intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học vật lí thuộc môn khoa học tự nhiên cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất cấu trúc năng lực dạy học vật lí (NLDHVL), các biện pháp phát triển NLDHVL và đánh giá sự phát triển NLDHVL của SV sư phạm vật lí khi dạy học học phần “Kiến tập sư phạm”. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học vật lí thuộc môn khoa học tự nhiên cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI INSONG LASASAN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC VẬT LÍ THUỘC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NƯỚC CHDCND LÀO Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số: 9140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội – 2021
  2. Luận án được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHẠM XUÂN QUẾ 2. PGS.TS. PHẠM KIM CHUNG Phản biện 1: PGS.TS. HÀ VĂN HÙNG Trường Đại học Vinh Phản biện 2: PGS.TS. TÔ VĂN BÌNH Trường Đại học Việt Bắc Phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN VĂN BIÊN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Để “Nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cấp toàn diện các giáo viên” thì năng lực dạy học (NLDH) là một trong các năng lực (NL) nghiệp vụ và quan trọng nhất của người giáo viên (GV). Đây là một trong những NL mang tính phức hợp cao, gồm nhiều NL thành phần và được phát triển theo nhiều giai đoạn. Nội dung, phương pháp, hình thức và qui trình luyện tập để phát triển NL cũng như để tự đánh giá và đánh giá trình độ phát triển NLDH các bài học chủ yếu (dạy học khái niệm, định luật hay ứng dụng kĩ thuật vật lí) trong chương trình vật lí trung học cở sở đối với sinh viên sư phạm (SVSP) vật lí cần được nghiên cứu dựa trên những lí luận cập nhật. Các bài học vật lí chủ yếu là các bài học dạy cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức vật lí. Trong thực tế đào tạo GV ở các trường cao đẳng nước CHDCND Lào hiện nay, thời gian giành cho các học phần rèn luyện NLDH cho SV chưa phải là nhiều, đặc biệt là những nghiên cứu về phát triển NL này cho SV chưa được đầu tư thích đáng. Do đó hiệu quả rèn luyện NLDH cho SV chưa cao, nhiều SV khi đi thực tập thậm chí tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (CĐSP) xong vẫn còn lúng túng, mất nhiều thời gian, đôi khi là không thể thiết kế mạch lạc một bài giảng hoặc tỏ ra vụng về tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong giờ dạy. SV vật lí cũng không phải là ngoại lệ. Lí do của hiện tượng trên có thể là: − Việc tổ chức dạy học phát triển NL này ở chương trình đào tạo SV nói chung và ở chương trình học phần “Kiến tập sư phạm” nói riêng còn chưa được xây dựng dựa trên những quan điểm hiện đại về lí luận dạy học khoa học. − Nội dung chương trình, phương pháp, hình thức và phương tiện tổ chức dạy học học phần này còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển NL này. − Nội dung chương trình, phương pháp, hình thức và phương tiện tổ chức đánh giá NLDH này của SV còn chưa đáp ứng. Với những lý do nêu trên, việc chọn đề tài: “Phát triển năng lực dạy học vật lí thuộc môn khoa học tự nhiên cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm nước CHDCND Lào” là cấp thiết và hữu ích. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất cấu trúc năng lực dạy học vật lí (NLDHVL), các biện pháp phát triển NLDHVL và đánh giá sự phát triển NLDHVL của SV sư phạm vật lí khi dạy học học phần “Kiến tập sư phạm”. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy và học học phần “Kiến tập sư phạm” tại Khoa Khoa học Tự nhiên (KHTN) trường CĐSP Pạc Sê, tỉnh Chăm Pa Sác và tại Khoa Khoa học Tự nhiện trường CĐSP Sạ Vẳn Ná Khệt, tỉnh Sạ Vẳn Ná Khệt nước CHDCND Lào. 3.2. Đối tượng nghiên cứu NLDHVL của SV sư phạm vật lí (SPVL) khi dạy học học phần “Kiến tập sư phạm” ở trường CĐSP Pạc Sê, tỉnh Chăm Pa Sác và trường CĐSP Sạ Vẳn Ná Khệt, tỉnh Sạ Vẳn Ná Khệt. 4. Giả thuyết khoa học Nếu dựa trên lí luận dạy học hiện đại, lí luận phát triển NL cập nhật cũng như thực tiễn đào tạo GV Vật lí ở CHDCND Lào, thì có thể đề xuất cấu trúc, các biện pháp thích hợp nhằm phát triển NLDHVL và đánh giá trình độ phát triển NLDHVL của SV CĐSP Lào (khi dạy học học phần “Kiến tập sư phạm”). 5. Nhiệm vụ nghiên cứu − Nghiên cứu lí luận dạy học hiện đại, lí luận phát triển năng lực, chuẩn GV, đặc biệt là NLDHVL (gồm 1
  4. cấu trúc, tiêu chí đánh giá, các trình độ phát triển/mức độ). − Khảo sát, đánh giá thực trạng NLDHVL thuộc môn KHTN của SV CĐSP. − Nghiên cứu đề xuất cấu trúc NLDHVL. − Xây dựng các biện pháp luyện tập phát triển các NL thành phần của NLDHVL − Xây dựng công cụ đánh giá trình độ phát triển các NL thành phần: NL thành phần thiết kế kế hoạch dạy học vật lí (KHDHVL), NL thành phần thực hiện kế hoạch dạy học vật lí (KHDHVL) và NL thành phần đánh giá việc thực hiện luyện tập phát triển NLDHVL. − Thực nghiệm sư phạm. 6. Phạm vi nghiên cứu − Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất cấu trúc NLDHVL và các biện pháp luyện tập phát triển NLDHVL của SV CĐSP và xây dựng công cụ đánh giá trình độ phát triển NL này. Dạy học vật lí ở đây được giới hạn/tập trung vào mục tiêu dạy HS kiến thức vật lí. − Đề tài khảo sát ở một số trường CĐSP của Lào gồm có trường CĐSP Paksê, tỉnh Chăm Pa Sắc; CĐSP Saravan, tỉnh Saravan; CĐSP Sạ Vẳn Ná Khệt, tỉnh Sạ Vẳn Ná Khệt; CĐSP Khăng Kháy, Tỉnh Xiêng Khoảng; trường CĐSP Luang Pha Băng, tỉnh Luang Pha Băng. − Đề tài khảo sát ở các trường THCS-THPT có SV vật lí của Khoa KHTN trường CĐSP Sạ Vẳn Ná Khệt đi thực tập. − Tổ chức thực nghiệm trong dạy học học phần “Kiến tập sư phạm” cho SV ngành SPVL Khoa KHTN ở trường CĐSP Pạc Sê, tỉnh Chăm Pa Sác và trường CĐSP Sạ Vẳn Ná Khệt, tỉnh Sạ Vẳn Ná Khệt và thời gian SV kiến tập sư phạm ở các trường THCS-THPT. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu lí luận Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết thông qua các tài liệu khoa học có liên quan đến hướng nghiên cứu. 7.2. Nghiên cứu thực tiễn − Phương pháp quan sát. − Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm khảo sát thực trạng việc luyện tập phát triển NLDHVL của SV các trường CĐSP. − Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các giảng viên (GiV) có chuyên môn sâu về phương pháp dạy học (PPDH) vật lí THCS – THPT và một số SVSP vật lí để định hướng nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng NLDHVL và luyện tập phát triển NLDHVL của SV ở các trường CĐSP. − Phương pháp nghiên cứu sản phẩm sư phạm: Thông qua phân tích, đánh giá sản phẩm hoạt động kiến tập/thực tập sư phạm của SV tại các trường THSC – THPT, như: bản thu hoạch cá nhân, kết quả thu hoạch nhóm v.v. Từ đó phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu về NLDHVL của SV. 7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm nhằm khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp luyện tập phát triển NLDHVL của SV trường CĐSP. 7.4. Nhóm phương pháp thống kê − Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu điều tra và thực nghiệm sư phạm. − Sử dụng phần mềm (ví dụ như Anvil) hỗ trợ thu thập, phân tích và xử lí thông tin nhằm đánh giá trình độ phát triển NL cần nghiên cứu. 8. Những đóng góp mới của luận án 2
