Tóm tắt luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học: Nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới
lượt xem 5
download
Luận án phân tích cơ sở lý luận về vai trò nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới. Trình bày quan điểm cơ bản và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học: Nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THANH TÂM NGUỒN LỰC THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 HÀ NỘI - 2019
- Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Đỗ Thị Thạch Phản biện 1: ........................................................... ........................................................... Phản biện 2: ........................................................... ........................................................... Phản biện 3: ........................................................... ........................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới (NTM) của Đảng, Nhà nước, trong những năm qua, thanh niên đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng, xung kích, tình nguyện, thi đua lao động sản xuất làm giàu cho bản thân mình và góp phần quan trọng trong xây dựng NTM. Sự đóng góp đắc lực của nguồn lực thanh niên đã góp phần tạo ra những hiệu quả thiết thực cho chương trình xây dựng NTM của toàn vùng, được Đảng bộ, nhân dân các tỉnh ghi nhận. Trong xây dựng NTM ở ĐBSCL, thanh niên với vai trò là lực lượng đi đầu trong thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng NTM; tiên phong trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương; đi đầu trong giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn; tham gia tích cực trong phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc và xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương; họ cũng là lực lượng xung kích giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn vững mạnh. Tuy nhiên, hiện nay, vai trò của nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM vẫn còn khá mờ nhạt, đóng góp của nguồn lực thanh niên cho xây dựng NTM chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của nguồn lực này. Mặt khác, trong thực hiện chương trình xây dựng NTM ở ĐBSCL hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do những yếu tố khách quan lẫn chủ quan tác động, trong khi vai trò nguồn lực thanh niên có thể góp phần khắc phục được những khó khăn đó nhưng lại chưa được các chủ thể nhận thức đúng đắn. Những hạn chế nêu trên đã tác động trực tiếp đến kết quả của việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở ĐBSCL. Chính vì vậy, đề tài: “Nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới ” có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn cấp bách.
- 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò nguồn lực thanh niên góp phần thực hiện các mục tiêu xây dựng NTM ở ĐBSCL hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án - Phân tích cơ sở lý luận về vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM - Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM và vấn đề đặt ra hiện nay - Trình bày quan điểm cơ bản và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án sẽ tập trung nghiên cứu vai trò, thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên của vùng ĐBSCL trong xây dựng NTM hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Thứ nhất, trong khuôn của luận án, tác giả chỉ nghiên cứu những yếu tố hiện hữu của NLTN (hay còn gọi là nguồn nhân lực thanh niên). Thứ hai, luận án lựa chọn và tập trung làm rõ vai trò nguồn lực thanh niên trong xây dựng NTM, gồm: 1)Trong thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng NTM; 2)Trong thực hiện các tiêu chí về “Hạ tầng kinh tế - xã hội”; 3)Trong thực hiện các tiêu chí về “Kinh tế và tổ chức sản xuất”; 4)Trong thực hiện các tiêu chí về “Văn hóa - xã hội - môi trường”; 5)Trong thực hiện các tiêu chí về “Hệ thống chính trị” trong xây dựng NTM. - Phạm vi về không gian: Luận án tiến hành khảo sát thực tiễn ở 3 tỉnh: Long An; Sóc Trăng và Cà Mau. - Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu nguồn lực thanh niên, vai trò nguồn lực thanh niên trong xây dựng NTM ở ĐBSCL từ năm 2010 đến nay.
- 3 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Luận án thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn lực thanh niên, về vấn đề nông nghiệp, nông thôn; NTN, các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh niên, về xây dựng NTM. - Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, mô tả, điều tra xã hội học. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Xây dựng khung lý thuyết luận án, trong đó góp phần làm rõ các khái niệm công cụ gồm: khái niệm nguồn lực thanh niên, khái niệm vai trò nguồn lực thanh niên. Đặc biệt, khung lý thuyết nghiên cứu xác định được 5 nội dung vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM và chỉ ra được các yếu tố tác động tới thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM. - Luận án phân tích, làm rõ những kết quả đạt được và hạn chế trong thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM hiện nay; chỉ ra 4 vấn đề bất cập cần giải pháp đột phá để giải quyết. - Luận án nêu được 4 nhóm giải pháp giải quyết 4 vấn đề bất cập đặt ra nhằm phát huy vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả của luận án góp phần cung cấp cơ sở lý luận, cơ sở khoa học giúp các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan và tổ chức có liên quan ở ĐBSCL có thể tham khảo trong xây dựng chính sách, giải pháp phát huy vai trò nguồn lực thanh niên trong xây dựng NTM hiện nay. - Luận án là tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm trong nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền các nội dung liên quan đến chủ đề luận án. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn lực thanh niên, vai trò nguồn lực thanh niên Có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn lực thanh niên, vai trò nguồn lực thanh niên như các báo cáo, đề tài khoa học cấp bộ, luận án, sách chuyên khảo, bài viết của nhiều tác giả. Trong các công trình nghiên cứu nói trên, nổi bật là Báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam do Bộ Nội vụ và Qũy Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp thực hiện; Đề tài khoa học cấp bộ Điều tra thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển nguồn lực trẻ các dân tộc thiểu số phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đặng Cảnh Khanh; Luận án Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị Tú Oanh; Cuốn sách Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Phạm Hồng Tung và Bài viết Kinh tế tri thức và sự phát triển của nguồn lực thanh niên của Đặng Cảnh Khanh. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nông thôn, xây dựng nông thôn mới Nghiên cứu về các vấn đề nông thôn, xây dựng NTM được nhiều đề tài khoa học cấp bộ, sách chuyên khảo, bài viết của nhiều tác giả đề cập đến. Trong số đó, nổi bật là Đề tài khoa học cấp bộ Xây dựng mô hình nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc nước ta hiện nay do Hoàng Văn Hoan làm chủ nhiệm; Cuốn sách Xây dựng nông thôn mới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn do Vũ Văn Phúc chủ biên và Bài viết Nông nghiệp, nông dân, nông thôn - những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững của Đào Thế Tuấn. 1.1.1.3. Các công trình nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long Nghiên cứu về xây dựng NTM ở ĐBSCL được các luận án, cuốn sách, bài viết đề cập đến, trong đó nổi bật là luận án Các Tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay của Lê Quốc Khởi; Cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng
- 5 đồng bằng sông Cửu Long do Vũ Văn Phúc chủ biên; Bài viết Xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và những vấn đề đặt ra của Lê Hanh Thông. 1.1.1.4. Các công trình nghiên cứu về vai trò thanh niên trong xây dựng nông thôn, nông thôn mới Nổi bật trong các công trình nghiên cứu về vai trò thanh niên trong xây dựng nông thôn, NTM có bài viết Xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long - Thành tựu và những vấn đề đặt ra của Nguyễn Thị Thu Nga và Nguyễn Thị Vy trong cuốn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long do Vũ Văn Phúc chủ biên; Bài viết Từ phong trào “Thanh niên xung phong” đến phong trào “Thanh niên tình nguyện” của Nguyễn Đắc Vinh; Bài viết Định hướng giá trị cho thanh niên thông qua các phong trào hành động cách mạng của Đoàn hiện nay của Lê Quốc Phong. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến luận án 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn lực thanh niên, vai trò nguồn lực thanh niên Trong số các công trình ngoài nước liên quan đến nguồn lực thanh niên, vai trò nguồn lực thanh niên nổi bật là công trình The Asia Foundation The Youth Factor 2012 Survey of Malaysian Youth Opinion (Tạm dịch: Nhân tố thanh niên - Khảo sát năm 2012 về ý kiến thanh niên Malaysia); Luận án của Dengyang Kongchi Vấn đề phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay. 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về nông thôn, xây dựng nông thôn mới Nổi bật trong các công trình ngoài nước nghiên cứu về nông thôn, xây dựng NTM là Dự án Nghiên cứu chính sách chung Việt Nam - Hàn Quốc về so sánh chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và phong trào Semaul Hàn Quốc do Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Trường Đại học Yang Nam (Hàn Quốc) phối hợp xây dựng; Luận án Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay của Bun Thoong Chít Ma Ni; Cuốn sách Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Đỗ Thị Thanh Loan và Bài viết Nông thôn và cải cách ở Nga của ORLOV G.M, UVAROV V. I, do Võ Kim Quyên dịch.
- 6 1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu về vai trò thanh niên trong xây dựng nông thôn Tiêu biểu như Công trình The Future of Rural Youth in Developing Countries - Tapping the Potential of Local Value Chains (Tạm dịch là: Tương lai của thanh niên nông thôn ở các nước đang phát triển - Khai thác tiềm năng của chuỗi giá trị) của Trung tâm nghiên cứu phát triển thuộc tổ chức hợp tác và phát triển thế giới và Báo cáo Youth and rural development: evidence from 25 school- to-work transition surveys (Tạm dịch là: Thanh niên và phát triển nông thôn: Bằng chứng từ 25 cuộc điều tra chuyển đổi từ trường học sang nơi làm việc) của Văn phòng lao động quốc tế, thuộc Tổ chức ILO. 1.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN VÀ NHỮNG NỘI DUNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.2.1. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án Một là, các công trình đều nghiên cứu về vấn đề liên quan đến thanh niên, nguồn lực thanh niên, vai trò nguồn lực thanh niên, xây dựng NTM ở nhiều khía cạnh, có thể khái quát lại gồm: Về nguồn lực thanh niên, vai trò nguồn lực thanh niên, xây dựng NTM và xây dựng NTM ở ĐBSCL. Về thực trạng nguồn lực thanh niên, thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), trong xây dựng NTM. Về quan điểm và giải pháp phát huy vai trò nguồn lực thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, trong xây dựng NTM. Hai là, có nhiều công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài luận án, nhưng vấn đề “Nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới” chưa được nghiên cứu một cách mang tính chuyên sâu. Ba là, đề tài “Nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới” cho đến thời điểm hiện nay vẫn mang tính mới, không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã công bố. 1.2.2. Những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu của luận án Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận về vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM.
- 7 Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM và xác định những vấn đề đặt ra trong thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM hiện nay. Thứ ba, trình bày quan điểm cơ bản và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM. Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NGUỒN LỰC THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.1. NGUỒN LỰC THANH NIÊN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.1.1. Quan niệm về thanh niên và vai trò nguồn lực thanh niên 2.1.1.1. Quan niệm về thanh niên và đặc điểm của thanh niên Quan niệm về thanh niên Tổng hợp từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, có thể quan niệm chung về thanh niên như sau: Thanh niên là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù bao gồm những người trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, thuộc mọi giai cấp, dân tộc, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội; có những đặc điểm riêng biệt, có vai trò to lớn trong xã hội hiện tại và quyết định sự phát triển trong tương lai của xã hội. Thanh niên có những đặc điểm cơ bản: - Thanh niên là một giai đoạn phát triển trong cuộc đời mỗi con người, nằm giữa độ tuổi trẻ em và độ tuổi người lớn. - Thanh niên là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù. - Thanh niên là lớp người trẻ trung và năng động, đóng vai trò to lớn trong xã hội hiện tại, thế hệ quyết định tương lai của quốc gia, dân tộc. 2.1.1.2. Quan niệm về nguồn lực thanh niên Ở Việt Nam có một số nhà khoa học bàn về phạm trù “nguồn lực”, tuy nhiên quan niệm được nhiều người tán thành là một hệ thống các nhân tố cả vật chất lẫn tinh thần, trong đó từng nhân tố có vai trò riêng nhưng chúng có mối quan hệ với nhau đã, đang và sẽ có khả năng tạo ra sức mạnh tổng hợp góp phần thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia. Về nguồn lực con người (hay còn gọi là nguồn nhân lực), khái quát lại có hai cách hiểu: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, tức là tổng thể tiềm năng con người, bao gồm cả thể chất, tinh thần, sức
- 8 khỏe, trí tuệ, phẩm chất, đạo đức, năng lực, kinh nghiệm của một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương hay một công ty có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là nguồn lực lao động gồm tổng số những người trong độ tuổi lao động và những người trên độ tuổi lao động nhưng vẫn có khả năng lao động, bao gồm cả những người đang làm việc và những người đang không làm việc. Tiếp cận từ góc độ xem nguồn lực thanh niên là một bộ phận của nguồn lực con người, có thể đưa ra quan niệm về nguồn lực thanh niên sau đây: Nguồn lực thanh niên là một bộ phận quan trọng của nguồn lực con người dùng để chỉ tổng thể những tiềm năng, năng lực và khả năng của thanh niên được thể hiện qua các yếu tố như số lượng thanh niên, cơ cấu thanh niên, đặc biệt là chất lượng thanh niên như trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ năng lao động, văn hóa lao động, mức sống, sức khỏe, tư tưởng, tình cảm, tinh thần, đạo đức lối sống,… của thanh niên đã, đang và sẽ huy động nhằm phục vụ sự phát triển xã hội. 2.1.1.3. Quan niệm về vai trò nguồn lực thanh niên Từ sự phân tích trên nhiều phương diện của khái niệm vai trò, vai trò xã hội, cũng như phân tích chỉ ra những đặc điểm xã hội nổi bật của nguồn lực thanh niên, có thể rút ra quan niệm về vai trò nguồn lực thanh niên như sau: Vai trò nguồn lực thanh niên là các yếu tố thể hiện trách nhiệm, hành động, nghĩa vụ, quyền lợi của nguồn lực này đối với xã hội bằng những phẩm chất ưu việt như xung kích, tiên phong, tình nguyện, đi đầu, vốn có của nó. Đồng thời phải khẳng định được vai trò chính, quan trọng, chủ yếu, cơ bản làm nên sự phát triển của nguồn lực thanh niên. 2.1.2. Quan niệm về xây dựng nông thôn mới và nội dung vai trò nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới 2.1.2.1. Quan niệm về xây dựng nông thôn mới Quan niệm nông thôn Nông thôn được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định như sau: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã” Quan niệm về xây dựng nông thôn mới Xây dựng NTM bao gồm các nội dung cơ bản sau: Một là, xây dựng làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại. Hai là, sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa.
- 9 Ba là, đời sống về vật chất và tinh thần của người dân ở nông thôn ngày càng được nâng cao. Bốn là, môi trường nông thôn trong lành, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển. Năm là, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ, hệ thống chính trị vững mạnh. 2.1.2.2. Nội dung vai trò nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới Căn cứ vào các quy định của Nhà nước về xây dựng NTM và đặc biệt là xuất phát từ các đặc điểm xã hội nổi bật của thanh niên, nội dung vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM được xác định gồm: Một là, vai trò trong công tác thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng NTM. Hai là, vai trò trong tham gia thực hiện các tiêu chí về “Hạ tầng kinh tế - xã hội” của xây dựng NTM. Ba là, vai trò trong thực hiện các tiêu chí về “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong xây dựng NTM. Bốn là, vai trò trong thực hiện các tiêu chí về “Văn hóa - xã hội - môi trường” trong xây dựng NTM. Năm là, vai trò trong tham gia thực hiện các tiêu chí về “Hệ thống chính trị” trong xây dựng NTM. 2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI VAI TRÒ NGUỒN LỰC THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.2.1. Đặc điểm về điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long 2.2.1.1. Đặc điểm về địa lý, tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long Vùng ĐBSCL có vị trí thuận lợi để thanh niên ĐBSCL có những giao lưu về kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp cận khoa học - kỹ thuật hiện đại phục vụ sản xuất và xây dựng NTM. Điều kiện khí hậu thuận lợi cho sản xuất lương thực - thực phẩm, chế biến sản phẩm nông - thuỷ - hải sản, đây là yếu tố có thể tận dụng để phát triển sản xuất nhằm thực hiện các tiêu chí của NTM,
