BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM<br />
<br />
---------------------------<br />
<br />
NGUYỄN NAM PHƢƠNG<br />
<br />
§¸NH GI¸ KÕT QU¶ HäC TËP M¤N GI¸O DôC HäC<br />
CñA SINH VI£N ®¹i häc S¦ PH¹M<br />
THEO TIÕP CËN QU¸ TR×NH<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC<br />
MÃ SỐ: 62 14 01 02<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại : Viện khoa học Giáo dục Việt Nam<br />
<br />
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: PGS. TS. Trần Thị Tuyết Oanh<br />
TS. Lương Việt Thái<br />
<br />
Phản biện 1: ....................................................................<br />
...................................................................<br />
Phản biện 2: ....................................................................<br />
...................................................................<br />
Phản biện 3: ....................................................................<br />
...................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại<br />
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội<br />
Vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng .... năm.....<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia<br />
- Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Ngành giáo dục - đào tạo nước ta đã và đang có sự đổi mới để đáp ứng<br />
với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Với tinh<br />
thần của Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI năm 2013 về “Đổi mới<br />
căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo”, vấn đề đổi mới kiểm tra – ĐG cần phải<br />
được tiến hành một cách đồng bộ để tạo ra sự chuyển biến về chất lượng.<br />
Xu hướng đổi mới kiểm tra ĐG trong dạy học đang có những bước<br />
chuyển biến đáng kể. Công tác ĐG nói chung đang hướng tới mục tiêu cao nhất<br />
là đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực của người lao động, đáp ứng<br />
yêu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó, đối với ĐG trong<br />
dạy học, mục tiêu về KQHT cuối kì hoặc kết thúc môn được chuyển dần sang<br />
mục tiêu về quá trình đạt được kết quả đó.<br />
Với yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực, kì vọng xã hội với quá trình<br />
đào tạo trong các trường ĐHSP được đặt nặng lên vai những nhà giáo dục. Thực<br />
tế cho thấy đào tạo theo học chế tín chỉ đã kéo theo những cải tiến bước đầu của<br />
ĐG KQHT ở các trường Sư phạm như công cụ ĐG ở một số môn học, sự hỗ trợ<br />
của phương tiện kĩ thuật hiện đại. Tuy nhiên chúng ta chưa xác định nhất quán<br />
quan điểm ĐG, thang đo, tiêu chí, ngoài ra chúng ta còn nhiều khó khăn về hệ<br />
thống bài tập, nhiệm vụ, ngân hàng câu hỏi, năng lực ĐG của GV chưa đồng đều.<br />
Thêm vào đó, ĐG KQHT lâu nay, v n chỉ căn cứ vào bài kiểm tra cuối kì<br />
hoặc kết thúc môn học. Kể cả với các môn Nghiệp vụ ở trường ĐHSP, vốn dĩ<br />
hướng vào việc hình thành năng lực cho SV về nghề dạy học, chuẩn bị hành<br />
trang về đạo đức nghề, kĩ năng nghề cho các giáo viên tương lai. Việc ĐG<br />
KQHT của SV Sư phạm chỉ dựa trên kết quả bài thi hết môn khiến SV có tư<br />
tưởng ỷ lại, nước đến chân mới nhảy, chỉ dồn sức ôn thi trong một thời gian<br />
ngắn, hoặc SV chấp nhận học tài thi phận. Những điều trên gây trở ngại không<br />
nhỏ tới hiệu quả ĐG cũng như chất lượng đào tạo của các trường ĐHSP.<br />
Xuất phát từ các vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài<br />
“ ánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm<br />
theo tiếp cận quá trình” làm luận án của mình.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐG KQHT môn GDH của SV<br />
ĐHSP, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn GDH nói riêng, quá trình dạy<br />
học nói chung ở các trường ĐHSP.<br />
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu<br />
3.1. Khách thể nghiên cứu: ĐG KQHT của SV ở trường ĐHSP.<br />
3.2. Đối tượng nghiên cứu: ĐG KQHT môn GDH của SV ĐHSP theo tiếp cận<br />
quá trình và mối quan hệ của nó với quá trình dạy học ở trường ĐHSP.<br />
<br />
2<br />
4. Giả thuyết khoa học<br />
Thực trạng ĐG KQHT môn GDH của SV ĐHSP hiện nay còn tồn tại<br />
một số hạn chế và bất cập. Nguyên nhân cơ bản do nhận thức và thực hiện<br />
chưa thống nhất với nhau. Nếu áp dụng những biện pháp như lên kế hoạch<br />
ĐG, xây dựng hệ thống nhiệm vụ bài tập, đa dạng hóa các hình thức ĐG, sử<br />
dụng hồ sơ học tập và khai thác ưu thế công nghệ thông tin trong ĐG thì có<br />
thể khắc phục những hạn chế và bất cập của thực trạng, nâng cao hiệu quả<br />
của ĐG KQHT môn GDH theo tiếp cận quá trình và chức năng hỗ trợ, điều<br />
chỉnh của ĐG đối với dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong<br />
các trường sư phạm hiện nay.<br />
5. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về ĐG KQHT môn GDH của SV theo tiếp cận<br />
quá trình ở trường ĐHSP;<br />
- Khảo sát thực trạng ĐG KQHT môn GDH của SV ĐHSP theo tiếp cận<br />
quá trình, phân tích thực trạng và những nguyên nhân của thực trạng đó;<br />
- Nghiên cứu đề xuất biện pháp ĐG KQHT môn GDH của SV ĐHSP theo<br />
tiếp cận quá trình;<br />
- Tổ chức thực nghiệm các biện pháp ĐG KQHT của SV trong quá trình<br />
dạy học môn GDH ở trường ĐHSP.<br />
6. Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: luận án nghiên cứu ĐG KQHT của SV<br />
ĐHSP trong quá trình dạy học môn GDH.<br />
Khảo sát thực trạng: phần khảo sát được thực hiện ở sáu trường ĐHSP<br />
trên cả nước.<br />
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
7.1. Phương pháp luận<br />
Phương pháp luận chỉ đạo nghiên cứu vấn đề trong đề tài bao gồm:<br />
- Quan điểm hệ thống – cấu trúc của quá trình dạy học đại học.<br />
- Quan điểm về tính thường xuyên, liên tục của quá trình.<br />
- Đặc trưng môn GDH trong trường ĐHSP.<br />
- Thực tiễn đào tạo trong trường ĐHSP.<br />
Từ đó các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án<br />
bao gồm các phương pháp sau.<br />
7.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phương pháp tổng quan lí luận,<br />
Phương pháp phân tích lịch sử - logic, Phương pháp khái quát hóa lí luận,<br />
Phương pháp so sánh, Phương pháp mô hình hóa.<br />
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra giáo dục<br />
bằng bảng hỏi, Phương pháp quan sát sư phạm, Phương pháp nghiên cứu trường<br />
hợp, Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động, Phương pháp phỏng vấn,<br />
trò chuyện, Phương pháp thực nghiệm, Phương pháp chuyên gia, Phương pháp<br />
<br />
3<br />
sử dụng Toán thống kê.<br />
8. Các luận điểm cần bảo vệ<br />
- ĐG KQHT theo tiếp cận quá trình đảm bảo cho ĐG KQHT nói chung<br />
được đầy đủ, toàn diện và khách quan. ĐG KQHT theo tiếp cận quá trình nhằm<br />
thúc đẩy quá trình dạy học môn học, thúc đẩy người học, vì sự tiến bộ và phát<br />
triển của người học và là cách thức phù hợp đối với SV ở các trường ĐHSP.<br />
- ĐG KQHT môn GDH theo tiếp cận quá trình được thực hiện trong quá<br />
trình dạy học, thể hiện trong các quá trình ĐG bộ phận, phù hợp với đặc trưng<br />
của môn GDH và đặc trưng của ĐG trong trường ĐHSP. Các quá trình ĐG bộ<br />
phận này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động biện chứng qua lại.<br />
- ĐG KQHT môn GDH theo tiếp cận quá trình nếu được thực hiện tập<br />
trung vào các biện pháp như xây dựng hệ thống nhiệm vụ bài tập, sử dụng đa<br />
dạng các phương pháp và hình thức trong ĐG bộ phận và thiết kế, vận dụng hồ<br />
sơ học tập để nhìn nhận sự tiến bộ của SV, sẽ nâng cao hiệu quả ĐG, nâng cao<br />
chất lượng dạy học môn GDH nói riêng, chất lượng đào tạo giáo viên nói chung.<br />
9. Những đóng góp mới của đề tài<br />
(1) Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về ĐG KQHT của<br />
SV ĐHSP theo tiếp cận quá trình, qua đó bổ sung và hoàn thiện lý luận dạy học<br />
đại học nói chung, lí luận về ĐG KQHT môn GDH của SV Sư phạm nói riêng.<br />
(2) Phân tích và nhận định về thực trạng ĐG KQHT môn GDH của SV sư<br />
phạm theo tiếp cận quá trình, nhất là đối với dạy học môn GDH ở trường ĐHSP.<br />
Nêu các nguyên nhân và khó khăn cơ bản của thực trạng đó làm cơ sở cho việc<br />
đề xuất các biện pháp.<br />
(3) Đề xuất hệ thống biện pháp nâng cao hiệu quả ĐG KQHT môn<br />
GDH của SV sư phạm theo tiếp cận quá trình và khẳng định tính khả thi, tính<br />
giá trị của các biện pháp đề xuất.<br />
10. Cấu trúc của luận án<br />
Ngoài Mở đầu, kết luận – khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và<br />
phần phụ lục, luận án có cấu trúc 4 chương bao gồm:<br />
Chương 1: Cơ sở lí luận về ĐG KQHT môn GDH của SV ĐHSP theo<br />
tiếp cận quá trình.<br />
Chương 2: Thực trạng về ĐG KQHT môn GDH của SV ĐHSP theo tiếp<br />
cận quá trình.<br />
Chương 3: Biện pháp ĐG KQHT môn GDH của SV ĐHSP theo tiếp cận<br />
quá trình.<br />
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm về ĐG KQHT môn GDH của SV<br />
ĐHSP theo tiếp cận quá trình.<br />
<br />