Toàn cầu hóa với thực tiễn tiến trình hội nhập sâu nền kinh tế quốc tế ở Việt nam và những vấn đề đặt ra- 1
lượt xem 36
download
Lời mở đầu Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, công nghệ cùng với sự ra đời của các thể chế toàn cầu và khu vực đã góp phần thúc đẩy quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hoá không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà còn cả trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Toàn cầu hóa với thực tiễn tiến trình hội nhập sâu nền kinh tế quốc tế ở Việt nam và những vấn đề đặt ra- 1
- Lời mở đầu Toàn cầu hoá và h ội nhập kinh tế quốc tế đ ã và đang trở thành m ột trong những xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, công nghệ cùng với sự ra đời của các thể chế toàn c ầu và khu vực đã góp phần thúc đẩy quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hoá không chỉ trong lĩnh vực thương m ại mà còn cả trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường với các hình thức đ a d ạng và m ức độ khác nhau. Toàn cầu hoá kinh tế đã và đ ang mở ra những cơ hội và tạo điều kiện cho các dân tộc trên thế giới khai thác tối đ a những lợi thế so sánh của m ình để tăng trưởng kinh tế và phát triển xã h ội. Đồng thời quá trình toàn cầu hoá kinh tế cũng đặt mỗi quốc gia, dân tộc trư ớc sức ép cạnh tranh v à nh ững thách thức gay gắt, nhất là đối với các nước đang phát triển. Vì thế để không bị gạt ra ngo ài lề của sự phát triển, các nư ớc đều phải nỗ lực hội nhập vào xu th ế chung đó và tăng cường sức cạnh tranh kin h tế . Hơn lúc nào hết quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là sự quan tâm của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức mà còn đối với mỗi cá nhân chúng ta. Chúng ta đ ã trải qua 17 n ăm thực hiện đường lối mở cửa, đổi mới và hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Với phương châm "đa d ạng hoá, đa phương hoá quan h ệ" và "sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nư ớc trong cộng đồng thế giới, phấn đ ấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Việt Nam đ ã thiết lập các quan hệ thương mại, đầu tư, d ịch vụ và khoa học kỹ thuật với tất cả các nư ớc, tích cực tham gia vào các tổ chức, diễn đàn kinh tế thế giới v à khu vực. Vì v ậy, vấn đề nâng
- cao kh ả n ăng hội nhập của nền kinh tế n ước ta hiện nay đ ang là v ấn đ ề lý luận và thực tiễn nóng bỏng. Có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu và các chuyên gia đ ầu ngành trong nư ớc và ngoài nước đề cập đến vấn đề n ày. Đâ y là v ấn đề rộng lớn và phức tạp, có cả những nhận thức và quan đ iểm khác nhau, thậm chí đ ối lập nhau. Thông qua những tài liệu tham khảo cùng với những kiến thức đã đư ợc lĩnh hội trong nhà trường, trong khuôn khổ báo cáo của mình, em xin phép được trình bày tóm tắt về đề tài: "Nâng cao khả n ăng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong xu thế to àn cầu hoá". Nội dung của báo cáo đư ợc trình bày trong 3 chương Chương I: Khái quát về to àn cầu hoá và h ội nhập quốc tế. Những kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao khả n ăng hội nhập của một số n ước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chương II: Ti ến trình h ội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Những vấn đề đ ặt ra. Chương III: Mục tiêu, phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam. Chương i: Khái quát về toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao khả năng h ội nh ập của một số nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. I. nh ận thức về to àn cầu hoá và hội nhập quốc tế. 1. Nhận thức chung về toàn c ầu hoá và h ội nhập kinh tế . a) Toàn cầu hoá. Ngày nay toàn cầu hoá m à trước hết và v ề thực chất là toàn cầu hoá kinh tế đang trở thành m ột xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế hiện đại. Hiện nay tuy có rất nhiều
- những quan niệm không giống nhau về to àn cầu hoá kinh tế nhưng có th ể thấy nét chung nhất là thừa nhận mối quan hệ qua lại của các hoạt động kinh tế hiện nay đã bao trùm gần như tất cả các nư ớc, mang tính to àn cầu. Có thể hiểu to àn cầu hoá kinh tế là quá trình phát triển kinh tế của các nư ớc trên thế giới vượt qua khỏi biên giới quốc gia, hướng tới phạm vi toàn cầu trên cơ sở lực lượng sản xuất cũng như trình độ khoa học kỹ thuật mạnh mẽ và sự phân công hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, tính ch ất x ã hội hoá của sản xuất ngày càng tăng. Mặc dù vậy, toàn cầu hoá kinh tế vẫn ở trong giai đoạn đầu. Lĩnh vực the chốt hợp tác toàn cầu hoá kinh tế vẫn chỉ là mậu dịch, tự do lưu thông nguồn vốn và sức lao động còn là vấn đề trong tương lai. b) Hội nhập quốc tế. Hiện nay người ta đều thấy rằng nhận thức về hội nhập vẫn là một vấn đề thời sự. Các nước đều khẳng định cần xây dựng nhận thức thống nhất trong nội bộ rằng hộ i nhập là cần thiêts, phù hợp với xu thế chung, nhất là tham gia WTO sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của đ ất nước. - Hội nhập là m ột quá trình tất yếu, một xu thế bao trùm mà trọng tâm là mở cửa kinh tế, tạo điều kiện kết hợp tốt nhất nguồn lực trong nước và quốc tế, mở rộng không gian để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù h ợp nhất có thể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa là đò i hỏi khách quan vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế mỗi nư ớc. - Các n ước đều không thể né tránh việc hội n hập mà vấn đề then chốt là ph ải đề ra được những chính sách, biện pháp đúng để hạn chế trả giá ở mức thấp nhất v à tranh thủ cao nhất những cơ h ội phát triển.
- - Hội nhập thực chất l à tham gia cạnh tranh trên quốc tế và ngay trong thị trư ờng nội địa. Để hộ i nh ập có hiệu quả phải ra sức tăng cường nội lực, cải cách và đ iều chỉnh cơ chế, chính sách, luật lệ, tập quán kinh doanh, cơ cấu kinh tế trong n ước để phù hợp với "luật chơi chung" của quốc tế. Chính sách h ội nhập phải dựa và gắn chặt với chiến lư ợc phát triển của đ ất nước, đồng thời cải cách kinh tế, hành chính ph ải gắn chặt với yêu cầu của quá trình hội nhập. Cải cách b ên trong quyết đ ịnh tốc độ v à hiệu quả hội nhập, đồng thời hội nhập sẽ hỗ trợ, thúc đẩy tiến trình cải cách trong nư ớc, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế . - Hội nhập không phải để đ ược hưởng ưu đ ãi, nhân nhượng đ ặc biệt m à nhằm mở rộng các cơ hội kinh doanh , thâm nhập thị trường, có môi trường pháp lý và kinh doanh ổn định dựa trên quy ch ế, luật lệ của các thể chế hội nhập, không b ị phân biệt đối xử, không bị các đ ộng cơ chính trị hay những lý do khác cản trở việc giao lưu hàng hoá, dịch vụ và đ ầu tư. Các n ước có thể sử dụng những luật lệ, quy định, cơ ch ế giải quyết tranh chấp của các thể chế hội nhập để bảo vệ lợi ích chính đáng của m ình. - Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giải thích để giới kinh doanh nhận thức sâu sắc và ủng hộ hội nhập, chuẩn bị tốt mọi mặt đ ể chủ động hội nhập từng b ước, tận dụng những lợi thế so sánh của mỗi nư ớc để cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Nh ận thức đ úng về hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách và giải pháp để ch ủ động hội nhập và tham gia giải quyết các vấn đ ề mang tính toàn cầu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. 2. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, thời cơ và thách thức.
- a) Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế : Những lợi ích. Toàn cầu hoá là xu h ướng tất yếu của quá trình tập trung, chuyên môn sản xuất và phân công lao động quốc tế. Khi nền kinh tế thế giới phát triển th ành một thị trường thống nhất thì không m ột quốc gia n ào có thể đứng ngoài tiến trình này mà có thể tồn tại và phát triển đ ược. Toàn cầu hoá kinh tế thúc đ ẩy rất mạnh, nhanh sự phát triển và xã hội hoá lực lượng sản xuất, đ ưa tốc độ tăng trư ởng kinh tế cao. Toàn cầu hoá kinh tế góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt làm tăng m ạnh tỷ trọng hàng chế tác (chiếm 21,4%) và các dịch vụ (62,4%) trong c ơ cấu kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá và khu vực hoá đ ược thể hiện rõ trong sự hình thành và gia tăng rất nhanh trao đ ổi quốc tế về hàng hoá, dịch vụ, tài chính và các yếu tố sản xuất, đư ợc thể hiện qua sự hình thành và củng cố của các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực. Toàn cầu hoá làm tăng thêm sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa các nền kinh tế các nước. Toàn cầu hoá kinh tế làm cho kinh tế ở mỗi nước có thể trở th ành bộ phận của các tổng thể, hình thành cục diện kinh tế thế giới mới. Toàn cầu hoá kinh tế cũng làm giảm thiểu các ch ướng ngại trong việc lư u chuyển vốn , hàng hoá, dịch vụ, nguồn nhân lực… giữa các nền kinh tế các nư ớc, làm tăng vai trò kinh tế đối ngoại, mậu dịch và đ ầu tư nư ớc ngo ài đối với sự phát triển kinh tế mỗi nước. Toàn cầu hoá truyền bá và chuyển giao trên quy mô càng lớn những thành quả mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất kinh doanh … dọn đường cho công nghệ hoá, hiện đ ại hoá. Toàn cầu hoá và khu vực hoá có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau và cùng nhằm mục tiêu thúc đẩy trao đổi hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao đ ộng. Liên kết khu vực vừa
- củng cố quá trình toàn cầu hoá, vừa giúp các nước trong từng khu vực bảo vệ lợi ích của m ình. Mặt khác, toàn cầu hoá, khu vực hoá cũng làm cho sự cạnh tranh giữa các thực thể kinh tế trở nên gay gắt chư a từng có. Toàn cầu hoá đ ã và đang m ang lại những cơ hội to lớn cho nền kinh tế thế giới và cho mỗi quốc gia tham gia vào quá trình h ội nhập: - Hội nhập quốc tế tạo điều kiện đ ể phát huy lợi thế so sánh, thúc đ ẩy việc tham gia vào phân công lao động quốc tế, tranh thủ được lợi ích của việc phân b ổ nguồn tài lực hợp lý trên bình diện quốc tế đ ể từ đó phát huy cao độ nhân tố sản xuất hữu dụng của từng quốc gia. - Tự do luân chuyển hàng hoá, dịch vụ và v ốn với việc giảm hoặc xoá bỏ hàng rào thu ế quan, đơn giản hoá thủ tục, cắt giảm kiểm soát h ành chính sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm thất nghiệp và tăng thêm lợi ích cho người tiêu dùng. - Tạo ra nhiều cơ hội đ ầu tư mới, tăng nhanh vòng quay vốn và tạo điều kiện để đa dạng hoá các loại hình đầu tư, nâng cao hiệu quả, hạn chế rủi ro đ ầu tư. - Thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao vốn, kỹ n ăng qu ản lý, qua đó mở rộng địa bàn đầu tư cho các nư ớc, đồng thời giúp các n ước tiếp nhận đầu tư có thêm nhiều cơ hội phát triển. b) Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế : Những thách thức. - Sự bất ổn đ ịnh của thị trường tài chính quốc tế. Nguồn tài chính đ ược phân bố không đồng đều, tập trung v ào m ột số trung tâm tài chính lớn là các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới . Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá càng làm cho dòng vốn chảy mạnh hơn và tất yếu rủi ro sẽ lớn h ơn.
- - Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các nư ớc nhất là các nư ớc đang phát triển phải giảm dần thuế quan và bỏ hàng rào phi thuế quan, nghĩa là bỏ h àng rào mậu dịch, thì các hàng hoá d ịch vụ nước ngoài sẽ ồ ạt đổ vào, bóp chết hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh trong nước. - Quá trình toàn cầu hoá phát triển đã làm tan vỡ các hàng rào bảo hộ của các quốc gia. Do vậy các quốc gia không chỉ chịu tác động tích cực của quá trình này mà còn phải chịu cả những chấn độn g của hệ thống kinh tế to àn cầu trong các lĩnh vực tiền tệ, tài chính, nguyên nhiên liệu… Các n ước càng yếu kém, các chính sách kinh tế vĩ mô càng không đủ thông thoáng phù hợp với các định chế quốc tế, hệ thống ngân hàng - tài chính càng lạc hậu… thì càn g chịu tác động nặng nề h ơn. - Nguy cơ tụt hậu của một số quốc gia. Trong quá trình hội nhập một số quốc gia tranh thủ được lợi ích của hội nhập mậu dịch quốc tế và thị trư ờng tài chính quốc tế, phát huy đ ược lợi thế so sánh, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng mở rộng thương m ại, thu hẹp dần khoảng cách với các nước phát triển th ì một số nước khác lại không có khả năng h ội nhập vào quá trình phát triển thương m ại, thu hút vốn đầu tư tất yếu sẽ bị đẩy lùi xa hơn nữa về phía sau. - Mối đe do ạ của quá trình toàn cầu hoá là xu hướng hình thành th ế đ ộc quyền, tập trung quyền lực vào m ột số tập đoàn đầu sỏ quốc tế. - Quá trình toàn c ầu hoá phát triển không chỉ có các lực lượng kinh tế tiến bộ tham gia vào quá trình này mà còn có cả các thế lực phản đ ộng, các tổ chức khủn g bố… Chính sách đúng đắn là phải ngăn chặn, chống lại mọi hoạt động phá hoại. Nh ưng không thể vì nó mà đóng cửa đất n ước hay hạn chế sự hội nhập của đ ất n ước vào quá trình toàn cầu hoá.
- Ngoài ra còn có những mặt tiêu cực khác nữa nh ư sự chênh lệch về trìn h độ giữa nước giàu và nước nghèo có thể tăng lên, sự xung đột giữa các nền v ăn học… Quá trình toàn cầuhoá và hội nhập kinh tế quốc tế đem đến cho các nước những cơ hội thuận lợi lớn đồng thời cũng đ ứng trư ớc những khó kh ăn thách thức nghiêm trọng. Song những tác động tiêu cực này có thể lớn nhỏ đến đ âu điều đ ó lại tuỳ thuộc vào chính sách hội nhập quốc tế của các quốc gia. Một chính sách hội nhập quốc tế đúng đ ắn và thích h ợp thì tác đ ộng của quá trình này sẽ bị hạn chế v à ngược lại. II. kinh nghiệm hội nhập của các nước đang phát triển. 1. Về vấn đ ề cải cách cơ chế. Phần lớn các nước khi hội nhập đều đ ã có cơ ch ế kinh tế thị trường và hiện nay chú trọng hoàn thiện nó cho phù hợp hơn với luật lệ và thực tiễn của các thể chế hội nhập. Giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nh à nư ớc vào lĩnh vực kinh doanh để tập trung vào việc tạo môi trường chính sách, pháp lý và hệ thống kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả. Đối với các n ước đang chuyển sang kinh tế thị trường thì càng ph ải đẩy mạnh quá trình này để bắt kịp xu thế của thế giới và hội nhập có hiệu quả. Việc cải cách và hoàn thiện cơ chế quản lý và điều h ành kinh tế trong bối cảnh to àn cầu hoá, tự do hoá cũng được các nước hết sức quan tâm mặc d ù họ đ ều đã có quá trình xây dựng và đ iều chỉnh cơ chế trong nhiều năm cùng với quá trình tham gia các khuôn khổ hội nhập. Trong khi thúc đẩy sự vận động của các lực lượng thị trường, đẩy mạnh tự do hoá và thu ận lợi hoá thương m ại, dịch vụ và đầu tư, các nư ớc vẫn quan tâm đến việc hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành n ền kinh tế, cơ ch ế quản lý xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa"
29 p | 1094 | 432
-
ĐỀ ÁN VỀ: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa.
28 p | 734 | 325
-
ĐỀ ÁN: " Phân tích đánh giá những cơ hội, thách thức đối với các DNCNVN với các nước ASEAN"
46 p | 544 | 200
-
BÁO CÁO "TOÀN CẦU HOÁ VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM"
27 p | 487 | 195
-
Luận văn "Nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá"
15 p | 510 | 147
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn đa quốc gia và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa
102 p | 590 | 99
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
176 p | 311 | 92
-
Luận văn Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
79 p | 173 | 56
-
Đề tài:" TOÀN CẦU HOÁ VÀ DÂN CHỦ "
13 p | 143 | 22
-
Đề tài: Vận dụng lý luận và thực tiễn về thương mại quốc tế, phân tích hóa quá trình toàn cầu hóa kinh tế và quan điểm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam: Liên hệ thực tiễn
10 p | 177 | 20
-
Phát triển truyền thông đại chúng trong xu thế toàn cầu hoá thông tin
4 p | 154 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa
116 p | 36 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Triết học: Sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa
25 p | 71 | 7
-
Báo cáo "Hội thảo quốc tế về pháp luật trong bối cảnh toàn cầu hoá "
6 p | 59 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên các Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình trong xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng
206 p | 3 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam
27 p | 7 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên các Trường Cao đẳng phát thanh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng
30 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn