intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

19
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an" nhằm nghiên cứu được tiến hành với mục đích đánh giá thực trạng các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Xây dựng hệ thống các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện cũng như thành tích của nam VĐV Điền kinh CLTB Bộ Công an.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN ĐĂNG TRƯỜNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐIỀN KINH CỰ LY TRUNG BÌNH LỨA TUỔI 16 - 17 BỘ CÔNG AN Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Thể dục thể thao Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Phạm Xuân Thành 2. TS. Phạm Hoàng Tùng Phản biện 1: GS.TS Lê Quý Phượng Trường Đại học TDTT Tp. Hồ Chí Minh Phản biện 2: TS Đặng Hoài An Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Phản biện 3: PGS.TS Trần Tuấn Hiếu Viện Khoa học TDTT Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp .....họp tại ................................................. vào hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học TDTT.
  3. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. MỞ ĐẦU Thể thao thành tích cao có vị trí quan trọng trong việc phát triển thể dục thể thao (TDTT) nói chung, nâng cao sức khỏe và năng lực con người, có tác dụng to lớn trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc và góp phần nâng cao uy tín của địa phương, đất nước. Điền kinh là môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Với nội dung phong phú và đa dạng, Điền kinh chiếm một vị trí quan trọng trong các chương trình thi đấu của các đại hội thể thao Olympic quốc tế và trong đời sống văn hóa thể thao của nhân loại. Điền kinh là môn thể thao tổng hợp gồm nhiều nội dung khác nhau: Nhảy, ném đẩy, các nội dung phối hợp và các nội dung chạy và đi bộ, ngay trong chạy lại được chia thành nhiều cự ly khác nhau: Chạy ngắn, chạy trung bình, chạy vượt chướng ngại vật, chạy dài và marathon, mỗi cự ly có những đặc trưng khác nhau về công suất hoạt động, kỹ chiến thuật, mức đóng góp hệ năng lượng… Nội dung chạy CLTB của Bộ Công an trước đây được xem là thế mạnh, là nội dung mục tiêu đạt huy chương tại các giải vô địch quốc gia. Tuy nhiên, thời gian gần đây thành tích của đơn vị không được duy trì liên tục và có dấu hiệu giảm sút. Nhiều nguyên nhân được ban huấn luyện đưa ra và đưa ra một số nhận định: yếu tố sức bền của nhóm VĐV chạy CLTB còn hạn chế; kế hoạch huấn luyện chưa hợp lý; phân chia thời gian huấn luyện các tố chất thể lực chưa phù hợp; đặc biệt nguyên nhân chính được xác định là thực trạng sử dụng bài tập còn đơn điệu,chưa có hệ thống bài tập đa dạng để phát huy được tối đa năng lực sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bìnhlứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Do vậy, việc cấp bách và cần thiết hiện nay đối với nam VĐV điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an là phải nghiên cứu được hệ thống bài tập phát triển sức bền để có thể cải thiện, nâng cao được thành tích thi đấu. Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề, chúng tôi tiến hành nghiên cứu luận án: “Nghiên cứu ứng
  4. 2 dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an”. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành với mục đích đánh giá thực trạng các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Xây dựng hệ thống các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện cũng như thành tích của nam VĐV Điền kinh CLTB Bộ Công an. Mu ̣c tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận án, chúng tôi giải quyết các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn hệ thống các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Mục tiêu 3: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền đã chọn cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Giả thuyết khoa học: Nếu lựa chọn được hệ thống các bài tập phát huy được các năng lực sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện, nâng cao thành tích thi đấu của nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Xác định lựa chọn được 15 test đủ độ tin cậy, tính thông báo, mối tương quan để đánh giá giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Đánh giá được thực trạng sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an còn thấp, thành tích chủ yếu chỉ ở mức trung bình và còn nhiều chỉ số ở mức yếu và kém.
  5. 3 - Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức bền của nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an còn ít về số lượng và còn đơn điệu về dạng bài tập, số lần lặp lại của các bài tập còn ít. Phân chia thời gian huấn luyện cho mỗi thời kỳ huấn luyện chưa hợp lý, đặc biệt là thời kỳ chuẩn bị chuyên môn và thi đấu. - Lựa chọn được 51 bài tập có sự tán thành cao, kết quả kiểm định bằng độ tin cậy Cronbach’s Alpha 51 bài tập đều thể hiện đủ độ tin cậy để ứng dụng phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. - Ứng dụng 51 bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an cho thấy có hiệu quả khác biệt giữa nhóm VĐV đối chứng với nhóm VĐV thực nghiệm thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở cả 15 test kiểm tra. Như vậy, 51 bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an của luận án thể hiện tính ứng dụng cao trên đối tượng nghiên cứu. 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN: Luận án được trình bày trong 148 trang bao gồm phần: Mở đầu (4 trang); Các nội dung chính của luận án: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (48 trang), Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (18 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (76 trang); Phần kết luận và kiến nghị (2 trang). Trong luận án có 41 bảng, 16 biểu đồ, 02 sơ đồ. Ngoài ra, luận án đã sử dụng 89 tài liệu tham khảo trong đó có 81 tài liệu viết bằng tiếng Việt, 7 tài liệu tiếng Anh, 1 website và Phần phụ lục. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN: Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm có liên quan. 1.2. Đặc điểm chạy cự ly trung bình trong môn Điền kinh. 1.3. Các quan điểm về huấn luyện VĐV chạy cự ly trung bình trong môn Điền kinh.
  6. 4 1.4. Đặc điểm huấn luyện sức bền trong thể thao. 1.5. Các phương pháp huấn luyện sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bình 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến huấn luyện sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bình 1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan. Nhận xét chương 1: Luận án đã hệ thống hóa các khái niệm, đặc điểm huấn luyện môn điền kinh, đặc điểm huấn luyện chạy cự ly trung bình, đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến huấn luyện sức bền VĐV điền kinh chạy cự trung bình, các phương pháp huấn luyện sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bình và tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan. Xác định cơ sở huấn luyện sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bình phải đảm bảo phát triển cả năng lực sức bền chung và sức bền chuyên môn, sử dụng nhiều phương pháp huấn luyện là phương pháp kéo dài, phương pháp giãn cách, phương pháp lặp lại và phương pháp thi đấu. Xác định các bài tập là phương tiện hiệu quả để phát triển năng lực sức bền cho VĐV điền kinh chạy cự ly trung bình, trên cơ sở đánh giá cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích đặc điểm sinh lý, đặc điểm tâm lý VĐV lứa tuổi 16-17. Đồng thời, tổng hợp phân tích từ các công trình có cùng hướng nghiên cứu trong và ngoài nước để phát triển sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16-17. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an
  7. 5 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Là các VĐV chạy cự ly trung bình của các đơn vị Hà Nội, Quân đội và đội tuyển trẻ quốc gia tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Nhóm chuyên gia phỏng vấn: Gồm 50 giảng viên, các chuyên gia, HLV Đối tượng quan trắc:Các chuyên gia, HLV, giáo viên, nhà quản lý và trọng tài môn Điền kinh trong cả nước. Các VĐV nội dung cự ly trung bình của một số đơn vị phát triển mạnh môn Điền kinh. Đối tượng thực nghiệm: Là 11 nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 của Bộ Công an. Đối tượng phỏng vấn: Các huấn luyện viên Điền kinh thuộc các tỉnh, thành, ngành có đội tuyển Điền kinh phát triển mạnh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. - Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp kiểm tra sư phạm. - Phương pháp kiểm tra y sinh. - Phương pháp kiểm tra tâm lý. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp toán học thống kê. 2.3. Tổ chức nghiên cứu. 2.3.1. Thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2020 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu tại: Viện Khoa học Thể dục thể thao; Trung tâm Thể thao Bộ Công an và một số các tỉnh thành ngành khác có phong trào Điền kinh mạnh
  8. 6 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. 3.1.1. Nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá trình độ sức bền của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Căn cứ lựa chọn test: Để lựa chọn được các test ứng dụng vào đánh giá sức bền của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an, luận án dựa trên 03 nguyên tắc. Phỏng vấn lựa chọn test: Thông qua tham khảo tài liệu về Điền kinh, sinh lý thể thao, y học thể thao, tâm lý thể thao và các kết quả nghiên cứu khoa học luận án tổng hợp được 30 test đánh giá sức bền của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an, tiến hành phỏng vấn 25 chuyên gia, huấn luyện viên, giảng viên. Phỏng vấn lựa chọn test theo thang đo liker 5 mức, kết quả phỏng vấn đã lựa chọn được 15/30 test có tổng điểm lựa chọn cao trên 75% tổng điểm, tổng điểm trung bình có từ mức mức đồng ý từ 3.48-4.12 điểm, mức rất đồng ý là 4.36 điểm. Để đảm bảo độ tin cậy của phiếu phỏng vấn, luận án tiến hành xác định mối tương quan nội tại bằng phiếu hỏi bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả trình bày tại bảng 3.2 trong luận án cho thấy: Cả 15 test (15 biến quan sát) đều đủ độ tin cậy để ứng dụng đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an, thể hiện ở hệ số tương quan biến tổng > 0.3 và < hệ số Cronbach’s Alpha tổng > 0.6. 3.1.2. Xác định tính thông báo và độ tin cậy các test đánh giá sức bền của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Xác định độ tin cậy của test: Quá trình kiểm tra độ tin cậy các test đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an được tiến hành kiểm tra 2 lần cách nhau ba tuần để cho VĐV có thời gian hồ i phu ̣c và giảm áp lực tâm lý. Hai lầ n kiể m tra đảm bảo thố ng nhấ t về người đươ ̣c kiể m tra, điề u kiê ̣n và trang thiế t bi ̣kiể m tra. Sau đó, tiến hành đánh giá mức độ đồng
  9. 7 đều của các test trên đối tượng nghiên cứu bằng tham số biến thiên Cv%. Kế t quả đươ ̣c trình bày ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Xác định độ tin cậy giữa 2 lần kiểm tra các test đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=11) Kết quả Lầ n 1 Lầ n 2 rlần 1- TT Cv% Cv% P ( x ) (x ) lần 2 Test kiể m tra Test chuyên môn 1 Chạy 60m XPC (s) 7.37 ± 0.08 1.09 7.38 ± 0.07 0.95 0.83
  10. 8 học cũng như tính khách quan của test trên đối tượng nghiên cứu là VĐV Điền kinh trẻ cần tiến hành theo 4 bước. Kết quả từng bước được trình bày tại bảng 3.4, 3.5, 3.6 và 3.7 trong luận án. Qua bảng 3.4 so sánh thành tích giữa nhóm VĐV lứa tuổi 16 và lứa tuổi 17 có sự chênh lệch về kết quả kiểm tra (không đáng kể), qua bảng 3.5 - 3.7 cho thấy tất cả các test đều có tính thông báo cao thể hiện ở hệ số tương quan chặt với r từ 0.81 đế n 0.88 với P
  11. 9 Bảng 3.11. Xác định mối quan hệ giữa các test sư phạm trong đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình Bộ Công an (n=11) Sức bền tốc độ Sức mạnh bền TT Test SBC Chạy 60m XPC(s) Chạy 400m (s) Chạy 600m (s) r P r P r P 1 Chạy 800m (s) 0.85
  12. 10 Đánh giá mức độ mệt mỏi sau 10 lần CN10 1 5 3.56 1.044 chạy nước rút (Sprint fatigue test) (%) CN11 Chỉ số VO2max (ml/phút/kg) 3 5 4.04 .889 CN12 Chỉ số VC (lít) 2 5 4.04 1.060 CN13 Chỉ số HW (lần/phút) 1 5 3.60 1.000 CN14 Loại hình thần kinh (biểu 808) 2 5 4.28 .980 Test thử nghiệm 5 lần dung tích sống CN15 1 5 3.52 1.005 (VC/lít) Qua bảng 3.12 cho thấy: 15 test đã xác định trước đó đều có giá trị trung bình >3.0 (giá trị Mean từ 3.52 đến 4.44) ở tất cả các test, có nghĩa giá trị của các test đều có xu hướng từ có ảnh hưởng đến rất ảnh hưởng với độ lệnh chuẩn chênh lệch không lớn. Như vậy, sau các bước nghiên cứu 15 test do luận án lựa chọn đều đủ điều kiện để ứng dụng trong thực tiễn đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình Bộ Công an. Tiếp theo tiến hành xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền: Xác định tiêu chuẩn đánh giá Test thử nghiệm 5 lần dung tích sống (VC/lít. ) Đề tài tham vấn ý kiến chuyên gia về chuyên ngành Y học và y học TDTT để có thể đảm bảo xây dựng được các mức đánh giá khoa học, phù hợp với hoạt động TDTT cũng như trong đánh giá chuyên môn về hệ hô hấp vớicác mức đánh giá: Chỉ số có xu hướng tăng sau mỗi lần đo; Chỉ số không thay đổi hoặc có xu hướng tăng nhẹ sau mỗi lần đo; Chỉ số có biến đổi không đáng kể (±)
  13. 11 Luận án tiến hành phân loại thang điểm theo quy tắc 2. Luận án lấy kết quả kiểm tra lần thứ nhất (ở bảng 3.3) để đưa vào xây dựng tiêu chuẩn phân loại và thang điểm đánh giá (trình bày ở bảng 3.16 trong luận án). Bảng 3.17. Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=11) Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 135-150 Kết quả ở bảng 3.15, 3.16 trong luận án và bảng 3.17 cho thấy: Các bảng điểm đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an rất thuận tiện cho việc sử dụng để đánh giá theo điểm từng test sức bền cho đối tượng nghiên cứu. Quá trình đánh giá kết quả từng test, HLV và VĐV tiến hành theo các bước: Bước 1: Xác định test kiểm tra. Bước 2: Xác định điểm kiểm tra và so với phân loại mức đánh giá. Bước 3: Tính tổng điểm theo phân loại tổng điểm tối đa. Như vậy, bảng điểm đánh giá theo từng test cho phép tính điểm của bất kỳ test nào có được sau khi kiểm tra, từ đó phục vụ cho việc đánh giá nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an trong thực tiễn bằng cách cộng điểm của các test lại với nhau. 3.2. Nghiên cứu lựa chọn hệ thống các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an 3.2.1. Thực trạng công tác huấn luyện sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình Bộ Công an: Nội dung đánh giá thực trạng công tác huấn luyện gồm thực trạng sử dụng bài tập và thực trạng đội ngũ HLV Điền kinh Bộ Công an.
  14. 12 Bảng 3.19. Phỏng vấn đánh giá về kế hoạch huấn luyện của Điền kinh Bộ công an (n=8) Kết quả đánh giá (n=8) Kế hoạch Đảm bảo và TT Tốt cần điều Không tốt huấn luyện chỉnh mi % mi % mi % 1 Mục đích 2 25.00 6 75.00 0 0.0 7.00 2 Mục tiêu 1 12.50 7 87.50 0 0.0 10.75 3 Chỉ tiêu 2 25.00 6 75.00 0 0.0 7.00 4 Thời kỳ huấn 0.0 2 25.00 6 75.00 0 7.00 luyện Qua bảng 3.19 cho thấy, các chuyên gia đều đánh giá kế hoạch huấn luyện đội Điền kinh của Bộ Công an tốt và đảm bảo, không có đánh giá không tốt. Tuy nhiên, đánh giá mức tốt thấp hơn so với mức đảm bảo và cần điều chỉnh Thực trạng phân chia thời gian theo từng thời kỳ huấn luyện của VĐV chạy cự ly trung bình đội Điền kinh Bộ Công an Thực trạng phân chia thời gian theo từng thời kỳ huấn luyện của VĐV chạy cự ly trung bình đội Điền kinh Bộ Công an này được trình bày ở bảng 3.20 cho thấy: Việc phân chia thời gian huấn luyện cho mỗi thời kỳ huấn luyện chưa đảm bảo tính hợp lý, như: Thời kỳ chuẩn bị chuyên môn dành đến 90 giờ (20.0%) để huấn luyện kỹ thuật, thời gian huấn luyện chiến thuật chỉ có 22.5 giờ (đạt 5.0%). Cần có sự điều chỉnh thời gian huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật sao cho phù hợp hơn. Thời gian dành cho huấn luyện thể lực tương đối hợp lý, nhưng cần xem xét kỹ hơn về phân chia nội dung huấn luyện các tố chất thể lực để đảm bảo phát huy được năng lực sức bền của VĐV chạy cự ly trung bình.
  15. 13 Bảng 3.20. Thực trạng phân chia thời gian theo từng thời kỳ huấn luyện của VĐV chạy cự ly trung bình đội Điền kinh Bộ Công an Thời kỳ huấn luyện Thời kỳ Thời kỳ Thời kỳ Thời kỳ quá NỘI DUNG chuẩn bị chuẩn bị chuẩn bị độ và chuyển HUẤN chuyên môn chung chuyên môn tiếp LUYỆN và thi đấu Số % Số % Số % Số % giờ giờ giờ giờ Kỹ thuật 48 23.30 90 20.00 41.25 15.0 22 40.0 Chiến thuật 4 1.94 22.5 5.00 96.25 35.0 Thể lực 150 72.82 315 70.00 110 40.0 33 60.0 Tâm lý 4 1.94 22.5 5.00 27.5 10.0 Tổng 206 100 450 100 275 100 55 100 Thực trạng sử dụng bài tập sức bền của VĐV Điền kinh Bộ Công an: Bảng 3.22. Thống kê thực trạng số lượng các bài tập của nam VĐV Điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an % thời Phần Số lần lặp TT Bài tập gian /buổi tập lại/tuần tập Chạy khởi động (từ 5-10 vòng); Chạy bước nhỏ; Chạy đạp sau; Khởi Chạy nâng cao đùi; 1 Hàng ngày 15-20% động Đá lăng chân; Hất gót, di chuyển ngang, guồng bánh xe; Làm dẻo...
  16. 14 2 Các BT bổ trợ: Tập với tạ, dây chun, ép dẻo, cơ lưng, cơ bụng, bật Hàng ngày xoạc, rào, bóng... Các BT chuyên môn: Chạy 5 phút (m); 2 lần*3 tổ/ tuần Chạy 10 phút (m); 1 lần*2 tổ/ tuần Chạy 20 phút (m); 2 lần/ 3tuần Chạy bậc thang (m); 2 lần*2 tổ/ tuần Chạy 100m (s); 10 lần*10 tổ/ Chạy 200m (s); tuần Chạy 400m (s); 10 lần*5 tổ/ tuần Chạy 600m (s); Chuyên 3 lần*2 tổ/ tuần môn Chạy 800m (s); 3 lần*2 tổ/ tuần Chạy 1000m (s); 70-78% 3 lần*2 tổ/ tuần Chạy 1200m (s); 2 lần*2 tổ/ tuần Chạy 1500m (s); 3 lần*2 tổ/ tuần Chạy 3000m (s); 3 lần*2 tổ/ tuần Chạy 5000m (s); 2 lần*2 tổ/ Chạy 10.000m (đường trường) 2tuần (phút); 2 lần/ tuần Chạy 12.000m (đường trường) (phút); 2 lần/ tuần Chạy 14.000m (đường trường) 1 lần/ 2tuần (phút). 1 lần/ 2tuần Chạy nhẹ nhàng; Làm dẻo; Thả 3 Chơi bóng... Hàng ngày 7-10% lỏng * Xem chi tiết các giáo án huấn luyện tại phụ lục...
  17. 15 Kết quả trình bày tại bảng 3.22 cho thấy: giáo án huấn luyện của đội Điền kinh Bộ Công an là hợp lý khi được phân chia theo 3 phần khởi động, chuyên môn, thả lỏng. Trong đó các bài tập của phần khởi động được ban huấn luyện rất chú trọng với nhiều bài tập đa dạng để bổ trợ cho phần huấn luyện chuyên môn. Phần chuyên môn cũng sử dụng nhiều bài tập khác nhau trong 1 tuần tập. Bên cạnh, sự đa dạng về các bài tập, thì việc phân phối các bài tập trong tuần chưa thực sự hợp lý 3.2.2. Đánh giá thực trạng sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an: Đánh giá thực trạng sức bền theo các tiêu chuẩn đã xây dựng: Kết quả trình bày ở bảng Đối với các test chức năng: Thành tích được dàn đều ở 3 mức khá, trung bình và yếu: mức tốt có 4/6 test đạt 9.09%; Mức khá cả 6/6 test đạt từ 18.18% đến 27.27%. Mức trung bình cả 6/6 test từ 27.27% đến 45.45%; Mức Yếu có tỷ lệ bất đồng đều ở cả 6/6 test có từ 18.18% đến 54.55%. Không có xếp loại kém của test chức năng. Như vậy, thành tích kiểm tra của các test chức năng cho thầy giống như các test chuyên môn, thành tích phân tán ở các mức kiểm tra, trong đó mức yếu chiếm tỷ lệ khá cao.
  18. 16 Bảng 3.24. Thực trạng sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=11) Phân loại TT Test Tốt % Khá % TB % Yếu % Kém % Test chuyên môn 1. Chạy 60m XPC (s) 1 9.09 1 9.09 7 63.64 2 18.18 0 0.00 2. Chạy 400m (s) 0 0.00 2 18.18 7 63.64 2 18.18 0 0.00 3. Chạy 600m (s) 0 0.00 3 27.27 6 54.55 2 18.18 0 0.00 4. Chạy 800m (s) 1 9.09 2 18.18 6 54.55 1 9.09 1 9.09 5. Chạy 1000m (s) 0 0.00 2 18.18 6 54.55 3 27.27 0 0.00 6. Chạy 1500m (s) 1 9.09 1 9.09 5 45.45 3 27.27 1 9.09 7. Chạy 3000m (s) 0 0.00 0 0.00 7 63.64 3 27.27 1 9.09 8. Chạy 5000m (s) 0 0.00 0 0.00 6 54.55 4 36.36 1 9.09 9. Chạy 12 phút (m) 0 0.00 0 0.00 5 45.45 6 54.55 0 0.00 Test chức năng Đánh giá mức độ mệt mỏi sau 10 lần 10. 1 9.09 3 27.27 5 45.45 2 18.18 0 0.00 chạy nước rút (Sprint fatigue test) (%) Chỉ số VO2max 11. 0 0.00 2 18.18 3 27.27 6 54.55 0 0.00 (ml/phút/kg) 12. Chỉ số VC (lít) 0 0.00 2 18.18 3 27.27 6 54.55 0 0.00 Chỉ số HW 13. 1 9.09 3 27.27 4 36.36 3 27.27 0 0.00 (lần/phút) Loại hình thần kinh 14. 1 9.09 3 27.27 3 27.27 4 36.36 0 0.00 (biểu 808) Test thử nghiệm 5 15. lần dung tích sống 1 9.09 2 18.18 5 45.45 3 27.27 0 0.00 (VC/lít) Đánh giá thông qua so sánh kết quả kiểm tra với bảng tiêu chuẩn đẳng cấp môn Điền kinh theo quy định của Tổng cục TDTT: Qua bảng 3.25 và biểu đồ 3.6 trong luận án cho thấy:
  19. 17 Kết quả thành tích của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an đều chưa đạt mức tiêu chuẩn phong đẳng cấp Kiện tướng và Cấp I của Tổng cục TDTT quy định. Như vậy, có thể nói nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an còn khoảng cách khá xa so với thành tích quy định tiêu chuẩn Kiện tướng và Cấp I. Đánh giá thông qua so sánh kết quả kiểm tra với thành tích thi đấu tại giải vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ quốc gia: Qua bảng 3.21 và biểu đồ 3.5 trong luận án cho thấy: So với thành tích xếp hạng vàng, bạc, đồng của các VĐV cùng lứa tuổi, thành tích của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an cũng kém hơn rất nhiều, đặc biệt ở cự ly 800m có khoảng cách khá xa so với các thành tích xếp hạng. 3.2.3. Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Căn cứ lựa chọn bài tập. Các bài tập đưa ra vào phỏng vấn đều được tiến hành sàng lọc đánh giá trên nhiều khía cạch về mức độ tác động của từng bài tập đó tới mục đích phát triển sức bền trong chạy cự ly ngắn cho nam VĐV lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Phỏng vấn lựa chọn bài tập:
  20. Bảng 3.27. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=35) Kết quả Tên bài tập Tổng Tỷ lệ Điểm TT Mã số Đánh giá điểm (%) TB Nhóm bài tập phát triển SBC BT tổ hợp: Chạy bước nhỏ 50m + Chạy 1 BT1 nâng cao đùi 50m + Chạy đạp sau 50m + 76 43.43 2.17 Kh.đồng ý Chạy tăng tốc độ 50m * 3-4 tổ Chạy 200m - 400m - 600m - 400m - 200m 2 BT2 129 73.71 3.69 Đồng ý (s) * 3-4 tổ Cha ̣y lă ̣p la ̣i 1000m, 2000m, 3000m (s) * 3 BT3 128 73.14 3.66 Đồng ý 2-3 tổ 4 BT4 Chạy 2km (phút) * 3-4 tổ 117 66.86 3.34 TB Cha ̣y viê ̣t dã 12km lên xuố ng dố c trên điạ 5 BT5 75 42.86 2.14 Kh.đồng ý hiǹ h núi tư ̣ nhiên (phút) 6 BT6 Chạy việt dã trên đường 14km (phút) 130 74.29 3.71 Đồng ý 7 BT7 Chạy việt dã 30 phút 128 73.14 3.66 Đồng ý Chạy trên cỏ (60 phút), tập gang bàn chân, 8 BT8 125 71.43 3.57 Đồng ý chạy trong cát 15 phút Nhóm bài tập phát triể n sức mạnh bền 9 BT9 Bài tập cha ̣y lên cầ u thang bô ̣ (s) * 3-4 tổ 123 70.29 3.51 Đồng ý Chạy đạp sau trên sân cỏ 100m (s) * 3-4 10 BT10 126 72.00 3.60 Đồng ý tổ 11 BT11 Chạy lò cò trên sân cỏ 100m (s) * 3-4 tổ 124 70.86 3.54 Đồng ý 12 BT12 Chạy lên dố c 100m (s) * 3-4 tổ 133 76.00 3.80 Đồng ý Chạy 200m có kéo bánh tạ 20kg (s) * 2 - 3 13 BT13 132 75.43 3.77 Đồng ý tổ Chạy 400m có kéo bánh tạ 20kg (s) * 2 - 3 14 BT14 85 48.57 2.43 Kh.đồng ý tổ Chạy nâng cao đùi trên cát 30m (s) * 2 – 3 15 BT15 135 77.14 3.86 Đồng ý tổ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2