanh nghiệp; - Trình độ cán bộ thẩm định dự án còn bất cập, trình độ ngoại ngữ bị hạn chế đã ảnh hưởng đến giao tiếp, nên làm cho tình hình thông tin không cân xứng giữa ngân hàng và doanh nghiệp càng trở nên trầm trọng; - Chưa thiết lập được các kênh thông tin hiệu quả giữa Ban quản lý các KCN và ngân hàng để mở rộng cho vay; các ngân hàng chưa có kế hoạch phát triển mạng lưới giao dịch tại các KCN. 6. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong các KCN ở Hà Nội. a. Giải pháp: Một là, cần có quy định riêng việc cho vay đối với doanh nghiệp trong các KCN. Mô hình các KCN ở Việt Nam ra đời và hoạt động theo quy chế của Chính phủ, như là một tổ chức hành chính – kinh tế đặc thù. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là cần có một quy định riêng về cho vay đối với các doanh nghiệp trong các KCN. Hai là, các ngân hàng cần nâng cao chất lượng thiết lập thời hạn cho vay sao cho thích hợp với quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp trong các KCN. Các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh, đối tượng vay vốn, mục đích vay vốn, khả năng thu hồi vốn khác nhau. Vì vậy, các ngân hàng cần xác định đúng các tiêu chí này để phát triển các loại cho vay theo các loại thời hạn khác nhau, gồm cả cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ba là, cần sử dụng công cụ lãi suất một cách linh hoạt. để vừa đảm bảo lợi ích tổng thể, vừa đảm bảo chênh lệch lãi suất và cải thiện được chỉ tiêu thu nhập ngoài tín dụng. Bốn là, cần nghiên cứu phát triển hình thức cho vay hợp vốn, kể cả hợp vốn với nước ngoài. Làm được như vậy sẽ giảm thiểu được rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp
- có nhu cầu vay vốn lớn, đồng thời giải quyết được các khó khăn về nguồn vốn và tránh tổn thất về tài chính. Năm là, mở rộng hoạt động cho thuê tài chính, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các KCN vừa và nhỏ. Cần mở rộng cho vay trung và dài hạn dưới hình thức thuê tài chính, trên cơ sở phát huy năng lực của các công ty cho thuê tài chính để giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuê mua các tài sản là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Sáu là, mở rộng hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch tại các KCN tập trung. Các ngân hàng cần có kế hoạch phát triển mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch nhằm tăng khả năng tiếp cận và thiết lập các mối quan hệ với các doanh nghiệp trong các KCN nhằm huy động vốn và tăng cường đầu tư tín dụng. Bẩy là, tăng cường đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là đối với cán bộ quản lý điều hành, cán bộ kinh doanh và cán bộ thường xuyên có giao dịch tiếp xúc với khách hàng. Tám là, tăng cường công tác hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngân hàng hiện đại của doanh nghiệp trong KCN. Chín là, mở rộng huy động vốn phục vụ nhu cầu mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp trong KCN. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn từ các doanh nghiệp, khuyến khích huy động vốn qua hình thức kiều hối, tăng cường công tác thông tin truyền thông. b.Kiến nghị: Đối với Nhà nước: Nhà nước cần sớm hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển các ngành công nghiệp nhằm hình thành cơ cấu hợp lý trong các KCN; hoàn thiện cơ chế chính sách về đất đai, lao động và phát triển thị trường lao động; hoàn thiện cơ chế chính sách về thuế, chính sách về thủ tục hải quan đối với KCN. Đối với Ngành ngân hàng: Khuyến khích các ngân hàng tham gia quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng cơ chế tỷ giá theo hướng khuyến khích xuất khẩu; cải tiến nghiệp vụ và ký hợp đồng tay ba với doanh nghiệp và tổ chức giám định khi cho vay máy móc thiết bị. Đối với chính quyền địa phương: UBND thành phố cần tập trung vào nhiệm vụ xây dựng cơ chế, quy hoạch, thành lập các KCN và cụm công nghiệp, thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng; vận động thu hút đầu tư, thẩm định cấp giấy phép đầu tư; quản lý hoạt động các KCN và cụm công nghiệp đồng bộ. Ban quản lý KCN và CX thành phố cần được trao quyền đầy đủ và chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp toàn bộ các hoạt động của KCN. Đối với các doanh nghiệp: Cần tăng cường xây dựng chiến lược thích hợp để tăng năng lực tài chính, làm đúng chế độ hạch toán kế toán; tăng năng lực triển khai các dự án, thiết
- lập hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường theo quy định của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế; kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý để tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. 7. Kết luận Sự phát triển các KCN là một tất yếu khách quan trong quá trình CNH – HĐH của bất cứ nước nào trên thế giới. Các doanh nghiệp trong các KCN muốn hoạt động có hiệu quả, đòi hỏi tất yếu phải nâng cao vai trò hỗ trợ của tín dụng ngân hàng, không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng bằng nhiều hình thức khác nhau.Qua một số phân tích về những tồn tại và hạn chế trong việc cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp trong các KCN ở Hà Nội, bài viết đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN ngày càng phát triển và đi đúng hướng hơn. Trần Văn Hùng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tín dụng ngân hàng
27 p | 1905 | 772
-
Hộ sản xuất và tín dụng ngân hàng
5 p | 733 | 359
-
Chương 3 - Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng
21 p | 401 | 57
-
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
17 p | 374 | 55
-
Chương I: Kinh tế hộ sản xuất và tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất
53 p | 137 | 45
-
Quản trị tín dụng ngân hàng
51 p | 184 | 44
-
Bài giảng Tín dụng ngân hàng: Chương 1 - GV. Trần Nguyễn Trùng Viên
59 p | 149 | 19
-
Đánh giá nhân tố ảnh hưởng hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam
6 p | 95 | 7
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng ngân hàng đối với tiểu thương: Nghiên cứu trường hợp cụ thể tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
15 p | 10 | 6
-
Các rào cản trong tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh khu vực nông nghiệp - nông thôn
7 p | 84 | 5
-
Cơ chế tác động của tín dụng ngân hàng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3 p | 21 | 4
-
Giáo trình Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại: Phần 1
188 p | 12 | 4
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên
7 p | 24 | 3
-
Bài viết Tín dụng ngân hàng đối với đồng bằng Sông Cửu Long: Kết quả 6 tháng đầu năm 2013 và một số đề xuất
7 p | 67 | 3
-
Tác động của tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
8 p | 3 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào
17 p | 41 | 2
-
Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa - nhìn từ hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp xuất khẩu
9 p | 6 | 2
-
Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
13 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn