Tình huống báo chí
lượt xem 60
download
Cùng một sự kiện xẩy ra nhưng phóng viên của các báo không đồng quan điểm (hoặc hoàn toàn trái ngược) với quan điểm của mình. Ông Campblle Brown bình luận viên của đài CNN, đã từng nói một câu rất nổi tiếng khi đánh giá vai trò của nhà báo trong nhận định đánh giá sự việc là “khi ứng cử viên A nói trời đang mưa, còn ứng cử viên B nói trời đang nắng, nên nhà báo phải nhìn ra ngoài trời thôi”. Có thể thấy vai trò của nhà báo khi thẩm định thông tin...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình huống báo chí
- Tình huống báo chí Cùng một sự kiện xẩy ra nhưng phóng viên của các báo không đồng quan điểm (hoặc hoàn toàn trái ngược) với quan điểm của mình. Ông Campblle Brown bình luận viên của đài CNN, đã từng nói một câu rất nổi tiếng khi đánh giá vai trò của nhà báo trong nhận định đánh giá sự việc là “khi ứng cử viên A nói trời đang mưa, còn ứng cử viên B nói trời đang nắng, nên nhà báo phải nhìn ra ngoài trời thôi”. Có thể thấy vai trò của nhà báo khi thẩm định thông tin là vô cùng quan trọng, điều đó quyết định cho một bài phóng sự đúng, trúng và hay. Nếu khi đi viết về một sự kiện xẩy ra mà các nhà báo không đồng quan điểm hay quan điểm trái ngược chiều nhau thì cái tôi (chính bản thân nhà báo) là nhân tố đóng vai trò quyết định. Nhà báo lúc này phải từng bước điều tra, thẩm định thông tin, nhằm đưa ra một cái nhìn chính xác nhất về sự kiện xẩy ra. Thực hiện phóng sự là một tiến trình khó nhọc đòi hỏi phải thu thập tin tức thực tế và kiểm tra lại một cách cẩn thận, xem các tin này có chính xác hay không. Cái căn bản nhất trong quá trình thu thập thông tin là các thông tin đó phải trả lời được các câu hỏi: ai? cái gì? khi nào? ở đâu? tại sao và như thế nào?. Tùy thuộc vào tính phức tạp của câu chuyện mà người phóng viên có thể hỏi các câu hỏi này theo các cách khác nhau. Ai: • Ai được nhắc đến trong câu chuyện? • Ai bị ảnh hưởng bởi câu chuyện? • Ai là người thích hợp để nói câu chuyện này? • Ai không có trong câu chuyện? Ai có nhiều thông tin hơn về câu chuyện này? • Ai đang xung đột trong câu chuyện? họ có điểm gì chung không?
- • Tôi cần nói chuyện này với ai nữa? Cái gì: • Cái gì xẩy ra? • Đâu là điểm quan trọng của câu chuyện? Tôi thực sự đang định nói điều gì? • Độc giả, khán giả cần biết điều gì để hiều được câu chuyện này? • Điều gì làm tôi ngạc nhiên? Điều gì là quan trọng nhất mà tôi đã học được qua thực tế này? • Mọi tình hình trước đây thế nào? Điều gì sẽ xẩy ra sau đó? Mọi người có thể làm gì về điều đó? Ở đâu: • Sự việc này xẩy ra ở đâu? • Tôi phải đi đến những đâu nữa để có được một câu chuyện đầy đủ? • Sự việc này còn tiếp diễn ở đâu nữa? nó sẽ kết thúc như thế nào? Khi nào: • Sự việc xầy ra khi nào? • Khi nào thì sự kiện quan trọng xẩy tra trong câu chuyện? • Khi nào tôi phải công bố câu chuyện này? Tại sao: • Tại sao sự việc này xẩy ra? Đây là trường hợp đơn lẻ hay chỉ là một phần của xu hướng? • Tại sao mọi người suy nghĩ theo cách họ suy nghĩ? Động cơ của họ là gì? • Tại sao câu chuyện này lại đặt ra các vấn đề quan tâm? • Tại sao tôi chắc chắn tôi đã đúng khi viết câu chuyện này?
- Như thế nào: • Sự việc xẩy ra như thế nào? • Mọi sự sẽ biến đổi như thế nào khi sự việc này xẩy ra? • Câu chuyện này sẽ có ích cho độc giả, và cho cộng đồng như thế nào? • Tôi có được thông tin bằng cách nào? Nguồn tin có được nêu rõ hay không? Trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, phóng viên phần nào đã giải đáp được rõ vấn đề bản chất sự kiện, nhưng như thế chưa đủ để đánh giá rõ về mặt đúng-sai, tích cực-tiêu cực, nên-không nên, của vấn đề. Người phóng viên trong quá trình điều tra thẩm định thông tin phải có tài quan sát, quan sát là một trong những kỉ năng cơ bản để có một phóng sự tốt. Các phóng viên muốn tự mình ghi lại ngay các sự kiện khi có thể, để họ có thể mô tả chúng một cách chính xách cho độc giả. Và quan sát là cách tốt nhất để kiểm tra lại tính chính xác của thông tin. Phóng viên dùng tất cả các giác quan của mình: nhìn, nghe, ngửi, nếm và cảm nhận câu chuyện để khán giả cũng cảm nhận được câu chuyện y như họ. Để làm tốt điều này các phóng viên phải ghi chép chính xác các quan sát của họ. Khản năng quan sát tốt có thể cho người phóng viên khám phá một câu chuyện còn hơn cả những lời nói của nhân vật. Khi viết về một cụ già, phóng viên giỏi không bao giờ viết rằng “người này già” mà phóng viên phải cho độc giả thấy người này già như thế nào, mái tóc bạc, hai bàn tay nhăn nheo, dáng đi chậm chạp… của người đó ra làm sao. Nhưng phóng viên cũng phải biết lựa chọn thông tin sao cho phù hợp, không phải thông tin nào cũng đưa vào bài viết, sẽ gây loạn thông tin, cần tránh những thông tin không cần thiết. Nhà văn, nhà báo từng đoạt giải Nobel người Cloumbia ông Grabiel Garcai Marquez đã từng nói về vai trò quan sát của nhà báo như sau “Ngày nay người ta thường có ấn tượng là người phỏng vấn không lắng nghe những gì bạn nói, và anh
- ta cũng không coi điều đó là quan trọng bởi vì anh ta tin chắc rằng chiếc máy gi âm sẽ nghe tất cả. Nhưng anh ta đã lầm, nó không nghe được nhịp đạp của trái tim, vốn là phần quan trọng nhất của cuộc phỏng vấn”. Ví dụ: Khi phóng viên đi phỏng vấn một vị quản đốc một xưởng sản xất giày dép về việc sa thải một số công nhân trong nhà máy, ông này đưa ra nhiều lý do. Nhưng nhà báo quan sát thấy trên bàn làm việc của ông này có mấy bộ hồ sơ xin việc để ngay ngắn trên bàn, thì nhà báo có thể có lý do để tiếp tục cuộc điều tra. Trong quá trình quan sát, điều mà nhà báo cần là phải có một lập trường vững vàng, phẩm chất chính trị trong sáng. Báo chí là một hoạt động chính trị - xã hội, là người nắm trong tay sức mạnh công luận, chỉ cần một bài phóng sự cũng có thể khơi dậy tinh thần tích cực hay là làn sóng phản đối của công chúng. Chính vì vậy nhà báo phải có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất chính trị trong sáng, đạo đức nghề nghiệp cao độ, có trách nhiệm với thông tin mình đưa ra ngay trong quá trình quan sát, thu thập tài liệu, phân tích sự kiện, làm sõ bản chất sự kiện để thông tin trung thực cho công chúng biết. công chúng hiểu. Tránh những trường hợp bị tình cảm, cảm xúc, hay tiền bạc chi phối con mắt khách quan của nhà báo. Sau khi quan sát được bản chất thông tin, bước tiếp theo nhà báo phải tìm hiểu - nghiên cứu - phân tích thông tin. Quan sát, nắm bắt được thông tin chưa đủ, mà nhà báo phải hiểu những gì nhà báo thấy trong quá trình thu nhận thông tin, qua đó nghiên cứu và phân tích những thông tin đó để hiểu vấn đề sâu hơn. Nhà báo thường thu thập nhiều thông tin hơn là lượng thông tin mà họ có thể đưa vào câu chyện, những thông tin này luôn giúp họ hiểu sự kiện hoặc vấn đề mà họ đang nói đến một cách tường tận hơn. Đôi khi các thông tin nền là rất quan trọng để câu chuyện có ý nghĩa và sâu sắc hơn.
