Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học" là đề xuất được những hoạt động trong dạy học Hình học THCS của giáo viên theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường THCS. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------------ ------------ ĐỖ ĐỨC BÌNH DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH Ở CẤP ĐỘ LỚP HỌC Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2024
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: KHOA TOÁN – TIN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Bùi Văn Nghị Phản biện 1: PGS. TS. Trịnh Thanh Hải Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Hữu Hậu Trường Đại học Hồng Đức Phản biện 3: PGS. TS. Trần Việt Cường Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đỗ Đức Bình (2023), “Một số biện pháp phát triển chương trình ở cấp độ lớp học cho giáo viên trong dạy học mạch kiến thức Hình học ở trường Trung học cơ sở”, Tạp chí Giáo dục, ISSN 2354-0753, Số đặc biệt, tháng 9/2023. 2. Đỗ Đức Bình (2023), “Thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy học Hình học ở trường Trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình lớp học”, Tạp chí Giáo dục, ISSN 2354-0753, Số đặc biệt, tháng 8/2023. 3. Đỗ Đức Bình (2019), “Phát triển chương trình ở cấp độ lớp học (Minh họa thông qua mạch kiến thức Hình học ở Trung học cơ sở)”, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, ISSN 2615-8965, tháng 1/2019, Số 13, tr. 76-81. 4. Đỗ Đức Thái và Đỗ Đức Bình (2019), “Về Hình học trực quan ở cấp Trung học cơ sở trong Chương trình môn Toán mới – On the Visual Geometry at the secondary level in the new mathematics curriculum”, HNUE Journal of Science, Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 4, pp. 3-16, DOI: 10.18173/2354-1075.2019- 0001. 5. Do Duc Thai and Do Duc Binh (2017), “Basic perspectives in determining and designing the main content of Geometry in the mathematics curriculum of middle-school level in the new general education”, International Conference on Science and Mathematics Education (CoSMEd 2017), eISSN: 2600-7452, SEAMEO RECSAM, Penang, Malaysia.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) Việt Nam đã từng được thay đổi theo sự biến đổi của xã hội. 1.2. Trong nhiều thập kỉ qua, việc phát triển CTGDPT trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể. 1.3. Thực tiễn cho thấy có không ít giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến sự phát triển chương trình môn Toán nói chung, CT Hình học nói riêng. 1.4. Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến Phát triển CT ở trường phổ thông, tuy nhiên những công trình về phát triển Chương trình ở cấp độ lớp học chưa có nhiều, đặc biệt là chưa có công trình nào về “Dạy học Hình học ở trường THCS theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học”. Từ đó, đề tài được chọn là “Dạy học Hình học ở trường THCS theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học“. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề phát triển CT ở cấp độ lớp học, đề xuất được những HĐ trong dạy học Hình học THCS của GV theo hướng phát triển CT ở cấp độ lớp học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường THCS. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hình học ở trường THCS. Đối tượng nghiên cứu: Những HĐ trong dạy học Hình học THCS của GV theo hướng phát triển CT ở cấp độ lớp học Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào các hoạt động dạy học Hình học ở trường THCS. 4. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển CT môn Toán ở cấp độ lớp học, nếu người GV hiểu biết và thực hiện được những HĐ phát triển CT lớp học ngay trong quá trình chuẩn bị KHBD, nghiên cứu bài học cùng nhóm GV hay hợp tác nhiều nhóm GV, trong quá trình dạy học Hình học ở trường THCS thì kết quả dạy học sẽ được nâng lên, đồng thời thiết thực góp phần phát triển CTLH. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi khoa học sau đây: (1) Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như thế nào? (Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu đến đâu, luận án có thể đóng góp được gì về phát triển CT ở cấp độ lớp học trong dạy học Hình học ở trường THCS)
- 2 (2) Cơ sở lí luận của việc phát triển CT ở cấp độ lớp học trong dạy học Hình học ở trường THCS là gì? (Quan niệm thế nào là phát triển CT nói chung và phát triển CT ở cấp độ lớp học nói riêng? Biểu hiện của việc phát triển CT ở cấp độ lớp học như thế nào?) (3) Thực trạng dạy học Hình học ở trường THCS theo hướng phát triển CT ở cấp độ lớp học hiện nay như thế nào? (4) Những hoạt động nào của người GV góp phần phát triển CT ở cấp độ lớp học trong dạy học Hình học THCS? (5) Những hoạt động đã đề xuất trả lời cho câu hỏi (4) có tính khả thi và hiệu quả hay không? 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lí luận Nghiên cứu các tài liệu, công trình về phát triển CT Hình học THCS ở cấp độ lớp học, Phát triển CTGDPT,.... ở trong và ngoài nước nhằm có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lí luận của vấn đề phát triển CT ở cấp độ lớp học. 6.2. Điều tra, khảo sát thực tiễn Sử dụng phiếu hỏi, trao đổi với GV Toán ở trường THCS về thực trạng DH Hình học và phát triển CT Hình học THCS ở cấp độ lớp học, để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất được những hoạt động của GV tham gia phát triển CT Hình học ở cấp độ lớp học. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Xử lí các số liệu điều tra, các dữ liệu thu được trong thực nghiệm sư phạm. 6.4. Thực nghiệm sư phạm Tổ chức thực nghiệm sư phạm, phân tích và xử lí số liệu thống kê để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của những hoạt động đã đề xuất. 7. Những đóng góp mới của luận án 7.1. Về mặt lí luận - Làm sáng tỏ thêm lí luận về phát triển CT ở cấp độ lớp học. - Đề xuất được những hoạt động trong dạy học Hình học ở trường THCS của người GV theo hướng phát triển CT ở cấp độ lớp học. 7.2. Về mặt thực tiễn - Phản ảnh một phần thực trạng phát triển CT ở cấp độ lớp học trong nhà trường THCS ở Việt Nam hiện nay. - Những hoạt động đã đề xuất trong luận án góp phần phát triển CTLH thông qua dạy học Hình học ở trường THCS phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Toán. Các ví dụ và tài liệu TNSP
- 3 trong luận án (LA) có thể xem là tài liệu tham khảo cho GV khi dạy học Hình học ở trường THCS theo hướng phát triển CT ở cấp độ lớp học. 8. Những vấn đề đưa ra bảo vệ 8.1. Việc phát triển CTLH ở trường THCS có cơ sở lí luận và thực tiễn. 8.2. Những HĐ của GV trong dạy học Hình học ở trường THCS theo hướng phát triển CT ở cấp độ lớp học như đã đề xuất trong luận án có tính khả thi và hiệu quả. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của việc dạy học Hình học ở trường Trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học Chương 2. Cơ sở thực tiễn của việc dạy học Hình học ở trường Trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học Chương 3. Đề xuất những hoạt động trong dạy học Hình học ở trường Trung học cơ sở của người giáo viên theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học Chương 4. Thực nghiệm sư phạm CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH Ở CẤP ĐỘ LỚP HỌC 1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Trên thế giới Những công trình nghiên cứu quốc tế về phát triển CT có thể phân chia thành ba mảng từ chung chung đến cụ thể: Mảng nghiên cứu những vấn đề chung về phát triển CT; mảng nghiên cứu về các cấp độ khác nhau của CT; mảng nghiên cứu về phát triển CT ở cấp độ lớp học. a) Về những vấn đề chung Nghiên cứu những vấn đề chung về phát triển CT có thể kể đến công trình của Kieran Egan, của Robert Diamond và đặc biệt là công trình của Peter F. Oliva. Trong công trình của mình, Peter F. Oliva bàn khá kỹ về các khái niệm liên quan đến CT (chương 1), các nguyên tắc của việc xây dựng CT (chương 2); hoạch định CT – một quá trình đa cấp, đa lĩnh vực (bao gồm cấp độ lớp học, cấp độ tổ và bộ môn, cấp độ nhà trường, cấp độ địa phương, cấp độ quốc gia, quốc tế - chương 3), vai trò của GV, HS, người quản lý, PHHS … trong việc phát triển CT (chương 4). Trong tác phẩm này, tác giả có nói đến các mô hình xây dựng CT, các mục đích và mục tiêu của CT, tổ chức và thực hiện CT, đánh giá CT.
- 4 Còn có thể kể ra nhiều công trình khác như giáo trình “Phát triển CT nhà trường”, Chuyên khảo của Floyd G. Robinson, John A. Ross, Floyd White, công trình của Colin J. Marsh và George Willis, của Wentling Tim,.... b) Về các cấp độ khác nhau của Chương trình, có thể kể đến một số công trình sau: Các bài báo của Reid (1998), Michael Bezzina (1991) bàn đến các cấp độ phát triển CT (cấp độ quốc gia, cấp độ địa phương và cấp độ nhà trường) trong những năm 90 của thế kỉ XX ở châu Âu, châu Mỹ và châu Úc. Tại Hà Lan, công trình của Viện nghiên cứu Netherlands Institute for Curriculum Development (SLO) đã tóm tắt cơ sở lý luận về phát triển CT, trình bày các khung chiến lược và tư duy phát triển CT từ cấp quốc gia đến lớp học, giới thiệu về các kỹ thuật áp dụng kinh nghiệm quốc tế.... Ở châu Á, có thể kể đến những công trình nghiên cứu của Chenzhi Li, Feifei Shuai (2010), Chi-Chung Lam, Shirley S. Y. Yeun (2010), bàn đến vấn đề phát triển CTNT ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. c) Về phát triển CT Hình học THCS Theo những công trình nghiên cứu đã biết, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về phát triển CT Hình học THCS, chỉ có một số công trình liên quan đến việc học Hình học của học sinh THCS. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu đi sâu vào việc phát triển CT cho các cấp học khác nhau. Ở cấp học mầm non, có công trình của Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), công trình của Trần Thị Minh Huế (2017); ở cấp tiểu học, có công trình của Đỗ Đình Hoan (2011), công trình của Vũ Quốc Chung …. Tiếp đó là một số dự án của Bộ GD&ĐT về “Chương trình Phát triển GD” ở cấp Tiểu học (2004), ở cấp trung học (2009). Một nghiên cứu sâu hơn về lý thuyết phát triển CT, có thể kể đến những công trình Nguyễn Hữu Châu (2005), Trần Hữu Hoan (2011).... Đã có một số hội thảo khoa học do Bộ GD&ĐT tổ chức, tập trung vào vấn đề đổi mới CTGDPT, SGK, thực trạng phát triển CTNT, như hội thảo khoa học “Đánh giá 1 năm triển khai thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường” (2014); hội thảo khoa học “Một số vấn đề chung về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau 2015”, với 54 báo cáo. Như vậy, những nghiên cứu về phát triển chương trình đã có từ những năm 50 của thế kỷ XX. Hầu hết những nghiên cứu này đi sâu vào lý luận chung: quan niệm, quy trình, nguyên tắc... về phát triển chương trình; rất ít thấy những công trình hướng dẫn hoặc chỉ ra giải pháp cụ thể cho việc phát triển chương trình đối với một cấp học cụ thể.
- 5 Trong khi đó yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài cần có những nghiên cứu cụ thể giúp người GV có thể thực hành triển khai phát triển CT trong quá trình dạy học ở các cấp học phổ thông. Đây cũng chính là mục tiêu và nội dung mà luận án này hướng tới. 1.2. Chương trình giáo dục phổ thông 1.2.1. Một số vấn đề về chương trình giáo dục phổ thông 1.2.1.1. Về thuật ngữ Curriculum Trong luận án này, Curriculum được hiểu với nghĩa là Chương trình giáo dục phổ thông. 1.2.1.2. Quan niệm về chương trình Theo Oliva (2005), có những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ CT: “CT là những gì được giảng dạy trong nhà trường, là một tập hợp các môn học; Chương trình là nội dung giảng dạy trong một khóa học; Chương trình là tất cả những gì xảy ra trong nhà trường bao gồm các hoạt động giảng dạy, ngoại khoá, kế hoạch…”. Ở luận án này chúng tôi sử dụng định nghĩa Chương trình của Tim Wentling (1993): “Chương trình là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (có thể kéo dài một vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết toàn thể nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì ta có thể trông đợi ở người học sau khóa học; Nó phác họa ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo; Nó cũng cho ta biết phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.” Thuật ngữ về “Chương trình giáo dục phổ thông” được dùng thông dụng trong các văn bản CT các quốc gia là Curriculum/ Curricula. Tuy nhiên, một số nước như Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp sử dụng thuật ngữ Programmes. Chẳng hạn, để nói về CT cấp THCS, ở Pháp người ta sử dụng thuật ngữ “Programmes du collège”; ở Nga sử dụng thuật ngữ “Oсновная образовательная программа”. Bộ GD&ĐT nêu quan niệm: “CTGDPT là văn bản của Nhà nước thể hiện mục tiêu GDPT; quy định yêu cầu cần đạt đối với học sinh, phạm vi và cấu trúc nội dung GDPT, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, phương pháp và hình thức đánh giá kết quả giáo dục ở mỗi lớp và mỗi cấp học của GDPT, làm căn cứ quản lí chất lượng GDPT. CTGDPT bao gồm CT tổng thể và các CT môn học.” Trong luận án này, Chương trình giáo dục phổ thông được viết gọn là Chương trình. 1.2.1.3. Hoạch định chương trình đào tạo. Xây dựng, thay đổi chương trình a) Hoạch định chương trình – một quá trình đa cấp, đa lĩnh vực b) Những đối tượng có thể tham gia xây dựng/thay đổi chương trình
- 6 Các phụ huynh và nhiều cá nhân khác đều có thể bày tỏ quan điểm về chương trình của mình với hiệu trưởng và giáo viên; Hội cha mẹ học sinh, cộng đồng kinh doanh, công đoàn, các đảng phái chính trị, các nhóm tôn giáo và nhiều tổ chức khác đều có quan điểm về việc trẻ em cần học những kiến thức gì trong nhà trường. Các đối tượng tham gia tham gia xây dựng/thay đổi chương trình theo các cấp độ chương trình từ thấp đến cao có thể như sau: Cấp độ Tên gọi Người thực hiện/quản lí 1 Chương trình lớp học (CTLH) Giáo viên, Tổ chuyên môn 2 Chương trình nhà trường Tổ chuyên môn, Ban giám hiệu (CTNT) 3 Chương trình môn học Bộ Giáo dục và Đào tạo (CTMH) 4 Chương trình tổng thể (CTTT) Bộ Giáo dục và Đào tạo 1.2.1.4. Một số loại hình chương trình giáo dục phổ thông Tùy thuộc vào quan niệm về tính chất, phương pháp thiết kế và triển khai CT, các nhà nghiên cứu có nhiều cách phân loại CT khác nhau. Ví dụ: Phân loại theo sự phân cấp trong phát triển CT, CT có tính tập trung cao hay CT có sự phân cấp (cấp quốc gia, địa phương, nhà trường); hoặc phân loại theo hiệu quả và tiến trình triển khai CT ... a) CT dự định (mong muốn) (intended curriculum), CT thực hiện (implemented curriculum) và CT thực sự đạt được (attained curiculum) b) CT tổng thể và CT môn học c) CT đóng, CT mở d) CT quốc gia, CT địa phương, CT nhà trường 1.2.2. Chương trình ở cấp độ lớp học 1.2.2.1. Quan niệm về Chương trình ở cấp độ lớp học Có thể nói, GV là người trực tiếp tiếp xúc với nội dung CTGDPT, là người gắn bó hàng ngày với CT và hoạt động của người GV chủ yếu diễn ra trong phạm vi lớp học, ít liên quan đến CT quốc gia, CT địa phương (CTĐP), CTNT. Hơn nữa, tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với một CT là CT cần phù hợp và có ý nghĩa hơn đối với việc học tập của HS, với năng lực của GV và điều kiện trong lớp học. Bởi vậy, vấn đề vừa có tính cấp thiết, vừa có tính thiết thực là cần quan tâm hơn nữa đến CT ở cấp độ lớp học (CTLH). CTLH (gọi đầy đủ là Chương trình ở cấp độ lớp học) được hiểu là một bản kế hoạch giáo dục (kế hoạch dạy học) do GV lập ra dựa trên CT quốc gia, CT địa phương, CT nhà
- 7 trường, dựa trên thực tiễn giáo dục của lớp học, năng lực dạy của GV và năng lực học của HS. Theo Colin J. Marsh, George Willis, khi thiết kế CTLH mỗi GV có thể đưa ra các quyết định khác nhau về CT học, về dạy cái gì cũng như dạy như thế nào. Đây chính là giai đoạn mà CT đào tạo dự kiến trong kế hoạch chuyển thành CT đào tạo được thực hiện và được kiểm nghiệm. Quan niệm về CT lớp học ở trên phù hợp với tính “mở” và tính “tự chủ” của CT. Người GV có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện và phát triển CT. Sự khác nhau giữa CT quốc gia, CT địa phương, CT nhà trường và CTLH thể hiện ở các khía cạnh: (i) Cấp quản lí; (ii) Tầm ảnh hưởng; (iii) Thành phần tham gia xây dựng và phát triển, như trình bày trong bảng 1.1 dưới đây. Bảng 1.1. Sự khác nhau của 4 cấp độ CT CT quốc gia CT địa phương CT nhà trường CT lớp học Cấp quản lí Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục và Ban giám hiệu, Cá nhân GV Đào tạo Đào tạo Tổ chuyên môn Tầm ảnh Toàn quốc Địa phương Nhà trường Lớp học hưởng Nhóm chuyên gia Nhóm chuyên gia Tổ chuyên môn Nhóm GV và Người do Bộ GD&ĐT do Sở GD&ĐT từng GV trong tham gia chọn lựa chọn lựa nhóm 1.2.2.2. Tiến trình hình thành khái niệm Chương trình lớp học Theo Fullan, trong hai thập niên 1970 và 1980, ở các nước Úc, Anh và Mỹ, đã có những nghiên cứu chỉ ra vai trò giáo viên trong việc phát triển CT và khẳng định GV không chỉ là “người thợ” hay “kỹ thuật viên” thực hiện CT từ các văn bản quy định của trung ương hay địa phương. Từ năm 2000, bắt đầu có những nghiên cứu về CTLH. Trên thế giới, người ta có nhiều cách gọi khác nhau cho khái niệm CTLH: “classroom curriculum”, “curriculum in classroom”, “curriculum for classrooms teaching”, … Ở nước Úc, từ năm 2012, Bộ Giáo dục tiểu bang Queensland đã phát tiển bộ tài liệu dạy học giúp GV tự xây dựng kế hoạch dạy học cho một lớp hoặc một nhóm lớp, học sinh đại trà, học sinh đặc biệt hoặc học sinh theo học các lớp đào tạo từ xa. Bộ tài liệu này được gọi là “Curriculum into Classroom” hay “C2C”. Ở Mỹ, giáo viên tự xây dựng kế hoạch dạy học, gọi là “field guides”, dùng như SGK và sách bài tập cho HS. Xây dựng kế hoạch dạy học của cá nhân GV ở Mỹ đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên. Tại Hà Lan, Viện phát triển Chương trình đã đề cập đến bốn cấp độ phát triển CT, như sau:
- 8 - Chương trình có tính chất quốc tế (SUPRA), ví dụ: Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu - Common European Framework of References for Languages); - Chương trình quốc gia (MACRO); - Chương trình nhà trường (MESO); - Chương trình cấp độ lớp học (MICRO), ví dụ: Kế hoạch dạy học; Module các bài giảng…. Ở Việt Nam, Vũ Quốc Chung (2015) đã đề cập đến bốn cấp độ của CT là CT quốc gia, CTĐP, CTNT, CTLH; N. T. Hồng Nhung (2016) đưa ra quan niệm: CTLH là bản kế hoạch dạy học của GV có thể bao gồm một/ một số bài học, dùng để định hướng hoạt động giáo dục trên lớp hay không trên lớp, trong nhà trường hay ngoài phạm vi nhà trường. 1.3. Phát triển chương trình 1.3.1. Một số cách tiếp cận trong phát triển chương trình 1.3.1.1. Phát triển chương trình Theo nghĩa từ điển (Hoàng Phê, 1996): Phát triển là biến đổi, làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Theo quan điểm biện chứng: Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật. sự phát triển có tính khách quan, tính phổ biến, tính phong phú, đa dạng và có tính kế thừa. Chúng tôi quan niệm: Phát triển chương trình là quá trình biến đổi chương trình hoặc làm cho chương trình biến đổi ngày một hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với mục tiêu giáo dục, với sự phát triển của xã hội. 1.3.1.2. Nhu cầu phát triển chương trình Về bản chất, chương trình giáo dục/đào tạo là một quá trình hoàn thiện dần, luôn được cập nhật/làm mới, vì đây là quá trình khép kín theo chu kì và ngày càng nâng cao cấp độ. Theo Peter F. Oliva: Thay đổi chương trình là cần thiết và không thể tránh được, vì thông qua sự thay đổi cuộc sống có được sự trưởng thành và phát triển; Chương trình của một trường học là sản phẩm của thời đại; Thay đổi chương trình có từ những thay đổi ở con người. 1.3.1.3. Cách tiếp cận trong phát triển chương trình Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, người ta thường đề cập tới 2 xu hướng chính: - Content-based approach (Tiếp cận dựa vào nội dung). - Outcome-based approach (Tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra).
- 9 Gần đây, từ cách tiếp cận thứ hai, xuất hiện một xu hướng tiếp cận mới được nhiều quốc gia quan tâm và vận dụng là tiếp cận theo định hướng phát triển năng lực người học (competency based approach). 1.3.2. Phát triển chương trình ở cấp độ lớp học 1.3.2.1. Quan niệm về phát triển chương trình nhà trường và phát triển chương trình lớp học Phát triển CTNT là quá trình cụ thể hoá, làm CT quốc gia phù hợp với thực tiễn của địa phương trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của CT quốc gia; lựa chọn, xây dựng nội dung (phần dành cho nhà trường xác định); và xác định cách thức thực hiện mà phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường, những yêu cầu, thành tựu hiện đại (về khoa học giáo dục, công nghệ…); nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các phẩm chất, NL của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Theo Peter F. Oliva, khi nói về quyền và nghĩa vụ của người giáo viên trong việc tham gia phát triển CT, đã chỉ ra rằng: “Có thể nói rằng cuộc sống của người giáo viên sẽ vô cùng buồn tẻ nếu họ không thể đưa ra một quyết định nào về chương trình. Nếu như giáo viên tán thành tiên đề “sự thay đổi là tất yếu và không bao giờ chấm dứt” họ sẽ có cái nhìn về vai trò đầu tiên và trước hết: họ là người quyết định.” Giáo viên tham gia hoạt động phát triển chương trình ngay khi họ soạn giáo án: viết ra các mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, các nguồn học liệu, kế hoạch bài học… đáp ứng được tất cả sự khác biệt cá nhân trong lớp học. Công việc này bao hàm cả việc đánh giá chương trình. Trong luận án này, phát triển CTLH được hiểu là biến đổi CTNT (hoặc làm cho CTNT biến đổi) hoàn thiện hơn, mở rộng hơn, phù hợp hơn, hiệu quả hơn thông qua các hoạt động thiết kế, xây dựng và thực hiện bản kế hoạch dạy học của người GV. Bốn dấu hiệu đặc trưng của sự phát triển CTLH được mô tả cụ thể hơn như sau: - Hoàn thiện hơn: trọn vẹn hơn, tốt hơn, không còn lỗi lầm, sai sót, thiếu sót. - Mở rộng hơn: đầy đủ hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn, từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, từ hẹp đến rộng, từ cụ thể đến khái quát, từ ít phổ biến đến phổ biến hơn… - Phù hợp hơn: phù hợp với tâm sinh lí, khả năng nhận thức của HS hơn, các kiến thức ăn khớp với nhau, liên kết với nhau hơn; lôi cuốn được nhiều HS hơn tham gia vào các HĐ học tập, nâng tầm nhận thức của HS từ thấp đến cao, làm cho HS giải quyết được vấn đề từ dễ đến khó… - Hiệu quả hơn: có một kết quả hơn những gì mong muốn hoặc mong đợi, có hiệu suất cao hơn, tạo ra một ấn tượng sâu sắc hơn, sinh động hơn; hoàn thành công việc hay một nhiệm vụ nào đó tốt hơn và nhanh hơn; thấy rõ hơn ý nghĩa và khả năng áp dụng vào thực tiễn của tri thức toán học, đáp ứng tốt hơn mục tiêu, yêu cầu, mong muốn của CT.
- 10 1.3.2.2. Phân tích kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về phát triển CT ở cấp độ lớp học Trào lưu cải cách CT ở các nước phương Tây trước hết xuất phát từ quan niệm: Thay vì truyền thụ, giảng giải kiến thức, GV cần quan tâm phát triển NL của HS, tạo cho HS cơ hội và có khả năng tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức, cũng như có khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Quá trình cải cách CT dần dần nảy sinh nhu cầu cải cách thể chế quản lí CT, đó là một bước chuyển biến lớn, có tính cách mạng trong thiết kế và quản lí một CT học, tùy thuộc đối tượng thiết kế và sử dụng mà CT thường được diễn giải theo các cấp độ: CT quốc gia, CT địa phương, CT nhà trường và CT lớp học (Classroom Curriculum). Đây cũng là mô hình được lựa chọn ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển trong những năm từ 1970. Như đã trình bày ở trên, thuật ngữ phát triển CT mới được chính thức sử dụng ở Việt Nam trong khoảng mười năm trở lại đây. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của đất nước, ngành giáo dục nói chung và CT nói riêng cũng đã có những thay đổi liên quan đến phát triển CT, được tổng kết dưới dạng kinh nghiệm giáo dục. Có thể thấy rõ điều này qua một số biểu hiện sau đây: - Trường Thanh niên lao động Xã hội chủ nghĩa Hòa Bình với phương thức “vừa học vừa làm” - “Tiếng trống Bắc Lí” với phong trào thi đua “Hai tốt” - Những văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT nhằm tăng quyền tự chủ của các địa phương, nhà trường trong triển khai thực hiện CTGDPT. 1.4. Kết luận chương 1 Từ những năm 50 của thế kỷ XX, vấn đề phát triển CT đã được nghiên cứu, các quốc gia quan tâm. Cho đến nay, phát triển CTGDPT đã trở thành một ngành học, một môn học. Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề này từ những năm đầu của thế kỉ XXI. Đã có không ít những công trình công bố liên quan đến phát triển CT. Phát triển CTLH được hiểu là biến đổi CTNT (hoặc làm cho CTNT biến đổi) hoàn thiện hơn, mở rộng hơn, phù hợp hơn, hiệu quả hơn thông qua các hoạt động thiết kế, xây dựng và thực hiện bản kế hoạch dạy học của người GV. Luận án này tập trung nghiên cứu những việc làm cụ thể, những HĐ của người GV Toán trong việc phát triển CT ở cấp độ lớp học thông qua dạy học một phân môn cụ thể, ở một cấp học cụ thể, đó là dạy học Hình học ở trường THCS.
- 11 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH Ở CẤP ĐỘ LỚP HỌC 2.1. Quá trình phát triển Chương trình môn Toán ở Việt Nam 2.1.1. Cải cách giáo dục và thay đổi chương trình môn Toán ở Việt Nam Ở Việt Nam đã có bốn lần cải cách giáo dục và hai lần sửa đổi chương trình giáo dục phổ thông. Bốn lần cải cách giáo dục: Lần 1 cải cách giáo dục năm 1950, áp dụng trong vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp; Lần 2 năm 1959 – thay đổi theo định hướng XHCN, với hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm; Lần 3 năm 1981 triển khai hệ GDPT 12 năm, được áp dụng trên phạm vi toàn quốc; Lần 4 năm 2002, thực hiện theo Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa VIII, theo định hướng phân ban. Hai lần sửa đổi chương trình giáo dục phổ thông vào năm 2002 và năm 2018. 2.1.2. Phát triển chương trình ở Việt Nam Bắt đầu từ năm học 2013-2014, việc phát triển CT được thực hiện thí điểm theo công văn số 791/HD-BGDĐT và từ năm học 2014-2015, Bộ GD&ĐT chỉ đạo tất cả các trường thực hiện dạy học theo hướng phát triển CT. 2.1.3. Nhận định về một số thực tế của việc phát triển chương trình ở cấp độ lớp học hiện nay ở Việt Nam Theo đánh giá trong nghị quyết 88/2014/QH13: Chúng ta đã có những nỗ lực đáng kể nhằm mở rộng quyền tự chủ CT của GV thông qua chính sách một CTGDPT thống nhất nhưng mềm dẻo, linh hoạt; Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội. 2.2. Cơ hội dạy học Hình học ở trường Trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình lớp học 2.2.1. Cơ hội phát triển chương trình lớp học trong dạy học Hình học từ việc nhìn lại nội dung mạch kiến thức Hình học Trung học cơ sở ở Việt Nam và một số nước trên thế giới trước năm 2018 Nội dung mạch kiến thức Hình học THCS ở Việt Nam và một số nước trên thế giới (trước năm 2018) có thể gợi cho chúng ta một số cơ hội để phát triển CT ở cấp độ lớp học trong dạy học Hình học THCS ở Việt Nam. Việc thêm hay bớt một nội dung Hình học (HH)
- 12 nào đó ở trường THCS sao cho phù hợp với thực tiễn ở trong và ngoài nước sẽ là những vấn đề cần phải bàn bạc, tính toán sao cho CT ngày càng hoàn thiện hơn. 2.2.2. Cơ hội phát triển chương trình lớp học trong dạy học Hình học từ những vấn đề trong xây dựng nội dung Hình học Trung học cơ sở năm 2018 của Việt Nam Việc đưa ra, đưa vào với khối lượng, nội dung kiến thức bao nhiêu, ở mức độ nào, để cân đối giữa HH trực quan và HH phẳng là vấn đề cần được hoàn thiện, thông qua trải nghiệm từ thực tiễn. Việc đổi mới PPDH những nội dung Hình học cụ thể là mảnh đất màu mỡ tạo cơ hội cho người GV không ngừng tìm tòi, khám phá trong quá trình dạy học. Mỗi sự đổi mới ngày càng làm cho nội dung bài học phù hợp hơn đối với HS, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của CT. 2.2.3. Cơ hội phát triển chương trình lớp học trong dạy học Hình học từ những cách tiếp cận khi xây dựng nội dung Hình học trong chương trình môn Toán Trung học cơ sở Khi xây dựng nội dung HH trong CT năm 2018 có hai xu hướng, hai con đường tiếp cận: Cách tiếp cận thứ nhất - “Trình bày môn Hình học theo xu hướng chủ yếu là mô tả - thực nghiệm, dựa vào trực giác”; Cách tiếp cận thứ hai - “Môn Hình học chuyển từ mô tả - thực nghiệm sang khoa học suy diễn, tuy không còn quá hình thức và trừu tượng như trong thời kì hiện đại hóa môn Toán”. Đối với mỗi nội dung HH được dạy ở trường phổ thông, việc chọn cách tiếp cận nào cho phù hợp với NL nhận thức của HS ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương, mỗi nhà trường, mỗi lớp học, hạn chế được những sai sót, thiếu sót của HS … sẽ là những cơ hội để GV phát triển CT. 2.2.4. Cơ hội phát triển chương trình lớp học trong dạy học Hình học từ những thay đổi nội dung Hình học trong chương trình môn Toán Trung học cơ sở sau và trước năm 2018 của Việt Nam CT môn Toán trong CTGDPT (ban hành ngày 26/12/2018) cũng đã xác định nội dung mạch kiến thức “Hình học và Đo lường” ở cấp Trung học cơ sở (THCS) bao gồm Hình học trực quan (HHTQ) và Hình học phẳng, có thể thấy sự thay đổi này khi so sánh nội dung HH trong CT môn Toán năm 2006 và năm 2018. Từ những thay đổi nội dung HH trong chương trình môn Toán Trung học cơ sở sau và trước năm 2018 của Việt Nam, trong quá trình dạy học HH, GV có thể cân nhắc để bài dạy đầy đủ hơn, phong phú hơn, hợp lí hơn, làm cho các kiến thức ăn khớp và liên kết với nhau hơn; qua đó góp phần vào phát triển CTLH. 2.3. Khảo sát tình hình phát triển Chương trình môn Toán Trung học cơ sở ở cấp độ lớp học 2.3.1. Tổ chức khảo sát
- 13 2.3.1.1. Mục đích khảo sát: Khảo sát nhằm có được một số thực trạng về phát triển CT ở cấp độ lớp học của GV Toán THCS trong thời gian qua. 2.3.1.2. Cách thức khảo sát: Kết hợp giữa phiếu khảo sát bản giấy và phiếu khảo sát dạng google forms. 2.3.1.3. Số lượng, đối tượng, thời gian khảo sát: Phiếu khảo sát (bản giấy và bản Google Forms) được gửi và thu về với 76 GV Toán THCS trên các tỉnh thành của Việt Nam. Thời gian khảo sát: Năm 2018 (bản giấy) và năm 2021 (bản Google Forms). 2.3.2. Nội dung khảo sát a) Sự hiểu biết của giáo viên về vấn đề phát triển Chương trình Để có thông tin về nội dung này, một số dạng câu hỏi được đặt ra như sau: - Thầy/Cô đã biết về Phát triển Chương trình từ nguồn thông tin nào? - Đổi mới Phương pháp dạy học có phải là Phát triển Chương trình hay không? - Hoạt động nào dưới đây có ý nghĩa cho việc Phát triển Chương trình? - Thầy/Cô có được quyền tham gia Phát triển Chương trình lớp học hay không ? (GV có thể viết rõ hơn lý do hoặc giải thích cho ý kiến của mình.) b) Quan niệm của giáo viên về phát triển Chương trình lớp học Để nắm bắt được quan niệm của GV về phát triển CTLH, trong phiếu hỏi đã có sẵn một số gợi ý để GV có thể bày tỏ quan niệm của mình bằng cách trả lời có đồng ý với quan niệm đó hay không. Khi trả lời GV có thể viết rõ hơn lý do hoặc giải thích về kết quả trả lời đó. c) Nhận thức của giáo viên về qui trình phát triển Chương trình lớp học d) Tìm hiểu thực tiễn hoạt động phát triển Chương trình lớp học của giáo viên 2.3.3. Kết quả khảo sát 62 Có khá nhiều thầy cô ( 81,6% ) đã từng “thực hiện hoạt động cụ thể hoá/ hoạt 76 động hoá mục tiêu dạy học để phát triển CT lớp học”, 92,1% thầy cô đã từng “thực hiện hoạt động lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, học liệu để phát triển CT lớp học”. Tuy nhiên chỉ có khoảng 75% số GV được hỏi đã từng “thực hiện hoạt động sắp xếp, cấu trúc lại nội dung dạy học” và có 85,5% thầy cô đã từng “thực hiện hoạt động thiết kế nội dung tích hợp liên môn, vận dụng vào thực tiễn”. 2.4. Khảo sát tình hình dạy học Hình học theo hướng phát triển chương trình của giáo viên Toán trung học cơ sở Khảo sát nhằm thấy được phần nào tình hình dạy học Hình học theo hướng phát triển chương trình của GV Toán THCS trên một số tỉnh thành của Việt Nam như đã trình bày trong mục 2.2.1.3 trong LA.
- 14 2.4.1. Bảng tổng hợp kết quả từ 76 giáo viên Các mức độ A, B, C, D tăng dần kết quả từ ít đến nhiều, từ mức độ thấp nhất đến mức độ cao nhất. Số lượng lựa chọn Câu Nội dung theo mỗi mức độ A B C D 1 Đồng ý với quan niệm về Phát triển CT Hình học 0 0 68 8 THCS 2 Suy nghĩ đến việc phát triển CT Hình học THCS 0 76 0 0 trong quá trình chuẩn bị Kế hoạch bài dạy 3 Mức độ suy nghĩ đến việc làm tốt hơn mục tiêu/ yêu 0 76 0 0 cầu cần đạt của bài dạy qua đó góp phần phát triển CT Hình học THCS ngay từ bước viết mục tiêu bài dạy 4 Mức độ thường xuyên tổ chức nghiên cứu bài học (để 58 18 0 0 đáp ứng tốt hơn mục tiêu/ yêu cầu cần đạt của bài dạy, qua đó góp phần phát triển CT Hình học THCS của Tổ giáo viên Toán 5 Mức độ thường xuyên tổ chức hợp tác liên tổ giáo 70 6 0 0 viên để tạo ra những chủ đề dạy học, liên kết, tích hợp các môn học 6 Mức độ vận dụng Công nghệ thông tin nhằm đổi mới 0 63 11 2 phương pháp dạy học góp phần phát triển CT Hình học THCS 7 Các hoạt động trong các câu từ 2 đến 6 ở trên góp 0 0 76 0 phần phát triển CT Hình học THCS 8 Số lượng những ý đổi mới trong CT Hình học THCS 38 32 6 0 năm 2018 góp phần phát triển CT Hình học THCS 2.4.2. Phân tích kết quả khảo sát Câu hỏi 1 nhằm tham khảo ý kiến GV về khái niệm “Phát triển chương trình Hình học THCS” đã đưa ra trong luận án. Tất cả GV được hỏi đều đồng ý (97%) hoặc rất đồng ý (3%) với quan niệm đã đưa ra. Các câu hỏi từ 2 đến 6 nhằm có được thực tiễn GV đã từng tham gia vào các hoạt động (HĐ) phát triển chương trình Hình học THCS ở cấp độ lớp học ở mức độ nào. Đây là những HĐ không xa lạ gì với các GV, song trong nhận thức của GV những HĐ đó có thực sự góp
- 15 phần phát triển chương trình Hình học THCS ở cấp độ lớp học hay không là vấn đề cần được tìm hiểu. Những HĐ này được dự kiến đưa vào chương tiếp theo của luận án. Tất cả GV được hỏi (100%) đều cho rằng các hoạt động trong các câu từ 2 đến 6 ở trên đều góp phần phát triển chương trình Hình học THCS. 2.5. Kết luận chương 2 Khảo sát tình hình phát triển CT môn Toán ở cấp độ lớp học cho thấy có không ít GV chưa có nhận thức đầy đủ về phát triển CT ở cấp độ lớp học; chưa ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của người GV trong việc phát triển CT, chưa biết mình có thể làm gì để có thể góp phần phát triển CT… Hi vọng rằng, những đề xuất về hoạt động của giáo viên tham gia phát triển CT Hình học THCS ở cấp độ lớp học có thể khắc phục phần nào những bất cập về tình hình phát triển CT như đã trình bày ở trên. CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH Ở CẤP ĐỘ LỚP HỌC Những HĐ được đề xuất trong chương này nhằm gợi ý, hướng dẫn, hỗ trợ GV chủ động tham gia phát triển CTLH trong dạy học Hình học ở trường THCS. 3.1. Hoạt động cá nhân của giáo viên: Phát triển Chương trình lớp học ngay trong quá trình giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài dạy 3.1.1. Mục đích của hoạt động: HĐ này giúp cho GV hiểu và vận dụng sớm nhất, trực tiếp nhất vào quá trình phát triển CT. 3.1.2. Cơ sở của hoạt động: Theo Peter F. Oliva (2005) (tr. 780): “Giáo viên tham gia hoạt động phát triển chương trình ngay khi họ soạn giáo án: viết ra các mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, các nguồn học liệu, kế hoạch bài dạy… đáp ứng được tất cả sự khác biệt cá nhân trong lớp học.” 3.1.3. Cách thực hiện hoạt động: Cách 1. Hoạt động hóa và cụ thể hoá mục tiêu dạy học, đặc biệt chú trọng đến mục tiêu phát triển năng lực toán học cho HS. Cách 2. Vận dụng lí luận dạy học, PPDH vào đổi mới KHBD theo hướng làm cho KHBD hoàn thiện hơn, mở rộng hơn, phù hợp hơn và hiệu quả hơn. Cách 3. Vận dụng công cụ và phương tiện học toán tạo ra sự hứng thú học tập cho HS thông qua những HĐ thực hành trải nghiệm, nâng cao hơn hiệu quả và chất lượng dạy học.
- 16 Ví dụ 3.1. Tìm con đường tiếp cận khái niệm, định lí, quy tắc một cách phù hợp nhằm lôi cuốn HS chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài học trong dạy học định lí Thalès trong tam giác (Toán 8, tập Một, trang 76). Các HĐ dẫn dắt vào định lí Thalès nhằm lôi cuốn, tạo sự hấp dẫn HS, nâng cao hiệu quả dạy học, được diễn ra như sau: - GV căng một đoạn dây không dãn và yêu cầu HS hãy xem đây là hình ảnh của một đoạn thẳng; Làm thế nào để đánh dấu các điểm chia đoạn thẳng này thành 2 phần, 4 phần, 3 phần hay 5 phần bẳng nhau? - HS (có không ít cánh tay giơ lên xin phát biểu): Thưa cô, ta gập sợi dây theo số phần cần chia và đánh dấu các điểm chia là được. - GV: Đồng ý. Tuy nhiên việc chia thành 3 phần hay 5 phần bằng nhau không hề dễ. Liệu có cách nào khác mà không phải gập sợi dây nhiều lần như vậy hay không? - HS: Thưa thầy/cô ta có thể kéo thẳng sợi dây trên mép bàn và dùng thước để đo ạ. - GV: Tốt lắm. Nhưng không có thước đo thì sao? Bây giờ tình huống chia đều đoạn thẳng này thành 7 phần bằng nhau chỉ trong 10 giây thì sao? - HS: ...? - GV căng đoạn dây lên các thanh sắt nằm ngang, cách đều trên khung của sổ lớp học và lấy phấn đánh dấu các điểm chía trên đoạn dây. - HS: ồ.... Tại sao thế ạ? - GV: Sau bài học hôm nay các em sẽ có câu trả lời. Như vậy, với các HĐ dẫn dắt vào định lí Thalès như trên, lôi cuốn được nhiều HS tham gia vào các HĐ học tập hơn, tạo nên sự hấp dẫn, nâng cao hiệu quả dạy học. Ví dụ 3.2. Trang bị thủ thuật “tạm thời giảm nhẹ yêu cầu” trong giải toán nhằm nâng cao NL giải quyết vấn đề cho HS. Chẳng hạn, thay vì GV chỉ đưa ra lời giải, GV có thể hướng dẫn HS tìm lời giải bài toán theo gợi ý của Polya, thông qua bài toán sau: Cho góc xOy và điểm F ở trong góc này; dựng đường thẳng đi qua F cắt Ox, Oy lần lượt tại M và N sao cho 2OM = 3ON. (Toán 8, Tam giác đồng dạng) (Hình 3.1) Hình 3.1. 2OM = 3ON
- 17 GV có thể hướng dẫn HS kĩ thuật tìm lời giải bài toán bằng cách tạm thời giảm nhẹ yêu cầu, như sau: Bài này có 2 yêu cầu mà đường thẳng d phải dựng cần thỏa mãn: (1) d đi qua F (2) d cắt Ox, Oy lần lượt tại M và N sao cho 2OM = 3ON - Nếu tạm thời bỏ đi yêu cầu (2) thì việc dựng d thỏa mãn yêu cầu (1) quá đơn giản, nhưng không khơi gợi gì cho việc làm thế nào để thoả mãn yêu cầu (2). - Nếu tạm thời bỏ đi yêu cầu (1), ta cần dựng d chỉ thỏa mãn yêu cầu (2) thì sao? Để có 2OM = 3ON, ta chia ON thành 2 phần thì OM chiếm 3 phần, dẫn đến cách dựng N, M như sau: Lấy điểm N bất kì trên Oy, rồi chia ON thành 2 phần, lấy điểm M trên Ox bằng 3 phần. Như vậy, ta có thể dựng được nhiều cặp điểm M, N thỏa mãn yêu cầu (2). Vậy dựng đường thẳng d thỏa mãn cả 2 yêu cầu thì sao? Ta chỉ việc dựng d đi qua F và song song đường thẳng nối một cặp điểm M, N thỏa mãn yêu cầu (2) như đã dựng trên là được. Khi HS được trang bị những kĩ thuật giải toán như trên, HS sẽ có kết quả và hiệu suất giải toán tốt hơn, góp phần đáp ứng tốt hơn mục tiêu của CTLH. 3.2. Hoạt động của nhóm giáo viên: Phát triển chương trình lớp học thông qua chia sẻ, nghiên cứu bài học, dạy học dự án 3.2.1. Mục đích của hoạt động: Hoạt động này nhằm tạo ra những bài học đáp ứng tốt hơn mục tiêu DH, phù hợp với yêu cầu mới, nâng cao kiến thức cho HS. 3.2.2. Cơ sở của hoạt động a) Chia sẻ trong nhóm GV (sharing in teaching team) Theo Soňa Grofčíková, Jana Trníková (2022): “Chia sẻ trong nhóm GV có nghĩa là mọi thành viên trong nhóm đều đóng góp và chia sẻ ý tưởng, ý kiến, kiến thức, tham gia và có động lực để hoàn thành mục tiêu dạy học. Nó bao gồm sự sẵn sàng giải quyết vấn đề, suy nghĩ sáng tạo và phê phán, nhận ra điểm mạnh và điểm yếu, trách nhiệm và khả năng thích ứng.” b) Nghiên cứu bài học: Nghiên cứu bài học (NCBH) là một phương thức phát triển nghề nghiệp, do một tổ GV thực hiện nhằm có được những bài dạy đáp ứng tốt hơn mục tiêu bài dạy. Theo Takahashi và Yoshida (2004), NCBH có một số đặc trưng sau đây: NCBH tạo cơ hội để GV thảo luận về việc thiết kế KHBD, thực hiện và chỉnh sửa KHBD; NCBH đặt học HS ở vị trí trung tâm; NCBH mang đến cơ hội để GV tham gia tích cực vào quá trình đổi mới PPDH và PTCT thông qua hợp tác với đồng nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn