intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: Trần Văn Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định các dạng hoạt động kết nối tri thức; nghiên cứu việc xây dựng các quy trình để tổ chức cho học sinh luyện tập các dạng hoạt động nêu trên nhằm góp phần phát hiện năng lực tìm tòi trí tuệ của học sinh, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, trong đó vấn đề then chốt là hoạt động kết nối tri thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHAN THANH HẢI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC CÁC TÌNH HUỐNG KẾT NỐI TRI THỨC TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 9140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Đào Tam 2. PGS.TS Cao Thị Hà Phản biện 1: ………………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………………… Phản biện 3: ………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên Vào hồi………giờ….ngày…..tháng….năm……. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên; - Thư viện Trường Đại học Sư phạm.
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 1. Ths. Phan Thanh Hải (2014), "Rèn luyện cho học sinh năng lực kết nối tri thức trong dạy học Hình học ở trường trung học phổ thông", Tạp chí Giáo dục, số 335 (Kỳ I - 6/2014) tr.52-54. 2. GS.TS. Đào Tam, Ths. Phan Thanh Hải (2015), "Khai thác mối liên hệ bên trong giữa các nội dung môn toán nhằm hỗ trợ học sinh trung học phổ thông phát hiện cách giải quyết vấn đề trong toán học", Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 118 (tháng 7/2015) tr.6-11. 3. GS.TS. Đào Tam, Ths. Phan Thanh Hải (2015), "Làm rõ nghĩa của một số kiến thức toán học", Tạp chí của Hội giảng dạy toán học phổ thông - Toán học trong nhà trường, số 3 (Tháng 11/2015) tr.14-15. 4. Ths. Phan Thanh Hải (2016), "Luyện tập cho học sinh hoạt động kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông", Tạp chí Giáo dục, số 381 (Kỳ 1-5/2016) tr.48-52. 5. PGS.TS. Cao Thị Hà, Ths. Phan Thanh Hải (2016), "Vận dụng lý thuyết liên tưởng vào quá trình dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông", Tạp chí khoa học Giáo dục, số 128 (tháng 5/2016) tr.4-17. 6. Ths. Phan Thanh Hải (2018), "Một số biện pháp tổ chức hoạt động kết nối tri thức trong dạy học Hình học nhằm tăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông", Tạp chí Giáo dục, số 435 (Kì I tháng 8/2018) tr.28 - 32.
  4. 1 SƠ ĐỒ LUẬN ÁN GV ĐẶC ĐIỂM DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở HS TRƯỜNG THPT ( Những khó khăn, mâu thuẫn, chướng ngại,…) TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC CỦA GV NL TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG KNTT CÁC NL THÀNH TÌNH HUỐNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC TỐ KNTT TÌNH HUỐNG KNTT CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP CÁC ĐỊNH HƯỚNG CÁC NHÓM BIỆN PHÁP Định Định Định Định Định Định Định Nhóm Nhóm biện hướng hướng hướng hướng hướng hướng hướng biện pháp2 và 1 2 3 4 5 6 7 pháp1 và các biện các biện pháp cụ pháp cụ thể thể THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
  5. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tính cấp thiết phải đổi mới giáo dục - Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nguồn nhân lực đã trở thành lợi thế cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, việc quan tâm đào tạo con người trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các quốc gia, hướng đến phát triển con người toàn diện, có năng lực, năng động và sáng tạo, đặc biệt có khả năng vận dụng tri thức vào cuộc sống, nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong xu thế hội nhập và phát triển của thời đại. Để đáp ứng những nhu cầu đó, việc đầu tư và phát triển giáo dục được các nước ưu tiên hàng đầu, trong đó đổi mới giáo dục là vấn đề cấp bách, nhiều quốc gia đã và đang tiến hành cải cách để hướng tới một nền giáo dục hiện đại. - Xuất phát từ định hướng đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa phổ thông của BGD&ĐT. - Việc đổi mới đòi hỏi công tác BDGV nói chung, GV toán THPT nói riêng phải có những đổi mới trên tất cả các phương diện từ mục tiêu, nội dung, phương thức BD, đến kiểm tra, đánh giá kết quả BD, để cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho GV nhằm giúp GV có NL thích ứng được mọi sự biến đổi. Mặt khác, nhiệm vụ BD và phát triển năng lực dạy học phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và "suốt đời" đối với mỗi GV. 1.2. Trong giáo dục toán học, những nghiên cứu về lĩnh vực kết nối tri thức được thể hiện theo những hướng sau đây Theo PISA, chương trình này quan tâm đến đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ở các lĩnh vực Toán, Khoa học tự nhiên và đọc hiểu. Kết nối tri thức trong các phương pháp dạy học hiện đại chủ yếu theo hướng tiếp cận phát hiện: Theo hướng này học sinh bằng hoạt động trí tuệ của mình tương tác trên các tri thức đã có nhằm khám phá tri thức mới. Đứng từ góc độ hoạt động tư duy có thể xem tri thức đã có là điều kiện của hoạt động tư duy. Tư duy đi từ cái đã biết đến cái cần biết. Quá trình vận động này được sự điều chỉnh bởi hệ thống kiến thức và phương pháp đã có. Tri thức đã có vận dụng để tạo nhu cầu bên trong cho hoạt động phát hiện tri thức mới, nhu cầu này nhằm kích thích tư duy, nhằm gợi