  5. 8.1. Về mặt lí luận − Xây dựng khái niệm NLDHVL, gồm 22 hành vi biểu hiện (HVBH) của 3 NL thành phần của NLDHVL: NL thành phần thiết kế KHDHVL, NL thành phần thực hiện KHDHVL và NL thành phần đánh giá việc tổ chức luyện tập phát triển NLDHVL mà SV trường CĐSP cần được phát triển thông qua quá trình học phần “Kiến tập sư phạm”. − Xây dựng nội dung nguyên tắc và con đường phát triển NLDHVL cho SV CĐSP qua hình thức dạy học kết hợp (DHKH) và dạy học vi mô (DHVM). − Xây dựng tiêu chí đánh giá từng NL thành phần của NLDHVL gồm: 13 tiêu chí đánh giá NL thành phần thiết kế KHDHVL, 6 tiêu chí đánh giá NL thành phần thực hiện KHDHVL và 3 tiêu chí đánh giá NL thành phần đánh giá việc tổ chức luyện tập phát triển NLDHVL. − Nghiên cứu mối quan hệ giữa SV các loại khác nhau (Kém, TB, khá, giỏi) đối với sự phát triển các NL thành phần (thiết kế, thực hiện…) của NLDHVL. − Nghiên cứu mối quan hệ giữa 2 thành phần: NL thành phần thiết kế KHDHVL và NL thành phần thực hiện KHDHVL (trong từng giai đoạn tổ chức luyện tập phát triển NLDHVL đối với sinh viên CĐSP Lào) và chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 năng lực thành phần này. 8.2. Về thực tiễn − Luận án đánh giá thực trạng phát triển NLDHVL của SV CĐSP và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng đó, giúp các trường sư phạm có thêm căn cứ thực tiễn để đề xuất các biện pháp phát triển NLDH và thực hiện quy trình DH phát triển NLDHVL cho SV theo yêu cầu của xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường CĐSP Lào. − Xây dựng được 4 biện pháp sư phạm và cách thực hiện các biện pháp này trong dạy học học phần “Kiến tập sư phạm” theo hướng phát triển NLDHVL cho SV ngành SPVL ở các trường CĐSP Lào. − Các biện pháp sư phạm và ví dụ minh họa đã được kiểm chứng qua thực tế thử nghiệm và đánh giá tính khả thi của các biện pháp nêu trên, góp phần giúp SV đạt yêu cầu của chuẩn đầu ra của CĐSP. 9. Luận điểm bảo vệ Cấu trúc NLDHVL và các biện pháp tổ chức luyện tập và đánh giá sự phát triển của NL này được đưa ra là dựa cơ sở khoa học, thích hợp và có hiệu quả trong việc tổ chức dạy học học phần “Kiến tập sư phạm” trong chương trình đào tạo GV Vật lí ở các trường CĐSP thuộc CHDCND Lào. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ VIẾC PHÁT TRIỂN VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC VẬT LÍ CHO SINH VIÊN 1.1. Những nghiên cứu về năng lực dạy học Vật lí Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đề cập đến NLDH khá đa dạng, tập trung ở việc khẳng định ý nghĩa và các thành phần của NL, NLDH, NLDHVL theo các tiếp cận khác nhau. Điển hình là: − Những nghiên cứu đưa ra khái niệm NL của Fletcher, Franz E. Weinert, Denyse Tremblay, David A. Whetten và Kim S. Cameron, Bernard Blandin, Gabedi N. Molefe, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier, Đỗ Hương Trà, Đặng Thành Hưng... Từ những nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra khái niệm KN, NL theo cách tiếp cận của bản thân tác giả. Trong đó, có khái niệm NL của các tác giả Franz E. Weinert và Bernard Blandin có liên quan đến nội dung mà chúng tôi cần nghiên cứu. Tuy nhiên, việc xác định nội hàm khái niệm NL của các tác giả này còn chưa tạo điều kiện để xác định NL thành phần của NLDHVL. Vậy, dựa trên những quan điểm nào để đưa ra khái niệm NL để tạo điều kiện xác định NL thành phần của nó? − Những nghiên cứu đưa ra khái niệm NLDH, NLDHVL của John B. Biggs, Ross Telfer, Geoffrey 3
  6. Petty, azel Hagger và Donald McIntyre, Lê Văn Hồng, Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Minh Hạc, Vũ Xuân Hùng, Phùng Việt Hải, Uông Thị Lê Na... Những nghiên cứu này đề cập đến NLSP và NLDH của SVSP chuyên ngành khác nhau ở các trường cao đẳng và ĐH. Trong đó, có khái niệm NLDH của các tác giả Vũ Xuân Hùng, Phùng Việt Hải, Uông Thị Lê Na có liên quan đến nội dung mà chúng tôi cần nghiên cứu. Tuy nhiên, việc xác định nội hàm khái niệm NLDH của các tác giả này chưa tạo điều kiện để xác định NL thành phần của NLDHVL và chưa xác định đầy đủ và cụ thể. Câu hỏi khoa học được đặt ra đối với chúng tôi là: Vậy dựa trên những quan điểm nào để đưa ra khái niệm NLDH, NLDHVL đầy đủ và cụ thể hơn? − Những nghiên cứu đưa ra cấu trúc NLDH, NLDHVL của N.V Kuzmina, F.N Gonobolin, O.A.Abdoullina, X.I Kixêgôv, Adrienne Kozan Naumescu, Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Minh Hạc, Phùng Việt Hải, Vũ Xuân Hùng... Từ những nghiên cứu này, có thể thấy rằng các tác giả đã đưa ra một số cấu trúc KNDH, NLDH và chuẩn NLDH cần thiết của GV, và có một số công trình đã đề cập đến những NLDHVL mà SV cần được phát triển. Trong đó, có kết quả nghiên cứu đưa ra hệ thống NLDH của giáo viên của tác giả Vũ Xuân Hùng và Phùng Việt Hải có liên quan đến nội dung mà chúng tôi cần nghiên cứu. Tuy nhiên, những cấu trúc NL này chưa được nghiên cứu xác định cụ thể và đặc thù đối với GV vật lí. Vậy, câu hỏi khoa học được đặt ra đối với chúng tôi là: Dựa trên những quan điểm nào để đưa ra cấu trúc NLDHVL, những NL thành phần của NLDHVL cũng như những hành vi biểu hiện, những chỉ báo, mức chỉ báo liên quan cần phát triển, để từ đó làm cơ sở phát triển cho SV CĐSP Lào một cách hệ thống, cụ thể hơn? 1.2. Những nghiên cứu về các biện pháp phát triển năng lực dạy học Vật lí Vấn đề phát triển NLDH cho SV trong quá trình đào tạo đã được nhiều nhà nghiên cứư trên thế giới và Việt Nam quan tâm. Có thể đề cập đến những công trình nghiên cứu sau: − Những nghiên cứu vấn đề phát triển NLDH của GV của Richard Coughlan, P.A. Duminy và A.M. MacLarly, Margarita Pehlivanova và Zlatoeli Ducheva, Izaak Hendrik Wenno... − Những nghiên cứu đưa ra các biện phát triển NLDH của Nguyễn Như An, Trần Anh Toán, Phan Thanh Long, Trần Thị Thanh Thủy, Đỗ Thị Trinh, Uông Thị Lê Na, Trương Thanh Mai; Nguyễn Thị Trúc Minh và Trần Thụy Hoàng Yến; Phùng Thị Huyền Trang; Nguyễn Thị Thế Bình và Nguyễn Thị Phương Thanh; Công Kiên và Phan Thị Tình; Đỗ Thị Trinh, Phạm Kim Chung, Phùng Việt Hải, Phạm Xuân Quế, Phùng Việt Hải và Đỗ Hương Trà... Trong những nghiên cứu này, các biện pháp rèn luyện NLDH của các tác giả như: Margarita Pehlivanova và Zlatoeli Ducheva, Phan Thanh Long, Trần Thị Thanh Thủy, Uông Thị Lê Na có nội dung tương đối phù hợp với việc tổ chức luyện tập phát triển NLDHVL cho SV CĐSP Lào. Tuy nhiên việc nghiên cứu các biện pháp phát triển NLDHVL cho SVSP dựa trên quan điểm lí luận DH hiện đại, quan điểm lí luận phát triển NL cập nhật chưa được quan tâm đúng mức. Vậy, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là: Có thể đề xuất những biện pháp nào (gồm việc đưa ra những biện pháp mới và lựa chọn những biện pháp thích hợp) để phát triển NLDHVL thuộc môn khoa học tự nhiên cho SV CĐSP Lào? 1.3. Những nghiên cứu về kiểm tra - đánh giá năng lực dạy học vật lí Các nghiên cứu tập trung xác định các tiêu chí đánh giá NLDH của GV, có tác giả: Alnoor, A.G; Yuanxiang, Guo; Abudhuim, F.S; Brookhart, Susan M; Maryam Ilanlou và Maryam Zand; Ludmila Praslova; Lâm Quang Thiệp, Lê Đức Ngọc, Ngô Tự Thành, Phạm Hồng Quang, Đào Ngọc Đệ; Lê Thị Thu Liễu, Huỳnh Xuân Nhựt, Nguyễn Thanh Bìn, Vũ Xuân Hùng, Lê Thùy Linh, Phạm Thị Hương, Đinh Thị Hương, Dương Tiến Sỹ và Trương Thị Thanh Mai; Phạm Thị Hương; Đào Phương Huệ; Trần Đăng Khởi, Phạm Xuân Quế và Phạm Kim Chung... Những nghiên cứu này đã xác định được “một số phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá NLDH nói chung, KNDH, NLDH cho GV vật lí nói riêng. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về kiểm tra – đánh giá NLDHVL của SVSP vật lí còn chưa cụ thể. 4
  7. 1.4. Kết luận chương 1 Các nghiên cứu trên đều cho thấy tầm quan trọng của việc phát triên KNDH, KHDHVL cho SVSP vật lí. Tuy nhiên, những nghiên cứu về NLDH, NLDHVL, phát triển NLDHVL, đánh giá NLDHVL của SVSP vật lí ở trên còn hạn chế sau: − Việc xác định nội hàm khái niệm NLDHVL còn chưa tạo điều kiện để xác định NL thành phần của nó, hệ thống các NLDHVL cần phát triển ở SVSP vật lí còn chưa được xác định đầy đủ và cụ thể. − Việc nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình, phương pháp, hình thức và phương tiện tổ chức dạy học nhằm phát triển NLDHVL cho SVSP vật lí nói chung và trong việc dạy học các học phần thuộc “Lí luận DHVL” còn chưa dựa trên quan điểm lí luận dạy học hiện đại, lí luận phát triển năng lực cập nhật hiện nay. − Việc nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình, phương pháp, hình thức và phương tiện tổ chức đánh giá NLDH này của SVSP còn chưa đáp ứng. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIẾC PHÁT TRIỂN VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC VẬT LÍ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM 2.1. Khái niệm, cấu trúc, phát triển và kiểm tra – đánh giá NLDHVL 2.1.1. Khái niệm năng lực Từ những phân tích những nghiên cứu trên, khái niệm về NL được hiểu: “Năng lực là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng (hành vi biểu hiện) và chỉ báo giám sát trong một tình huống cụ thể đã cho để xác định được nội dung, phương thức, cách thức, hình thức hoạt động và khả năng thực hiện theo đúng nội dung, phương thức, cách thức, hình thức đã xác định với việc giám sát, tự điều chỉnh sự thực hiện này nhằm đạt được mục tiêu đặt ra”. 2.1.2. Khái niệm năng lực dạy học Những khái niệm NLDH trên có điểm chung là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ vào trong lĩnh vực nào đó một cách hệ thống để đạt được mục đích đạt ra nhưng những khái niệm này chưa tạo điều kiện để xác định thành phần của nó. Để tạo điều kiện trong việc xác định thành phần của nó, chúng tôi đưa ra khái niệm NLDH: là một loại năng lực hành động của người giáo viên, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo cùng với việc thể hiện thái độ, trách nhiệm khi hành động, để có thể xáp lập hệ thống các thao tác, hành động dạy học thể hiện ở năng lực thiết kế kế hoạch dạy học (trong môi trường dạy học dự kiến đã biết) và năng lực thực hiện kế hoạch dạy học (đã thiết kế) trong môi trường dạy học thực tiễn với sự tự giám sát và tự điều chỉnh sự thực hiện này trong môi trường lớp học và phương tiện dạy học cụ thể trong thực tiễn nhằm đạt được mục đích dạy học. 2.1.3. Năng lực dạy học vật lí Khái niệm năng lực dạy học vật lí Dựa trên các kiểu khái niệm NL như trên có thể đưa ra khái niệm NLDHVL như sau: “Năng lực dạy học vật lí là một loại năng lực hành động của người GV, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo cũng như thái độ, trách nhiệm đối với nghề nghiệp để có thể xác lập hệ thống các thao tác, hành động dạy học thể hiện ở năng lực thiết kế kế hoạch dạy học vật lí (trong môi trường dạy học dự kiến đã biết) và năng lực thực hiện kế hoạch dạy học vật lí (đã thiết kế) trong môi trường dạy học thực tiễn với sự tự giám sát và tự điều chỉnh sự thực hiện này trong môi trường lớp học và phương tiện dạy học cụ thể trong thực tiễn nhằm đạt được mục đích dạy học vật lí”. Các thành phần của NLDHVL cần phát triển cho sinh viên sư phạm vật lí Khi đưa ra cấu trúc NLDHVL, chúng tôi thiên về quan điểm coi NL không chỉ là những thuộc tính 5
  8. tâm lí cá nhân mà quan trọng hơn phải coi NL là khả năng thực hiện hành động, được biểu hiện qua các hành vi và được đánh giá qua các hành vi. NLDHVL của SVSP có thuộc tính tổng hợp, liên quan đến cả lĩnh vực nhận thức, tư duy (NL thiết kế) lẫn lĩnh vực tâm vận (NL thực hiện), do đó bao gồm các hành vi liên quan đến lĩnh vực nhận thức, tư duy (những hành vi liên quan đến thiết kế) lẫn các hành vi liên quan đến lĩnh vực tâm vận (những hành vi liên quan đến thực hiện). Bên cạnh quan điểm nêu trên, căn cứ để xây dựng hệ thống NLDHVL cho SVSP vật lí của chúng tôi là: Cơ sở lí luận về NLDHVL; Mục tiêu giáo dục môn vật lí ở trường THCS; Chuẩn nghề nghiệp của GV trung học của Việt Nam, chuẩn nghề nghiệp của GV ở các nước Đông Nam Á, Lào; Phân tích hoạt động nghề nghiệp thực tế của GV vật lí ở trường THCS. Căn cứ vào nội dụng trên nên chúng tôi đề xuất NL cụ thể cần đạt được đối với SV vật lí ở các trường CĐSP, nước CHDCND Lào gồm ba nhóm NL thành phần, nội dung cụ thể của các NL thành phần này có thể hệ thống hoá trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Bảng hệ thống hoá các NLDHVL cần phát triển cho SV NL THÀNH CÁC HÀNH VI BIỂU HIỆN PHẦN 1. NL thiết 1.1. Xác định mục tiêu kiến thức vật lí cần dạy/mục tiêu chung của KHDHVL kế kế hoạch 1.2. Xác định nội dung kiến thức vật lí cần dạy (giới hạn trong dạy học khái niệm, định dạy học vật lí luật, ứng dụng kĩ thuật của Vật lí) 1.3. Xác định vị trí kiến thức vật lí cần dạy 1.4. Xác định/lựa chọn PPNC vật lí thích hợp trong việc khám phá kiến thức vật lí (với mục tiêu và nội dung kiến thức vật lí cần dạy: Phương pháp lí thuyết và phương pháp TN) 1.5. Xây dựng và lựa chọn PTDH thích hợp trong việc khám phá kiến thức vật lí (với mục tiêu, nội dung và PPDH vật lí đã xác định) 1.6.1.Xác định mục tiêu của dạy học kiến thức vật lí 1.6.2. Chuẩn bị CSVC và các kiến thức vật lí liên quan 1.6.3. Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học phù hợp đối với từng hoạt động dạy học kiến thức vật lí 1.6. Thiết kế 1.6.4. Thiết kế hoạt động học tập chính của HS (theo PP đã lựa chọn) ở hoạt động từng bước/ giai đoạn của PP, bao gồm cả việc xác định / lựa chọn hình học tập của thức tổ chức DH để đạt mục đích của từng giai đoạn của PP đã lựa chọn HS (VD: cá nhân, nhóm, trạm, …) kĩ thuật tổ chức ..v… 1.6.5. Thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp và hình thức tổng kết, ôn tập củng cố, kiểm tra – đánh giá trong và sau giờ học kiến thức vật lí 1.6.6. Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết 1.7. Dự kiến thời gian cho bài dạy 1.8. Dự kiến nội dung ghi bảng và bản trình chiếu Powerpoint 2. NL thực 2.1. Thực hiện theo các bước trong tiến trình DH kiến thức vật lí cụ thể hiện kế 2.2. Phân bố thời gian (phụ thuộc vào đối tượng học sinh và điều kiện dạy học) hoạch dạy 2.3. Sử dụng ngôn ngữ và các câu hỏi dẫn dắt và xử lí các tình huống sư phạm học vật lí 2.4. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác giữa GV và HS; HS với HS, tạo lập 6
  9. được nét văn hóa riêng của lớp học 2.5. Tổ chức cho HS tổng kết, ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS 2.6. Trình bày bảng kết hợp với trình chiếu Powerpoint 3. NLĐG 3.1. Đánh giá bản thiết kế KHDHVL việc luyện 3.2. Đánh giá việc THKHDHVL tập phát triển 3.3. Tự đánh giá bản thân mình trong việc ruyện tập phát triển NL thiết kế và NL thực NLDHVL hiện KHDHVL 2.1.4. Phát triển năng lực dạy học vật lí cho SV CĐSP Phát triển NLDH theo quan điểm về phát triển nhận thức Phát triển năng lực theo hình thức dạy học kết hợp (Blended learning) Phát triển NLDH theo quan điểm dạy học vi mô Phát triển từng năng lực thành phần của NLDHVL cho sinh viên Sự góp phần của các học phần khác trong việc phát triển các HVBH của từng NL thành phần của NLDHVL của SV Ngoài học phần “Kiến tập sư phạm” còn có những học phần khác góp phần phát triển các HVBH của từng NL thành phần của NLDHVL của SV. Các học phần khác bao gồm: Phân tích chương trình vật lí THCS-THPT; Phương pháp dạy học vật lí THCS – THPT; Kiểm tra – Đánh giá Giáo dục; Công nghệ trong GD/Máy tính. Dựa vào cấu trúc và mục đích dạy học của các học phần này, chúng tôi có thể đánh giá sự góp phần của các học phần này đối với việc phát triển từng HVBH của từng NL thành phần của NLDHVL của SV như sau: − Học phần Phân tích chương trình vật lí THCS-THPT: Học phần này góp phần trong việc bồi dưỡng một số HVBH thuộc NL thành phần thiết kế KHDHVL: HVBH 1.1, HVBH 1.2, HVBH 1.3 và HVBH 1.6.1. − Học phần Phương pháp dạy học vật lí: Học phần này, SV ít thời gian được thực hiện thiết kế KHDH và SV không được luyện tập thực hiện dạy học. Do vậy học phần này góp phần trong việc bồi dưỡng cho SV các HVBH của NL thiết kế và năng lực đánh giá (NLĐG). − Học phần Công nghệ trong giáo dục và máy tính: Học phần này góp phần trong việc bồi dưỡng một số HVBH thuộc NL thành phần thiết kế và thực hiện KHDHVL của SV: HVBH 1.5, HVBH 1.8 và HVBH 2.6. − Học phần Kiểm tra – đánh giá giáo dục: Học phần này góp phần trong việc bồi dưỡng một số HVBH của một số NL thành phần của NLDHVL nhưng chưa đặc thù đối với việc đánh giá từng HVBH của NL thành phần đánh giá việc tổ chức luyện tập phát triển NLDHVL. 2.1.5. Quy trình rèn luyện năng lực dạy học vật lí cho SVSP 2.1.6. Đánh giá năng lực dạy học vật lí Những vấn đề về đánh giá năng lực dạy học Khái niệm tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá NLDHVL Mức độ của từng hành vi biểu hiện thuộc từng NL thành phần của NLDHVL của SV Để phù hợp với việc đánh giá NLDHVL của SV, chúng tôi chia mức độ hành vi biểu hiện (trong các năng lực thành phần) thành 4 mức như sau: − Mức độ 1(M1): Không làm được (1đ) − Mức độ 2(M2): Làm được chưa đầy đủ, chưa chính xác (2đ) − Mức độ 3(M3): Làm được đầy đủ, chính xác nhưng chưa có sáng tạo(3đ) − Mức độ 4(M4): Làm được đầy đủ, rõ ràng, có sáng tạo (4đ) 7
  10. Mức năng lực dạy học vật lí của SV Trên cơ sở nội dung tiêu chí và thang điểm đánh giá NL của SV ở các trường CĐSP Lào và các mức độ NLDH nêu trên thì NLDHVL của SVSP được chia thành 4 mức và 5 loại được nêu trong bảng 2.2. Bảng 2.2. Xếp loại NLDHVL của SV Mức độ Xếp loại NLDHVL của SV Điểm xếp loại Mức độ đạt được 4 NLDHVL loại giỏi Từ 8,0 đến 10,0 điểm 3 NLDHVL loại khá Từ 7,0 đến 7,9 điểm Đạt được yêu cầu 2 NLDHVL loại trung bình Từ 6,0 đến 6,9 điểm NLDHVL loại kém Từ 5,0 đến 5,9 điểm 1 Chưa đạt yêu cầu NLDHVL không được xếp loại < 4,9 điểm Tiêu chí đánh giá năng lực dạy học vật lí của SV a. Tiêu chí đánh giá năng lực thành phần TK KHDHVL Tiêu chí đánh giá và điểm đánh giá được nêu trong bảng 2.3. Bảng 2.3 TC đánh giá NL thành phần thiết kế KHDHVL Khả năng thực hiện Nội dung đánh giá M4 M3 M2 M1 1.1. Xác định mục tiêu kiến thức vật lí cần dạy 1.2. Xác định nội dung kiến thức vật lí cần dạy (giới hạn trong dạy học khái niệm, định luật, ứng dụng kĩ thuật của Vật lí) 1.3. Xác định vị trí kiến thức vật lí cần dạy 1.4. Xác định/lựa chọn PPNC vật lí thích hợp trong việc khám phá kiến thức vật lí (với mục tiêu và nội dung kiến thức vật lí cần dạy: Phương pháp lí thuyết và phương pháp thực nghiệm) 1.5. Xây dựng và lựa chọn PTDH thích hợp trong việc khám phá kiến thức vật lí (với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học vật lí đã xác định) 1.6.1.Xác định mục tiêu của dạy học kiến thức vật lí vật lí 1.6.2. Chuẩn bị CSVC và các kiến thức vật lí liên quan 1.6.3. Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học phù hợp đối với từng hoạt động dạy học kiến thức vật lí 1.6.4. Thiết kế hoạt động học tập chính của HS (theo PP đã lựa chọn) ở từng bước/ giai đoạn của PP, bao gồm cả việc xác định / lựa chọn hình thức tổ chức DH để đạt mục đích của từng giai đoạn của PP đã lựa chọn kĩ thuật tổ chức ..v… 1.6.5. Thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp và hình thức tổng kết, ôn tập củng cố, kiểm tra – đánh giá trong và sau giờ học kiến thức vật lí 1.6.6. Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết 1.7. Dự kiến thời gian cho bài dạy 1.8. Dự kiến nội dung ghi bảng và bản trình chiếu Powerpoint Tổng điểm từng mức độ Tổng điểm(M4+M3+M2+M1) Tổng điểm tối đa 52 điểm 8
  11. b. Tiêu chí đánh giá năng lực thành phần thực hiện KHDHVL Tiêu chí đánh giá và điểm đánh giá được nêu trong bảng 2.4. Bảng 2.4 Tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện KHDHVL Khả năng thực hiện Nội dung đánh giá M4 M3 M2 M1 2.1. Thực hiện theo các bước trong tiến trình dạy học kiến thức vật lí cụ thể 2.2. Phân bố thời gian (phụ thuộc vào đối tượng học sinh và điều kiện dạy học) 2.3. Sử dụng ngôn ngữ và các câu hỏi dẫn dắt và xử lí các tình huống sư phạm 2.4. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác giữa giáo viên và học sinh; học sinh với học sinh, tạo lập được nét văn hóa riêng của lớp học 2.5. Tổ chức cho HS tổng kết, ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS 2.6. Trình bày bảng kết hợp với trình chiếu Powerpoint Tổng điểm từng mức độ Tổng điểm(M4+M3+M2+M1) Tổng điểm tối đa 24 điểm c. Tiêu chí đánh giá năng lực thành phần đánh giá việc thực hiện luyện tập phát triển NLDHVL Tiêu chí đánh giá và điểm chỉ số hành vi biểu hiện được trình bày tại bảng 2.5. Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện luyện tập phát triển NLDHVL Khả năng thực hiện Nội dung đánh giá M4 M3 M2 M1 3.1. Đánh giá bản thiết kế KHDHVL 3.2. Đánh giá việc thực hiện KHDHVL 3.3. Tự đánh giá bản thân mình trong việc ruyện tập phát triển NL thiết kế KHDH và NL thực hiện KHDHVL Tổng điểm từng mức độ Tổng điểm(M4+M3+M2+M1) Tổng điểm tối đa 12 điểm Đánh giá từng NL thành phần trong quá trình luyện tập phát triển NLDHVL cho SV Mỗi tiêu chí đạt yêu cầu khi điểm đánh giá ở mức làm được (2 điểm), mức mức tốt (3 điểm) và chưa đạt yêu cầu khi điểm đánh giá ở mức không làm được (  1 điểm). Đánh giá và xếp loại trình độ phát triển NL thành phần thiết kế KHDHVL, NL thành phần thực hiện KHDHVL và NL thành phần đánh giá việc thực hiện luyện tập phát triển NLDHVL được xác định như sau: a. Đối với năng lực thành phần: thiết kế KHDHVL Mức độ phát triển NL này được sắp xếp theo điểm đánh giá như sau: + Loại giỏi: Đảm bảo 2 yêu cầu: ▪ Điểm tổng cộng đạt 42 điểm trở lên (80% trở lên); ▪ Các tiêu chí phải đạt ở mức độ 3 trở lên. + Loại khá: Đảm bảo 2 yêu cầu: ▪ Điểm tổng cộng đạt từ 37 điểm đến dưới 42 điểm (70 – đưới 79%). 9
  12. ▪ Các tiêu chí phải đạt ở mức độ 2 trở lên. + Loại trung bình: Điểm tổng cộng đạt từ 32 điểm đến dưới 37 điểm (60 – đưới 69%). + Chưa đạt yêu cầu: cho các trường hợp còn lại (dưới 60%).. b. Đối với năng lực thành phần: thực hiện KHDHVL Mức độ phát triển NL này được sắp xếp theo điểm đánh giá như sau (dựa vào số % tương tự như NL thiết kế KHDHVL): + Loại giỏi: Đảm bảo 2 yêu cầu: ▪ Điểm tổng cộng đạt 20 điểm trở lên; ▪ Các tiêu chí phải đạt ở mức độ 3 trở lên. + Loại khá: Đảm bảo 2 yêu cầu: ▪ Điểm tổng cộng đạt từ 17 điểm đến dưới 20 điểm. ▪ Các tiêu chí phải đạt ở mức độ 2 trở lên. + Loại trung bình: Điểm tổng cộng đạt từ 15 điểm đến dưới 17 điểm. + Chưa đạt yêu cầu: cho các trường hợp còn lại. c. Đối với năng lực thành phần: đánh giá việc luyện tập phát triển NLDH Mức độ phát triển NL này được sắp xếp theo điểm đánh giá như sau (Làm tương tự như trên): + Loại giỏi: Đảm bảo 2 yêu cầu: ▪ Điểm tổng cộng đạt 10 điểm trở lên; ▪ Các tiêu chí phải đạt ở mức độ 3 trở lên. + Loại khá: Đảm bảo 2 yêu cầu: ▪ Điểm tổng cộng đạt từ 9 điểm đến dưới 10 điểm. ▪ Các tiêu chí phải đạt ở mức độ 2 trở lên. + Loại trung bình: Điểm tổng cộng đạt từ 8 điểm đến dưới 9 điểm. + Chưa đạt yêu cầu: cho các trường hợp còn lại. Phương pháp tính điểm theo thang điểm 10 như sau: − Gọi N là tổng điểm ĐG tối đa của các TC thể hiện mỗi NL thành phần. − Gọi M là tổng điểm ĐG đạt được của các TC thể hiện mỗi NL thành phần. − Gọi t là tổng điểm đạt được theo thang điểm 10. − Công thức tính tổng điểm theo thang điểm 10 như sau: t = M 10 . N 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phát triển năng lực dạy học vật lí thuộc môn khoa học tự nhiên -THCS cho SVSP Khoa học Tự nhiên trường CĐSP 2.2.1. Các điều kiện tiên quyết trong việc phát triển năng lực dạy vật lí thuộc môn Khoa học tự nhiên- THCS. 2.2.2. Các nhân tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực dạy Vật lí THCS của sinh viên 2.3. Thực trạng phát triển NLDHVL cho SV ở các trường CĐSP Lào 2.3.1. Mục đích khảo sát 2.3.2. Đối tượng và thời gian khảo sát 2.3.3. Công cụ khảo sát 2.3.4. Nội dung khảo sát 2.3.5. Kết quả khảo sát và phân tích Dựa trên khung lí luận về NLDHVL được trình bày ở trên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 25 GiV dạy môn vật lí, các môn phương pháp, môn Kiến tập sư phạm và của 50 SVSP vật lí Khoa Khoa học Tự 10
  13. nhiên của 5 trường CĐSP có đào tạo SVSP vật lí và của 13 GV dạy Vật lí của 10 trường trên địa bàn tỉnh Sạ Vẳn Ná Khệt và tỉnh Khăm Muặn có tham gia hướng dẫn TTSP cho SV Vật lí Khoa Khoa học Tự nhiên Trường CĐSP Sạ Vẳn Ná Khệt năm học 2018 – 2019 nhằm đánh giá: − Sự hiểu biết của GiV, GV và SV về cấu trúc NLDHVL, nhận thức của GiV, GV và SV về sự cần thiểt của việc phát triển NLDHVL cho SV hiện nay cũng như khó khăn trong việc tổ chức luyện tập phát triển NLDHVL của SV: + Nhận xét kết quả khảo sát ý kiến của GiV, GV và SV về sự cần thiết, kết quả cho thấy: ▪ Đa số GiV, 100% GV và 100% SV ý kiến cho rằng các hành vi biển hiện của các năng lực thành phần của NLDHVL đã xác định trong bảng 2.1 là rất cần phải rèn luyện cho SVSP vật lí. ▪ Có 4% GiV cho rằng không cần các hành vi biểu hiện như: hành vi biểu hiện 1.2 - 1.4, hành vi biểu hiện 1.6.2, hành vi biểu hiện 1.6.4 - 1.6.6, hành vi biểu hiện 1.7 - 1.8 và hành vi biểu hiện 2.2 - 2.3. + Nhận xét kết quả khảo sát ý kiến của GiV, GV và SV về mức độ khó khăn khi thực hiện các hành vi biểu hiện đó. Từ kết quả khảo sát giúp chúng tôi xác định được mức độ khó của các hành vi như sau: ▪ Mức độ rất khó gồm các hành vi: 1.4, 1.5, 1.6.4, 1.6.6 và 2.4; ▪ Mức độ khó gồm các hành vi: 1.1, 1.2, 1.3, 1.6.1-1.6.3, 1.6.5, 2.1-2.3, 2.5-2.6 và 3.1-3.3; ▪ Mức độ trung bình gồm các hành vi: 2.6, 2.7. − Mức độ/trình độ hiện tại về NLDHVL của SV ngành SPVL: Từ kết quả khảo sát cho thấy: + Đa số SV có NLDH ở mức độ trung bình, còn một số lượng SV ở mức độ chưa đạt, trong đó rất yếu là hành vi biểu hiện 1.4, hành vi biểu hiện 1.5, hành vi biểu hiện 1.6.4, hành vi biểu hiện 1.6.6 và hành vi biểu hiện 2.4 có hơn 40% ý kiến đánh giá chưa đạt; hành vi biểu hiện 1.7 và hành vi biểu hiện 1.8 có hơn 15% ý kiến đánh giá ở mức độ tốt; + Còn các hành vi biểu hiện khác thì hơn 20% ý kiến đánh giá chưa đạt. Khí so sánh đối chiếu kết quả đánh giá mức độ khó khăn (bảng 2.11) và trình độ đạt được của SV khi thực hiện các hành vi biểu hiện NL thành phần của NLDHVL (bảng 2.13) thì kết quả hai bảng có sự tương quan, cụ thể như sau: Ở bảng 2.11, những hành vi sau khi được phân tích và xếp vào các loại từ “rất khó” đến “khó” rồi “trung bình” – nghĩa là mức độ khó khăn giảm dần - thì ở bảng 2.13, các hành vi này trong thực tế được các GiV, GV và SV đưa ra số % cũng giảm dần ứng với mức “chưa đạt” và số % cũng tăng dần ứng với mức “khá” rồi đến “tốt”. Cụ thể: hành vi biểu 1.4, hành vi biểu hiện 1.5, hành vi biểu hiện 1.6.4, hành vi biểu hiện 1.6.6 và hành vi biểu hiện 2.4 được đa số GiV, GV và SV đánh giá ở mức độ rất khó và có hơn 40% ý kiến đánh giá chưa đạt; hành vi biểu hiện 2.1 – 2.3, hành vi biểu hiện 2.5 – 2.6 và hành vi biểu hiện 3.1 – 3.3 được đa số GiV, GV và SV đánh giá ở mức độ khó và có hơn 20% ý kiến đánh giá chưa đạt; và hành vi biểu hiện 1.7 và hành vi biểu hiện 1.8 được đa số GiV, GV và SV đánh giá ở mức độ trung bình và có hơn 15% ý kiến đánh giá ở mức độ tốt. − Dự kiến (từ các giảng viên, sinh viên) về các biện pháp được thực hiện trong dạy học các học phần PPDH để phát triển NLDHVL trong điều kiện hiện nay Kết quả khảo sát ý kiến của GiV, SV và GV cho thấy: đa số GiV, một số ít GV và SV ý kiến cho rằng cách tốt nhất để rèn luyện NLDHVL cho SV ngành SPVL là nên tạo cơ hội cho SV được thực hành giảng nhiều, cho SV được thử nghiệm bài giảng, cho SV thường xuyên được rèn luyện dạy học, tổ chức cho SV thi giảng,... Nên tạo kết nối chặt chẽ hơn giữa trường THCS – THPT và trường CĐSP, tăng cường thời lượng thực hành và kiến tập ở trường THCS – THPT,... 2.4. Kết luận chương 2 11
