intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Xây dựng luận cứ khoa học phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau đây là bản tóm tắt luận án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Lê Phúc Chi Lăng NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 62 44 02 19 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Hà Nội - 2015
  2. Công trình được hoàn thành tại: .................................................................................... ........................................................................................................................................... Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NCVCC. Nguyễn Đình Kỳ 2. PGS.TS. Nguyễn Thám MỞ ĐẦU Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội Đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại ………………………………………………………………………………. Vào hồi……..giờ, ngày ……. tháng…….năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam MỞ ĐẦU - Trung tâm thông tin tư liệu trường Đại hoc Sư phạm - Đại hoc Huế
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN Lớp phủ thổ nhưỡng là tổng hợp các loại đất trong một không gian lãnh thổ có mối quan hệ phát sinh, phát triển riêng và có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Dưới tác động của các yếu tố phát sinh, thoái hóa, lớp phủ thổ nhưỡng phân hóa đa dạng và phức tạp, về tính chất, đặc điểm, từ đó đã tạo ra các giá trị khác nhau đối với các kiểu sử dụng đất đai. Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên không lớn, chỉ 503.320,53ha (diện tích đất là 471.313,07ha) nhưng lớp phủ thổ nhưỡng của tỉnh chịu tác động của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phát sinh, phát triển, thoái hóa nên phân hóa vô cùng phức tạp. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động nông lâm nghiệp, xác định các loại cây trồng cần đầu tư phát triển và nhấn mạnh công tác phát triển rừng để tăng diện tích lớp phủ rừng. Trên thực tế, hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Một trong những vấn đề mang tính gay gắt đó là sự giảm sút hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất, biểu hiện ở các mặt như: gia tăng các biểu hiện của thoái hóa đất; chất lượng rừng tỉnh Thừa Thiên Huế chưa được cải thiện đáng kể; tình trạng chuyển đổi cây trồng tùy tiện của người dân. Để bảo vệ lớp phủ thổ nhưỡng và thực hiện có hiệu quả định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất trong nông lâm nghiệp (thể hiện ở tính ổn định, an toàn, hiệu quả). Do đó, việc “Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững” nhằm xác định tiềm năng, hiện trạng của lớp phủ thổ nhưỡng với vấn đề phát triển nông lâm nghiệp bền vững trong bối cảnh điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng luận cứ khoa học phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan có chọn lọc các tài liệu có liên quan làm căn cứ xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững.
  4. - Nghiên cứu đặc điểm địa lý phát sinh và thoái hóa lớp phủ thổ nhưỡng của tỉnh Thừa Thiên Huế. - Làm rõ mức độ thoái hóa đất hiện tại của tỉnh Thừa Thiên Huế như là một căn cứ cần ưu tiên xem xét trong đánh giá thích hợp đất đai, phục vụ bố trí sản xuất nông lâm nghiệp. - Đánh giá tính thích hợp của lớp phủ thổ nhưỡng đối với các loại hình sản xuất nông lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững. 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3.1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ Nội dung luận án được thực hiện trong phạm vi phần đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng diện tích tự nhiên là 503.320,53ha. 3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung vào các nội dung chính: - Phân tích đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển, thoái hóa đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế tạo nên đặc trưng của lớp phủ thổ nhưỡng của tỉnh. - Xác định mức độ thoái hóa đất hiện tại ở Thừa Thiên Huế, là yếu tố gây nguy cơ giảm sút tiềm năng lớp phủ thổ nhưỡng của tỉnh. - Đánh giá mức độ thích hợp của lớp phủ thổ nhưỡng nhằm xác định khả năng đất đai cho các loại hình sử dụng đất theo đơn vị đất đai. Từ đó, đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững. - Giới hạn của luận án chỉ nghiên cứu các loại hình sử dụng nông lâm nghiệp. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Làm rõ các đặc trưng phát sinh, phát triển, thoái hóa lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế trên quan điểm địa lý. - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (có tính đến yếu tố thoái hóa đất) tỉnh Thừa Thiên Huế, tỷ lệ 1/100.000 phục vụ mục tiêu đánh giá thích hợp đất đai, đồng thời xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở lãnh thổ nghiên cứu. 5. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ - Luận điểm 1: Lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế đa dạng, phức tạp phản ánh quy luật địa lý phát sinh, phát triển, thoái hóa từ vùng đồi núi nhiệt đới
  5. đến vùng ven biển. - Luận điểm 2: Xác định mức độ thoái hóa đất hiện tại, đánh giá thích hợp đất đai để cung cấp cơ sở khoa học cho các giải pháp sử dụng hợp lý lớp phủ thổ nhưỡng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 6.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thêm quy trình nghiên cứu quy luật phát sinh, thoái hóa đất, sự phân hóa tự nhiên… hình thành nên các đơn vị đất đai ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - Luận án góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận đánh giá thích hợp đất đai, làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của địa lý ứng dụng phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án đã cập nhật phân tích nguồn dữ liệu mới về đất đai có giá trị phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho các loại hình nông - lâm nghiệp. - Đây là tài liệu tốt cho các nhà hoạch định chính sách ở địa phương trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch khai thác lãnh thổ, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy. 7. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Quan điểm nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đã vận dụng các quan điểm sau: Quan điểm tiếp cận hệ thống; Quan điểm tiếp cận tổng hợp; Quan điểm lãnh thổ; Quan điểm tiếp cận kinh tế - sinh thái; Quan điểm tiếp cận phát triển bền vững. 7.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tư liệu; Phương pháp so sánh địa lý; Phương pháp bản đồ; Phương pháp khảo sát thực địa; Phương pháp chuyên gia. 8. CƠ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN LUẬN ÁN - Cơ sở các bản đồ chuyên đề phục vụ thành lập các bản đồ của luận án gồm: Bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000, bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000, bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000, bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Thừa Thiên Huế. - Kết quả điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, số liệu phân tích hoá - lý - sinh học của các mẫu đất, hệ thống phẫu diện đất của các huyện trong tỉnh Thừa Thiên Huế. - Các kết quả nghiên cứu, điều tra thực địa theo tuyến. - Các công trình nghiên cứu, bài báo đã công bố có liên quan đến luận án.
  6. - Các tài liệu do chính tác giả thu thập và thực hiện trong quá trình tham gia nghiên cứu một số đề tài thuộc Chương trình cấp Bộ, cấp Đại học Huế, cấp Trường. 9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Cấu trúc của luận án ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được trình bày trong 150 trang, 15 bản đồ, 3 biểu đồ, 30 bảng, 3 hình và bố cục gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 2. Đặc trưng địa lý phát sinh và thoái hóa lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3. Đánh giá tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1.1. Các khái niệm: Luận án đã nghiên cứu các khái niệm liên quan đến đề tài như đất;lớp phủ thổ nhưỡng;tài nguyên đất; môi trường đất; đơn vị đất đai; loại hình sử dụng đất; hiện trạng sử dụng đất; thoái hóa đất; đánh giá đất đai; phát triển bền vững nông lâm nghiệp làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề ở các chương tiếp theo. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có liên quan đến đề tài 1.2.1.Các công trình nghiên cứu theo hướng phân loại đất Trên thế giới: Có nhiều trường phái phân loại đất trong lịch sử phân loại đất trên thế giới và ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong đó, trường phái phân loại đất theo FAO - UNESCO là một trường phái phân loại định lượng, hệ thống danh pháp đơn giản, dễ hiểu nên khả năng áp dụng rộng rãi. Ở Việt Nam: Các hệ thống phân loại đất ở Việt Nam chủ yếu là phân loại phát sinh đất dựa trên cơ sở chỉ tiêu tổng hợp của các yếu tố hình thành, các quá trình thành tạo đất và các tính chất đất. Để hội nhập quốc tế, hiện nay Hội khoa học Đất Việt Nam đã chuyển đổi tương ứng hệ thống phân loại đất Việt Nam sang hệ thống phân loại đất thế giới của FAO - UNESCO. 1.2.2.Các công trình nghiên cứu theo hướng thoái hóa đất Trên thế giới cũng như ở Việt Nam nghiên cứu thoái hóa đất rất được chú trọng và tập trung vào các nội dung như phương pháp đánh giá, thành lập bản đồ thoái hóa đất (ở các phạm vi khác nhau) từ đó đưa ra các cảnh báo nguy cơ thoái
  7. hóa đất, các giải pháp, các chương trình hành động nhằm ngăn ngừa thoái hóa đất ở các vùng miền khác nhau. 1.2.3. Các công trình nghiên cứu theo hướng đánh giá và phân hạng đất đai Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đều theo hướng : ♦ Xác định đất đai là một vùng đất bao gồm các yếu tố của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến sử dụng đất. Đơn vị cơ sở để đánh giá là đơn vị đất đai (ĐVĐĐ); ♦ Chú ý đến các thành phần tự nhiên có ảnh hưởng đến chất lượng đất đai, nhất là các yếu tố hạn chế lâu dài, khó khắc phục; ♦ Đánh giá đất đai gắn với mục đích sử dụng bao gồm các dạng: đánh giá chất lượng, đánh giá định lượng vật chất và đánh giá kinh tế; ♦ Phương pháp đánh giá chủ yếu là cho điểm, tính %, đánh giá thích hợp đất đai cho từng loại hình sử dụng. Đây là hướng nghiên cứu thích hợp nhất cho việc đánh giá nhằm xây dựng các bản đồ thích hợp cho cây trồng. Tuy nhiên, quá trình đánh giá đất đai của FAO cho thấy việc xác định các chỉ tiêu, xây dựng và chồng xếp các bản đồ thành phần để xác định các ĐVĐĐ là không thể thống nhất chung cho mọi địa phương. Mỗi lãnh thổ cần có một bộ chỉ tiêu với các quy tắc và tiêu chuẩn khác nhau. Và việc đưa hiện trạng thoái hóa đất vào hệ chỉ tiêu có ý nghĩa làm tăng thêm độ chính xác trong xây dựng các bản đồ thích hợp đối với các loại cây trồng. 1.2.4. Các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và sử dụng hợp lý lãnh thổ có liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế Ở Thừa Thiên Huế đã thực hiện nhiều nghiên cứu về địa chất, địa hình - địa mạo; khí hậu, thủy văn, sinh vật và môi trường; thoái hóa đất; đánh giá đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên chưa có công trình nào đánh giá mức độ thích hợp của các ĐVĐĐ cho các loại hình sử dụng nông lâm nghiệp cụ thể trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như đề xuất định hướng phát triển nông lâm nghiệp bền vững trong mối tương quan với hiện trạng thoái hóa đất. 1.3. Quan điểm, phương pháp đánh giá thoái hóa đất và thích hợp đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 1.3.1. Quan điểm đánh giá: Dựa trên các quan điểm phát sinh học đất, quan điểm tổng hợp và quan điểm sử dụng đất bền vững xem đất là một thể tự nhiên độc lập, được hình thành và chịu sự tác động sâu sắc của các nhân tố như đá mẹ, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật và con người. Sự tương tác của các nhân tố đã tạo nên đặc điểm riêng trong phát sinh, thoái hóa đất cũng như đặc trưng riêng của mỗi loại đất, mỗi vùng miền trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây cũng là yếu tố góp phần vào sự phân hóa giá trị của các ĐVĐĐ. Từ đó, cung cấp
  8. cơ sở cho việc lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá thích hợp đất đai cho từng đối tượng cụ thể theo hướng bền vững. 1.3.2. Phương pháp đánh giá - Phương pháp đánh giá thoái hóa đất hiện tại: Để đánh giá thoái hóa đất hiện tại (hiện trạng thoái hóa đất) luận án áp dụng các phương pháp so sánh phẫu diện đất; chỉ thị thực vật cho thoái hóa đất; xác định các yếu tố giới hạn về vật lý và hóa học đất. Các giới hạn này được xác định theo Quy chuẩn VN - 2008. Đồng thời kế thừa các nghiên cứu về phát sinh và thoái hóa đất của Nguyễn Văn Cư & nnk, Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn Anh Hoành tiến hành phân cấp hiện trạng thoái hóa đất tỉnh TTH gồm: Không thoái hóa hoặc thoái hóa nhẹ (H1); Thoái hóa trung bình (H2) và thoái hóa nặng (H3). - Phương pháp đánh giá thích hợp đất đai và phân hạng mức độ thích hợp Trong đánh giá thích hợp đất đai, luận án đã sử dụng phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp và áp dụng trung bình nhân của D.L Armand (1975) để đánh giá thích hợp đất đai phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Bài toán có dạng: n M0 =  a1. a2. a3... an Trong đó: M0: Điểm đánh giá của các ĐVĐĐ; a1, a2, a3…an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n; n: số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá. Tham khảo công trình phân hạng của FAO (Dent D và Young A) (1981); Young A (1989) và của một số tác giả khác, luận án lựa chọn 4 cấp phân hạng gồm: S1 (Rất thích hợp), S2 (Thích hợp), S3 (Ít thích hợp) và N (Không thích hợp). Hình thức phân hạng theo phương pháp toán học và sử dụng công thức tính khoảng cách ∆D là phù hợp với điều kiện cụ thể của lãnh thổ nghiên cứu. Công thức có dạng: Dmax - Dmin ∆D =  Trong đó: ∆D: Giá trị khoảng cách điểm trong mỗi hạng; Dmax: Giá trị điểm đánh giá chung cao nhất; M Dmin: Giá trị điểm đánh giá chung thấp nhất; M: Số cấp đánh giá. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 1. Luận án đã tổng quan có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến đánh giá tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững trên thế giới, Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án
  9. đã vận dụng một số quan điểm chính trong đánh giá như: quan điểm phát sinh học đất, quan điểm tổng hợp và quan điểm sử dụng đất bền vững. 2. Hướng nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững thực hiện theo hai nội dung: nghiên cứu thoái hóa đất hiện tại (cung cấp thêm dẫn liệu trong đánh giá thích hợp đất đai) và đánh giá thích hợp đất đai theo FAO. Đơn vị đất đai là đơn vị cơ sở được lựa chọn để đánh tiềm năng cũng như định hướng sử dụng đất ở địa bàn nghiên cứu trong đó chú ý đến thực trạng thoái hóa đất. 3. Các phương pháp so sánh phẫu diện, phương pháp sử dụng chỉ thị thực vật cho thoái hóa đất, phương pháp xác định các yếu tố giới hạn về vật lý và hóa học đất, đã được sử dụng để nghiên cứu thoái hóa đất hiện tại và phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp, áp dụng bài toán trung bình nhân, phương pháp phân hạng theo toán học để đánh giá phân hạng mức độ thích hợp của đất đai cho một số loại hình sử dụng nông lâm nghiệp cụ thể ở Thừa Thiên Huế. Chương 2. ĐẶC TRƯNG ĐỊA LÝ PHÁT SINH VÀ THOÁI HÓA LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Các yếu tố phát sinh và thoái hóa lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Vị trí địa lý: Tỉnh TTH được giới hạn từ 15059’30” Bắc đến 16044’30” Bắc và từ 107000’56” Đông đến 108012’57” Đông; phía Tây giáp Lào và phía Đông là Biển Đông. Vị trí địa lý đó đã quyết định đặc trưng nhiệt đới ẩm gió mùa trong phát sinh, phát triển, thoái hóa đất. Đồng thời còn gây ra sự phân hóa phức tạp của lớp phủ thổ nhưỡng. Trên một diện tích không lớn nhưng Thừa Thiên Huế có lớp phủ thổ nhưỡng rất đa dạng. Từ vùng đồng bằng ven biển với các loại đất cát, đất phèn, đất mặn đến các loại đất phù sa ven sông, suối, các loại đất đỏ vàng ở khu vực gò đồi, đất mùn vàng đỏ trên núi cao với những đặc trưng riêng. 2.1.2. Điều kiện địa chất và đá mẹ thành tạo đất: - Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trọn trong hai đới cấu trúc Long Đại và A Vương thuộc miền uốn nếp Việt Lào, tạo ra sự khác biệt giữa vùng Bắc, Đông Bắc, Đông với vùng Tây và Tây Nam trong lãnh thổ Thừa Thiên Huế về cấu trúc địa hình, từ đó ảnh hưởng đến các yếu tố khác (khí hậu, thủy văn, sinh vật…) trong phân hóa tính chất đất, sự hình thành các ĐVĐĐ. - Ở Thừa Thiên Huế, các loại đá mẹ phổ biến là: đá macma xâm nhập axit - trung tính; đá trầm tích lục nguyên; các đá biến chất có tuổi chủ yếu Paleozoi hạ thuộc hệ tầng A Vương và Long Đại. Ngoài ra còn có trầm tích sông, biển, sông biển, đầm lầy biển, sản phẩm bồi tụ phù sa tuổi Kainozoi phân bố chủ yếu ở
  10. vùng ven biển phía Đông, dọc các sông suối của tỉnh. Đá mẹ và mẫu chất thành tạo đất kể trên đã tạo nên các tính chất cơ bản của đất Thừa Thiên Huế và sự khác biệt giữa các vùng đất như sau: ♦ Các loại đất được hình thành trên đá macma axit (granit): thường có TPCG (thành phần cơ giới) từ cát pha đến thịt nhẹ; ♦ Các loại đất hình thành trên đá sét, đá biến chất có TPCG thịt nặng, tầng đất dày; ♦ Các loại đất hình thành trên đá cát có TPCG từ cát pha đến thịt nhẹ, tầng đất tương đối dày, nhưng có kết cấu rời rạc nên nguy cơ bị xói mòn, rửa trôi rất lớn; ♦ Các loại đất hình thành từ các sản phẩm bồi tụ phù sa, thường có độ phì cao, tầng đất tương đối dày; ♦ Các loại đất hình thành trên trầm tích đầm lầy biển thường chứa nhiều yếu tố nguy cơ cho cây trồng. Đá mẹ khác nhau nên tính kháng xói mòn của các loại đất cũng khác nhau: Đất hình thành từ đá sa thạch, macma axit... dễ bị xói mòn, rửa trôi. Còn đất hình thành từ đá phiến sét, macma trung tính, trầm tích, mẫu chất bồi tụ... có tính kháng xói mòn cao hơn. 2.1.3. Điều kiện địa hình thành tạo đất: Địa hình Thừa Thiên Huế bao gồm vùng núi (núi trung bình, núi thấp), vùng đồi (đồi thấp, đồi cao), vùng đồng bằng và đầm phá ven biển. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Hướng địa hình phổ biến là Tây Bắc - Đông Nam. Dạng địa hình phổ biến trong vùng nghiên cứu là đồi núi chiếm 43,5% diện tích, đồng bằng và đầm phá thấp chiếm 35% diện tích. Sự đa dạng về địa hình của Thừa Thiên Huế đã tạo ra sự chi phối khác nhau đối với các quá trình thành tạo đất thông qua phân phối lại vật chất và năng lượng. Kết quả là đã làm phát sinh các loại đất phân hóa theo đai cao, theo vùng với quá trình thoái hóa đất khác nhau: Đất mùn vàng đỏ trên núi ở khu vực núi trung bình, đất đỏ vàng, đất xám bạc màu ở vùng núi thấp, gò đồi (dễ bị xói mòn, rửa trôi);), đất phù sa, , đất mặn, đất phèn, đất glây, đất cát ở đồng bằng ven biển dễ bị glây sạt lở, ô nhiễm; bị lầy hóa, vùi lấp… 2.1.4. Điều kiện khí hậu thành tạo đất: Tỉnh Thừa Thiên Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, hằng năm có nhiều loại thiên tai và phân hóa đa dạng, phức tạp. Với nền nhiệt cao (Nhiệt độ trung bình năm 24 - 250C), lượng mưa lớn (từ 2.700mm đến trên 3.600mm) tập trung theo mùa, mùa mưa chiếm 75% lượng mưa cả năm. Tương quan nhiệt ẩm có sự phân hóa theo không gian và thời gian đã chi phối lớn đến sự phân hóa các yếu tố phát sinh, thoái hóa lớp phủ thổ nhưỡng trên địa bàn. Thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy có 7 loại SKH. Đây là một trong những cơ sở tạo nên sự phân hóa đất và đất đai trên địa bàn nghiên cứu. Nhiệt độ trung bình năm cao, biên độ nhiệt ngày và năm tương đối
  11. lớn, đã thúc đẩy quá trình phong hoá nhiệt đới. Quá trình khoáng hoá, phong hoá hoá lý xảy ra mạnh, tốc độ phân giải chất hữu cơ cao. Lượng mưa trung bình năm lớn, tập trung theo mùa, mưa với cường độ lớn (nhất là vào mùa mưa bão) nên rất phổ biến quá trình xói mòn rửa trôi đất ở vùng đồi núi dốc và sạt lở, ngập lụt, vùi lấp đất canh tác ở chân núi, thung lũng, đồng bằng. 2.1.5. Điều kiện thủy văn thành tạo đất: Thừa Thiên Huế có mạng lưới thủy văn rất đa dạng, bao gồm sông suối, ao hồ, đầm phá ven biển. Hệ thống sông ngòi khá dày đặc, đổ vào phá Tam Giang - Cầu Hai trước khi chảy ra biển. Phần lớn sông ngòi đều có lưu vực bé, vận tốc dòng chảy lớn vì thế sản phẩm bồi tụ thường thô, giàu SiO2 và nghèo dinh dưỡng. Vào mùa lũ, tốc độ dòng chảy rất lớn nên sản phẩm lắng đọng ở những nơi bị ngập phần lớn là sản phẩm thô, tỷ lệ cấp hạt mịn thấp; về mùa khô, mực nước sông bị cạn kiệt, làm giảm khả năng bồi đắp, mặn hóa xảy ra. 2.1.6. Điều kiện thảm thực vật thành tạo đất: Thảm thực vật ở tỉnh Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng (các khu vực không có thảm thực vật, chiếm diện tích không đáng kể) và được chia thành các nhóm sau: Thảm thực vật tự nhiên có Rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm; Rừng kín lá rộng thường xanh á nhiệt đới ẩm có cấu trúc của rừng giàu nhưng chỉ chiếm diện tích không đáng kể; vùng ven biển còn có rừng ngập mặn; Trảng có và cây bụi thứ sinh; Quần xã thủy sinh. Thảm thực vật trồng gồm rừng trồng và các quần xã cây trồng nông nghiệp khác. Tỉnh Thừa Thiên Huế có khá nhiều diện tích là các loại rừng nghèo kiệt, rừng phục hồi, trảng cây, rừng chưa có trữ lượng, có độ tán che thấp (chỉ đạt từ khoảng 20 - 30% đến khoảng 40 - 50%), không có vai trò điều tiết nước mặt; chỉ có gần 7,5% diện tích rừng đạt độ che phủ 80 - 90% và 8,71% diện tích đạt độ che tán cao 70 - 80%). Điều này ảnh hưởng lớn đến độ phì đất và tình trạng thoái hóa đất. 2.1.7. Hoạt động của con người trong khai thác sử dụng đất: Các hoạt động dân sinh có ảnh hưởng lớn đến phát sinh, thoái hóa đất tỉnh Thừa Thiên Huế là hoạt động nông lâm nghiệp, phương thức canh tác (đặc biệt của đồng bào dân tộc ít người); tiến trình đô thị hóa. Hoạt động nông lâm nghiệp tuy có tỷ trọng giảm nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng thể hiện cường độ tác động vào đất đai của con người và gây ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu sử dụng đất, tính chất đất. 2.2. Các quá trình hình thành đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế Các quá trình hình thành đất chủ yếu ở Thừa Thiên Huế, bao gồm 7 quá trình chính: ♦ Quá trình phân hủy chất hữu cơ và hình thành mùn trong đất, diễn
  12. ra mạnh mẽ do tỉnh Thừa Thiên Huế có khí hậu nhiệt đới ẩm, độ che phủ thực vật lớn; ♦ Quá trình hình thành đất lầy phổ biến ở đất canh tác ngập nước và đất lầy thụt ở các huyện Phong Điền, Phú Lộc, Quảng Điền...; ♦ Quá trình bồi tụ phù sa diễn ra thường xuyên hàng năm dọc theo các hệ thống sông suối và thung lũng trong tỉnh TTH ; ♦ Quá trình hình thành đất mặn diễn ra ở các vùng cửa sông ven biển phân bố chủ yếu ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc; ♦ Quá trình hình thành đất phèn đang diễn ra ở các vùng đất trũng, đọng nước quanh năm ở vùng ven biển thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc;♦ Quá trình feralit là quá trình thành tạo đất điển hình của miền nhiệt đới đặc biệt là khu vực nhiệt đới gió mùa diễn ra mạnh ở vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế; ♦ Quá trình xói mòn rửa trôi diễn ra mạnh mẽ, thường xảy ra ở vùng núi có độ dốc lớn (Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới), lớp phủ thực vật thưa thớt, kỹ thuật canh tác bất hợp lý. 2.3. Đặc điểm đất tỉnh Thừa Thiên Huế: Tỉnh Thừa Thiên Huế có lớp phủ thổ nhưỡng phong phú, đa dạng, gồm 10 nhóm đất với 23 loại đất (bảng 2.10). Trong đó, đất thủy thành (98.884,47ha, chiếm 19,64 % diện tích tự nhiên) và đất địa thành (372.428,60ha, chiếm 74,00 %). Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 352.880,57ha, chiếm 70,11% diện tích tự nhiên của tỉnh. Bảng 2.10. Phân loại đất tỉnh Thừa Thiên Huế STT Tên đất Việt Nam Ký Tên đất theo Diện tích % hiệu FAO - UNESCO (ha) DTTN I Nhóm đất cát C Arenosols 47.748,67 9,48 1 Cồn cát trắng Cc Luvic Arenosols 21.509,26 4,27 2 Đất cát biển C Haplic Arenosols 26.239,41 5,21 II Nhóm đất mặn M Solochaks 7.788,24 1,58 3 Đất mặn nhiều Mn Haplic Solochaks 491,56 0,13 4 Đất mặn ít và trung bình M Molli Solochaks 7.296,68 1,45 III Nhóm đất phèn S Thionic Fluvisols 5.193,80 1,03 5 Đất phèn hoạt động sâu, mặn Sj2 Thionic Fluvisols 5.193,80 1,03 trung bình M IV Nhóm đất phù sa P Fluvisols 37.518,67 7,45 6 Đất phù sa được bồi hàng năm Pb Dystric Fluvisols 2.546,47 0,51 7 Đất phù sa không được bồi hàng P Dystric Fluvisols 17.928,70 3,56 năm 8 Đất phù sa glây Pg Gleyic Fluvisols 7.281,14 1,43 9 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ Pf Plinthic Fluvisols vàng 4.545,46 0,90
  13. 10 Đất phù sa ngòi suối Py Dystric Fluvisols 1.595,54 0,32 11 Đất phù sa phủ trên nền cát P/C Areni Dystric 3.621,36 0,73 biển Fluvisols V Nhóm đất lầy và than bùn J Gleysols 91,38 0,02 12 Đất lầy J Umbric Gleysols 91,38 0,02 VI Nhóm đất xám X Acrisols 201,28 0,04 13 Đất xám trên đá macma axit Xa Ferralic Acrisols 201,28 0,04 VII Nhóm đất đỏ vàng F Acrisols 352.880,57 70,11 14 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs Ferralic Acrisols 81.007,85 16,10 15 Đất đỏ vàng trên đá sét biến chất Fj Ferralic Acrisols 84.371,63 16,76 16 Đất đỏ vàng trên đá macma axit Fa Ferralic Acrisols 136.187,8 27,06 17 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq Haplic Acrisols 40.539,98 8,05 18 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp Ferralic Acrisols 10.420,19 2,07 19 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl Plinthic Acrisols 353,12 0,07 nước VIII Nhóm đất mùn đỏ vàng H Humic Acrisols 14.359,46 2,85 20 Đất mùn vàng đỏ trên đá biến Hj Humic Acrisols 4.273,48 0,85 chất 21 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma Ha Humic Acrisols 10.085,98 2,00 axit IX Đất thung lũng dốc tụ D Gleysols 543,71 0,11 22 Đất thung lũng do sản phẩm dốc D Dystric Gleysols 543,71 0,11 tụ X Đất xói mòn trơ sỏi đá E Leptosols 4.987,29 0,99 23 Đất xói mòn trơ sỏi đá E Leptosols 4.987,29 0,99 Tổ hợp đất thủy thành 98.884,47 19,64 Tổ hợp đất địa thành 372.428,60 74,00 Tổng diện tích đất 471.313,67 93,64 Sông suối, ao hồ, đầm 31.288,76 6,22 Núi đá 718,70 0,14 Tổng diện tích tự nhiên 503.320,53 100 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 1. Tỉnh Thừa Thiên Huế có các yếu tố phát sinh và thoái hóa đất biểu hiện rõ tính chất đặc thù nhiệt đới ẩm và phân hóa rõ rệt theo không gian và thời gian. Đây là kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố: Vị trí địa lý nằm trong vùng nội chí tuyến, là khu vực giao lưu của các khối khí, nơi diễn ra sự tương tác biển - lục địa; Cấu trúc địa chất đa dạng; Địa hình có đầy đủ các dạng từ đồng bằng, đầm phá ven biển đến gò đồi, núi thấp, núi trung bình; Có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, phân hóa rõ rệt thành hai mùa và 7 kiểu sinh khí hậu;
  14. Mạng lưới sông ngòi ngắn, dốc, lượng bùn cát ít, chế độ nước thay đổi rõ rệt theo mùa; Thảm thực vật phong phú nhưng phổ biến là các loại rừng nghèo kiệt, rừng phục hồi, trảng cây, rừng chưa có trữ lượng, có độ tán che thấp; Quá trình nhân tác với đặc điểm là vùng chịu hậu quả chiến tranh, vùng núi có cộng đồng dân tộc thiểu số, là vùng có quá trình đô thị hóa, cũng như hoạt động khai thác sử dụng đất đang diễn ra mạnh mẽ… 2. Có 7 quá trình hình thành đất chủ yếu ở Thừa Thiên Huế, đó là: Quá trình phân hủy chất hữu cơ và hình thành mùn trong đất; hình thành đất lầy; bồi tụ phù sa; hình thành đất mặn; hình thành đất phèn; feralit và quá trình xói mòn và rửa trôi đất. 3. Lớp phủ thổ nhưỡng trong tỉnh Thừa Thiên Huế đa dạng về kiểu loại và phức tạp trong phân bố với các đặc điểm, tính chất đất khác nhau, bao gồm 10 nhóm với 23 loại khác nhau. Chương 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP Để phục vụ nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng, các yếu tố chính được lựa chọn là loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới, tầng dày đất, mức độ thoái hoá đất hiện tại (tình trạng thoái hóa đất đã và đang diễn ra, gây hậu họa trực tiếp cho sản xuất nông lâm nghiệp). Sự phân hóa các chỉ tiêu này được thể hiện trong sự phân chia thành các ĐVĐĐ. 3.1. Thực trạng thoái hóa đất tỉnh Thừa Thiên Huế 3.1.1. Các quá trình thoái hóa đất đặc trưng của các vùng địa lý: ■ Vùng núi TTH có các loại đất chủ yếu như: Fa, Fj, Fs; Fq; Ha. Ngoài ra còn có Hj, Fp và Py. Phần lớn vùng có độ dốc lớn >150; đất có TPCG chủ yếu là cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình; độ dày tầng đất mỏng nên quá trình thoái hóa phổ biến là xói mòn; sạt lở, trượt lở đất đá nhất là vào mùa mưa lũ.; ■Vùng gò đồi phổ biến các loại đất Fs, Fa, Fq với quá trình thoái hoá đất chính là rửa trôi bạc màu, xói mòn do nước, laterit hoá ở các đồi ven đồng bằng, ven thung lũng, nhiều hoạt động KT - XH đã gây ô nhiễm đất; ■ Vùng đồng bằng, đầm phá phổ biến các loại đất C, P, Pg, Pb, M, S, D, Fa, trong đó, đất cát biển chiếm diện tích lớn nhất, rất phổ biến tình trạng xâm thực, xói lở bờ sông, bờ biển, mặn hóa, phèn hóa, glây hóa, cát bay, cát chảy… 3.1.2. Hiện trạng thoái hóa đất tỉnh Thừa Thiên Huế: Phân tích, đối chiếu một số chỉ tiêu tiêu biểu về hóa học (độ chua; hàm lượng hữu cơ; N - P2O5 - K2O; P2O5 - K2O, CEC), về vật lý (độ dày tầng đất; TPCG), chỉ thị thực vật đã xác định được 3 cấp độ thoái hóa đất ở Thừa Thiên Huế. Trong đó, cấp thoái
  15. hóa nhẹ hoặc không thoái hóa (H1) có diện tích lớn nhất 237.456,15ha, tương ứng 47,18% tổng DTTN. Hiện trạng sử dụng đất là lớp phủ rừng tự nhiên và có sự tác động tích cực của con người tập trung ở A Lưới, Nam Đông và các vùng ven sông Bồ, sông Hương…; Cấp thoái hóa trung bình (H2), chiếm 117.307,02ha tương ứng 23,31% tổng DTTN, phân bố chủ yếu ở Phong Điền, A Lưới, Hương Trà, Nam Đông, Phú Lộc có hiện trạng sử dụng đất là cây trồng hàng năm, đất cây bụi và cây gỗ rải rác, vườn tạp; Cấp thoái hóa nặng (H3) với 116.549,9ha, chiếm 23,15% tổng DTTN, phân bố chủ yếu ở các cồn cát, trảng cát và trên đất xói mòn trơ sỏi đá ở Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc… Một phần lớn diện tích có hiện trạng sử dụng đất là nương rẫy, đất chưa sử dụng, cây gỗ, cây bụi rải rác, rừng mới trồng ở Nam Đông, A Lưới, Hương Thủy… 3.2. Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2.1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Dựa vào các yêu cầu, nguyên tắc chung, đồng thời căn cứ vào đặc thù riêng của vùng nghiên cứu, yêu cầu sinh thái của các loại cây trồng để lựa chọn số lượng và phân cấp chỉ tiêu một cách hợp lý. Các chỉ tiêu để đánh giá thích hợp đất đai lãnh thổ Thừa Thiên Huế gồm 9 chỉ tiêu: loại đất, độ dốc, tầng dày, TPCG, độ cao địa hình, hàm lượng mùn, sinh khí hậu, khả năng thoát nước và hiện trạng thoái hóa đất. Các chỉ tiêu như hiện trạng sử dụng đất, các loại hình thời tiết đặc biệt… được xếp vào nhóm tham khảo và được đề cập một cách cụ thể trong đề xuất định hướng phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Mỗi nhóm cây có thang đánh giá riêng. Bảng 3.9. Chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế STT Chỉ Phân cấp STT Chỉ Phân cấp tiêu tiêu 1 Loại 1. Cồn cát trắng (Cc) 4 Thành 1. Thịt nặng đất 2. Đất cát biển (C) phần 2. Thịt trung bình 3. Đất mặn nhiều (Mn) cơ 3. Thịt nhẹ 4. Đất mặn trung bình (M) giới 4. Cát pha 5. Đất phèn hoạt động sâu, mặn 5. Cát trung bình (Sj2M) 6. Đất phù sa được bồi hàng năm 5 Hàm 1. >3% (Pb) lượng 7. Đất phù sa không được bồi (P) mùn 2. 2 - 3% 8. Đất phù sa glây (Pg) 3. 1 - 2%
  16. 9. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ 4. 100cm dày 2. 70 - 100cm tầng 3. 50 - 70cm đất 4.
  17. tích 35.423,23ha, ĐVĐĐ có diện tích nhỏ nhất là ĐVĐĐ số 49 với diện tích 100,88ha (hình 3.8 và bảng 3.10). 3.2.3. Đánh giá và phân hạng thích hợp các đơn vị đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp 3.2.3.1. Lựa chọn loại hình sử dụng nông lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá: Các loại hình sử dụng nông nghiệp: nhóm cây hàng năm (lạc, đậu, vừng); cây ăn quả: cây bưởi thanh trà; cây công nghiệp: cây cao su; loại hình sử dụng lâm nghiệp: keo tai tượng, được lựa chọn đưa vào đánh giá. 3.2.3.2. Đánh giá và phân hạng thích hợp đơn vị đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp Nhu cầu sinh thái của các loại cây trồng đưa vào đánh giá như sau (bảng 3.11) Bảng 3.11. Tổng hợp nhu cầu sinh thái của các loại cây trồng Mức độ thích hợp Cây Chỉ tiêu Rất thích Thích hợp Ít thích hợp Không thích trồng hợp (S1) (S2) (S3) hợp (N) 1. Loại đất C, Pb P, P/C, Pf, Fa, Fs, Fq Còn lại D, Fp, Py 2. Độ dốc 150 3. Tầng dày >70cm 50 - 70cm 100cm 70-100cm 50-70cm 3%, 2 -3% 1 - 2%
  18. 7. Khả năng thoát Tốt Tương đối Khó Rất khó nước tốt 8. Hiện trạng thoái Nhẹ Trung bình - Nặng hóa đất 1. Loại đất Fs, Fj Fa, Fq Fp, D Còn lại 2. Độ dốc 250 3. Tầng dày >100cm 70 - 100cm 50 - 70cm 3% 2 - 3% 1 - 2%
  19. sông, hồ, đầm phá). Đó là những ĐVĐĐ cần giữ nguyên trạng để đảm bảo an ninh lương thực, an toàn sinh thái. Như vậy, chỉ lựa chọn 80 ĐVĐĐ đưa vào đánh giá thích hợp cho cây hàng năm, cây bưởi thanh trà, cây cao su và cây keo tai tượng. Kết quả đánh giá như sau (hình 3.9, 3.10, 3.11. 3.12; bảng 3.10): Bảng 3.12. Tổng hợp diện tích các hạng thích hợp theo các loại cây trồng Loại Hạng hình sử Rất thích hợp Thích hợp Ít thích hợp Không thích dụng (S1) (S2) (S3) hợp (N) 41.369,39ha 38.912,17ha 10.043,89ha 119.728,83ha 1. Cây Gồm 10 ĐVĐĐ: 2, Gồm 16 ĐVĐĐ: Gồm 7 ĐVĐĐ: Gồm 47 ĐVĐĐ hàng 14, 16, 18, 20, 27, 9, 10, 12, 13, 22, 25, 50, 56, 57, 71, còn lại. năm 32, 35, 38, và 41 31, 33, 39, 40, 53, 59, 74, 78 và 90 68, 69, 70 và 75 2. Cây 15.305,78ha 6952,30ha 17.233,78ha 170.562,42ha bưởi Gồm 6 ĐVĐĐ: Gồm 6 ĐVĐĐ: Gồm 10 ĐVĐĐ: 9, Gồm 58 ĐVĐĐ thanh 14, 16, 20, 28, 38, 12, 18, 31, 33, 25, 34, 35, 40, 56, còn lại. trà 53. 41,75 58, 67, 68, 70. 4.584,06ha 10.944,05ha 34.344,50ha 160.181,67ha 3. Cây Gồm 3 ĐVĐĐ: Gồm 8 ĐVĐĐ: Gồm 8 ĐVĐĐ: 9, Gồm 61 ĐVĐĐ cao su 31, 56 và 62. 25,27,34,53,58,70, 67, 68, 75, 100, còn lại. 107 và 109 105, 106 và 114 68.266,47ha 91.110,58ha 23.651,75ha 27.025,48ha Gồm 28 ĐVĐĐ: 9, Gồm 28 ĐVĐĐ: Gồm 4 ĐVĐĐ: Gồm 20 ĐVĐĐ 10, 13, 25, 27, 31, 2, 6, 14, 16, 18, 20, 5, 12, 19, 39. còn lại. 4. Cây 33, 34, 38, 50, 53- 22, 26, 28, 32, 35, keo tai 59, 62, 67, 68, 70, 37, 40, 41, 43, 63, tượng 74, 75, 76, 78, 79, 71, 95, 96, 100, 109 và 114. 101, 103, 105-107, 119, 121 và 122. 3.3. Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế 3.3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất: Định hướng sử dụng đất cho mục đích sản xuất nông lâm nghiệp đến năm 2020 của tỉnh Thừa thiên Huế và các căn cứ khác. 3.3.2. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế theo chức năng đơn vị đất đai: Luận án đề xuất các định hướng sử dụng tài nguyên đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững cho các ĐVĐĐ đưa vào đánh giá theo 3 chức năng
  20. như sau: Khai thác kinh tế; Phòng hộ và khai thác kinh tế; Phòng hộ và bảo tồn tự nhiên (hình 3.13, bảng 3.18). Bảng 3.18. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế theo đơn vị đất đai. Chức Diện tích, tỷ lệ và các ĐVĐĐ Hướng sử dụng chủ yếu năng - Diện tích: 7.294,78ha, chiếm 1,45% DTTN. Trồng cây hàng năm - Gồm 7 ĐVĐĐ: 4, 16, 22, 25, 47, 49 và 90. - Diện tích: 13.973,57ha, chiếm 2,78% DTTN. Trồng cây bưởi thanh trà - Gồm 6 ĐVĐĐ: 12, 14, 18, 20, 27, 38. - Diện tích: 7.673,58 ha, chiếm 1,53% DTTN. Trồng cây cao su - Gồm6 ĐVĐĐ: 31, 53, 56, 58, 62, 107. - Diện tích: 54.805,91 ha, chiếm 10,90% DTTN. Khai thác - Gồm 23 ĐVĐĐ: 10, 26, 33, 34, 35, 37, 40, 41, 43, 50, Trồng cây keo tai tượng kinh 54, 55, 57, 59, 68, 71, 74, 79, 95, 100, 108, 119, 121. tế - Diện tích: 48.543,18ha, chiếm 9,60% DTTN. Vườn trong khu dân cư, - Gồm 12 ĐVĐĐ: 2, 9, 13, 19, 32, 39, 42, 69, 70, 78, trồng hoa màu, cây 101 và 105. CNDN, cây CNNN, cây ăn quả. - Diện tích: 31.739,51ha, chiếm 6,31% DTTN. Tôn trọng hiện trạng: - Gồm 10 ĐVĐĐ: 1, 3, 7, 8, 11, 15, 17, 21, 29 và 30. Trồng cây lúa nước - Diện tích: 31.288,76ha, chiếm 6,22% DTTN. Nuôi trồng khai thác và - Gồm 1 ĐVĐĐ: 130. thủy sản nước ngọt, nước lợ Phòng hộ - Trồng rừng phòng hộ, - Diện tích: 69.043,15 ha, chiếm 13,73% DTTN. và khai rừng sản xuất với loại cây - Gồm 21 ĐVĐĐ: 5, 6, 23, 28, 36, 44, 45, 48, 61, 63, thác kinh chủ lực là keo tai tượng. 65, 67, 75, 76, 96, 98, 103, 106, 114, 122 và 129 tế - Xây dựng mô hình NLKH - Khoanh nuôi, bảo vệ - Diện tích: 238.239,39ha, chiếm 47,40% DTTN. nghiêm ngặt rừng phòng Phòng hộ - Gồm 44 ĐVĐĐ: 24, 46, 51, 52, 60, 64, 66, 72,73 hộ, rừng đặc dụng hiện có. và bảo 77, 80 - 89, 91 - 94, 97, 99, 102, 104, 109 - 113, 115 - - Trồng rừng phòng hộ tồn tự 118, 120, 123 - 128. với loại cây chủ lực là keo nhiên tai tượng xen với một số cây thích hợp khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0