  6. 3 nhu cầu bên trong cho việc mở rộng và phát hiện các vấn đề thông qua các hoạt động phân tích, so sánh, khái quát hóa, tổng hợp. Đề tài của chúng tôi đi vào nghiên cứu việc kết nối tri thức thể hiện trong hoạt động tìm tòi trí tuệ, bao gồm việc xác định, lựa chọn tri thức đã có để phát hiện những mâu thuẫn. Chọn lọc tri thức và kinh nghiệm đã có nhằm điều chỉnh và định hướng hoạt động trí tuệ làm bộc lộ nhiệm vụ nhận thức. 1.3. Những khó khăn về hoạt động kết nối tri thức trong việc dạy học hình học ở trường Trung học phổ thông Hình học là môn học có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần hoàn thiện tri thức toán học phổ thông và phát triển tư duy cho học sinh. Thực tế cho thấy, việc học hình học là một thử thách đối với phần lớn học sinh phổ thông hiện nay. Tâm lý học sinh thường e ngại do tính chất trừu tượng của bộ môn này. Một khó khăn của học sinh trong quá trình học hình học ở trường THPT khi đứng trước một tình huống tri thức mới cần chiếm lĩnh, còn bộc lộ những khó khăn do chưa đủ tri thức phương pháp và tri thức sự vật tương thích để xâm nhập vào tình huống mới nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. Khó khăn trên là do học sinh chưa khai thác được các tri thức trung gian nhờ hoạt động phát triển tri thức đã có trong chương trình sách giáo khoa hình học để kết nối tri thức cần tìm. Tri thức trung gian nhờ hoạt động phát triển tri thức đã có trong chương trình sách giáo khoa hình học Tri thức phương Tình huống tri pháp và tri thức thức mới học sự vật có trong Nhu cầu nhận thức sinh cần chiếm chương trình lĩnh SGK Đối với GV, trong quá trình dạy học hình học, đó là chưa quan tâm nhiều đến việc tổ chức các hoạt động nhằm giúp HS kết nối tri thức toán học với cuộc sống.
  7. 4 Vấn đề đặt ra nghiên cứu của chúng tôi xác định các dạng hoạt động kết nối tri thức; nghiên cứu việc xây dựng các quy trình để tổ chức cho học sinh luyện tập các dạng hoạt động nêu trên nhằm góp phần phát hiện năng lực tìm tòi trí tuệ của học sinh, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, trong đó vấn đề then chốt là hoạt động kết nối tri thức. Vì những lí do nói trên chúng tôi chọn đề tài: Phát triển năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông. 2. Mục đích nghiên cứu Đưa ra quan niệm về năng lực tổ chức các tình huống KNTT, làm rõ vai trò và các thành tố của năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức của GV trong quá trình dạy học hình học ở trường THPT và đề xuất được các biện pháp sư phạm nhằm bồi dưỡng năng lực này cho GV, góp phần nâng cao chất lượng DH hình học ở trường THPT. 3. Giả thuyết khoa học Nếu làm rõ được vai trò, các thành tố của năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức của GV trong quá trình DH Toán và có thể đề xuất được các biện pháp sư phạm để bồi dưỡng năng lực này cho GV thì có thể nâng cao chất lượng DH Toán ở trường phổ thông. 4. Câu hỏi nghiên cứu Việc nghiên cứu luận án nhằm giúp giáo viên giải đáp các câu hỏi sau: 1. Tại sao phải phát triển năng lực tổ chức tình huống dạy học KNTT cho GV trong dạy hình học ở trường THPT? 2. Quan niệm thế nào là hoạt động KNTT trong lĩnh vực tìm tòi trí tuệ và vận dụng tri thức toán học? 3. Hiểu thế nào là tình huống KNTT trong dạy học hình học? 4. Dựa trên cơ sở khoa học nào để xác định các năng lực thành tố của năng lực tổ chức các tình huống KNTT trong lĩnh vực hoạt động tìm tòi trí tuệ và vận dụng tri thức vào thực tiễn? 5. Có những biện pháp nào bồi dưỡng năng lực tổ chức các tình huống KNTT cho GV để từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KNTT của HS trong dạy học hình học ở trường THPT? 5. Đối tƣợng nghiên cứu Xác định các hoạt động kết nối tri thức nhằm tìm tòi kiến thức mới và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Từ đó xác định năng lực tổ
  8. 5 chức các tình huống kết nối tri thức và các biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên NL tổ chức các tình huống KNTT trong dạy học hình học ở trường THPT. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm: 1. Làm sáng tỏ nhu cầu kết nối tri thức trong lĩnh vực tìm tòi trí tuệ nhằm khám phá tri thức mới và vận dụng tri thức vào thực tiễn. 2. Làm sáng tỏ các hoạt động KNTT nhằm tìm tòi trí tuệ và vận dụng tri thức vào thực tiễn của học sinh. 3. Làm sáng tỏ năng lực tổ chức các tình huống KNTT trong dạy học hình học. 4. Đề ra một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tổ chức các tình huống KNTT, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KNTT của HS trong dạy học hình học ở trường THPT. 7. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu lĩnh vực kết nối tri thức trong hoạt động tìm tòi trí tuệ và vận dụng kiến thức vào thực tiễn dựa trên cơ sở khai thác các luận điểm về hoạt động nhận thức trong triết học, tâm lý học hiện đại và các phương pháp dạy học hiện đại thể hiện trong dạy học hình học ở trường THPT. Nghiên cứu một số năng lực tổ chức tình huống kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường THPT. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp điều tra, khảo sát; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 9. Những đóng góp của luận án 9.1. Về mặt lý luận Làm sáng tỏ một số cơ sở khoa học để xác định các hoạt động then chốt của GV gắn với các năng lực thành tố của năng lực tổ chức các tình huống KNTT và đưa ra các biện pháp phát triển năng lực nói trên trong dạy học hình học ở trường THPT. 9.2. Về mặt thực tiễn a. Làm sáng tỏ nhu cầu kết nối tri thức trong lĩnh vực hoạt động tìm tòi trí tuệ để khám phá kiến thức mới và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. b. Đưa ra các biểu hiện về năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường THPT: - Kết nối tri thức nhằm định hướng phát hiện tri thức mới;
  9. 6 - Kết nối tri thức đã học với các mô hình thực tiễn. c. Đưa ra các quy trình tổ chức cho học sinh luyện tập các dạng hoạt động kết nối tri thức nhằm thúc đẩy khả năng tìm tòi trí tuệ của học sinh. d. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức các tình huống KNTT cho GV, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KNTT của HS trong dạy học hình học ở trường THPT. 10. Những luận điểm khoa học để đƣa ra bảo vệ Quan niệm về NL tổ chức tình huống KNTT, vài trò và một số năng lực thành tố của năng lực tổ chức các tình huống KNTT, quy trình thiết kế và tổ chức tình huống KNTT trong dạy học hình học ở trường THPT; Một số khó khăn của GV và HS trong việc tổ chức các tình huống KNTT khi dạy và học hình học ở trường THPT; Các biện pháp sư phạm nhằm bồi dưỡng năng lực tổ chức các tình huống KNTT cho GV, góp phần nâng cao chất lượng DH hình học ở trường THPT. 11. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án trình bày gồm 4 chương: Chương1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2: Thực trạng về năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông. Chương 3: Một số biện pháp góp phần phát triển năng lực tổ chức tình huống kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông. Chương 4: Thực nghiệm sư phạm. Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong chương này, chúng tôi đưa ra một số quan niệm về kết nối tri thức, hoạt động kết nối tri thức, cũng như cách thức tổ chức các tình huống kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường THPT. 1.1. Lịch sử các vấn đề nghiên cứu liên quan Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án: Nghiên cứu về “Principles and Standards for School Mathermatics” của “The National Council of Teachers of Mathematics, U.S.A” ; V. A. Kruchetxki với công đã đề cập đến vấn đề phân tích cấu trúc NL toán học của HS theo quan điểm lý thuyết thông tin bao gồm về mặt thu nhận và biến đổi thông tin toán học nhằm giúp học sinh huy động kiến thức, phát hiện kiến thức mới; Các công trình của G. Polya được
  10. 7 đúc kết trong; M.Crugliac; Núria Sabaté Quirós với công trình “Kết nối toán học và thế giới thực”; Tác giả June Ellis quan tâm đến thiết kế tình huống kết nối kiến thức toán học cho học sinh; Tác giả Kemal Özgen thuộc đại học Dicle, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhấn mạnh vai trò của KNTT trong dạy và nghiên cứu toán; Tác giả Michael J. Bossé, đã quan tâm KNTT toán học với các lĩnh vực khác nhau trong dạy học toán phổ thông và đề cập đến các nguyên tắc và tiêu chuẩn thúc đẩy mở rộng sự hiểu biết toán học của học sinh thông qua các kết nối cả bên trong và bên ngoài toán học; Jane M. Wilburne, trong “Connecting Mathematics and Literature” đề cập đến việc kết nối toán học với văn học; Ban nghiên cứu giáo dục khoa học toán học, Washington, Hoa Kỳ trong “ High School Mathematics at Work”; Tác giả Cinzia Bonotto trong công trình nghiên cứu “How to Connect School Mathematics with Students' Out-of-School Knowledge”; Theo “The New Zealand Curriculum “Tăng cường các kết nối giữa kinh nghiệm sẵn có của học sinh với kiến thức đang học”; Tác giả Daniel J. Brahier, Teaching Secondary and Middle School ; Ngoài ra, có một số nghiên cứu quan tâm đến việc kết nối tri thức với cuộc sống, như Burkhardt trong “The Real World and Mathematics. Ở trong nƣớc, có một số tác giả nghiên cứu liên quan đến KNTT: Đào Tam; Trần Kiều và các cộng sự đã chỉ ra các NL cần hình thành và phát triển cho người học qua dạy học môn toán ở trường phổ thông Việt Nam: NL tư duy; NL thu nhận và chế biến thông tin;... Tác giả Nguyễn Danh Nam; Đỗ Thị Thanh đã nêu lên hai phương diện kết nối tri thức HH với các tình huống thực tiễn. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập đến việc KNTT toán học cho HS nhằm phát hiện kiến thức mới, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào quan tâm và đưa ra một cách đầy đủ quan niệm về KNTT cũng như bồi dưỡng năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức trong dạy học Hình học ở trường THPT. 1.2. Các thuật ngữ và khái niệm cơ bản 1. Năng lực tổ chức Năng lực tổ chức là tổ hợp các đặc điểm tâm lý cá nhân của con người nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động tổ chức (như thiết lập, sắp xếp, vận hành, tác động đến tình cảm, tâm lý, nhu cầu... của con người) và quyết định sự thành công của hoạt động ấy.
  11. 8 2. Tìm tòi trí tuệ Tìm tòi trí tuệ là hoạt động của học sinh hướng suy nghĩ của mình vào đối tượng đang tìm hiểu; họ có nhu cầu tìm hiểu bên trong do chính đối tượng gây nên, hướng họ vào hoạt động tích cực nghiên cứu phân tích đối tượng để tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh tiếp thu tri thức không phải trực tiếp qua truyền đạt giản đơn mà thông qua con đường vòng nhờ những hành động trí tuệ và thao tác tư duy cần thiết, được điều chỉnh bởi tri thức và kinh nghiệm đã có nhằm tìm ra điều chưa biết. 3. Cấu trúc của hoạt động tìm tòi trí tuệ Theo M. Crugliac , khi bàn về tri thức và tư duy đã đề cập tới cấu trúc của HĐ tìm tòi trí tuệ: HĐ tìm tòi trí tuệ có cấu trúc bao gồm ba thành phần cơ bản sau đây: - Phát hiện mâu thuẫn, không trùng hợp, không ăn khớp giữa thông tin mới trong các tình huống mới với mô hình của đối tượng mà chúng ta đã hình thành được trên cơ sở của những tri thức đã lĩnh hội. Những mâu thuẫn nói ở trên sẽ nảy sinh một tình huống có vấn đề. Điều này sẽ tăng cường HĐ trí tuệ nhằm tìm cách giải quyết vấn đề đặt ra. - Phân tích tình huống có vấn đề và hình thành nhiệm vụ nhận thức. Hoàn cảnh có vấn đề được tách ra thành điều cho biết, điều đã biết, điều cần tìm, điều chưa biết. Nó dẫn đến chỗ đặt ra và nêu lên một nhiệm vụ nhận thức: Chúng ta cần tìm hiểu điều gì? - Vấn đề tồn tại trong HĐ tìm tòi trí tuệ được triển khai thành những vấn đề nhỏ. Những vấn đề nhỏ thực hiện chức năng gợi mở. Chúng nảy sinh ra trong sự vận động của tư tưởng đang nghiên cứu và hướng vào việc tìm tòi phân tích sự kiện còn thiếu để giải quyết vấn đề tồn tại. 1.3. Một số quan điểm về hoạt động kết nối tri thức trong dạy học toán 1.3.1. Kết nối tri thức theo quan điểm triết học Triết học duy vật biện chứng khẳng định mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều nằm trong mối liên hệ phổ biến, không có sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách biệt lập mà chúng tác động đến nhau ràng buộc quyết định và chuyển hoá lẫn nhau. Nghiên cứu mối liên hệ này giúp chúng ta vận dụng tốt hơn trong quá trình dạy học và đưa ra những giải pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu toán học.
  12. 9 Có thể rút ra được ý nghĩa về phương pháp luận nhận thức nói chung và nhận thức toán học nói riêng đó là trong nhận thức và hoạt động phải xem xét sự vật trong tính toàn vẹn của nhiều mối liên hệ, nhiều mặt, nhiều yếu tố vốn có của nó kể cả các quá trình, các giai đoạn phát triển của sự vật cả trong quá khứ hiện tại và tương lai. Có như vậy mới nắm được thực chất của sự vật. Trong dạy học toán, khai thác các mối liên hệ nêu trên sẽ góp phần huy động đúng đắn và lựa chọn hợp lí tổ hợp kiến các tri thức đã có nhằm giải thích các đối tượng mới, hiện tượng mới. Nói cách khác, quan điểm trên giúp định hướng khả năng KNTT đã có với tri thức mới cần tìm. Trong luận án này, chúng tôi quan tâm khai thác các mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, bao gồm: Mối liên hệ giữa các chương mục khác nhau của bộ môn hình học, liên hệ giữa phân môn hình học với các phân môn khác của môn toán, liên hệ giữa hình học với các môn học khác, đặc biệt là mối liên hệ giữa hình học với thực tiễn, nhằm phát hiện và chiếm lĩnh các kiến thức trong nội bộ môn toán, kết nối tri thức toán học với cuộc sống. 1.3.2. Kết nối tri thức theo quan điểm tâm lý học Nghiên cứu kết nối tri thức theo quan điểm tâm lý học qua ba bình diện sau: 1.3.2.1. Thuyết liên tưởng và việc vận dụng vào hoạt động kết nối tri thức trong dạy học toán Năng lực liên tưởng và huy động kiến thức có vai trò quan trọng trong tiến trình nhận thức và phát triển trí tuệ của học sinh. Nếu người học không có năng lực này thì khả năng giải quyết vấn đề sẽ bị hạn chế, cách nhìn về toán học sẽ cục bộ, rời rạc. Tuy nhiên, đứng trước một vấn đề cụ thể, không phải lúc nào mọi sự liên tưởng và huy động đều có ích cho việc giải quyết vấn đề. Cần chọn lọc thông qua phép thử sai để tiến tới một sự liên tưởng và huy động phù hợp nhất. 1.3.2.2. Xem xét việc kết nối tri thức theo quan điểm tâm lý học hoạt động Theo Nguyễn Bá Kim: tri thức vừa là điều kiện vừa là kết quả của hoạt động. Ta có hiểu nhận định này theo nghĩa tri thức đóng vai trò là yếu tố để điều chỉnh và định hướng hoạt động. Hoạt động ở đây được bộc lộ chủ yếu là hoạt động của chủ thể xâm nhập vào đối tượng để làm bộc lộ đối tượng đó. Đối tượng hoạt động trong dạy học toán là các mối liên hệ toán học, các quy luật toán học. Như vậy hoạt động
  13. 10 tạo ra những sản phẩm đó là các tri thức mới, bao gồm các đối tượng toán học mới, các quy luật toán học mới đối với học sinh. Như vậy quy luật hoạt động của chủ thể là nhân tố kết nối tri thức đã có với tri thức cần tìm. Trong luận án này quan tâm xem xét các tri thức cần thiết cho hoạt động nhằm để chủ thể xâm nhập vào đối tượng tìm kiếm tri thức mới. 1.3.3. Kết nối tri thức theo quan điểm của lý luận dạy học Trong phần này chúng tôi trình bày một số tư tưởng nổi bật về các hoạt động kết nối tri thức được thể hiện trong một số lý thuyết và phương pháp dạy học hiện đại như: Dạy học theo quan điểm hoạt động, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học khám phá, dạy học kiến tạo, dạy học sinh cách khảo sát toán, Kết nối tri thức theo quan niệm của Polya. 1.3.4. Một số quan điểm về kết nối tri thức và các vấn đề liên quan 1.3.4.1. Quan niệm về kết nối tri thức Trên cơ sở phân tích các quan điểm triết học, tâm lý học,...về hoạt động kết nối tri thức, trong luận án này chúng tôi quan niệm: Kết nối tri thức đã có với tri thức mới cần phát hiện trong quá trình tìm tòi trí tuệ là việc chọn lọc có tính quy luật các tri thức đã có và tổ chức chúng với tư cách để dự đoán các vấn đề, vận dụng chúng để lập luận làm sáng tỏ nhiệm vụ nhận thức thông qua các tình huống khám phá tri thức mới hay vận dụng tri thức toán học vào thực tiễn. Như vậy, kết nối tri thức đòi hỏi tìm ra được hệ thống các tri thức đã có liên hệ phụ thuộc lẫn nhau được lựa chọn theo một trình tự để định hướng, điều chỉnh quá trình lập luận phát hiện tri thức mới. Trong thực tiễn dạy học toán việc xác định mối liên hệ giữa tri thức đã có và tri thức cần tìm không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận thấy ngay, nhiều khi xuất hiện các hố ngăn cách, xuất hiện các mâu thuẫn và các chướng ngại đòi hỏi học sinh phải biến đổi các tình huống tri thức mới về dạng dễ dàng xác định các mối liên hệ tri thức đã có với tri thức cần tìm. 1.3.4.2. Quan niệm về hoạt động kết nối tri thức Hoạt động KNTT là những hoạt động của học sinh tìm kiếm các tri thức gốc, các tri thức trung gian được kết nối thành một hệ thống theo các mối liên hệ nhân quả, liên hệ phụ thuộc, nhằm định hướng điều chỉnh hoạt động của chủ thể xâm nhập vào đối tượng,
  14. 11 xâm nhập vào vấn đề, sáng tỏ nhiệm vụ nhận thức, để từ đó chiếm lĩnh tri thức mới trong toán học cũng như trong thực tiễn. 1.3.4.3. Một số hoạt động thành phần của hoạt động KNTT Trên cơ sở phân tích các quan điểm triết học, tâm lý học, các phương pháp dạy học hiện đại về hoạt động kết nối tri thức và khai thác cấu trúc của hoạt động tìm tòi trí tuệ, chúng tôi đưa ra một số hoạt động thành phần của hoạt động kết nối tri thức trong lĩnh vực tìm tòi trí tuệ nhằm phát hiện và chiếm lĩnh các kiến thức mới sau đây: 1. Hoạt động xác định mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ nhận thức với tri thức và kinh nghiệm đã có khi tương tác với tình huống tri thức mới. 2. Hoạt động biến đổi thông tin, biến đổi đối tượng, điều ứng theo nhiều cách khác nhau nhằm giúp chủ thể huy động các nhóm kiến thức đã có theo nhiều hướng khác nhau để cùng giải quyết một vấn đề. 3. Hoạt động chuyển hóa các bài tập sách giáo khoa thành các bài toán mở để phát hiện các bài toán mới. 4. Hoạt động xác định các tri thức gốc để làm sáng tỏ quan hệ nhân quả giữa tri thức đã biết và tri thức cần tìm. 5. Khảo sát các mô hình thực tiễn, các tình huống thực tiễn nhằm khắc sâu vai trò ứng dụng tri thức toán học. (Kết nối tri thức toán học với thực tiễn) 1.3.6. Mối liên hệ giữa tư duy và hoạt động kết nối tri thức, vai trò của mối liên hệ này trong dạy học toán Khi xét về mối liên hệ giữa tri thức và tư duy M.Crugliac đã nhấn mạnh vai trò của tư duy trong việc kết nối tri thức đã có với tri thức mới cần tìm, tác giả cho rằng: “Dựa vào cái đã biết và nhờ tư duy học sinh suy ra được tri thức mới”. Tri thức và tư duy gắn bó với nhau như là sản phẩm đi đôi với quá trình. Lĩnh hội tri thức về một đối tượng nào đó thì đấy là sản phẩm, là kết quả của quá trình triển khai logic của hiện tượng ấy trong tư duy. Tri thức được bộc lộ ra và hình thành trong tư duy. Mặc khác, những tri thức đã lĩnh hội được lại tham gia vào quá trình tư duy như là một yếu tố của tư duy để tiếp thu những tri thức mới khác. Như vậy, tư duy đi từ hệ thống tri thức đã biết đến các tri thức mới cần tìm. Nói cách khác, tư duy đã kết nối hệ thống tri thức đã biết đến các tri thức cần biết. Trong dạy học toán ở trường THPT, việc quan tâm rèn luyện cho HS hoạt động KNTT sẽ góp phần phát triển, khắc sâu cho HS
  15. 12 khả năng tư duy logic, tư duy biện chứng và ngược lại sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình KNTT. 1.3.7. Tình huống KNTT Trong luận án này, chúng tôi quan niệm tình huống kết nối tri thức là tình huống dạy học do giáo viên đề xuất nhằm tạo ra nhiệm vụ nhận thức, tạo các nhu cầu bên trong để học sinh tiến hành các hoạt động KNTT nhằm phát hiện các tri thức mới. Quy trình thiết kế và tổ chức các tình huống KNTT trong dạy học hình học ở trường THPT được tiến hành theo các bước sau: Bước 1. Xác định mục tiêu dạy học, xác định nội dung kiến thức cần truyền đạt, xác định mức độ yêu cầu đối với trình độ học sinh. Bước 2. GV đặt tri thức cần dạy vào một tình huống thiết kế để HS khám phá, phát hiện tri thức mới (Tình huống phải chứa đựng một nhiệm vụ nhận thức: những mâu thuẫn, chướng ngại, khó khăn có thể lấy từ nội bộ toán học hoặc trong thực tiễn). Bước 3. Tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm, tương tác với các tình huống nhằm phát hiện, dự đoán, đề xuất giả thuyết về các quy luật hoặc phát hiện hướng giải quyết vấn đề nhờ sử dụng quan hệ nhân quả. Bước 4. Tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm để kiểm định giả thuyết, phán đoán, thực hiện các bước lập luận để giải quyết vấn đề, khẳng định kiến thức mới. Bước 5. Giáo viên đánh giá, nhận xét và kết luận các tri thức mới học sinh khám phá được, gợi ý khai thác các tri thức mới khác. 1.3.8. Năng lực tổ chức tình huống kết nối tri thức 1.3.8.1. Năng lực tổ chức tình huống KNTT Năng lực tổ chức tình huống KNTT là khả năng thiết kế và sử dụng các tình huống nhằm điều khiển học sinh tiến hành các hoạt động thành phần của hoạt động KNTT một cách có hiệu quả trong tiến trình lĩnh hội tri thức mới. 1.3.8.2. Một số năng lực thành tố của năng lực tổ chức tình huống kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường THPT Việc đưa ra các năng lực thành tố của năng lực tổ chức tình huống KNTT được dựa trên một số cơ sở sau: - Cơ sở lý luận hoạt động dạy và hoạt động học của các tác giả: Leontiev, Vưghotxky, Nguyễn Bá Kim, Đào Tam [81, tr.33],… - Quan niệm lĩnh hội tri thức về một đối tượng
  16. 13 - Lý luận về hoạt động nhận thức và cách thức tổ chức hoạt động nhận thức - Cơ sở quan niệm về KNTT, lý luận về hoạt động kết nối tri thức trong dạy học toán và hoạt động thành phần của hoạt động KNTT, quy trình tổ chức các hoạt động KNTT, quan niệm về NL tổ chức tình huống KNTT trong dạy học hình học ở trường THPT, hoạt động KNTT toán học với thực tiễn. Một số năng lực thành tố của năng lực tổ chức các tình huống KNTT thức trong dạy học hình học ở trường THPT: 1. Năng lực nắm vững lý luận và thực tiễn về hoạt động dạy và hoạt động học 2. Năng lực chuyển giao nhiệm vụ nhận thức cho học sinh 3. Năng lực định hướng cho HS phát hiện các tiền đề nhờ sử dụng các mối liên hệ nhân quả 4. Năng lực định hướng cho HS biến đổi vấn đề, biến đổi đối tượng nhằm đưa vấn đề cần giải quyết về vấn đề quen thuộc. 5. Năng lực nghiên cứu SGK theo hướng mở rộng, phát triển tri thức thông qua các hoạt động tương tự hóa, khái quát hóa, mở rộng không gian trong dạy học hình học ở trường THPT. 6. Năng lực điều khiển các hoạt động trải nghiệm về KNTT của học sinh. 7. Năng lực mô hình hóa. 8. Năng lực đánh giá, thể chế hóa kiến thức của học sinh. 1.3. Kết luận chƣơng 1 Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích một số cơ sở lý luận về Tâm lý học, Triết học, lý thuyết hoạt động, các phương pháp dạy học hiện đại, luận án đã làm rõ các quan niệm về kết nối tri thức, hoạt động kết nối tri thức, tình huống kết nối tri thức và trên cơ sở phân tích khoa học luận của hoạt động kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường THPT chúng tôi đã đưa ra các hoạt động thành phần của hoạt động KNTT trong lĩnh vực tìm tòi trí tuệ. Việc luyện tập các hoạt động thành phần sẽ góp phần phát triển tư duy logic và tư duy biện chứng, năng lực phát hiện và GQVĐ, năng lực kết nối toán học với thực tiễn. Các năng lực này thuộc cùng năng lực phát triển tư duy theo tinh thần đổi mới giáo dục toán học hiện nay. Từ cơ sở lý luận về hoạt động dạy và hoạt động học, lý luận hoạt động nhận thức và lý luận về hoạt động kết nối tri thức trong
  17. 14 dạy học toán chúng tôi đã đưa ra quy trình thiết kế và tổ chức các tình huống KNTT trong dạy học hình học ở trường THPT. Đặc biệt trong chương này, từ những cơ sở lý thuyết ở trên chúng tôi đã đưa ra một số năng lực thành tố của năng lực tổ chức các tình huống KNTT trong dạy học hình học ở trường THPT. Những vấn đề lý luận được nghiên cứu và phân tích trên đây là cơ sở hết sức quan trọng nhằm định hướng cho chúng tôi chuẩn bị việc điều tra, khảo sát giáo viên và học sinh, để từ đó đánh giá thực trạng về năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức cho học sinh trong dạy học hình học ở trường THPT thực hiện trong chương 2 và đây cũng là cơ sở để chúng tôi đưa ra một số biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực tổ chức các tình huống KNTT cho GV, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KNTT của HS trong dạy học hình học ở trường THPT được đề xuất ở chương 3. Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC TỔ CHỨC CÁC TÌNH HUỐNG KẾT NỐI TRI THỨC TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRƯỜNG THPT 2.1. Mục đích khảo sát - Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc tổ chức các tình huống kết nối tri thức cho học sinh trong dạy học hình học ở trường THPT. - Thăm dò thực trạng dạy học theo hướng phát triển năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức cho học sinh trong dạy học hình học ở trường THPT. - Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về các dạng hoạt động kết nối tri thức trong tiến trình tìm tòi trí tuệ các tri thức mới và vận dụng tri thức vào thực tiễn. - Tìm hiểu những khó khăn của học sinh biểu hiện trong hoạt động kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường THPT. - Làm sáng tỏ ưu, nhược điểm của học sinh và giáo viên trong dạy học toán theo hướng phát triển năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức cho học sinh trong trong dạy học hình học ở trường THPT. Kết quả khảo sát, đánh giá thu được là cơ sở để đề xuất các biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức cho học sinh trong dạy học hình học ở trường THPT.
  18. 15 2.2. Đối tƣợng khảo sát 2.2.1. Đối với giáo viên - Tiến hành khảo sát 124 giáo viên của 14 trường THPT thuộc các tỉnh, thành phố: Đắk Nông, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Quảng Nam, TP Nha Trang, TP Đà Nẵng, Bình Định, Lâm Đồng, Bình Phước. 2.2.2. Đối với học sinh - Tiến hành khảo sát 1554 học sinh của 12 trường THPT thuộc các tỉnh, thành phố: Đắk Nông, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Quảng Nam, TP Nha Trang, TP Đà Nẵng, Bình Định, Lâm Đồng, Bình Phước. 2.3. Nội dung khảo sát 2.3.1. Đối với giáo viên Chúng tôi dự giờ và phân tích một số bài soạn của GV, thăm dò ý kiến thông qua 36 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, chủ yếu tập trung đánh giá vào sự nhận thức và hiểu biết của giáo viên về kết nối tri thức, việc khai thác các hoạt động kết nối tri thức và tổ chức các tình huống kết nối tri thức cho học sinh trong dạy học hình học. 2.3.2. Đối với học sinh Nội dung được thể hiện trong 6 phiếu khảo sát dưới dạng bài tập tự luận, trong đó mỗi khối lớp gồm 2 phiếu, mỗi phiếu gồm 3 câu hỏi. Chúng tôi tập trung vào việc đánh giá khả năng huy động kiến thức và kinh nghiệm đã có, khả năng xác định các tri thức then chốt của học sinh trong việc giải quyết vấn đề, tìm kiếm tri thức mới, đồng thời nhận thấy nhu cầu cần thiết phải huy động kiến thức để khắc phục mâu thuẫn, khắc phục khó khăn khi tri thức và kinh nghiệm đã có không đủ để giải quyết vấn đề. 2.4. Công cụ khảo sát Xây dựng hệ thống câu hỏi tự luận, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để thăm dò sự quan tâm của giáo viên trong việc tổ chức các tình huống KNTT cho học sinh cũng như sự hiểu biết của GV về KNTT trong dạy học hình học; Chọn lọc bài tập để kiểm tra học sinh nhằm đánh giá khả năng kết nối tri thức trong quá trình học hình học, từ đó rút ra những ưu điểm và nhược điểm của học sinh; Chọn lọc một số giờ dạy để dự giờ nhằm đánh giá khả năng tổ chức các tình huống KNTT cho học sinh trong quá trình dạy học hình học. - Trao đổi với các chuyên gia, giáo viên có kinh nghiệm. 2.5. Tổ chức khảo sát - Chúng tôi chọn một số trường trung học phổ thông ở một số tỉnh và ở các vùng miền khác nhau.
  19. 16 - Tiến hành khảo sát và dự giờ, phỏng vấn giáo viên. - Hướng dẫn và tiến hành khảo sát học sinh. - Thu thập phiếu khảo sát và tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả. 2.6. Đánh giá thực trạng 2.6.1. Đối với giáo viên 2.6.1.1. Đánh giá thông qua việc dự giờ và phân tích bài soạn của giáo viên 2.6.1.2. Đánh giá thông qua kết quả trả lời hệ thống câu hỏi khảo sát Đánh giá chung về ƣu điểm và hạn chế: Trong quá trình dạy học hình học GV đã quan tâm một số hoạt động KNTT, tuy nhiên một số hoạt động khác như để giúp HS biến đổi thông tin theo nhiều cách khác nhau, nhằm lựa chọn thông tin thích hợp để giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn thì GV chưa vận dụng một cách phổ biến. Bởi nếu biến đổi thông tin theo nhiều cách khác nhau sẽ tạo cho học sinh có cơ hội lựa chọn hệ thống tri thức đã có một cách phù hợp và định hướng giải quyết vấn đề đúng đắn hơn. Một thực trạng cho thấy hiện nay, do ảnh hưởng hình thức thi môn toán trong kỳ thi THPT quốc gia là thi dưới hình thức trắc nghiệm, dẫn đến GV chủ yếu tập trung luyện tập cho HS nhận dạng trả lời bài tập, các kỹ thuật giải bài tập dưới dạng trắc nghiệm, làm sao cho nhanh và hiệu quả nhất, ít quan tâm việc tổ chức cho HS phân tích, biến đổi thông tin, biến đổi đối tượng để huy động kiến thức, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều hướng khác nhau, lựa chọn phương án giải quyết hiệu quả nhất. 2.6.4. Đối với học sinh Sau khi tiến hành khảo sát 1554 HS và chọn dự giờ một số tiết dạy hình học của GV, chúng tôi nhận thấy trong quá trình học hình học học sinh còn một số điểm yếu: như khi đứng trước một tình huống tri thức mới cần chiếm lĩnh, học sinh còn bộc lộ những khó khăn do chưa đủ tri thức phương pháp và tri thức sự vật tương thích để xâm nhập vào tình huống mới nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. Khó khăn trên là do học sinh chưa khai thác được các tri thức trung gian nhờ hoạt động phát triển tri thức đã có trong chương trình sách giáo khoa hình học để kết nối tri thức cần tìm. Trong HĐ biến đổi đối tượng: HS còn hạn chế trong tiến trình tư duy làm bộc lộ đối tượng của HĐ (các khái niệm toán học, các quy luật về mối liên hệ giữa các đối tượng toán học, các quan hệ giữa chúng).
  20. 17 Một khó khăn quan trọng khác của HS là không nắm được tri thức HH một cách đầy đủ, đặc biệt là không nắm được ý nghĩa thực tiễn của các tri thức HH. Từ đó HS khó kết nối tri thức HH với cuộc sống. Đây là một hạn chế mà trong đổi mới giáo dục toán học ở trong nước và trên thế giới đang quan tâm khắc phục. 2.7. Kết luận chƣơng 2 Qua quá trình điều tra và khảo sát thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, phỏng vấn trực tiếp GV và tìm hiểu một số giờ dạy chúng tôi đã phân tích kết quả, đánh giá thực trạng về năng lực tổ chức các tình huống KNTT cho học sinh trong dạy học hình học ở trường THPT hiện nay, thực tế cho thấy việc dạy học hình học ở trường THPT hiện nay học sinh còn thiếu khả năng kết nối các tri thức đã có với tri thức mới cần tìm ẩn chứa trong các tình huống dạy học, mặt khác giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức các tình huống dạy học, bao gồm xây dựng các tình huống dạy học, tổ chức cho học sinh hoạt động để phát hiện khả năng kết nối tri thức nhằm phát hiện vấn đề, cách giải quyết vấn đề trong quá trình tìm tòi trí tuệ. Điều này khẳng định việc dạy học hình học ở trường THPT hiện nay cần quan tâm bồi dưỡng cho GV về năng lực tổ chức các tình huống KNTT cho học sinh. Chƣơng 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC CÁC TÌNH HUỐNG KẾT NỐI TRI THỨC TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRƢỜNG THPT Hoạt động học tập của học sinh luôn chịu sự ảnh hưởng tích cực hoạt động tổ chức dạy học của giáo viên. Vì vậy mục tiêu trong chương này chúng tôi nghiên cứu việc đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển năng lực tổ chức dạy học, năng lực tổ chức các tình huống KNTT cho học sinh trong dạy học hình học ở trường THPT. Đồng thời trong chương này chúng tôi làm sáng tỏ hoạt động tổ chức của GV tạo sự cộng hưởng tích cực đối với hoạt động KNTT của học sinh trong tiến trình khám phá, tìm tòi tri thức mới, kết nối tri thức toán học với thực tiễn. Sản phẩm chủ yếu của chương này chúng tôi chú trọng việc phát triển song song năng lực tổ chức dạy học của GV và hoạt động KNTT của học sinh. Nói như vậy, có nghĩa là hoạt động KNTT của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2