BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br />
<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
----------------<br />
<br />
TRẦN THỊ HỒNG HÀ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG U<br />
VÀ ĐIỀU BIẾN MIỄN DỊCH TỪ HAI LOÀI NẤM HẦU THỦ (Hericium erinaceus)<br />
VÀ NẤM HƯƠNG (Lentinula edodes) NUÔI TRỒNG Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Hóa hợp chất thiên nhiên<br />
Mã số: 62.44.01.17<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC<br />
<br />
Hà Nội, 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa<br />
học và Công nghệ Việt Nam<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Mai Hương<br />
2. TS. Lưu Văn Chính<br />
<br />
Phản biện 1: GS.TSKH Phan Tống Sơn<br />
Phản biện 2: GS.TS Phạm Văn Ty<br />
Phản biện 3: PGS.TS Vũ Đình Hoàng<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại<br />
.......................................................................................................................................<br />
vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện quốc gia, Thư viện Học viện Khoa học và<br />
Công nghệ<br />
<br />
1<br />
<br />
I.<br />
<br />
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Nấm lớn có khoảng 140.000 loài, trong đó có 14.000 loài đã được biết, và khoảng 50%<br />
trong số đó được cho là có thể ăn được, hơn 2.000 loài là an toàn với người và khoảng<br />
700 loài có hoạt tính sinh học có thể dùng cho ngành y dược. Khoa học đã chứng minh<br />
nấm dược liệu có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, chữa các bệnh ung thư, tim<br />
mạch, tiểu đường, mỡ máu, béo phì, suy giảm miễn dịch do virus (HIV), chống viêm<br />
nhiễm, bệnh tổn thương thần kinh v.v… (Wasser, 2002; Chang và cs., 2004). Các hoạt<br />
chất trong nấm có thể là các phân tử nhỏ như triterpenoids (hơn 130 loại) ở nấm linh<br />
chi G. lucidum (Huie và cs., 2004), các hericinone (8 loại) và erinapyron của nấm hầu<br />
thủ H. erinaceus (Arnone và cs., 1994), và đặc biệt là hoạt tính chữa bệnh chính là nhờ<br />
các chất phân tử lượng lớn như polysaccharide và glycoprotein. Phần nhiều,<br />
polysaccharide ở nấm có hoạt tính điều hòa đáp ứng sinh học (biological response<br />
modifiers, BRM) với vai trò ngăn chặn và tiêu diệt tế bào lạ (ung thư, vi sinh vật<br />
v.v…) mà không hây hại tế bào chủ.<br />
Hiện nay chưa có loại thuốc đặc hiệu chữa ung thư. Các phương pháp điều trị ung thư<br />
chủ yếu là áp dụng liệu pháp miễn dịch nhờ sử dụng các chất từ thiên nhiên (đặc biệt<br />
beta-glucan từ nấm) kích hoạt, điều hòa hệ thống miễn dịch (đại thực bào, tế bào đơn<br />
nhân …) của cơ thể tiêu diệt tế bào lạ (ung thư, vi sinh vật).<br />
2. Đối tượng nghiên cứu và nội dung của luận án<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nấm hầu thủ (Hericium erinaceus) và nấm hương<br />
(Lentinula edodes), với những nội dung chủ yếu sau:<br />
Tách chiết một số hợp chất trao đổi thứ cấp, các polysaccharide giàu glucan từ<br />
quả thể nấm.<br />
Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào, khả năng ức chế sự hình thành khối u trên<br />
thạch mềm của các chất đã phân lập.<br />
Tạo chế phẩm thử nghiệm trên động vật thực nghiệm.<br />
Đánh giá độ an toàn và hiệu lực của chế phẩm trên động vật thực nghiệm (khả<br />
năng kháng u và điều biến miễn dịch, khả năng bảo vệ, phục hồi chức năng gan của<br />
sản phẩm)<br />
3. Những đóng góp mới của luận án<br />
3.1. Lần đầu tiên nghiên cứu có hệ thống 2 loài nấm (Hericium erinaceus, Lentinula<br />
edodes) ở Việt Nam theo định hướng hoạt tính ức chế tạo u in vitro trong môi trường<br />
thạch.<br />
3.2. Lần đầu tiên đánh giá hoạt tính gây độc tế bào trên dòng ung thư gan (HepG2),<br />
ung thư mô liên kết (RD) và hoạt tính ức chế tạo u in vitro trong môi trường thạch của<br />
các polysaccharit phân lập từ 2 loài nấm (Hericium erinaceus, Lentinula edodes).<br />
<br />
2<br />
<br />
3.3. Là công trình đâu tiên chiết tách các hoạt chất từ nấm hương (Lentinula edodes)<br />
và đánh giá hoạt tính gây độc tế bào và ức chế tạo u in vitro trong môi trường thạch.<br />
3.4. Là công trình đầu sử dụng β-1,3/1,6-glucan tách từ nấm hầu thủ để bao curcumin<br />
tạo ra sản phẩm Cur-Glu có kích thước nano (50 nm) và tan tốt trong nước. Sản phẩm<br />
Cur-Glu có hiệu quả ức chế rõ rệt và phức gắn đựợc vào tế bào ung thư làm cho tế bào<br />
phát quang. (Kết quả này đã được công bố trên tạp chí quốc tế Chemistry Letter,<br />
vol.40, No8, p. 846-848)<br />
4. Bố cục của luận án<br />
Luận án gồm 174 trang với 41 bảng số liệu, 54 hình-sơ đồ, 187 tài liệu tham khảo và<br />
11 phụ lục. Bố cục của luận án: Mở đầu (2 trang), Chương 1: Tổng quan tài liệu (41<br />
trang), Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (9 trang), Chương 3: Thực<br />
nghiệm (20 trang), Chương 4: Kết quả và thảo luận (74 trang), Kết luận (3 trang), Các<br />
công trình đã công bố (2 trang), Tài liệu tham khảo (22 trang), Danh mục các phụ lục<br />
(1 trang).<br />
II.<br />
NỘI DUNG LUẬN ÁN<br />
MỞ ĐẦU<br />
Phần mở đầu đề cập đến ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN<br />
Phần này tổng hợp các nghiên cứu trên Thế giới và trong nước về các nghiên cứu hóa<br />
học và hoạt tính sinh học của nấm dược liệu.<br />
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
2.1.1. Nấm hương<br />
Chủng nấm hương (Lentinula edodes (Berk.) Sing.) được lưu giữ tại Phòng Sinh<br />
học thực nghiệm, Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên.<br />
Nấm nấm hương khô được cung cấp bởi Viện Di truyền Nông nghiệp.<br />
2.1.2. Nấm hầu thủ<br />
Chủng nấm hầu thủ (Hericium erinaceus (Bull.:Fr.) Pers) được lưu giữ tại<br />
Phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên.<br />
Nấm hầu thủ khô được cung cấp bởi Viện Di truyền Nông nghiệp.<br />
2.2. Các phương pháp phân lập các hợp chất<br />
Sắc ký lớp mỏng (TLC)<br />
Phương pháp sắc ký bản mỏng (TLC) hợp chất đường.<br />
Sắc ký lớp mỏng điều chế<br />
Sắc ký cột (CC)<br />
2.3. Phương pháp tinh sạch β-glucan từ nấm hương và nấm hầu thủ<br />
2.3.1. Phương pháp tinh sạch β-1,3-glucan từ nấm hương<br />
Theo phương pháp của Chihara và cs, 1970.<br />
2.3.2. Phương pháp tinh sạch β-1,3-glucan từ nấm hầu thủ<br />
Theo phương pháp của Mizuno và cs., 1999<br />
<br />
3<br />
<br />
2.3. Các phương pháp xác định cấu trúc hoá học<br />
Phương pháp chung để xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất là sự kết hợp xác<br />
định giữa các thông số vật lý với các phương pháp phổ hiện đại bao gồm:<br />
Phổ khối lượng (MS)<br />
Điểm nóng chảy (MP)<br />
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)<br />
2.6. Phương pháp xác định hàm lượng polysaccharide<br />
Theo phương pháp của Dubois và cs., 1956.<br />
2.7. Phương pháp thủy phân không hoàn toàn β-1,3-glucan từ nấm hầu thủ bằng<br />
-1,3-glucanase<br />
2.8. Nghiên cứu bao curcumin (Cur) bằng β-1,3/1,6-glucan<br />
2.9. Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học<br />
2.9.1. Phương pháp thử khả năng gây độc tế bào (cytotoxicity)<br />
Nuôi tế bào ung thư in vitro theo Skehan và cs. Xác định hoạt tính gây độc các dòng tế<br />
bào ung thư theo phương pháp SRB của Likhiwitayawuid và cs đang được tiến hành<br />
tại Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia của Mỹ (NCI). Phương pháp này đã được<br />
phòng Sinh học Thực nghiệm thuộc Viện Hoá học các Hợp chất Thiên nhiên áp dụng<br />
từ năm 1996.<br />
2.9.2. Phương pháp ức chế hình thành khối u 3 chiều trên thạch mềm (anti-tumor<br />
promoting assay) in vitro<br />
Theo tác giả Jong Bin Kim (2005) và Huiyuan Gao và cs. (2007), hiện đang được<br />
triển khai thực hiện tại phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Hóa học các Hợp chất thiên<br />
nhiên.<br />
2.10. Các phương pháp thử dược lý<br />
2.10.1. Phương pháp đánh giá độc tính cấp<br />
Nghiên cứu tính độc cấp theo phương pháp của Abrham (1978) và Turner (1965).<br />
Được thử nghiệm tại Bộ môn Dược lý – Học viện Quân y.<br />
2.10.2. Phương pháp đánh giá độc tính bán trường diễn<br />
Phương pháp được mô tả bởi Abrham W.B. (1978) và theo quy định của WHO (2000)<br />
và Bộ Y tế về hiệu lực và an toàn trong nghiên cứu thuốc có nguồn gốc thiên nhiên.<br />
Được thử nghiệm tại Bộ môn Dược lý – Học viện Quân y.<br />
2.10.3. Phương pháp đánh giá một số tác dụng của sản phẩm<br />
Được thử nghiệm tại Bộ môn Dược lý – Học viện Quân y.<br />
2.10.3.1. Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của HG1 trên mô hình gây độc gan bằng<br />
carbon tetracholorid<br />
2.10.3.2. Nghiên cứu tác dụng của HG1 đến quá trình tổng hợp protein trên động<br />
vật khi dùng bán trường diễn<br />
Phương pháp được mô tả bởi Irwin Samuel (1967).<br />
2.10.3.3. Nghiên cứu tác dụng trên hệ miễn dịch của HG1 thực nghiệm<br />
Theo phương pháp của Santos G.W., Mansour H. (1968) và Phạm Mạnh Hùng (1984)<br />
<br />