  14. Trong chương 2 cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển NLDHVL cho SVSP vật lí đã được trình bày như sau: − Về mặt lí luận: + Đã làm rõ được khái niệm NLDHVL, chỉ ra các chỉ báo của từng hành vi biểu hiện thuộc từng năng lực thành phần của NLDHVL. + Đã trình bày rõ quan niệm về phát triển, đánh giá NLDHVL. + Đã đề xuất các biện pháp phát triển NLDHVL cho SV các trường CĐSP Lào. − Về thực tiễn: Trên đây là những kết quả bước đầu về nghiên cứu thực trạng làm cơ sở định hướng phát triển NLDHVL cho SV ngành SPVL ở các trường CĐSP Lào. Kết quả khảo sát ý kiến của GiV và SV của 5 trường CĐSP và của 13 GV của 8 trường THCS - THPT có tham gia hướng dẫn TTSP của SV bao gồm: + Nhận thức của GiV, GV và SV về sự cần thiết và khó khăn tổ chức phát triển NLDHVL cho SV. + Trình độ/mức độ đạt được NLDHVL của SV. + Dự kiến các biện pháp cụ thể nhằm phát triển NLDHVL cho SV ngành SPVL ở các trường CĐSP. CÁC BIỆN PHÁP VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC VẬT LÍ THUỘC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM 3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp DH theo hướng phát triển NLDHVL cho SV CĐSP 3.2. Các biện pháp phát triển NLDHVL của SV Cao đẳng Sư phạm 3.2.1. Biện pháp 1: Hoàn thiện chương trình học phần “Kiến tập sư phạm” (dựa trên cấu trúc NLDHVL đã đề xuất bao gồm lí luận và thực hành, thiết kế và thực hiện) Chương trình học phần “Kiến tập sư phạm” hiện tại 1) Mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và phương tiện tổ chức dạy học của chương trình học phần hiện tại 2) Đánh giá ưu và nhược điểm của chương trình học phần đối với việc phát triển NLDHVL của SV Bảng 3.1. Bảng phân phối nội dung đánh giá ưu và nhược điểm của chương trình học phần đối với việc phát triển NLDHVL của SV Nội dung Ưu điểm Nhược điểm Một số mục tiêu học phần trùng với mục Mục tiêu chưa trinh bày chi tiết và cụ thể các Mục tiêu tiêu của việc phát triển NLDHVL cho SV: hành vi biều hiện cùa các NL thành phần của Chuẩn bị, thực hiện KHDH và đánh giá NLDHVL. Mội số nội dung trùng với nội dung của Nội dung của học phần này chưa cụ thể và chi Nội dung việc phát triển NLDHVL cho SV: SV học tiết hóa lí luận và thực hành Có một số điểm trùng với phương pháp tổ Đa số PP được sừ dụng là phương pháp truyền Phương chức luyện tập phát triển NLDHVL của thống nên PPDH chưa phù hợp với việc phát pháp SV: sử dụng PPDHVM triển NLDHVL của SV Hinh thức tổ chức được xác định chưa phù hợp Có một số điểm phù hợp với việc phát với việc phát triển NLDHVL của SV (Thời Hình thức triển NLDHVL của SV: Phát triển NLDH gian dành cho việc luyện tập phát triển từng tổ chức cho SV trong trường CĐSP và trường HVBH của NL thành phần tại trường CĐSP THCS – THPT còn hạn chế) Phương Trường CĐSP đã tạo điều kiện tốt cho Số lượng phòng học, phòng TN còn hạn chế 12
  15. tiện việc dạy thực nghiệm như: phòng TN, lớp trong việc sử dụng: một phòng TN vật lí có học, máy chiếu, máy tính,... nhiều lớp SV sử dụng Đề xuất hoàn thiện những nội dung, phương pháp, hình thức, qui trình tổ chức dạy học học phần để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực dạy học vật lí của sinh viên 1) Mục tiêu chương trình học phần Sau khi học xong, SV có thể: ❖ Về kiến thức: − Trình bày được nội dung của các NLDHVL cần phát triển ở SV SPVL. − Nêu được lí luận phát triển NLDHVL theo hình thức DHKH. − Nêu được lí luận về phát triển năng lực thành phần, tiêu chí đánh giá mức độ năng lực thành phần bằng PPDHVM. ❖ Về năng lực (bao gồm các kĩ năng liên quan): − Kĩ năng/hành vi biểu hiện NL thành phần: Thiết kế KHDHVL: + Xác định được mục tiêu kiến thức vật lí cần dạy/mục tiêu chung của KHDHVL + Xác định được nội dung kiến thức vật lí cần dạy (giới hạn trong dạy học khái niệm, định luật, ứng dụng kĩ thuật của vật lí). + Xác định được vị trí kiến thức vật lí cần dạy. + Xác định/lựa chọn được PPNC vật lí thích hợp trong việc khám phá kiến thức vật lí (với mục tiêu và nội dung kiến thức vật lí cần dạy: Phương pháp lí thuyết và phương pháp thực nghiệm) (lập được TTKH xây dựng kiến thức). + Xây dựng và lựa chọn được PTDH thích hợp trong việc khám phá kiến thức vật lí (với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học vật lí đã xác định). + Thiết kế được hoạt động học tập của HS gồm các hành vi biểu hiện sau: ▪ Xác định được mục tiêu của dạy học kiến thức vật lí. ▪ Chuẩn bị được CSVC và các kiến thức vật lí liên quan. ▪ Lựa chọn được phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học phù hợp đối với từng hoạt động dạy học kiến thức vật lí. ▪ Thiết kế được hoạt động học tập chính của HS (theo PP đã lựa chọn) ở từng bước/ giai đoạn của PP, bao gồm cả việc xác định / lựa chọn hình thức tổ chức DH để đạt mục đích của từng giai đoạn của PP đã lựa chọn (VD: cá nhân, nhóm, trạm, …) kĩ thuật tổ chức ..v… ▪ Thiết kế được nội dung, lựa chọn phương pháp và hình thức tổng kết, ôn tập củng cố, kiểm tra – đánh giá trong và sau giờ học kiến thức vật lí. ▪ Dự kiến được những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. + Dự kiến được thời gian cho bài dạy. + Dự kiến được nội dung ghi bảng và bản trình chiếu Powerpoint. − Kĩ năng/hành vi biểu hiện NL thành phần: thực hiện KHDHVL theo thiết kế: + Thực hiện được các bước trong tiến trình dạy học kiến thức vật lí cụ thể. + Phân bố thời gian phù hợp cho tất cả các hoạt động trong giờ học (phụ thuộc vào đối tượng học sinh và điều kiện dạy học). + Sử dụng được ngôn ngữ và các câu hỏi dẫn dắt và xử lí được các tình huống sư phạm. + Xây dựng được môi trường học tập thân thiện, hợp tác giữa GV và HS; HS với HS, tạo lập được nét văn hóa riêng của lớp học. 13
  16. + Tổ chức được cho HS tổng kết, ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. + Trình bày bảng kết hợp với trình chiếu Powerpoint: rõ ràng, dễ quan sát, ngắn gọn, xúc tích, trọn vẹn và dễ hiểu đối với HS. − Kĩ năng/HVBH năng lực thành phần: đánh giá việc thực hiện luyện tập phát triển NLDHVL cho SV. + Đánh giá được bản thiết kế KHDHVL. + Đánh giá được việc thực hiện KHDHVL. + Tự đánh giá được bản thân mình trong việc luyện tập phát triển NL thiết kế KHDHVL và năng lực thực hiện KHDHVL. 2) Nội dung chi tiết chương trình học phần − Nội dung học tập của học phần − Nội dung các NLDHVL cần phát triển cho SV − Nội dung các buổi học trong học phần “Kiến tập sư phạm” Bảng 3.2. Bảng mô tả nội dung các buổi học STT Buổi học Nội dung buổi học + GiV và SV thống nhất phân chia nhóm. Chuẩn bị những điều + Phổ biến các thiết bị các nhóm cần chuẩn bị 1. kiện ban đầu + Phổ biến nội dung của học phần và cách hức đánh giá kết quả học tập. + Phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho buổi học sau Buổi học 1-7: + Luyến tập phát triển từng hành vi biểu hiện của từng NL thành phần 2. Luyện tập phát triển + Phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho buổi học sau từng HVBH Buổi học 8 – 12 + GiV cùng SV thống nhất thiết kế KHDH “đơn vị kiến thức vật lí”. Luyện tập phát triển + Cả GiV và SV đánh giá thiết kế đó. phối hợp các NL + SV thực hiện dạy học “đơn vị kiến thức vật lí” theo thiết kế đã thống 3. thành phần của nhất ở buổi học trước (hoạt động DH được guay video). + GiV và SV đánh giá quá trình DH đó (xem lại video). NLDHVL + Rút kinh nghiệm và phân công nhiệm vụ cho buổi sau Buổi học + Mỗi SV chuẩn bị giáo án, thiết bị hỗ trợ dạy học VL thuộc môn KHTN, đi kiến tập sư phạm + Giáo án được GV môn học xem và góp ý trước khi lên lớp 1 ngày. 4. tại trường THPT + Mỗi SV thực hiện dạy theo giáo án tại lớp học thật và được quay video. + SV trong nhóm dự giờ quan sát và theo dõi. + Tổ chức thảo luận trong nhóm để góp ý, đánh giá theo tiêu chí Buổi 13: + Tổng kết kinh nghiệm cho cả đợt thực nghiệm. 5. Tổng kế + Phổ biến công việc chuẩn bị cho kiểm tra cuối đợt: Buổ 14 – 15: + Mỗi SV thực hiện dạy học theo thiết kế của mình. 6. Kiểm tra + GiV cùng SV khác tiến hành đánh giá sự thực hiện các nhiệm vụ đó. 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng qui trình tổ chức luyện tập phát triển NLDHVL theo hình thức dạy học kết hợp (Blended learning) Xây dựng qui trình luyện tập phát triển NLDHVL theo hình thức dạy học kết hợp SV và nhóm SV thực hiện luyện tập phát triển NLDHVL theo các bước trong sơ đồ 3.1. 14
  17. SV thiết kế KHDHVL dưới dạng nhóm ở nhà Bước 1: Đưa bản thiết kế lên mạng Thiét kế SV, nhóm SV, GiV góp ý/đánh giá trên mạng Bước 2: Làm việc cá nhân Thực hiện/Dạy tập - SV tự luyện tập dạy ở nhà có quay video - Đưa video lên mạng cho SV trong nhóm, nhóm SV khác góp ý/đánh giá. Làm việc nhóm - SV tự luyện tập dạy trong nhóm ở nhà có quay video. - Đưa video lên mạng cho SV, nhóm SV khác và GiV góp ý/đánh giá. Sơ đồ 3.1. Qui trình tổ chức luyện tập phát triển NLDHVL theo hình thức dạy học kết hợp Xây dựng qui trình luyện tập phát triển NLDHVL phối hợp hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp tại trường THCS, THPT Quy trình trên được sơ đồ hóa như sơ đồ 3.2. Bước 1: Thiết kế KHDH Chuẩn bị Hồ sơ dạy học Bước 2: GV môn học góp ý đánh giá trước khi lên lớp 1 ngày Đánh giá bản thiết kế GiV, SV trong nhóm, SV trong nhóm khác đánh giá trên mạng SV tập giảng tại lớp học thật (môi trường HS thật). Bước 3: Hoạt động tập giảng được quay video. Thực hiện SV khác trong nhóm dự giờ quan sát và theo dõi Bước 4: Tổ chức thảo luận trong nhóm/trên mạng để góp ý, đánh giá theo Đánh giá thực hiện các tiêu chí (có tham gia ý kiến của GV và GiV). Sơ đồ 3.2. Quy trình trải nghiệm nghề nghiệp tại trường THCS – THPT 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức luyện tập phát triển năng lực dạy học theo phương pháp dạy học vi mô Giai đoạn 1: Sinh viên học lí luận về phát triển năng lực thành phần, tiêu chí đánh giá mức độ năng lực thành phần bằng PPDHVM Giai đoạn 2: Sinh viên thực hành luyện tập phát triển từng năng lực thành phần cũng như luyện tập đánh giá từng năng lực thành phần Giai đoạn 3: Luyện tập phối hợp các năng lực thành phần (luyện tập tổng hợp) của NLDHVL Giai đoạn 4: Luyện tập phát triển thuần thục các năng lực thành phần Các giai đoạn được sơ đồ hóa như sơ đồ 3.3. 15
  18. SV học lí luận về phát triển NLDHVL theo PPDHVM - Giới thiệu định hướng cơ bản của PPDHVM Giai đoạn 1 - Giới thiệu các hành vi biểu hiện của NLDHVL - Cung cấp yêu cầu sư phạm, hệ thống thao tác: tiêu chí đánh giá NLDHVL SV thực hành luyện tập phát triển từng NL thành phần cũng như luyện tập đánh giá từng NL thành phần. SV thực hiện theo các bước sau: B1: Thiết kế KHDH vi mô > B2: Thực hiện tập giảng lần 1 (được ghi hình) Giai đoạn 2 B3: Xem lại video (SV khác và GiV góp ý/đánh giá) > B4: Chỉnh sửa lại kế hoạch DHVM > B5: Thực hiện tập giảng lần 2 (được ghi hình) >B6: SV luyện tập tự xác nhận NL được rèn luyện SV luyện tập phối hợp các năng lực thành phần của NLDHVL Giai đoạn 3 Quá trình rèn luyện được tái diễn theo chu trình: “lập kế hoach >dạy> phản hồi > lập lại kế hoạch > dạy lại > phản hồi lại,...” Giai đoạn 4 SV luyện tập phát triển thuần thục các NL thành phần tại trường phổ thông Sơ đồ 3.3. Các giai đoạn tổ chức luyện tập phát triển NLDHVL theo PPDHVM 3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng công cụ hỗ trợ quá trình luyện tập phát triển NLDHVL và đánh giá Xây dựng các mẫu biểu hỗ trợ thực hiện các năng lực thành phần Mẫu tiến trình khoa học xây dựng kiến thức Mẫu hỗ trợ kiểm tra- đánh giá 3.2.5. Sử dụng kết hợp các biện pháp trong việc phát triển NLDHVL của SV Bảng 3.3. Bảng thể hiện sử dụng kết hợp các biện pháp trong việc thực hiện phát triển NLDHVL của SV Giai đoạn luyện tập Giai đoạn luyện tập phối hợp (tổng Giai đoạn luyện tập thuần từng NL hợp) các NL thành phần của thục các NL thành phần của thành phần NLDHVL NLDHVL Sử dụng kết hợp biện Sử dụng kết hợp BP 2, 3 và 4: Sử dụng kết hợp BP 2 và 4: pháp 3 và 4: Học ở nhà đối với việc luyện tập phát Học trên lớp đối với việc luyện Tổ chức thực hiện luyện triển NL thành phần thiết kế KHDH; tập phát triển NL thực hiện và tập phát triển từng học trên lớp đối với việc luyện tập phát NL đánh giá việc tổ chức Kết hợp cácbiện pháp HVBH trên lớp mini và triển NL thực hiện và NLĐG việc tổ luyện tập phát triển NLDHVL; kết hợp với việc sử chức luyện tập phát triển NLDHVL; học trên mạng đối với việc và dụng các công cụ hỗ trợ học trên mạng đối với việc luyện tập NL đánh giá việc tổ chức quá trình luyện tập phát phát triển NLĐG việc tổ chức luyện luyện tập phát triển NLDHVL triển và đánh giá sự phát tập phát triển NLDHVL và kết hợp với và kết hợp với việc sử dụng triển của từng HVBH việc sử dụng các công cụ hỗ trợ quá các công cụ hỗ trợ quá trình của từng NL thành phần trình luyện tập phát triển và đánh giá luyện tập phát triển và đánh của SV sự phát triển của từng NL thành phần giá sự phát triển của từng NL của SV thành phần của SV 16
  19. 3.3. Quy trình, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức kiểm tra – đánh giá NLDHVL cho SV. 3.3.1. Mục tiêu kiểm tra – đánh giá 3.3.2. Hình thức kiểm tra – đánh giá Đánh giá từng NL thành phần trong quá trình luyện tập phát triển từng HVBH thuộc từng NL thành phần và trong quá trình luyện tập phát triển phối hợp các NL thành phần của NLDHVL và thi kết thúc học phần tại trường CĐSP Đánh giá từng NL thành phần trong quá trình luyện tập phát triển thuần thục các NL thành phần của NLDHVL trong thời gian đi kiến tập tại trường THCS – THPT 3.3.3. Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức kiểm tra – đánh giá 3.4. Kết luận chương 3 Dựa trên cơ sở lí luận về NLDH của SVSP vật lí, lí luận phát triển và kiểm tra – đánh giá NLDHVL của SVSP vật lí cũng như dựa vào kết quả điều tra thực trạng ở chương 2, chúng tôi đề xuất được bốn biện pháp sư phạm để phát triển NLDHVL của SVSP vật lí. Đó là: − Biện pháp 1: Hoàn thiện chương trình học phần “Kiến tập sư phạm” (dựa trên cấu trúc NLDHVL đã đề xuất: có lí luận và thực hành; có thiết kế và thực hiện) − Biện pháp 2: Đưa ra qui trình tổ chức luyện tập phát triển NLDHVL theo hình thức DHKH (Blended learning) − Biện pháp 3: Tổ chức luyện tập phát triển NLDHVL theo phương pháp DHVM − Biện pháp 4: Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng công cụ hỗ trợ quá trình luyện tập phát triển NLDHVL và đánh giá Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau thể hiện sự toàn diện. Nếu thiếu một trong bốn biện pháp đều không được. Bởi vi: − Biện pháp 1, 2 và 3 là biện pháp cốt lõi trong việc phát triển NLDHVL cho SV. − Biện pháp 4 là biện pháp hỗ trợ cho ba biên pháp trên. Trong mỗi biện pháp, chúng tôi đã trình bày các biện pháp cụ thể nhằm phát triển NLDH cho SVSP vật lí. Ngoài các biện pháp trên chúng tôi đề xuất quy trình, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức kiểm tra – đánh giá NLDHVL của SV để đánh giá trình độ phát triển NLDHVL của SV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm TNSP được thực hiện nhằm kiểm tra giả thuyết của đề tài. TNSP được tiến hành 2 vòng với hai đối tượng SV năm thứ ba, ngành sư phạm vật lí K2016, Khoa KHTN của trường CĐSP Pạc Sê và SV năm thứ ba, ngành sư phạm vật lí K2017, Khoa KHTN của trường CĐSP Sạ Vẳn Ná Khệt, tỉnh Sạ Vẳn Ná Khệt, từng lớp học gồm 4 nhóm SV, trong đó mỗi nhóm gồm 4 SV có mức độ khác nhau về NL chuyên môn và NLDH như: kém, trung bình, khá và giỏi. 4.2. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm − TNSP vòng 1 được thực hiện tại trường CĐSP Pạc Sê, tỉnh Chăm Pa Sác, nhóm thực nghiệm gồm 16 SV, chia thành 4 nhóm, thời gian bắt đầu từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 năm 2019. − TNSP vòng 2 được thực hiện tại trường CĐSP Sạ Vẳn Ná Khệt, tỉnh Sạ Vẳn Ná Khệt, nhóm thực nghiệm gồm 16 SV, chia thành 4 nhóm, thời gian bắt đầu từ cưới tháng 9 đến cuối tháng 10 năm 2019. 4.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm 17
  20. 4.3.1. Kết quả đánh giá trình độ phát triển NLDHVL của SV trong thực nghiệm vòng thứ nhất Thông qua thực nghiệm sư phạm trong vòng thứ nhất, chúng tôi rút ra kết luận như sau: − Việc xây dựng hồ sơ dạy học giúp SV trải nghiệm những công việc mà GV vật lí THCS – THPT cần phải làm. − Các Rubric, bảng mô tả... đã bước đầu trở thành công cụ định hướng SV trong quá trình học và giúp kiểm tra – đánh giá khách quan. − Về NL thành phần thiết kế KHDHVL: SV thực hiện được đa dạng các KHDHVL (giáo án) đã thiết kế, SV viết được các mục tiêu rõ ràng, xác định rõ mục tiêu của các hoạt động dạy học. − Về việc thực hiện dạy học: SV thực hiện được các hoạt động trong giờ dạy và theo đúng trình tự, thời lượng phân phối phù hợp cho các hoạt động trong giờ học. − Việc sử dụng các Rubric trong việc nhận xét và đánh giá của SV: Vì SV đã thường xuyên trao đổi sử dụng các Rubric để nhận xét, đánh giá các hoạt động học tập cũng như sản phẩm nên SV sử sử dụng được khá tốt, một số SV đã biết sử dụng Rubric để định hướng hoạt động học tập của nhóm mình, bằng chứng là SV đã thiết kế KHDH và thực hiện KHDH dựa trên các tiêu chí mà Rubric đưa ra. Tuy nhiên, thông qua TNSP vòng 1, chúng tôi nhận thấy còn một số hạn chế: − Việc tổ chức luyện tập phát triển NLDHVL cho SV dựa trên các biện pháp đã đề xuất đòi hỏi trao đổi và tương tác giữa GV hướng dẫn và SV, trong khi SV viên thực hiện việc nhóm ở nhà, GV không thể theo dõi, hỗ trợ, trao đổi được hết tất cả các nhóm nên việc theo dõi, hỗ trợ, trao đổi của GV giữa các nhóm còn hạn chế. − Việc tổ chức luyện tập phát triển NLDHVL cho SV trong từng giai đoạn rất mất nhiều thời gian công phu trong khi SV còn phải học nhiều môn học khác. − Mặc dù SV nhận thấy ý nghĩa của việc xây dựng hồ sơ dạy học (bản thiết kế KHDHVL/giáo án, phiếu học tập, phiếu quan sát,...) nhưng đa số SV còn cho rằng ở trường THCS – THPT các giáo viên chỉ cần KHDH thôi, nên chưa tích cực trong công việc này. − Việc kiểm tra – đánh giá của khóa học cũng có nhiều điểm khác biệt với cách kiểm tra đánh giá đang sử dụng phổ biến, SV chưa hiểu rõ việc sử dụng các Rubric và chưa sử dụng được phần mềm phân tích hoạt động dạy học (Anvil) để đánh giá, vì vậy việc sử dụng các Rubric và phần mềm Anvil còn hạn chế. Dưới đây là những đề xuất cho việc cải tiến trong thực nghiệm sư phạm vòng thứ hai để khắc phục các hạn chế trên. − Để tăng cường sự trao đổi giữa GiV và SV và giảm bớt thời gian trong việc thực hiện luyện tập phát triển NLDHVL cho SV, chúng tôi giảm bớt nội dung học phần (đơn vị kiến thức vật lí). − Việc xây dựng hồ sơ dạy học là vấn đề khó khăn cho SV, để SV xây dựng hồ sơ dạy học dễ dàng hơn chúng tôi lựa chọn một hồ sơ dạy học của SV trong đợt TNSP vòng thứ nhất, chỉnh sửa lại thành hồ sơ bài dạy mẫu bổ sung vào tài liệu hướng dẫn kèm file word theo đĩa CD, SV có thể sử dụng để nghiên cứu cách xây dựng hồ sơ dạy học. − Để tạo động lực cho SV tích cực trong việc xây dựng hồ sơ, chúng tôi nhận thấy cần phổ biến cho SV về chuẩn nghề nghiệp giáo viện trung học và cách đánh giá giá giáo viên theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Thể thao sẽ thực hiện, đồng thời chỉ rõ chuẩn này theo các Rubric mà chúng tôi đã xây dựng như thế nào. − Để SV biết sử dụng phần mền Anvil trong việc đánh giá NL thành phần thực hiện KHDHVL của SV, chúng tôi tổ chức một buổi hướng dẫn sử dụng phần mềm Anvil này (4 tiết). 4.3.2. Kết quả đánh giá trình độ phát triển NLDHVL của SV trong thực nghiệm vòng thứ hai Diễn biến các buổi học trong quá trình TNSP vòng thứ hai 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2