- Ví dụ như khi quan sát thấy tôm, cua, cá và hệ động thực vật trên một đoạn sông có hiện tượng chết dần chết mòn và số lượng ngày càng giảm, nhà báo phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao, từ đó nghiên cứu và phân tích các thông tin đó một cách chính xác nhất, để có được câu trả lời thỏa đáng để thông tin cho công chúng. Các nguồn thông tin: Đa số nhà bào thường sử dụng các nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp khi viết những câu chuyện tin tức. Nguồn thông tin sơ cấp có thể là một cuộc phỏng vấn với người có kinh nghiệm trực tiếp về một sự kiện hoặc một chủ đề, hay một tài liệu gốc liên quan đến trực tiếp chủ đề đó. Những quan sát bằng mắt thường của nhà báo được coi là nguồn thông tin sơ cấp. Nguồn thông tin thứ cấp có thề là các báo cáo viết dựa trên tài liệu gốc. Ví dụ, trong trường hợp một đám cháy, người có ngôi nhà bị cháy và một người lính cứu hỏa tham gia chữa cháy là nguồn thông tin sơ cấp. Nhưng các thông cáo báo chí do cơ quan cứu hỏa phát hành ngày hôm sau là nguồn thông tin thứ cấp. Dù nhà báo sử dụng các nguồn tin nào để tìm kiếm các thông tin cơ bản cho câu chuyện , nhất thiết phải xem xét giá trị và độ tin cậy của nguồn tin đó. Quyết định xem những nguồn tin nào được sử dụng trong câu chuyện là một công việc quan trọng của nghề làm báo. Khi xem xét các nguồn tin nhà báo phải tự đặt cho mình các câu hỏi như: • Làm thế nào mà nguồn tin đó biết được điều mà anh ta hoặc cô ta biết? • Làm thế nào để tôi có thể khẳng định thông tin này thông qua các nguồn tin khác hoặc qua các tài liệu? • Quan điểm của nguồn tin này mang tính đại diện đến mức độ nào? • Nguồn tin này có đáng tin và xác thực hay không? • Đâu là động cơ của người cung cấp thông tin? Liệu người đó cung cấp thông tin có khách quan trung thực hay không? Khi nhà báo đã tìm ra được nguồn tin hữu ích cho một câu chuyện thì tốt nhất là nhà báo phải dữ mối quan hệ với người đó trong thời gian dài. Hãy khai
- thác thông tin liên lạc nhiều nhất có thể đối với mỗi nguồn tin, không chỉ địa chỉ nơi làm việc hay số điện thoại mà còn số điện thoại di động, số điện thoại nhà riêng. Nhà báo nên thường xuyên làm việc với các nguồn tin của mình, để được cung cấp những thoongb tin quan trọng thay đổi theo thời gian. Khi một vấn đề mà có nhiều quan điểm trái chiều nhau, nhà báo đã quan sát, nhận biết phân tích tình hình, nắm rỏ các nguồn thông tin cơ bản mà vẫn chưa thể khẳng định, hoặc nhà báo muốn khẳng định lại một cách chắc chắn thông tin là đúng sự thật bước tiếp theo là nhà báo phải đi phỏng vấn những người liên quan đến nguồi tin. Phóng viên người Mỹ đã từng đạt danh hiệu nhà báo của thời đại ông Kristin Gilger nói “một cuộc phỏng vấn có kỷ năng cao là cơ sở của mọi phóng sự và bài viết hay”. Một cuộc phỏng vấn được định nghĩa là sự trao đổi thông tin, quan điểm hoặc kinh nghiệm giữa ngồn tin được phỏng vấn với phóng viên. Điều khiến các cuộc phỏng vấn khác với các cuộc trao đổi giao tiếp bình thường là phóng viên sẽ định hướng cho các câu hỏi. Thực hiện một cuộc phỏng vấn không phải luôn luôn là một công việc dễ dàng. Người được phỏng vấn có thể không muốn trò chuyện với nhà báo, đặc biệt là nếu chủ đề đó đang gây tranh cải. Khi phỏng vấn các quan chức, hãy bắt đầu bằng việc nói rỏ cho họ hiều là công chúng có quyền được biết những quan chức này đang làm những gì. Trước khi phỏng vấn nhà báo phải chuẩn bị trước những rào cản mà đối tượng phỏng vấn có thể đưa ra. Họ không có thơi gian Người phóng viên có thể đề nghị gặp gỡ vào một thời gian và nơi chốn thích hợp nhất với nhân vật họ muốn phỏng vấn. Đưa ra giới hạn tối đa của thời lượng gặp mặt cũng là một cách hữu ích. Họ e ngại vì họ nghĩ rằng câu chuyện sẽ không tốt cho hình ảnh của họ
- Đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng và nói với họ chính xác lý do tại sao bạn muốn phỏng vấn họ, điều này sẽ giúp cho người phỏng vấn bớt e ngại hơn. Lý do bạn phỏng vấn họ Nhà báo phải giải thích rỏ tại sao câu chuyện này đặc biệt cần đến ý kiến cá nhân của người được phỏng vấn. Và có thể có nhiều câu hỏi, hay nhiều tình huống khó xử khác nữa mà trong quá trình phỏng vấn nhà báo có thể vấp phải, nhà báo phải tùy từng trường hợp mà xử lý sao cho hiệu quả, hợp lý với tình hình thực tế. Vai trò của nhà báo trong quá trình phỏng vấn là rất quan trọng, nhà báo phải biết lựa chọn các câu hỏi thích hợp, biết lựa chọn các câu hỏi chính của cuộc phỏng vấn, chúng là bánh lái giữ cho con tàu đi đúng hướng. Các câu hỏi hay có thể dẫn đến những câu trả lời mà bạn không ngờ tới, giàu thông tin và gây sự ngạc nhiên. Các câu hỏi nghèo nàn sẽ khiến bạn tự hỏi tại sao lại phải mất thời gian để tìm mọi cách phỏng vấn nhân vật này. Các câu hỏi mông lung sẽ khiến bạn đi lạc hướng của vấn đề…. Khi đã thực hiện quá trình tìm hiểu, điều tra tiến trình phát sinh - phát triển của sự việc, qua quá trình quan sát và nghiên cứu phân tích, thẩm định rõ các nguồn thông tin mà nhà báo có được. Phỏng vấn những người liên quan đến hiện tượng, vấn đề đó, những người có ảnh hưởng lớn đến vấn đề đó. Nhà báo đã nắm được bản chất vấn đề của sự việc. Từ đó xác định độ tin cậy, tính chính xác của thông tin để thông tin cho công chúng hiểu, công chúng biết. Nếu cùng một vấn đề mà cách nhìn nhận bản chất khác nhau, hay trái chiều nhau thì nhà báo phải tin vào nhận định của mình, thực hiện đầy đủ các bước thẩm định thông tin, khi đã có cơ sở xác đáng thì luôn tin tưởng vào những gì mình biết, mình hiểu, từ đó đưa ra quan niệm đúng đắn nhất. Để khẳng định một thông tin đúng hay sai, hay nhìn nhận bản chất của sự việc còn phụ thuộc vào trình độ và lập trường của nhà báo, một nhà báo có bản lĩnh thì luôn tin tưởng vào cái mà mình coi là đúng, tin tưởng vào quá trình điều
- tra làm rõ của mình. Dù có nhiều quan điểm không đồng nhất thậm chí trái chiều thì nhà báo vẫn phải luôn tin vào cái tôi của mình, một cái tôi của sự lý trí, một cái tôi của sự thẩm định, một cái tôi điều tra. Và chịu trách nhiềm hoàn toàn về những thông tim mà mình đưa ra, tuyệt đối không đưa ra nhận định hay khẳng định những thông tin mà mình chưa chắc chắn, hoặc nghe mơ hồ từ một nguồn tin nào đó không tin cậy. Tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc của nghề báo, nhà báo nguyên là giám đốc điều hành của NewsLab( www.newslab.org) , một trung tâm dữ liệu trực tuyến dành cho các nhà báo Châu Âu bà Deborah Potter đã nói: “ thông tin trên báo chí phải đảm bảo các ba nguyên tắc là chính xác, chính xác và chính xác”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo chí hiện đại nước ngoài: Những quy tắc và nghịch lý - NXB Thông tấn
518 p | 279 | 100
-
Báo chí với công chúng
22 p | 240 | 76
-
Cơ sở lý luận báo chí - Lao động sáng tạo báo chí
22 p | 706 | 53
-
PHÓNG SỰ BÁO CHÍ VÀ PHÓNG SỰ VĂN HỌC ĐƯỜNG BIÊN THỂ TÀI
5 p | 325 | 46
-
Rèn luyện kĩ năng phát hiện và xử lí tình huống sư phạm trong dạy học toán ở tiểu học
14 p | 319 | 30
-
Đạo đức của nhà báo trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí
19 p | 298 | 29
-
Cẩm nang tình huống cho nhà báo
3 p | 222 | 20
-
Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số
7 p | 221 | 14
-
BÁO CHÍ TẠI SAO KHÔNG LÀ NGUỒN TÀI LIỆU HỖ TRỢ TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH?
4 p | 88 | 14
-
Thực trạng sử dụng bài tập tình huống để dạy học Sinh học 10 ở một số trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 96 | 11
-
Xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học chương “chất khí” (Vật lí 10) để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
6 p | 78 | 6
-
Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
6 p | 50 | 5
-
Ảnh hưởng của kinh tế, dân cư và văn hóa đến hoạt động của báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh
13 p | 34 | 4
-
Ebook Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí và truyền thông trong tình hình mới
192 p | 11 | 4
-
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong thể nghiệm sản phẩm báo chí
8 p | 15 | 4
-
Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới
10 p | 48 | 3
-
Báo chí cách mạng ở Bắc kỳ giai đoạn 1939-1945
9 p | 19 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn