intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

24
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh" nhằm đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm phát triển kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ một cách tốt nhất, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ XUÂN YẾN GIÁO DỤC KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9140102 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Dục Quang – Trường ĐHSP Hà Nội 2 2. PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hồng – Trường ĐHSP Hà Nội Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến - Học viện Quản lí giáo dục Phản biện 2: PGS.TS Phó Đức Hoà - Trường ĐHSP Hà Nội Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Thị Hường - Trường Đại học Vinh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. TÓM TẮT LUẬN ÁN 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ủy Ban GD UNESCO đã xác định: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Xã hội ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật cùng với cơ chế thị trường đòi hỏi con người lao động mới phải có những phẩm chất, những năng lực chung, những KN xã hội nhất định. Trong đó, KNLVN là vô cùng quan trọng không thể thiếu. 1.2. Bậc học MN là mắt xích đầu tiên trong hệ thống GD quốc dân và cũng là bậc học khởi sự đặt nền tảng cho sự phát triển toàn diện nhân cách của một con người. Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi cũng xác định rõ việc hình thành cho trẻ những năng lực xã hội là rất cần thiết. Vì thế, để góp phần vào sự thành công của trẻ, cùng với sự nghiệp đổi mới GD thì việc hình thành và phát triển những năng lực xã hội, trong đó có KNLVN là cần thiết. 1.3. Trẻ 5 – 6 tuổi thích hòa mình vào cộng đồng, nhóm bạn bè, nhu cầu hoạt động cùng nhau tăng mạnh. Môi trường xung quanh tạo ra sự ngạc nhiên, tò mò, sự phấn khích chung cho trẻ. Bản thân mỗi đứa trẻ là tò mò muốn khám phá, tìm tòi mọi thứ xung quanh mình. Có thể nói, môi trường xung quanh chứa nhiều cơ hội giúp trẻ phát triển KNLVN và là động cơ, nhu cầu, là điều kiện thúc đẩy trẻ làm việc nhóm. Vì thế, chúng ta không thể tách trẻ ra khỏi môi trường và việc hướng dẫn KNLVN cho trẻ là rất cần thiết. 1.4. Thực tiễn ở nước ta, chương trình GDMN đổi mới đã quan tâm tới việc GD, hình thành kĩ năng xã hội cho trẻ trong đó có KNLVN. Tuy nhiên, việc dạy KNLVN cho trẻ chỉ được lồng ghép vào các hoạt động GD khác mà chưa dành đủ thời gian cho trẻ luyện tập (KNLVN được xây dựng một phần trong lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội). Hơn nữa, việc hình thành KNLVN qua HĐ KPMTXQ cho trẻ ở các trường MN còn chưa rõ nét. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thấy rằng cần phải “GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh, đề tài đề xuất các biện pháp giáo dục KNLVN cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm phát triển kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ một cách tốt nhất, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục KN LVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi với HĐ KPMTXQ 4. Giả thuyết khoa học Chương trình GDMN hiện nay ở nước ta đã quan tâm tới việc giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ trong đó có KNLVN. Tuy nhiên, việc giáo dục KNLVN qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ ở các trường MN còn những hạn chế, do đó chưa phát triển được kỹ năng này một cách toàn diện cho trẻ. Nếu trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh, GV biết sử dụng các biện pháp giáo dục như xây dựng môi trường hoạt động thuận lợi, hình thành cho trẻ tâm thế sẵn sàng làm việc nhóm; thiết kế hoạt động khám phá môi trường xung quanh kích thích nhu cầu làm việc nhóm của trẻ; tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh theo hướng tăng cường thực hành, trải nghiệm kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ; kích thích các hành vi tích cực thể hiện kỹ năng làm việc nhóm của trẻ; đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của trẻ và hướng dẫn trẻ tự đánh giá thì KNLVN của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sẽ được hình thành và phát triển một cách toàn diện. 1
  4. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục KNLVN cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. 5.2. Đánh giá thực trạng giáo dục KNLVN cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. 5.3. Đề xuất và thực nghiệm biện pháp giáo dục KNLVN cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. 6. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Biện pháp GD KNLVN cho trẻ 5 – 6 tuổi được nghiên cứu qua HĐ KPMTXQ trong trường MN. - Về địa bàn nghiên cứu: 10 trường Mầm non thuộc các tỉnh thành: Đồng Nai, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận: Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận phát triển; Tiếp cận tích hợp; Tiếp cận thực tiễn; Tiếp cận hoạt động 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Các phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết; Phương pháp phân loại và hệ thống lý thuyết 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp bổ trợ 8. Những luận điểm bảo vệ - KN LVN là một trong những KN quan trọng cần giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. KNLVN có thể được giáo dục thông qua nhiều con đường, nhiều hình thức hoạt động khác nhau ở trường mầm non, trong đó có hoạt động KP MTXQ. - Hoạt động khám phá môi trường xung quanh có nhiều cơ hội cho trẻ làm việc cùng nhau, vì thế cần khai thác các hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường MN như là phương tiện để giáo dục KNLVN. - Giáo dục KN LVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KP MTXQ cần có qui trình tổ chức, hướng dẫn tạo cơ hội, điều kiện để giáo dục và phát triển KN LVN cho trẻ ở trường mầm non 9. Đóng góp mới của đề tài 9.1. Về mặt lý luận Góp phần làm phong phú lý luận về giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, trong đó là các khái niệm về giáo dục KNLVN cho trẻ MN, tầm ảnh hưởng của hoạt động KPMTXQ đối với việc giáo dục KNLVN, đặc điểm LVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi, các biểu hiện KNLVN của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ, biện pháp giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ. 9.2. Về mặt thực tiễn - Làm rõ hơn thực trạng giáo dục KNLVN qua hoạt động KPMTXQ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở một số trường MN TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của thực trạng - Các biện pháp giáo dục KNKNLVN cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐKPMTXQ ở trường mầm non được đề xuất là một tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng GVMN. Ngoài ra có thể vận dụng sáng tạo các biện pháp này ở các trường mầm non có điều kiện giáo dục tương đương để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 3 chương, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo. 2
  5. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HĐ KPMTXQ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về kĩ năng LVN và GD KN LVN cho trẻ mẫu giáo J. Lancaster và A. Bell, Packer, J. Dewey, R. Johnson và D. Johnson, Causinet Roger, Kate Exley and Reg Dennick, Hayes Andrew, Floyd Allport, Murray F đã chỉ ra các lợi ích của làm việc nhóm, các điều kiện, yếu tố ảnh hưởng đến quá trình LVN: Sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau, Sự tương tác mặt đối mặt, Trách nhiệm cá nhân cao, Kĩ năng hợp tác nhóm nhỏ, Nhận xét nhóm. Bên cạnh đó, các tác giả còn chỉ ra một số thuyết làm cơ sở cho quá trình làm việc nhóm: Thuyết học tập xã hội, Thuyết Piagiet về giải quyết mâu thuẫn, Thuyết hợp tác nhóm của Vưgotxky, Thuyết khoa học nhận thức mới – dạy lẫn nhau. Dick McCann và Charles Margerison đã chỉ ra chín yếu tố cấu thành sự thành công của quá trình làm việc nhóm. Hirokawa, cũng đưa ra những lưu ý về các điều kiện để làm việc nhóm có hiệu quả: Sự hợp tác, Quy tắc nhóm, Sự căng thẳng, Mâu thuẫn và tranh luận. Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Thị Oanh, Vũ Lệ Hoa cũng chỉ ra những ưu điểm của KN LVN: Nhóm sẽ tạo ra động lực thúc đẩy tính tích cực của người học. Sự thỏa thuận làm cho việc nắm tri thức của người học được sâu rộng hơn, biết cách hợp tác với bạn; tạo điều kiện cho các cá nhân hòa nhập cộng đồng nhóm, thúc đẩy cá nhân phải vươn lên; rèn luyện cho người học cách diễn đạt vấn đề mạch lạc, giao tiếp, ứng xử và khả năng độc lập tự chủ của bản thân. Nguyễn Thị Oanh đã nêu những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc nhóm: mục đích chung, sự tương tác giữa các thành viên, các quy tắc chung, vai trò của các thành viên. Nguyễn Thị Kim Dung cũng đã đặt ra những yêu cầu khi cho trẻ làm việc nhóm. Tổ chức, sắp xếp nhóm làm việc; giao nhiệm vụ và thời gian cho làm việc nhóm; hướng dẫn trẻ KNLVN; quan sát, giám sát hoạt động nhóm; đánh giá kết quả làm việc nhóm. 1.1.2. Những nghiên cứu về HĐ KPMTXQ Môi trường xung quanh như một phương tiện GD trẻ em và từ lâu nó được các nhà GD trên thế giới quan tâm. Các nhà GD học đã biết tận dụng môi trường xung quanh làm phương tiện GD trẻ em Iohan Henrich Pextaloti (1746 – 1827) ông đã nhấn mạnh vai trò của môi trường xung quanh đối với sự phát triển năng lực trí tuệ và sự tồn tại của con người. Nhà GD hoc Nga K. D. Usinxki, E. I.Tikheeva và E. N. Vodova đã nhấn mạnh vai trò của sự tương tác với môi trường, đứa trẻ chỉ thực sự phát triển khi và chỉ khi tích cực hoạt động trong môi trường. Theo J. Piaget, quá trình hình thành và phát triển trí tuệ là sự liên tục hình thành các cấu trúc mới trên cơ sở các cấu trúc đã có. Để đạt được sự phát triển đó, chủ thể phải tiến hành các hoạt động tương tác với môi trường xung quanh. Thuyết hành vi (behaviorism theory) học tập được hình thành bởi tác động và phản ứng của môi trường bên ngoài. Theo đó, đứa trẻ khi sinh ra như tờ giấy trắng, mọi hành vi của trẻ được hình thành thông qua kinh nghiệm mà trẻ có được trong quá trình khám phá môi trường xung quanh. J. Dewey - nhà triết học đồng thời là nhà tâm lí học người Mĩ - cho rằng GD là quá trình tăng trưởng thông qua quá trình tái kiến tạo kinh nghiệm. Vì quá trình tái kiến tạo kinh nghiệm được diễn ra thông qua việc tương tác không ngừng giữa trẻ và môi trường. 3
  6. L. X. Vưgotxki cho rằng, quá trình phát triển trí tuệ của trẻ chính là kết quả của việc chiếm lĩnh, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người trong hoạt động với đồ vật. Sự phát triển của trẻ được hình thành thông qua quá trình tương tác với môi trường xung quanh. Thuyết kiến tạo kiến thức thông qua tương tác xã hội của L. X. Vưgotsky đề cao yếu tố văn hóa, xã hội đối với sự phát triển của trẻ. Theo đó, người lớn phải hiểu bối cảnh văn hóa, xã hội, tập tục nơi trẻ đang sống, cung cấp kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ trẻ học tập phù hợp với vùng phát triển gần. Nghiên cứu của Dr. Miriam Stopard khẳng định trẻ từ 4 – 6 tuổi cần được rèn luyện các kĩ năng với các bạn cùng trang lứa trong các hoạt động cộng đồng, kết bạn. Ông khuyên người lớn cần mở rộng quan hệ cho trẻ, giúp trẻ làm quen, khám phá môi trường xung quanh. Trong chương trình GD mầm non mới (2021), “làm quen với MTXQ” được thay thành “khám phá MTXQ” để phù hợp với mục tiêu GD mầm non hiện nay. Hoạt động khám phá MTXQ gồm: “Khám phá khoa học” và “Khám phá xã hội” là hoạt động đặc thù của trẻ ở trường MN. Việc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh là quá trình tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động tương tác với môi trường để nhận biết, tác động qua lại, làm biến đổi nhu cầu và nhờ đó bản thân trẻ được phát triển. Do đó, việc tổ chức hoạt động KP MTXQ cần được thiết kế theo cấu trúc của hoạt động. Hiệu quả của hoạt động KP MTXQ chính là sự phát triển của trẻ cả về nhận thức lẫn kĩ năng. Hoàng Thị Phương, Nguyễn Thị Xuân, Lê Thị Ninh, Hoàng Thị Oanh cũng có những nghiên cứu sâu về HĐ KPMTXQ ở mầm non mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp và cách tổ chức HĐ KPMTXQ cho trẻ mầm non. Các nghiên cứu cũng chỉ rõ ý nghĩa của HĐ KPMTXQ với sự phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Đồng thời cũng chỉ ra những yêu cầu cơ bản khi tổ chức HĐ KPMTXQ ở trường mầm non. 1.1.3. Những nghiên cứu về GD KN LVN qua HĐ KPMTXQ Theo Vugotxky, James Coleman việc giáo viên khuyến khích trẻ hỗ trợ nhau trong hoạt động và nâng cao nhận thức cho trẻ trong quá trình khám phá là điều vô cùng quan trọng. Nhờ đó trẻ sẽ có cơ hội để hoạt động những kĩ năng chưa phát triển được sẽ được thúc đẩy khi trẻ làm việc cùng nhau. Phạm Minh Hạc cho rằng hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động hợp tác giữa trò và trò, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Muốn có sự hợp tác, hoạt động cùng nhau ấy thì nhà GD cần tổ chức các hoạt động GD tương ứng tạo điều kiện để các thành viên có thể tương tác với nhau. Hoàng Thị Phương đã đưa ra một số phương pháp đem lại hiệu quả học tập, trong đó có phương pháp hoạt động nhóm. Chính sự hợp tác, phối hợp hành động với nhau đã mang lại hiệu quả cao trong học tập. Lê Thị Thu Hiền cũng lấy việc rèn KNLVN làm biện pháp để giúp trẻ phát triển khả năng thỏa thuận. Trong hoạt động khám phá chứa đựng những nội dung mà đòi hỏi nhóm bạn bè trẻ thường xuyên trao đổi với nhau để giải quyết các tình huống xảy ra khi hoạt động. Cùng nhau khám phá trẻ có dịp thông cảm với niềm vui nỗi buồn của nhau, an ủi nhau, nhờ đó năng lực đồng cảm, đạo đức…được nhân lên. Nguyễn Thị Như Mai đã khẳng định việc làm việc nhóm giúp cho người học học tập một cách chủ động hơn, độc lập hơn, mở rộng cách nhìn nhận, phát triển khả năng tiếp nhận 4
  7. quan điểm khác biệt của bạn bè, biết chấp nhận quan điểm trái ngược với mình, rèn luyện khả năng chịu đựng những ý kiến phản bác, đối nghịch, thậm chí phủ nhận mình, góp phần hình thành ở người học khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, phát triển tinh thần hợp tác, tính tự tin. Tạo điều kiện cho người học thân thiện, gần gũi nhau hơn. Và đây cũng là cơ hội để tình bạn nảy nở. Hoàng Thị Mai cho rằng hình thức làm việc nhóm và mọi thành viên phụ thuộc lẫn nhau để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, đạt mục đích chung mà trong mỗi hoạt động tìm hiểu môi trường đặt ra. Tác giả cũng đề cao vai trò của giáo viên khi hướng dẫn trẻ, xác định các kĩ năng cần thiết của trẻ khi tham gia vào nhóm hoạt động và việc rèn luyện kĩ năng cần đưa vào hoạt động trải nghiệm cụ thể. Nguyễn Thị Hiền khẳng định việc giáo dục KN LVN cho trẻ cần được tổ chức qua HĐ KP MTXQ. Vì theo tác giả, dạy trẻ khám phá là giáo viên tổ chức cho trẻ làm việc nhóm nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề, tự học và tạo điều kiện cho trẻ trao đổi theo nhóm. Giáo viên là người tổ chức về cơ sở vật chất, phương tiện, gợi ý hướng dẫn cho trẻ phát huy hết tiềm năng của trẻ. Đặc trưng của hoạt động khám phá là giải quyết các vấn đề học tập nhỏ và tích cực làm việc nhóm để giải quyết vấn đề hợp tác với bạn, tự đánh giá, tự điểu chỉnh bản thân là động lực thúc đẩy sự phát triển của cá nhân trong cuộc sống. Nhìn chung, từ những nghiên cứu cho thấy: đã có các công trình nghiên cứu về KNLVN, hoạt động khám phá MTXQ. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về biện pháp GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá MTXQ. Điều này cho thấy tính cấp thiêt của đề tài đã chọn. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Kĩ năng làm việc nhóm Kĩ năng Từ những quan niệm trên, trong đề tài này chúng tôi lựa chọn khái niệm “kĩ năng” như sau: Kĩ năng là sự vận dụng có hiệu quả những kiến thức đã được tích lũy để thực hiện một hành động nào đó tương ứng với mục đích, điều kiện của hành động. Như vậy, kĩ năng vừa là kĩ thuật hành động vừa là năng lực của cá nhân. Làm việc nhóm Làm việc nhóm là một quá trình cộng tác với một nhóm người để đạt được một mục tiêu nhất định. Làm việc nhóm có nghĩa là các cá nhân cố gắng hợp tác, sử dụng những kĩ năng cá nhân và đưa ra những thông tin phản hồi mặc dù giữa các cá nhân có những mâu thuẫn. Kỹ năng làm việc nhóm KNLVN là kĩ năng tương tác giữa các thành viên trong nhóm nhằm đạt hiệu quả công việc nhất định và phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. 1.2.2. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh Hoạt động khám phá môi trường xung quanh là hoạt động tìm tòi, phát hiện ra bản chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ qua lại, sự thay đổi và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh. 1.2.3. Giáo dục KNLVN cho trẻ mẫu giáo GD KNLVN qua hoạt động KPMTXQ cho trẻ mẫu giáo là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch của nhà GD đến trẻ nhằm hình thành và phát triển sự tương 5
  8. tác giữa các thành viên trong nhóm để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ KPMTXQ có hiệu quả và phát triển tiềm năng của tất cả thành viên. 1.2.4. Giáo dục kỹ năng làm việc nhóm qua hoạt động KP MTXQ Kĩ năng làm việc nhóm qua hoạt động KPMTXQ cho trẻ mẫu giáo là sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ KPMTXQ có hiệu quả và phát triển tiềm năng của tất cả thành viên. Giáo dục kĩ năng làm việc nhóm qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mẫu giáo Giáo dục KNLVN qua hoạt động KPMTXQ cho trẻ mẫu giáo là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm hình thành và phát triển sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ KPMTXQ có hiệu quả và phát triển tiềm năng của tất cả thành viên. 1.3. Các giai đoạn phát triển KNLVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi Giai đoạn phát triển KNLVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi chia thành ba giai đoạn chủ yếu: Giai đoạn thứ nhất: Xác định nội dung nhiệm vụ trải nghiệm; Giai đoạn thứ hai: Rèn luyện các KN thành phần; Giai đoạn thứ ba: Hình thành và phát triển KNLVN. 1.4. HĐ KPMTXQ ở trường mầm non 1.4.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của HĐ KPMTXQ ở trường mầm non GD trẻ có thái độ sống tích cực đối với môi trường xung quanh. Góp phần phát triển ở trẻ tình cảm thẫm mỹ và đạo đức. Giúp trẻ có lối sống văn minh trong giao tiếp và sinh hoạt, có tình yêu đối với cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp. Hình thành ở trẻ những cảm xúc tích cực và tích lũy những kinh nghiệm của cuộc sống. Rèn luyện và phát triển các quá trình tâm lí nhận thức; Củng cố tri thức, mở rộng sự hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh; Kích thích hứng thú và phát triển tính ham hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh 1.4.2. Nội dung HĐ KPMTXQ ở trường mầm non Môi trường xung quanh bao gồm tất cả các yếu tố của tự nhiên và xã hội bao quanh trẻ em, có quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của trẻ em. Có thể phân chia môi trường xung quanh thành môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. 1.4.3. Các hình thức tổ chức HĐ KPMTXQ ở trường mầm non: Giờ học “khám phá MTXQ”; hoạt động vui chơi; hoạt động ngoài trời; hoạt động tham quan; hoạt động lao động. 1.4.4. Quy trình khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non: xác định nội dung; trải nghiệm; nhận xét; kết luận. 1.4.5. HĐ KPMTXQ với việc GD KNLVN cho trẻ MG 5 - 6 tuổi Hoạt động KPMTXQ là hoạt động có rất nhiều cơ hội để hình thành KNLVN cho trẻ. Làm việc nhóm, cùng nhau được coi là chất kết dính để tạo sự thành công cho hoạt động khám phá. Song, để hình thành KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có qui trình hình thành phù hợp. 1.5. KNLVN qua hoạt động KPMTXQ của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường mầm non 1.5.1. Biểu hiện KNLVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động KPMTXQ 6
  9. 1.5.1.1. Tiếp nhận nhiệm vụ của nhóm: Lắng nghe, hiểu lời người khác nói; Trao đổi, phân công; Chấp nhận sự phân công của nhóm 1.5.1.2. Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện đến cùng công việc của mình; Tìm sự giúp đỡ khi cần thiết; Giúp đỡ, chia sẻ thông tin; Giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm 1.5.1.3. Giải quyết mâu thuẫn: Nói mạch lạc ý kiến của mình; Thỏa thuận, nhân nhượng; Tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác 1.5.1.4. Kết thúc công việc 1.5.2. Sự phát triển KNLVN qua HĐ KPMTXQ của trẻ MG 5 – 6 tuổi Trẻ 3 - 4 tuổi đã chú ý tới xung quanh nhiều hơn, trẻ giàu xúc cảm, mối quan hệ giữa các trẻ khác bắt đầu hình thành. Ở giai đoạn này “xã hội trẻ em” bắt đầu xuất hiện đặc biệt trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trẻ bắt đầu có nhu cầu cùng chơi với bạn, có nhu cầu chơi cạnh nhau trong các trò chơi. Tuy nhiên, nhóm trẻ ở giai đoạn này mới chỉ là hình thức bề ngoài chứ chưa thật sự là hình thức làm việc nhóm. Trẻ 4 - 5 tuổi sự tương tác giữa trẻ với trẻ đã xuất hiện. Bước đầu trẻ đã biết trao đổi, thỏa thuận với nhau để thực hiện hoạt động chung. Tuy nhiên, nhóm trẻ ở giai đoạn này cũng rất mong manh, chưa bền vững. Trẻ 5 - 6 tuổi: Giai đoạn này trẻ thiết lập các mối quan hệ với nhau dễ dàng hơn đặc biệt trong hoạt động KPMTXQ chứa đựng những động cơ, hứng thú chung nên trẻ có nhu cầu làm việc cùng nhau cao. Trẻ đã có khả năng phối hợp hành động với bạn và hợp tác với các thành viên trong nhóm, biết cách phân công công việc, biết lắng nghe và bảo vệ ý kiến của mình, có thể tự tổ chức nhóm cùng nhau hoạt động. 1.6. GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ 1.6.1. Mục tiêu GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ nhằm cung cấp kiến thức về giá trị của KNLVN, các kĩ năng thành phần, nắm được cách tổ chức, biết cách thức rèn luyện, thao tác rèn luyện, và biết các yêu cầu trong quá trình làm việc nhóm. Hình thành thái độ, cảm xúc tích cực cho trẻ trong quá trình làm việc cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Có trách nhiệm cao đối với công việc được giao, biết đối chiếu và điều chỉnh lời nói, hành vi sao cho tương ứng với những chuẩn mực nhất định. 1.6.2. Nội dung GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ - Phát triển nhận thức của trẻ về KNLVN qua hoạt động KPMTXQ - Hình thành và phát triển ở trẻ các KN thành phần qua hoạt động KPMTXQ - GD thái độ và tình cảm của trẻ đối với KNLVN qua hoạt động KPMTXQ 1.6.3. Hình thức GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ: GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ chủ yếu được thực hiện dưới hình thức hoạt động nhóm. Ngoài ra, Sử dụng tác phẩm văn học, hoạt động trải nghiệm, tình huống giáo dục, trò chơi đóng vai theo chủ đề. 1.6.4. Phương pháp GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ: Phương pháp trực quan; Nhóm phương pháp dùng lời; Nhóm phương pháp thực hành 1.6.5. Quy trình GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ 1.6.6. Quy trình GD KNLVN cho trẻ qua hoạt động KPMTXQ: nhiệm vụ, nội dung; học cách làm việc nhóm; đánh giá kết quả. 7
  10. 1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến KNLVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ - Về phía trẻ: Số lượng trẻ trong nhóm; Kinh nghiệm xã hội của trẻ; Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ; Hứng thú với nhiệm vụ nhận thức chung của nhóm - Về phía GV: Tác động của GV - Cơ sở vật chất: Không gian, thời gian; Phương tiện. 1.8. Đánh giá mức độ kĩ năng làm việc nhóm của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh MĐ 1: Mức độ rất thấp (1.00 – 1.80 điểm) MĐ 2: Mức độ thấp (1.81 – 2.60 điểm) MĐ 3: Mức độ trung bình (2.61 – 3.40 điểm) MĐ 4: Mức độ cao (3.41 – 4.20 điểm) MĐ 5: Mức độ rất cao (4.21 – 5.00 điểm) Kết luận Chương 1 1. Kĩ năng làm việc nhóm là kĩ năng tương tác giữa các thành viên trong nhóm nhằm đạt hiệu quả công việc nhất định và phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. 2. Giáo dục KNLVN qua hoạt động KPMTXQ cho trẻ mẫu giáo là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm hình thành và phát triển sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ KPMTXQ có hiệu quả và phát triển tiềm năng của tất cả thành viên. 3. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh được coi là phương tiện thuận lợi trong việc giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. Đặc trưng của hoạt động khám phá là tích cực hợp tác theo nhóm, hình thành năng lực giải quyết vấn đề. Hoạt động KPMTXQ luôn chứa đựng những nội dung cần được khám phá, những ý tưởng, mâu thuẫn bất đồng của các thành viên…mỗi thành viên đòi hỏi phải có những kĩ năng cơ bản vượt qua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức chung. Làm việc nhóm đã hình thành cho trẻ mối quan hệ thân mật giúp trẻ hiểu nhau hơn, dễ dàng cảm thông chia sẻ với nhau hơn. Hoạt động KPMTXQ tạo ra cho trẻ một xúc cảm, đó là sự đồng cảm. Như thế, hoạt động KPMTXQ là môi trường thuận lợi để rèn luyện và hình thành những kĩ năng cần thiết để làm việc nhóm. 4. KNLVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ được biểu hiện ở các mặt sau: Lắng nghe, hiểu lời người khác nói, trao đổi, phân công, chấp nhận sự phân công của nhóm, thực hiện đến cùng công việc của mình, tìm sự giúp đỡ khi cần thiết, giúp đỡ, chia sẻ thông tin, nói mạch lạc ý kiến của mình, thỏa thuận, nhân nhượng, tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, kết thúc công việc. Qua những đặc điểm biểu hiện trên cho thấy giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 - 6 qua hoạt động KPMTXQ ở trường mầm non sẽ giúp trẻ hình thành phát triển KNLVN đạt kết quả. 8
  11. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GD KNLVN CHO TRẺ MG 5 – 6 TUỔI QUA HĐ KPMTXQ 2.1. Vài nét về địa bàn khảo sát Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Hà Nội có vị trí địa lý, tự nhiên quan trọng. Trong đó, Hồ Chí Minh và Đồng Nai là hai trong những vùng kinh tế năng động trong nền kinh tế nước ta. Bên cạnh đó, còn có những giá trị về văn hóa mang nặng nét truyền thống, đậm bản chất dân tộc, ghi dấu lịch sử phát triển của nước ta. Giáo dục mầm non ở cả 3 địa bàn trên đều có những thành tựu đáng kể, thực hiện tốt chương trình GDMN hiện hành góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan và chủ quan nên GDMN hiện nay vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định. 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát – Tìm hiểu và đánh giá thực trạng GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ ở trường MN, trên 2 phương diện: nhận thức của GV trực tiếp giảng dạy và thực tiễn GD KNLVN cho trẻ thông qua hoạt động KPMTXQ hiện nay. – Xác định những thuận lợi và khó khăn của GV trong quá trình thực hiện GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN. – Đánh giá thực trạng KNLVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ ở trường MN. 2.2.2. Nội dung khảo sát – Nhận thức của GV về GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ ở trường MN với các phương diện liên quan trực tiếp đến định hướng nghiên cứu của đề tài, bao gồm: Nhận thức về KNLVN và vai trò của KNLVN đối với sự phát triển của trẻ; Nhận thức về mức độ sử dụng và ảnh hưởng của hoạt động KPMTXQ đến quá trình GD KNLVN cho trẻ; Nhận thức về những biểu hiện đặc trưng của KNLVN qua hoạt động KPMTXQ; Nhận thức về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đối với việc GD KNLVN qua hoạt động KPMTXQ của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN. – Thực trạng GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ hiện nay trên các phương diện: tần suất, thời điểm, nội dung, hình thức, biện pháp và mức độ hiệu quả. – Những thuận lợi và khó khăn của GV trong GD KNLVN qua hoạt động KPMTXQ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN. – Mức độ KNLVN qua hoạt động KPMTXQ của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN 2.2.3. Thời gian khảo sát: 3/2017 đến 7/2017 2.2.4. Mẫu khách thể khảo sát - Mẫu khảo sát là GV: 150 GV MN đang dạy các lớp mẫu giáo lớn ở một số trường MN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và thành phố Hà Nội. - Mẫu khảo sát là trẻ MG 5 – 6 tuổi: Luận án lựa chọn 120 trẻ MG 5 – 6 tuổi thuộc các trường trên, có sự phát triển tâm sinh lý bình thường và đều được dạy theo chương trình GD MN trong bối cảnh tác động như nhau. 2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, Phương pháp phỏng vấn, Phương pháp quan sát 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ 9
  12. 2.3.1. Thực trạng kĩ năng làm việc nhóm của trẻ mẫu giáo mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh 2.3.1.1. Đánh giá chung về các mức độ biểu hiện kĩ năng làm việc nhóm của trẻ mẫu giáo mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh Điểm trung bình của các biểu hiện của KNLVN ở trẻ MG 5 – 6 tuổi mà chúng tôi đưa ra rơi vào khoảng điểm từ 3.2 đến 3.43. Điều này chứng tỏ kĩ năng làm việc nhóm trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường mầm non tham gia khảo sát ở mức độ trung bình. 2.3.1.2. Các biểu hiện cụ thể của kĩ năng làm việc nhóm của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh * Các biểu hiện kĩ năng tiếp nhận nhiệm vụ nhóm của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh Phân tích các biểu hiện của tiêu chí Tiếp nhận nhiệm vụ, chúng tôi nhận thấy, chỉ có từ 30% trẻ thường xuyên hoặc luôn luôn biết lắng nghe, hiểu lời người khác nói; 26,6% trẻ có thể thực hiện trao đổi, phân công trong nhóm và 30.8% trẻ sẵn sàng chấp nhận sự phân công của nhóm. Đa số trẻ đã biết lắng nghe, hiểu người khác nói và biết trao đổi phân công trong nhóm nhưng không thường xuyên (chiếm tỉ lệ cao nhất, lần lượt là 60% và 61.7 %). Có tới 69.2% số trẻ không thường xuyên hoặc không bao giờ chấp nhận sự phân công của nhóm mà làm theo ý mình. Điểm trung bình của các biểu hiện KNLVN trong tiêu chí Tiếp nhận nhiệm vụ nhỏ hơn 3.41 cho thấy kĩ năng tiếp nhận nhiệm vụ nhóm của số lớn trẻ chỉ ở mức độ trung bình. * Các biểu hiện kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh Bảng 2.3. Thực hiện nhiệm vụ của nhóm Mức độ thực hiện Biểu hiện Không Hiếm Thỉnh Thường Luôn ĐTB ĐLC bao giờ khi thoảng xuyên luôn Thực hiện đến cùng công việc 0.8 12.5 58.3 15.8 12.5 3.27 0.867 của mình Tìm sự giúp đỡ 0.0 3.3 64.2 19.2 13.3 3.43 0.763 khi cần thiết Giúp đỡ, chia sẻ 3.3 15.8 53.3 15.8 11.7 3.17 0.947 thông tin Ở tiêu chí Thực hiện nhiệm vụ của nhóm, số trẻ có thể thực hiện nhiệm vụ, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần và trao đổi với bạn nằm ở mức trung bình - cao. * Các biểu hiện kĩ năng giải quyết mâu thuẫn qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trẻ MG 5 - 6 tuổi Phần lớn trẻ chưa biết cách giải quyết mâu thuẫn trong quá trình làm việc nhóm. Có đến gần 80% số trẻ không hoặc rất hiếm khi nói ra các mong muốn, nguyện vọng của mình, đưa ra các phương án thoả thuận, nhân nhượng hoặc nhờ người lớn giải quyết sau khi đã nỗ lực giải quyết mà không thành công 10
  13. * Các biểu hiện kĩ năng kết thúc nhiệm vụ của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh Bảng 2.5. Kết thúc công việc của nhóm Mức độ thực hiện Biểu hiện Không Hiếm Thỉnh Thường Luôn ĐTB ĐLC bao giờ khi thoảng xuyên luôn Thực hiện đến cùng công việc 8.3 9.2 57.5 12.5 12.5 3.12 1.022 của mình Điểm trung bình của các tiêu chí mà chúng tôi đưa ra chủ yếu rơi vào khoảng điểm từ 3.00 đến 3.43. Điều này chứng tỏ kĩ năng làm việc nhóm trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non chỉ ở mức độ trung bình 2.3.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh 2.3.2.1. Nhận thức của giáo viên về tính cần thiết của giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. Biểu đồ 2.1: Tính cần thiết của giáo dục KN LVN cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ theo ý kiến đánh giá của GVMN Hoàn toàn không cần thiết Không cần thiết lắm Bình thường Khá cần thiết Rất cần thiết Hầu hết những GV được khảo sát đều thống nhất việc giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động KPMTXQ là cần thiết ở mức độ cao (ĐTB = 4.38). Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là độ lệch chuẩn của các câu trả lời là khá cao (ĐLC = 0.864), điều này chứng tỏ có sự phân tán, chưa tập trung trong các ý kiến của GV. 2.3.2.2. Nhận thức của giáo viên về giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. 11
  14. Bảng 2.7: Nhận thức của GV về kĩ năng làm việc nhóm Ý kiến Lựa chọn Tần số Tần suất (%) Tập hợp một số cá nhân thành nhóm và cùng nhau thực hiện một 19 12.7 nhiệm vụ chung. Các cá nhân lập thành các nhóm riêng, cùng nhau thảo luận, bàn bạc, phân công cho từng thành viên trong nhóm để hoàn thành công 31 20.6 việc. Kĩ năng tương tác giữa các thành viên trong nhóm nhằm thúc đẩy 42 28 hiệu quả công việc và phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Các cá nhân tập hợp thành nhóm, cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ chung, hướng đến mục tiêu chung và giải quyết các vấn đề nảy 58 38.7 sinh trong quá trình làm việc. Tổng 150 100 Số liệu từ bảng 2.7 cho thấy: 38.7% GV cho rằng kĩ năng làm việc nhóm là việc các cá nhân tập hợp thành nhóm, cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ chung, hướng đến mục tiêu chung và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc. Từ đó, có thể kết luận rằng nhận thức của GV về kĩ năng LVN của trẻ chưa thực sự toàn diện, sâu sắc và phản ánh đúng bản chất của nó. 2.3.2.3. Thực trạng các hoạt động giáo viên mầm non tiến hành để giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ MG 5-6 tuổi. Bảng 2.8. Các hoạt động chủ yếu được sử dụng để thực hiện giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ MG 5 – 6 tuổi Lựa chọn Hoạt động Tần số Tần suất (%) Hoạt động vui chơi 90 60 Hoạt động học tập 44 29.3 (thông qua khám phá MTXQ) Hoạt động lao động 12 8 Chế độ sinh hoạt hàng ngày 4 2.7 Tổng 150 100.0 2.3.2.4. Thực trạng giáo viên mầm non giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ MG 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh * Tần suất thực hiện giáo dục KN LVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá MTXQ Chúng tôi có thể kết luận GV thường xuyên thực hiện giáo dục KNLVN qua hoạt động khám phá MTXQ ở mức độ trung bình (ĐTB = 3.05), hay nói khác đi, thỉnh thoảng GV mới thực hiện giáo dục KNLVN qua hoạt động khám phá MTXQ và sự phân tán về điểm trong việc đưa ra ý kiến này (ĐLC = 1,070). Điều này chứng tỏ chưa có sự tương đồng trong nhận định của GV về việc thường xuyên thực hiện giáo dục KNLVN qua hoạt động khám phá MTXQ. * Thời điểm giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ 12
  15. 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 Vào đầu hoạt Vào giữa hoạt Vào cuối hoạt Từ đầu đến cuối động động động hoạt động Biểu đồ 2.2: Thời điểm giáo dục KN LVN cho trẻ qua hoạt động khám phá MTXQ Kết quả khảo sát GV về thời điểm giáo dục KN LVN cho trẻ qua hoạt động khám phá MTXQ được thể hiện ở bảng 2.10 và biểu đồ 2.2. Phân tích số liệu trong bảng, chúng tôi nhận thấy, các GV được khảo sát đã đồng tình thời điểm giáo dục KNLVN cho trẻ qua hoạt động khám phá MTXQ vào giữa hoạt động ở mức độ cao nhất (ĐTB = 3.39) và từ đầu đến cuối hoạt động ở mức độ thấp nhất (ĐTB = 2.81). Độ lệch chuẩn của các điểm trung bình dao động từ 0.979 đến 1.047. Khoảng dao động của độ lệch chuẩn này chứng tỏ các ý kiến của GV về thời điểm giáo dục KN LVN cho trẻ qua hoạt động khám phá MTXQ chưa có sự tương đồng. * Lựa chọn nội dung của hoạt động khám phá MTXQ để giáo dục kĩ năng LVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi Bảng 2.11. Lựa chọn nội dung của hoạt động khám phá MTXQ để giáo dục kĩ năng LVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi Mức độ thực hiện (%) Khá Rất Nội dung Không Hiếm Thỉnh ĐTB ĐLC thường thường bao giờ khi thoảng xuyên xuyên Trường mầm non 8.0 8.0 38.0 39.3 6.7 3.29 0.992 Bản thân 15.3 18.7 43.3 20.0 2.7 2.76 1.028 Gia đình 4.7 8.7 44.7 32.7 9.3 3.33 0.932 Thế giới thực vật 6.7 4.7 39.3 42.7 6.7 3.38 0.932 Thế giới động vật 8.7 4.0 32.7 44.0 10.7 3.44 1.033 Giao thông 0.0 8.0 36.0 52.7 3.3 3.51 0.693 Nước và các hiện 3.3 5.3 34.0 34.7 22.7 3.68 0.992 tượng tự nhiên Quê hương, Thủ 4.0 4.0 32.7 33.3 26.0 3.73 1.021 đô, Bác Hồ và Trường Tiểu học 3.3 9.3 42.7 30.0 14.7 3.45 0.0966 Nghề nghiệp 6.0 7.3 30.7 37.3 18.7 3.55 1.065 13
  16. Độ lệch chuẩn của các điểm trung bình khá cao, dao động từ 0.932 đến 1.065, chứng tỏ ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện giáo dục KNLVN cho trẻ ở các nội dung của hoạt động khám phá MTXQ của GV chưa có sự tập trung (ngoại trừ nội dung Nước và hiện tượng tự nhiên có độ lệch chuẩn thấp nhất (0,693). * Các hình thức giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá MTXQ Bảng 2.12. Các hình thức giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá MTXQ Mức độ thực hiện Khá Rất Hình thức Không Hiếm Thỉnh ĐTB ĐLC thường thường bao giờ khi thoảng xuyên xuyên Sử dụng tác phẩm 24.0 17.3 40.7 12.7 4.0 2.55 1.115 văn học Tình huống giáo 3.3 4.7 29.3 34.0 28.7 3.80 1.017 dục Hoạt dộng trải 5.3 7.3 31.3 38.0 18.0 3.56 1.039 nghiệm Trò chơi đóng vai 4.0 8.0 35.3 36.0 16.7 3.53 0.994 theo chủ đề Chúng tôi nhận thấy, GV sử dụng hình thức tình huống giáo dục để giáo dục KN làm việc nhóm cho trẻ thông qua hoạt động khám phá MTXQ đạt điểm trung bình cao nhất (ĐTB = 3.80). Ngược lại, GV sử dụng hình thức sử dụng tác phẩm văn học để giáo dục KN làm việc nhóm cho trẻ thông qua hoạt động khám phá MTXQ đạt điểm trung bình thấp nhất (ĐTB = 2.55). Thêm vào đó, với khoảng độ lệch chuẩn dao động từ 0.994 đến 111.5, chứng tỏ GV chưa có sự thống nhất ý kiến về việc sử dụng các hình thức mà chúng tôi đề cập để giáo dục KNLVN cho trẻ thông qua hoạt động khám phá MTXQ. 2.3.2.5. Thực trạng phương tiện, cơ sở vật chất và môi trường giáo dục đáp ứng kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non Bảng 2.13. Mức độ đáp ứng của phương tiện, cơ sở vật chất và môi trường giáo dục trong nhà trường cho giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá MTXQ Mức độ đáp ứng Phương Rất Trung ĐTB ĐLC tiện, CSVC Thấp Cao Rất cao thấp bình Diện tích, khuôn viên, 3.3 13.3 54.7 28.7 0.0 3.09 .741 sân vườn Phòng học (diện tích, 4.7 14 52.7 27.3 1.3 3.07 .741 độ sáng thoáng,…) 14
  17. Thiết bị, đồ dùng, đồ 4.7 19.3 48.7 27.3 0.0 2.99 .741 chơi Theo kết quả khảo sát về vấn đề phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ việc giáo dục KNLVN qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở các trường mầm non đang đáp ứng ở mức trung bình. Trong đó, diện tích, khuôn viên, sân vườn là yếu tố đáp ứng được ở mức cao nhất với ĐTB = 3.09. Vấn đề thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ĐTB ở mức thấp nhất là 2.99. 2.3.2.6. Thực trạng các biện pháp giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non Phân tích số liệu điểm trung bình, chúng tôi nhận thấy, điểm trung bình dao động từ 3.11 đến 3.77. Điểm trung bình cao nhất thuộc về biện pháp Xây dựng môi trường thuận lợi, hình thành tâm thế sẵn sàng cho trẻ làm việc nhóm. Điểm trung bình thấp nhất nằm ở biện pháp Thiết kế hoạt động khám phá môi trường xung quanh, kích thích nhu cầu làm việc nhóm của trẻ Điều này chứng tỏ các GV đã đồng tình với các biện pháp GD KN LVN ở mức độ trung bình khá. Tuy nhiên điều đáng lưu tâm là độ lệch chuẩn của các điểm trung bình khá cao (ĐLC dao động từ 0.876 đến 1.172) đã thể hiện sự chưa đồng thuận trong ý kiến của các GV trong các biện pháp mà chúng tôi đề cập. * Mức độ hiệu quả của các biện pháp giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá MTXQ Bảng 2.15. Mức độ hiệu quả của các biện pháp giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá MTXQ Mức độ thực hiện Biện pháp ĐTB ĐLC Kém Yếu TB Khá Tốt Xây dựng môi trường thuận lợi, hình thành tâm 4.7 9.3 31.3 36.7 18.0 3.54 1.040 thế sẵn sàng cho trẻ làm việc nhóm Thiết kế hoạt động khám phá môi trường xung quanh, kích thích nhu 12.0 14.7 40.7 26.0 6.7 3.01 1.078 cầu làm việc nhóm của trẻ Tổ chức cho trẻ trải nghiệm cùng nhau qua 14.7 19.3 33.3 26.7 6.0 2.90 1.134 hoạt động khám phá môi trường xung quanh Khuyến khích các hành vi tích cực thể hiện kĩ năng 14.7 15.3 32.7 32.7 4.7 2.97 1.123 làm việc nhóm Hướng dẫn trẻ đánh giá 15.3 25.3 33.3 24.7 1.3 2.71 1.045 kĩ năng làm việc nhóm 15
  18. 2.3.2.8. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. Biểu đồ 2.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá MTXQ ở trường mầm non Tác động của GV (biện pháp giáo dục của GV) Phương tiện (cơ sở vật chất) Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ Hứng thú với nhiệm vụ nhận thức chung của… Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (kĩ năng giao… Kinh nghiệm xã hội của trẻ Không gian, thời gian Số lượng trẻ trong nhóm 0 20 40 60 80 100 120 Mức độ Rất cao Mức độ Cao Mức độ Trung bình Mức độ Thấp Mức độ Rất thấp 2.4. Đánh giá chung về thực trạng 2.4.1. Ưu điểm Hầu hết các trường mà chúng tôi khảo sát đều quan tâm đến việc GD KNLVN cho trẻ ngay từ lứa tuổi MN. GD KNLVN cho trẻ được thực hiện lồng ghép, tích hợp qua các hoạt động vui chơi và học tập trong đó có HĐ KPMTXQ. Hầu hết GV tại các trường MN đã nhận thức được mức độ quan trọng của việc GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ. Hầu hết các trẻ đều tham gia vào các hoạt động làm việc nhóm dưới dự hướng dẫn của GV. 2.4.2. Hạn chế Vẫn còn một phần nhỏ GV chưa ý thức được tầm quan trọng của việc GD KNLVN cho trẻ ngay từ bậc học MN. Nên vẫn có không ít GV từ hiếm khi cho đến không bao giờ thực hiện GD KNLVN qua hoạt động KPMTXQ. Các lựa chọn về biện pháp của GV đã thể hiện sự quan tâm chưa đầy đủ của GV đến những biểu hiện KNLVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ. Kết quả khảo sát cho thấy, trẻ 5 – 6 tuổi đã bộc lộ những biểu hiện cơ bản về KNLVN. Tuy nhiên những biểu hiện chỉ tập trung ở một số lượng nhỏ trẻ, chưa đồng bộ trên tất cả các trẻ. Phần lớn các trẻ có KNLVN ở mức độ trung bình đến dưới trung bình qua hoạt động KPMTXQ. Từ đó dẫn đến, KNLVN của trẻ chưa đồng đều và chưa bền vững ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của hoạt động. 2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng Hiện nay vấn đề GD các kĩ năng xã hội cho trẻ, trong đó có KNLVN cho trẻ đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện ở bậc học MN nhưng vẫn chưa có sự thống nhất và đầu tư đúng mức.Nguyên nhân thứ hai có thể do chương trình đào tạo GVMN của chúng ta chưa nhấn mạnh đến vấn đề GD các KNLVN cho trẻ khi trẻ chơi theo nhóm. Nguyên nhân thứ ba đó là từ phía GV - một nhân tố được nghiên cứu khẳng định là có sự ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động và GD KNLVN cho trẻ. Trên thực tế, một số GV còn chưa quan tâm thật 16
  19. sự tới việc GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tuổi và thiếu sự đầu tư đồng bộ và tin tưởng vào sự phát triển kĩ năng này ở trẻ. Kết luận chương 2 1. GV đều ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục KN LVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở nhiều khía cạnh khác nhau. Việc ý thức được vai trò, ý nghĩa của giáo dục KN LVN ở trẻ MN là điều kiện thúc đẩy các GV hiện thực, cụ thể hóa vào việc thiết kế, xây dựng hoạt động khám phá MTXQ, cũng như các biện pháp giáo dục. Tuy nhiên, qua khảo sát, hầu hết GV chưa hiểu đủ và đúng về KN LVN, cũng như nhận thức về biểu hiện KN KN LVN của trẻ qua hoạt động khám phá MTXQ nên khi tổ chức hoạt động thường chú trọng về mặt kiến thức mà chưa biết cách giáo dục KN LVN. Từ đó, cũng chưa có những biện pháp tác động phù hợp nên chưa hướng đến phát triển những kĩ năng thành phần của KN LVN, dẫn đến kết quả mức độ KN LVN của trẻ chưa đồng đều và chưa cao Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã có những biểu hiện KN LVN nhất định thể hiện trong quá trình tham gia các hoạt động khám phá MTXQ. Tuy nhiên những biểu hiện này chưa đồng bộ và bền vững, nguyên nhân bởi chúng hầu hết là hành động tự phát, vốn có theo sự phát triển của lứa tuổi chứ không từ việc nhận thức của trẻ về KN LVN trong khi hoạt động. KN LVN qua hoạt động khám phá MTXQ của trẻ còn rời rạc xoay quanh mức độ trung bình. Quá trình giáo dục KN LVN cho trẻ 5 - 6 tuổi qua HĐ KP MTXQ ở trường mầm non, chưa có các biện pháp hướng dẫn phù hợp với trẻ nên KN LVN mặc dù trẻ có nhưng chưa cao, còn rời rạc thậm chí nhóm tan rã. KN LVN của trẻ chỉ xoay quanh mức độ trung bình, có những kĩ năng còn yếu. Trong quá trình giáo dục KN LVN qua hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ GV gặp một số khó khăn chủ yếu là những khó khăn về số lượng trẻ đông và việc lựa chọn, tìm kiếm các biện pháp giáo dục KN LVN cho trẻ. Kết quả nghiên cứu thực tiễn trên là căn cứ cho việc xây dựng các biện pháp giáo dục KN LVN cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐ KPMTXQ ở trường mầm non. 17
  20. CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP GD KNLVN CHO TRẺ MG 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp: Đảm bảo mục tiêu GD mầm non; Đảm bảo phù hợp chuẩn đầu ra của trẻ 5 – 6 tuổi; Đảm bảo lấy trẻ làm trung tâm, phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong HĐ KPMTXQ; Đảm bảo phù hợp với đặc trưng HĐ KPMTXQ 3.2. Biện pháp GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KP MTXQ: Xây dựng môi trường thuận lợi, hình thành tâm thế sẵn sàng cho trẻ làm việc nhóm; Thiết kế hoạt động khám phá môi trường xung quanh, kích thích nhu cầu làm việc nhóm của trẻ; Tổ chức cho trẻ trải nghiệm cùng nhau qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh; Khuyến khích các hành vi tích cực thể hiện kĩ năng làm việc nhóm; hướng dẫn trẻ tự đánh giá KNLVN. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp: Các biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, tương tác lẫn nhau và bổ trợ cho nhau trong sự thống nhất của toàn bộ quá trình GD KNLVN cho trẻ. Tất cả các biện pháp này đều hướng tới quá trình GD KNLVN cho trẻ một cách tích cực và hiệu quả hơn. Các biện pháp này cần được sử dụng một cách đồng bộ trong quá trình KPMTXQ. 3.4. Thực nghiệm 3.4.1. Mục đích thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm thử nghiệm và kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp nhằm GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KPMTXQ ở trường MN như đã đề xuất trong Chương 3 và kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận án đặt ra. 3.4.2. Đối tượng thực nghiệm: 120 trẻ MG 5 – 6 tuổi thuộc 4 lớp ở trường MN Trảng Dài và MN Hoa Mai thuộc TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 3.4.3. Nội dung thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm các biện pháp GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi đã xây dựng ở mục 3.2. Các biện pháp này được áp dụng trong hoạt động KPMTXQ ở trường MN, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV. 3.4.4. Thời gian tiến hành thực nghiệm: Từ 10/2017 đến 5/2018. 3.4.5. Mẫu thực nghiệm và đối chứng Biện pháp GD KNLVN qua hoạt động KPMTXQ được thực nghiệm trên 120 trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN Trảng Dài và MN Hoa Mai thuộc TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 3.4.6. Tổ chức thực nghiệm 3.4.6.1. Tiêu chí và cách thực nghiệm: Chúng tôi sử dụng các tiêu chí và thang đánh giá đã xây dựng ở Chương 1 để cho điểm đánh giá mức độ biểu hiện KNLVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ trước và sau thực nghiệm. 3.4.6.2. Cách đánh giá Trao đổi cùng các cộng tác viên về các vấn đề liên quan đến kĩ năng làm việc nhóm. Mỗi cộng tác viên sẽ quan sát, đánh giá 5 trẻ theo các tiêu chí mà chúng tôi đã xây dựng. Kết 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2