- 10 song cũng mất nhiều chi phí cho xây dựng hạ tầng - kinh tế xã hội của xây dựng NTM. 2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long Một là, ĐBSCL là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của cả nước, thu nhập bình quân trên đầu người thấp, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và cũng là thế mạnh của vùng. Hai là, ngành công nghiệp của vùng chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư, giá trị sản xuất công nghiệp còn thấp. Ba là, vốn đầu tư toàn xã hội và chi đầu tư phát triển tăng; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm. Bốn là, hệ thống giáo dục, dạy nghề của vùng từng bước được quan tâm đầu tư, phát triển. Năm là, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong vùng có chuyển biến tích cực, đạt những kết quả quan trọng. Các đặc điểm trên vừa tạo thuận lợi vừa có những ảnh hưởng đáng kể tới phát huy nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM. 2.2.2. Đặc điểm cơ bản của nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long có ảnh hưởng tới xây dựng nông thôn mới 2.2.2.1. Về số lượng, cơ cấu Về số lượng Vùng ĐBSCL có số lượng thanh niên tương đối đông, thanh niên từ 16- 30 tuổi có 4.330.424 người, chiếm tỷ lệ 24,55% dân số của vùng. Về cơ cấu Nếu xem xét cụ thể về cơ cấu độ tuổi, cơ cấu tỷ lệ các nhóm thanh niên trong dân cư tạo sự thuận lợi cho xây dựng NTM ở ĐBSCL. Xem xét cơ cấu theo địa bàn cư trú, cho thấy dân số thanh niên ĐBSCL sống tập trung nhiều ở vùng nông thôn. Nếu xem xét cơ cấu theo thành phần dân tộc, ĐBSCL có số lượng thanh niên người dân tộc Khmer khá đông. Các đặc điểm về số lượng, cơ cấu của nguồn lực thanh niên về cơ bản tác động tích cực cho xây dựng NTM, song cũng còn những yếu tố tiềm ẩn gây bất lợi nếu không được quan tâm giải quyết tốt.
- 11 2.2.2.2. Về chất lượng - Trình độ học vấn của thanh niên ĐBSCL còn thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhận thức các vấn đề chính trị, văn hóa xã hội và công tác giáo dục, đào tạo nghề cho thanh niên,… ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng NTM. - Trình độ chuyên môn, tay nghề của thanh niên ĐBSCL còn hạn chế sẽ khó đáp ứng và phát huy được thế mạnh kinh tế - xã hội của vùng để phục vụ xây dựng NTM. - Về việc làm, thanh niên ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn, thanh niên ĐBSCL tham gia lao động sớm, do đó kiến thức, kỹ năng, tay nghề sẽ còn những hạn chế nhất định và tất nhiên, điều này sẽ tác động tới lao động, sản xuất trong xây dựng NTM. - Thu nhập của thanh niên ĐBSCL còn tương đối thấp, cuộc sống đang gặp nhiều khó khăn, nên việc đóng góp kinh phí và dành thời gian cho xây dựng NTM cũng bị ảnh hưởng. - Nhận thức chính trị của đa số thanh niên ĐBSCL đúng đắn, đây là dấu hiệu tốt cho việc phát huy vai trò của nguồn lực thanh niên trong xây dựng NTM. - Định hướng giá trị của đa số thanh niên ĐBSCL hiện nay hết sức thực tế, do đó, có thể khai thác những yếu tố này thông qua giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn nhằm phát triển sản xuất để thanh niên đóng góp xây dựng NTM. - Nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ĐBSCL khá phong phú và đa dạng. Đây là dấu hiệu tốt để tuyên truyền, vận động thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên đồng bào dân tộc, hăng hái lao động sản xuất, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chủ trương về xây dựng NTM ở địa phương hiện nay. - Sức khỏe của thanh niên ĐBSCL tương đối nhĩnh hơn so với mặt bằng sức khỏe của thanh niên cả nước nói chung. Có thể xem là yếu tố thuận lợi về mặt thể chất tạo tiền đề cho thanh niên tham gia xây dựng NTM và nâng cao chất lượng nguồn lực thanh niên của vùng. 2.2.3. Chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh niên và xây dựng nông thôn mới - Chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về thanh niên và xây dựng NTM đã tác động tích cực trong việc tạo
- 12 ra những tiền đề, điều kiện tốt nhất để thanh niên tham gia một cách có hiệu quả vào các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… trực tiếp tạo ra những thuận lợi về cơ chế, chính sách, kinh phí cho thanh niên tham gia xây dựng NTM. - Tuy nhiên, trong việc đưa ra các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước cũng khó trách khỏi những bất cập, chưa phù hợp, đặc biệt, trong tổ chức thực hiện còn tồn tại những tiêu cực, điều này gây ảnh hưởng nhất định đến tâm lý, tinh thần, thái độ của thanh niên trong tham gia xây dựng NTM. 2.2.4. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay Tạo nhiều cơ hội cho thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM - Tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên ĐBSCL trong việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến. -Tạo cơ hội cho thanh niên ĐBSCL trong học tập, tiếp cận và mở rộng thị trường mới, mở rộng quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng, miền trong nước và quốc tế. - Tạo hội về việc làm, tăng thu nhập cho đông đảo thanh niên ĐBSCL. Mang lại nhiều thách thức cho thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM - Sự tương thích giữa trình độ học vấn của thanh niên ĐBSCL với các cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập của họ,... - Một bộ phận thanh niên dễ mơ hồ trong xác định các giá trị sống, họ dễ ngộ nhận, chạy theo cuộc sống vật chất,... - Đòi hỏi thanh niên về năng lực hội nhập, kỹ năng xã hội, kiến thức về ngoại ngữ, tin học, thói quen lao động trong môi trường công nghiệp,... - Dễ dẫn đến sự xáo trộn xã hội, đặc biệt là đối với thanh niên,... Các yếu tố trên vừa tạo tiền đề thuận lợi vừa gây khó khăn cho thanh niên trong góp phần thực hiện tiêu chí về tổ chức sản xuất, lao động có việc làm, thu nhập, hộ nghèo,... trong xây dựng NTM.
- 13 Chương 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ NGUỒN LỰC THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 3.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ NGUỒN LỰC THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 3.1.1. Trong công tác thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới Những thành tựu chủ yếu Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng NTM của nguồn lực thanh niên ĐBSCL đạt nhiều kết quả quan trọng. Một số hạn chế - Một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn chưa tích cực tham gia thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân xây dựng NTM. - Một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn chỉ tham gia thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân xây dựng NTM mang tính hình thức. 3.1.2. Trong tham gia thực hiện các tiêu chí về “Hạ tầng kinh tế - xã hội” trong xây dựng nông thôn mới Những thành tựu chủ yếu - Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Giao thông” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL. - Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Thủy lợi” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL. - Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Cơ sở vật chất văn hóa” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL. - Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Nhà ở dân cư” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL. Một số hạn chế - Một bộ phận thanh niên ĐBSCL vẫn chưa tích cực tham gia xây dựng, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. - Một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn hiểu chưa đúng về trách nhiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa phương.
- 14 3.1.3. Trong tham gia thực hiện các tiêu chí về “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới Những thành tựu chủ yếu - Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Thu nhập” và tiêu chí “Hộ nghèo” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL. - Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Lao động có việc làm” và “Tổ chức sản xuất” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL. Một số hạn chế - Còn một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn vùng ĐBSCL chưa chú ý nhiều đến phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. - Mức thu nhập của thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn ĐBSCL hiện nay nhìn chung còn thấp nếu so sánh với chỉ tiêu về thu nhập theo vùng của Bộ tiêu chí Quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020. - Còn nhiều nhu cầu bức xúc chính đáng về lao động, việc làm, sản xuất của đoàn viên, thanh niên nông thôn ĐBSCL chưa được giải quyết tốt. 3.1.4. Trong tham gia thực hiện các tiêu chí về “Văn hóa - xã hội - môi trường” trong xây dựng nông thôn mới Những thành tựu chủ yếu - Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Giáo dục và Đào tạo” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL. - Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Văn hóa” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL. - Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Môi trường và an toàn thực phẩm” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL. Một số hạn chế - Trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng lao động của một bộ phận không nhỏ thanh niên nông thôn ĐBSCL nhìn chung còn thấp. - Việc đẩy lùi các tập quán lạc hậu ở nông thôn chuyển biến chậm. - Ở nhiều vùng nông thôn ĐBSCL công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường của lực lượng đoàn viên, thanh niên và tổ chức Đoàn cho người dân còn chưa được thực hiện tốt; một bộ phận thanh niên còn chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. 3.1.5. Trong tham gia thực hiện các tiêu chí về “Hệ thống chính trị” trong xây dựng nông thôn mới Những thành tựu chủ yếu - Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL.
- 15 - Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Quốc phòng và an ninh” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL. Một số hạn chế - Còn một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn thờ ơ với vấn đề chính trị - xã hội, không muốn tham gia vào tổ chức Đoàn, Hội ở địa phương. - Nhiều hoạt động phong trào của Đoàn có biểu hiện dàn trải, thiếu hấp dẫn, chỉ thu hút một bộ phận đoàn viên tích cực, thanh niên tiên tiến tham gia. - Một bộ phận thanh niên nông thôn kém hiểu biết về pháp luật, có các hành vi vi phạm pháp luật. 3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY 3.2.1. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới 3.2.1.1. Nguyên nhân của thành tựu Một là, sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng và Nhà nước đối với thanh niên cả nước nói chung, trong đó có thanh niên ĐBSCL. Hai là, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; các tỉnh đoàn, thành đoàn vùng ĐBSCL trong việc phát huy vai trò nguồn lực thanh niên xây dựng NTM. Ba là, nội dung và phương thức hoạt động Đoàn, Hội ngày càng bám sát nhiệm vụ xây dựng NTM ở địa phương. Bốn là, những đặc điểm tích cực của thanh niên ĐBSCL từng bước được phát huy đã góp phần đem lại nhiều thành tựu cho xây dựng NTM. 3.2.1.2. Nguyên nhân hạn chế Một là, mặt trái cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, nhất là mạng xã hội đã ít nhiều tác động làm thay đổi nhận thức trong thanh niên theo hướng tiêu cực dẫn đến đóng góp của họ trong xây dựng NTM còn ít. Hai là, chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên còn chung chung, khó triển khai thực hiện, chậm được cụ thể hoá, thiếu nguồn lực để thực hiện đã tác động trực tiếp đến đời sống
- 16 thanh niên và công tác thanh niên, điều này ảnh hưởng nhất định đến kết quả thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM. Ba là, sự quan tâm của cấp uỷ đảng ở một số địa phương đối với tổ chức Đoàn Thanh niên, đặc biệt là trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng NTM chưa được toàn diện, đầy đủ. Bốn là, do trình độ học vấn, nhận thức của một bộ phận thanh niên còn hạn chế, đời sống của thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên đồng bào dân tộc còn khó khăn, thu nhập thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến đóng góp cho xây dựng NTM của họ còn hạn chế. 3.2.2. Những vấn đề đặt ra trong thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới hiện nay 3.2.2.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn lực thanh niên trong xây dựng nông thôn mới với hạn chế trong nhận thức của các chủ thể về vị trí, vai trò của nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới Yêu cầu của xây dựng NTM ở ĐBSCL đặt ra ngày càng cao đối với nguồn lực thanh niên. Nhận thức của các chủ thể về vị trí, vai trò của nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM còn hạn chế. 3.2.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao trong thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên trong xây dựng nông thôn mới với hạn chế của công tác giáo dục - đào tạo, hướng nghiệp cho thanh niên đồng bằng sông Cửu Long Những yêu cầu ngày càng cao trong thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM hiện nay. Những bất cập trong công tác giáo dục - đào tạo, hướng nghiệp cho nguồn lực thanh niên ĐBSCL hiện nay. 3.2.2.3. Mâu thuẫn giữa một số hạn chế trong tâm lý, lối sống vùng của thanh niên đồng bằng sông Cửu Long với quy định về tiêu chí xây dựng nông thôn mới hiện nay Một số đặc điểm của “văn hóa sông nước” ĐBSCL gây nhiều khó khăn trong việc phát huy vai trò nguồn lực thanh niên thực hiện các quy định về tiêu chí xây dựng NTM. Mâu thuẫn giữa tâm lý, tính cách con người Nam Bộ xưa gây cản trở tới việc phát huy vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL với thực hiện các quy định về tiêu chí NTM.
- 17 3.2.2.4. Mâu thuẫn giữa sự mong đợi cao của Đảng, Nhà nước, nhân dân đối với chủ thể thanh niên và tổ chức thanh niên trong xây dựng nông thôn mới với những kết quả đóng góp chưa tương xứng của những chủ thể này cho xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long Đảng, Nhà nước, nhân dân kỳ vọng cao vào lực lượng thanh niên và tổ chức của thanh niên cả nước nói chung, ĐBSCL nói riêng trong xây dựng NTM. Đóng góp của chủ thể thanh niên và tổ chức thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM còn chưa tương xứng. Chương 4 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN LỰC THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 4.1. QUAN ĐIỂM PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN LỰC THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Phát huy vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL phải gắn liền với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng, góp phần xây dựng NTM. Phát huy vai trò nguồn lực thanh niên trong xây dựng NTM ở ĐBSCL phải gắn với yêu cầu, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của vùng. Phát huy vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong vùng. 4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN LỰC THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 4.2.1. Nâng cao nhận thức cho các chủ thể về vị trí, vai trò xung kích của nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới 4.2.1.1. Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị về vị trí, vai trò của nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới Trước hết, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương vùng ĐBSCL về vị trí, vai trò quan trọng của nguồn lực thanh niên trong xây dựng NTM.
- 18 Hai là, nâng cao nhận thức của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vùng ĐBSCL về vị trí, vai trò quan trọng của nguồn lực thanh niên trong xây dựng NTM. 4.2.1.2. Nâng cao nhận thức của gia đình và toàn xã hội về vị trí, vai trò của nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của thanh niên trong xây dựng NTM. Hai là, động viên sự quan tâm của gia đình, xóm ấp, cộng đồng dân cư, các đơn vị kinh tế đối với tuổi trẻ. Ba là, các gia đình khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho thanh niên tham gia các hoạt động xây dựng NTM. Bốn là, đề cao trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục thanh niên. 4.2.2. Tập trung đầu tư, phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao trình độ học vấn, nhận thức, nghề nghiệp, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho nguồn lực thanh niên đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới 4.2.2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đồng bằng sông Cửu Long nhằm trang bị tốt kiến thức cho nguồn lực thanh niên đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới Một là, thực hiện rà soát lại toàn bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông, khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của học sinh. Hai là, đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, tăng thời gian tự học, thời gian đi thực tế cho học sinh, gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành trong nhà trường. Ba là, tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo một số trường đại học, trường dạy nghề có chất lượng ở ĐBSCL. Bốn là, tiến hành chấn chỉnh, sắp xếp lại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở các địa phương ĐBSCL. Năm là, thực hiện sự định hướng cho các nhà trường, cơ sở dạy nghề về nội dung của giáo dục - đào tạo. Sáu là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục - đào tạo ở địa phương. Bảy là, tăng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục mầm non và phổ thông ở ĐBSCL từ bằng đến cao hơn mức bình quân chung cả nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 252 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn