intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt đề tài: Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học xác suất thống kê phục vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại đại học Đà Nẵng

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

147
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Mục tiêu cụ thể của luận án: Xây dựng được đề cương môn học và bài giảng môn học “Xác suất thống kê” bằng tiếng Anh phù hợp với yêu cầu ngoại ngữ và trình độ chuyên môn của bậc đại học ngành học Sư phạm Toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt đề tài: Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học xác suất thống kê phục vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại đại học Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÓM TẮT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC XÁC SUẤT THỐNG KÊ PHỤC VỤ DẠY HỌC TĂNG CƯỜNG TIẾNG ANH TẠI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Mã số: Đ2013 - 03 – 48 - BS Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Văn Dũng Đà Nẵng, 11/2014
  2. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mặc dù đã có nhiều cuốn sách về Xác suất thống kê được viết bởi các tác giả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, mỗi cuốn đều có những thế mạnh khác nhau và chỉ phù hợp cho một lớp các sinh viên thuộc một ngành đào tạo ở một cấp nhất định. Các cuốn sách trong nước và ngoài nước chưa thật sự bám sát mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục sinh viên ngành toán tại Trường ĐHSP của chúng ta. Đặc biệt, trong những năm gần đây, chúng ta đã xây dựng lại khung chương trình và đề cương chi tiết các môn học cho các ngành Toán. Hiện nay, thực hiện chủ trương nâng cao năng lực tiếng Anh cho người học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng yêu cầu một số môn học thiết kế chương trình, tài liệu bằng tiếng Anh để sinh viên tham khảo, học tập. Đề tài này được thực hiện nhằm cụ thể hóa chủ trương trên của nhà trường. Với những lý do trên, cùng với yêu cầu tăng cường tiếng anh của Ban giám hiệu nhà trường và của Ban giám đốc ĐH Đà Nẵng, nhu cầu biên soạn các cuốn sách, giáo trình bằng tiếng anh và bám sát mục đích, yêu cầu, nội dung và đề cương chi tiết của các ngành Toán được đạo tạo tại trường là cần thiết và cấp bách. Và đó là lí do cho việc chọn đề tài của chúng tôi. 1
  3. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát: Cung cấp kiến thức cơ sở cho sinh viên Sư phạm toán, cử nhân kinh tế và kĩ sư học các học phần liên quan và ứng dụng trong nghiên cứu và cuộc sống. Nâng cao được năng lực sử dụng tiếng Anh trong học tập và nghiên cứu cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.  Mục tiêu cụ thể: Xây dựng được đề cương môn học và bài giảng môn học “Xác suất thống kê” bằng tiếng Anh phù hợp với yêu cầu ngoại ngữ và trình độ chuyên môn của bậc đại học ngành học Sư phạm Toán. 3. Thời gian thực hiện nghiên cứu Từ tháng 12/2013 – 11/2014, bao gồm việc thiết kế chương trình đề cương bài giảng và xây dựng bài giảng môn học. 4. Phạm vi và những giới hạn trong quá trình nghiên cứu Chương trình môn học và bài giảng Xác suất thống kê được thiết kế nhằm phục vụ đào tạo cử nhân ngành sư phạm Toán theo hướng nâng cao năng lực học tập – nghiên cứu bằng tiếng Anh. Đồng thời là tài liệu tham khảo học tập ở trường Đại học Kinh tế và Đại học Bách khoa theo chương trình đào tạo bằng tiếng Anh. 2
  4. 5. Bố cục báo cáo Báo cáo được trình bày gồm 20 trang, bao gồm phần mở đầu, chương 1 tổng quan tài liệu, chương 2 đối tượng và phương pháp nghiên cứu, chương 3 kết quả nghiên cứu và kết luận, kiến nghị. Bài giảng được thiết kế gồm 110 trang, trong đó bao gồm các chương: (1) Chương 1 – Xác suất; (2) Chương 2 – Đại lượng ngẫu nhiên; (3) Chương 3 – Vector ngẫu nhiên 2 chiều; Chương 4 – Thống kê mô tả; Chương 5 – Ước lượng tham số và Chương 6 – Kiểm định giả thuyết. 3
  5. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu và giảng dạy “Xác suất thống kê” trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Xác suất thống kê là một môn học bắt buộc trong hầu hết các ngành đào tạo ở cấp độ đại học và cao đẳng. Tùy theo cấp học và ngành học, các yêu cầu về mục tiêu, nội dung và đề cương giảng dạy cho môn này rất khác nhau. Vì thế, trên thế giới đã có rất nhiều cuốn sách về Lý thuyết xác suất và thống kê toán của các tác giả khác nhau. Mỗi một cuốn sách như vậy đều nhắm vào một lớp các đối tượng nào đó. Ví dụ như sách dùng cho hệ cao đẳng, sách dùng cho hệ đại học. Hơn nữa với mội hệ đào tạo, các chuyên ngành khác nhau cũng cần những cuốn sách khác nhau. Thế giới luôn luôn thay đổi. Vì thế trong những năm gần đây, có rất nhiều tác giả vẫn biên soạn các giáo trình mới nhằm cập nhật những thành tựu và sử dụng những công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Những cuốn sách như thế được viết bởi nhiều ngôn ngữ khác nhau và nội dung, mục đích, đối tượng phục vụ khác nhau. Danh mục một số các cuốn sách về Lý thuyết xác suất và thống kê toán quốc tế: 4
  6. [1] Meester R., A Natural Introduction to Probability Theory, 2nd Ed, Birkhäuser Verlag AG. 2008. [2] Dekking, F.M., Kraaikamp, C., Lopuhaä, H.P., Meester, L.E., A Modern Introduction toProbability and Statistics. Springer, 2005. [3] Douglas C. M. and George C. R., Applied Statistics and Probability for Engineers(4th Edition), John Wiley and Sons, Inc. 2007. [4] Shelldon M. Cross, Introduction to Probability and Statistics for engineers and scientists, Elsevier Academic Press, 2004 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở trong nước, cũng có rất nhiều cuốn sách, giáo trình, bài giảng về Xác suất thống kê. Tất cả những cuốn sách này đều được viết bằng tiếng việt và một số cuốn là các bản dịch của các sách nước ngoài. Nhìn chung, những cuốn sách về xác suất và thống kê hiện nay chịu ảnh hưởng của giáo dục nước Nga nên thường nặng về lý thuyết và thiếu ứng dụng thực tiễn ngoại trừ 2 cuốn sách của Đặng Hùng Thắng là có ảnh hưởng của giáo dục Mỹ. Thậm chí còn có một số quyển viết sai kiến thức. Danh mục một số sách về xác suất thống kê được giảng dạy ở bậc đại học theo tác giả là có chất lượng tốt về kiến thức và tính ứng dụng: [1]. Đặng Hùng Thắng, Mở đầu về lý thuyết xác suất và ứng dụng, NXB Giáo Dục 2009. [2]. Đặng Hùng Thắng, Thống kê ứng dụng, NXB Giáo Dục 2009. 5
  7. [3]. Đào Hữu Hồ, Xác suất thống kê, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007. [4]. Phạm Văn Kiều, Xác suất thống kê, NXB Giáo Dục 2008. 1.2. Tình hình thực hiện chủ trương tăng cường năng lực tiếng Anh trong các trường Đại học ở Việt Nam Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1400/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Thực hiện Quyết định này của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn kế hoạch triển khai Đề án ngoại ngữ 2020 trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2012-2020. Trên cơ sở đó, năm 2009, lần đầu tiên Trường ĐHKT - ĐHQGHN đã phối hợp với Trường ĐHNN - ĐHQGHN tổ chức khóa học “Phương pháp giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh” theo định hướng TKT (Teaching Knowledge Test) của Cambridge ESOL” cho một số giảng viên dạy các chương trình chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, liên kết đào tạo quốc tế của Trường. Năm 2011, Trường Đại học ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng đã biên soạn được chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên Tiếng Anh bậc tiểu học cũng là một trong những nội dung của Đề án Ngoại ngữ Quốc Gia 2020. 6
  8. Năm 2012, Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 đã giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THCS. Năm 2013, thực hiện Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, Trường Đại học Hà Nội đã triển khai Chương trình thí điểm đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh giảng dạy bằng tiếng Anh. Hiện nay, các chương trình cử nhân đào tạo bằng tiếng Anh ở Trường Đại học Hà Nội đã được các trường đại học hàng đầu trên thế giới như Đại học California (Mỹ), Đại học Wesminster và Đại học Lancaster (Anh), Đại học Kỹ Thuật Nanyang (Singapore), Đại học La Trobe (Úc) và Đại học Auckland (New Zealand) công nhận một phần hoặc toàn bộ. Cũng trong năm 2013, Trường Đại học Hà Nội thực hiện Chương trình thí điểm đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin giảng dạy bằng tiếng Anh. Khi tham gia chương trình người học có khả năng liên thông học các chương trình tương tự với khả năng chuyển số tín chỉ và kết quả học đến cơ sở đào tạo mới trong và ngoài nước. Chương trình cũng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh mở cửa và hội nhập của ngành công nghệ thông tin với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, trường Đại học Hà Nội còn triển khai thực hiện thêm các chương trình thí điểm đào tạo một số chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh như Tài chính ngân hàng, Kế toán, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. 7
  9. Chương trình cử nhân chất lượng cao tài chính ngân hàng của Trường Kinh tế, ĐHQG được giảng dạy bằng tiếng Anh; sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tác nghiệp, quản trị, phân tích, đánh giá, tư vấn về các vấn đề liên quan đến tài chính ngân hàng trong các doanh nghiệp, ngân hàng, cơ quan chính phủ, các định chế tài chính; nghiên cứu và giảng dạy tại các các cơ sở nghiên cứu và cơ sở giáo dục đại học; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Khoa QTKD-DL thuộc Trường Đại học Hà Nội đã xây dựng Chương trình đào tạo cử nhân bằng tiếng Anh cho 04 chuyên ngành quản trị kinh doanh (QTKD), quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, tài chính ngân hàng (TCNH) và kế toán. Một trong những tính ưu việt và nổi trội là chương trình đào tạo được thiết kế theo tiêu chuẩn chương trình đào tạo cử nhân QTKD của các trường đại học danh tiếng trên thế giới, có sự tham gia hợp tác của giảng viên nước ngoài, giảng dạy bằng tiếng Anh, toàn bộ giáo trình, tài liệu, phương pháp dạy-học, kiểm tra đánh giá đều được áp dụng phương pháp tiên tiến hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ năm 2006 đến nay, tại trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng cũng đã thực hiện các chương trình đào tạo đại học tiên tiến (ECE - ES) và đào tạo kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng một số môn học 8
  10. đã được giảng viên chủ động đưa tiếng Anh vào giảng dạy nhưng chưa phổ biến. 1.3. Tình hình giảng dạy học phần Xác suất thống kê trong đào tạo cử nhân sư phạm Toán Học phần Xác suất thống kê dành cho sinh viên sư phạm Toán được giảng dạy với 3 tín chỉ. Nội dụng học hiện hành như sau Chương 1. Xác suất 1.1. Mô hình xác suất cổ điển 1.2.Mô hình xác suất hiện đại 1.3. Công thức cộng xác suất 1.4. Xác suất có điều kiện. 1.5. Biến cố độc lập 1.6. Công thức xác suất toàn phần và công thức Bayes 1.7. Phép thử lặp và công thức Bernoulli Chương 2. Biến ngẫu nhiên 2.1. Định nghĩa biến ngẫu nhiên 2.2. Hàm phân phối xác suất 2.3. Biến ngẫu nhiên độc lập 2.4. Kì vọng 2.5. Phương sai, độ lệch chuẩn 9
  11. 2.6. Moment 2.7. Trung vị 2.8. Mốt 2.9. Một số phân phối xác suất quan trọng 2.10. Các định lí giới hạn Chương 3. Vectơ ngẫu nhiên 3.1. Vectơ ngẫu nhiên 2 chiều 3.2. Vectơ ngẫu nhiên nhiều chiều 3.3. Phân phối xác suất có điều kiện và kì vọng có điều kiện 3.4. Hiệp phương sai và hệ số tương quan Chương 4. Uớc lượng tham số 3.1. Khái niệm mẫu và tổng thể 3.4. Các đặc trưng mẫu (trung bình, phương sai, và độ lệch chuẩn, trung vị) 3.2. Biểu đồ 3.3. Ước lượng điểm kỳ vọng, phương sai và xác suất 3.4. Ước lượng khoảng tỉ lệ, kỳ vọng và phương sai. Chương 5. Kiểm định giả thuyết 5.1. Kiểm định giả thuyết về kì vọng của phân phối chuẩn 5.2. Kiểm định giả thuyết về phương sai của phân phối chuẩn 5.3. Kiểm định giả thuyết về tỉ lệ, xác suất. 10
  12. 5.4. So sánh 2 giá trị kì vọng của 2 phân phối chuẩn 5.5. So sánh 2 tỉ lệ * Những thuận lợi và khó khăn + Thuận lợi Môn học Xác suất thống kê dành cho sinh viên sư phạm Toán là môn học có kiến thức liên quan đến các ứng dụng trong thực tiễn nên dễ gây hứng thú cho người học. Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên trong khoa từ năm 2005 đến nay cũng triển khai nghiên cứu theo hướng ứng dụng nên sinh viên đã thừa hưởng được các kết quả nghiên cứu cũng như tiếp cận các thuật ngữ về lĩnh vực này sớm, sau khi học cũng được triển khai nghiên cứu vừa tạo động lực cho người đang học vừa củng cố kiến thức cho người đã học. + Khó khăn Mặc dù có nhiều thuận lợi như kể trên, tuy nhiên trong quá trình dạy – học môn học “Xác suất thống kê” cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Thứ nhất, trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên thấp và không đều giữa các sinh viên trong cùng một lớp. Do đó, việc triển khai giảng dạy gặp khó khăn, nhất là ở những tiết đầu chưa phân loại được đối tượng trong các nhóm. 11
  13. Thứ hai, hầu hết sinh viên ít có thói quen đọc sách nhất là các sách tiếng Anh chuyên ngành. Sinh viên cũng ít có thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Đồng thời phần lớn sinh viên rất thụ động và rất ngại thay đổi, ngại khó, thiếu tự tin khi học bằng cách thức mới, chưa chủ động, sẵn sàng tiếp nhận, nếu không sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá nhanh ngay từ buổi thứ 2. Tuy nhiên, khi sinh viên bắt được nhịp thay đổi, chủ động học, tìm hiểu, nghiên cứu thì môn học cũng đã chuẩn bị kết thúc. Các môn sau cũng không còn nhiều, nên thói quen chưa được duy trì lâu dài. Mặc dù các học phần tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành đã được học trước đó, tuy nhiên hầu như sinh viên không còn nhớ hoặc còn lưu giữ các kiến thức và kỹ năng liên quan.Việc học không hiệu quả các môn học liên quan đến ngoại ngữ trước đó đã tạo áp lực và hình thành tư duy đối phó cho sinh viên. 12
  14. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, thiết kế chương trình, bài giảng môn học “Xác suất thống kê”; đối tượng nghiên cứu – học tập là sinh viên ngành Sư phạm Toán. 2.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 12/2013 – 11/2014, bao gồm việc thiết kế chương trình đề cương bài giảng và xây dựng bài giảng môn học. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hồi cứu tài liệu: Tập hợp các tài liệu có liên quan trực tiếp đến học phần Xác suất thống kê, phục vụ nội dung tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước. Phương pháp tham khảo, đối chiếu, so sánh: Tham khảo các chương trình môn học ở các ngành đào tạo của các trường khác có nội dung tương tự để xây dựng đề cương chi tiết cho học phần. Phương pháp kế thừa: Kế thừa các chương trình môn học trong nước và quốc tế về Xác suất thống kê; Kế thừa các chương trình môn học đào tạo cử nhân/ kỹ sư dạy bằng tiếng Anh (toàn phần và một phần) đã thực hiện tại một số trường đại học trong và ngoài nước. 13
  15. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế đề cương môn học Xác suất thống kê cho sinh viên ngành Sư phạm Toán Để thiết kế đề cương môn học cũng như xây dựng bài giảng môn học Xác suất thống kê (3 tín chỉ) giảng dạy cho sinh viên ngành Sư phạm Toán, chúng tôi tiến hành phân tích tìm hiểu các nội dung các cuốn sách: 1. Jay L. Devore (2012), Probability and Statistics for Engineering and the Sciences, 8th Edition, Brooks/Cole, Cengage Learning. 2. Douglas C. Montgomery; George C. Runger (2007), Applied Statistics and Probability for Engineers(4th Edition), John Wiley and Sons, Inc.EPA (2000). Introduction to phytoremediation. Ohio, U.S Đồng thời, chúng tôi còn tham khảo các chương trình giảng dạy của các trường đại học trên thế giới cũng như phân tích nội dung các môn học được thiết trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm Toán. Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy môn học này nên giảng dạy cho sinh viên năm thứ 2, sau khi đã tích lũy các kiến thức từ các học phần Giải tích 1, Giải tích 2 và Độ đo – Tích phân. Thời lượng 3 tín chỉ đề cương môn học được thiết kế như sau: 14
  16. Tên môn học: XÁC SUẤT THỐNG KÊ Tên tiếng Anh: PROBABILITY AND STATISTICS Số tín chỉ: 03 Bộ môn/Khoa phụ trách: Bộ môn Toán ứng dụng Mã số học phần: 3110963 Dạy cho ngành: Sư phạm Toán 1. Mô tả học phần: Nội dung môn học gồm 6 chương. Chương 1 cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất về phép thử ngẫu nhiên, biến cố, xác suất của biến cố, công thức cộng xác suất. Chương 2 gồm các kiến thức về biến ngẫu nhiên trình bày định nghĩa biến ngẫu nhiên, các đặc trưng của biến ngẫu nhiên, một số phân phối thường gặp trong thực tế, các định lí giới hạn. Chương 3 cung cấp cho sinh viên các kiến thức quan trọng vector ngẫu nhiên, về kì vọng có điều kiện, phân phối xác suất có điều kiện, hiệp phương sai và hệ số tương quan. Chương 4, Chương 5 và Chương 6 là các kiến thức về thống kê như ước lượng tham số, kiểm định giả thuyết, bài toán so sánh. 2. Điều kiện tiên quyết: - Phép tính vi tích phân hàm một biến - Phép tính vi tích phân hàm nhiều biến - Độ đo và tích phân 3. Mục tiêu của học phần: Sinh viên nắm được: 15
  17. - Khái niệm về xác suất, các quy tắc tính xác suất và các ứng dụng. - Khái niệm về đại lượng ngẫu nhiên, các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên và một số phân bố thường gặp trong thực tế, ứng dụng của các định lí giới hạn. - Các kiến thức về vector ngẫu nhiên. - Các kiến thức thống kê về ước lượng tham số và kiểm định giả thuyết. - Sinh viên hiểu được vai trò và ứng dụng của Xác suất trong các ngành khoa học khác cũng như trong cuộc sống. Về kĩ năng - Sử dụng máy tính CASIO FX để tính các xác suất, các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên. - Sử dụng phần mềm thống kê Minitab vào giải các bài toán thống kê. - Kỹ năng tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm. Về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ. 4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học: 4.1. Nội dung cụ thể: Chapter 1. Probability 1.1. Sample Spaces and Events 1.2. Probability of an Event 1.3. Multiplication Rule 16
  18. 1.4. Conditional Probability. 1.5. Independence Events 1.6. The Law of Total Probability and Bayes Theorem 1.7. Bernoulli's formula Chapter 2. Random variables 2.1. Definition of random variable 2.2. Two Types of Random Variables 2.2. Cumulative distribution function 2.3. Independent Random Variables 2.4. Expected Value (Mean value) 2.5. Variance and Standard Deviation 2.6. Some Special Random Variables 2.7. Limit Theorems (Law of Large Numbers and Central Limit Theorems) Chương 3. Jointly Distributed Random Variables 3.1. Discrete Random Vectors 3.2. Continuous Random Vectors 3.3. Conditional Distrubutions 3.4. Conditional Expected Value 3.5. Covariance and Correlation Chapter 4. Random Sampling And Data Description 17
  19. 3.1. Populations and Samples 3.4. Sample data 3.2. Pictorial and Tabular Methods (Histogram, Box plot, Probability plot) Chapter 5. Estimation of Parameters 5.1. Point Estimation 5.2. Unbiased Estimators 5.3. Point Estimation for Mean, Variance and Population Proportion 5.4. Confidence Interval Estimation for Mean, Variance and Population Proportion Chapter 6. Tests Of Hypotheses 6.1. Statistical Hypotheses and Test Statistical Hypotheses 6.2. Tests on The Mean of A Normal Distribution 6.3. Tests on A Population Proportion. 6.4. Tests for a Difference in Two Mean of Two Normal Distribution 6.5. Analysis of Paired Data 6.6. Tests for a Difference in Two Population Proportions 4.2. Hình thức tổ chức dạy học: 18
  20. Tên chương Số Số tiết Số Số tiết Tài liệu học tiết thực tiết bài tập, tham khảo lý hành thảo tập cần thiết thuy luận ết (1) (2) (3) (4) (5) (6) Chapter 1. Probability 9 0 0 3 [1], [2] Chapter 2. 9 0 0 3 [1], [2] Random variables Middle exam 1 Chapter 3. Jointly 3 0 0 0 Distributed Random [1], [2], [3] Variables Chapter 4. Random 4 0 0 0 Sampling And Data [1], [2], [3] Description Chapter 5. Estimation 5 3 [1], [2], [3] of Parameters Chapter 6. Tests Of 5 3 [1], [2], [3] Hypotheses 5. Tài liệu tham khảo: 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2